Nghiên cứu khả năng hấp phụ As(V) trong môi trường nước bằng bã bùn đỏ Tây Nguyên sau tách loại hoàn toàn nhôm và các thành phần tan trong kiềm

phụ thuận lợi đối với các anion. Trong khi đó As(V) chủ yếu tồn tại ở dạng anion nên giá trị pH hấp phụ tốt nhất với As(V) là trong môi trường pH < 7. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu suất hấp phụ As(V) cao nhất với RM-Fe đạt 95,7% ở pH = 5, với RM là 69,7% ở pH = 4 [15]. Chúng tôi đã lựa chọn các giá trị pH này để khảo sát các bước tiếp theo. c) Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc Để khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với vật liệu RM- Fe và RM thô; thực nghiệm được tiến hành với nồng độ As(V) ban đầu là 1000 ppb; pH dung dịch là với RM là 4, với RM-Fe là 5; thời gian tiếp xúc hai pha là 30, 60,90,120,150,180 và 240 phút. Kết quả được trình bày ở hình 9.

pdf10 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ As(V) trong môi trường nước bằng bã bùn đỏ Tây Nguyên sau tách loại hoàn toàn nhôm và các thành phần tan trong kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 26 Nghiên cứu khả năng hấp phụ As(V) trong môi trường nước bằng bã bùn đỏ Tây Nguyên sau tách loại hoàn toàn nhôm và các thành phần tan trong kiềm Phạm Thị Mai Hương1,*, Trần Hồng Côn2, Trần Thị Dung2 1Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 298 Cầu Diễn, Hà Nội, Việt Nam 2Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 13 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 02 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 03 năm 2015 Tóm tắt: Bùn đỏ Tây Nguyên, bùn thải của quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxite chứa một số các oxit kim loại như sắt oxit, nhôm oxit, silic oxit, titan oxitnhưng trong đó oxit sắt chiếm đến 45% ÷ 55%, nó là nguyên nhân tạo ra màu đỏ rất đặc trưng của bùn đỏ. Oxit sắt và các dạng oxyhidroxit sắt (FeOOH) là những chất có khả năng hấp phụ cao đối với kim loại nặng như As, Pb, Cu, Cd,Trong bài báo này chúng tôi tiến hành tách loại nhôm oxit và một số oxit kim loại tan trong kiềm từ bùn đỏ Tân Rai (Tây Nguyên) bằng dung dịch NaOH, vật liệu thu được chủ yếu là các dạng oxit, oxyhidroxit sắt không tan trong kiềm, được rửa đến pH 7, đem sấy ở 60oC trong 24 h. Vật liệu mới được nghiên cứu khả năng hấp phụ Asen trong nước. Kết quả thu được chỉ ra rằng ở pH = 5, thời gian cân bằng hấp phụ là 90 phút và dung lượng hấp phụ đối với As(V) của vật liệu được xác định theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir đạt 7,57 mg/g. Từ khóa: Bùn đỏ Tây Nguyên, tách loại nhôm, hấp phụ As(V). 1. Mở đầu Asen là một chất độc hại trong môi trường nước, đặc biệt là trong nước ngầm gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm. Hàng triệu người trên thế giới đã và đang phải sử dụng nguồn nước ngầm có mức độ ô nhiễm Asen rất cao [1]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàm lượng Asen cho phép trong nước ăn uống là 10 ppb, nhưng trong thực tế hàm lượng Asen trong nước ngầm _______  Tác giả liên hệ. ĐT: 84-904355276. Email: phamthimaihuong75@yahoo.com.vn sử dụng cho mục đích sinh hoạt của con người thường khoảng 100 đến 300 ppb, gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép [2]. Trên thế giới và ở Việt nam đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về xử lý Asen trong nước với các phương pháp kết tủa, oxy hóa, trao đổi ion được sử dụng với nhiều loại vật liệu khác nhau như đá ong biến tính, than hoạt tính, các oxit kim loại nhưng trong đó các dạng oxit sắt có khả năng hấp phụ rất cao với Asen và được ứng dụng rộng rãi [3, 4]. Bùn đỏ (Red mud) là chất thải rắn được thải ra từ quá trình tinh luyện quặng bauxite để sản xuất Al2O3 theo công nghệ Bayer. Bùn đỏ có độ kiềm rất