Lượng axit phụ thuộc nhiều vào thành
phần khoáng vật, hóa học và độ hạt của
quặng. Chỉ tiêu này là thông số rất quan
trọng trong việc đánh giá giá trị kinh tế
của quặng và sẽ áp dụng thử nghiệm
cho các quy mô lớn hơn, vì vậy việc
khảo sát để xác định chi phí axit thích
hợp cần thực hiện với mẫu quặng đại
diện cho từng cấp quặng. Theo khảo sát
sơ bộ bằng phương pháp hòa tách khuấy
trộn (phương pháp truyền thống với
mẫu có độ hạt quặng -100 µm) với mẫu
quặng đại diện loại quặng này thì chi
phí axit là 35 kg/tấn (do phần lớn là loại
đá tươi). Kỹ thuật hòa tách trộn ủ sử
dụng quặng thô hơn nên có thể coi đây
là giá trị chi phí axit cực đại, vì vậy
trong phần này sẽ chỉ khảo sát ảnh
hưởng của chi phí axit có các giá trị
thấp hơn giá trị cực đại này. Thực tế đã
khảo sát với các giá trị: 28, 29,8, 31,5
và 33,3 kg/tấn quặng (tương ứng với 80,
85, 90 và 95% giá trị chi phí axit cực
đại).
Kết quả thí nghiệm được đưa ra trong
bảng 3. Số liệu cho thấy, so với kết quả
thu được ở các mục trên, hiệu suất hòa
tách urani ở đây cao hơn một chút. Điều
này có thể do trong thí nghiệm này,
lượng quặng sử dụng lớn hơn (30 kg)
nên trong quá trình trộn và ủ, nhiệt sinh
ra do pha loãng axit và phản ứng được
duy trì lâu hơn nên đã làm tăng tốc độ
hòa tan urani. Ngoài ra số liệu cũng chỉ
ra rằng, chi phí axit đã ảnh hưởng tới
hiệu suất thu hồi urani và hiệu suất đạt
cực đại (83,33%) tại giá trị chi phí axit
là 31,5 kg/tấn quặng. Với điều kiện này,
pH dung dịch hòa tách thu được đạt
1,33 tương đối thuận lợi cho việc trung
hòa lên giá trị 1,6 phục vụ công đoạn
trao đổi ion
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hòa tách quặng urani chưa phong hóa bằng phương pháp trộn ủ với quy mô 30 kg/mẻ - Thân Văn Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 2/2016
NGHIÊN CỨU HÒA TÁCH QUẶNG URANI CHƯA PHONG HÓA
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỘN Ủ VỚI QUY MÔ 30 KG/MẺ
Đến tòa soạn 15 - 3 - 2016
Thân Văn Liên
Viện Công nghệ xạ hiếm
SUMMARY
STUDY ON TREATMENT OF NON-WEATHERED URANIUM ORE
BY MIXING - CURING METHOD WITH CAPACITY OF 30 KG/BACTH
Uranium ore in Pa Lua area is sandstone with different levels of weathering. In this
study, a technique of mixing and curing with strong acids was used and followed by
washing to recover uranium from non-weathering ores. The effects of main leaching
conditions on uranium leaching efficiency were investigated. The experiment results
showed that suitable parameters of leaching process have been the following:
uranium ores size ≤ 1cm, sulfuric acid addition 31,5kg/ton of ore, adding oxidant 4 kg
MnO2/ton of ore, curing duration of 2 days, washing flow rates of 5ml/min. The
recovery was 83,33% that would be comparable with those obtained in the field scale
heap leaching tests in the world. Uranium products at technical grade were thus
obtained with high quality.
Keywords: urani, uranium ore processing, mixing, curing duration
1. MỞ ĐẦU
Thực hiện kế hoạch ứng dụng năng
lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình,
từ năm 2010 Tổng cục Địa chất và
khoáng sản đã tiến hành Đề án thăm dò
đánh giá quặng urani vùng Thành Mỹ
tỉnh Quảng Nam với mục đích giai đoạn
1 đạt 5500 tấn U3O8 cấp 122. Nhiệm
vụ: “Xử lý mẫu công nghệ thu nhận
urani”, là một phần công việc của Đề án
này mà nội dung chủ yếu của nó là phải
đưa ra được công nghệ thích hợp để xử
lý quặng thu nhận urani kỹ thuật với
hiệu suất cao và giá thành hạ [2]. Trong
công nghệ xử lý quặng urani để thu
nhận urani kỹ thuật, hòa tách là một
121
khâu chủ yếu. Để xử lý quặng urani có
thể sử dụng các phương pháp hòa tách
như hòa tách khuấy trộn, hòa tách trộn
ủ, hòa tách đống,Việc lựa chọn
phương pháp nào là tùy thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có yếu tố về đặc điểm
của loại quặng hòa tách. Trong khuôn
khổ của bài báo này xin trình bày kết
quả hòa tách quặng urani chưa phong
hóa bằng phương pháp trộn ủ với quy
mô phòng thí nghiệm 30 kg/mẻ.
