Nghiên cứu khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại một quần thể dân cư sống trên thuyền ở phường Phú Bình, thành phố Huế

Năng lượng và hàm lượng protein trong khẩu phần ăn của trẻ ở các lứa tuổi thấp, đạt từ 60 - 80% so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN) của Viện Dinh dưỡng. Hàm lượng các loại vitamin và muối khoáng còn rất thấp so với NCKN của VDD, riêng trẻ 6 - 12 tháng hàm lượng vitamin A đạt được NCKN (Bảng 3.10). Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của tác giả Lê Thị Khánh Hòa [9] ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Có lẽ do điều kiện thu nhập quá thấp, trẻ ăn chung cùng với gia đình, mọi người trong gia đình ăn gì thì trẻ ăn theo đấy. Ngoài ra, do các bà mẹ ở đây thiếu kiến thức về dinh dưỡng nên không biết lựa chọn các loại thức ăn rẻ tiền, phù hợp với kinh tế. Xét về tính cân đối của khẩu phần ăn của trẻ thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.10 chưa cân đối so với NCKN. Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng P:L:G ở các nhóm tuổi đều chưa đạt so với NCKN (12:18:70). Các tỷ lệ Protein động vật/Protein tổng số, Ca/P, Vitamin B1/1000kcal phần lớn thấp hơn NCKN. Riêng đối với trẻ 6 - 12 tháng tuổi thì tỷ lệ Protein động vật/ Protein tổng số (53,5%) cao hơn NCKN, Ca/P (1,1) đạt NCKN của VDD. Tỷ lệ Lipit thực vật/ Lipit tổng số nhóm trẻ 6 - 12 tháng (4,8%) thấp hơn rất nhiều so với NCKN. Như vậy khẩu phần ăn của trẻ < 5 tuổi ở quần thể dân cư sống trên thuyền phường Phú Bình hiện nay đói về năng lượng, đói về protein, đồng thời thiếu một số vitamin và các vi chất dinh dưỡng nghiêm trọng, khẩu phần ăn chưa cân đối so với NCKN của Viện Dinh dưỡng. Sự thiếu hụt, mất cân đối các chất dinh dưỡng này xảy ra thường xuyên, kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Việc khắc phục tình trạng này không phải chỉ một sớm một chiều là có thể thực hiện được ngay. Công việc trước mắt, theo chúng tôi, cán bộ y tế ở trạm cần phối hợp với các tình nguyện viên tiến hành công tác truyền thông giáo dục về dinh dưỡng trực tiếp với từng hộ gia đình. Đặc biệt, giúp cho các bà mẹ hiểu và thực hiện bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý để trẻ có thể phát triển tốt.

doc15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại một quần thể dân cư sống trên thuyền ở phường Phú Bình, thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003 NGHIÊN CỨU KHẨU PHẦN ĂN VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI MỘT QUẦN THỂ DÂN CƯ SỐNG TRÊN THUYỀN Ở PHƯỜNG PHÚ BÌNH, THÀNH PHỐ HUẾ Phần I: Tình hình dinh dưỡng của trẻ Bùi Thị Tá Tâm Trường Trung học Y tế TT- Huế Huỳnh Đình Chiến Trung tâm Học liệu Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua với sự hỗ trợ rất lớn của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Y tế, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ đó, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân được nâng lên, có nhiều tiến bộ đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm trên toàn quốc có giảm [1]. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan thì vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ở nước ta đang còn nhiều thách thức cần được giải quyết. Thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng, thiếu các vi chất ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và cấp bách hiện nay. Tình trạng dinh dưỡng của một cá thể, của một quần thể không chỉ do ăn uống, mà nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như sự thiếu kiến thức nuôi con của bà mẹ, bệnh tật, cân nặng lúc sinh,.v.v. Mà các yếu tố này luôn thay đổi theo thời gian và không gian vì vậy việc đánh giá, giám sát tình trạng dinh dưỡng là cần thiết. Trong điều kiện một nền kinh tế kém phát triển, thiếu lương thực - thực phẩm (LTTP), hoàn cảnh môi trường kém, phần lớn các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu tác động của tình trạng đó mà hậu quả của nó là suy dinh dưỡng [2]. Để góp phần tìm hiểu tình hình dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng dân nghèo ở Huế, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại một quần thể dân cư sống trên thuyền ở phường Phú Bình Thành phố Huế nhằm: 1. Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ dưới 5 tuổi trong gia đình. 2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại đây để từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện những điểm chưa tốt.. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quần thể dân cư sống trên thuyền tại phường Phú Bình - Thành phố Huế: Tất cả các hộ gia đình, bà mẹ có con dưới 5 tuổi và tất cả trẻ em dưới 5 tuổi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn mẫu - Tất cả hộ gia đình, bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 tổ 11,12 và 14 phường Phú Bình - thành phố Huế. - Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi ở 3 tổ 11,12 và 14 được đưa vào danh sách điều tra dựa vào sổ theo dõi tiêm chủng. Trẻ được phân theo các nhóm tuổi như sau: Nhóm 1: 0-12 tháng; Nhóm 2: 13-24 tháng; Nhóm 3: 25-36 tháng; Nhóm 4: 37-48 tháng; Nhóm 5: 49-60 tháng. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Tình hình dinh dưỡng - Nhân trắc: Đánh giá cân nặng, chiều cao: + Cân trẻ [3], [4]: Sử dụng cân đồng hồ có độ chính xác cao 0,1kg để cân trẻ. + Đo chiều cao [3], [5]: Đo chiều cao đứng với trẻ > 2 tuổi. Đo chiều dài nằm đối với những trẻ £ 2 tuổi. + Phương pháp tính tuổi [6], [7], [8] Tuổi của trẻ được xác định từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong sổ tiêm chủng của Trạm Y tế. Tuy nhiên khi tiếp xúc với bà mẹ cần xác định tuổi thật của trẻ. Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng: Chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu: cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H) như đã trình bày ở phần tổng quan. Quần thể tham khảo là NCHS (National Center of Health Statistic). Điều tra khẩu phần ăn * Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo lường và mẫu điều tra. * Bước 2: Tiến hành phỏng vấn người trực tiếp cho trẻ ăn. * Bước 3: Đối chiếu với album "Các món ăn thông dụng" của Viện dinh dưỡng và quy đổi ra đơn vị trọng lượng các thực phẩm một cách hợp lý. * Bước 4 : Đánh giá khẩu phần ăn. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ Dùng phương pháp phỏng vấn đối với các bà mẹ, chủ hộ và quan sát thực địa. 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sử dụng phần mềm vi tính EPI-INFO. III. KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm hộ gia đình 3.1.1. Trình độ văn hóa của mẹ Bảng 3.1: Trình độ văn hóa của mẹ Trình độ văn hóa Số bà mẹ (n) Tỉ lệ (%) Mù chữ 89 56,3 Cấp I 62 39,2 Cấp II và III 7 4,5 Tổng cộng 158 100,0 Nhận xét: Trình độ văn hóa của mẹ rất thấp, chủ yếu là mù chữ và cấp I (56,3% và 39,2%). 3.1.2. Nghề nghiệp của chủ hộ và mẹ Bảng 3.2: Nghề nghiệp của chủ hộ và mẹ Nghề nghiệp Chủ hộ Mẹ n % n % Ngư nghiệp 13 8,2 9 5,7 Đạp xích lô, bốc vác 66 41,8 0 0,0 Buôn bán nhỏ 0 0,0 47 29,7 Làm thuê 0 0,0 40 25,3 Làm cát sạn, gạch ngói 33 20,9 0 0,0 Nội trợ 0 0,0 54 34,2 Chạy thuyền rồng 0 0,0 0 0,0 Cán bộ viên chức 0 0,0 0 0,0 Khác (thất nghiệp, già) 46 29,1 8 5,1 Tổng cộng 158 100,0 158 100,0 Nhận xét: - Nghề nghiệp của chủ hộ chủ yếu là đạp xích lô, bốc vác (41,8%), (sau đó là làm cát sạn, gạch ngói (20,9%). Đáng chú ý là có đến 29,1% chủ hộ là già và thất nghiệp. - Nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là nội trợ (34,2%), tiếp theo là buôn bán nhỏ và làm thuê (29,7% và 25,3%). 