cao, pH từ 11 đến 12 và chứa hàm P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 27 lượng lớn các oxit kim loại như Fe2O3, Al2O3, CaO, SiO2, TiO2 nhưng trong đó chủ yếu là oxit sắt có thể đạt đến 60%. Trên thực tế để sản xuất được 1 tấn Al2O3 thì sẽ thải ra đồng thời 1,5 tấn bùn đỏ. Theo Tập đoàn Than và khoáng sản Việt nam, với quy mô sản xuất của Nhà máy nhôm Tân Rai và Nhân Cơ như hiện nay thì sau khoảng 50 năm nữa sẽ có hơn 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn tại trên vùng đất Tây Nguyên, nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì vấn đề ô nhiễm môi trường nơi đây sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Từ những thành phần có sẵn trong bùn đỏ đã có nhiều nghiên cứu xử lý bùn đỏ theo hướng biến tính nhiệt, trung hòa axit làm vật liệu hấp phụ Asen như H. Soner Altundogan và cộng sự hay kết quả nghiên cứu của TS Vũ Đức Lợi, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam [5, 6]. Trong bài báo này chúng tôi xử lý bùn đỏ theo hướng thu hồi triệt để nhôm và khảo sát tính chất của các dạng oxit/hydroxit sắt, sự biến đổi của oxit/hidroxit sắt và tìm điều kiện biến tính tốt nhất để nâng cao khả năng hấp phụ Asen so với bùn đỏ nguyên khai, với mục tiêu là giảm thiểu tác hại, biến một chất thải nguy hại thành vật liệu thân thiện với môi trường. 2. Thực nghiệm 2.1. Chế tạo vật liệu Bùn đỏ Tân Rai được lấy tại hồ chứa bùn thải của nhà máy Alumin Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng. Mẫu bùn đỏ ở dạng khô, được loại bỏ các tạp chất cơ học như rễ và lá cây, rác sinh hoạt, cát, đá, sỏi Bùn đỏ thô được sấy nhẹ ở 50-60oC, nghiền đến cỡ hạt 0,3 mm. Vật liệu được ký hiệu là RM. Bùn đỏ thô Tân Rai được sấy ở nhiệt độ 60oC trong 24 h, nghiền nhỏ đến cỡ hạt 0,3 mm. Cân lượng bùn đỏ tiến hành hòa tách trong 4h ở nhiệt độ 110oC bằng dung dịch NaOH 4M. Lọc tách phần dung dịch, phần chất rắn thu được là các oxit sắt không tan trong kiềm dư. Dùng nước cất rửa đến pH 7, tiến hành lọc, sấy khô ở 50oC- 60oC trong 24h (vật liệu thu được ký hiệu là RM- Fe), sấy ở 90oC nung ở 350oC, 800oC trong 4h (ký hiệu lần lượt là RM-Fe 90, RM-Fe 350, RM-Fe 800). 2.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ As (V) a) Quy trình thí nghiệm Các thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng. Cân 0,5 gam mẫu bùn đỏ biến tính cho vào 50 ml dung dịch As (V) có nồng độ xác định cho từng thí nghiệm và được điều chỉnh về pH thích hợp theo yêu cầu. Hỗn hợp được đưa lên máy lắc với tốc độ lắc 150 v/ph trong thời gian xác định. Sau đó dung dịch được lọc qua giấy lọc băng xanh và hàm lượng As (V) trước và sau khi hấp phụ được xác định bằng phương pháp quang phổ nguyên tử kỹ thuật hiđrua hóa (HVG-AAS) trên máy quang phổ AA-7000 Shimazu. Tiến hành tương tự với mẫu bùn đỏ thô (RM) để đối chứng. Hiệu suất và dung lượng hấp phụ trên các vật liệu được tính theo công thức: Trong đó : q : dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g chất hấp phụ) H : hiệu suất hấp phụ (%) C0 : nồng độ As (V) ban đầu (mg/l) Ce : nồng độ As (V) còn lại sau khi hấp phụ (mg/l) V : thể tích dung dịch As (V) (ml); m: khối lượng vật liệu (g) b) Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch As (V) ban đầu tới quá trình hấp phụ trên vật liệu RM, RM- Fe được phân tích dựa trên hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ phổ biến là Langmuir (phương trình 1) và Frendlich (phương trình 2) : Trong đó: Cf: nồng độ cân bằng của ion chất hấp phụ (mg/l) P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 28 qmax : dung lượng hấp phụ cực đại (mg/g) KL : hằng số hấp phụ Langmuir Kf, n : hằng số Frendlich 2.3. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc vật liệu Các mẫu vật liệu biến tính được nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc và so sánh với mẫu bùn đỏ thô chưa biến tính (RM) bằng các phương pháp như phân tích nhiệt, nhiễu xạ tia X (X-Ray), tán xạ năng lượng EDX, phương pháp hiển vi điện tử quét SEM, phương pháp đẳng nhiệt - hấp phụ (BET). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Nghiên cứu cấu trúc của vật liệu a) Giản đồ phân tích nhiệt của mẫu bùn đỏ biến tính RM-Fe Mẫu bùn đỏ sau khi đã tách loại nhôm được đem chụp phân tích nhiệt. Giản đồ phân tích nhiệt được trình bày ở hình 1. Furnace temperature /°C0 100 200 300 400 500 600 700 TG/% -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8 10 d TG/% /min -2.5 -2.0 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 Mass variation: -2.59 % Mass variation: -8.47 % Peak :88.23 °C Peak :305.85 °C Figure: 09/12/2016 Mass (mg): 57.57 Crucible:PT 100 µl Atmosphere:AirExperiment:RM-Fe-60C Procedure: RT ----> 900C (10 C.min-1) (Zone 2)Labsys TG Hình 1. Giản đồ phân tích nhiệt của vật liệu RM-Fe. Qua kết quả phân tích nhiệt (DTG) cho thấy xuất hiện 2 píc ở điểm 88,23oC và 305,85oC, tại các giá trị này có sự mất nước và hao hụt khối lượng. Cụ thể, ở nhiệt độ 88,23oC làm giảm 2,59% khối lượng, ở nhiệt độ 305,85oC làm giảm 8,47% khối lượng do mất nước và thay đổi cấu trúc vật liệu. Do vậy chúng tôi đã lấy các khoảng nhiệt độ này làm căn cứ để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung đối với vật liệu biến tính. b) Kết quả chụp EDX của vật liệu Từ kết quả chụp EDX cho thấy hàm lượng oxit nhôm ban đầu trong mẫu bùn đỏ thô là 13,36% khối lương, nhưng ở mẫu bùn đỏ biến tính RM- Fe hàm lượng oxit nhôm chỉ còn lại là 0,25% khối lượng. Như vậy, sau khi dùng kiềm để hòa tách thì đã có đến 98% oxit nhôm được tách ra khỏi mẫu bùn đỏ ban đầu. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích bằng phương pháp hóa học để xác định hàm lượng oxit nhôm trong mẫu bùn đỏ biến tính và phần dịch lọc được lấy từ quá trình hòa tách nhôm bằng NaOH. Theo phương pháp phân tích hóa học lượng oxit nhôm trong mẫu bùn đỏ thô RM là 13,37%, trong mẫu bùn đỏ đã biến tính RM-Fe là 0,27%, còn trong dịch lọc tách nhôm là 13,08% (được xác định theo phương pháp chuẩn độ complexon và quy đổi theo % khối lượng),có thể coi kết quả phân tích của 2 phương pháp là đồng nhất, oxit nhôm đã được tách bỏ khỏi mẫu bùn đỏ ban đầu. Hình 2. Phổ EDX của mẫu bùn đỏ thô RM (a) và bùn đỏ biến tính RM-Fe (b). (a) b) P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 29 c) Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu RM và RM- Fe VNU-HN-SIEMENS D5005 - Mau RM - 60C 05-0586 (*) - Calcite, syn - CaCO3 - Y: 7.27 % - d x by: 1.000 - WL: 1.54056 33-0018 (I) - Gibbsite, syn - Al(OH)3 - Y: 10.45 % - d x by: 1.000 - WL: 1.54056 33-0664 (*) - Hematite, syn - Fe2O3 - Y: 19.05 % - d x by: 1.000 - WL: 1.54056 29-0713 (I) - Goethite - FeO(OH) - Y: 18.58 % - d x by: 1.000 - WL: 1.54056 File: Huong-DHCN-RM-60C.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 5.000 ° - End: 70.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1.0 s - Temp.: 25.0 °C (Room) - Anode: Cu - Creation: 09/23/16 10:13:43 L in ( C p s ) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 210 220 230 240 250 260 270 280 290 300 2-Theta - Scale 5 10 20 30 40 50 60 70 d = 4 .8 6 5 d = 4 .1 6 9 d = 3 .6 8 3 d = 3 .0 3 6 d = 2 .6 9 7 2 d = 2 .5 1 8 2 d = 2 .4 2 5 5 d = 2 .2 1 7 2 d = 1 .8 6 6 2 d = 1 .8 4 0 0 d = 1 .6 9 7 6 d = 1 .4 8 6 5 d = 1 .4 5 1 2 d = 4 .3 7 6 F a c u l t y o f C h e m is t r y , H U S , V N U , D 8 A D V A N C E - B r u k e r - S a m p le R M - F e 2 0 1 - 0 8 1 - 0 4 6 4 ( C ) - G o e th i t e , s yn - F e O ( O H ) - Y : 7 3 . 0 0 % - d x b y : 1 . - W L : 1 . 5 4 0 6 - O r t h o r h o m b ic - a 4 .6 0 4 8 0 - b 9 .9 5 9 5 0 - c 3 . 