Thua Thien Hue has a long coastline, the sea is large and rich natural resources. Son Cha - Hai Van (SC - HV)
has specific ecosystems like coral reefs, sea grass. SC-HV and the potential ecosystems on land as Bach Ma
National Park which have created a high biodiversity areas and concentrated in the southern provinces, they
played an important role in ecology and natural resources not only for Hue but also for Central Central Vietnam.
Benthos is the animals which have life associated with the substrate. The benthos groups as polychaeta,
crustacean, mollusc and echinoderm play an important role in the ecosystems. Many benthos species are bottom
feeding species of other aquatic life. In addition, many species of crustaceans and molluscs that are precious food
source have high nutritional value. They are the object grown for domestic consumption, exports and bring high
economic efficiency. Research results have identified 306 species of benthos belong to 206 genara, 107 families
and 13 classes. they distribute in northern Hai Van - Son Cha, mollusc phylum dominates with 159 species
accounted for 52%; arthropods phylum accounted for 24.2%, 18.6% of annelid phylum, other phylum accounted
for 4.9%.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khu hệ động vật đáy khu vực Hải Vân–Sơn Chà phục vụ công tác xây dựng khu bảo tồn biển Sơn Chà–Hải Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KHU HỆ ĐỘNG VẬT ĐÁY KHU VỰC HẢI VÂN – SƠN
CHÀ PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KHU BẢO TỒN BIỂN SƠN
CHÀ – HẢI VÂN
Trương Văn Đàn1, Võ Điều1, Hồ Thị Thu Hoài1, Ngô Thị Hương Giang1
TÓM TẮT
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tài nguyên thiên nhiên. Vùng biển Sơn Chà - Hải Vân (SC -
HV), nơi có các hệ sinh thái đặc thù như san hô, cỏ biển. Cùng với các hệ sinh thái giàu tiềm năng trên đất liền là
Vườn quốc gia Bạch Mã, tạo nên một vùng ĐDSH cao tập trung ở phía Nam tỉnh, đóng vai trò quan trọng về
sinh thái và tài nguyên không chỉ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn cho cả miền Trung Trung Bộ nước ta. Động
vật đáy là những động vật có đời sống liên quan với nền đáy. Các nhóm động vật đáy như giun nhiều tơ, giáp
xác, thân mềm và da gai đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái. Nhiều loài động vật đáy là thức ăn của
các loài sinh vật thuỷ sinh khác. Ngoài ra, nhiều loài giáp xác và thân mềm là nguồn thức ăn quý, có giá trị dinh
dưỡng cao. Chúng là đối tượng đang được nuôi trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 306 loài động vật đáy thuộc 206 giống, 107 họ và 13 lớp phân
bố ở khu vực Bắc Hải Vân – Sơn Chà, trong đó ngành thân mềm chiếm ưu thế chủ với 159 loài chiếm 52%; tiếp
đến là ngành chân khớp với 24,2%, ngành Giun đốt chiếm 18,6%, 4,9% thuộc về các ngành còn lại.
Từ khóa: Da gai, động vật đáy, Hải Vân – Sơn Chà, giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa Thiên Huế có bờ biển dài, vùng biển rộng giàu tài nguyên thiên nhiên. Tuy thế, việc
điều tra khảo sát đánh giá đa dạng sinh học vùng biển của tỉnh Thừa Thiên Huế (TTHuế) nhìn
chung còn rất ít, không tập trung và chỉ được tiến hành chủ yếu khoảng gần 10 năm trở lại
đây. Kết quả điều tra thấy rằng vùng có đa dạng sinh học (ĐDSH) tiêu biểu nhất là vùng phía
nam tỉnh TTHuế, đó là vùng biển Sơn Chà - Hải Vân (SC - HV), nơi có các hệ sinh thái đặc
thù như san hô, cỏ biển. Cùng với các hệ sinh thái giầu tiềm năng trên đất liền là Vườn quốc
gia Bạch Mã, tạo nên một vùng ĐDSH cao tập trung ở phía nam tỉnh, đóng vai trò quan trọng
về sinh thái và tài nguyên không chỉ cho tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn cho cả miền Trung
Trung bộ nước ta. Cũng như nhiều vùng ven bờ khác của Việt nam, các quần xã sinh vật, các
hệ sinh thái ở vùng biển TTHuế đã trải qua hàng triệu năm tiến hoá đang bị tác động bởi các
hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của con người. Tài nguyên thiên nhiên nói chung, nguồn
lợi đa dạng sinh học nói chung đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm chí một số loài
có giá trị kinh tế cao đang ở ngưỡng cửa của sự tuyệt chủng mà nguyên nhân là do khai thác
quá mức, sử dụng các hình thức khai thác huỷ diệt làm sinh cảnh bị phá huỷ, ô nhiễm môi
trường sống.
