Các thuộc tính messageType, type hay element được dùng đểchỉra kiểu của
biến. Chính xác là chỉduy nhất một trong các thuộc tính này được sửdụng.
► messageType tham chiếu đến một kiểu messageType định nghĩa trong
WSDL
► type tham chiếu đến kiểu lược đồXml đơn giản.
► element tham chiếu đến thành phần lược đồXml.
Các biến có kiểu messge type có thể được dùng nhưcác biến đầu vào và ra của các
xửlý nhưinvoke, receive và reply. Khi gọi một service trảvềthông điệp lỗi thì tạo ra
một fault trong scope hiện hành, và biến fault trong fault handler sẽ được gán với giá
trịlà thông điệp lỗi nhận được.
Mỗi biến được khai báo trong một scope và được gọi là thuộc vềscope đó. Các biến
được khai báo trong scope của tiến trình được gọi là biến toàn cục (global variable).
Mỗi biến chỉcó thể được hiểu trong scope mà nó khai báo và trong tất cảcác scope
lồng bên trong scope mà nó thuộc về. Vì thếcác biến toàn cục được hiểu trong suốt
tiến trình. Ta có thể“che dấu” một biến ởscope bên ngoài bằng cách khai báo một
biến trùng tên (trùng kiểu) ởscope bên trong.
Các biến toàn cục ởtrạng thái chưa được khởi tạo khi bắt đầu tiến trình. Một biến cục
bộ ởtrạng thái chưa được khởi tạo khi bắt đầu scope mà nó thuộc về. Có nhiều cách
đểkhởi tạo một biến bằng các phép gán hay bằng cơchếnhận thông điệp. Các biến
cũng có thể được khởi tạo từng phần bằng các phép gán property hay khi chỉthực
hiện gán một sốpart của biến (một messageType có nhiều part).
SYSTOOLS DEMO
266 trang |
Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu kiến trúc hướng dịch vụ (service-Oriented architecture) và ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồng bộ.
Xử lý hoàn thành khi tất cả xử lý bên trong đều hoàn thành. Một xử lý
bên trong cũng có thể coi là hòan thành khi nó bị bỏ qua, không được kích hoạt do
điều kiện kích hoạt của nó không thỏa.
Một ví dụ đơn giản trong đó chứa hai activitiy . Hai xử lý này
sẽ được kích hoạt khởi động cùng lúc ngay khi bắt đầu. Và kết thúc
sau cả hai khi lời gọi trên nhận được phản hồi (giả sử rằng hai lời gọi trên là
request/response).
<invoke partnerLink="AmericanAirlines"
Trang 208
portType="aln:FlightAvailabilityPT"
operation="FlightAvailability"
inputVariable="FlightDetails" />
<receive partnerLink="AmericanAirlines"
portType="aln:FlightCallbackPT"
operation="FlightTicketCallback"
variable="FlightResponseAA" />
<invoke partnerLink="DeltaAirlines"
portType="aln:FlightAvailabilityPT"
operation="FlightAvailability"
inputVariable="FlightDetails" />
<receive partnerLink="DeltaAirlines"
portType="aln:FlightCallbackPT"
operation="FlightTicketCallback"
variable="FlightResponseDA" />
Tổng quát hơn, một xử lý ngòai khả năng hỗ trợ thực hiện cùng lúc các xử lý
bên trong, nó còn có thể điều khiển đồng bộ hóa giữa những xử lý thông qua các ràng
buộc đồng bộ (synchronization dependencies). được dùng để biểu diễn các
mối ràng buộc này. Tất cả các của một đều phải được khai báo bên
trong .
Một được xác định bởi một tên (name) và thể hiện ràng buộc giữa hai xử lý.
Trong đó
• Một xử lý sẽ giữ vai trò là source của link (xử lý đó sẽ chứa với thuộc
tính “linkName” là tên của , và còn có thể có thêm một thuộc tính
“transitionCondition” với giá trị là một biểu thức bool – mặc định là “true”)
• Xử lý còn lại sẽ giữ vai trò là target của link (xử lý đó sẽ chứa với
thuộc tính linkName là tên của ). Target activity sẽ không được thực hiện
chừng nào tình trạng của link đó chưa được kích họat. Tình trạng của một link
gọi là được kích hoạt khi source activity của link đó kết thúc và
transitionCondition của có giá trị “true”. Ngoài ra, target activity có
thể có thêm thuộc tính “joinCondition” (sẽ được trình bày trong phần sau)
Trang 209
Một được khai báo trong phải có đúng một source activity và một
target activity. Và giữa hai xử lý được ràng buộc bởi nhiều nhất là một link, nghĩa là,
với hai khác nhau thì không được có cùng source activity và cùng target
activity.
Một được gọi là “cross boundary” khi các source activity hay target activity
của link được chứa trong một construct trong khi link được khai báo bên ngòai
construct đó (một construct được tạo ra bởi một xử lý có cấu trúc). Ví dụ ở trên có thể
minh họa cho trường hợp “cross boundary” (source activity của link ‘CtoD’ ỏ trong
construct tạo ra bởi trong link đó được khai báo trong construct của
). Tuy nhiên tình trạng “cross boundary” này không được xảy ra với xử lý
, event handler hay compensation hander. Riêng đối với fault handler thì link
được phép “cross boudary”, trong đó fault-handler phải chứa source activity và target
activity sẽ thuộc scope bao ngoài scope của fault-handler.
Cuối cùng, một điểm nữa cần quan tâm đó là không được dùng link để tạo chu trình
giữa hai xử lý, nghĩa là: B chỉ thực thi khi A hoàn thành và A chỉ thực thi khi B hoàn
thành.
Trang 210
Ngữ nghĩa của link (link semantic)
Trong các phần còn lại chúng ta sẽ qui ước như sau:
► Những link mà trong đó A là source activity sẽ được gọi là link đầu ra của
A.
► Những link mà trong đó A là target activity sẽ được gọi là link đầu vào của
A.
► Nếu xử lý X là target và Y là source của link, thì ta nói rằng ‘X phụ thuộc
đồng bộ vào Y’.
Mỗi target activity đều có một “join condition” kèm theo (được hiểu ngầm hoặc khai
báo tường minh). Các join condition được khai báo tường minh bằng các element
ở bên trong element. Và giá trị của là một
biểu thức bool. Ý nghĩa của joinCondition là được dùng để kiểm tra một xử lý có đủ
điều kiện kích hoạt hay không.
Trạng thái “sẵn sàng” của một xử lý sẽ được quyết định bởi các xử lý có cấu trúc
chứa nó. Ví dụ, xử lý thứ hai trong một sẽ ở trạng thái “sẵn sàng” ngay
khi xử lý thứ nhất hoàn thành ; một xử lý bên trong ở trạng thái “sẵn sàng”
ngay khi được kích hoạt. Một xử lý đã ở trạng thái “sẵn sàng” và có một hay
nhiều imcoming link, thì nó sẽ được kích hoạt khi trạng thái của tất cả các link đầu
vào của nó đều đã được kích hoạt và join condition đi kèm theo được có giá trị “true
”.
Trạng thái của một link có thể có một trong ba giá trị sau : được kích hoạt, không
được kích hoạt và chưa xác định. Mỗi khi bắt đầu thực thi, thì tất cả các link
đều có trạng thái là “chưa xác định”. Và ta thấy rằng chu kỳ sống của một link bằng
đúng chu kỳ sống của xử lý mà nó được khai báo trong đó.