3.1.3. Số con trong gia đình Bảng 3.3: Số con trong gia đình Số con Số bà mẹ Tỉ lệ (%) £ 2 con 48 30,4 3- 5 con 89 56,3 > 5 con 21 13,3 Tổng cộng 158 100,0 Nhận xét: Hầu hết gia đình có từ 3 con trở lên chiếm tỷ lệ 69,6%; gia đình có từ 1 - 2 con chiếm tỷ lệ 30,4%, có đến 13,3% gia đình có trên 5 con. 3.1.4. Thu nhập bình quân đầu người trong tháng Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người trong tháng Phân loại Số hộ Tỉ lệ (%) < 45.000đồng (Hộ đói) 6 3,8 45.000 -150.000 đ/tháng (Hộ nghèo) 149 94,3 ³ 150.000 đồng (Hộ đủ ăn) 3 1,9 Tổng cộng 158 100,0 Nhận xét: Mức thu nhập bình quân ở các hộ gia đình nói chung thấp ở mức dưới ³150.000đ/người/tháng (98,1%). Vẫn còn 3,8% hộ gia đình có thu nhập < 45.000đ/ người/tháng. 3.1.5: Tài sản sinh hoạt trong gia đình Bảng 3.5: Tài sản sinh hoạt trong gia đình Tài sản sinh hoạt có giá trị Số hộ Tỉ lệ (%) w Có các loại tài sản có giá trị 92 58,2% - Ti vi - Radio, Casettle, đầu video - Thuyền máy - Xe máy, tủ lạnh w Không có các loại trên 66 41,8 Tổng cộng 158 100,0 Nhận xét: Kết quả cho thấy có 58,2% hộ gia đình có tài sản sinh hoạt có giá trị. Có 41,8% hộ gia đình không có tài sản sinh hoạt có giá trị. 3.1.6. Vệ sinh môi trường Bảng 3.6: Vệ sinh môi trường Nhóm yếu tố Nhóm chỉ tiêu Số hộ (n) Tỷ lệ (%) Nước uống - Nước máy 141 89,2 - Nước giếng 10 6,3 - Nước sông 7 4,4 Nước dùng sinh hoạt - Nước máy 60 38 - Nước giếng 4 2,5 - Nước sông 94 59,5 Dụng cụ chứa nước - Xô 149 94,3 - Vại 6 3,8 - Chum 3 1,9 Hố xí - Có hố xí 6 3,8 - Không có hố xí 152 96,2 Nhận xét: Có đến 96,2% nhóm hộ không có hố xí, 59,5% hộ dùng nước sông để sinh hoạt. 3.2. Tình hình dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi 3.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng protein và năng lượng 3.2.1.1. Tình hình suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi Bảng 3.7: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em theo nhóm tuổi Tháng tuổi n % suy dinh dưỡng nhẹ cân (CN/T) % còi cọc (CC/T) % gầy mòn (CN/CC) SDD độ I SDD độ II SDD độ III Tổng cộng 0 - 12 tháng 42 23,8 4,8 0,0 28,6 26,2 16,7 13 - 24 tháng 46 36,9 2,2 0,0 39,1 52,2 8,7 25 - 36 tháng 45 35,6 4,4 0,0 40,0 48,9 13,3 37 - 48 tháng 33 51,5 15,2 0,0 66,7 63,6 12,1 49 - 60 tháng 51 47 7,9 0,0 54,9 62,7 3,9 0 - 60 tháng 217 38,7 6,5 0,0 45,2 50,7 10,6 Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao cao: nhẹ cân 45,2%; tỷ lệ còi cọc 50,7%; gầy mòn 10,6%. Trong số này, chủ yếu là suy dinh dưỡng độ I : 38,7%; chỉ có 6,5% suy dinh dưỡng độ II; không có suy dinh dưỡng độ III. 3.2.1.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em theo giới Bảng 3.8: Tỷ lệ % suy dinh dưỡng ở trẻ em theo giới Giới n % suy dinh dưỡng nhẹ cân (CN/T) % còi cọc (CC/T) % gầy mòn (CN/CC) SDD độ I SDD độ II SDD độ III Tổng cộng Nam 108 43,5 5,6 0,0 49,1 57,4 7,4 Nữ 109 33,9 7,4 0,0 41,3 53,2 13,8 p >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 Tổng số 217 38,7 6,5 0,0 45,2 50,7 10,6 Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi ở trẻ em trai cao hơn trẻ em gái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mức độ suy dinh dưỡng ở trẻ trai so với trẻ gái cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.2.2. Khẩu phần ăn thực tế của trẻ 3.2.2.1. Tần suất tiêu thụ LT - TP của trẻ trong tuần qua Bảng 3.9: Tần suất tiêu thụ LT - TP của trẻ trong tuần qua TT Tên thực phẩm Tổng số n < 3 lần 3 - 5 lần > 5 lần Không sử dụng n % n % n % n % Thịt các loại 217 135 62,2 52 24,0 27 12,4 3 1,4 Cá các loại 217 107 49,3 35 16,1 61 28,1 14 6,5 Trứng các loại 217 158 72,8 15 6,9 3 1,4 41 18,9 Tôm, cua,hải sản 217 140 64,5 24 11,1 4 1,8 49 22,6 Khoai tây 217 144 66,4 18 8,3 1 0,5 54 24,9 Khoai lang, sắn 217 7 3,2 4 1,8 3 1,4 203 93,5 Rau xanh 217 32 14,7 101 46,5 76 35,0 8 3,7 Quả chín 217 84 38,7 71 32,7 38 17,5 24 11,1 Đậu