MỤC LỤC
Chương I : KHảO SáT Và ĐáNH GIá HIệN TRạNG NĂNG LựC KIểM TRA THử
NGHIệM THIếT Bị ĐIệN GIA DụNG TạI VIệT NAM
Chương II
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TIÊU
CHUẨN KỸ THUẬT LIÊN QUAN 14
Chương III
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KIỂM TRA
THỬ NGHIỆM THIÉT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG 20
Chương IV
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TẠI CÁC CƠ SỞ CHẾ TẠO THIẾT BỊ GIA
DỤNG TRONG NƯỚC 23
Kết luận 68
71 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Đối với các sản phẩm điều hòa không khí hai chiều (hay bơm nhiệt) có ba loại
điều kiện gia nhiệt được xác định. Chi tiết được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4: Nhiệt Độ Kiểm Định Cho Điều Kiện “T1”
Làm lạnh Công suất lạnh Làm lạnh tối đa
T1 T2 T3 T1 T2 T3
Không khí vào phía
trong nhà
Bầu khô 27 21 29 32 27 32
Bầu ướt 19 15 19 23 19 23
Không khí vào phía
ngoài nhà
Bầu khô 35 27 46 43 35 52
Bầu ướt 24 19 24 26 24 31
Gia nhiệt H1 H2 H3 Gia nhiệt tối thiểu
Không khí vào phía
trong nhà
Bầu khô 20 20 20 20
Bầu ướt 15 15 15 ~
Không khí vào phía
ngoài nhà
Bầu khô 7 2 -7 -5
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
42
Bầu ướt 6 1 -8 -6
Việc điều chỉnh các quy trình kiểm định trên toàn vùng đã giúp ích cho các nhà
quản lý chương trình, các nhà cung cấp, và các phòng thí nghiệm kiểm định.
Một mô hình chỉ phải kiểm định một lần và, với điều kiện kiểm định được tiến
hành tại một phòng thí nghiệm kiểm định được công nhận, có thể chấp nhận các
kết quả ở hầu hết các quốc gia cho từng chương trình của từng nước. Các mô
đen có mức hiệu quả cao hơn có thể tiếp cận thị trường. Một phòng thí nghiệm
kiểm định được công nhận có thể có đủ năng lực để thực hiện công việc cho các
khách hàng nước ngoài.
4.2 MỨC ĐỘ NGHIÊM NGẶT
Mức độ nghiêm ngặt ít nhiều dao động giữa các quốc gia; các nước có các
chương trình lâu năm có xu hướng đề ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Mức hiệu
quả của các mô đen trên thị trường có thể phản ánh những yêu cầu mà chương
trình tại nước đó đề ra. Ở những nước có kỳ vọng thấp vào mức hiệu quả, các
mô đen hiệu quả thấp chiếm ưu thế. Các nhà sản xuất quốc tế có khuynh hướng
bán những mô đen hiệu quả thấp ở các quốc gia có mức kỳ vọng thấp, nhưng
vẫn bán các mô đen có hiệu quả cao ở những quốc gia có kỳ vọng cao về hiệu
quả năng lượng.
Biểu đồ dưới đây cho thấy mức độ nghiêm ngặt có tính so sánh trong việc dán
nhãn các sản phẩm điều hòa không khí hệ dàn rời cỡ nhỏ (loại phổ biến nhất) tại
một số nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tỉ lệ này là nghịch đảo của
COP (hệ số chuyển hóa năng lượng); so sánh trực tiếp mức sử dụng năng lượng.
Phần thấp hơn, màu xanh cho thấy dải hiệu suất tương ứng nhóm hiệu suất
nghiêm ngặt nhất (ví dụ: một nhãn có sáu sao); các phần trên (nhìn chung có
màu đỏ) cho thấy dải hiệu suất tương ứng với nhóm có hiệu suất thấp nhất (ví
dụ: không có sao). Mức thấp nhất không nằm ngoài phạm vi xếp hạng sẽ có yêu
cầu tối thiểu về hiệu quả năng lượng.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
43
Hình 9 : So Sánh Các Yêu Cầu Dán Nhãn Cho Điều Hòa Không Khí Hệ
Dàn Rời Cỡ Nhỏ
Ghi chú: Small split: dàn rời cỡ nhỏ
4.3 GHI CHÚ CHO TỪNG QUỐC GIA
Hàn Quốc có một chương trình lâu năm, và do đó có một tiêu chuẩn hiệu suất
năng lượng tối thiểu nghiêm ngặt, sự khác nhau giữa các mô đen tốt nhất và tối
nhất trên thị trường là tương đối nhỏ.
Singapore không có tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu, và do vậy dải
hiệu suất của nước này tương đối rộng. Một đặc điểm thú vị của chương trình ở
nước này là chỉ có loại có biến tần (nhiều tốc độ) là đủ tiêu chuẩn được công
nhận cấp cao nhất.
Nhật Bản có điểm độc đáo là yêu cầu của chương trình đối với hiệu quả trung
bình của tất cả sản phẩm được bán. Chỉ có hai mức được xác định cho các nhãn
năng lượng: một cho các mô đen đã đạt được mức mục tiêu, và một cho các mô
đen có hiệu quả thấp hơn mức mục tiêu.
Small split
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
44
Úc và Niu Di Lân vẫn chưa thay đổi các yêu cầu phân mức nhãn, nhưng đã đưa
ra tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu nghiêm ngặt hơn. Kết quả là các
mức nhãn cho hiệu quả năng lượng thấp hơn đã biến mất. Trong ví dụ được đưa
ra, chỉ có ba mức hiệu quả (trong số sáu mức) là có giá trị.
Thái Lan có một chương trình lâu năm. Từ khi chương trình bắt đầu, các mức
nhãn đã thay đổi nhiều lần và chi tiết trên thiết kế của nhãn đã thay đổi để, ví dụ
như, có thể phân biệt giữa Mức 4 của năm ngoái và Mức 4 của năm nay; mức
năm sau sẽ có hiệu quả cao hơn. Dán nhãn năng lượng là tự nguyện, và hai mức
thấp nhất không được sử dụng; các nhà cung cấp không muốn có các nhãn
“kém” trên sản phẩm của họ.
Ấn Độ và Trung Quốc có chương trình dán nhãn tương đối “trẻ”, và đang trong
quá trình điều chỉnh các mức của họ. Ấn Độ đang đẩy các mức lên cao hơn một
mức, để ví dụ như một mô đen nhận 4 sao sẽ trở thành một mô đen 3 sao. Trung
Quốc đang loại bỏ mức tồi nhất, là Mức 5. (Điều này đặt ra câu hỏi điều gì sẽ
xảy ra với các mô đen có hiệu quả thấp; rủi ro là các mô đen này có thể bị đưa
sang các nước khác, đặc biệt những nước có Mức 5 là mức cao nhất.)