Vai trò của link trong mối quan hệ đồng bộ giữa hai xử lý sẽ được giải thích một cách
rõ hơn . Khi xử lý A hoàn thành, các bước sau sẽ được tiến hành :
• Đánh giá trạng thái cho các link đầu ra của A. Trạng thái kết quả sẽ là “được
kích hoạt” hay “không được kích hoạt”. Để xác định tình trạng của của mỗi link
Trang 211
thì transitionCondition của link đó sẽ được đánh giá. Nếu
transitionCondition=true thì trạng thái của link là “được kích hoạt”. Ngược lại
thì là “không được kích hoạt”. Một điều lưu ý là việc đánh giá
transitionCondition được thực hiện sau khi xử lý đã hoàn thành. Vì thế, nếu có
bất kỳ lỗi nào xảy ra trong quá trình đánh giá thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến
kết quả trước đó của xử lý, và lỗi này sẽ được xử lý scope chứa xử lý đó. Nếu
target activity ở bên ngòai scope của source activity thì trạng thái của link sẽ là
“không được kích hoạt”. Một điều quan trọng cần nhớ là, trường hợp bản thân
source activity là một , thì “hoàn thành” không nhất thiết là không
được có lỗi trong quá trình xử lý. Trong quá trình xử lý của có thể có
lỗi phát sinh. Nhưng vẫn được gọi là “hoàn thành” khi lỗi đó được bắt
và xử lý thành công bởi một fault handler của scope. Trường hợp L với
source activity là S, lỗi phát sinh nếu có trong quá trình đánh giá
transitionCondition sẽ được truyền ra scope bên ngòai S.
• Với mỗi xử lý B mà “phụ thuộc đồng bộ” vào A, sẽ kiểm tra:
► B đã ở trạng thái “sẵn sàng” chưa
► Trạng thái của tất cả link đầu vào của B đã “được kích hoạt” chưa
• Nếu cả hai điều kiện trên đều thỏa, thì sẽ thực hiện đánh giá joinCondition của
B. Nếu joinCondition có giá trị false thì lỗi “bpws :joinFailure ” sẽ được phát
sinh, ngược lại, B sẽ được kích hoạt.
Nếu trong quá trình thực thi của một xử lý có cấu trúc S, nếu một xử lý X bên trong S
một không được thực thi (ví dự như link đầu vào của X “không được kích hoạt”) thì
trạng thái của toàn bộ các link đầu ra của X được gán là “không được kích hoạt”.
Trường hợp xử lý chứa bên trong nó một xử lý khác, và bên
trong khai báo một số trùng tên với các đã được định nghĩa trước đó ở
bên ngoài. Khi khai báo các và trong các xử lý mà có
tham chiếu đến “linkName” thì tham chiếu sẽ được chuyển đến cùng tên nào
mà gần xử lý đó nhất.
Trang 212
o Một ví dụ cho trường hợp này
<!—This matches
F2.L1 and not F1.L1 -->
...
...
...
Xử lý Dead-Path_elimination (DPE)
Trong một số trường hợp mà luồng điều khiển rất phức tạp với việc sử dụng rất nhiều
. Nếu joinCondition của xử lý A có giá trị false thì A sẽ không được thực thi,
và một lỗi ‘bpws :joinFailure’ sẽ được phát sinh. Ngoài ra, ta cần phải thực hiện gán
giá trị cho các link đầu ra của A là “không được kích hoạt”.
BPEL4WS hỗ trợ vấn đề này thông qua việc sử dụng thuộc tính ‘suppressJoinFailure’
trong các xử lý. Nếu giá trị của thuộc tính này là ‘yes’, thì lỗi này sẽ được bắt và xử
lý bởi một trình xử lý lỗi đặc biệt (fault handler này sẽ có phần xử lý là một
xử lý). Tuy nhiên, bởi vì xử lý (có joinCondition = false) chưa được thực thi, nên các
link đầu ra của nó phải được tự động gán trạng thái “không được kích hoạt”. Điều này
sẽ giúp cho các xử lý liên quan được bỏ qua, tránh tình trạng ‘ngõ cụt’. Đây là tình
trạng mà các xử lý phải chờ để được kích hoạt trong khi các link đầu vào của chúng ỏ
tình trạng ‘không xác định.’
Trang 213
Link và các xử lý có cấu trúc
Link có thể được dùng để liên kết hai xử lý được chứa trong những xử lý có cấu trúc
khác nhau. Khi đó, ta cần thận trọng để đảm bảo luồng xử lý của tiến trình được thực
hiện đúng theo ý muốn. Phần này sẽ làm rõ các vấn đề cần quan tâm thông qua phân
tích một ví dụ.
Mô tả ví dụ:
► Trong một chứa 3 xử lý: một S và hai X và
Y.
► Bên trong S: sau khi A hoàn thành, B không được cho đến khi trạng thái
của các link đầu vào của nó là X và Y được kích hoạt và joinCondition
được đánh giá có giá trị true.
► Khi X và Y hòan thành, joinCondition của B được đánh giá.
► Giả sử rằng biểu thức P(X,B) OR P(Y,B) có giá trị false, khi đó lỗi
“bpws:joinFailure” được phát sinh. Và bởi vì, giá trị của thuộc tính
suppressionJoinFailure là “no” nên xử lý của bị dừng và cả B và C
đều không được thực hiện.
► Trong trường hợp ngược lại, nếu giá trị của suppressionJoinFailure được
gán là ”yes”, thì B sẽ bị bỏ qua nhưng C sẽ được thực thi bởi vì lỗi
“bpws:joinFailure” sẽ được xử lý trong scope của B.
...
...
...
Trang 214
P(X,B)
...
P(Y,B)
...
► Sau đó, giả sử ta bổ sung bằng cách liên kết A, B và C với những link (có
transitionCondition=”true”) thay vì để chúng trong một . Khi
này, cả B và C sẽ luôn luôn được thực thi. Bởi vì transitionCondition của
link “AtoB” luôn bằng “true”, nên joinCondition cũng sẽ luôn có giá trị
“true”, bất chấp giá trị của biểu thức P(X,B) và P(Y,B).
Trang 215
P(X,B)
P(Y,B)
A.7 Scope
Ngữ cảnh xử lý (behavior context) của mỗi xử lý được cung cấp bởi một scope. Một
scope có thể cung cấp một fault handler, event handler, compensation handler, data
variable, partner link và correlation sets.
Cú pháp khai báo của một scope như sau:
standard-elements
?
... see above under for syntax ...
?
... see above under for syntax ...
?
... see above under for syntax ...
?
... see above under for syntax ...
?
...
activity
Mỗi scope có một xử lý chính dùng để phần xử lý của nó. Xử lý này có thể là một xử
lý có cấu trúc phức tạp, với nhiều xử lý khác chứa bên trong nó. Scope được chia sẻ
bởi tất cả các xử lý bên trong.
Trang 216
Một ví dụ về scope với xử lý chính là . Xử lý sẽ chứa 2 xử lý
cần xử lý cùng lúc. Một trong hai xử lý này có thể nhận một hay
nhiều kiểu lỗi phản hồi. Phần fault handler của scope được chia sẻ bởi cả hai
và có thể được dùng để bắt lỗi nhận về.
?
...
<invoke partnerLink="Seller" portType="Sell:Purchasing"
operation="SyncPurchase"
inputVariable="sendPO"
outputVariable="getResponse"/>
<invoke partnerLink="Shipper"
portType="Ship:TransportOrders"
operation="OrderShipment"
inputVariable="sendShipOrder"
outputVariable="shipAck"/>
A.7.1 Xử lý dữ liệu data và Partner Link
Một scope có thể khai báo các biến và partner link mà chỉ có ý nghĩa sử dụng bên
trong scope.
A.7.2 Xử lý lỗi trong tiến trình nghiệp vụ
Tiến trình nghiệp vụ thường thực hiện các tương tác trong thời gian dài và theo cơ
chế bất đồng bộ. Các tiến trình còn thực hiện thao tác trên những dữ liệu nhạy cảm
của các cơ sở dữ liệu bên trong hệ thống. Xử lý lỗi trong môi trường này là một yêu
cầu khó khăn nhưng cần thiết.
