KẾTLUẬN
Từ 8/2009 đến 8/2012, Trung tâm YHHN &
UB, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành xạ phẫu
bằng RGK cho 30 người bệnh glioma thân não,
chúng tôi thu được một số kết luận sau:
Tuổi thấp nhất 4 tuổi, cao nhất 21 tuổi,
tuổi trung bình 14,2 tuổi; chủ yếu ở lứa tuổi từ 5‐
10 chiếm 66,7%. Glioma ở cầu não chiếm 60%,
kích thước khối u trung bình 1,8 ± 0,6cm, liều
trung bình 14 ± 0,2Gy;
KTTB của khối u giảm dần theo thời gian
1,6±0,3cm; 1,2±0,8cm; 0,8±0,1cm tương ứng ở
tháng thứ 6, 12, 24 và bắt đầu tăng trở lại ở tháng
thứ 36 là 0,9 ± 0,4cm.
Thời gian sống thêm trung bình 20 tháng,
tỉ lệ thời gian sống thêm 12 tháng là 83,3%, 24
tháng: 41,67%; 36 tháng: 8,3%. Thời gian sống
thêm trung bình của glioma trung não là 36
tháng, cầu não 16 tháng và hành não 12,5 tháng.
Nhóm có độ mô học thấp (I, II), tỉ lệ %
thời gian sống thêm 12 tháng là 100%, 24 tháng:
100%, 36 tháng: 75%. Thời gian sống thêm trung
bình 36 tháng. Nhóm có độ mô học cao (III, IV),
tỉ lệ % thời gian sống thêm 12 tháng là 72,3%, 24
tháng: 29%, 36 tháng: 0%.
Trong quá trình tiến hành và kết thúc
điều trị không có trường hợp nào tử vong hay có
biến chứng nặng. Như vậy, xạ phẫu bằng RGK
là một phương pháp điều trị glioma thân não an
toàn và hiệu quả, tăng thời gian sống thêm, cải
thiện chất lượng sống cho người bệnh.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả điều trị u thần kinh đệm (Glioma) thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma quay (Rotating Gamma Knife) tại bệnh viện Bạch Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 410
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ U THẦN KINH ĐỆM (GLIOMA)
THÂN NÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ PHẪU DAO GAMMA QUAY
(ROTATING GAMMA KNIFE) TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Quang Hùng*, Mai Trọng Khoa*, Kiều Đình Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị u thần kinh đệm (glioma) thân não bằng phương pháp xạ phẫu dao
gamma quay (Rotating Gamma Knife, RGK).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc trên 30 người bệnh được chẩn đoán u thân
não và điều trị bằng RGK tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (YHHN & UB), Bệnh viện Bạch Mai từ
tháng 08/2009 đến 08/2012.
Kết quả: 30 người bệnh tuổi từ 4‐21, trung bình 14,2 tuổi. Nam/nữ là 1/2. Tỷ lệ u ở não giữa, cầu não và
hành não lần lượt là: 26,7%, 60%, 13,3%, trong đó glioma có độ III, IV chiếm 73,3%, glioma có độ I, II chiếm
26,7%. Kích thước trung bình u giảm dần cho đến cuối tháng 36 thì tăng nhẹ. Thời gian sống thêm trung bình
toàn bộ là 20 tháng. Tỷ lệ sống thêm 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng toàn bộ lần lượt là 83,3%; 41,7%; 8,3%. U
ở trung não và độ mô học thấp có thời gian sống thêm lâu nhất.
Kết luận: Điều trị u thân não bằng RGK có nhiều kết quả khả quan. Tiên lượng điều trị phụ thuộc vào phân
độ và vị trí u trong thân não.