Hồng Kông không có tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu, và do đó có dải
hiệu suất rộng. Nhưng nhãn có bao gồm các chi tiết về hiệu suất của sản phẩm.
Philippines chưa có nhãn với các mức, nhưng thay vào đó nước này đưa ra các
chi tiết về hiệu suất.
Các chương trình điều chỉnh định kỳ yêu cầu về tính nghiêm ngặt của mình. Ở
một quốc gia không sản xuất điều hòa không khí, những thay đổi này có thể
được thực hiện nhanh chóng. Các nhà nhập khẩu chỉ cần đặt hàng các mô đen có
mức tiết kiệm cao hơn. Nhưng nếu trong nước có sản xuất, việc lựa chọn thời
điểm và các mức nghiêm ngặt phải được điều chỉnh cho phù hợp với năng lực
của nhà sản xuất trong nước. Tương tự, thông báo về việc chuyển từ kế hoạch
dán nhãn tự nguyện sang bắt buộc phải đủ dài để các nhà sản xuất có thể điều
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
45
chỉnh và tiến hành kiểm định cần thiết. Việc có được sự sẵn lòng tham gia và hỗ
trợ của các ngành là rất quan trọng đối với thành công của một chương trình tiết
kiệm năng lượng.
4.4 THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM
Hiện nay, quy trình kiểm định của Việt Nam tương đồng với các nước khác,
nhưng điều kiện kiểm định lại khác, sử dụng điều kiện T3 (điều kiện sa mạc)
thay vì T1 (điều kiện nhiệt đới). Điều này có thể gây khó khăn. Các nhà cung
cấp điều hòa không khí hiện kiểm định và coi hệ số tiết kiệm năng lượng là một
cách hình dung tốt về hiệu quả của sản phẩm tại điều kiện kiểm định T1. Mức
tiết kiệm ở điều kiện kiểm định T3 không được biết tới, mặc dù nhiều khả năng
các mô đen sẽ được thiết kế lại để hoạt động tại nhiệt độ cao hơn, và cũng sẽ đắt
đỏ hơn, nhưng nhìn chung các mô đen được đánh giá vào khoảng hai mức thấp
hơn. Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, chúng tôi khẩn thiết đề nghị thay đổi
yêu cầu kiểm định là ISO 5151 điều kiện T1.
Chúng tôi cũng đề xuất việc cân nhắc liệu có nên nêu rõ kiểm định làm lạnh tối
đa T1 là một kiểm định bổ sung. Điều này sẽ gia tăng chi phí kiểm định và tuân
thủ, nhưng có thể giúp đảm bảo sự hài lòng của người sử dụng. Quyết định nên
dựa phần nào vào số giờ vượt quá các điều kiện ngoài trời T1 mỗi năm, vào số
lượng bao nhiêu và bao lâu mỗi lần.
4.5 THIẾT KẾ NHÃN
Thiết kế nhãn phần lớn phụ thuộc vào văn hóa mỗi nước. Các mức tiết kiệm và
các mức tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu thường không tương đồng.
Một số quốc gia thay đổi dải hiệu quả năng lượng của các mức khác nhau dựa
theo công suất và loại điều hòa. Những nước khác có một bộ yêu cầu riêng cho
dán nhãn, mặc dù mức tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) có thể
khác nhau tùy theo công suất. Cần cân nhắc khi quyết định sử dụng cách thức
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
46
nào. Do các mô đen có kích thước lớn hơn có xu hướng có hiệu quả năng lượng
kém hơn, và do đó đối với cùng một mức nhãn cho trước các yêu cầu về hiệu
quả năng lượng của nhãn này thấp hơn, có nguy cơ rằng các khách mua tiềm
năng có thể thích lựa chọn một mô đen có công suất lớn hơn và nhãn được xếp ở
mức cao hơn nhưng lại có mức hiệu quả thực tế thấp hơn so với một mô đen có
công suất nhỏ hơn (dù hợp lý hơn) nhưng hiệu quả cao hơn với một nhãn được
xếp thấp hơn.
4.6 VẤN ĐỀ “BÁN HÀNG Ế THỪA RA NƯỚC NGOÀI”
(DUMPING)
Các công ty liên quốc gia thường điều chỉnh sản xuất của họ, tạo ra các mô đen
có mức tiết kiệm cao ở những nước có tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu
nghiêm ngặt nhưng lại tạo ra các mô đen có mức tiết kiệm thấp ở những nước áp
dụng tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu ít nghiêm ngặt hơn hoặc thiếu những yêu cầu
về hiệu suất năng lượng tối thiểu. Do đó, việc đề ra một mức nghiêm ngặt quá
thấp (kể cả đối với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu và mức nhãn thấp
nhất) đều có rủi ro biến một nước thành nơi bị các nước khác “chôn lấp” những
sản phẩm tồi nhất của họ.
4.7 SẢN PHẨM CÓ BIẾN TẦN
Các sản phẩm có biến tần thường có hiệu quả kém hơn chút ít khi hoạt động ở
công suất định mức, nhưng lại hiệu quả hơn đáng kể khi hoạt động ở các tải thấp
hơn. Trong thực tế vận hành, các mô đen có biến tần được công nhận rộng rãi là
sử dụng ít điện hơn đáng kể so với các mô đen tuần hoàn. Điều này đã được một
số quốc gia cân nhắc khi ấn định phân mức nhãn, với hệ số tiết kiệm năng lượng
danh nghĩa được rút ra từ kết quả kiểm định ở cả chế độ toàn tải và một phần tải.
Singapore đã đi một bước xa hơn, bằng việc chỉ công nhận mức cao nhất cho các
mô đen có biến tần. Mặt khác, một số quốc gia có thể quan tâm hơn đến việc
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
47
giảm tải giờ cao điểm để phân biệt với tiết kiệm năng lượng tổng, và do đó tiếp
tục đánh giá điều hòa không khí ở công suất định mức của sản phẩm.
Có lẽ sẽ là một chiến lược hợp lý khi công nhận mức tiết kiệm hữu hiệu của các
mô đen có biến tần bằng cách: mức hiệu quả năng lượng của mô đen phục vụ
các mục đích dán nhãn được dựa trên sự kết hợp của hiệu quả ở chế độ toàn tải
và một phần tải, cũng như khi yêu cầu mức hiệu suất tối thiểu (MEPS) tại công
suất danh định tương tự như của các mô đen không có biến tần.