Hải Vân - Sơn Trà có tên trong danh sách các khu đề xuất bảo vệ trên biển của Bộ
KHCNMT (cũ) năm 1998. Trong danh sách này, khu đề xuất bảo tồn biển Hải Vân - Hòn
Sơn Trà bao gồm ba vùng nằm ở phía nam của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là
đảo Sơn Trà, Phá Lăng Cô và Bắc Hải Vân. Tổng diện tích của khu đề xuất được đưa ra
xấp xỉ từ 6.000 ha đến 7.000 ha.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1999) cũng đã chọn Hải Vân-Hòn Sơn Trà là một
trong những khu được xem xét để đưa vào hệ thống các khu bảo vệ ven biển. Trong đề xuất
của Ngân hàng ADB thì khu đề xuất là Hải Vân- Hòn Sơn Trà, bao gồm cả khu đề xuất văn
hoá lịch sử Nam Hải Vân thuộc Thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích khu đề xuất bảo tồn
là 27.416 ha bao gồm 25.390 ha đất liền và 2.026 ha biển.
Do đó cần thiết phải thành lập khu bảo tồn biển Hải Vân – Sơn Chà nhằm bảo vệ các giá trị
ĐDSH, các cảnh quan thiên nhiên là một việc làm có tính nguyên tắc. Vì vậy, nghiên cứu về
khu hệ động vật đáy Sơn Chà – Hải Vân làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá toàn diện
ĐDSH vùng này và xây dựng luận chứng khoa học-kỹ thuật để hình thành khu bảo tồn biển
Sơn Chà - Hải Vân (Thừa Thiên – Huế) là một việc làm hết sức cần thiết.
1
Bộ môn Quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản - Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm Huế
2. NGUYÊN/ VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong đầm Lập An và vùng biển Bắc
và Nam Hải Vân – Sơn Chà có giới hạn từ độ sâu 20m trở vào, trong thời gian từ tháng 7-
10/2010.
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa:
Việc thu mẫu được tiến hành dựa trên bản đồ đẳng sâu của vùng đầm Lộc An và 2 vùng Bắc,
Nam đảo Hải Vân – Sơn Chà. Điểm thu mẫu của 3 vùng được định vị toạ độ bằng hệ thống
GPS nhằm đảm bảo tính đại diện và lập lại của 2 đợt khảo sát.
Mẫu định tính và định lượng được thu kết hợp bằng gàu đáy Petersen (20 x 30cm). Bên cạnh
đó, mẫu định tính còn được thu bổ sung tại các vùng triều, bải bồi, rạn san hô nơi có độ sâu
không lớn và không sử dụng được gàu đáy bằng ô định lượng (25x25cm).Chúng tôi thu 3
gàu/mỗi điểm. Sau đó dùng rây đồng lọc sạch mẫu. Tất cả mẫu thu được cho vào hộp nhựa
plastic và được cố định bằng formol 5%.
• Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm:
Về mặt định tính: mẫu sau khi được lọc sạch, chúng tôi tiến hành định loại bằng phương pháp
so sánh hình thái. Các tài liệu chính được dùng để định loại là các tài liệu của Nguyễn Văn
Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000) [4]; Bộ Thủy sản (2001) [1], [2]; Nguyễn
Chính (1996) [3]; Hayward & Ryland (1995) [5], Imajima (1972) [6] và một số tài liệu khác
[7],[8],[9].
Mẫu định lượng được tính dựa trên số cá thể/m2 để tính mật độ (cá thể/m2) và tính sinh khối
dựa trên khối lượng sinh vật /m2 (g/m2).
