Như vậy, chúng tôi đã nghiên cứu, khảo
sát, lựa chọn được các điều kiện tối ưu
chiết pha rắn làm giàu Salbutamol trong
mẫu nước tiểu lợn rồi định lượng bằng
thiết bị CE-C4D tự chế, bán tự động và
áp dụng qui trình đã tối ưu để xác định
hàm lượng Sal trong một số mẫu nước
tiểu lợn. Kết quả thu được cho thấy có
thể kết hợp chiết pha rắn với phương
pháp CE-C4D để xác định Sal trong
mẫu nước tiểu lợn. Từ việc xác định Sal
trong mẫu nước tiểu lợn sẽ giúp các nhà
quản lý kiểm soát được việc sử dụng
Sal trong thức ăn chăn nuôi và lợn nuôi.
Điều này đã mở ra hướng nghiên cứu
làm giàu kết hợp với phương pháp CEC4D nhằm khắc phục hạn chế của CEC4D, tăng độ nhạy của phương pháp,
đáp ứng được nhu cầu phân tích thực tế,
không chỉ với Sal mà còn có tiềm năng
ứng dụng với những đối tượng phân
tích khác như các phụ gia thực phẩm,
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật chiết pha rắn (spe) nhằm xác định salbutamol trong mẫu nước tiểu lợn bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc (ce-C4d) - Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
146
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 1/2016
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CHIẾT PHA RẮN (SPE)
NHẰM XÁC ĐỊNH SALBUTAMOL TRONG MẪU NƯỚC TIỂU LỢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN SỬ DỤNG DETECTOR
ĐỘ DẪN KHÔNG TIẾP XÚC (CE-C4D)
Đến tòa soạn 23 - 3 - 2016
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trần Thị Trang
Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường - Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Hưng Yên
Dương Thị Nhàn, Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Ngọc Mai,
Nguyễn Thị Ánh Hường
Khoa Hóa học- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
STUDY ON THE SOLID PHASE EXTRACTION (SPE) FOR SALBUTAMOL
DETERMINATION IN PIG URINE SAMPLES BY CAPILLARY
ELECTROPHORESIS METHOD USING CONTACTLESS CONDUCTIVITY
DETECTOR (CE-C4D)
Salbutamol belongs to beta-agonist group. It is used in medicine for the treatment of
asthma, blocking of lung ducts, However if it is used with high dose in castle feed to
raise the meat/fat ratio in castle, it can adversely affect human health. Salbutamol in
Vietnam has been mainly analyzed in Laboratories by HPLC method using
complicated analytical process and having high cost. Capillary electrophoresis
method using capacitively coupled contactless conductivity detection (CE-C4D) has
been known recently as a new analytical method with many advantages and was
successfully applied in Salbutamol determination in castle feed samples. However, a
limitation of CE-C4D method is the low sensitivity that does not allow the
determination of Salbutamol in food and in biological samples. In this article, we aim
147
to study on the solid phase extraction of Salbutamol in pig urine matrix, to assist the
determination of low concentration of Salbutamol in these samples
1. MỞ ĐẦU
Sử dụng chất tạo nạc trong đó phổ biến
nhất là Salbutamol (Sal) trong chăn
nuôi hiện nay đang là vấn đề nóng của
nước ta. Lợn ăn thức ăn có chứa Sal sẽ
tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao, thịt có
màu đỏ tươi. Tuy nhiên dư lượng Sal
trong thịt lợn có thể gây ảnh hưởng xấu
tới sức khỏe người tiêu dùng như làm
tăng huyết áp, tim đập nhanh, rối loạn
tiêu hóa... Để đảm bảo sức khỏe cho
người tiêu dùng, lấy lại niềm tin của
người dân vào ngành chăn nuôi, tạo
công bằng cho những người chăn nuôi
chân chính, việc nghiên cứu quy trình
phân tích Sal trong thức ăn chăn nuôi và
các đối tượng chăn nuôi, thực phẩm... là
cần thiết.