Từ khóa: U thần kinh đệm thân não
ABSTRACT
EVALUATION THE RESULT OF BRAINSTEM GLIOMA PATIENTS BY ROTATING GAMMA KNIFE
(RGK) AT THE NUCLEAR MEDICINE AND ONCOLOGY CENTER, BACH MAI HOSPITAL
Nguyen Quang Hung, Mai Trong Khoa, Kieu Dinh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 410– 416
Aims: To evaluate the effectiveness of RGK in treating brainstem glioma.
Subjects and method: prospective, follow up 50 patients diagnosed with brainstem tumors and treated with
RGK at the Nuclear Medicine and Oncology Center, Bach Mai hospital from August 2009 to August 2012.
Results: 30 patients with age at treatment time range 4‐21, median age was 14.2 years. Male/Femal ratio
was 1/2. Proportion of tumor located in midbrain, pons and medulla oblongata is: 26.7%, 60%, 13.3%
respectively. Low grade and high grade gliomas account for 26.7%, 73.3 %, respectively. Median volume of
tumors decrease gradually and raise from 36 months. Overall median survival time was 20 months. Overall
survival probability 12 month, 24 month, 36 month was 83.8%, 41.67%, 8.3%, respectively. Midbranin and low
grade glioma has best response.
Conclusions: RGK is an effective option for treatment of brainstem glioma. Prognosis depends on grade and
location of tumor in brainstem.
Keyword: Brainstem glioma
* Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả liên lạc:ThS.BS. Nguyễn Quang Hùng; ĐT: 0909572686; Email:nguyenquanghungbvbm2013@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 411
ĐẶT VẤN ĐỀ
U thần kinh đệm (Glioma) ở vị trí thân não
(trung não, cầu não và hành não) chiếm 10‐20%
của tất cả các khối u hệ thần kinh trung ương ở
trẻ em trong khi ít gặp hơn ở người lớn (1‐2%).
Tiên lượng và điều trị phụ thuộc vào bản chất
mô học và vị trí khối u trong thân não(6,7). Các
phương pháp điều trị chủ yếu là: phẫu thuật, xạ
trị, xạ phẫu và hóa chất. Tuy nhiên, phẫu thuật
có nguy cơ tử vong khá cao và cho dù sử dụng
các thiết bị hiện đại ứng dụng trong phẫu thuật
mổ mở thì tỷ lệ cần can thiệp thêm vẫn lên tới
30%.Xạ trị có thể kéo dài thời gian sống thêm
nhưng ảnh hưởng và tác dụng phụ của nó lên
người bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ khá lớn. Các
nghiên cứu về hóa chất vẫn còn hạn chế và chi
phí điều trị khá đắt(2,1).
Cùng với sự xuất hiện của hệ thống xạ
phẫu bằng tia Gamma, đặc biệt là RGK, việc
điều trị cho người bệnh u thân não đã có một
số kết quả khả quan. Khối u có thể được kiểm
soát (giảm kích thước hoặc không phát triển
thêm) và các triệu chứng thần kinh trung ương
được cải thiện(5).
Trung tâm YHHN & UB ‐ Bệnh viện Bạch
Mai đã ứng dụng phương pháp xạ phẫu bằng
RGK để điều trị cho người bệnh bị u não và
bệnh lý sọ não, trong đó có u thân não. Các
nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới vẫn còn
chưa nhiều và ở Việt Nam hiện chưa có nghiên
cứu nào về hiệu quả điều trị glioma thân não
bằng phương pháp xạ phẫu bằng RGK. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục đích:
“Đánh giá hiệu quả điều trị u thần kinh đệm
(glioma) thân não bằng phương pháp xạ phẫu
dao gamma quay tại bệnh viện Bạch Mai”.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
30 người bệnh được chẩn đoán glioma thân
não, có chỉ định xạ phẫu bằng RGK từ tháng
08/2009 đến 08/2012 tại Trung tâm YHHN & UB,
Bệnh viện Bạch Mai.
Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh
+ Người bệnh được chẩn đoán xác định
glioma thân não
+ Kích thước khối u ≤ 3cm
+ Chưa có biểu hiện rối loạn hô hấp, tuần
hoàn và thân nhiệt
+ Không mắc các bệnh cấp, mạn tính khác
kèm theo đe dọa tính mạng
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
+ Bỏ dở điều trị, thất lạc hồ sơ theo dõi
+ Người bệnh tử vong vì lý do ngoài bệnh
glioma thân não
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả có theo dõi dọc
Thiết kế nghiên cứu
30 người bệnh thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn
được thiết kế như sau:
‐ Phân bố tuổi, giới
‐ Phân bố vị trí khối u
‐ Đặc điểm tổn thương: Tính chất, kích thước
khối u.
‐ Liều xạ phẫu
‐ Thay đổi kích thước khối u sau xạ phẫu
‐ Thời gian sống thêm
Đánh giá kết quả nghiên cứu
Đánh giá sự thay đổi kích thước của khối u
theo tiêu chuẩn RECIST (đo đường kính lớn
nhất của khối u trước và sau điều trị theo thời
gian 3, 6, 12, 24, 36 tháng trên phim chụp cộng
hưởng từ (MRI), có tiêm thuốc đối quang từ).
Đánh giá thời gian sống thêm của người
bệnh glioma thân não theo Kaplan‐Meier.
Thiết bị sử dụng và quy trình xạ phẫu
Thiết bị sử dụng:
Hệ thống RGK – ART 6000 do Hoa Kỳ sản
xuất năm 2007 bao gồm:
‐ Hệ thống collimator quay quanh đầu bệnh
nhân.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 412
‐ Hệ thống định vị đầu bệnh nhân tự động
APS (Automatic Positioning Systems)
‐ Hệ thống phần mềm lập kế hoạch AGRS
‐ Hệ thống chụp mô phỏng: cộng hưởng từ
(MRI) với định vị laser ba chiều.
Quy trình xạ phẫu: Người bệnh được xạ
phẫu theo quy trình thống nhất và được theo dõi
từng người bệnh
Xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo chương
trình SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Tuổi và giới
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng
n % n % n %
< 5 0 0 2 6,7 2 6,7
5-10 8 26.7 12 40 20 66,7
10-15 1 3,3 4 13,3 5 16,7
>15 1 3,3 2 6,7 3 10
Tổng 10 33,3 20 66,7 30 100
Nhận xét: Tuổi thấp nhất 4 tuổi, cao nhất 21
tuổi, tuổi trung bình 14,2; nhóm có tỉ lệ mắc cao
nhất 5‐10 tuổi chiếm 66,7%.
Đặc điểm tổn thương
Biểu đồ1: Phân bố vị trí u
Nhận xét: 60% glioma biểu hiện ở cầu não,
26,7% ở trung não, 13,3% ở hành não.
Bảng 2: Tỷ lệ lành, ác tính của glioma dựa trên hình
ảnh chụp MRI
Glioma Lành tính
(độ I,II)
Ác tính
(độ III,IV)
Tổng
n 8 22 30
% 26,7 73,3 100
Nhận xét: 26,7% glioma bậc thấp, 73,3%
glioma bậc cao.
Bảng 3: Kích thước tổn thương
Kích thước (cm) Min Max χ ± 2SD
Glioma 0,8 3 1,8 ± 0,6
Nhận xét: Kích thước khối u từ 0,8‐3cm, kích
thước trung bình là 1,8 ± 0,6cm.