Sinh vật lượng được tính theo công thức: W = B x S
Trong đó: W - Sinh vật lượng
B - khối lượng trung bình trên một đơn vị diện tích
S - diện tích thu mẫu
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự đa dạng về loài
3.1.1. Cấu trúc thành phần loài ĐVĐ
Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài ĐVĐ khu vực SC - HV
Nhóm sinh vật Lớp Họ Giống Loài
Giun đốt 2 25 38 57
Giun dẹp 1 1 1 1
Thân mềm 3 46 99 159
Chân khớp 1 24 53 74
Da gai 5 10 14 14
Xoang tràng 1 1 1 1
Tổng cộng 13 107 206 306
Qua 2 đợt khảo sát đã phát hiện nguồn lợi động vật đáy ở khu vực Hải Vân – Sơn Chà khá
phong phú với 6 ngành, 13 lớp, 107 họ, 206 giống và 306 loài. Trong đó ngành Thân mềm
chiếm ưu thế nhất với 159 loài, tiếp đến là ngành chân khớp với 71 loài, giun đốt 57 loài,
ngành da gai 14 loài, 2 ngành còn lại chỉ có 1 loài.
Trong các ngành thì ngành thân mềm có số lượng loài cao nhất chiếm 52%, tiếp đến là ngành
chân khớp với 24,2%, ngành Giun đốt chiếm 18,6%. Các ngành còn lại có số lượng loài rất ít
và chiếm 4,9% còn lại.
3.1.2. Cấu trúc thành phần loài từng nhóm ngành
+ Ngành giun đốt
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài ngành Giun đốt
STT Ngành Giun đốt Số giống Số loài
Lớp Giun nhiều tơ – Polychaeta
1 Họ Amphinomidae 2 3
2 Họ Aphroditidae 1 1
3 Họ Ariciidae 2 2
4 Họ Capitellidae 1 1
5 Họ Chloraemidae 1 1
6 Họ Eunicidae 5 14
7 Họ Flabelligeridae 2 2
8 Họ Glycidae 1 2
9 Họ Hesionidae 1 1
10 Họ Lyonssidae 1 1
11 Họ Lysidae 1 1
12 Họ Nephthyidae 1 3
13 Họ Nereidae 4 8
14 Họ Ophellidae 2 2
15 Họ Orbiniidae 1 2
16 Họ Owenidae 1 1
17 Họ Phyllodocidae 1 2
18 Họ Polynoidae 1 1
19 Họ Sabellidae 2 2
20 Họ Sigalionidae 1 1
21 Họ Syllidae 1 1
22 Họ Veneridae 1 1
23 Họ Potamididae 1 1
24 Họ Lumbrineridae 1 6
25 Họ Terebellidae 1 1
Lớp sâu đất – Sipunculida
26 Họ Aspidosiphonidae 2 2
27 Họ Sipunculidae 1 1
28 Họ Echiuridae 1 1
Tổng cộng 41 65
Ngành giun đốt Annelida có 2 lớp: Lớp Giun nhiều tơ - Polychaeta và Lớp Sâu đất -
Sipunculida. Trong đó, lớp Giun nhiều tơ chiếm ưu thế với 25 họ trong tổng số 28 họ, chiếm
tỷ lệ 89,3%. Lớp sâu đất chỉ chiếm 10,73%.
Lớp giun nhiều tơ có 37 giống và 61 loài, trong số này chỉ có ba họ có số loài cao nhất
(Eunicidae – 14 loài; Nereidae – 8 loài; Lumbrineridae – 6 loài). Các họ còn lại có số lượng
loài rất ít từ 1-2 loài.
Lớp sâu đất có 3 họ, 4 giống và 4 loài. Mức độ đa dạng loài ở lớp sâu đất rất thấp.
+ Ngành Thân mềm
Ngành Thân mềm có 3 lớp là lớp chân bụng, lớp hai mảnh vỏ và lớp chân đầu. Trong 3 lớp đó
thì lớp chân bụng chiếm ưu thế với 104 loài, 72 giống và 40 họ. Lớp hai mảnh vỏ có 20 họ, 36
giống và 66 loài. Lớp chân đầu có mức độ đa dạng thấp nhất, chỉ có 3 họ, 4 giống và 4 loài.
Lớp chân bụng: Trong các họ của lớp chân bụng thì họ Trochidae có mức độ đa dạng cao nhất
với 8 giống và 10 loài, tiếp đến là họ Muricidae với 5 giống và 7 loài. Các họ khác có mức độ
đa dạng thấp hơn.