các loại 217 149 68,7 10 4,6 3 1,4 55 25,3 Lạc, vừng 217 12 5,5 2 0,9 0 0,0 203 93,5 Bột dinh dưỡng sữa 217 29 13,4 3 1,4 2 0,9 183 84,3 Bánh các loại 217 169 77,9 7 3,2 4 1,8 37 17,1 Kẹo 217 158 72,8 8 3,7 13 6,0 38 17,5 Nước ngọt 217 59 27,2 4 1,8 1 0,5 153 70,5 Kem 217 128 59,0 8 3,7 7 3,2 74 34,1 Nhận xét: Hầu hết các loại thực phẩm được sử dụng < 3 lần/ tuần: phổ biến là các loại thức ăn protit như: trứng 72,8%; đậu các loại: 68,7%; thịt các loại 62,2%; tôm cua hải sản: 64,5%. Bánh kẹo các loại thường được sử dụng < 3lần/tuần. Rau xanh, quả chín được sử dụng từ 3 - 5 lần/tuần. Lạc vừng, khoai sắn, bột dinh dưỡng - sữa thường ít được sử dụng. 3.2.2.2. Mức sử dụng LT- TP bình quân 1 trẻ/ngày (gam/trẻ/ngày) Bảng 3.10: Mức sử dụng LT- TP bình quân 1 trẻ/ngày (gam/trẻ/ngày) TT Chung Nhóm SDD Nhóm BT p Gạo 200,62 ± 88,74 194,72 ± 71,32 205,88 ± 82,02 < 0,05 Lương thực khác 24,52 ± 37,00 29,10 ± 71,32 26,67 ± 32,76 > 0,05 Khoai củ 2,48 ± 11,78 1,95 ± 9,35 2,94 ± 13,47 > 0,05 Đậu đỗ 0,2 ± 1,80 0,15 ± 1,49 0,25 ±2,03 > 0,05 Đậu phụ 10,18 ± 34,86 10,30 ± 38,06 10,08 ±31,92 > 0,05 Vừng, lạc 0,04 ± 0,67 0,10 ± 0,99 Dầu, mỡ 2,84 ± 2,36 2,71 ± 2,45 2,95 ± 2,29 > 0,05 Thịt các loại 4,78 ± 7,04 4,29 ± 7,08 5,20 ± 6,98 > 0,05 Cá các loại 5,84 ± 12,88 6,61± 15,78 5,21 ± 9,76 > 0,05 Tôm, cua, hải sản 1,71 ± 3,72 1,80 ± 4,38 16,64 ± 3,06 > 0,05 Trứng, sữa 22,35 ± 18,3 13,24 ± 11,9 31,35 ±21,7 < 0,01 Rau các loại 19,00 ±24,27 22,00 ±25,73 16,48 ± 22,68 > 0,05 Nước chấm 4,75 ±3,88 4,60 ± 21,7 4,88 ± 4,87 > 0,05 Hoa quả chín 37,49 ± 40,19 42,46 ± 40,19 33,31 ± 39,71 > 0,01 Đường 4,10 ± 10,41 4,83 ± 10,62 3,50 ± 10,20 > 0,01 Nhận xét: Khẩu phần ăn của trẻ < 5 tuổi chủ yếu là gạo; các loại vừng lạc, dầu mỡ ở mức tiêu thụ rất thấp. 3.2.2.3. Thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ Bảng 3.11: Thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ TT Các chất dinh dưỡng Chung Nhóm SDD Nhóm BT p Protein (gam) 22,67 ±7,16 22,42 ± 6,23 22,87 ± 7,88 > 0,05 Protein động vật 4,35 ± 3,16 3,89 ± 3,07 4,73 ± 3,17 < 0,05 Protein thực vật 18,31 ± 7,73 18,52 ± 6,21 15,13 ± 8,80 > 0,05 Lipit (gam) 9,84 ± 5,49 8,72 ± 4,57 10,72 ± 6,01 < 0,01 Lipit động vật 7,24 ± 6,11 6,10 ± 5,00 8,19 ± 6,77 < 0,01 Lipit thực vật 2,60 ± 1,50 2,62 ± 1,24 2,58 ± 1,70 >0,05 Gluxít (gam) 180,22 ± 63,51 179,32 ± 52,23 180,99 ± 71,61 >0,05 Năng lượng (Kcal) 925,30 ± 272,57 910,06 ± 226,69 938,10 ± 305,27 <0,05 Muối khoáng (mg) Ca 156,79 ± 67,04 152,19 ± 70,75 160,65 ± 63,51 > 0,01 P 305,79 ± 122 297,39 ± 129,55 315,20 ± 119,94 < 0,05 Fe 3,71 ± 163 3,87 ± 1,50 3,58 ± 1,73 > 0,05 Vitamin (mg) Caroten 0,43 ± 0,83 0,42 ± 0,86 0,44 ± 0,79 A 0,09 ± 0,17 0,06 ± 0,13 0,12 ± 0,19 < 0,01 B1 0,26 ± 0,10 0,27 ± 0,11 0,26 ± 0,01 > 0,01 B2 0,15 ± 0,07 0,15 ± 0,07 0,16 ± 0,07 > 0,05 PP 3,62 ± 1,49 3,64 ± 1,21 3,61 ± 1,69 > 0.05 C 21,3 ± 18,89 19,43 ± 18,70 22,74 ± 18,92 > 0.05 Nhận xét: Năng lượng khẩu phần và hàm lượng protein động vật, lipit, lipit động vật ở nhóm trẻ SDD thấp hơn nhóm trẻ bình thường có ý nghĩa thống kê. Khẩu phần ăn có vitamin A và phospho ở số nhóm trẻ SDD thấp hơn nhóm trẻ bình thường. 3.2.2.5. Tính cân đối của khẩu phần ăn theo nhóm tuổi Bảng 3.12: Tính cân đối của khẩu phần ăn theo nhóm tuổi 6 -12 tháng 13 - 24 tháng 25 - 36 tháng 37 - 48 tháng 49 - 60 tháng NCKN (*) Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng P : L : G 9,8:25,4:64,8 10,5:9,8:79,7 9,9:7,8: 82,3 9,9:7,2: 82,9 10,3:6,9:82,8 12:18: 70 Protein Đ.vật Protein Tổng số 53,5 16,9 14,5 12,4 14,2 25-30 Lipit T.vật Lipit Tổng số 4,8 32,2 36 36,1 42,5 25-30 Tỷ lệ Ca/P 1,1 0,4 0,4 0,4 0,4 0,5-1,5 Tỷ lệ Vitamin B1/1000Kcal 0,23 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4 (*) Nhu cầu khuyến nghị Nhận xét: - Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng: P:L:G ở tất cả các nhóm tuổi đều chưa đạt so với NCKN (Protit: Lipit: Gluxit =12:18:70). - Tỷ lệ: Protein động vật/ Protein tổng số, Canxi/Photpho, Vitamin B1/1000kcal phần lớn thấp hơn NCKN. Riêng trẻ 6 - 12 tháng tuổi tỷ lệ Protein động vật/Protein tổng số (53,5%) cao hơn NCKN, Ca/P (1,1) đạt NCKN của Viện Dinh dưỡng. - Tỷ lệ Lipit thực vật/ Lipit tổng số nhóm trẻ 6 - 12 tháng (4,8%) thấp hơn rất nhiều so với NCKN, trong khi đó các nhóm khác đều đạt được và cao hơn so với NCKN. 