Liều xạ phẫu
Bảng 4: Liều xạ phẫu
Liều RGK (Gy) Min Max χ ± 2SD
Glioma 12 18 14 ± 0,2
Nhận xét: Liều xạ phẫu từ 12Gy đến 18Gy,
liều trung bình14 ± 0,2Gy
Đánh giá sự thay đổi kích thước trung bình (KTTB) của khối u
Biểu đồ2: Thay đổi KTTB của khối u theo thời gian
26.7%
60.0%
13.3% Trung não (n=8)
Cầu não (n=18)
Hành não (n=4)
1.8 1.9
1.6
1.2
0.8 0.9
0
0.5
1
1.5
2
Trước điều trị Sau 3tháng Sau 6tháng Sau 12tháng Sau 24tháng Sau 36tháng
Glioma
cm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 413
Nhận xét: KTTB của khối u giảm dần theo
thời gian
Đánh giá thời gian sống thêm
Bảng 5: Tỉ lệ % thời gian sống thêm theo Kapplan‐
Meier
Thời gian sống
thêm
BN sống BN tử vong Tỷ lệ sống
thêm
12 tháng 25 5 83,3%
24 tháng 15 15 41,7%
36 tháng 6 24 8,3%
Nhận xét: Tỉ lệ % thời gian sống thêm toàn
bộ sau xạ phẫu 12 tháng là 83,3%; 24 tháng là
41,7%; 36 tháng là 8,3%.
Thời gian sống thêm trung bình
Biểu đồ3: Thời gian sống thêm cho toàn bộ glioma thân não
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau xạ
phẫu 36 tháng là 8,3%
Thời gian sống thêm theo vị trí khối u (tháng)
Biểu đồ4: Thời gian sống thêm của người bệnh glioma thân não theo vị trí u
Nhận xét: Các đối tượng có u ở trung não có
thời gian sống thêm trung bình là 36 tháng, ở
hành não là 12,5 tháng, ở cầu não là 16 tháng. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,007.
Thời gian sống thêm theo phân độ mô học u
Bảng 6: Tỷ lệ % thời gian sống thêm của người bệnh
có độ mô học I, II
Thời gian
sống thêm
BN sống BN tử vong Tỷ lệ sống
thêm
12 tháng 8 0 100%
24 tháng 8 0 100%
36 tháng 6 2 75%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 414
Nhận xét: Các đối tượng glioma thân não có
độ mô học I, II (n=8), thời gian sống thêm sau
điều trị 12 tháng là 100%, 24 tháng là 100%, 36
tháng 75%.
Bảng 7: Tỷ lệ % thời gian sống thêm của người bệnh
glioma có độ mô họcIII, IV
Thời gian
sống thêm
BN sống BN tử vong Tỷ lệ sống
thêm
12 tháng 17 5 72,3%
24 tháng 6 16 29%
36 tháng 0 22 0%
Nhận xét: Các đối tượng glioma thân não độ
mô học III, IV (n=22), có thời gian sống thêm sau
điều trị 12 tháng: 72,3%, 24 tháng: 29%, không có
trường hợp nào sống được 36 tháng
Biểu đồ5: Thời gian sống thêm theo phân độ mô học của khối u
Nhận xét: Thời gian sống thêm trung bình ở
người bệnh glioma có độ mô học I, II lớn hơn
thời gian sống thêm trung bình ở người bệnh
glioma có độ mô học III, IV với sự khác biệt có ý
nghĩa thông kê với p < 0,0001.
Tỉ lệ biến chứng trong và sau quá trình xạ
phẫu dao gamma quay
Bảng 8: Một số biến chứng sau xạ phẫu
Biến chứng Trong quá
trình RGK
Sau thời gian
RGK
n % n %
Biến
chứng
Khô miệng 0 0 6 20
Rụng tóc 0 0 4 13.3
Đau đầu 2 6,7 8 26.7
Mất ngủ 0 0 12 40
Viêm da 0 0 1 3.3
Nhận xét: Không có trường hợp nào tử vong
và biến chứng nặng trong quá trình xạ phẫu, các
biến chứng khô miệng, rụng tóc, đau đầu, mất
ngủ, viêm da xuất hiện sau xạ phẫu 1 tháng và
mất đi sau khi dùng thuốc nội khoa.