Việc xác định Sal ở nước ta chủ yếu
được thực hiện tại các phòng thí nghiệm
bằng các phương pháp sắc ký với quy
trình phức tạp, giá thành cao. Gần đây,
phương pháp điện di mao quản sử dụng
detector đo độ dẫn không tiếp xúc (CE-
C4D) với nhiều ưu điểm đã được nghiên
cứu, ứng dụng để phân tích Sal trong
mẫu thức ăn chăn nuôi [1, 6]. Tuy
nhiên, do nền mẫu nước tiểu lợn khá
phức tạp và thường có hàm lượng Sal
thấp mà giới hạn phát hiện, giới hạn
định lượng của phương pháp CE-C4D
còn hạn chế nên việc phân tích Sal
trong các mẫu này gặp khó khăn. Với
nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu kỹ
thuật chiết pha rắn nhằm tách và làm
giàu Sal trong mẫu nước tiểu lợn để xác
định bằng phương pháp CE-C4D.
2. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ THỰC
NGHIỆM
2.1. Hóa chất
Salbutamol (hàm lượng > 97%) của
Sigma Aldrich - Mỹ; L- Arginine (hàm
lượng > 99,5%) của Fluka - Thụy sĩ;
Axit acetic (PA), dung dịch amoniac
đậm đặc (25%) (PA), Methanol (PA),
Natri axetat, (PA) của Merck - Đức;
Axit photphoric (PA, 85%), 2-propanol
(PA, >99,8%), Etyl axetat (PA,
>99,9%), của Deajung - Hàn Quốc,
Các dung dịch được pha trong nước
deion.
Các loại cột chiết gồm: Cột hấp phụ C18
(Sep-Park Water - Mỹ, 3 ml), cột trao
đổi cation mạnh (Bond Elut SCX,
Agilent – Mỹ, 3 ml) và (Bond Elut
SCX, Agilent – Mỹ, 6 ml).
2.2. Thiết bị
Hình 1. Hệ thiết bị điện di mao quản
CE-C4D tự chế, bán tự động
148
(1: Hộp thế an toàn, 2: Bộ điều khiển thế,
3: Cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc
(C4D), 4: Bộ phận kết nối bán tự động, 5:
Núm điều chỉnh, 6: Bộ phận điều khiển,
7: Bình khí nén)
Hệ thiết bị CE-C4D tự chế, bán tự động
(Hình 1) được thiết kế, chế tạo tại Việt
Nam trên cơ sở sự phối hợp giữa công ty
3SAnalysis (
với nhóm nghiên cứu của GS. Peter
Hauser (Khoa Hóa, Trường Đại học
Basel, Thụy Sĩ). Hiện nay, hệ thiết bị
này đang tiếp tục được nghiên cứu hoàn
thiện và phát triển ứng dụng tại Bộ môn
Hóa Phân tích, Khoa Hóa học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN. Các thông tin về đặc điểm
kỹ thuật của hệ thiết bị có thể tham
khảo trong các công bố trước đây của
nhóm nghiên cứu [1, 6].
2.3. Thực nghiệm
2.3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu
Để có mẫu thực tế, chúng tôi đã phối
hợp với Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ
sinh Thực phẩm Quốc gia tiến hành
nuôi thí nghiệm một con lợn choai 3
tháng tuổi, chưa từng được nuôi công
nghiệp, chăm sóc trong 21 ngày với
thức ăn sạch có nguồn gốc rõ ràng để
loại trừ khả năng lợn bị nhiễm Sal. Sau
đó cho lợn ăn thức ăn có bổ sung Sal
liên tục trong 21 ngày với liều lượng là
15-20 mg/ngày. Tiến hành lấy mẫu
nước tiểu vào các buổi sáng từ ngày bắt
đầu cho ăn bổ sung Sal tới ngày giết
mổ.
