Kết luận
Thị xã Đông Triều là một vùng đất có tiềm
năng du lịch nổi bật tại tỉnh Quảng Ninh,
Đông Triều hoàn toàn có đủ khả năng để phát
triển mạnh mẽ song song về cả du lịch tự
nhiên, du lịch nhân văn. Chúng có quan hệ
tương hỗ lẫn nhau và là thế mạnh to lớn để du
lịch Đông Triều phát triển mạnh mẽ. Trong
thời gian qua Đông Triều đã đầu tư phát triển
các dự án giao thông vận tải, công nghệ thông
tin liên lạc nhằm mục đích phát triển tiềm năng
du lịch một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, Đông
Triều phải đối mặt với khó khăn về cơ sở hạ
tầng, tiện nghi nơi cơ sở lưu trú cho các du
khách, các điểm và tuyến du lịch còn nghèo
nàn việc khai thác di sản văn hóa vào phát
triển du lịch ở thị xã Đông Triều còn kém.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra
định hướng mới cho du lịch Đông Triều không
chỉ là du lịch tâm linh mà là sự kết hợp giữa du
lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch thể
thao. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm
mục tiêu phát triển du lịch bao gồm:
- Giải pháp về tổ chức quản lý du lịch
- Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu
tư phát triển: đầu tư phát triển: cơ sở lưu trú
(khách sạn, resort), cơ sở vui chơi giải trí du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Giải pháp về sản phẩm
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá
Với những kết quả đạt được, nghiên cứu hy
vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao
hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch thành sản
phẩm du lịch đặc sắc mang đậm nét văn hóa
của thị xã Đông Triều, nâng cao khai thác du
lịch Đông Triều thành sản phẩm du lịch đặc
trưng riêng của tỉnh
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNU Journal of Science and Technology 225(15): 40 - 47
40 Email: jst@tnu.edu.vn
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
Nguyễn Thị Bích Liên*, Chu Thành Huy
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thị xã Đông Triều có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch. Du lịch Đông Triều đã có
những mô hình thành công, hứa hẹn sức phát triển tốt. Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu các nghiên
cứu về hiện trạng phát triển du lịch một cách tổng thể và chi tiết. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tạo
cơ sở khoa học cho địa phương xây dựng định hướng phát triển du lịch tại thị xã Đông Triều. Do
đó, nghiên cứu đã trình bày kết quả khảo sát thực địa tại 3 tuyến: Trung tâm thị xã Đông Triều,
Khu vực làng quê Yên Đức và các khu vực lân cận khác. Tác giả trực tiếp quan sát, phỏng vấn, ghi
âm, chụp ảnh, thu thập số liệu, tài liệu tại địa phương về thực trạng khai thác tài nguyên du lịch,
hiện trạng khai thác tuyến, điểm, sản phẩm và các hoạt động du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật phát
triển du lịch, kết quả hoạt động kinh doanh du lịch. Từ đó, tác giả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu
của du lịch tại thị xã Đồng Triều; định hướng các giải pháp để phát triển du lịch tại địa phương,
nhằm đưa thị xã Đông Triều trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Từ khóa: Tài nguyên du lịch; phát triển du lịch; du lịch; thị xã Đông Triều; tỉnh Quảng Ninh.
Ngày nhận bài: 01/8/2020; Ngày hoàn thiện: 08/12/2020; Ngày đăng: 09/12/2020
STUDYING THE SITUATION OF TOURISM DEVELOPMENT
IN DONG TRIEU TOWN, QUANG NINH PROVINCE
Nguyen Thi Bich Lien
*
, Chu Thanh Huy
TNU - University of Sciences
ABSTRACT
Dong Trieu town has many potential advantages for tourism development. Dong Trieu tourism has
had successful models, promising good development. However, currently there is a lack of
research on the current status of tourism development in a comprehensive and detailed way.
Therefore, this study aims to create a scientific basis for the locality to develop a tourism
development orientation in Dong Trieu town. Therefore, the study presented field survey results at
3 routes: Dong Trieu town center, Yen Duc village area and other surrounding areas. Several
methods were applied, including observation, interview, record, photographing and collection of
local data and documents on the current situation of exploitation of tourism resources, current
status of route exploitation, points, products and activities. From there, the strengths and
weaknesses of tourism in Dong Trieu town have been assessed; and thus several solutions to
develop tourism in the locality, in order to make Dong Trieu town an attractive destination for
domestic and international tourists were proposed.