2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Hoà tách là một trong những công đoạn
quan trọng nhất trong quy trình công
nghệ xử lý quặng urani. Mục tiêu chủ
yếu của quá trình hoà tách urani là tách
chọn lọc và triệt để urani ra khỏi quặng.
Hiện nay thường áp dụng 5 kỹ thuật hòa
tách [1,3-5] :
1) Hoà tách khuấy trộn (axit và kiềm)
2) Hoà tách dưới áp lực (axit và kiềm)
3) Hoà tách trộn ủ
4) Hoà tách đống (axit)
5) Hoà tách tại chỗ (chủ yếu là dùng tác
nhân kiềm).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa
chọn hệ hoà tách trong đó có các yếu tố
như quy mô, cấu trúc địa chất mỏ và
hàm lượng urani, đặc điểm thành phần
và cấu trúc khoáng vật quặng, Theo
kinh nghiệm của thế giới thì đối với
quặng urani giàu sẽ sử dụng phương
pháp hòa tách khuấy trộn còn đối với
quặng urani nghèo thường sử dụng
phương pháp hòa tách tĩnh (hòa tách
đống và hòa tách ngầm - hòa tách tại
chỗ). Đối với loại quặng khó hòa tách
như quặng urani chưa phong hóa có thể
sử dụng phương pháp hòa tách trộn ủ
[1]. Trong kỹ thuật này, người ta trộn ủ
quặng urani với axit mạnh sau đó rửa
quặng rồi ủ để thu nhận dung dịch hòa
tách. Ưu điểm của phương pháp này là
cho hiệu suất hòa tách cao và hạn chế
của nó là dung dịch sau hòa tách chứa
nhiều tạp chất và điều này sẽ gây khó
khăn cho các công đoạn xử lý tiếp theo
để thu nhận urani kỹ thuật. Quá trình
hòa tách urani xảy ra theo các phản ứng
như sau [3] :
UO2 + MnO2 + H2SO4 UO3 + MnSO4 + H2O
UO3 + H2SO4 UO2SO4 + H2O.
3. THỰC NGHIỆM
Quặng, hóa chất và các thiết bị sử dụng
gồm:
- Quặng urani chưa phong hóa có hàm
lượng urani 0,04%
- Hóa chất: H2SO4, MnO2 công nghiệp
và nước sinh hoạt
- Cột hòa tách bằng nhựa có đường kính
0,3 m và chiều cao 6 mét.
- Máy trộn: 200 kg/mẻ
- Bơm định lượng: max 1 lit/phút
- Thùng nhựa các loại
Quy trình công nghệ hòa tách quặng
theo phương pháp trộn ủ được chỉ ra ở
hình 1[2] dưới đây:
122
Mô tả thực nghiệm: Quặng urani được
gia công tới cỡ hạt ≤ 1 cm, lấy 30 kg
quặng trộn với một lượng axit H2SO4 và
chất ôxy hóa (MnO2) cho trước, ủ quặng
đã được gia công trong những khoảng
thời gian nhất định sau đó cho một
lượng nước đã axit hóa chảy qua khối
quặng thu dung dịch và lấy mẫu đem
phân tích để xác định hàm lượng urani.
Hiệu suất hòa tách được tính theo công
thức: H = (m1/m0) x 100%
Trong đó: m0 là khối lượng urani có
trong quặng hòa tách, m1 là khối lượng
urani thu được trong dung dịch hòa
tách.