Xử lỹ lỗi trong tiến trình nghiệp vụ chủ yếu dựa trên khái niệm “compensation”,
nghĩa là xây dựng các xử lý (application-specific) nhằm quay lui lại kết quả của công
việc đã được thực hiện trước đó (trong bối cảnh là ta đang thực hiện một công việc
lớn – một giao tác- gồm nhiều công việc nhỏ, vì một lý do gì đó mà ta không muốn
tiếp tục thực hiện giao tác đó, nên ta sẽ xử lý quay lui lại những phần việc đã được
làm).
Trang 217
BPEL4WS hỗ trợ thực thi khái niệm “compensation” thông qua cung cấp khả năng
xây dựng các thành phần xử lý lỗi (fault handling) và xử lý compensation
(compensation handling).
A.7.3 Compensation handler
Định nghĩa một compensation handler
Một compensation handler đơn giản là một lớp bọc cho phần xử lý quay lui
(compensation) ở bên trong
?
activity
Như đã giải thích ở trên, ta có thể thực hiện gọi phương thức compensation từ
trong một xử lý , thay vì phải khai báo một .
o Gọi compensation trực tiếp từ xử lý
<invoke partnerLink="Seller"
portType="SP:Purchasing"
operation="SyncPurchase"
inputVariable="sendPO"
outputVariable="getResponse">
<correlation set="PurchaseOrder" initiate="yes"
pattern="out"/>
<invoke partnerLink="Seller"
portType="SP:Purchasing"
operation="CancelPurchase"
inputVariable="getResponse"
outputVariable="getConfirmation">
o Trong ví dụ này, xử lý thực hiện xử lý mua hàng, và trong
trường hợp cần quay lui (compensate) xử lý mua hàng vừa thực hiện,
thì sẽ gọi phương thức “cancellation” với
Trang 218
cùng portType, partnerLink, với kết quả đầu ra của lần mua hàng sẽ
làm tham số đầu vào cho phương thức hủy này.
o Gọi compensation từ (cú pháp chuẩn)
<invoke partnerLink="Seller"
portType="SP:Purchasing"
operation="CancelPurchase"
inputVariable="getResponse"
outputVariable="getConfirmation">
<invoke partnerLink="Seller"
portType="SP:Purchasing"
operation="SyncPurchase"
inputVariable="sendPO"
outputVariable="getResponse">
<correlation set="PurchaseOrder" initiate="yes"
pattern="out"/>
Sử dụng một compesation hander
Compensation handler có thể được gọi bằng cách dùng xử lý , chỉ ra
tên của scope mà chứa compensation handler sẽ được gọi. Một compensation handler
của scope chỉ được phép gọi khi scope đã kết thúc một cách bình thường.
Lưu ý rằng trong trường hợp xử lý có định nghĩa bên trong nó một
compensation handler, thì tên của xử lý này là tên của scope được dùng trong xử lý
standard-elements
Xử lý chỉ có thể được gọi trong ngữ cảnh sau:
Trang 219
o Trong một fault handler của scope mà bao ngoài trực tiếp scope của
compensation cần được thực thi.
o Trong một compensation handler của scope mà bao ngoài trực tiếp
scope của compensation cần được thực thi.
A.7.4 Xử lý lỗi
Xử lý lỗi trong BPEL4WS nhằm quay lui lại những xử lý xử lý không thành công (đã
phát sinh lỗi) trong một scope. Các lỗi sẽ được bắt và xử lý trong các fault handler.
Và ngay cả khi quá trình xử lý lỗi không bị vấn đề gì thì scope chứa xử lý phát sinh
lỗi cũng không được gọi là kết thúc thành công. Và các compensation handler của
những scope này không bao giờ được thực hiện.
Việc thiết kế các fault handler trong scope sẽ cho phép ta lựa chọn các các xử lý lỗi
khác nhau thông qua các xử lý . Mỗi xử lý sẽ được chỉ định để bắt
một lỗi khác nhau, với QName của lỗi và một biến dùng để chứa các thông tin chi
tiết. Nếu tên lỗi không được chỉ định, thì đó sẽ bắt tất cả các lỗi.
Biến để chứa lỗi được chỉ định bằng cách sử dụng thuộc tính “faultVariable” trong
. Biến này là cục bộ của fault handler mà nó được khai báo, và không được sử
dụng ở bên ngoài. Ngoài ra, biến này là tùy chọn vì có những lỗi mà không có thông
tin kèm theo.
Phản hồi lỗi của xử lý là một dạng của lỗi, với tên rõ ràng và phần dữ liệu
lỗi sẽ tùy thuộc vào định nghĩa về fault trong WSDL operation. Một dạng lỗi thứ hai
là những lỗi được phát sinh do sử dụng xử lý kèm với tên và thông tin về lỗi.
sẽ được sử dụng để bắt những lỗi mà không được quan tâm bởi các
ở trên.
?
*
activity
?
activity
Trang 220
Bởi vì cơ chế linh hoạt trong việc cho phép chỉ định loại fault mà một có thể
xử lý, nên sẽ có trường hợp một lỗi chỉ định xử lý bởi nhiều fault handler. Một số
nguyên tắc được sử dụng để chọn ra thích hợp xử lý lỗi:
• Nếu lỗi không có thông tin dữ liệu đi kèm, thì xử lý mà có faultName
trùng với tên của lỗi sẽ được chọn. Nếu không, lỗi sẽ được xử lý bởi
• Nếu lỗi có dữ liệu lỗi kèm theo, thì xử lý nào có tên lỗi và kiểu
message type của biến lỗi (faultVariable) trùng với những thông tin tương ứng
của biến lỗi sẽ được chọn để xử lý. Nếu không có nào thỏa, thì lỗi sẽ
được xử lý bởi .
Nếu không có hay được chỉ chọn, thì lỗi sẽ không được bắt bởi
scope hiện tại mà sẽ được chuyển ra scope bên ngoài trực tiếp của scope hiện tại. Nếu
lỗi được chuyển qua cho tiến trình xử lý, và không tìm thấy fault handler phù hợp thì
tiến trình sẽ kết thúc một cách “không bình thường”, giống như khi một xử lý
được gọi.
Trang 221
Scope mà trong đó có xuất hiện lỗi được xem như có kết thúc không bình
thường, cho dù lỗi đó có được bắt và xử lý hay không. Và compensation handler của
một scope như thế sẽ không bao giờ được gọi.
A.7.5 Xử lý sự kiện
Toàn bộ tiến trình cùng với mỗi scope đều có thể được kết hợp với các event handler.
Các event handle sẽ được gọi cùng lúc nếu sự kiện tương ứng xảy ra. Xử lý bên trong
một event handler có thể là bất kỳ dạng xử lý nào ngoại trừ xử lý vì
xử lý này chỉ được phép gọi trong fault handler và compensation handler.
Có hai loại sự kiện. Loại sự kiện thứ nhất có thể là các thông điệp đến tương ứng với
các operation trong WSDL. Loại thứ hai có thể là biến cố về thời gian.
Cú pháp khai báo của event handler như sau:
?
<!-- there must be at least one onMessage or
onAlarm handler -->
<onMessage partnerLink="ncname"
portType="qname"
operation="ncname"
variable="ncname"?>*
?
+
activity
*
activity
Điều cần lưu ý là, không giống như event handler và compensation handler, event
handler được xem như một phần trong xử lý của một scope.
Các sự kiện dạng thông điệp
nhằm lắng nghe loại sự kiện thông điệp, nghĩa là chờ một thông
điệp thích hợp được gửi đến. Ý nghĩa và các thuộc tính của và các
thuộc tính của nó rất giống với xử lý (partnerLink, portType, operation,
variable, correlation sets). Điểm khác biệt đó là không cho phép tạo các thể hiện tiến
Trang 222
trình. Vì thế các event handler không có thuộc tính “createInstance”. Khi thông điệp
chỉ định đến, xử lý tương ứng sẽ được thực thi.
Một ví dụ về cách dùng event handler để hỗ trợ việc kết thúc một tiến trình thông qua
một thông điệp từ bên ngoài gửi vào.
...
<onMessage partnerLink=“buyer”
portType=“car”
operation=“cancel”
variable=“cancelDetails”>
...