2.3.2. Phương pháp phân tích
2.3.2.1. Phương pháp chiết pha rắn để
tách và làm giàu Salbutamol
Salbutamol được tách và làm giàu ra
khỏi nền mẫu nước tiểu lợn bằng
phương pháp chiết pha rắn (SPE) sử
dụng cột chiết là cột hấp phụ C18 (Sep-
Park Water - Mỹ, 3 ml), cột trao đổi
cation mạnh (Bond Elut SCX, Agilent –
Mỹ, 3 ml) và (Bond Elut SCX, Agilent
– Mỹ, 6 ml). Quá trình chiết pha rắn
bao gồm các bước sau:
Bước 1: Hoạt hóa cột chiết
Cột C18 được hoạt hóa bằng 3 ml
CH3OH + 3 ml H2O + 3 ml đệm
photphat pH = 6.
Cột SCX được hoạt hóa bằng 10 ml
CH3OH + 10 ml H2O +10 ml đệm
photphat pH = 6.
Bước 2: Nạp mẫu vào cột chiết theo
phương pháp chảy bình thường.
Bước 3: Rửa loại tạp chất
Bước 4: Rửa giải chọn lọc Sal ra khỏi
cột chiết bằng dung môi thích hợp.
Dịch chiết thu được sẽ cô bằng khí N2 ở
450C, sau đó hòa tan bằng CH3OH và
xác định bằng phương pháp CE-C4D.
Để tối ưu hóa quá trình chiết pha rắn,
chúng tôi đã khảo sát 4 quy trình rửa tạp
chất là: Quy trình 1: 3ml H2O → 1,5ml
CH3OH, quy trình 2: 3ml hỗn hợp
axeton /H2O (1/1 v/v), quy trình 3: 3ml
H2O, quy trình 4: 3ml CH3OONH4 và 3
149
dung dịch rửa giải là: 6ml hỗn hợp
CH2Cl2/2-propanol/NH3 (78/20/2
v/v/v), 6ml hỗn hợp CH3OH/NH3 (95/5
v/v), 6ml hỗn hợp CH3OH/CH3COOH
0,1M (90/10 v/v).
Hiệu quả của quá trình chiết pha rắn
được đánh giá qua hiệu suất thu hồi
(H%) và khả năng loại bỏ các tạp chất
trong nền mẫu có thể gây ảnh hưởng
đến tín hiệu chất phân tích trên điện di
đồ.
2.3.2.2. Phương pháp CE-C4D xác định
Salbutamol
Sal được xác định bằng phương pháp
CE-C4D với các điều kiện tối ưu sau [1,
6]: Mao quản silica (đường kính trong
ID = 50 µm, tổng chiều dài: 60cm),
dung dịch đệm điện di: Arginine (10
mM)/Axit axetic pH = 4,9, bơm mẫu
thủy động lực học kiểu xiphông ở độ
cao 10 cm, thời gian bơm mẫu 20 s, thế
tách: 18 kV. Giới hạn phát hiện (LOD)
đạt được của Sal là 500 ppb.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu, tối ưu các điều kiện
chiết pha rắn làm giàu Salbutamol
trong mẫu nước tiểu lợn
3.1.1 Lựa chọn cột chiết và dung dịch
đệm chiết
Kết quả khảo sát trên 2 cột C18 và cột
trao đổi cation mạnh SCX 3 mL và
SCX 6 mL cho thấy khi sử dụng cột
C18 tín hiệu của Sal là tương đối nhỏ,
chân pic dốc, hiệu suất thu hồi thấp là
27,3 %. Các cột SCX 3 ml và SCX 6
ml cho kết quả tín hiệu các chất phân
tích cao hơn nhiều, với hiệu suất thu hồi
lần lượt là 64,2 % và 97,5%. Tuy nhiên,
với lượng nước tiểu lấy là 10 ml, dung
lượng nạp mẫu của cột 3 mL có thể bị
quá tải dẫn đến hiệu suất thu hồi thấp.
Vì thế, cột SCX 6 ml đã được lựa chọn
cho những khảo sát tiếp theo.