0 2 3 0 0 - a l p h a 9 0 .0 0 0 - b e t a 9 0 . 0 0 0 - g a m m a 9 0 . 0 0 0 - P r im i t iv e - P b n m ( 6 2 ) - 4 0 1 - 0 8 9 - 0 5 9 8 ( C ) - H e m a t i t e , s y n - a lp h a - F e 2 O 3 - Y : 8 5 . 7 8 % - d x b y : 1 . - W L : 1 .5 4 0 6 - R h o m b o . H . a x e s - a 5 . 0 3 8 0 0 - b 5 . 0 3 8 0 0 - c 1 3 . 7 7 6 0 0 - a lp h a 9 0 . 0 0 0 - b e t a 9 0 . 0 0 0 - g a m m a 1 2 0 . 0 0 0 - P r im i t iv e - R - 3 c F i le : H u o n g m a u R M - F e 2 . r a w - T y p e : 2 T h / T h lo c k e d - S t a r t : 1 0 . 0 0 0 ° - E n d : 7 0 . 0 0 0 ° - S t e p : 0 . 0 3 0 ° - S t e p t im e : 0 . 8 s - T e m p . : 2 5 ° C ( R o o m ) - T im e S t a r t e d : 1 4 s - 2 - T h e t a : 1 0 . 0 0 0 ° - T h e t a : 5 . 0 0 0 ° - C h i : 0 . 0 L in ( C p s) 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 8 0 9 0 1 0 0 1 1 0 1 2 0 1 3 0 1 4 0 1 5 0 1 6 0 1 7 0 1 8 0 1 9 0 2 0 0 2 1 0 2 2 0 2 3 0 2 4 0 2 5 0 2 6 0 2 7 0 2 8 0 2 9 0 3 0 0 2 - T h e t a - S c a le 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 7 0 d = 2 .7 4 2 d = 2 .6 9 8 d = 2 .5 1 4 d = 3 .6 7 7 d = 4 .1 3 2 d = 1 .6 9 7 d = 1 .4 9 1 d = 1. 9 21 d = 2 .2 2 1 d = 2 .4 2 1 d = 3 .3 7 5 Hình 3. Giản đồ nhiều xạ tia X (XRD) của mẫu vật liệu RM (a) và RM - Fe (b). Ở giản đồ nhiễu xạ tia X của bùn đỏ thô RM, có các thành phần oxit/hidroxit như Goethite FeO(OH), Hematite Fe2O3 và Gibbsite Al(OH)3, calcite CaCO3. Còn với mẫu bùn đỏ hòa tách bằng dung dịch NaOH (vật liệu RM- Fe) thì trên giản đồ nhiễu xạ chỉ còn xuất hiện Goethite FeO(OH) ở các đỉnh píc đặc trưng với góc nhiễu xạ 2-theta-scale bằng 4,1320; 2,4210 và Hematit Fe2O3 với đỉnh pic đặc trưng tại các góc nhiễu xạ 2-theta-scale, bằng 2,698o; 2,514o. Kết quả phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X cũng phù hợp với kết quả phân tích theo phương pháp hóa học, phương pháp tán xạ năng lượng EDX, oxit nhôm đã bị hòa tách khỏi mẫu bùn thô ban đầu, vật liệu thu được chỉ còn chứa Goethite, Hematite có khả năng hấp phụ rất tốt với Asen [7]. So với Gibbsite Al(OH)3 thì Goethite FeO(OH) và Hematite Fe2O3 có khả năng hấp phụ As (V) tốt hơn [8]. Để nghiên cứu sự biến đổi của oxit/hidroxit sắt (ở đây là Goethite và Hematite) đối với các mẫu bùn đỏ biến tính được sấy và nung ở các nhiệt độ khác nhau như RM-90oC, RM-350oC, RM-800oC, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích theo phổ nhiễu xạ tia X, kết quả được tổng hợp ở bảng 1. (a) (b) P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 30 Bảng 1. Dạng tồn tại của oxit/hidroxit sắt và nhôm trong mẫu bùn đỏ thô RM và các mẫu bùn đỏ biến tính Dạng tồn tại của oxit/hidroxit sắt và nhôm Mẫu vật liệu Sắt Nhôm RM Goethite FeO(OH), Hematite Fe2O3 Gibbsite Al(OH)3 RM -Fe Goethite FeO(OH), Hematite Fe2O3 - RM -Fe 90 Goethite FeO(OH), Hematite Fe2O3 - RM-Fe 350 Hematite Fe2O3 - RM-Fe 800 Hematite Fe2O3 - Mẫu vật liệu RM-Fe 90 sấy ở nhiệt độ 90oC so với mẫu RM- Fe các oxit/hidroxit sắt vẫn giữ nguyên dạng tồn tại, nhưng đã có sự biến đổi một phần thành Fe2O3 do mất nước tự do, trên phổ đồ cho thấy hàm lượng goethite giảm xuống, hàm lượng hematite tăng lên. Tuy nhiên đến nhiệt độ cao hơn ở 350oC có sự hao hụt khối lượng lớn do mất nước của FeO(OH), các dạng Goethite đã chuyển thành Fe2O3 theo phản ứng [9]: 2FeOOH → Fe2O3 + H2O Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Alessandro và cộng sự là từ 250oC thì Goethite xảy ra quá trình mất nước, còn đến nhiệt độ từ 500-700oC thì sẽ mất nước hoàn toàn để tạo thành hematite [10]. Do đó ở nhiệt độ 350oC và 800oC vật liệu biến tính chỉ còn thấy có sự xuất hiện của tinh thể hematite Fe2O3. Sự biến đổi này sẽ liên quan đến diện tích bề mặt vật liệu và khả năng hấp phụ đối với As(V). d) Ảnh SEM của vật