...
Các sự kiện dạng biến cố thời gian
dùng để biểu diễn một sự kiện dạng timeout.
o Thuộc tính “for” chỉ ra khoảng thời gian mà sau đó sự kiện sẽ được
chuyển đi.
o Thuộc tính “until” chỉ ra thời điểm mà đến lúc đó sự kiện sẽ được
chuyển đi.
Thời gian bắt đầu tính khi scope của nó bắt đầu. onLarm chỉ có một trong hai
thuộc tính được chỉ định.
Sự kích hoạt event handler
Event handler gắn với scope thì sẽ được kích hoạt ngay khi scope bắt đầu thực thi.
Nếu event handler được gắn với tiến trình, thì sẽ được kích hoạt ngay khi thể hiện của
tiến trình được tạo ra. Thể hiện của một tiến trình được tạo ra khi xử lý đầu
tiên (với createInstance= “yes”) nhận được và xử lý thông điệp tương ứng.
Một ví dụ sử dụng event handler để quản lý thời gian sống của thể hiện tiến trình. Đó
là ta sẽ nhúng dữ liệu thời gian vào thông điệp dùng để tạo thể hiện tiến trình.
Trang 223
<wsdl:definitions
targetNamespace=""
xmlns:xsd=""
...>
<part name=“processDuration”
type=“xsd:duration”/>
<process name=“orderCar”
xmlns:def=""
...>
...
<onAlarm for=
“bpws:getVariableData(orderDetails,processDuration)”
>
...
...
...
<variable name=“orderDetails”
messageType="def:orderDetails"/>
...
<receive name=“getOrder”
partnerLink=“buyer”
portType=“car”
operation=“order”
variable=“orderDetails”
createInstance=“yes”/>
...
Xử lý sự kiện tiến trình
• Sự kiện dạng biến cố thời gian
Việc tính thời gian cho một sự kiện kiểu biến cố thời gian bắt đầu ngay khi event
handler được kích hoạt. Sự kiện sẽ được phát khi đến thời điểm hay sau khi đã qua
một khoảng thời gian được chỉ đinh trong các thuộc tính “for” và “until”. Sự kiện loại
này chỉ được thực hiện nhiều nhất là một lần và chuyển sang trạng thái “không còn
hiệu lực” sau khi thực hiện phần xử lý kèm theo.
Trang 224
• Sự kiện dạng thông điệp
Sự kiện này xảy ra khi một thông điệp thích hợp được gửi đến. Khi đó, xử lý
tương ứng sẽ được thực hiện. Sự kiện loại này có thể được lắng nghe và xử lý nhiều
lần trong khi scope tương ứng vẫn còn hoạt động.
Vô hiệu hoá các sự kiện
Tất cả các event handler gắn với một scope sẽ bị vô hiệu hóa khi quá trình xử lý
của scope đó kết thúc một cách bình thường. Một scope sẽ phải đợi cho đến khi tất cả
các event handler xử lý xong để thật sự hoàn thành.
Trang 225
Phụ lục B
SOA VÀ WEB SERVICES
B.1 Kiến trúc Web services
Web services là một tập các chuẩn đặc tả mở rộng khả năng của các chuẩn có sẵn như
XML, URL và HTTP nhằm cung cấp chuẩn truyền thông giữa các hệ thống với nhau.
Web services là những thành phần thực thi một số xử lý nghiệp vụ thông qua những
dịch vụ và cung cấp những dịch vụ qua mạng, những dịch vụ này có thể được triệu
gọi bởi các dịch vụ client bằng cách sử dụng giao thức SOAP trên HTTP. Web
services độc lập về ngôn ngữ và độc lập về nền tảng bởi vì nó tách biệt đặc tả ra khỏi
cài đặt; nó còn hỗ trợ tích hợp loose coupling giữa các ứng dụng với nhau qua trao
đổi các thông điệp đồng bộ và bất đồng bộ thông. Web services dựa trên kiến trúc
phân tán trong đó không có bất kì dịch vụ xử lý trung tâm nào và tất cả dạng truyền
thông đều sử dụng các giao thức chuẩn. Các giao thức không được có bất kì ý nghĩa
ngầm định nào bên trong mà phải được mô tả rõ ràng.
Một trong những đặc tính quan trọng của mô hình tính toán dựa trên Web services là
ở đó cả các client và Web services đều không cần biết cài đặt của nhau. Kiến trúc
Web services cung cấp nhiều thành phần cho phép các ứng dụng client tìm kiếm và
sử dụng những Web services mình cần một cách động. Web services hứa hẹn mang
đến khả năng tạo ra các môi trường phân tán trong đó bất kì ứng dụng nào, hoặc bất
kì component ứng dụng nào cũng đều có thể kết hợp với nhau dễ dàng với tính độc
lập nền tảng, và độc lập ngôn ngữ (language-neutral). Web service có thể được sử
dụng vào các mục đích đơn giản như đang nhập vào một trang web hay với mục địch
phức tạp như xử lý nghiệp vụ giao dịch vay mượn giữa các công ty với nhau. Điểm
khác biệt chính của Web services với các công nghệ phân tán trước đây như Win32,
J2EE và CGI là ở sự chuẩn hoá. Web services sử dụng XML, một ngôn ngữ độc lập
trong việc biểu diễn dữ liệu, làm ngôn ngữ trao đổi thông tin. Bởi vậy khi được kết
hợp với nhau, khả năng tích hợp phần mềm và đa kết nối giữa những mô hình web
Trang 226
services thật đáng kinh ngạc. Thêm vào đó, các chuẩn Web services mới còn hỗ trợ
các tình năng cao cấp như hỗ trợ giao dịch, bảo mật, quy trình nghiệp vụ, vân vân…
Mô hình web services dạng đơn giản định nghĩa cách thức tương tác giữa Service
Requester, Service Provider, và Service Directory như sau :
Bên sử dụng dịch vụ tìm kiếm các dịch vụ trong một UDDI Service Directory. Chúng
sẽ lấy thông tin mô tả WSDL của các Web services cung cấp bởi Service Providers từ
trước thông qua Service Directory. Sau khi lấy được mô tả WSDL, bên yêu cầu dịch
vụ kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ bằng cách triệu gọi các dịch vụ thông qua giao
thức SOAP.
Web services cơ bản bao gồm các khái niệm SOAP, WSDL, và UDDI. Chúng ta sẽ
lần lượt phân tích trong các phần sau. Cần lưu ý là các chuẩn trên có thể được kết hợp
với nhau hoặc dùng độc lập tùy trường hợp cụ thể.
Trang 227
B.2 Các đặt trưng của Web services
B.2.1 Loosely coupled
Loosely coupled nghĩa là các Web Service và chương trình triệu gọi chúng có thể
thay đối độc lập với nhau thay vì phải thiết kế lại những thành phần liên quan ở hai
bên mỗi khi có sử thay đối. Cũng có thể thay đổi Web service interface mà không làm
ảnh hưởng đến khả năng tương tác của client với dịch vụ đó. Trong khi đó, với một
hệ thống có tính tightly coupled, nghiệp vụ ở phía client và ơ server phải ràng buộc
chặt chẽ với nhau, mỗi khi cố một interface thay đổi thì phía còn lại cũng phải được
cập nhật. Xu hướng hiện nay là phát triển các kiến trúc có tính loosely coupled để các
hệ thống phần mềm trở nên dễ quản lý hơn , làm cho khâu tích hợp các hệ thống khác
nhau cũng trở nên dễ dàng hơn.
B.2.2 Tính đóng gói
Tính đóng gói (Encapsulated) nghĩa là phạm vi bên ngoài của mỗi Web service
không được biết đến cài đặt của Web Service đó. Các chức năng chỉ được cung cấp
thông qua các interface mà Web Service đó cung cấp. Về bản chất, Web Service trừa
tượng hoá cài đặt của nó qua interface, tương tự như cách XML tách biệt thông tin ra
khỏi xử lý. Web Service kế thừa tính đóng gói từ những kiến trúc hướng đối tượng
dựa trên Java, C++ và COM.