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm hộ gia đình Qua kết quả ở Bảng 3.1 trình độ văn hóa của các bà mẹ rất thấp, chủ yếu là mù chữ và cấp I (56,3% và 39,2%). Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu, áp dụng những kiến thức khoa học trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, mà trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010 đã khẳng định trình độ học vấn của người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng đối SDD. Nghề nghiệp chủ hộ và bà mẹ của trẻ được trình bày ở Bảng 3.2, trong đó chủ hộ, người đóng vai trò chính về thu nhập kinh tế trong gia đình thường có nghề nghiệp không ổn định: 41,8% làm nghề đạp xích lô, bốc vác; 29,1% là thất nghiệp và già. Đây là những con số đáng quan ngại. Còn nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là nội trợ và buôn bán nhỏ (34,21% và 29,7%). Thêm vào đó có đến 66,9% hộ gia đình đông con (Bảng 3.3), trong đó 3 - 5 con là 56,3%; trên 5 con là 13,3%. Do vậy mức thu nhập bình quân đầu người/ tháng ở đây rất thấp (Bảng 3.4); tỷ lệ đói nghèo có đến 98,1%, quá cao so với tỷ lệ toàn tỉnh năm 2000 là 17,9%; toàn quốc năm 2000: 11%. Tài sản trong gia đình (Bảng 3.5) phần lớn là không có giá trị (58,3%), ngay cả radio để nghe cũng không có, chưa kể đến những rủi ro do thiên tai gây ra vào những tháng bão lụt, bệnh tật.v.v. Nhiều tác giả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng đã có nhận định chung về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến tình trạng dinh dưỡng và cho rằng điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn khi điều kiện kinh tế khá hơn [8], [9]. Mở rộng dân số được tiếp cận với nước sạch, giải quyết các bảo đảm vệ sinh môi trường ở khu vực trung tâm là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta và là nội dung thiết yếu liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng [10]. Khi môi trường bị ô nhiễm, hàng loạt các mầm bệnh có điều kiện phát triển làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn của trẻ em và tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng tăng. Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy điều kiện vệ sinh môi trường ở đây cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Có đến 96,2% các hộ gia đình không có hố xí, phần lớn các hộ này phóng uế xuống sông Hương, xung quanh nhà ở và nhà vệ sinh công cộng. Các dụng cụ chứa nước chỉ đủ để dùng cho việc ăn uống, xô là dụng cụ chứa nước chủ yếu, nước sinh hoạt là dòng sông Hương (59,5%) Nhìn chung tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của quần thể dân cư sống trên thuyền phường Phú Bình rất thấp so vói các nơi khác trong thành phố Huế, cũng như các nơi khác trong Tỉnh, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của trẻ vì đây là cụm dân cư nằm giữa thành phố Huế, trung tâm văn hóa du lịch của cả nước, nên các cấp chính quyền, các ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là giúp đỡ để trẻ phát triển tốt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. 4.2. Tình hình dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi 4.