Nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình rừng trồng phổ biến ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đặt vấn đề Rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu con người biết khai thác, lợi dụng đúng mức. Tuy nhiên, do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản tăng để phát triển kinh tế - xã hội, con người đã khai thác rừng ồ ạt, vượt quá khả năng tự điều khiển của rừng nên cân bằng trong hệ sinh thái bị phá vỡ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Việt Nam cũng đã và đang diễn ra trong tình trạng trên, đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước. Do nhu cầu lâm sản cho tái thiết và phát triển kinh tế - xã hội tăng đã dẫn đến tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1945 đến năm 1995, diện tích rừng bị mất gần 6 triệu ha, đồng thời trữ lượng cũng bị suy giảm nghiêm trọng khả năng bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí) đã xuống dưới ngưỡng cho phép. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá, .) diễn ra th-ờng xuyên với mức độ ngày càng lớn. Đứng trước tình hình trên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã và đang nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề: làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội nhưng không làm suy thoái môi trường sống? Trong sản xuất lâm nghiệp, vấn đề trên được giải quyết bằng các mô hình sản xuất hợp lý, điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế và sinh thái có tầm quan trọng nh- nhau trong kinh doanh rừng. Về kinh tế - xã hội, mô hình sản xuất lâm nghiệp phải đem lại thu nhập về lâm sản cao và ổn định, giải quyết việc làm cho nhân dân địa ph-ơng, đầu t- hợp lý và được người dân chấp nhận. Đồng thời, mô hình cũng có khả năng bảo vệ nguồn nước, duy trì độ phì của đất, bảo vệ đa dạng sinh học. Nh- vậy các vấn đề kinh tế và sinh thái đ-ợc xem xét đồng thời trong mô hình sản xuất, trong đó sự tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường dưới sự điều khiển của con ng-ời, mô hình sản xuất sẽ phát triển và đạt được những mục tiêu người sản xuất đề ra. Xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế là xã miền núi, đây là vùng đầu nguồn của sông Tả Trạch, vì vậy rừng có vai trò rất lớn trong việc hạn chế lũ lụt cho thành phố Huế. Mặt khác 60% diện tích tự nhiên của xã nằm trong v-ờn quốc gia Bạch Mã. Vì vậy, kinh doanh rừng trên địa bàn xã Hương Phú không chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phải phát huy hết vai trò phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học cho vườn quốc gia Bạch Mã nói riêng cũng như cho vùng núi thấp miền Trung Việt Nam nói chung. Từ năm 1992 đến nay, diện tích rừng trồng trên địa bàn xã không ngừng tăng lên do sự đầu tư của các dự án 327, 661, . Cùng với sự tăng lên của diện tích rừng, nhiều mô hình rừng trồng được triển khai vào sản xuất, trong đó có nhiều mô hình thành công nh-ng cũng không ít mô hình đã bị thất bại. Từ thực tế trên, nghiên cứu hiệu quả của các mô hình rừng trồng, đề xuất và nhân rộng các mô hình thành công cùng với các giải pháp nâng cao hiệu quả là một nhu cầu cấp bách của sản xuất, nhằm giảm sức ép về lâm sản lên rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ tính đa dạng của Vườn quốc gia Bạch Mã, nâng cao tính năng phòng hộ nguồn nước, giảm lũ lụt đối với thành phố Huế. Từ yêu cầu của thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình rừng trồng phổ biến ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Luận văn dài 83 trang, chia làm 3 chương

pdf83 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của một số mô hình rừng trồng phổ biến ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa4.PDF