B.2.3 Contracted
Contracted nghĩa là các hành vi của Web Service bao gồm cách thức kết nối, ràng
buộc, các tham số đầu vào đầu ra đều được cung cấp đến người sử dụng Web Service
đó.
B.2.4 Giao thức chuẩn
Web Service là một tập các chuẩn mở và phi thương mại. Web Service còn dựa trên
nền tảng XML để định dựa dữ liệu và HTTP làm giao thức truyền dữ liệu, ngoài ra
còn có SOAP, WSDL và UDDI là các chuẩn nền tảng của Web Service cũng dựa trên
XML. Các chuẩn này có thể là đã cũ nhưng nếu không dựa trên đó, Web Service sẽ
được triển khai như những hệ thống đóng, độc quyền và đặc trưng cho mỗi nhà cung
Trang 228
cấp trao đối với nhau trên một nền tảng cố định. Tính mở của đặc tả Web Service cho
phép nhiều nhà cung cấp và tổ chức trình thể hiện những cách nhìn đa dạng góp phần
phát triển các công nghệ Web Service..
B.2.5 Tự định nghĩa
Web Service tự định nghĩa chính nó. Tính tự định nghĩa (self-defining) là một đặc
tính của XML được tận dụng trong những công nghệ nền tảng của Web Service như
SOAP và WSDL.
B.2.6 Tìm kiếm và triệu gọi động
Bằng cách tận dụng công nghệ UDDI , một Web Service consumer có thể định vị và
triệu gọi một Web Service trong khi chạy mà không cần biết trước cụ thể Web
Service nào cài đặt, cung cấp chức năng mình mong muốn.
B.3 Lợi ích của Web services
Lợi ích của Web Service có thể tóm gọn trong một đoạn như sau : “Web
Service cung cấp một cơ chế đơn giản để kết nối những ứng dụng lại với nhau bất kể
công nghệ hoặc thiết bị chúng đang sử dụng hoặc vị trí. Web Service dựa trên các
chuẩn giao thức được hỗ trợ rộng rãi trên internet nhằm giảm chi phí liên lạc. Cách
tiếp cận có tính loose coupling hỗ trợ đa kết nối và chia sẻ thông tin giữa các dịch vụ,
mà các được đó tự định nghĩa và có thể được tìm thấy một cách tự động” . Ta sẽ lần
lượt tìm hiểu chi tiết lợi ích thương mại và lợi ích kỹ thuật của Web Service.
¾ Web Service có thể được truy cập ở mọi nơi, mọi lúc, hầu như trên bất kì
công nghệ và thiết bị nào hỗ trợ Web Service.
Lợi ích thương mại– Tăng hiệu suất quy
trình nghiệp vụ
Lợi ích kỹ thuật – Giảm chi phí
Tăng hiệu suất của quy trình nghiệp vụ bằng
cách giảm chi phí và thời gian kết nối các
ứng dụng với nhau.
Giảm chi phí kết nối
Tăng khả năng truy xuất dữ liệu theo gian
thực, kết nối từ xa đến các nguồn dữ liệu
Giảm mức độ phức tạp của quá trình tích
hợp
Hỗ trợ thương mại thời gian thực Độc lập nền tảng và độc lập công nghệ
Hỗ trợ khác hàng, đối tác và nhân viên
Trang 229
¾ Dựa trên các chuẩn giao thức được hỗ trợ rộng rãi trên internet
Lợi ích thương mại và kỹ thuật – Giảm chi phí và lựa chọn
Lợi ích từ các « chuẩn mở »
Không phụ thuộc vào một công nghệ độc quyền nào
Nhiều nhà cung cấp khác nhau
Giảm chi phí công nghệ
¾ Loosely coupled
Lợi ích thưong mại – Tăng cường
quan hệ
Lợi ích kỹ thuật – Giảm chi phí bảo trì
Tạo thuận tiên cho vệic thêm vào hay thay
đổi đối tác.
Thay đổi về mặt hệ thống không hưởng đến
nghiệp vụ
Giảm chi phí bảo trì
Giảm ảnh hưởng của thay đổi
Sử dụng lại các thành phần có sẵn
¾ Hỗ trợ đa kết nối
Lợi ích thưong mại Lợi ích kỹ thuật – Tiết kiệm chi phí
Giảm số lượng phần mềm,công cụ, kỹ năng
cần thiết trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tiếp cận vững chắc cho mọi bối cảnh bài
toán
Một kiến trúc chung cho mội bốii cảnh bài
toán (ví dụ như bảo mật)
¾ Tự mô tả
Lợi ích thương mại – Tiếp cận thị trường Lợi ích kỹ thuật – Rút ngắn chu kì phát
triển
Tăng thời gian tiếp cận thị trường bởi vì các
kết nối đến đối tác và khách hàng bây giờ trở
nên nhanh hơn và tự động.
Tạo điều kiện thuận tiện cho đối tác hợp tác
làm ăn.
Giảm công sức phát triển vì dịch vụ được tự
động hoá.
Giảm ảnh hưởng của những thay đổi, tự
động phản ứng với những thay đổi
Dịch vụ có thể được triệu gọi tự động mà
không cần đến sự can thiệp của nhân viên
phát triển phần mềm
¾ Tự động tìm kiếm
Lợi ích thương mại Lợi ích kỹ thuật – Rút ngắn
chu kì phát triển
Tạo điều kiện thuận tiện khách hàng tìm đến
dịch vụ của ta.
Dễ dàng tìm kiếm các đối tác mới và dịch vụ
của họ.
Giảm hoặc không cần loại bỏ công sức phát
triển hỗ trợ các kết nối mới.
Trang 230
B.4 SOAP
SOAP là một đặc tả việc sử dụng các tài liệu XML theo dạng các thông điệp. Bản
thân SOAP không định ra các ngữ nghĩa ứng dụng hoặc cách cài đặc chi tiết. SOAP
cung cấp một cơ chế đơn giản và gọn nhẹ cho việc trao đổi thông tin có cấu trúc và
định dạng giữa các thành phần trong một môi trường phân tán sử dụng XML. SOAP
được thiết kế dựa trên những chuẩn nhằm giảm chi phí tích hợp các hệ thống phân tán
xây dựng trên nhiều nền tảng khác nhau ở mức càng thấp càng tốt. Đặc tả về SOAP
định nghĩa một mô hình trao đổi dữ liệu dựa trên 3 khái niệm cơ bản: các thông điệp
là các tài liệu XML, chúng được truyền đi từ bên gửi đến bên nhận, bên nhận có thể
chuyển tiếp dữ liệu đến nơi khác.
Khái niệm cơ bản nhất của mô hình SOAP là việc sử dụng các tài liệu XML như
những thông điệp trao đổi. Điều này có nhiều ưu điểm hơn các giao thức truyền dữ
liệu khác. Các thông điệp XML có thể được tổng hợp và đọc với một bộ soạn thảo
text đơn giản, ta có thể làm việc với XML trên hầu hết mọi nền tảng. Sau đây là một
ví dụ về một thông điệp SOAP :
<soap:Envelope
xmlns:soap=""
soap:encodingStyle="
/encoding/">
Hello world!
Khi trao đổi các thông điệp SOAP, có hai thành phần liên quan: bên gửi và bên nhận.
Thông điệp sẽ được chuyển từ bên gửi sang bên nhận. Đây là ý niệm đơn giản nhất
trong trao đổi thông điệp SOAP. Trong nhiều trường hợp, kiểu trao đổi này không
cung cấp đủ chức năng. Nhưng đây là mô hình cơ bản, dựa trên đó sẽ phát triển các
mô hình trao đổi phức tạp hơn
Trang 231
Hình B-1 – Một SOAP Operation đơn giản
Một cấu trúc SOAP được định nghĩa gồm các phần: , và
.