5 TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG CẢI THIỆN VỀ MỨC HIỆU QUẢ
NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ BÁN LẺ
Cả điều tra và xem xét sơ bộ các mô đen điều hòa không khí trên thị trường Việt
Nam đều cho thấy không có hoặc ít có quan hệ giữa giá bán lẻ và mức hiệu quả
hiện nay. Nhưng công việc thiết kế và phát triển để sản xuất các mô đen có mức
hiệu quả cao hơn, cùng những thay đổi kèm theo đối với dây chuyền sản xuất,
đều gánh một chi phí cần được thu hồi bằng cách bán với giá cao hơn. Do đó,
các chi phí gia tăng đi kèm với các mô đen có mức tiết kiệm cao hơn đã được dự
toán, và thời gian hoàn vốn được kỳ vọng nhờ chi phí vận hành thấp hơn cũng
được tính toán.
Dữ liệu về giá thành được lấy cho nhiều loại khác nhau. Trong khi giá thành
không phải lúc nào cũng liên hệ mật thiết với chi phí, phần lớn dữ liệu được lấy
từ một nhà phân phối/bán lẻ lớn. Giá thành do vậy có một cơ sở chung và có căn
cứ để sử dụng cho mục đích so sánh.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
48
Trendline equation is Price = 2,000,000 x kW + 1,000,000
0
5,000,000
10,000,000
15,000,000
20,000,000
25,000,000
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Cooling capacity (kW)
Price (VND)
Hình 11
Mối Quan Hệ Giữa Công Suất Lạnh Và Giá Thành
Ghi chú: Phương trình đường xu hướng là Giá thành = 2.000.000 x kW +
1.000.000
Price: giá thành
Cooling capacity: công suất lạnh
Để xác định sự ảnh hưởng của mức hiệu suất lên giá thành, dao động giá cùng
công suất lạnh được cân nhắc. Thể hiện mối quan hệ này, và dù có mức phân tán
rộng, có thể biểu diễn một cách đơn giản mối quan hệ nền tảng này bằng một
mức giá cố định 1 triệu VNĐ cộng với 2 triệu VNĐ cho mỗi kilowatt công suất
lạnh.
Sự chênh lệch so với giá thành dự kiến được xem xét để xác định tác động của
mức hiệu suất lên giá thành. Hình 10 cho thấy kết quả. Mối tương quan giữa giá
thành và hiệu suất là có nhưng yếu. Các đặc điểm khác có lẽ cũng ảnh hưởng
đến việc định giá. Ví dụ, các mô đen mới hơn dễ có các tính năng bổ sung và có
giá cao hơn bất kể chi phí cũng như ngẫu nhiên có mức tiết kiệm cao hơn. Vì
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
49
vậy, ngay cả khi có sự tăng giá ở những mẫu có mức tiết kiệm cao hơn, đây
không nhất thiết là mối quan hệ nhân quả.
Hình 10: Tác Động Của Mức Hiệu Quả Lên Giá Thành
Ghi chú: Comparative price: giá tương đối
EER: hệ số tiết kiệm năng lượng
Một ngoại lệ đối với các nhận định trên có thể là việc tăng mức tiết kiệm đi kèm
với các mô đen có biến tần. Ba mô đen có mức tiết kiệm cao nhất đều thuộc loại
biến tần. Giá của các loại này cao hơn giá trung bình từ 30% đến 50%.
Để phục vụ mục đích phân tích, dao động giá thường được cho là có liên quan
tới hiệu quả, cho dù kinh nghiệm cho thấy trong thực tế điều này không thực sự
xảy ra. Đối với nghiên cứu này, dữ liệu chỉ ra rằng một mối quan hệ có dạng
chi phí ≈ 0,4 + 0,2 x hệ số tiết kiệm năng lượng (EER)
sẽ là phù hợp và nếu đánh giá quá cao việc tăng giá thành gắn với hiệu mức hiệu
quả. (Áp dụng công thức khiến EER tăng từ 3 lên 4, chi phí tăng 20 %.)
6 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ
Variation of EER with Comparative Price
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
2.5
0 1 2 3 4 5
Comparative price
EER
Dao động của hệ số tiết kiệm năng lượng (EER) so với giá tương đối
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
50
Mỗi nhà sản xuất hay nhập khẩu cuối cùng sẽ cố gắng tính toán lợi ích của mỗi
đầu tư vào việc cải thiện hiệu quả năng lượng xét trên phương diện chi phí vận
hành giảm được cho người tiêu dùng, và làm cách nào để so sánh việc tái định vị
mô đen điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng hơn với các mô đen khác trên
thị trường. Mặt khác, Bộ Công Thương phải xác định được lượng năng lượng
tiết kiệm được, chi phí bổ sung đối với khách hàng mua các sản phẩm này, và hệ
quả đối với môi trường của việc nâng cao mức hiệu quả của toàn bộ thị trường
điều hòa không khí. Dữ liệu thị trường và phân tích chi phí cải tiến hiệu suất
được sử dụng để xác định chi phí kinh tế và mức tiết kiệm đạt được trong tiêu
thụ năng lượng của người tiêu dùng, giai đoạn hoàn vốn, v.v.
Mỗi người cần nhận ra rằng các dự án hiệu quả năng lượng có tác động ở nhiều
cấp khác nhau. Người tiêu dùng tiết kiệm chi phí tiền điện; nhà sản xuất có thể
bán sản phẩm có giá trị cao hơn; có thể giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng
lượng (bao gồm nhà máy điện và đường dây truyền tải). Các chương trình hiệu
quả năng lượng nên được thiết kế sao cho mọi bên đều có lợi, và đảm bảo rằng
đây là phân tích kinh tế điển hình cần được thực hiện ở cấp độ cá nhân và quốc
gia.
6.1 PHÂN TÍCH SƠ BỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Các thiết bị dàn rời cỡ nhỏ là loại phổ biến nhất, cũng như dễ chịu ảnh hưởng
nhất từ các yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Một phân tích sơ bộ được dựa trên các
thông số sau:
• Hệ số tiết kiệm năng lượng trung bình (W/W) là 2,9 (kết quả từ điều tra dữ
liệu theo dạng đồ thị)
• Giá trung bình của một thiết bị điều hòa không khí được tính bằng
VND 1.000.000 + (2.000.000 x công suất tính đơn vị là kW) (xem Phần 5)
• Dao động giá với hệ số tiết kiệm năng lượng (EER) được tính bằng
chi phí ≈ 0,4 + 0,2 x EER (xem Phần 5)
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
51
• Giá thành biên của điện = 1.800 VND trên một kWh
Các dữ liệu này được sử dụng để tính toán thời gian hoàn lại nhờ số giờ vận
hành ở chế độ toàn tải đối với hai loại điều hòa không khí có kích thước thông
dụng nhất, bao gồm công suất lạnh khoảng 7.000 BTU/h và 12.500 BTU/h. Các
kết quả được cho trong Bảng 5 và Bảng 6 dưới đây.