Các dung dịch đệm chiết gồm đệm
axetat pH = 5,2, nồng độ 50 mM và
đệm photphat pH = 6, nồng độ 100 mM
cũng đã được khảo sát [2, 4, 5]. Điện di
đồ thu được cho thấy khi sử dụng đệm
axetat, pic của tạp chất lớn phủ lên cả vị
trí pic của Sal nên không thấy xuất hiện
pic Sal. Với đệm photphat pH = 6, pic
của tạp chất nhỏ hơn và cách xa vị trí
pic của Sal, đồng thời pic của Sal thu
được là rõ ràng, sắc nét. Do đó, chúng
tôi chọn đệm photphat pH = 6, nồng độ
100 mM là đệm tối ưu cho quá trình
chiết.
3.1.2. Khảo sát quá trình rửa tạp chất
Do nền mẫu nước tiểu lợn khá phức tạp,
chứa nhiều thành phần khác nhau, cần
lựa chọn được qui trình rửa tạp chất phù
hợp để giảm tối đa ảnh hưởng (có thể
có) của các chất này đến kết quả phân
tích điện di. Kết quả khảo sát 04 quy
trình rửa tạp chất (Quy trình 1: 3ml H2O
→1,5ml CH3OH; Quy trình 2: 3ml hỗn
hợp axeton/H2O (1/1 v/v); Quy trình 3:
3ml H2O; Quy trình 4: 3ml
CH3OONH4) được thể hiện trong hình
2. Kết quả thu được từ các điện di đồ
150
cho thấy, hiệu suất thu hồi của cả 4 qui
trình đều tương đối cao, lần lượt là:
95,11%, 97,45%, 86,63% và 98,67%.
Tuy nhiên, quy trình 2 (3 ml hỗn hợp
axeton /H2O (1/1 v/v) cho tín hiệu
cation nhỏ hơn, đường nền đẹp và tín
hiệu phân tích là tốt nhất nên được
chúng tôi lựa chọn cho các thí nghiệm
sau.
5004003002001000
sal
(4)
(3)
(2)
(1)
sal
sal
sal
10 mV
Thêi gian di chuyÓn
C¸c cation c¬ b¶n
Hình 2. Điện di đồ khảo sát với các quy
trình rửa tạp khác nhau ((1);(2); (3);
(4) tương ứng với quy trình rửa tạp 1;
2; 3; 4)
3.1.3. Khảo sát dung môi rửa giải
Trong quá trình chiết pha rắn, cần lựa
chọn được dung môi với thể tích phù
hợp để rửa giải các chất phân tích ra
khỏi cột chiết với hiệu suất cao nhất.
Theo [5, 7], chúng tôi lựa chọn khảo sát
3 dung dịch rửa giải gồm:
Dung dịch 1: 6ml hỗn hợp CH2Cl2/2
propanol/NH3 (78/20/2 v/v/v)
Dung dịch 2: 6ml hỗn hợp CH3OH/NH3
(95/5 v/v)
Dung dịch 3: 6ml hỗn hợp
CH3OH/CH3COOH 0,1M (90/10 v/v)
6005004003002001000
(1)
(2)
(3)
Sal
Thêi gian di chuyÓn (s)
10mV
Hình 3. Điện di đồ khảo sát với các
dung dịch rửa giải khác nhau ((1), (2),
(3) tương ứng với dung dịch rửa giải 1,
2, 3)
Như có thể thấy trên Hình 3, rửa giải
bằng dung dịch 1 (6ml hỗn hợp
CH2Cl2/2 propanol/NH3 (78/20/2 v/v/v)
và dung dịch 3 (6ml hỗn hợp
CH3OH/CH3COOH 0,1M (90/10 v/v))
đều không cho thấy sự xuất hiện của pic
Sal. Chỉ có dung dịch rửa giải 2 (6ml
hỗn hợp CH3OH/NH3 (95/5 v/v) ) là
cho pic tín hiệu của Salbutamol rõ nét,
đường nền đẹp và hiệu suất thu hồi cao
là 97,4%. Do đó, chúng tôi lựa chọn
dung dịch rửa giải tối ưu là 6 ml
CH3OH/NH3 (95/5 v/v).