liệu RM và RM-Fe Từ hình ảnh SEM của hai loại vật liệu trước và sau khi biến tính ta thấy ở bùn đỏ thô RM các hạt vật liệu kết dính chặt với nhau thành những khối lớn, có thể đây là sự kết dính chủ yếu do nhôm hydroxit tạo nên. Còn đối với vật liệu biến tính RM-Fe với độ phóng đại 100.000 lần, thì thấy các hạt vật liệu có dạng hình cầu sắc nét xếp sắp ngẫu nhiên thành các khối chồng lên nhau trên bề mặt các hạt vật liệu, điều này chứng tỏ các thành phần kết dính ở dạng Al(OH)3, Ca(OH)2 hay SiO2.H2O đã bị loại bỏ gần như hoàn toàn, vật liệu chỉ còn là các hạt oxit/hydroxit sắt kích thước cỡ nanomet.e) Kết quả xác định diện tích bề mặt riêng BET Để xác định rõ sự biến đổi của bề mặt vật liệu khi biến tính ở các nhiệt độ khác nhau, chúng tôi đã tiến hành xác định diện tích bề mặt riêng của các vật liệu trước và sau khi biến tính theo phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ BET. Kết quả xác định được thể hiện trong bảng 2: Hình 4. Ảnh SEM của bùn đỏ thô RM (a), bùn đỏ biến tính RM- Fe (b). a b P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 31 Bảng 2. Diện tích bề mặt riêng của mẫu bùn đỏ thô (RM) và các mẫu bùn đỏ RM-Fe biến tính Mẫu Diện tích bề mặt riêng BET (m2/g) Bùn đỏ thô RM 40,71 RM- Fe 71,88 RM –Fe 90 64,20 RM-Fe 350 58,24 RM- Fe 800 23,72 So với mẫu bùn đỏ thô ban đầu thì bùn đỏ sau khi tách nhôm có diện tích bề mặt lớn nhất do các thành phần kết dính các hạt oxit/hydroxit sắt làm giảm diện tích bề mặt vật liệu đã bị tách loại, bên cạnh đó kích thước các hạt của nhôm và sắt cũng ảnh hưởng đến diện tích riêng bề mặt vật liệu; nên khi tách nhôm ra khỏi bùn đỏ thì diện tích bề mặt riêng của vật liệu đã tăng lên đáng kể [11]. Diện tích bề mặt của RM-Fe cao hơn so với diện tích bề mặt của các vật liệu RM-Fe 90, RM-Fe 350, RM-Fe-800 có liên quan đến sự biến đổi dạng tồn tại và biến đổi của goethite FeOOH sang Hematite Fe2O3. Qua các nghiên cứu cho thấy diện tích bề mặt của goethite cao hơn so với hematite, dẫn đến diện tích bề mặt giảm khi tăng nhiệt độ và sự hình thành của hematite [7, 12]. Kết quả phân tích trên đồ thị hình 5 cho thấy đường hấp phụ và giải hấp của hai vật liệu RM và RM- Fe đều thuộc kiểu IV,V theo phân loại của IUPAC, như vậy đa số lỗ xốp của vật liệu có kích thước trung bình. Diện tích bề mặt riêng của vật liệu RM-Fe tăng lên so với bùn đỏ thô ban đầu sẽ rất thuận lợi cho quá trình hấp phụ Asen. 3.2. Đánh giá sơ bộ khả năng hấp phụ của các vật liệu Để đánh giá sơ bộ khả năng hấp phụ của các loại vật liệu RM thô, RM- Fe, RM Fe 90, RM-Fe 350, RM-Fe 800, nghiên cứu được tiến hành như mô tả trên mục 2.2a với dung dịch As(V) có nồng độ ban đầu C0 = 1000 ppb, pH hấp phụ là 5, thời gian tiếp xúc hai pha là 150 phút. Kết quả đánh giá hiệu suất hấp phụ được trình bày ở hình 6. 0 20 40 60 80 100 120 0 0.3 0.6 0.9 1.2 L ư ợ n g c h ấ t h ấ p p h ụ ( cm 2 /g S T P Áp suất tương đối P/Po Hấp phụ Giải hấp (a) Hình 5. Đường hấp phụ giải hấp N2 và phân bố kích thước lỗ xốp của bùn đỏ thô RM (a) và bùn đỏ RM-Fe (b). 0 20 40 60 80 100 120 RM RM-Fe RM Fe 90 RM Fe 350 RM-Fe 800 H iệ u s u ấ t (H % ) Vật liệu Hình 6. Hiệu suất hấp phụ As(V) của các vật liệu. Từ kết quả thực nghiệm cho thấy vật liệu RM-Fe có hiệu suất hấp phụ As(V) cao nhất đạt 95,7% còn với bùn đỏ chưa biến tính là 69,5%, giá trị hấp phụ này hoàn toàn phù hợp với các kết quả phân tích cấu trúc của vật liệu. Do vậy chúng tôi lựa chọn vật liệu đã tách loại nhôm và sấy ở 60oC (RM-Fe) để khảo sát các bước tiếp theo. (b) P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 32 3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ Asen của vật liệu a) Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ Lượng chất hấp phụ có ảnh hưởng đến khả năng phân tán chất bị hấp