Bảng 5: Số giờ sử dụng để hoàn lại chi phí tăng
thêm cho một máy điều hòa không khí 7500
BTU/h có mức hiệu quả cao hơn
Từ\Đến Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Mức 1 1869 2067 2312 2623
Mức 2 2265 2534 2875
Mức 3 2802 3180
Mức 4 3557
Bảng 6: Số giờ sử dụng để hoàn lại chi phí tăng
thêm cho một máy điều hòa không khí 12.500
BTU/h có mức hiệu quả cao hơn
Từ\Đến Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Mức 1 1730 1913 2141 2429
Mức 2 2097 2346 2662
Mức 3 2595 2944
Mức 4 3293
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
52
Điểm thú vị cần lưu ý là thời gian hoàn lại không thay đổi nhiều cùng với mức
độ cải thiện. Cải thiện nhiều hơn không làm tăng thời gian hoàn lại nhiều như dự
kiến, mặc dù lợi ích có thể giảm khi hiệu quả tiếp tục được cải thiện.
Điều này cho thấy chiến lược có lẽ thực sự tốt hơn là hướng ngay tới mức hiệu
quả cao, chứ không cải thiện dần dần. Người tiêu dùng có được lợi ích cần thiết
trong cùng một khoảng thời gian, và lợi ích cho cơ sở hạ tầng (giảm nhu cầu nên
cần ít nhà máy điện mới hơn và ít áp lực hơn lên mạng lưới truyền tải) lớn hơn
rất nhiều. Ngoài ra, nhà sản xuất cũng gặp ít biến động hơn.
6.2 LỢI ÍCH QUỐC GIA – MỨC TĂNG NHU CẦU TỐI ĐA CHẬM
HƠN
Lợi ích quốc gia bao gồm tổng lượng năng lượng tiết kiệm được (cộng với bất
kỳ giá trị nào thu được nhờ lượng phát thải chất gây ô nhiễm và khí nhà kính đã
giảm được) nhưng chủ yếu là chi phí được hoãn lại nhờ công suất phát điện bổ
sung.
Điều hòa không khí vẫn là một thiết bị tương đối mới ở Việt Nam; phần lớn thiết
bị bán được không phục vụ mục đích thay thế mà để lắp mới. Một số ít có thể là
lắp bổ sung, và có lẽ ít được sử dụng thường xuyên hơn so với những máy đã có
trong cùng một hộ gia đình. Tuy nhiên, do kích thước danh nghĩa phổ biến nhất
của điều hòa không khí là một mã lực, và doanh số hàng năm vào khoảng
500.000, nên công suất lắp thêm vào khoảng 350 MW mỗi năm. Một báo cáo
nội bộ của Bộ Công Thương2 sử dụng các dữ liệu được báo cáo chi tiết về doanh
số đã tính toán tải kết nối thêm trong năm 2007 là 322 MW, trong khi số liệu
cho năm 2008 ngoại suy từ tám tháng đầu năm là 354 MW. Tải trùng hợp (nghĩa
là mức tăng phụ tải đỉnh do điều hòa không khí mới) sẽ không tới 100% mà thấp
hơn. Một số điều hòa không khí sẽ không hoạt động; số khác sẽ chạy ở công
2 Báo cáo nội bộ của Bộ Công Thương “Báo cáo chung về thiết bị điều hòa không khí và tủ lạnh bán trong năm
2007-2012”.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
53
suất thấp hơn. Có thể hy vọng một hệ số tải vào khoảng 70%, khiến phụ tải đỉnh
bổ sung vào khoảng 250 MW mỗi năm.
Có thể dự tính tiềm năng giảm mức tải này như sau. Thanh tra các dữ liệu về
hiệu suất hiện nay cho thấy hệ số tiết kiệm năng lượng trung bình là 2,9, và
nghịch đảo, hệ số WVÀO/WRA, là 0,35. Việc tăng trung bình một mức sẽ giảm
được 0,035 cho hệ số WVÀO/WRA này hay tương đương 10 phần trăm. Xét lâu
dài hơn, trung bình việc cải thiện hiệu suất được tối đa hai mức là có thể hy
vọng, mang lại mức giảm 20 phần trăm. Điều này sẽ giảm mức tăng hàng năm
của nhu cầu tối đa từ 250 MW xuống còn 200 MW.
Trong khi nhiều khả năng doanh số hàng năm của thiết bị điều hòa không khí
tăng, thì doanh số tăng sẽ dễ tăng độ bão hòa (số lượng điều hòa không khí trong
một hộ gia đình) khác với tăng độ thâm nhập (số hộ gia đình có ít nhất một thiết
bị điều hòa không khí). Tăng độ bão hòa sẽ khiến tăng ít hơn tải tối đa trùng
hợp.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nhiều khả năng sẽ tính toán chi phí sản xuất
mới cho Việt Nam. Ở các quốc gia khác, giá trị này thường vào khoảng giữa
1.000 USD và 2.000 USD cho mỗi kW công suất. Do đó, công suất phát 50 MW
điện tốn khoảng từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD. Mạng lưới phân phối cũng
có thể có liên quan.
6.3 LỢI ÍCH QUỐC GIA – TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Ước lượng mức tiết kiệm năng lượng tiềm năng chỉ là con số sơ bộ. Có quá
nhiều khác biệt trong việc sử dụng, và thậm chí mối quan hệ giữa công suất lạnh
được mua và yêu cầu lạnh thực tế cũng chưa được biết thấu đáo. Vì vậy, việc lập
hai bản ước lượng tiếp cận vấn đề từ hai góc độ khác nhau là việc làm thực tế.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
54
Báo cáo nội bộ của Bộ Công Thương được đề cập tới ở trên dự tính mức tiết
kiệm hàng năm tiềm năng là 46 GWh, tăng thêm và góp lại. Bộ cho rằng cải tiến
về kỹ thuật giúp tiết kiệm 20%, chủ yếu nhờ sử dụng các mô đen có biến tần.