Hình B-2 – Cấu trúc thông điệp SOAP
Envelop là thành phần gốc của một thông điệp SOAP, nó chứa các thành phần
Header và Body. Thành phần Header là một cơ chế mở cho phép thêm các tính năng
vào bên trong một thông điệp SOAP. Mỗi thành phần con của Header gọi là một
Header Entry. Các Header Entry dùng để diễn giải , quy định một số ngữ nghĩa của
thông điệp SOAP. Các ứng dụng có thể xử lý và định tuyến các thông điệp dựa trên
thông tin header và thông tin bên trong thông điệp đó. Đây là ưu điểm mà các mô
hình kiến trúc như DCOM, CORBA và RMI không có được, vì các protocol header
của chúng phải được chỉ định chi tiết cho mỗi ứng dụng.
B.5 WSDL
Web Sevice Description Language (WSDL) định nghĩa một lược đồ XML dùng để
mô tả cấu trúc các dịch vụ theo dạng XML. Nó cung cấp thông tin cho các hệ thống
phần tán và cho phép các ứng dụng trao đổi với nhau một cách tự động. Trong khi
SOAP tập trung vào việc trao đổi thông tin giữa bên yêu cầu và bên cung cấp thì
WSDL mô tả dịch vụ được cung cấp bởi bên cung cấp và được xem như một công
thức để phát sinh các thông điệp SOAP đến các dịch vụ.
Trang 232
Một tài liệu WSDL mô tả một Web Service như một tập các đối tượng trừu tượng gọi
là các “ports” và “endpoint”. Một tài liệu WSDL cũng định nghĩa bên trong nó những
hành vi. Hành vi tương ứng với “operation” và dữ liệu tương ứng với “message”. Một
tập các hành vi liên quan được nhóm lại vào trong một “portType”. Một ràng buộc
kết nối (binding) chỉ định một giao thức mạng và đặc tả định dạng dữ liệu cho một
portType cụ thể. Kế đến một port được định nghĩa bằng cách kết hợp một địa chỉ
mạng với một binding. Nếu một client có được một tài liệu WSDL và tìm thấy
binding và địa chỉ cho mỗi port, nó có thể gọi các phương thức của dịch vụ theo đúng
giao thức và định dạng dữ liệu đã đặc tả.
Phần tử gốc của tất cả các tài liệu WSDL luôn là phần tử . Nó chứa bên
trong sáu thành phần chia thành hai nhóm : thông tin trừa tượng và thông tin cụ thể.
• Thông tin trừu tượng
a. types
b. messages
c. portType
• Thông tin cụ thể
d. bindings
e. services
Các thành phần chứa những tham chiếu
lẫn nhau như trong hình.
Trang 233
Sau đây là một ví dụ mẫu về một đặc tả WSDL.
<definitions xmlns:soap=""
xmlns:s=""
xmlns:s0=""
targetNamespace="">
<soap:binding transport=""
style="document" />
<soap:operation
soapAction=""
style="document" />
<soap:address
location="" />
Trang 234
B.6 UDDI
Về cơ bản Universal Description, Discovery, and Intergration (UDDI) là một nơi mà
các tổ chức đăng ký và tìm kiếm các Web Service. Nó đóng vai trò như service
broker cho phép người sử dụng dịch vụ tìm đúng nhà cung cấp dịch vụ cần tìm.
UDDI hỗ trợ chức năng:
• Thực hiện tìm kiếm, định vị những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hay sản
phẩm theo phần loại theo vùng địa lý.
• Thông tin về một nhà cung cấp dịch vụ bao gồm địa chỉ, thông tin liên lạc và
các định danh.
• Thông tin kỹ thuật (Technical information) về Web service mà doanh nghiệp
cung cấp (ví dụ như cách sử dụng dịch vụ được cung cấp).
Để sử dụng đến các dịch vụ của UDDI, bản thân UDDI cung cấp một tập hàm API
dưới dạng SOAP Web Service. Tập API được chia làm hai phần: Inquiry API dùng
truy vấn và Publisher’s API dùng đăng ký. Phần API dùng để truy vấn bao gồm hai
phần con : một phần dùng để tạo ra các chương trình cho phép tìm kiếm và duyệt
thông tin trên một UDDI registry, phần còn lại dùng để xử lý lỗi triệu gọi.
Thành phần xử lý chính là bộ đăng ký UDDI, đó là một file XML dùng để mô tả một
thực thể kinh doanh (business entity) kèm theo các Web service đi cùng. Sử dụng các
dịch vụ của UDDI, các doanh nghiệp đăng ký thông tin về những Web service mà họ
định cung cấp. Thông tin này đuợc thêm vào UDDI registry thông qua Web site hoặc
sử dụng các công cụ lập trình sử dụng các dịch vụ theo đúng đặc tả UDDI
programmer’s API.
Lược đồ XML UDDI định nghĩa bốn loại thông tin cơ bản để kết nối đến Web
service.
Trang 235
Như hình trên, cấu trúc thông tin bao gồm :
• Business entity
Một business entity chức thông tin về công bao gồm tên công ty, một đoạn mô
tả ngắn gọn và một vài thông tin liên lạc cơ bản (địa chỉ, số điện thoại, email, v.v….).
Mỗi doanh nghiệp được cấp một định danh duy nhất, ví dụ như số D-U-N-S.
• Business service
Liên kết với mỗi business entity là một danh sách các business service cung cấp
bởi business entity đó. Mỗi thành phần chứa thông tin mô tả về dịch vụ, về thông tin
phân loại của dịch vụ và danh sách các binding template liên quan đến thông tin kỹ
thuật của dịch vụ. Mỗi business service cần có ít nhất một binding template.
Trang 236
• Binding template
Gắn với mỗi business service là một danh sách các binding template cung cấp
thông tin về địa điểm có thể tìm thấy Web Service và làm cách nào để sử dụng nó.
Một cấu trúc binding template mô tả thông tin interface của Web Service và các địa
chỉ URL. Mỗi bindingTemplate được định danh duy nhất thông qua số phát sinh tự
động UUID lưu trong bindingKey.
• tModels
Mục đích của tModels là dùng để liên kết đến metadata bên ngoài UDDI.
Thành phần quan trọng nhất của tModels là một URL trỏ đến một tài liệu mô tả thông
tin metadata. Tài liệu này có thể là tài liệu bất kì HTML, Word, .. tùy ý mô tả một đặc
tả kỹ thuật nào đó, ví dụ như giao thức mạng, dạng thức trao đổi hoặc luật tuần tự mà
thông thường nhất là file mô tả thông tin service WSDL. Có hai thuộc tính cơ bản bên
trong một tModel : tModelKey đóng vai trò định danh duy nhất giữa các tModel với
nhau và name dùng cung cấp một tên với đầy đủ ngữ nghĩa cho tModel.
<businessEntity xmlns="urn:uddi-org:api"
businessKey="BBBBBBBB-BBBB-BBBB-BBBB-BBBBBBBBBBBB">
Sample Services
a description
Symbol service
a description
.....
TU UT
<tModelInstanceInfo
tModelKey="123123">
<tModel authorizedName="..."
operator="..." tModelKey="123123">
StockQuote Service
WSDL description of a Symbol
lookup service
Trang 237
WSDL source document
TU UT
<keyedReference tModelKey="UUDI:12313" keyName="uudi-
org:types" keyValue="wsdlSpec" />
Tóm lại SOAP, WSDL và UDDI có thể kết hợp với nhau theo sơ đồ sử dụng
sau :
1. Nhà cung cấp Web Service mô tả Web Service trong một tài liệu
WSDL và đăng ký nó lên một UDDI bằng cách sử dụng Publisher’s
API.
2. Một người sử dụng dịch vụ UDDI Inquiry API để tìm thông tin về nhà
cung cấp dịch vụ thích hợp. Nếu có, nó sẽ tìm kiếm tiếp tModel rồi từ
đó lấy ra tài liệu mô tả WSDL.