Lớp hai mảnh vỏ: Họ Veneridae có mức độ đa dạng cao nhất với 7 giống và 11 loài. Các họ
khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Lớp chân đầu: Có mức độ đa dạng rất thấp. Các họ chỉ có 1-2 giống và 1-2 loài.
Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài ngành Thân mềm
STT Tên lớp/họ Số giống Số loài
Lớp chân bụng - Gastropoda 72 104
1 Họ Acavidae 1 1
2 Họ Acmacidae 2 2
3 Họ Acteonidae 1 1
4 Họ Architectonicidae 1 1
5 Họ Atydae 1 1
6 Họ Batillariidae 1 1
7 Họ Buccinidae 4 4
8 Họ Cassidae 1 2
9 Họ Cerithiidae 4 9
10 Họ Columbellidae 3 5
11 Họ Conidae 1 2
12 Họ Cymatiidae 1 1
13 Họ Cypraeidae 1 5
14 Họ Dentallidae 1 1
15 Họ Fissurellidae 1 1
16 Họ Gadilidae 1 1
17 Họ Harpidae 1 1
18 Họ Haliotidae 1 1
19 Họ Littorilidae 3 5
20 Họ Melorgeridae 1 1
21 Họ Mitridae 3 5
22 Họ Muricidae 5 7
23 Họ Nassariidae 2 8
24 Họ Naticidae 3 3
25 Họ Nacellidae 1 1
26 Họ Neritidae 3 4
27 Họ Panellidae 1 1
28 Họ Patellidae 4 5
29 Họ Phasianellidae 1 1
30 Họ Planaxidae 2 2
31 Họ Potamididae 1 1
32 Họ Pyramidellidae 1 1
33 Họ Rissoinidae 1 1
34 Họ Tonnidae 1 2
35 Họ Trochidae 8 10
36 Họ Turbinidae 1 2
37 Họ Turridae 2 2
38 Họ Strombidae 1 2
39 Họ Melongenidae 1 1
40 Họ Volutidae 1 1
Lớp hai mảnh vỏ - Bivalvia 36 66
41 Họ Arcidae 3 8
42 Họ Cardiidae 1 1
43 Họ Carditidae 1 1
44 Họ Chamidae 1 1
45 Họ Corbiculidae 1 1
46 Họ Donacidae 1 1
47 Họ Gastrochaenidae 1 1
48 Họ Isognomonidae 1 3
49 Họ Lucinidae 3 4
50 Họ Mactridae 1 2
51 Họ Malleidae 1 1
52 Họ Mytilidae 3 9
53 Họ Ostreidae 1 3
54 Họ Pectinidae 1 1
55 Họ Pholadidae 4 4
56 Họ Pinnidae 1 1
57 Họ Psammobiidae 2 3
58 Họ Pteriidae 1 5
59 Họ Tellinidae 1 5
60 Họ Veneridae 7 11
Lớp chân đầu - Cephalopoda 4 4
61 Họ Loliginidae 2 2
62 Họ Noctuoidae 1 1
63 Họ Sepiidae 1 1
+ Ngành chân khớp
Ngành chân khớp có 74 loài, 53 giống, 24 họ và chỉ tập trung trong 1 lớp là lớp giáp xác. Các
loài chỉ tập trung ở một số họ như: Xanthidae - 14 giống, 17 loài
(cao nhất), sau đến các họ Portunidae - 5 giống, 12 loài; Grapsidae – 5 giống, 7 loài;
Ocypodidae - 4 giống, 6 loài. Các họ còn lại có số lượng giống, loài không đáng kể.
Bảng 4. Cấu trúc thành phần loài ngành chân khớp
STT Taxon Số giống Số loài
Lớp Giáp xác
1 Họ Albuneidae 1 1
2 Họ Alpheidae 1 1
3 Họ Balanidae 1 1
4 Họ Calappidae 2 3
5 Họ Chthamalidae 1 1
6 Họ Corallanidae 1 2
7 Họ Dromiidae 1 1
8 Họ Galatheidae 1 1
9 Họ Goneplacidae 1 1
10 Họ Grapsidae 5 7
11 Họ Mictyridae 1 1
12 Họ Mitellidae 1 1
13 Họ Ocypodidae 4 6
14 Họ Paguridae 3 3
15 Họ Palaemonidae 1 1
16 Họ Palinuridae 1 2
17 Họ Penaeidae 2 5
18 Họ Pinnotheridae 1 1
19 Họ Porcellamidae 2 2
20 Họ Porthenopsidae 1 1
21 Họ Portunidae 5 12
22 Họ Xanthidae 14 17
23 Họ Corophiidae 1 2
24 Họ Squillidae 1 1
Tổng cộng 53 74
+ Ngành Da gai
Ngành da gai có 14 loài, 14 giống thuộc 10 họ và 5 lớp. Các loài phân bố khá đồng đều vào
các lớp.