Có thể thấy từ kết quả điều tra, việc sử dụng điện của điều hòa không khí trung
bình khoảng hơn 500 kWh mỗi năm. Với lượng doanh số sắp đạt nửa triệu thiết
bị mỗi năm, tổng lượng điện sử dụng thêm mỗi năm sẽ lên tới 250 GWh. Tiềm
năng tiết kiệm nhờ cải thiện được một mức trên ghi nhãn là 10% (như trên),
tương đương 25 GWh mỗi năm tăng thêm và góp lại. Tiết kiệm nhờ tăng hai
mức, khả thi về lâu dài, tương đương 50 GWh mỗi năm. Con số này khớp với
ước tính của Bộ Công Thương.
7 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
7.1 ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG
Một điều tra đối với 31 nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối điều hòa không
khí lớn nhất chỉ ra rằng có xấp xỉ 500.000 máy điều hòa cỡ từ nhỏ đến vừa được
bán trong năm 2008 ở Việt Nam, mức hiệu quả năng lượng dao động từ rất thấp
tới cao, và các sản phẩm được sản xuất trong nước không phải là các sản phẩm
có mức hiệu quả thấp nhất hoặc cao nhất. Kết quả điều tra cũng cho thấy không
có mối liên quan mật thiết giữa giá thành và mức hiệu quả năng lượng của điều
hòa không khí.
7.2 ĐIỀU TRA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chỉ một phần ba người được hỏi trong điều tra giải thích đúng nhãn. Nhãn cần
được sửa đổi và kiểm định kỹ lưỡng với người tiêu dùng để đảm bảo cho nhãn
được hiểu đúng và “ngay lập tức” cũng như giúp người tiêu dùng lựa chọn một
mô đen hiệu quả hơn. Cũng cần kiểm định để tìm hiểu các chủ đề khác liên quan
tới chương trình thí điểm và tới các tiêu chuẩn tổng quát hơn cùng nỗ lực dán
nhãn. Ví dụ, sẽ tốt nếu nghiên cứu các thông điệp và kênh nào là hiệu quả nhất
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
55
trong một chiến dịch tiếp thị xã hội để thúc đẩy sự chú ý và việc sử dụng nhãn,
và để thăm dò người tiêu dùng nhìn nhận sự phù hợp giữa nhãn xác nhận và
nhãn so sánh như thế nào. Nghiên cứu này sẽ không chỉ góp phần mang lại một
nhãn và chiến dịch tiếp thị tốt, mà còn giúp đảm bảo rằng nhãn sẽ không dễ
dàng bị thay đổi, do nhãn đã dựa trên thị hiếu người tiêu dùng. Ví dụ là các nhãn
về hiệu quả năng lượng được sử dụng tại các quốc gia láng giềng trong Phụ Lục
F.
Cả hai điều tra đều cho rằng thị trường điều hòa không khí đang tăng trưởng với
tốc độ nhanh chóng, nhấn mạnh yêu cầu phải hành động với chương trình tiêu
chuẩn và dán nhãn. Đối tượng tiềm năng nhất là các gia đình trẻ hơn, khá giả, và
được học hành. Dù nam giới thường tham gia vào hầu hết quyết định mua thiết
bị, phụ nữ lại là động lực sau mỗi quyết định lựa chọn sản phẩm trong gia đình.
Bất kỳ nỗ lực tiếp thị nào cũng cần lôi cuốn nhóm đối tượng tiềm năng chung và
nữ giới cũng như nam giới.
Độ tin cậy/độ bền, cùng với giá thành và nhãn hiệu, tỏ ra là sự kết hợp các yếu
tố quan trọng nhất trong việc chọn mua một thiết bị điều hòa không khí. Điều
này gợi ý rằng việc mua máy điều hòa không khí hiện nay là tìm mua giá trị chứ
không phải giá tuyệt đối. Người tiêu dùng tỏ ra cởi mở với thông tin về mức tiết
kiệm năng lượng và cách nó ảnh hưởng tới chi phí vận hành máy điều hòa nhiệt
độ. Nhiều người nói rằng họ sẽ trả nhiều tiền hơn để có được máy điều hòa nhiệt
độ có mức tiết kiệm cao nếu điều này góp phần giảm số lần mất điện.
Nếu thiết bị điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng tích hợp các tính năng liên
quan tới sức khỏe được cải thiện và tính tiện lợi, thì các tính năng này rất có thể
sẽ tăng tính hấp dẫn cho các mô đen có mức tiết kiệm năng lượng cao. Mặc dù
chưa được kiểm chứng trực tiếp, nhiều hộ gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ có
trẻ nhỏ và người già trong nhà, và khoảng một phần ba số người được hỏi đã
nhắc tới điều này như một yếu tố trong quyết định mua sắm của họ. Tầm quan
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
56
trọng của tính tiện lợi được thể hiện rõ ràng qua việc xếp loại cao cho tiêu chí độ
bền, vốn có thể hiểu là ít phải lo lắng và bảo dưỡng.
Nên kiểm tra kỹ hơn bất kỳ thông điệp hay kênh nào tới người tiêu dùng trước
khi bắt đầu với một nhóm trọng điểm, và nam - nữ nên tham gia vào các nhóm
riêng biệt. Các khẩu hiệu đã được sử dụng trong những chiến dịch tiết kiệm
trước đó – có xu hướng tập trung vào phát thải, môi trường, và lòng yêu nước –
nên được kiểm tra cùng những thông điệp mới hướng tới các yếu tố được liệt kê
ở trên.
Các nhà sản xuất cùng bạn bè và người thân là những nguồn thông tin đáng tin
cậy nhất và nên được tận dụng khi quảng bá cho nhãn. Hai nguồn này nên được
đẩy mạnh trong các nỗ lực tiếp thị như là các công cụ hỗ trợ cho chương trình
tiêu chuẩn và dán nhãn. Thông tin từ chính phủ/dán nhãn có thể phát triển thành
một nguồn đáng tin cậy khác, nhưng khó có thể hy vọng độ tin cậy từ người bán
hàng và phía quảng cáo.
7.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KINH TẾ
Điều hòa không khí đang thâm nhập vào thị trường Việt Nam với số lượng lớn,
và điều này sẽ tăng phụ tải đỉnh và sử dụng điện. Phụ tải đỉnh sẽ tăng với tốc độ
khoảng 250 MW mỗi năm. Việc áp dụng một chương trình dán nhãn tích cực
cùng với thông báo về một tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu bắt buộc
trong tương lai có thể giảm mức tăng này xuống còn khoảng 200 MW mỗi năm.
Không có một chương trình dán nhãn, việc sử dụng điện cho máy điều hòa
không khí trong gia đình sẽ tăng với tốc độ 250 GWh mỗi năm. Một chương
trình dán nhãn tích cực có thể giảm 25 đến 50 GWh trong mức tăng này.