Urani được xác định bằng phương pháp
ICP-MS tại phòng thí nghiệm VILAS
524 thuộc Trung tâm phân tích, Viện
Công nghệ xạ hiếm.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định cấp hạt của quá trình
gia công quặng
Đối tượng nghiên cứu, thử nghiệm
trong nghiên cứu này là quặng thuộc
nhóm có hàm lượng urani 0,04% U3O8.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các mẫu
quặng khu vực Pà Lừa trước đây, quặng
được đập đến cỡ hạt -1 cm. Áp dụng
quy trình gia công này cho đối tượng
quặng nghiên cứu, tỷ lệ khối lượng các
cấp hạt sau khi đập được đưa ra trong
bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ khối lượng các cấp hạt
quăng nguyên liệu sau khi đập
TT Cấp hạt (mm) Tỷ lệ khối lượng
(%)
1 +10 3,1
2 10 - 5 22,3
3 5-2 25,4
4 2-1 6,3
5 1-0,6 11,6
6 -0,6 31,3
4.2. Xác định sơ bộ độ ẩm trong quá
trình trộn quặng
Quặng đã đập
(- 1 cm)
Trộn Bột MnO2 (4 kg/tấn) Dung dịch axit H2SO4
Đổ đống
Rửa
(5 lần)
Dung dịch hoà tách
ủ Thời gian ủ
2 ngày
H2SO4 1/1000
Dung dịch axit H2SO4
123
Mục tiêu của việc xác định độ ẩm khi
trộn là để sau khi trộn khối quặng càng
xốp càng tốt nhằm giảm thiểu sự nén ép
quặng trong quá trình tạo đống tiếp
theo. Vì vậy, cần khảo sát sự biến đổi
của tỷ trọng đống của lớp quặng theo độ
ẩm của lớp quặng. Giá trị độ ẩm thích
hợp chính là giá trị mà ứng với nó lớp
quặng có tỷ trọng đống nhỏ nhất.
Hình 1. Ảnh hưởng của độ ẩm tới tỷ trọng
đống của lớp quặng sau khi trộn (mẫu I)
1,10
1,20
1,30
1,40
5,0 6,0 7,0 8,0
Độ ẩm (%)
T
ỷ
tr
ọn
g
đố
ng
Việc xác định được tiến hành như sau:
cân chính xác 1 lượng quặng (khoảng 3
- 4 kg) có thành phần cấp hạt như trong
bảng 1 và lượng nước (biết thể tích)
chính xác (tương ứng với độ ẩm 5; 6; 7
và 8%. Tưới dần nước vào quặng và
trộn đều sao cho khối quặng thấm đều
nước và thành một khối xốp, nạp vào
cột có vạch định mức rồi xác định thể
tích chính xác của lớp quặng. Xác định
tỷ trọng đống của các mẫu (bằng tỷ số
khối lượng/thể tích) rồi vẽ đồ thị biểu
diễn mối quan hệ giữa tỷ trọng đống và
độ ẩm. Độ ẩm thích hợp là độ ẩm khi tỷ
trọng đống đạt cực tiểu (có độ xốp lớn
nhất).
4.3. Xác định sơ bộ mức độ giữ nước
của đống quặng trong quá trình ủ
Theo quy trình trộn ủ dự kiến, sau khi
quặng được trộn với dung dịch axit và
tạo đống (ở quy mô thí nghiệm là nạp
vào cột), phần còn lại của dung dịch
axit sẽ được tưới vào lớp quặng. Để
dung dịch axit được giữ lại hoàn toàn
trong lớp quặng, cần xác định sơ bộ
được độ ẩm của đống quặng này.
Cách tiến hành như sau: trước hết, trộn
quặng với nước như phần 3.2 và nạp
vào cột rồi khoá van ở đáy. Sau đó bơm
nước với lưu lượng tương đối nhỏ (5
ml/phút khi sử dụng cột có đường kính
76 mm) cho tới khi ngập lớp quặng và
xác định thể tích bơm vào. Để yên
khoảng 1 giờ. Sau đó mở van xả kiệt
nước. Đong thể tích ra khỏi cột. Mức độ
giữ nước được tính bằng công thức:
100*(Vnước đầu - Vnước ra)/KLquặng
trong đó Vnước đầu là tổng thể tích nước
sử dụng khi trộn và bơm vào, Vnước ra là
tổng thể tích nước ra khỏi cột, KLquặng
là khối lượng quặng. .
Sau khi thí nghiệm với 6 kg quặng, tổng
lượng nước cấp vào (cả 2 giai đoạn) là
1,52 lít và thể tích nước chảy ra khỏi cột
là 0,68 lít. Thay vào công thức trên, đã
tính được độ giữ nước của lớp quặng là
14%. Từ số liệu này, có thể tính được
tổng thể tích dung dịch axit cần thiết
cho cả giai đoạn trộn và bơm sau khi
nạp quặng vào cột.