Bảng 5. Cấu trúc thành phần loài ngành Da gai
Taxon Số giống Số loài
Lớp sao biển – Asteroidea 4 4
Họ Linckiidae 1 1
Họ Asterinidae 1 1
Họ Asteropidae 2 2
Lớp đuôi rắn – Ophiuroidea 3 3
Họ Ophiomyxidae 1 1
Họ Amphiuridae 1 1
Họ Ophiactyidae 1 1
Lớp cầu gai – Echinoidea 3 3
Họ Diadematidae 3 3
Lớp hải sâm – Holothuroidea 3 3
Họ Holothuridae 2 2
Họ Stichopidae 1 1
Lớp huệ biển – Crinoidea 1 1
Họ Comasteridae 1 1
Tổng cộng 14 14
3.2. Sinh vật lượng động vật đáy khu vực Hải Vân - Sơn Chà
3.2.1. Sinh vật lượng ĐVĐ vùng ven biển
Nhóm động vật đáy vùng ven biển chủ yếu là động vật sống bám cùng các loài sống bò trên
đá.
Nhóm sống bám đá bao gồm các loài thuộc giáp xác Chân tơ (Cirripedia), một số loài thân
mềm thuộc họ hầu với mật độ dao động 45 - 855 con/m2.
Các loài sống bò trên đá thường gặp nhất là các loài thân mềm chân bụng (Gastropoda) với
mật độ dao động 40 - 1655 con/m2.
3.2.2. Sinh vật lượng ĐVĐ trong rạn san hô (RSH)
Thành phần định lượng có mặt 4 nhóm chính gồm giun đốt, giáp xác, da gai và thân mềm.
Nhóm thân mềm luôn chiếm ưu thế cả về mật độ lẫn khối lượng, tiếp đến là giun nhiều tơ,
giáp xác, da gai.
Bảng 6. Sinh vật lượng ĐVĐ rạn san hô vùng Hải Vân – Sơn Chà tháng 7/2010 (mùa
khô)
Nhóm
Đảo Sơn Chà Bắc HV Nam Hải Vân
con/kg
SH
g/kg SH con/kg SH g/kg SH con/kg SH g/kg SH
Thân mềm 4,42 3,832 4,37 4,51 4,9 3,81
Giun đốt 1,02 0,095 2,23 1,095 0,285 0,065
Giáp xác 1,85 0,179 1,68 1,217 0,513 0,423
Da gai 0,37 0,053 0,48 0,064 0,102 0,098
Tổng cộng 7,66 4,159 8,76 6,886 5,8 4,396
Bảng 7. Sinh vật lượng ĐVĐ rạn san hô vùng Hải Vân – Sơn Chà tháng 9/2010 (mùa
mưa)
Nhóm Đảo Sơn Chà Bắc HV Nam Hải Vân
con/kg SH g/kg SH con/kg SH g/kg SH con/kg SH g/kg SH
Thân mềm 6,1 3,564 4,89 0,803 4,98 3,91
Giun đốt 3,02 1,104 3,86 0,101 0,385 0,165
Giáp xác 1,58 0,098 1,81 0,762 0,495 0,412
Da gai 1,56 0,042 0,56 0,300 0,152 0,101
Tổng cộng 12,26 4,808 11,12 1,966 6,012 4,588
Mật độ của thân mềm luôn chiếm ưu thế trong cả hai mùa khô và mưa và giao động từ 4,37 -
4,9 con/kg san hô (mùa khô) và 4,89 – 6,1con /kg SH (mùa mưa). Tiếp theo là giun đốt, sau
đến giáp xác và da gai. Mật độ giun đốt dao động từ 0,285 - 2,23 con/kg SH (mùa khô) và
0,385 - 3,86 con/kg SH (mùa mưa) . Giáp xác có mật độ dao động từ 0,513 - 1,85 con/kg SH
(mùa khô) và 0,495 -1,81 con/kg SH (mùa mưa). Mật độ da gai dao động từ 0,102 - 0,48
con/kg SH (mùa khô) và 0,152 - 1,56 con/kg SH (mùa mưa).