Keywords: Travel resources; tourism development; travel; Dong Trieu town; Quang Ninh province
Received: 01/8/2020; Revised: 08/12/2020; Published: 09/12/2020
* Corresponding author. Email: lienntb@tnus.edu.vn
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 41
1. Đặt vấn đề
Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận
như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi
tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã
trở thành một nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về
mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong
những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du
lịch được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Du lịch mang lại lợi ích kinh tế to
lớn, thông qua việc tiêu dùng của du khách
đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu
của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các
hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu
tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến
thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi,
thư giãn
Ngành du lịch của Việt Nam đã có những
bước tiến rõ rệt, đóng góp rất lớn cho kinh tế
đất nước và góp phần không nhỏ trong việc
thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng
Đông Bắc Việt Nam, với tài nguyên du lịch
phong phú đa dạng. Quảng Ninh được ví như
“một Việt Nam thu nhỏ” [1], vì có cả biển,
đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới.
Vậy nên du lịch Quảng Ninh ngày càng phát
triển mạnh mẽ.
Đông Triều là một trong những thị xã thuộc
tỉnh Quảng Ninh, với tiềm năng phát triển du
lịch vượt trội. Đông Triều là vùng đất cổ,
trong quá trình dựng nước và giữ nước đã ghi
đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Dưới
thời nhà Trần, Đông Triều là trung tâm tôn
giáo, phật giáo, trung tâm của chùa - tháp.
Đông Triều còn gồm rất nhiều đền, chùa gắn
liền với lịch sử dựng nước và giữ nước vừa có
ý nghĩa lịch sử và tâm linh rất cao: đền Lê
Chân, đền An Sinh, chùa Ngọa Vân, chùa Hồ
Thiên, Cửa Chúa Năm Phương, lăng mộ các
vua Trần, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trạo Hà,
chùa Cầm[2].
Hiện nay các di tích ở Đông Triều đang được
đầu tư phát triển với tốc độ rất chậm, chưa có
các dự án đầu tư lớn. Đến thời điểm hiện tại
mới tập trung đầu tư các thiết chế văn hóa
như Dự án Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị
xã; Trung tâm Văn hóa Thể thao phường
Xuân Sơn; chưa đầu tư dự án bảo tồn, tôn
tạo nhiều di tích bị bỏ quên, bị xuống cấp
nghiêm trọng. Lượng khách thăm quan còn
hạn chế chủ yếu là khách địa phương và một
phần nhỏ du khách trong tỉnh. Trung bình
lượng khách du lịch đến với Đông Triều đạt
trên 800.000 lượt (năm 2018), 4 tháng đầu
năm 2019, số lượng khách du lịch đến với
Đông Triều đạt 632.027 lượt. Lượng khách
đến tham quan chủ yếu là vào các tháng của
quý 1 và tháng đầu của quý 2, các tháng còn
lại thì lượng khách đến các điểm di tích lịch
sử rất ít, thể hiện rõ nét tính thời vụ trong du
lịch ở thị xã. Phát triển kinh tế chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của thị xã; khu
vực du lịch, dịch vụ tăng trưởng chậm [3].
Bên cạnh đó, người dân thị xã Đông Triều
(Quảng Ninh) hàng ngày phải đối mặt với ô
nhiễm môi trường, hậu quả của việc khai thác
than mang lại; một số nơi, người dân phải
sống hàng ngày trong khí bụi, nước bẩn và
nguy hiểm.... Việc đổi mới mô hình tăng
trưởng phát triển từ “nâu” sang “xanh” cần
được đẩy mạnh.
Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành nghiên cứu
hiện trạng phát triển du lịch tại thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh để góp phần phát
triển du lịch của thị xã và giảm những tác
động của khai thác than đến môi trường.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi ranh
giới hành chính thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du
lịch nhân văn ở thị xã Đông Triều. Các hoạt
động du lịch đang triển khai tại khu vực.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành khảo sát điền dã các điểm du lịch
tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Việc khảo
sát thực địa được lên kế hoạch và phân chia
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 42
thành 3 tuyến: Trung tâm thị xã Đông Triều;
Khu vực làng quê Yên Đức và các khu vực
lân cận khác; trực tiếp quan sát, phỏng vấn,
ghi âm, chụp ảnh, thu thập số liệu, tài liệu tại
địa phương nhằm điều tra tổng hợp về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch của khu vực
và bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông
tin đã thu thập. Đây là phương pháp quan
trọng trong việc thực hiện nghiên cứu, bởi
thông qua các tư liệu thực tế và cụ thể mới
giải quyết tốt được nội dung nghiên cứu đề ra.
2.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng
hợp thông tin
Phương pháp thống kê không chỉ được áp
dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ của
thu thập các tài liệu, các bài báo, các báo cáo,
các nghiên cứu nghiên cứu đã có về khu
vực, mà còn sử dụng trong quá trình phân
tích chọn lọc, xử lý các số liệu phục vụ cho
mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin
luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở
cho việc xử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề
cho nội dung nghiên cứu.