4.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời
gian ủ tới hiệu suất hoà tách urani
124
Trong quá trình trộn ủ quặng với axit
mạnh hầu như urani đã được hoà tan
hoàn toàn. Trong giai đoạn rửa tiếp theo
việc sử dụng nước (được axit hoá) chỉ
để rửa urani ra khỏi bã quặng để thu
dung dịch hoà tách. Chính vì vậy, thời
gian ủ có ý nghĩa quan trọng đến hiệu
suất thu hồi urani. Thời gian ủ thích hợp
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành
phần khoáng vật, hoá học, nồng độ axit
và cỡ cấp hạt,... Do đó cần thiết phải có
sự kiểm tra thực tế đối với mỗi đối
tượng quặng và thành phần cấp hạt.
Khảo sát các thời gian ủ là 1, 2 và 3
ngày và kết quả được chỉ ra ở bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của thời gian ủ tới hiệu suất hoà tách urani
Thời gian ủ 1 ngày 2 ngày 3 ngày
Hiệu suất thu hồi U (%) 75,37 77,65 71,96
Hàm lượng U trong bã (%U) 0,0091 0,0088 0,0097
Các số liệu ở bảng 2 cho thấy tăng thời
gian ủ từ 1 lên 2 ngày, hiệu suất hoà
tách urani tăng lên, hiệu suất hoà tách
urani đạt cực đại khi ủ quặng với axit
trong thời gian 2 ngày (đạt 77,65%) và
hàm lượng urani trong bã đạt cực tiểu -
0,0088%. Nếu tăng thời gian ủ nữa thì
hiệu suất hòa tách có xu thế giảm đi
đáng kể, điều này là do phần urani đã
hòa tan kết tủa trở lại bởi nhiều tạp chất
khác cũng hòa tan làm giảm độ tan của
các chất tan. Vì thế trong các nghiên
cứu tiếp theo cho mẫu quặng này cần ủ
trong 2 ngày.
4.5. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ
tưới khi rửa quặng (sau khi trộn, ủ)
tới hiệu suất thu hồi urani
Sau giai đoạn trộn và ủ với axit, khối
quặng sẽ được rửa bằng dung dịch axit
loãng (1/1000 theo thể tích) theo
phương pháp gián đoạn để thu dung
dịch hòa tách. Sự phân bố dung dịch
trong lớp quặng phụ thuộc nhiều vào
tốc độ tưới dung dịch trong quá trình
rửa.
Đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của
tốc độ tưới ở 3 giá trị khác nhau 5, 10
và 15 ml/phút (tính cho cột có đường
kính 110 mm).
Hình 2. Hiệu suất thu hồi urani theo số lần rửa và
tốc độ tưới và số lần rửa (mẫu quặng cấp I)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1 2 3 4 5 6 7
Số lần rửa
H
iệ
u
su
ất
th
u
hồ
i u
ra
ni
tí
ch
lũ
y
(%
) 5 ml/ph
10 ml/ph
15 ml/ph
Kết quả thử nghiệm được đưa ra trong
hình 2. Về cơ bản, sau lần rửa đầu tiên,
gần 50% urani đã được tách ra khỏi bã
quặng và sau khoảng 3 lần rửa nữa thì
gần như để tách hết. Tuy nhiên, trên đồ
thị cho thấy, với cấp hạt quặng đã thử
nghiệm, với tốc độ tưới là 5 ml/ph thì
125
đường cong rửa sẽ gọn hơn (hiệu suất
thu hồi nhanh đạt cực đại - 77,62%), với
tốc độ 10 ml/ph thì cũng chỉ đạt được
giá trị này. Riêng với tốc độ 15 ml/ph
thì đường cong rửa luôn nằm dưới cùng
và hiệu suất thu hồi urani không thể đạt
được giá trị cực đại. Vì vậy, để đạt hiệu
quả cao nhất, nên tiến hành rửa với tốc
độ 5 ml/ph (cho cột có đường kính 110
mm) và tiến hành 6-7 lần rửa.
4.6. Khảo sát ảnh hưởng của axit
sunfuric tới hiệu suất thu hồi urani
Lượng axit phụ thuộc nhiều vào thành
phần khoáng vật, hóa học và độ hạt của
quặng. Chỉ tiêu này là thông số rất quan
trọng trong việc đánh giá giá trị kinh tế
của quặng và sẽ áp dụng thử nghiệm
cho các quy mô lớn hơn, vì vậy việc
khảo sát để xác định chi phí axit thích
hợp cần thực hiện với mẫu quặng đại
diện cho từng cấp quặng. Theo khảo sát
sơ bộ bằng phương pháp hòa tách khuấy
trộn (phương pháp truyền thống với
mẫu có độ hạt quặng -100 µm) với mẫu
quặng đại diện loại quặng này thì chi
phí axit là 35 kg/tấn (do phần lớn là loại
đá tươi). Kỹ thuật hòa tách trộn ủ sử
dụng quặng thô hơn nên có thể coi đây
là giá trị chi phí axit cực đại, vì vậy
trong phần này sẽ chỉ khảo sát ảnh
hưởng của chi phí axit có các giá trị
thấp hơn giá trị cực đại này. Thực tế đã
khảo sát với các giá trị: 28, 29,8, 31,5
và 33,3 kg/tấn quặng (tương ứng với 80,
85, 90 và 95% giá trị chi phí axit cực
đại).