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi Trẻ em < 5 tuổi là lứa tuổi phát triển rất nhanh, đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ là kết quả của nhiều tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, môi trường. Nên việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ chính là chỉ số hữu ích cho ta thấy được sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội [2], [8], [9]. Hơn nữa tình trạng dinh dưỡng nó phản ánh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Theo cách phân loại của tổ chức Y tế thế giới, kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua 217 trẻ < 5 tuổi trong quần thể dân cư sống trên thuyền phường Phú Bình - thành phố Huế, tỷ lệ suy dinh dưỡng chung (nhẹ cân) là 45,2%; còi cọc 50,7%; gầy mòn 10,61% (Bảng 3.7). Như vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi ở đây được xếp vào loại rất cao theo cách phân loại suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Trong cách phân loại này, tỷ lệ suy dinh dưỡng trên 30% là rất cao; 20 - 10% là cao, dưới 10% là mức thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở đây cao hơn so với tỷ lệ chung ở phường Phú Bình 2001: 24,5%; của tỉnh Thừa Thiên Huế 2000: 34,4%; 2001: 32%; toàn quốc 2000: 33,1% [10] [11]. Nếu so sánh với các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì tỷ lệ này chênh lệch quá xa (Hà Nội: 21%; thành phố Hồ Chí Minh: 18,1%). Kết quả ở Bảng 3.7 cũng cho thấy suy dinh dưỡng thể còi cọc chiếm tỷ lệ rất cao: 50,7%. Điều này phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng không chỉ xảy ra mới đây mà đã từ lâu rồi do tình trạng thiếu ăn kéo dài và mắc các bệnh nhiễm trùng. Theo nhận định chung của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì những nơi có tỷ lệ trẻ em nhẹ cân cao cũng là nơi có tỷ lệ thấp còi cọc cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [2], [8]. Lứa tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là lứa tuổi 37 - 48 tháng (66,7%); sau đó là 49 - 60 tháng (54,9%). Đây là giai đoạn rất quan trọng để chuẩn bị cho trẻ bước vào những năm đến trường học, tình trạng sức khỏe của trẻ trong giai đoạn này sẽ liên quan đến tỷ lệ trẻ đến lớp, bỏ học, năng lực học tập của trẻ [9], [12]. Điều này nói lên sự chăm sóc nuôi dưỡng ở các nhóm tuổi chưa được tốt. Phải chăng ở lứa tuổi này, các bà mẹ và gia đình cho rằng trẻ đã lớn, mẹ phải dành thời gian để chăm sóc em nhỏ nên những trẻ này ít được quan tâm hơn? Kết quả ở Bảng 3.7 cũng cho thấy lứa tuổi 0 - 12 tháng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính (thể gầy còm) cao nhất 16,7%. Ở lứa tuổi này, trẻ từ 6 tháng trở đi miễn dịch thụ động nhận từ mẹ giảm dần, trẻ bắt đầu được cho ăn bổ sung nên dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Do đó tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ kiến thức thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là ăn bổ sung hợp lý và quan tâm hơn nữa với trẻ ở lứa tuổi 37 - 60 tháng tuổi là điều cần thiết. Tuy nhiên, xét về mức độ suy dinh dưỡng, Bảng 3.7 cũng cho thấy phần lớn là suy dinh dưỡng độ I (38,7%) và độ II (6,5%); không có suy dinh dưỡng độ III. Đây là kết quả đáng mừng. Trẻ suy dinh dưỡng độ I, II có thể điều trị tại nhà với sự hỗ trợ, hướng dẫn của nhân viên y tế địa phương, đỡ tốn kém về kinh tế và nhân lực rất nhiều so với suy dinh dưỡng độ III. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Liên [8]. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ trai (49,1%) cao hơn trẻ gái (41,3%); tỷ lệ còi cọc trẻ trai (57,4%) cao hơn trẻ gái (53,2%); gầy mòn ở trẻ trai (7,4%) thấp hơn trẻ gái (13,8%) nhưng tất cả các sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 4.2.2. Khẩu phần ăn của trẻ dưới 5 tuổi Qua kết quả ở Bảng 3.9, tần suất tiêu thụ lương thực - thực phẩm của phần lớn các loại thức ăn là <3 lần/1 tuần. Đặc biệt, các loại thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như các loại thịt (62,2%); tôm, cua, hải sản (64,5%); đậu các loại (68,7%); trứng (72,8%); rau xanh và quả chín được sử dụng phổ biến hơn từ 3 - 5 lần/tuần chiếm tỷ lệ 46,5% và 32,5%. Điều cần lưu ý ở đây là lạc, vừng là những loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, giá thành thấp nhưng không được sử dụng đến 93,5%. Đều này cho thấy mức độ nhận thức của các bà mẹ về cơ cấu bữa ăn có các chất dinh dưỡng theo ô vuông thức ăn còn thấp. Kết quả ở Bảng 3.10 cũng cho thấy nếu tiêu thụ lương thực - thực phẩm hiện nay là 350 - 400gam/trẻ/ngày, tương tự như kết quả nghiên cứu của Vũ Huy Chiến [2] ở nông thôn Thái Bình. Khẩu phần ăn của trẻ chủ yếu là gạo (200,62g/trẻ/ngày), trong đó protein phần lớn từ thực vật (18,31g) như đậu phụ (10,18g); protein động vật được sử dụng ít hơn (4,35g), thấp nhất là tôm, cua, hải sản. Các loại rau tươi, vừng lạc, dầu mỡ ít được sử dụng. Kết quả của Bảng 3.10 cho thấy có sự khác nhau về mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng và nhóm trẻ bình thường. Mức tiêu thụ lương thực - thực phẩm như gạo; trứng, sữa ở khẩu phần ăn của nhóm trẻ suy dinh dưỡng thấp hơn nhóm trẻ bình thường. Đồng thời, Bảng 3.11 chỉ ra rằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như hàm lượng protein động vật, lipit, lipit động vật, vitamin A, phốt pho và năng lượng của trẻ suy dinh dưỡng thấp hơn nhóm trẻ bình thường. Các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05 và p < 0,01). Năng lượng và hàm lượng protein trong khẩu phần ăn của trẻ ở các lứa tuổi thấp, đạt từ 60 - 80% so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN) của Viện Dinh dưỡng. Hàm lượng các loại vitamin và muối khoáng còn rất thấp so với NCKN của VDD, riêng trẻ 6 - 12 tháng hàm lượng vitamin A đạt được NCKN (Bảng 3.10). Kết quả của chúng tôi thấp hơn nhiều so với kết quả của tác giả Lê Thị Khánh Hòa [9] ở quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Có lẽ do điều kiện thu nhập quá thấp, trẻ ăn chung cùng với gia đình, mọi người trong gia đình ăn gì thì trẻ ăn theo đấy. Ngoài ra, do các bà mẹ ở đây thiếu kiến thức về dinh dưỡng nên không biết lựa chọn các loại thức ăn rẻ tiền, phù hợp với kinh tế. Xét về tính cân đối của khẩu phần ăn của trẻ thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.10 chưa cân đối so với NCKN. Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng P:L:G ở các nhóm tuổi đều chưa đạt so với NCKN (12:18:70). Các tỷ lệ Protein động vật/Protein tổng số, Ca/P, Vitamin B1/1000kcal phần lớn thấp hơn NCKN. Riêng đối với trẻ 6 - 12 tháng tuổi thì tỷ lệ Protein động vật/ Protein tổng số (53,5%) cao hơn NCKN, Ca/P (1,1) đạt NCKN của VDD. Tỷ lệ Lipit thực vật/ Lipit tổng số nhóm trẻ 6 - 12 tháng (4,8%) thấp hơn rất nhiều so với NCKN. Như vậy khẩu phần ăn của trẻ < 5 tuổi ở quần thể dân cư sống trên thuyền phường Phú Bình hiện nay đói về năng lượng, đói về protein, đồng thời thiếu một số vitamin và các vi chất dinh dưỡng nghiêm trọng, khẩu phần ăn chưa cân đối so với NCKN của Viện Dinh dưỡng. Sự thiếu hụt, mất cân đối các chất dinh dưỡng này xảy ra thường xuyên, kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Việc khắc phục tình trạng này không phải chỉ một sớm một chiều là có thể thực hiện được ngay. Công việc trước mắt, theo chúng tôi, cán bộ y tế ở trạm cần phối hợp với các tình nguyện viên tiến hành công tác truyền thông giáo dục về dinh dưỡng trực tiếp với từng hộ gia đình. Đặc biệt, giúp cho các bà mẹ hiểu và thực hiện bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý để trẻ có thể phát triển tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hà Huy Khôi. Tổng quan tình hình dinh dưỡng tại Việt Nam, Tình hình dinh dưỡng và chiến lược hành động ở Việt Nam, NXB Y học Hà Nội, tr. 1-7 (1997). Vũ Huy