Đối với thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh,
nguồn tài liệu được khai thác từ nhiều nguồn
khác nhau có liên quan đến hoạt động du lịch
của vùng. Đầu tiên là phân tích, tổng hợp
nguồn tư liệu, sau đó so sánh, đối chiếu với
những thông tin thu thập và điều tra, phỏng
vấn tại thực địa. Việc xử lý thông tin tốt sẽ
đảm bảo tính khách quan, chính xác cho các
luận điềm khoa học của nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp đánh giá tổng hợp
Tiến hành đánh giá những thông tin, tư liệu
thu thập được từ đó đưa các kết quả thống kê
chính xác, tìm ra các ưu điểm cần được phát
huy, và những hạn chế cần được khắc phục
hoặc đổi mới.
Các dạng tài nguyên không tồn tại độc lập mà
thường tồn tại, phát triển trên cùng một không
gian, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy,
sau khi điều tra, đánh giá từng loại tài nguyên
du lịch cần tiến hành đánh giá tổng hợp các
loại tài nguyên.
Phương pháp này đòi hỏi phải xem xét tất cả
các yếu tố tự nhiên và nhân văn cùng mối liên
hệ mật thiết của chúng cũng như với con
người thông qua các hoạt động kinh tế.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Hiện trạng hoạt động du lịch tại thị xã
Đông Triều
3.1.1. Hiện trạng khai thác tuyến, điểm
Trên địa bàn thị xã hiện có 121 di tích, gồm
01 Khu Di tích Quốc gia đặc biệt, 7 di tích
cấp Quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh. Trong đó có
45 di tích tổ chức hoạt động lễ và lễ hội hàng
năm đang ngày càng thu hút đông đảo du
khách đến tham quan. Xác định được lợi thế
đó, Đông Triều đã phối hợp với các cấp,
ngành chỉ đạo và đặc biệt tăng cường công tác
huy động xã hội hóa đầu tư xây dựng các dự
án hạ tầng giao thông, kết nối di tích, các
hạng mục công trình tu bổ, tôn tạo các di tích
góp phần phát triển loại hình du lịch tâm linh
trên địa bàn. Với 4 tuyến và 14 điểm du lịch
được tỉnh công nhận trên địa bàn, thị xã Đông
Triều đã tích cực trong công tác chỉ đạo,
quảng bá về các tiềm năng, thế mạnh của địa
phương; chú trọng phát triển các sản phẩm du
lịch của địa phương, mở rộng không gian du
lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du
lịch đến với Đông Triều. Trong đó, du lịch
tâm linh vẫn được xác định là sản phẩm thế
mạnh của thị xã. Du lịch tâm linh khai thác
những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình
diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những
giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với
lịch sử hình thành nhận thức của con người về
thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín
ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt
khác [4]. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch làng
nghề thủ công truyền thống như gốm sứ cũng
được thị xã Đông Triều khai thác triệt để. Các
doanh nghiệp trên địa bàn đã phát huy, tạo ra
dòng gốm sứ mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu;
đồng thời, xây dựng các điểm dừng chân cho
khách du lịch tham quan, góp phần tạo các
tour du lịch tham quan, mua sắm tại Đông
Triều. Không chỉ tập trung cho các sản phẩm
du lịch làng nghề truyền thống, du lịch tâm
linh, Đông Triều đã mở rộng không gian du
lịch, phát triển thêm nhiều loại hình du lịch,
trong đó phải kể đến như du lịch sinh thái, trải
nghiệm. Điển hình như việc đầu tư xây dựng
và khai thác đối với điểm du lịch làng quê
Yên Đức - một trong những mô hình đặc
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 43
trưng của làng quê Việt là một điểm đến hấp
dẫn đối với du khách, đặc biệt là khách du
lịch phương Tây và các em học sinh, sinh
viên có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa
và tham gia trải nghiệm các hoạt động sản
xuất của người dân địa phương [5]. Ngoài ra,
Đông Triều còn có nhiều cảnh quan sinh thái
hấp dẫn du khách với hệ thống vườn, đồi,
sông, hồ Điểm du lịch Hồ Khe Chè đã thu
hút nhiều du khách, đặc biệt là giới trẻ đến
tham quan với các loại hình dịch vụ: nghỉ
dưỡng, dạo bộ, khám phá các cánh rừng, bơi
thuyền ngắm cảnh hồ, câu cá, cắm trại,
thưởng thức các đặc sản ẩm thực của địa
phương Thị xã đang nghiên cứu phát triển
mô hình sản xuất gắn với du lịch, như xây
dựng các tour du lịch tham quan mô hình
trồng trọt, nuôi trồng thủy sản gắn với vùng
sản xuất tập trung; xây dựng sản phẩm nông
nghiệp trở thành sản phẩm du lịch.