Kết quả thí nghiệm được đưa ra trong
bảng 3. Số liệu cho thấy, so với kết quả
thu được ở các mục trên, hiệu suất hòa
tách urani ở đây cao hơn một chút. Điều
này có thể do trong thí nghiệm này,
lượng quặng sử dụng lớn hơn (30 kg)
nên trong quá trình trộn và ủ, nhiệt sinh
ra do pha loãng axit và phản ứng được
duy trì lâu hơn nên đã làm tăng tốc độ
hòa tan urani. Ngoài ra số liệu cũng chỉ
ra rằng, chi phí axit đã ảnh hưởng tới
hiệu suất thu hồi urani và hiệu suất đạt
cực đại (83,33%) tại giá trị chi phí axit
là 31,5 kg/tấn quặng. Với điều kiện này,
pH dung dịch hòa tách thu được đạt
1,33 tương đối thuận lợi cho việc trung
hòa lên giá trị 1,6 phục vụ công đoạn
trao đổi ion.
Bảng 3. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ảnh hưởng của chi phí axit
Chi phí axit (kg/T) 28 29,8 31,5 33,3
Hiệu suất thu hồi U (%) 70,12 79,77 83,33 83,35
pH dung dịch 1,54 1,43 1,33 1,22
5. KẾT LUẬN
Đã tiến hành nghiên cứu xử lý quặng
urani chưa phong hóa với quy mô
30kg/mẻ bằng phương pháp trộn ủ. Từ
kết quả thực nghiệm đã lựa chọn được
các thông số phù hợp cho quá trình hòa
tách bằng phương pháp trộn ủ, đó là
kích thước hạt quặng phải được gia
126
công đến cỡ hạt ≤ 1cm, độ ẩm thích hợp
cho quá trình trộn là khoảng 5%, thời
gian ủ 2 ngày, tốc độ rửa 5 ml/ph, chi
phí axit là 31,5 kg/tấn quặng. Với các
thông số đã lựa chọn này, hiệu suất hòa
tách đạt 83,33%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Hùng Thái (2003), “Nghiên
cứu xử lý quặng cát kết khu vực Pà
Lừa với quy mô 2 tấn quặng/mẻ để
thu sản phẩm urani kỹ thuật”, Báo
cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ
năm 2001-2002 mã số BO
/01/03/02.
[2] Thân Văn Liên (2013), Báo cáo
Tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Nhà nước: “Xử lý mẫu công
nghệ thu nhận urani”, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Hà Nội.
[3] Durupt Nicolas (2007), Heap
leaching of low grade uranium
ores at Somair, Technical
Meeting on Uranium Small-Scale
and Special mining and
Processing Technologies, Vienna,
19-22 June.
[4] IAEA, Development of Projects for
Production of Uranium
Concentrates, Vienna, 1987.
[5] IAEA (1980), Significance of
Mineralogy in the Development of
Flowsheets for Processing
Uranium Ores, Technical reports
series No. 196, p. 74-82; 90-100,
Vienna.
_____________________________________________________________________
TỔNG HỢP PHỨC CHẤT RUTHENI(II) ....... (tiếp theo trang 119)
[8] Hartshorn, R.M. and J.K. Barton
(1992), J. Am. Chem. Soc., 114, p.
5919.
[9] Satish, S.B., et al. (2010), Inorganic
Chemistry, 49, p. 4843-4853.
[10] Satish, S.B., et al. (2011), Chem.
Commun., 47, p. 11068–11070.
[11] Satish, S.B., et al. (2012), Chem.
Eur. J., 18, p. 16383 – 16392.
[12] Y. He, C. Zhong, Y. Zhou, H.
Zhang (2009), J. Chem. Sci., 121, p.
407-412.
[13] J. A. A. W. Elemans, A. E. Rowan,
R. J. M. Nolte (2002), J. Am. Chem.
Soc., 124, p. 1532-1540.
[14] J. G. Collins, A. D. Sleeman, J. R.
Aldrich-Wright, I. Greguric, T. W.
Hambley (1998), Inorg. Chem., 37, p.
3133-3141.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26453_88934_1_pb_2761_2096851.pdf