phụ lên bề mặt vật liệu, do đó gây ảnh hưởng đến hiệu suất hấp phụ. Để lựa chọn được lượng chất hấp phụ tốt nhất cho quá trình hấp phụ, chúng tôi tiến hành cho lần lượt 0,3; 0,5; 1; 2; 3 g vật liệu khảo sát vào 50 ml dung dịch As(V) có nồng độ ban đầu 1000 ppb, tiến hành lắc trong thời gian 150 phút. Kết quả khảo sát được thể hiện ở hình 7. Theo kết quả khảo sát thì cả hai vật liệu bùn đỏ thô và bùn đỏ đã biến tính thì hiệu suất hấp phụ As(V) đều đạt giá trị cao nhất phù hợp với lượng chất hấp phụ là 0,5 g, hiệu suất của RM là 69,4%, với RM-Fe là 95,5%. Như vậy với nồng độ ban đầu của As không đổi, khối lượng vật liệu tăng không làm tăng hiệu suất hấp phụ vì với nồng độ cố định, tăng khối lượng chất hấp phụ sẽ cần một diện tích bề mặt lớn hơn, điều này cũng đúng với công thức tính hiệu suất hấp phụ ở mục 2.2.a, hiệu suất hấp phụ tỷ lệ nghịch với lượng chất hấp phụ [13]. b) Ảnh hưởng của pH Để khảo sát ảnh hưởng của pH đối với mẫu bùn đỏ RM và RM-Fe chúng tôi đã tiến hành điều chỉnh pH của dung dịch hấp phụ từ 2 đến 10 bằng dung dịch axit HCl hoặc NaOH 0,1M; dung dịch As(V) sử dụng có nồng độ ban đầu là 1000 ppb và thời gian tiếp xúc hai pha với 150 phút. Hiệu suất hấp phụ được tính theo công thức trình bày trong mục 2.1a và kết quả được trình bày trên hình 8. 0 20 40 60 80 100 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 H iệ u s u ất (H % ) Lượng chất hấp phụ (g) RM thô RM-Fe Hình 7. Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ của RM và RM-Fe. 0 20 40 60 80 100 120 0 2 4 6 8 10 12 H iệ u s u ất ( % ) pH RM -Fe RM Hình 8. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ As (V) của vật liệu RM và RM- Fe. Từ kết quả trên hình 6 cho thấy hiệu suất hấp phụ của cả hai vật liệu đều tăng dần theo pH của dung dịch, hiệu suất đạt giá trị ổn định và cao nhất ở pH từ 4-5, đến giá trị pH = 6 thì hiệu suất bắt đầu giảm. Điều này có liên quan đến điện tích trên bề mặt của vật liệu, sự có mặt của các nhóm hydroxyl OH- trên bề mặt của vật liệu và sự trao đổi proton (H+). Nhóm này vừa có khả năng cho và nhận proton theo độ pH của dung dịch khi tiếp xúc với pha rắn. Quá trình nhận proton trên bề mặt (S-OH + H+ ↔ S- OH2+) xảy ra trong môi trường axit, trong khi đó quá trình nhường proton (S- OH ↔ S-O- + H+) lại xảy ra trong môi trưởng kiềm [12, 14]. Theo các nghiên cứu thì As (V) tồn tại trong nước chủ yếu ở các dạng H3AsO4, H2AsO4 -, HAsO4 2-, AsO4 3-, trong đó ở pH = 2-6 dạng tồn tại chủ yếu là H2AsO4 -, pH =7 -10 tồn tại các dạng HAsO4 2-, AsO4 3- [12,13]. Các dạng tồn tại của asen (V) được hấp phụ trên bề mặt của oxit/hidroxit sắt tạo thành các phức monodentat theo phương trình [14]: ≡ FeOH + H3AsO4 = ≡ FeH2AsO4 + H2O ≡ FeOH + H2AsO4 - = ≡ FeHAsO4 - + H2O ≡ FeOH + HAsO4 2- = ≡ FeAsO4 2- + H2O Hơn nữa điện tích điểm không (pHpzc) của bùn đỏ nằm trong khoảng 8 ÷ 8,5 [13], của Hematite Fe2O3 là 6,7, của goethite là 6,8 [5,14] và khi pH dung dịch hấp phụ thấp hơn pHpzc, bề mặt vật liệu tích điện dương thì quá trình hấp P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 33 phụ thuận lợi đối với các anion. Trong khi đó As(V) chủ yếu tồn tại ở dạng anion nên giá trị pH hấp phụ tốt nhất với As(V) là trong môi trường pH < 7. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu suất hấp phụ As(V) cao nhất với RM-Fe đạt 95,7% ở pH = 5, với RM là 69,7% ở pH = 4 [15]. Chúng tôi đã lựa chọn các giá trị pH này để khảo sát các bước tiếp theo. c) Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc Để khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với vật liệu RM- Fe và RM thô; thực nghiệm được tiến hành với nồng độ As(V) ban đầu là 1000 ppb; pH dung dịch là với RM là 4, với RM-Fe là 5; thời gian tiếp xúc hai pha là 30, 60,90,120,150,180 và 240 phút. Kết quả được trình bày ở hình 9. Từ kết quả trên hình 6 cho thấy thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với vật liệu bùn đỏ thô RM là 120 phút, còn đối với vật liệu RM- Fe là 90 phút. Giá trị thời gian tiếp xúc giữa hai pha sẽ được sử dụng cho các bước khảo sát tiếp theo. 3.4. Nghiên cứu mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Các kết quả nghiên cứu quá trình hấp phụ As(V) trên vật liệu bùn đỏ thô RM và bùn đỏ biến tính RM-Fe được phân tích dựa trên 2 mô hình đẳng nhiệt phổ biến là Langmuir và Frendlich. Các thí nghiệm đươc tiến hành ở nhiệt độ phòng với nồng độ ban đầu của As(V) tăng dần từ 1 ppm đến 200 ppm, pH hấp phụ là 4 với RM; là 5 với RM-Fe, thời gian cân bằng với RM và RM-Fe lần lượt là 90 và 120 phút. Kết quả khảo sát về tải trọng hấp phụ của vật liệu được tính theo phương trình 1 và 2 trình bày trên mục 2.2b và đường hấp phụ đẳng nhiệt tương ứng được thể hiện trên hình 10. Hình 9. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất hấp phụ của vật liệu RM và RM-Fe. Bảng 3. Các thông số của hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir, Frendlich của vật liệu RM và RM-Fe Đẳng nhiệt Frendlich Đẳng nhiệt Langmuir Vật liệu N KF R 2 qmax (mg/g) KL R 2 RM 2,17 0,610 0,878 4,50 0,171 0,991 RM- Fe 1,84 0,680 0,980 7,57 0,093 0,990 Từ đồ thị trên có thể thấy rằng quá trình hấp phụ của ion As(V) trên cả 2 vật liệu phù hợp với mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir hơn là Frendlich. Điều này chứng tỏ rằng các tâm hấp phụ trên bề mặt vật liệu này tương đối đồng nhất và hiện tượng hấp phụ đơn lớp chiếm ưu thế hơn. Từ đó ta xác định được các giá trị thông số của hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ, hệ số tương quan của phương trình hồi quy, kết quả được trình bày ở bảng 3. Tải trọng hấp phụ As(V) của vật liệu RM là 4,50 mg/g, còn với vật liệu biến tính RM-Fe tải trọng hấp phụ đạt 7,57 mg/g. P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 34 y = 0.222x + 1.291 R² = 0.991 0 10 20 30 40 0 30 60 90 120 150 180 C e /q e Ce (mg/l) y = 0.459x - 0.214 R² = 0.878 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 lo g q e log Ce y = 0.132x + 1.412 R² = 0.990 0 5 10 15 20 0 20 40 60 80 100 120 140 C e/ q e Ce (mg/l) y = 0.542x - 0.167 R² = 0.980 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 lo g q e log Ce Hình 10. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir và Frendlich của vật liệu RM (a), (b) của vật liệu RM-Fe (c), (d). 4. Kết luận Bùn đỏ thô lấy tại nhà máy sản xuất Alumin Tân Rai được tách loại nhôm và các thành phần tan trong kiềm bằng dung dịch NaOH, vật liệu thu được đem sấy và nung ở các nhiệt độ khác nhau. Các dạng vật liệu thu được được phân tích các cấu trúc đặc trưng và khảo sát khả năng hấp phụ với As(V) trong môi trường nước. Vật liệu biến tính RM-Fe sấy 60oC trong 24 h có khả năng hấp phụ cao nhất đối với As(V) ở pH 5, thời gian cân bằng hấp phụ là 90 phút, hiệu suất hấp phụ đạt 95,7%, dung lượng hấp phụ tối đa của vật liệu theo mô hình Langmuir đạt 7,57 mg/g. Tài liệu tham khảo [1] D.K. Nordstrom (2012), Worldwide occurrences of asenic in ground water, Science, Vol. 296 (21), pp.2143-2145. [2] A.H.Smith, P.A. Lopipero, M.N. Bates, C.M. Steinmaus (2002), Arsenic epidemiology and drinking water standards, Science, Vol. 296 (21), pp.2145-2146. [3] S. Dxit, J.G Hering (2003), Comparison of arsenate (V) and arsenic (III) sorption onto iron oxide minerals: implication for arsenic mobility, Environment Science Techlology Vol.37, pp. 4142-4189. [4] J.I. Zhang, R. Stanforth, S.O. Pehkonen (2008), Irreversible adsorption of methyl arsenic, arsenate and phosphate onto goethite in arsenic and phosphate binary system, Journal Colloid Interface Science