3.1.2. Sản phẩm và các hoạt động du lịch
* Sản phẩm du lịch tâm linh
Với lợi thế gồm 121 điểm di tích với 1 khu di
tích cấp quốc gia đặc biệt, 7 di tích cấp quốc
gia và 15 di tích cấp tỉnh, Đông Triều đang
ngày càng thu hút đông đảo du khách đến
tham quan.
* Sản phẩm du lịch tham quan học tập lịch sử
cách mạng
Đông Triều có một hệ thống các di tích lịch
sử - cách mạng, gắn liền với các cuộc kháng
chiến của dân tộc trong thế kỷ 20 như: Đệ tứ
chiến khu - chiến khu Trần Hưng Đạo, chùa
Bắc Mã, di tích chùa Non Đông thuộc cụm di
tích Khu mỏ Mạo Khê, Cụm di tích lịch sử,
văn hoá xã Yên Thọ; Cụm di tích Yên Đức,
trong đó có “hang 73” ghi dấu sự kiện thực
dân Pháp hun lửa làm chết 73 người dân và
chiến sỹ du kích của ta. Bên cạnh việc đáp ứng
nhu cầu tham quan của khách du lịch, những di
tích kể trên còn là được xem những “bảo tàng
ngoài trời” có ý nghĩa quan trọng trong việc
tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách
mạng, yêu nước cho các thế hệ trẻ, học sinh,
sinh viên. Trong những năm gần đây, điểm du
lịch làng quê Yên Đức còn thu hút ngày càng
nhiều đối tượng khách là các em học sinh, sinh
viên có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử đánh giặc
giữ nước của người dân địa phương.
Sản phẩm du lịch này hiện nay chưa được
khai thác nhiều và cũng chưa được đầu tư nên
đường vào các di tích lịch sử còn khó khăn và
cơ sở vật chất phục vụ tại các điểm di tích
cũng chưa được đầu tư, nhiều di tích bị bỏ
quên, bị xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết di
tích cách mạng hiện do các cơ quan, doanh
nghiệp chịu tránh nhiệm bảo tồn gìn giữ chưa
được phát huy hết giá trị, thậm chí một số
đang trong tình trạng bỏ mặc cho mưa nắng
bào mòn.
* Sản phẩm du lịch khai thác từ yếu tố tài
nguyên du lịch văn hóa truyền thống phi vật thể
Cùng với hệ thống các di tích lịch sử - văn
hóa có khả năng thu hút khách du lịch thì
phong tục tập quán ở đây cũng mang những
nét độc đáo nổi bật và khác lạ so với các vùng
khác. Gắn liền với môi trường sống và nghề
nghiệp chính của người dân, các phong tục
tập quán ở đây đều mang bản sắc địa phương.
Đây là những nguồn tài nguyên du lịch được
kết tinh ở dạng phi vật thể khá thu hút khách
du lịch. Thông qua phong tục tập quán của
người dân, khách du lịch sẽ có điều kiện hiểu
rõ hơn về đời sống văn hóa tinh thần, cũng
như những mong ước trong cuộc sống của
người dân ở đây đối với các đối tượng thần
linh. Song, dù các tài nguyên du lịch này có
độc đáo đến như vậy, nhưng sản phẩm du lịch
tham quan phong tục, tập quán ở đây vẫn
chưa có khả năng thu hút khách du lịch đến
và lưu trú lại. Bởi việc khai thác các giá trị tài
nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vào hoạt
động kinh doanh du lịch của tỉnh chưa được
chú trọng nhiều. Hiện nay các sản phẩm du
lịch phong tục tập quán ở tỉnh tuy có những
nét độc đáo nhưng chưa phong phú về số
lượng. Có rất nhiều phong tục độc đáo nhưng
hiện chưa được khôi phục lại và khai thác hết
các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho mục
đích du lịch.
* Sản phẩm du lịch trải nghiệm làng nghề
Đông Triều có các làng nghề gốm sứ nổi
tiếng ở Việt Nam. Sản phẩm làng nghề là kết
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 44
tinh của lao động sáng tạo và văn hóa vùng
đất Đông Triều, việc tạo dáng sản phẩm được
thực hiện với bàn xoay điện đã hỗ trợ và tạo
điều kiện cho người thợ đạt năng suất sản
xuất cao. Đặc biệt, các loại hoa văn, họa tiết
phong phú đa dạng thể hiện dưới lớp men
không những đảm bảo độ bền và an toàn cho
sản phẩm mà còn phản ánh sâu đậm cuộc
sống, con người và thiên nhiên Việt Nam như
tứ quý, sông nước hữu tình Đông Triều còn
nổi tiếng với các đồ gốm sứ có độ tinh xảo
cao như bình hoa, ấm tích, hình thú, tượng
nổi tiếng nhất là bộ “độc ẩm trà” bằng sứ đỏ.
Khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến
bàn tay tài hoa của người nghệ nhân làm ra
những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng được đem
đi bán nhiều nơi trong cả nước và được xuất
khẩu ra nước ngoài. Ngoài ra khách du lịch
còn được tự tay làm ra những sản phẩm theo
những ý tưởng riêng của mình để làm kỷ vật.
Hiện nay hoạt động du lịch tại các làng nghề
truyền thống chưa được khai thác hết giá trị
văn hóa, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh
tại những làng nghề trong vùng và hướng dẫn
viên du lịch chỉ mới dừng lại ở việc đưa
khách tới mua hàng hóa mà chưa đáp ứng
được nhu cầu nâng cao hiểu biết của họ.
3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật
phát triển du lịch
Hệ thống cơ sở vật chất Đông Triều đang
được đầu tư và phát triển, đẩy mạnh sự liên
kết các tuyến đường tạo điều kiện thuận lợi
cho việc di chuyển phát triển du lịch.
Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Đẩy nhanh xây dựng tuyến
đường cao tốc nối Hà Nội với Hạ Long qua
thị xã Đông Triều; cải tạo nâng cao Quốc lộ
18 từ cấp III lên cấp II đặc biệt là các đoạn
đường từ Đông Triều đến Hạ Long, xây dựng
tuyến đường vành đai phía Nam của thị xã;
hoàn thiện tuyến đường nối giữa danh thắng
Yên Tử và khu di tích lịch sử nhà Trần; nâng
cấp tỉnh lộ 332 và 333 lên loại III đến năm
2020; nâng cấp tỉnh lộ 345 lên loại V đến năm
2020, mục tiêu lên loại III năm 2030; Nghiên
cứu đầu tư xây dựng tuyến đường nối quốc lộ
18 trên địa bàn xã Thùy An, qua địa bàn xã
Nguyễn Huệ nối với tỉnh Hải Dương bằng cầu
bắc qua sông Đông Mai và tuyến đường trung
tâm thị xã Đông Triều từ Quốc lộ 18 vào khu
di tích Ngọa Vân.
Thực hiện việc liên kết vùng, thị xã đầu tư
nâng cấp đường giao thông phục vụ phát triển
du lịch như: Tuyến đường hành hương chạy
theo thung lũng và trên triền núi từ kinh đô
phật giáo Thiền phái Trúc lâm Yên Tử (TP.
Uông Bí) sang chùa Hồ Thiên, Ngoạ Vân,
Quỳnh Lâm (Đông Triều) kéo dài lên Chí
Linh (Hải Dương) và con đường Tây Yên Tử
đi sang chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).
- Đường sắt: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành
tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ
Long – Cái Lân để thúc đẩy phát triển kinh tế,
thu hút khách du lịch đến thị xã Đông Triều
và tăng cường hợp tác liên vùng, liên tỉnh.
- Đường thủy: Nâng mực nước tối đa tại Bến
Cân lên 4.000 – 5.000 DWT (tấn); xây dựng
cảng tại khu vực xã Yên Đức, xã Hồng Thái
Tây. Các phương tiện giao thông trên địa bàn
vẫn chưa thực sự chú ý đến khai thác vận
chuyển khách du lịch, toàn tỉnh có 20 xe (từ
16 đến 47 chỗ) được cấp biển đạt chuẩn phục
vụ khách du lịch. Trong đó, 18 xe được cấp là
của Công ty CP Thương mại Du lịch và Vận
chuyển khách Tình Nghĩa và 2 xe là của Công
ty CP Thương mại Dịch vụ và Du lịch Cao
Su, tại thị xã Đông Triều vẫn chưa có phương
tiện nào được cấp biển đạt chuẩn phục vụ
khách du lịch.
Cùng với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu
trú cần phát triển hệ thống các cơ sở vui
chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch
vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hoá,
ngân hàng
Cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ du lịch: Theo
kết quả điều tra của UBND thị xã Đông
Triều, hiện nay trên địa bàn thị xã có khoảng
hơn 300 cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách
sạn đang hoạt động trên địa bàn huyện, tập
trung chủ yếu tại 2 thị trấn Mạo Khê, thị trấn
Đông Triều.
Qua bảng 1 ta có thể thấy giai đoạn 2015 –
2019 là giai đoạn tăng nhanh về số lượng các
doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú.