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8/2009 ‐
8/2012 chúng tôi đã điều trị cho 30 người bệnh
glioma thân não trong đó: Tuổi thấp nhất là 4
tuổi, cao nhất là 21 tuổi, tuổi trung bình là 14,2
tuổi; tuổi hay gặp nhất là ở nhóm tuổi 5‐ 10
chiếm 66,7%. Nam chiếm tỷ lệ 33,3%, nữ chiếm
66,7%. Theo y văn, glioma thân não chiếm
khoảng 20% các khối u nội sọ ở trẻ em dưới 15
tuổi và hay gặp nhất trong nhóm tuổi 5‐9 với tỷ
lệ nam và nữ là tương đương(1,6,7). Kết quả trong
nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nữ gặp
nhiều gấp 2 lần nam giới (Bảng 1) có thể do cỡ
mẫu còn nhỏ, cũng có thể phân bố giới khác
nhau ở mỗi khu vực. Tiến hành phân tích lứa
tuổi được ứng dụng xạ phẫu bằng RGK cho
thấy, đây là yếu tố rất quan trọng mà không phải
phương pháp điều trị can thiệp nào cũng có thể
tiến hành được. 30 người bệnh của chúng tôi có
1 người bệnh 4 tuổi và ở nước ta từ trước chưa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Nghiên cứu Y học
Mạch Máu Não và Xạ Phẫu 415
có người bệnh nào được xạ phẫu ở lứa tuổi
này.Điều đó chứng tỏ tính ưu việt của phương
pháp xạ phẫu bằng RGK. Ở độ tuổi nhỏ hơn hay
cao tuổi hơn trong xạ phẫu chúng tôi phối hợp
với tiền mê tĩnh mạch hoặc gây mê nội khí
quản(5).
Đặc điểm tổn thương
Trong tổng số 30 người bệnh glioma thân
não đã được xạ phẫu bằng RGK thì có 8 người
bệnh u trung não chiếm 26,7%, 18 người bệnh u
cầu não chiếm 60%, 4 người bệnh u hành não
chiếm 13,3%. (Biểu đồ1).
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán hình ảnh dựa
trên phim chụp MRI, chúng tôi phân chia glioma
thân não thành glioma bậc thấp (I, II) và bậc cao
(III, IV) (Bảng 2). Các glioma bậc cao thường
nằm ở cầu não và hành não: 80% các glioma thân
não nguyên phát ngoài cầu não là độ thấp, 20%
còn lại là glioma độ cao.
30 người bệnh được tiến hành đo kích thước
tổn thương đánh giá theo tiêu chuẩn RECIST
cho thấy kích thước nhỏ nhất là 0,8cm, lớn nhất
3cm, kích thước trung bình 1,8 ± 0,6cm, liều xạ
phẫu nhỏ nhất 12Gy, lớn nhất 18Gy, liều trung
bình 14 ± 0,2Gy; sau xạ phẫu kích thước trung
bình của khối u tăng hơn ở tháng thứ 3 và bắt
đầu giảm ở tháng thứ 6, giảm mạnh ở tháng thứ
24, nhưng đến tháng thứ 36 khối u bắt đầu có
dấu hiệu tăng trở lại (Biểu đồ2).
Theo Freeman CR và CS, nghiên cứu 136
người bệnh glioma thân não được điều trị bằng
chiếu xạ phân liều cao (hai lần một ngày) thì
không có sự khác biệt giữa thời gian sống thêm
toàn bộ và thời gian sống thêm không bệnh,
thậm chí còn có nhiều tác dụng phụ hơn khi theo
dõi lâu dài (2,1). Xạ phẫu bằng dao gamma ưu
thế hơn xạ trị bởi đáp ứng lâm sàng nhanh, thời
gian tác động kéo dài và ít tác dụng phụ hơn.