Ở cấp độ người tiêu dùng, với việc sử dụng một máy điều hòa không khí ở mức
trung bình bất kỳ chi phí mua sắm nào phụ trội thêm sẽ được hoàn lại trong
vòng ba đến năm năm. Điều này rất đáng giá, nhưng với giá thành tương đối
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
57
hiện tại của chi phí ban đầu và chi phí vận hành người tiêu dùng khó có thể chọn
sản phẩm có mức tiết kiệm cao hơn mà không có sự khuyến khích chương trình
dán nhãn mang lại.
7.4 TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH
Trong số 31 công ty tham gia sản xuất, nhập khẩu, hoặc phân phối thiết bị điều
hòa nhiệt độ, 12 công ty sẵn lòng tham gia chương trình dán nhãn tự nguyện.
Tuy nhiên, để phù hợp với các quốc gia khác trong khu vực và điều kiện khí hậu
trong nước, cần điều chỉnh điều kiện kiểm định về điều kiện T1 với tiêu chuẩn
ISO 5151. Như vậy, cần kết hợp với Trung Tâm Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt
Nam sửa đổi tiêu chuẩn kiểm định TCVN 7831, và cũng cần làm rõ rằng đây là
phần trích từ ISO 5151 và điều kiện kiểm định là T1.
Đối với chương trình, cần nói rõ rằng sẽ chấp nhận kết quả kiểm định từ các
phòng thí nghiệm kiểm định độc lập đã được thỏa thuận song phương về công
nhận lẫn nhau APLAC công nhận và cho phép tiến hành kiểm định ISO 5151.
Đối với các mô đen có biến tần, cho phép sử dụng kết quả kiểm định tại 50% tải
vào việc tính toán hệ số tiết kiệm năng lượng danh nghĩa cho dán nhãn, sử dụng
công thức của Singapore: LOADHALFLOADFULLNOMINAL EEREEREER ×+×= 6.04.0 , trong đó:
EERNOMINAL là hệ số tiết kiệm năng lượng danh nghĩa, EERFULLLOAD là hệ số tiết
kiệm năng lượng toàn tải, EERHALFLOAD là hệ số tiết kiệm năng lượng bán tải.
7.5 TIẾP XÚC VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP VỀ CHI TIẾT KẾ
HOẠCH DÁN NHÃN
Dự án sắp đạt tới giai đoạn cần tạo ra mối liên hệ công việc mật thiết với các nhà
cung cấp.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
58
Cần tiếp cận các nhà cung cấp đã đồng ý tham gia chương trình thí điểm, và các
nhà cung cấp có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất để bàn thảo về mức độ nghiêm
ngặt của các mức trên nhãn.
Đáng chú ý, các mô đen có mức tiết kiệm thấp nhất dường như đều do các công
ty không tham gia vào dự án thí điểm sản xuất. Điều này có thể dẫn tới những
khó khăn trong tương lai trừ phi các công ty này được thông báo về những yêu
cầu có thể có trong tương lai.
Các mức của nhãn và quy trình kiểm định cần phản ánh lợi ích về năng lượng có
được trong thực tiễn nhờ các mô đen (biến tần) nhiều tốc độ. (Kiểm định toàn tải
đơn giản không làm được điều này.)
Các mức của nhãn nên tránh bị lạc hậu bằng cách lấy mức cao nhất tương ứng
với mô đen tốt nhất có trên thị trường quốc tế, và mức thấp nhất thể hiện hầu hết
(nhưng không nhất thiết phải tất cả) các mô đen hiện có ở Việt Nam. Tốt nhất
nên thống nhất các mức trong tất cả các dải công suất.
Để bao quát được các mô đen có trên thị trường, cần tham khảo ý kiến các nhà
cung cấp về việc phân mức với các giá trị sau cho tất cả các công suất của thiết
bị điều hòa không khí:
Mức
Hệ số tiết
kiệm năng
lượng
(EER)
Giá trị lớn nhất của
EER
1
Không có mức
(không có nhãn)
EER <2,50 —
1 EER ≥2,50 0,400
2 EER ≥2,74 0,365
3 EER ≥3,03 0,330
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
59
4 EER ≥3,39 0,295
5 EER ≥3,85 0,260
Sau một giai đoạn khởi đầu, có tham khảo ý kiến của nhà cung cấp, quyết định
điều hòa không khí dàn rời cỡ nhỏ (công suất tối đa 4 kW) sẽ được yêu cầu tối
thiểu ở Mức 3, và điều hòa không khí dàn rời cỡ vừa sẽ được yêu cầu tối thiểu ở
Mức 2.
8. Đề xuất lộ trình bắt buộc thử nghiệm tiết kiệm năng lượng đối với
trang thiết bị sử dụng năng lượng
8.1. Quy định chung
A. Đơn vị thử nghiệm
Các phòng thử nghiệm sau đây sẽ được xem xét, chỉ định thử nghiệm sản
phẩm sử dụng năng lượng để làm cơ sở chứng nhận hiệu suất năng lượng của
sản phẩm dán nhãn:
1. Phòng thử nghiệm chuyên ngành đã được công nhận theo tiêu chuẩn
của hệ thống VILAS hoặc các phòng thử nghiệm đã được công nhận bởi các tổ
chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC và APLAC);
2. Phòng thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống
VILAS nhưng có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu hiệu suất năng lượng được
Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, đánh giá và chỉ định thực hiện chức năng thử
nghiệm sản phẩm sử dụng năng lượng để dán nhãn tiết kiệm năng lượng, cụ thể
như sau:
a) Về năng lực chuyên môn:
- Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật
năng lượng bậc cao đẳng trở lên và có ít nhất hai năm kinh nghiệm thử nghiệm;
- Có Lãnh đạo phòng thử nghiệm tốt nghiệp bậc đại học trở lên các ngành
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
60
kỹ thuật năng lượng và có ít nhất ba năm kinh nghiệm thử nghiệm.
b) Về trang thiết bị và tiêu chuẩn thử nghiệm:
- Thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo hoạt động tốt, bảo dưỡng, kiểm định,
hiệu chuẩn đúng theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử
nghiệm;
- Đầy đủ các trang thiết bị và phương pháp thử nghiệm phù hợp với các
tiêu chuẩn thử nghiệm hiệu suất năng lượng do Bộ Công Thương quy ;
- Tài liệu về tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm phải thể hiện bằng tiếng
Việt.
c) Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ đào tạo nhân viên thử nghiệm;
- Hồ sơ theo dõi việc kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị
thử nghiệm;
- Hồ sơ lưu giữ kết quả thử nghiệm.