Về khối lượng cao nhất vẫn thuộc vào thân mềm, biến đổi từ 3,81 - 4,51 g/kg san hô ( mùa
khô) và 0,803 - 3,91 g/kg san hô (mùa mưa), tiếp đến là giáp xác, sau đến giun đốt và da gai.
Ngành Da gai có khối lượng biển đổi từ 0,053 - 0,098 g/kg san hô ( mùa khô) và 0,042 -
0,300 g/kg san hô (mùa mưa)
3.2.3. Sinh vật lượng ĐVĐ trong đầm Lập An
- Sinh vật lượng ĐVĐ trong thảm cỏ biển
ĐVĐ trong thảm cỏ biển ở đầm Lập An cũng có đủ mặt các nhóm giun đốt, giáp xác, da gai
và thân mềm.
Thân mềm chiếm tuyệt đại đa số về số lượng cũng như khối lượng (1365,4 - 1586,8 con/ m2
và 318 - 419,4 g/m2), tiếp đến là giun đốt (53,3 - 81,2 con/ m2 - 5,02 - 5,14 g/m2). Giáp xác
(13,5 - 35,6 con/ m2 và 1,86 - 3,65 g/m2).
- Sinh vật lượng ĐVĐ ngoài thảm cỏ biển
Nhóm thân mềm cũng chiếm ưu thế ở khu vực này (873,5 – 1425 con/m2 và 158,6 - 175,3
g/m2). Ngành Giáp xác có sinh vật lượng nhỏ nhất (0,001 - 0,0018 con/m2 và 0,0012 - 0,012
g/m2).
Bảng 8. Sinh vật lượng ĐVĐ trong đầm lập An vào tháng 7/2010 (mùa khô)
Nhóm
Trong cỏ Ngoài cỏ
con/m2 g/m2 con/m2 g/m2
Thân mềm 1586,8 419,4 873,5 175,3
Giun đốt 81,2 5,02 135,0 2,59
Giáp xác 13,5 1,86 0,001 0,012
Tổng cộng 1681,5 426,28 1008,501 177,902
Bảng 9. Sinh vật lượng ĐVĐ trong đầm Lập An vào tháng 9/2010 (mùa mưa)
Nhóm
Trong cỏ Ngoài cỏ
Con/m2 g/m2 con/m2 g/m2
Thân mềm 1365,4 318 1425 158,6
Giun đốt 53,3 5,14 89,5 3,80
Giáp xác 35,6 3,65 0,0018 0,0012
Da gai 0,015 0,009 5,5 37,8
Tổng cộng 1454,315 326,799 1520,002 200,2012
Quan bảng số liệu trên cho thấy, khối lượng ĐVĐ ngoài thảm cỏ luôn thấp hơn so với trong
thảm cỏ biển và sự phân bố không đều của ĐVĐ giữa các mùa.
4. KẾT LUẬN
Thành phần loài
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 306 loài động vật đáy thuộc 206 giống, 107 họ và 13
lớp phân bố ở khu vực Bắc Hải Vân – Sơn Chà, trong đó ngành thân mềm chiếm ưu thế chủ
với 159 loài chiếm 52%; tiếp đến là ngành chân khớp với 24,2%, ngành Giun đốt chiếm
18,6%, 4,9% thuộc về các ngành còn lại.
Sinh vật lượng ĐVĐ vùng triều
Nhóm sống bám đá có mật độ dao động từ 45 - 855 con/m2.
Các loài sống bò trên đá với mật độ dao động 40 - 1655 con/m2.
Sinh vật lượng ĐVĐ trong rạn san hô (RSH)
Mật độ của thân mềm luôn chiếm ưu thế trong cả hai mùa khô và mưa và giao động từ 4,37 -
4,9 con/kg san hô (mùa khô) và 4,89 – 6,1con /kg SH (mùa mưa). Mật độ thấp nhất là da gai
dao động từ 0,102 - 0,48 con/kg SH (mùa khô) và 0,152 - 1,56 con/kg SH (mùa mưa).