Theo Fuchs I và CS, nghiên cứu từ năm 1992
– 1999 cho 21 glioma thân não được xạ phẫu
bằng dao gamma cổ điển: Tuổi trung bình là 23
tuổi, nhỏ nhất là 8 tuổi, lớn nhất là 56 tuổi. Trong
đó 2 trường hợp u hành não, 12 là u ở cầu não, 7
u ở trung não.Liều điều trị trung bình 12Gy,
thấp nhất 9Gy, cao nhất 20Gy. Thời gian theo dõi
trung bình 29 tháng (3‐ 99 tháng). U thoái triển ở
3 người bệnh, ổn định ở 10 người bệnh, tái phát
2 người bệnh(3). Theo Kyung và CS, nghiên cứu
23 người bệnh glioma được điều trị bằng dao
gamma thì kiểm soát được u ở 16 người bệnh
(69,6%). Thời gian sống thêm không bệnh trung
bình là 57,4 tháng và tỷ lệ sống thêm không tiến
triển 5 năm là 68%. Xạ phẫu bằng dao gamma
đặc biệt hiệu quả với các u dưới 10 cm3(4). Các tác
giả đã đi đến kết luận là xạ phẫu bằng dao
Gamma là phương pháp điều trị glioma an toàn
và hiệu quả(6,4,7).
Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, thời gian
sống thêm toàn bộ trung bình 20 tháng. Chúng
tôi tiến hành phân tích thời gian sống thêm theo
từng vị trí u ở thân não thì với glioma trung não
thời gian sống thêm là 36 tháng, cầu não 16
tháng và hành não là 12,5 tháng (Biểu đồ 3.4).
Tiến hành phân tích tỷ lệ % sống thêm theo
Kaplan‐Meier thì tỷ lệ sống thêm 12 tháng là
83,3%, sống thêm 24 tháng là 41,7%, sống thêm
36 tháng là 8,3% (Bảng 5). Đối chiếu với yếu tố
mô học bậc thấp (I, II) thì tỉ lệ % thời gian sống
thêm theo Kaplan‐Meier 12 tháng là 100%, 24
tháng là 100%, 36 tháng: 75%; thời gian sống
thêm trung bình 36 tháng (p<0,0001). Đối chiếu
với yếu tố mô học bậc cao (III, IV) thì tỉ lệ % thời
gian sống thêm 12 tháng là 72,3%, 24 tháng: 29%,
không có trường hợp nào sống được 36 tháng;
thời gian sống thêm trung bình 15 tháng
(p<0,0001) (Bảng 6, 7 và Biểu đồ 5).
Đối chiếu với một số tác giả khác, chúng tôi
thấy tỉ lệ thời gian sống thêm 12 tháng và 24
tháng cao hơn, tuy nhiên ở thời điểm 36 tháng
thì tỉ lệ này thấp hơn. Theo tác giả Kyung và
CS(5) kết quả thời gian sống thêm cao hơn của
chúng tôi, nhưng trong nghiên cứu của tác giả
không phân tích yếu tố mô bệnh học; nếu chỉ lựa
chọn người bệnh glioma thân não có độ mô học
thấp thì tỉ lệ % thời gian sống thêm của chúng tôi
cao hơn (Bảng 2). Do đó việc so sánh tỉ lệ đáp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014
Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh 416
ứng sau điều trị với 1 số tác giả chỉ mang tính
chất tham khảo.
Phân tích tại thời điểm trong và ngay sau xạ
phẫu, chúng tôi không gặp trường hợp nào có
biến chứng nặng hay tử vong, ở sau 1 tháng điều
trị 1 số người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu
như: rụng tóc, mất ngủ, khô miệngnhững dấu
hiệu này nhanh chóng hết sau khi điều trị nội
khoa (Bảng 8).
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, chúng
tôi sử dụng máy xạ phẫu RGK điều trị cho 30
người bệnh u thân não, kết quả đã kiểm soát
được tình trạng khối u, tăng thời gian sống
thêm, cải thiện chất lượng sống cho người
bệnh. Đó chính là ưu việt mang lại của hệ
thống xạ phẫu bằng RGK so với các phương
pháp điều trị khác.