3. Một yêu cầu dạng SOAP được tạo ra dựa trên tài liệu mô tả WSDL.
4. Yêu cầu SOAP trên sẽ được gửi đến nhà cung cấp dịch vụ và được xử
lý.
Trang 238
B.7 Một số chuẩn Web services mới
• WS-Security : Mô tả cách thêm vào các header signature và mã hoá vào bên
trong thông điệp dạng SOAP, cách thêm vào các token bảo mật như X.509,
chứng thực và Keberos.
• WS-Policy : Mô tả khả năng và những ràng buộc về bảo mật và chính sách
nghiệp vụ giữa thành phần trung gian và địa chỉ endpoint.
• WS-Trust : Một framework cho các mô hình trust, cho phép các Web Service
cộng tác một cách an toàn và bảo mật.
• …
B.8 SOA và Web Service
SOA là một kiến trúc phần mềm, bao gồm một tập các nguyên tắc thiết kế độc lập với
kỹ thuật và công nghệ nhằm liên kết các dịch vụ. SOA bắt đầu với việc định nghĩa
thành phần giao tiếp (interface) và sau đó, xây dựng kiến trúc hệ thống như là sự liên
kết của các thành phần interface, phần thực thi của các interface và cách thức tương
tác giữa các interface. Trong khi đó, Web services lại là một tập hợp các kỹ thuật và
công nghệ (SOAP, WSDL, UDDI, HTTP...) được dùng để hiện thực hóa các nguyên
tắc thiết kế của SOA.
Trong thực tế, khái niệm SOA không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, mà đã
xuất hiện cách đây khá lâu. Và trong quá khứ đã có rất nhiều kỹ thuật khác được
dùng để triển khai một hệ thống SOA như :
• Distributed object : như CORBA, J2EE, COM/DCOM
• Message-oriented middleware (MOM) : WebSphere MQ, Tibco, Rendezvous
• TP monitor: CICS, IMS, Encinia, Tuxedo.
• B2B platform: ebXML, RosettaNet
Trang 239
Trong phần này, sẽ giải thích rõ một hệ thống SOA dựa trên Web services khác ra sao
với một hệ thống SOA dựa trên các kỹ thuật cũ trước đây.
• Cách tiếp cận dựa trên API và dựa trên nghiệp vụ
► Sự khác nhau cơ bản giữa việc triển khai một hệ thống SOA dựa trên các
kỹ thuật cũ với khi dùng web service đó là ở cách tiếp cận. Các kỹ thuật
trước tiếp cận theo cách sử dụng các hàm API trong khi kỹ thuật web
services lại sử dụng cơ chế thông điệp. Lợi ích của cách tiếp cận mới đó là
tạo ra được nhiều mô hình tương tác đa dạng, linh hoạt hơn như có thể xây
dựng nhiều trạm điều khiển trung gian, xử lý vấn đề định tuyến,
orchestration và tương quan, ngoài ra còn hỗ trợ độc lập với môi trường
truyền dẫn (transport indenpendence).
► Tương tác giữa nhà cung cấp dịch vụ và đối tượng sử dụng dịch vụ không
còn đơn giản là những kết nối điểm-điểm nữa.
► Hiệu suất hoạt động của hệ thống được tốt hơn bởi sự hỗ trợ của cơ chế
định tuyến giúp định tuyến cho các luồng trao đổi dịch vụ một cách hiệu
quả.
► Với những hỗ trợ trong việc sắp xếp, kết hợp, ... và quản lý các dịch vụ sẽ
giúp xây dựng toàn bộ các qui trình nghiệp vụ một cách nhanh chóng, dễ
dàng và hiệu quả hơn là thiết kế từng thành phần.
► Việc xác định một dịch vụ sẽ hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng các
thông tin tương quan (correlation information)
• Sử dụng các dữ liệu mô tả (metadata) để tăng tính linh hoạt
► Một điểm yếu nữa của các tiếp cận dựa trên API khi triển khai một hệ
thống SOA đó là sự hạn chế (thậm chí là hoàn tòan không có) trong thông
tin mô tả dịch vụ.
► Web services dựa trên lược đồ XML để hỗ trợ dữ liệu tự mô tả. Ngoài ra
Web services hỗ trợ nhiều chuẩn như WSDL để mô tả thông tin web
service, UDDI để tạo nền tảng cho việc quản lý các web service cũng như
Trang 240
các thông tin mô tả liên quan của web service. Từ đây sẽ hỗ trợ tốt hơn cho
quá trình sử dụng và quản lý các tài nguyên mới lẫn cũ, thông qua:
- Tích hợp ngữ nghĩa: các nhà quản lý có thể chỉ định thông tin nào
cần trao đổi và cách thức trao đổi sẽ như thế nào.
- Chuyển đổi thông tin: hỗ trợ việc chuyển đổi các định dạng dữ
liệu trong quá trình trao đổi giữa các hệ thống khác nhau.
• Tăng khả năng tương thích và tái sử dụng:
► Các hệ thống SOA không phải là các hệ thống kín (monolithic) và cũng
không hẳn là phải được xây dựng mới hoàn toàn. Điều này có nghĩa là hệ
thống phải có khả năng tương thích cao để có thể tích hợp với các hệ thống
khác bên ngoài cũng như là các ứng dụng, tài nguyên sẵn có nhằm thực
hiện tái sử dụng một cách có hiệu quả.
► Các kỹ thuật trước gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này,
thậm chí là không thể, bởi bản thân các kỹ thuật đó không đưa ra được một
chuẩn chung để các hệ thống khác nhau (về công nghệ, kỹ thuật, định dạng
dữ liệu) có thể tương tác được với nhau.
► Trong khi đó Web service có thể giải quyết các yêu cầu trên một cách dễ
dàng, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí đó là thực hiện bao bọc
những chức năng, ứng dụng, dữ liệu, ... thành các services có thể thực hiện
quá trình tương tác với các hệ thống mới thông qua các chuẩn của Web
service (SOAP, WSDL...)
• Vấn đề sử dụng chuẩn
► Các kỹ thuật trước cũng đưa ra một định dạng thông điệp dùng trong quá
trình giao tiếp của các dịch vụ. Nhưng thông điệp chung này được xây
dựng dựa trên những chuẩn riêng, ràng buộc chặt chẽ với ngôn ngữ và môi
trường của hệ thống. Điều này dẫn đến sự rối rắm, trùng lắp và khó tương
thích giữa các chuẩn của các hệ thống.
Trang 241
► Trong khi đó, web service được xây dựng dựa trên các chuẩn đạt được sự
nhất trí của cộng đồng phát triển (định dạng thông điệp dựa trên các chuẩn
của W3C như là XML, và môi trường truyền thông điệp dựa trên SOAP).
► Ngoài ra các chuẩn này có thể tương thích tốt với nhau (ví dụ như WS-
Security và WS-Policy). Hơn nữa, các chuẩn của Web service đều được
thiết kế để có khả năng mở rộng để có thể phối hợp hoặc tích hợp với các
chuẩn mới trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng, sẽ không có chuyện lệ
thuộc vào một nhà phát triển và khả năng tùy biến sẽ được hỗ trợ tối đa.
Tinh thần này phù hợp với nguyên tắc thiết kế của SOA : “Chỉ cần đầu tư
một lần vào xây dựng cơ sở hạ tầng, rồi sau này mọi chuyện đều trở nên dễ
dàng.”
► Như vậy, tính tương thích và khả năng tích hợp cao đã được thiết kế và xây
dựng trong kiến trúc Web service.
Ta sẽ thấy rõ hơn những lợi ích của việc triển khai một hệ thống SOA dựa trên Web
service qua việc so sánh với hai kỹ thuật khác là CORBA và WebSphere MQ
Cơ sở so sánh WebSphere MQ CORBA XML Web services
Chuẩn mở Không hỗ trợ Có hỗ trợ (Chuẩn
của tổ chức
OMG xây dựng)
Có hỗ trợ (do tổ chức
W3C, OASIS đưa ra)
Hỗ trợ nhiều ngôn
ngữ lập trình
Có Có Có
loosely-coupled Có thể Có thể Có
Hợp đồng dịch vụ
Định nghĩa hợp đồng
độc lập với kỹ thuật?