Chiến. Khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em 13-16 tháng vùng đồng lúa Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ dinh dưỡng cộng đồng (1996). Hà Huy Khôi. Phương pháp Dịch tễ học Dinh dưỡng, NXB Y học Hà Nội, (1997) 88-89, 278-279 United Nations Department of Technical Cooperation for Development and Statistical Office. How to Weigh and Measure Children in Assessing the Nutritional Status of Young Children in Household Surveys, New York (1986) 9-23. World Health Organization. Management of Severe Malnutrition: A Manual for Physicians and other Senior Health Workers,Geneva (1999) 4 Bộ Y tế. Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm một cộng đồng, NXB Y học Hà Nội (1998) 13-33, 68-70. Phạm Văn Hoan. Thống nhất cách tính tuổi và phân loại tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em, Báo cáo nghiên cứu khoa học: 1987-1989, Hà Nội (1989) 88-93. Hoàng Thị Liên. Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học (2001). Lê Thị Khánh Hòa. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ em 3-6 tuổi ở một quận nội thành Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Dinh dưỡng cộng đồng (1996). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 - 2010, NXB Y học (2001) 11-28 . Nguyễn Đức Huệ, Phan Thị Liên Hoa, Trần Danh Lộc, Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Đình Thường. Nhận xét về kết quả của dự án hỗ trợ và can thiệp dinh dưỡng 3844/1 PAM ở 15 xã Thừa Thiên Huế, Y học dự phòng IV (3) (1999) 66-68. Hà Huy Khôi, Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, NXB Y học Hà Nội (1999) 52 - 55, 122 - 128. TÓM TẮT Qua một điều tra cắt ngang ở quần thể dân cư thuộc Khu vạn đò Phường Phú Bình, thành phố Huế, chúng tôi ghi nhận một tình trạng nuôi dưỡng rất kém thể hiện qua các con số quan trọng sau đây: tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm 45,2% tổng số trẻ cùng lứa tuổi, trong đó suy dinh dưỡng độ I là 38,7%, độ II là 6,5% và không có độ III. Đặc biệt độ tuổi 49-60 tháng có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (54,49%). Việc điều tra khẩu phần ăn của trẻ cho thấy nguyên nhân chủ yếu của SDD là tình trạng thiếu cả chất lượng lẫn số lượng. Năng lượng và protein chỉ đạt 60-80% nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng, các vitamin thiếu trầm trọng và tỉ lệ giữa các thành phần không cân đối. Những yếu tố liên quan khác sẽ được đề cập trong bài báo tiếp sau. A RESEARCH ON THE FOOD COMPOSITION AND THE NUTRION OF THE CHILDREN UNDER 5 YEARS OF AGE IN A POPULATION OF BOAT PEOPLE IN PHU BINH WARD OF HUE CITY Bui Thi Ta Tam Thua-Thien Hue Secondary School of Medicine Huynh Đinh Chien Learning Recouces Center SUMMARY Through a transversal study carried out in a population of boat people living in Phu Binh Ward, Hue City, we have identified that the children were very badly fed. The prevalence of malnutrition (MN) in the children was 45.2% of which the prevalence of the MN at stage I was 38.7% and of stage 2 was 6.5%. No cases of stage 3 was recognized. The highest percentage of MN, which was 54.49%, was observed in the children of the ages 49-60. The current investigation on the meal composition showed that the main cause of this MN status was the lack of both quality and quantity of the food for the children. The energy and protein provided answered on 60-80% of the recommended level by the Vietnam National Institute of Nutrition. There was a serious insufficiency in amount the vitamins needed, and the ratios of food composition are not in balance. The other factors contributing to the MN of these children will be discussed in a later article.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_khau_phan_an_va_tinh_trang_dinh_duong_cua_tre_duo.doc
Tài liệu liên quan