Vol. 317, pp. 35-43. [5] H. Soner Altundogan, Sema Altundogan, Fickert Tumen, Memnune Bildik (2001), Arsenic adsorption from aqueuous solution by activated red mud, Water Management Vol. 22, pp.357-363. [6] Vũ Đức Lợi, Dương Tuấn Hưng, Nguyễn Thị Vân (2015), Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen từ bùn đỏ biến tính, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học, Vol. 20, tr.140-151. (a) (b) (c) (d) P.T.M. Hương và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35 35 [7] Javier Gimenez, Maria Martınez , Joan de Pablo, Miquel Rovira, Lara Duro (2007), Arsenic sorption onto natural hematite, magnetite, and goethite, Journal of Hazadous Materials Vol.141, pp.575-570. [8] Dion E.Giles, Mamata Mohapatra, Touma B.Issa, Shashi Anand, Pritam Singh (2011), Iron and aluminium based adsorption strategies for removing arsenic from water, Journal of Environmental Management Vol. 92, pp. 3011-3022. [9] PGS.TS Nguyễn Đức Vận (2013), Hóa học vô cơ, Tập 2- Các kim loại điển hình, NXB Khoa học và kỹ thuật. [10] Alessandro F.Gualtieri and Paolo Venturelli (1999), In situ study of the goethite-hematite phase transformation by real time syndrotron powder diffraction, American Mineralogist, Vol. pp. 895-904. [11] Youngran Jeong (2005), The adsorption of arsenic (V) by iron (Fe2O3) and aluminum (Al2O3) oxide, Restrospective These and Dissertation. [12] Yannick Mamindy-Pajany, Charlotte Hurel, Nicolas Marmier, Michele Rome (2008), Arsenic adsorption onto hematite and goethite, C.R. Chimie, Vol. 12, pp.876-881. [13] Ramesh Chandra Sahu, Raijkishore Patel, Bankim Chandra Ray (2010), Utilization of activated CO2- neutralized red mud for removal of arsenate from aqueous solution, Journal of Hazardous Materials, Vol. 179, pp. 1007-1013. [14] Suvasis dixit and Janet G. Hering (2003), Comparison of arsenic (V) and arsenic (III) sorption onto iron oxide minerals: Implications for arsenic mobility, Environment Science Techlonogy, Vol. 37, pp. 4182-4189. [15] Paola Castaldi, Margherita Silvetti, Stefano Enzo, Pietro Melis (2010), Study of sorption processes and FT-IR analysis of arsenate sorbe onto red mud (a bauxite ore processing waste), Journal of Hazadous Materials Vol. 175, pp.172-178. Study on the Adsorption of Arsenate in Aqueous Solution by Tay Nguyen Red Mud after Separating the Aluminium and other Soluble Components in Alkaline Solution 
 Pham Thi Mai Huong1, Tran Hong Con2, Tran Thi Dung2 1Hanoi University of Industry, 298 Cau Dien, Hanoi, Vietnam 2VNU Hanoi University of Science, 19 Le Thanh Tong, Hanoi, Vietnam Abstract: Tay Nguyen red mud which is the waste material of alumina production from bauxite, contains some metal oxides such as iron oxide, aluminum oxide, silicon dioxide, titanium dioxidein which iron oxide content ranges from 45% to 55% accounting for its red colour. The iron oxide and oxyhydroxides (FeOOH) have high adsorption ability for heavy metals such as As, Pb,Cu, Cd In this study, sodium solution was used to separate aluminum oxide and other metals which are soluble in alkaline solution, from Tay Nguyen red mud. The new material containing only iron oxide, iron oxyhydroxide which are not soluble in alkaline solution was washed with distilled water until the pH of 7, then was dried at 60oC for 24h. The new material was used to adsorb As(V) in aqueous solution. The results showed that the optimum adsorption reached when pH was 5, the equilibrium time of 90 minutes and the adsorption capacity determined from Langmuir isothermal equation reached 7.57 mg/g for As(V).

 Keywords: Tay Nguyen red mud, separated aluminium, adsorption of arsenate.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4050_49_7484_3_10_20170428_1016.pdf