KẾT LUẬN
Từ 8/2009 đến 8/2012, Trung tâm YHHN &
UB, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành xạ phẫu
bằng RGK cho 30 người bệnh glioma thân não,
chúng tôi thu được một số kết luận sau:
Tuổi thấp nhất 4 tuổi, cao nhất 21 tuổi,
tuổi trung bình 14,2 tuổi; chủ yếu ở lứa tuổi từ 5‐
10 chiếm 66,7%. Glioma ở cầu não chiếm 60%,
kích thước khối u trung bình 1,8 ± 0,6cm, liều
trung bình 14 ± 0,2Gy;
KTTB của khối u giảm dần theo thời gian
1,6±0,3cm; 1,2±0,8cm; 0,8±0,1cm tương ứng ở
tháng thứ 6, 12, 24 và bắt đầu tăng trở lại ở tháng
thứ 36 là 0,9 ± 0,4cm.
Thời gian sống thêm trung bình 20 tháng,
tỉ lệ thời gian sống thêm 12 tháng là 83,3%, 24
tháng: 41,67%; 36 tháng: 8,3%. Thời gian sống
thêm trung bình của glioma trung não là 36
tháng, cầu não 16 tháng và hành não 12,5 tháng.
Nhóm có độ mô học thấp (I, II), tỉ lệ %
thời gian sống thêm 12 tháng là 100%, 24 tháng:
100%, 36 tháng: 75%. Thời gian sống thêm trung
bình 36 tháng. Nhóm có độ mô học cao (III, IV),
tỉ lệ % thời gian sống thêm 12 tháng là 72,3%, 24
tháng: 29%, 36 tháng: 0%.
Trong quá trình tiến hành và kết thúc
điều trị không có trường hợp nào tử vong hay có
biến chứng nặng. Như vậy, xạ phẫu bằng RGK
là một phương pháp điều trị glioma thân não an
toàn và hiệu quả, tăng thời gian sống thêm, cải
thiện chất lượng sống cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Freeman CR, Bourgouin PM, Sanford RA (1996). et al. Long
term survivors of childhood brain stem gliomas treated with
hyperfractionated radiotherapy. Clinical characteristics and
treatment related toxicities. The Pediatric Oncology Group.
Cancer, 77:555.
2. Freeman CR. (1996¬). Hyperfractionated radiotherapy for
diffuse intrinsic brain stem tumors in children. Pediatr
Neurosurg, 24:103.
3. Fuchs I, Kreil W, Sutter B, Papaethymiou G, Pendl G. (2002).
ʺGamma Knife radiosurgery of brain stem glioma.
Department of Neurosurgery, Karl‐Franzens University,
Graz, Austriaʺ. Acta Neurochir Suppl, 84:85‐90.
4. Kim KH, Park YS, Chang JH, Chang JW, and Park YG, (2006),
The Role of Gamma Knife Radiosurgery for Diffuse
Astrocytomas. Journal of Korean Neurosurgical Society, vol 39
(2): p102‐6.
5. Mai Trọng Khoa, Trần Đình Hà, Lê Chính Đại, Nguyễn
Quang Hùng: “Kết quả điều trị 1200 bệnh nhân u não và một
số bệnh lý sọ não bằng phương pháp xạ phẫu dao gamma
quay tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện
Bạch Mai”. Y học lâm sàng; số chuyên đề hội nghị khoa học
Bệnh viện Bạch Mai lần thứ 28, tr 60.
6. Reyes‐Botero G, Mokhtari K, Martin‐Duverneuil N, Delattre
JY, Donadey F (2012): Adult brain stem gliomas. The Oncologist,
17: 388‐397.
7. Walker DA, Punt JA, Sokal M (1999): Clinical management of
brain stem glioma. Arch Dis Child, 80: 558‐64.
Ngày nhận bài báo: 10/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/10/2014
Ngày bài báo được đăng: 5/12/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hieu_qua_dieu_tri_u_than_kinh_dem_glioma_than_nao.pdf