Word, Excel, Access CORBA IDL WSDL, Xml Schema,
WS-Policy
Định nghĩa thông
điêp và các tham số
COBOL CORBA IDL WSDL, XmlSchema
Kiểm tra định dạng
thông điệp và tham số
Phải tự xây dựng CORBA IDL
compiler
XmlSchema và Xml
parsers.
Phân tích thông điệp
và tham số
Phải tự xây dựng Xử lý tự động
dựa theo các
ràng buộc về
ngôn ngữ
Tự động dựa vào các mô
hình DOM, SAX, JAAS,
JAX-RPC…
Quản lý dữ liệu
Kiểu dữ liệu Không có CORBA IDL XmlSchema và WSDL
Kiểm tra dữ liệu Không có Có hỗ trợ kiểm
tra tham số của
các phương thức
XmlSchema và Xml
parser
Truy vấn dữ liệu Không có Không có XPath và XQuery
Trang 242
Quản lý dịch vụ
Lưu trữ interface Không có CORBA
interface
repository
UDDI
Định danh dịch vụ Không có CORBA naming
service
UDDI
Cung cấp dịch vụ ra
bên ngoài
Không CORBA trading
service
UDDI
Vấn đề bảo mật
Chứng thực Userid/password IIOP/TLS HTTPs, WS-Security
Phân quyền Không có IIOP/TLS SAML, XACML, WS-
Security
Bảo về dữ liệu Không có IIOP/TLS HTTPs, WS-Security
Tích hợp dữ liệu Không có IIOP/TLS HTTPs, WS-Security
Các kiểu tương tác
Một chiều, đồng bộ Có Có Có
Request/Response Có, nhưng không
được hỗ trợ mạnh,
quản lý thông điệp ở
mức ứng dụng
Có Có
Một chiều, bất đồng
bộ
Có, và hỗ trợ mạnh Có, nhưng hỗ trợ
yếu
WS_Reliability, WS-
ReliableMessaging
Publish/subscribe Có, nhưng yếu Có WS-Eventing, WS-
Notìication
Giao tiếp ở mức dịch vụ
Chuyển đổi định
dạng dữ liệu giữa các
nền tảng và ngôn ngữ
lập trình
Mức độ đơn giản:
ASCIIÅÆEDCIDIC
Có Các thông điệp dạng text
nên không cần chuyển
đổi
Chất lượng của dịch vụ
Quản lý phiên làm
việc
Có Có WS-
SecureConversation,
WS-Context
Cân bằng tải Có Có Không giải quyết bởi
chuẩn, việc hỗ trợ tùy
thuộc vào các nhà cung
cấp sản phẩm
Đảm bảo dữ liệu
truyền
Có Có WS-Reliability, WS-
ReliableMessaging
Quản lý giao tác Có Có WS-AT, BA, C và WS-
CAF.
Quản lý dịch vụ Không Không Web services distributed
management (WSDM)
và WS-Management.
Trang 243
Phụ lục C
ĐỊNH DẠNG CÁC FILE TRONG
PROJECT BPEL DESIGNER
File Process Deployment Descriptor (.pdd)
Với mỗi tiến trình BPEL cần triển khai ta cần một mô tả triển khai tiến trình (.pdd).
File XML này mô tả thông tin cho BPEL engine biết về tiến trình BPEL cần triển
khai. Mỗi tiến trình (mỗi file .bpel) có file .pdd riêng của nó. Thành phần
sẽ chứa toàn bộ các partner link và tham chiếu WSDL. Lược đồ XML cho file .pdd
có thể tìm thấy ở TU
[... endpoint reference....]?
?
<myRole service="name" allowedRoles="namelist"?
binding="MSG|RPC"/>?
+
+
?
relativeDeploymentLocation là đường dẫn tương đối đến file BPEL. Thông thường,
giá trị này chỉ là tên file BPEL có trong cùng thư mục với file .pdd.
Bởi vì qname là một tên định danh cho nên tả phải sử dụng thuộc tính xmlns để xác
định the namespace. Ví dụ
<process name="bpelns:loanApprover"
location="approver.bpel"
xmlns:bpelns="">
Trang 244
The partner link mô tả các role được sử dụng trong mỗi partner của tiến trình.
Partner Role Endpoint reference
static Được mô tả trong bản mô tả cài đặt (BPEL4WS)
dynamic Được định nghĩa trong tiến trình (BPEL4WS)
invoker Lấy từ thông tin SOAP header của partner (WS-Addressing)
principal Dò từ file Partner Definition (.pdef) dựa trên xác nhận chứng thực
Ví dụ ứng dụng BPEL xử lý cho vay thì thông tin về partner link như sau:
<wsa:EndpointReference
xmlns:approver="">
approver:anyURI
<wsa:ServiceName
portName="SOAPPort">approver:LoanApprover
<wsa:EndpointReference
xmlns:assessor='>
assessor:anyURI
<wsa:ServiceName
portName="SOAPPort">assessor:LoanAssessor
Thành phần liệt kê mọi file WSDL tham chiếu bởi tiến trình
BPEL. Nó được dùng bởi BPEL engine để tạo ra các đại diện WSDL trong bộ nhớ.
Sau đây là ví dụ cho tiến trình xác nhận cho vay:
<wsdl namespace=""
location="wsdl/loandefinitions.wsdl"/>
<wsdl namespace=""
location="wsdl/loanapproval.wsdl"/>
<wsdl namespace=""
location="wsdl/loanapprover.wsdl"/>
<wsdl namespace=""
location="wsdl/loanassessor.wsdl"/>
Trang 245
Trong mỗi thành phần , thuộc tính namespace không cần sử dụng tới. Thuộc
tính location có thể là tên một file hay một địa chỉ URL bất kì.
File wsdlCatalog.xml
File wsdlCatalog.xml được chứa trong thư mục META-INF.
<wsdlEntry location="string"
classpath="slash/separated/classpath/filename.wsdl"/>*
Thuộc tính location chỉ đến một file WSDL theo một trong hai cách. Giá trị của nó
có thể là:
• Thuộc tính location của một thành phần trong phần wsdlReferences của
một file .pdd
• Thuộc tính location của một element bên trong một file WSDL
Khi nạp một file WSDL lúc triển khai, engine xử lý đọc tham chiếu WSDL từ file
.pdd và sử dụng thuộc tính location của thành phần như là khoá đến WSDL
catalog. Nếu WSDL catalog chứa địa chỉ tương ứng thì engine sẽ nạp file WSDL từ
đường dẫn tương ứng. Nếu không có, engine sẽ tự hiểu đây là địa chỉ tuyệt đối URL
và sẽ nạp file WSDL từ địa chỉ này. Sau đây là một ví dụ về file wsdlCatalog.xml.
<wsdlEntry location="wsdl/loanapproval.wsdl"
classpath="wsdl/loanapproval.wsdl"/>
<wsdlEntry location="wsdl/loanapprover.wsdl"
classpath="wsdl/loanapprover.wsdl"/>
<wsdlEntry location="wsdl/loanassessor.wsdl"
classpath="wsdl/loanassessor.wsdl"/>
<wsdlEntry location="wsdl/loandefinitions.wsdl"
classpath="wsdl/loandefinitions.wsdl"/>
File Partner Definition (.pdef)
... endpoint reference....
*
*
Partner link mô tả mối quan hệ giữa các. File định nghĩa partner không nhất thiết
phải cần có trong mọi tiến trình BPEL processes, chỉ những tiến trình có endpoint
reference dạng principal mới sử dụng chúng. Mỗi khi có yêu cầu chứng thực thì file
này được sử dụng để cung cấp thông tin chứng thực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNTT1018.pdf