3. Bộ Công Thương thừa nhận kết quả thử nghiệm của các phòng thử
nghiệm được chứng nhận theo hệ thống IECEE Schemes.
4. Nguyên tắc đánh giá mức hiệu suất năng lượng của sản phẩm được dán
nhãn
a) Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng
hoá đối với các yêu cầu về tiêu thụ năng lượng của sản phẩm.
b) Việc thử nghiệm mẫu điển hình phải tiến hành tại phòng thử nghiệm
được chỉ định.
c) Giám sát hàng hoá sau chứng nhận mức hiệu suất năng lượng tại cơ sở
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
61
sản xuất, kho chứa hàng hoặc trên thị trường.
5. Việc đánh giá, chỉ định các phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng
phục vụ dán nhãn được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định
số 02/2006/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
6. Hàng năm Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thông báo
Danh mục các phòng thử nghiệm được chỉ định
B. Trình tự kiểm tra, thử nghiệm trước khi dán nhãn (hiệu suất) năng
lượng
1. Chuẩn bị
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm sử
dụng năng lượng được lựa chọn để dán nhãn có nhu cầu được chứng nhận và
dán nhãn năng lượng năng lượng cho sản phẩm cần thực hiện các bước sau đây:
a) Lấy mẫu: Doanh nghiệp lấy mẫu điển hình của hàng hoá theo tiêu
chuẩn quy định và gửi tới phòng thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm;
b) Thử nghiệm: Phòng thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm thử
nghiệm sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn tương ứng và cấp phiếu kết quả thử
nghiệm đúng chủng loại sản phẩm đã thử nghiệm cho doanh nghiệp;
c) Lập hồ sơ kỹ thuật: Hồ sơ kỹ thuật do doanh nghiệp lập bao gồm các tài
liệu sau:
- Hồ sơ mô tả sản phẩm bao gồm các mô tả đặc tính, nguyên lý vận hành,
đặc điểm tiêu thụ năng lượng của sản phẩm;
- Bộ thông số kỹ thuật của hàng hoá, đặc biệt là các thông số về chỉ tiêu
tiêu thụ năng lượng;
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá và công bố hàng
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
62
hoá phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
- Nhãn hàng hoá;
- Các giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về hệ thống quản lý chất lượng,
chất lượng sản phẩm, đặc tính kỹ thuật (nếu có).
2. Đăng ký
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gửi về Bộ Công Thương bao gồm:
a) Tờ đăng ký dán nhãn năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng
ký dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay nhãn hiệu suất năng lượng
b) Hồ sơ kỹ thuật
c) Phiếu kết quả thử nghiệm
3. Xem xét và đánh giá cấp giấy chứng nhận
Việc xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký được thực hiện theo các bước sau:
a) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
dán nhãn năng lượng, Bộ Công Thương xem xét sự phù hợp của các tài liệu
trong hồ sơ với yêu cầu của việc chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng,
nếu hồ sơ phù hợp thì chuyển sang đánh giá kỹ thuật, trường hợp hồ sơ không
phù hợp, Bộ Công Thương sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ
sung hoàn chỉnh;
b) Đánh giá kỹ thuật: Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ
đăng ký dán nhãn năng lượng được chuyển sang đánh giá kỹ thuật, Bộ Công
Thương sẽ tiến hành đánh giá sự phù hợp của phiếu kết quả thử nghiệm với hồ sơ
kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm
đạt được so với các tiêu chuẩn đã công bố; chất lượng sản phẩm so với mức trung
bình của các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
63
c) Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Bộ Công Thương thông báo
bằng văn bản cho doanh nghiệp biết, nêu rõ lý do không đạt để doanh nghiệp có
biện pháp khắc phục trong thời hạn chín mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được thông báo. Quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng của doanh
nghiệp hết hiệu lực và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại từ đầu.
d) Trong trường hợp cần thiết Bộ Công Thương có thể tổ chức kiểm tra tại
chỗ điều kiện sản xuất và các biện pháp đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm
đăng ký dán nhãn.
đ) Các sản phẩm nhập khẩu phài bổ sung những chứng chỉ đảm bảo chất
lượng theo yêu cầu.
4. Cam kết tham gia Chương trình dán nhãn năng lượng.
Khi sản phẩm đạt các yêu cầu quy định chủ doanh nghiệp sản xuất, nhập
khẩu sản phẩm đủ điều kiện dán nhãn cần phải thực hiện ký một bản cam kết tự
nguyện tham gia Chương trình dán nhãn năng lượng.
Bộ Công Thương tiến hành cấp Giấy chứng nhận dán nhãn hiệu suất năng
lượng cho doanh nghiệp trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá hồ sơ đăng ký dán
nhãn, kiểm tra điều kiện sản xuất và bản cam kết tham gia Chương trình dán nhãn
năng lượng tự nguyện của doanh nghiệp.
C. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
1. Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được
phép dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản
phẩm tiết kiệm năng lượng theo đúng chủng loại sản phẩm tiết kiệm năng lượng
đã được Bộ Công Thương cấp chứng nhận.
2. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp cho doanh nghiệp với
thời hạn tối đa là ba năm.
D. Dán nhãn tiết kiệm năng lượng
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
64
thực hiện tự in nhãn năng lượng lên sản phẩm sử dụng năng lượng đã đăng ký
theo mức tiết kiệm năng lượng xác định trong giấy chứng nhận sản phẩm tiết
kiệm năng lượng được cấp.
2. Nhãn năng lượng phải in theo mẫu do Bộ Công Thương quy định
3. Nhãn năng lượng được in, dán trên sản phẩm hoặc bao gói sản phẩm
phải có kích thước phù hợp, không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng
tới thông tin ghi trên nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
4. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng,
doanh nghiệp muốn được tiếp tục dán nhãn năng lượng lên sản phẩm của mình
phải đăng ký chứng nhận lại.
Đ. Chứng nhận lại
1. Doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận lại khi giấy chứng nhận dán
nhãn năng lượng hết hiệu lực; tiêu chuẩn đánh giá có thay đổi hoặc hàng hoá
đánh giá đã được chứng nhận có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
2. Sản phẩm hàng hoá chứng nhận lại nếu đạt các yêu cầu theo quy định
tại Thông tư này sẽ được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng mới. Nội
dung và thủ tục chứng nhận lại được thực hiện như chứng nhận lần đầu.