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 45
Bảng 1. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch
thị xã Đông Triều (2015 – 2019)
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Cơ sở 46 61 76 81 82
Phòng 210 250 272 316 325
Nguồn: [3]
Bảng 2. Hiện trạng chất lượng các cơ sở lưu trú
du lịch thị xã Đông Triều đến năm 2017
STT Các chỉ tiêu chất lượng
(xếp theo hạng sao)
Số
cơ sở
Số
phòng
1 1 – 3 sao 05 43
2 Cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh
doanh
42 169
3 Cơ sở không đạt tiêu
chuẩn kinh doanh
35 113
4 Tổng 82 325
Nguồn: [3]
Nhiều điểm dừng chân trên dọc tuyến đường
18A từ Hà Nội đến Hạ Long đã thu hút được
khách du lịch quốc tế cũng như trong nước
như: Công ty gốm sứ Thành Đồng (Bình
Dương); điểm dừng chân sứ Đông Thành
(Đức Chính); điểm trưng bày sản phẩm dịch
vụ du lịch của tập đoàn Hoàng Hà, Du thuyền
Bảo Ngọc, công ty TNHH Phúc Gia, Xí
nghiệp sứ Đông Triều, công ty gốm sứ Thành
Hữu (Cụm công nghiệp Kim Sơn); Khu vui
chơi giải trí Long Hải, công ty TNHH Quang
Vinh, công ty CP Quang và Mỹ nghệ xuất
khẩu (thị trấn Mạo Khê) Nổi bật trong số
đó là 4 điểm dừng chân của các doanh nghiệp
đã được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ
khách du lịch gồm: điểm Dừng chân Thành
Đồng, Cửa hàng gốm Thành Tâm 668, Cửa
hàng Gốm Thái Sơn 88, Trung tâm OCOP
tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm thu hút số lượng
lớn khách du lịch đến thăm quan, mua sắm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thì cơ sở
lưu trú của du lịch Đông Triều qui mô nhỏ, tỷ
lệ các khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao
còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng kinh
doanh một số cơ sở thiếu tính chuyên nghiệp,
điều này sẽ hạn chế việc thu hút khách của du
lịch Đông Triều.
Chất lượng phục vụ tại các cơ sở kinh doanh
ăn uống, cơ sở lưu trú chưa cao được thể hiện
qua bảng 2, thiếu các hoạt động dịch vụ du
lịch như: phòng lễ tân đón tiếp khách tại các
di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh,
thiếu các cửa hàng bán đồ lưu niệm phục vụ
khách tại các khu di tích, trung tâm vui chơi
giải trí phục vụ khách du lịch. Nhìn chung các
cơ sở phục vụ phát triển du lịch còn rất thiếu
và yếu về đầu tư.
Cơ sở vui chơi, giải trí tại thị xã Đông Triều:
Điển hình như khu vui chơi giải trí Tân Việt
Bắc, công viên nước Hà Lan, công viên Bình
Dương, khu du lịch làng quê Yên Đức, khu
du lịch sinh thái hồ Khe Chè... Cùng với đó,
hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, điểm dừng
chân mua sắm phục vụ khách du lịch trên địa
bàn thị xã cũng đã và đang được đầu tư cơ
bản đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.
3.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch
Trong những năm qua, thị xã Đông Triều
cũng chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phát
triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động
du lịch trên địa bàn, các công trình di tích lịch
sử - văn hóa đã được tôn tạo bằng nhiều
nguồn vốn từ ngân sách, vốn xã hội hóa.
Hiện có khoảng hơn 300 cơ sở kinh doanh
nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thị xã chủ
yếu tập trung tại 2 thị trấn Mạo Khê, thị trấn
Đông Triều, xã Yên Thọ. Nhiều điểm dừng
chân trên dọc tuyến quốc lộ 18A từ Hà Nội
đến Hạ Long đã thu hút được khách du lịch
quốc tế cũng như trong nước.
Mặc dù các đối tượng tham quan của thị xã
Đông Triều là rất hấp dẫn song hầu hết vẫn
chưa được khai thác phục vụ cho hoạt động
du lịch nên lượng khách đến với các điểm
thăm quan là chưa nhiều và chỉ tập trung vào
một số điểm chính như: chùa Quỳnh Lâm,
chùa Hồ Thiên, chùa Mỹ Cụ, đền lăng mộ các
vua Trần... dẫn đến việc doanh thu của ngành
du lịch còn thấp thể hiện qua bảng 3. Lượng
khách tham quan tại các điểm di tích lịch sử
văn hóa trên địa bàn thị xã chủ yếu là vào các
tháng của quý 1 và tháng đầu của quý 2
(tương ứng với các tháng đầu năm theo âm
lịch) được gọi chung là mùa lễ hội còn vào
các tháng còn lại thì lượng khách đến các
điểm di tích lịch sử là rất ít. Điều này thể hiện
rõ nét tính thời vụ trong du lịch của các điểm
di tích lịch sử văn hóa ở thị xã Đông Triều.