Về khối lượng cao nhất vẫn thuộc vào thân mềm, biến đổi từ 3,81 - 4,51 g/kg san hô ( mùa
khô) và 0,803 - 3,91 g/kg san hô (mùa mưa).
Ngành Da gai có khối lượng biển đổi từ 0,053 - 0,098 g/kg san hô ( mùa khô) và 0,042 -
0,300 g/kg san hô (mùa mưa).
Sinh vật lượng ĐVĐ trong đầm Lập An
Sinh vật lượng ĐVĐ trong thảm cỏ biển
Thân mềm chiếm tuyệt đại đa số về số lượng cũng như khối lượng (1365,4 - 1586,8 con/ m2
và 318 - 419,4 g/m2), tiếp đến là giun đốt (53,3 - 81,2 con/ m2 - 5,02 - 5,14 g/m2). Giáp xác
(13,5 - 35,6 con/ m2 và 1,86 - 3,65 g/m2).
Sinh vật lượng ĐVĐ ngoài thảm cỏ biển
Nhóm thân mềm cũng chiếm ưu thế ở khu vực này (873,5 – 1425 con/m2 và 158,6 - 175,3
g/m2). Ngành Giáp xác có sinh vật lượng nhỏ nhất (0,001 - 0,0018 con/m2 và 0,0012 - 0,012
g/m2).
Khối lượng ĐVĐ ngoài thảm cỏ luôn thấp hơn so với trong thảm cỏ biển và sự phân bố không
đều của ĐVĐ giữa các mùa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ thủy sản (2001). Đĩa phân loại giáp xác Việt Nam.
2. Bộ thủy sản (2001). Đĩa phân loại nhuyễn thể Việt Nam.
3. Nguyễn Chính (1996). Một số loài động vật Nhuyễn Thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội,132tr.
4. Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000). Động vật chí Việt Nam – Tập 1 Tôm biển. Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
5. Hayward, P.J. and J.S. Ryland, (1995). Handbook of the Marine Fauna of North-West Europe. Oxford
University Press, Oxford. 800pp.
6. Imajima, I., (1972). Review of the annelid worms of the family Nereidae (sic) of Japan, with descriptions of
five new species or subspecies. Bull. nat. Sci. Mus., 15(1): 37-153.
7. Raymond B. Manning and L.B. Holthuis. West African Brachyuran Crabs (Crustacea: Decapoda).
Smithsonian contributins to zoology, number 306.
8. Nguyễn Văn Thường, Trương Quốc Phú (2009). Giáo trình ngư loại 2 (Giáp xác và nhuyễn thể). Trường Đại
học Cần Thơ.
9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2003). Điều tra đa dạng sinh học vùng Sơn Chà – Bắc Hải Vân, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
RESEARCHING HAI VAN – SON CHA BENTHOS REGIONAL FAUNA
SERVES THE BUILDING SON CHA – HAI VAN MARINE RESERVE
TASK
Truong Van Dan1, Vo Dieu1, Ho Thi Thu Hoai1, Ngo Thi Huong Giang1
SUMMARY
Thua Thien Hue has a long coastline, the sea is large and rich natural resources. Son Cha - Hai Van (SC - HV)
has specific ecosystems like coral reefs, sea grass. SC-HV and the potential ecosystems on land as Bach Ma
National Park which have created a high biodiversity areas and concentrated in the southern provinces, they
played an important role in ecology and natural resources not only for Hue but also for Central Central Vietnam.
Benthos is the animals which have life associated with the substrate. The benthos groups as polychaeta,
crustacean, mollusc and echinoderm play an important role in the ecosystems. Many benthos species are bottom
feeding species of other aquatic life. In addition, many species of crustaceans and molluscs that are precious food
source have high nutritional value. They are the object grown for domestic consumption, exports and bring high
economic efficiency. Research results have identified 306 species of benthos belong to 206 genara, 107 families
and 13 classes. they distribute in northern Hai Van - Son Cha, mollusc phylum dominates with 159 species
accounted for 52%; arthropods phylum accounted for 24.2%, 18.6% of annelid phylum, other phylum accounted
for 4.9%.
Key words: Echinoderm, benthos, Hai Van – Son Cha, crustacean, polychaeta, mollusc.
1
Department of Environment and Aquatic resource Management – Faculty of Fisheries – Hue university of
Agriculture and Forestry
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_khu_he_dong_vat_day_khu_vuc_hai_vanson_cha_phuc_v.pdf