III. KIỂM TRA, GIÁM SÁT SAU CHỨNG NHẬN, ĐÌNH CHỈ VÀ THU
HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1. Giám sát sau chứng nhận, báo cáo và kiểm tra
a) Định kỳ sáu tháng một lần các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận
và dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số
lượng, chủng loại sản phẩm đã được xuất xưởng và dán nhãn tiết kiệm năng
lượng gửi về Bộ Công Thương;
b) Định kỳ hoặc bất thường, Bộ Công Thương chủ động hoặc phối hợp
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
65
với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra mẫu điển hình sản phẩm hàng
hoá của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có khiếu nại hoặc có biểu hiện nghi vấn
về các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, việc kiểm tra mẫu sản phẩm
hàng hoá được tiến hành không quá một lần trong một năm. Kinh phí thử
nghiệm mẫu điển hình chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm do doanh
nghiệp chi trả;
c) Bộ Công Thương tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kiểm
tra, thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các phòng thử nghiệm được chỉ định;
d) Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động in, cung cấp
nhãn tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị in ấn được chỉ định.
đ) Việc kiểm tra tại chỗ phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp
luật về thanh tra và kiểm tra.
2. Đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng
Bộ Công Thương ra quyết định đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết
kiệm năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Dán nhãn năng lượng giả hoặc tiến hành dán nhãn năng lượng khi chưa
được cấp giấy chứng nhận;
b) In sai mẫu và sử dụng sai mục đích nhãn năng lượng với mục đích khác
có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Thể hiện trên nhãn so sánh năng lượng sai mức hiệu suất được Bộ
Công Thương cấp trong giấy chứng nhận;
d) Sử dụng nhãn năng lượng cho đối tượng sản phẩm khác không phải là
sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận dán nhãn;
đ) Tiếp tục dán nhãn năng lượng cho sản phẩm khi giấy chứng nhận đã
hết hạn thời hạn;
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
66
e) Có các thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm làm giảm chỉ tiêu hiệu
suất năng lượng nhưng không đăng ký lại với Bộ Công Thương;
g) Không thực hiện việc báo cáo Bộ Công Thương về số lượng, chủng
loại nhãn (hiệu suất) năng lượng đã được dán cho các sản phẩm xuất xưởng;
Doanh nghiệp bị đình chỉ giấy chứng nhận dán nhãn (hiệu suất) năng
lượng không được tiếp tục dán nhãn (hiệu suất) năng lượng cho đến khi thực
hiện xong các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm.
Quyết định đình chỉ được đồng thời gửi đến doanh nghiệp vi phạm và Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
3. Thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
Bộ Công Thương ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm
năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
Gian dối trong việc gửi kết quả thử nghiệm và hồ sơ đăng ký sản phẩm
phù hợp tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết
kiệm năng lượng;
Trong trường hợp Bộ Công Thương ra quyết định thu hồi Giấy chứng
nhận dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp phải thực hiện ngay việc thu hồi hoặc
có biện pháp phong tỏa các sản phẩm đã được dán nhãn năng lượng đang lưu
hành trên thị trường đồng thời ngừng ngay việc dán nhãn năng lượng cho sản
phẩm, gửi báo cáo về Bộ Công Thương và đề xuất giải pháp khắc phục.
Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được đồng thời
gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện và duy trì các biện pháp
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
67
đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng như đã đăng ký và được
xác nhận trong giấy chứng nhận dán nhãn;
b) Khi có các thay đổi về thiết kế về vật liệu, công nghệ làm ảnh hưởng
tới mức tiêu thụ năng lượng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công
Thương các chỉ tiêu công nghệ thay đổi, các tác động tăng hoặc giảm các chỉ
tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, thực hiện đăng ký chứng nhận lại theo
quy định tại phần Đ, Mục II của Thông tư này;
c) Khi phát hiện hàng hoá của mình có biểu hiện không phù hợp với tiêu
chuẩn đánh giá tương ứng, doanh nghiệp phải chủ động báo cáo về Bộ Công
Thương đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục đối với hàng hoá đang sản
xuất hoặc nhập khẩu, hàng hoá đang lưu thông trên thị trường cũng như hàng
hoá đang trong quá trình sử dụng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu của đề tài có thể thấy rõ sự cần thiết của việc từng bước
nâng cao năng lực thử nghiệm, kiểm tra thiết bị điện gia dụng ở Việt Nam. Việc
gia nhập WTO đòi hỏi sự cạnh tranh quyết liệt về chất lượng sản phẩm hàng hóa
nói chung và thiết bị điện gia dụng nói riêng. Các nhãn sản phẩm được các cơ
quan chất lượng chứng nhận sẽ có sức thuyết phục cao với người tiêu dùng. Việc
các sản phẩm có thêm các chứng nhận chất lượng về độ an toàn, tiết kiệm năng
lượng... sẽ có tăng chi phí nhưng bù lại sẽ có sức cạnh tranh cao hơn. Điều đó sẽ
giúp các doanh nghiệp có năng lực đứng vững trên thị trường nội địa cũng như
quốc tế. Mặt khác đây cũng là việc làm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Các chuẩn mực cho việc kiểm định và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm,
hàng hoá ở Việt nam đã được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và
hiệp định TBT. Đây là điều kiện để mở rộng xuất nhập khẩu sản phẩm, hàng
hoá. Mặt khác nó cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt nam sử
dụng sản phẩm, hàng hoá trong nước
Tuy nhiên thực trạng việc kiểm nghiệm thiết bị điện dân dụng hiện nay ở
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiện trạng năng lực kiểm tra thử
nghiệm thiết bị điện gia dụng điển hình tại Việt Nam - Mã số I150
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--
68
Việt Nam chưa đầy đủ kể cả về các văn bản pháp lý cụ thể và các cơ sở phòng
thí nghiệm chuyên ngành. Việc dán nhãn phù hợp tiêu chuẩn cho các thiết bị
điện dân dụng chủ yếu do các cơ sở sản xuất tự làm, chưa qua các cơ quan hay
phòng thí nghiệm chuyên ngành có uy tín thực hiện. Vì vậy yêu cầu phải xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn liên quan đầy đủ, phù hợp
với các loại thiết bị thiết yếu và xây dựng các cơ quan, phòng thí nghiệm có uy
tín trong nước và phù hợp với các chuẩn mực của các nước trên thế giới và đặc
biệt với các nước trong khu vực là rất cần thiết. Việc thực hiện cần thiết có
những lộ trình cụ thể, tiến hành đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và
các cơ quan phòng thí nghiệm có sự tham gia của các doanh nghiệp liên quan.
Cần thiết có lộ trình bắt buộc các doanh nghiệp đăng ký kiểm tra dán nhãn sản
phẩm với các cơ quan nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục để được cấp
giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7175R.pdf