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 46
Bảng 3. Lượng khách du lịch đến Đông Triều giai đoạn 2015 – 2019
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tốc độ tăng (%)
Khách du lịch 298.210 358.401 400.492 688.489 850.000 30,2
Khách trong nước 245.435 309.069 340.368 565.44 649.998 56,0
Khách Quốc tế 52.775 49.332 60.124 123.049 200.002 37,0
Doanh thu ngành du lịch 8,2 tỷ 8,8 tỷ 10,1 tỷ 14,5 tỷ 16,8 tỷ 38,0
Số ngày lưu trú bình quân 1 1 1 1 1
Nguồn: [3]
Hình 1. Lượng khách du lịch đến thị xã Đông Triều
Qua hình 1 ta thấy du khách đến với các điểm
di tích của huyện chủ yếu là khách nội địa.
Du khách đến Đông Triều với mục đích cúng
bái, lễ Phật, vãn cảnh chùa, ít có mục đích tìm
hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật
kiến trúc tại đây.
3.2. Các định hướng cơ bản phát triển du
lịch tại thị xã Đông Triều
3.2.1. Định hướng phát triển các điểm du lịch
Hiện tại thị xã Đông Triều có 14 điểm du lịch:
Điểm du lịch Đền An Sinh; điểm du lịch Đền
Thái xã An Sinh); điểm du lịch Chùa Quỳnh
Lâm (xã Tràng An); điểm du lịch Chùa Am
Ngọa Vân; điểm du lịch Chùa Hồ Thiên (xã
Bình Khê); điểm du lịch địa điểm lịch sử
Trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc
Mã), (xã Bình Dương); điểm du lịch Cụm di
tích lịch sử cách mạng khu mỏ than Mạo Khê
(phường Mạo Khê); điểm du lịch Làng quê
Yên Đức (xã Yên Đức); điểm du lịch Hồ Khe
Chè (xã An Sinh); điểm du lịch Công viên Hà
Lan (phường Mạo Khê); điểm du lịch Trung
tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng
Ninh (phường Mạo Khê); điểm du lịch Công
ty Cổ phần Thành Đồng (xã Bình Dương);
điểm du lịch Công ty Cổ phần Thái Sơn 88 (xã
Yên Thọ) và điểm du lịch Chi nhánh Công ty
TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê).
Nhận thấy Đông Triều có nhiều các di chỉ
khảo cổ có giá trị lịch sử, để phát huy cả về
giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử thì Đông
Triều nên xây dựng bảo tàng Đông Triều. Bảo
tàng được xây dựng là nơi quy tụ các sản
phẩm khảo cổ từ thời nhà Trần một triều đại
lớn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch. Bảo
tàng cần xây dựng ở phường Mạo Khê là
trung tâm của thị xã để thu hút cả về khách du
lịch trong vùng và ngoại vùng.
Đông Triều có ngọn núi cao nhất là núi Am
Váp với độ cao 1.031 m thuộc phía Bắc của
thị xã An Sinh, dãy có khung cảnh đẹp đứng
trên dãy có thể nhìn thấy toàn bộ Đông Triều,
điều kiện để phát triển du lịch leo núi, ngắm
thác. Đây là một dãy núi lý tưởng cho các
hoạt động du lịch thể thao.
3.2.2. Định hướng phát triển các tuyến du lịch
Đông Triều có nhiều tiềm năng, thế mạnh để
phát triển du lịch. Đặc biệt phát triển 4 tuyến
du lịch gồm: Tuyến du lịch tâm linh di tích nhà
Trần; tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái;
tuyến du lịch khám phá miền quê Đông Triều;
tuyến du lịch Đệ tứ chiến khu Đông Triều.
Trong các tuyến du lịch trên địa bàn thị xã thì
du lịch tâm linh được chú trọng hàng đầu với
3/4 tuyến du lịch tâm linh hoặc du lịch tâm
linh kết hợp sinh thái, gồm các điểm du lịch là
di tích nằm trong quần thể khu di tích quốc
Nguyễn Thị Bích Liên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 40 - 47
Email: jst@tnu.edu.vn 47
gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều và di tích
gắn với lịch sử Đệ tứ Chiến khu Đông Triều
năm xưa. Đó là “Tuyến du lịch tâm linh di
tích nhà Trần”, với 5 điểm di tích nhà Trần là
chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, đền Thái,
chùa - Am Ngọa Vân và chùa Hồ Thiên. Bên
cạnh đó, “Tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh
thái” có 2 điểm di tích nhà Trần là đền An
Sinh, đền Thái gắn kết với khu du lịch hồ Khe
Chè. “Tuyến du lịch Đệ tứ Chiến khu Đông
Triều” có địa điểm trung tâm chiến khu Đông
Triều (chùa Bắc Mã), đình - chùa Hổ Lao,
đền An Biên, cụm di tích lịch sử cách mạng
mỏ than Mạo Khê gắn với khu chợ Mạo Khê.
Hệ thống di tích nhà Trần tại Đông Triều và
di tích gắn với lịch sử về Đệ tứ Chiến khu
Đông Triều là những “thương hiệu” riêng của
thị xã được nhiều người biết đến, nay đã
được khai thác để phục vụ sự phát triển của
du lịch địa phương.
Tuy nhiên, nếu các tuyến du lịch phần lớn là
du lịch tâm linh sẽ không đáp ứng được hết
nhu cầu về giải trí và trải nghiệm của du
khách, tạo sự nhàm chán cho các du khách, và
không phát huy hết tiềm năng vốn có của
Đông Triều. Từ các phân tích, tổng hợp các
tiềm năng tự nhiên phát hiện các định hướng
mới cho du lịch Đông Triều không chỉ là du
lịch tâm linh mà là sự kết hợp giữa du lịch
tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch thể thao.
Tuyến nội địa:
Tuyến 1: Trung tâm Đông Triều - đền An Biên -
chùa Bắc Mã - Đền Thái - lăng mộ các vua Trần
- chùa Ngọa Vân - Hồ Thiên – chùa Quỳnh
Lâm - Hồ Khe Chè - Làng quê Yên Đức (du
lịch văn hóa kết hợp du lịch sinh thái).
Tuyến 2: Trung tâm Đông Triều – núi Am
Váp – hồ Bến Châu - khu di tích lịch sử cách
mạng Đông Triều (du lịch văn hóa kết hợp du
lịch thể thao).
4. Kết luận
Thị xã Đông Triều là một vùng đất có tiềm
năng du lịch nổi bật tại tỉnh Quảng Ninh,
Đông Triều hoàn toàn có đủ khả năng để phát
triển mạnh mẽ song song về cả du lịch tự
nhiên, du lịch nhân văn. Chúng có quan hệ
tương hỗ lẫn nhau và là thế mạnh to lớn để du
lịch Đông Triều phát triển mạnh mẽ. Trong
thời gian qua Đông Triều đã đầu tư phát triển
các dự án giao thông vận tải, công nghệ thông
tin liên lạc nhằm mục đích phát triển tiềm năng
du lịch một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, Đông
Triều phải đối mặt với khó khăn về cơ sở hạ
tầng, tiện nghi nơi cơ sở lưu trú cho các du
khách, các điểm và tuyến du lịch còn nghèo
nàn việc khai thác di sản văn hóa vào phát
triển du lịch ở thị xã Đông Triều còn kém.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra
định hướng mới cho du lịch Đông Triều không
chỉ là du lịch tâm linh mà là sự kết hợp giữa du
lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch thể
thao. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm
mục tiêu phát triển du lịch bao gồm:
- Giải pháp về tổ chức quản lý du lịch
- Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu
tư phát triển: đầu tư phát triển: cơ sở lưu trú
(khách sạn, resort), cơ sở vui chơi giải trí du
lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Giải pháp về sản phẩm
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá
Với những kết quả đạt được, nghiên cứu hy
vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao
hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch thành sản
phẩm du lịch đặc sắc mang đậm nét văn hóa
của thị xã Đông Triều, nâng cao khai thác du
lịch Đông Triều thành sản phẩm du lịch đặc
trưng riêng của tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. T. H. N. Pham, "Assessing the potential of
spiritual tourism development in Quang Yen
town, Quang Ninh province," TNU Journal of
Science and Technology, vol. 225, no. 07, pp.
208-215, 2020.
[2]. T. A. Tran, Cultural Conduct in Tourism,
Reference Book. National University Publishing
House, Hanoi, 2004, reprint 2010.
[3]. Department of Culture and Information of Dong
Trieu Town, Summary report on Culture and
Information in 2019 and implementation of tasks
in 2020, 2019.
[4]. D. M. Duong, "Spiritual tourism in Vietnam:
theoretical and practical issues," Journal of
Science and Technology, VNU-HCM, vol. 19,
no. X5, pp. 37-45, 2016.
[5]. V. S. Duong, Vietnam Festival in Tourism
Development. Hanoi University of Culture,
Hanoi, 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hien_trang_phat_trien_du_lich_tai_thi_xa_dong_tri.pdf