Như vậy, điều kiện tối ưu cho quá trình
chiết pha rắn gồm: Cột chiết pha rắn là
cột SCX 6 ml, dung dịch đệm chiết là
đệm photphat pH = 6 (100 mM), rửa tạp
bằng 3 ml axeton /H2O (1/1 v/v), dung
môi rửa giải là 6 ml CH3OH/NH3 (95/5
v/v).
3.2. Đánh giá phương pháp
Sau khi thu được các điều kiện tối ưu
chiết pha rắn, chúng tôi đã tiến hành đánh
giá phương pháp trên nền mẫu nước tiểu
lợn (mẫu trắng), thu được giới hạn phát
hiện (LOD) và giới hạn định lượng
151
(LOQ) của phương pháp lần lượt là 30
ppb và 100 ppb, giới hạn này phù hợp để
phân tích các mẫu nước tiểu lợn thực tế.
Hiệu suất thu hồi Sal đạt trên 95 % cho
thấy phương pháp có độ đúng cao, đáng
tin cậy. Giá trị CV nhỏ hơn 5 % chứng tỏ
độ lặp của phương pháp tương đối tốt. Vì
vậy, phương pháp chiết pha rắn để tách
và làm giàu Sal trong mẫu nước tiểu lợn
rồi định lượng bằng phương pháp CE-
C4D là hữu hiệu để áp dụng vào phân tích
mẫu nước tiểu lợn thực tế.
3.3. Phân tích mẫu thực tế
Áp dụng các điều kiện tối ưu chiết pha
rắn đã được khảo sát ở trên, chúng tôi tiến
hành phân tích một số mẫu nước tiểu lợn
của con lợn nuôi thí nghiệm. Từ điện di
đồ, hàm lượng Sal trong các mẫu nước
tiểu phân tích được tính toán và thể hiện
trong bảng 1:
Bảng 1. Kết quả phân tích hàm lượng Sal trong 08 mẫu nước tiểu lợn được lấy theo
ngày nuôi với thức ăn bổ sung Sal
Ngày lấy mẫu tính từ khi
bổ sung Sal vào thức ăn
của lợn (ngày)
1 2 3 5 7 9 15 21
Nồng độ (ppb) 444 325 527 340 375 728 1.218 2.230
Kết quả phân tích cho thấy các mẫu đều
có Sal với nồng độ từ 325 ÷ 2.230 ppb.
Các kết quả thu được có xu hướng tăng
nhưng không tuyến tính theo thời gian.
Điều này có thể lý giải do khi nuôi lợn
chúng tôi cho ăn thức ăn có bổ sung Sal
vào các buổi tối và lấy mẫu nước tiểu
vào các buổi sáng nhưng không kiểm
soát được số lần con lợn đã đào thải Sal
qua nước tiểu trong các đêm đó. Mặt
khác, chúng tôi cũng không thể đi sâu
tìm hiểu cơ chế hấp thụ và đào thải Sal
nên không bình luận về các kết quả thu
được. Tuy nhiên, có thể khẳng định,
dựa trên việc xác định Sal trong mẫu
nước tiểu lợn, chúng ta có thể nhận biết
được con lợn có ăn thức ăn chứa Sal
không. Điều này sẽ giúp các nhà quản
lý kiểm soát được việc sử dụng Sal
trong thức ăn chăn nuôi và lợn nuôi.
3.4. Kết quả phân tích đối chứng với
phương pháp tiêu chuẩn GC/MS/MS
Để một lần nữa khẳng định độ chính
xác của phương pháp, chúng tôi so sánh
kết quả xác định hàm lượng Sal trong
02 mẫu nước tiểu lợn bằng phương
pháp CE-C4D với kết quả phân tích đối
chứng tại Trung tâm Kiểm tra vệ sinh
thú y Trung ương I bằng phương pháp
LC/MS/MS (xem Bảng 2). Từ Bảng kết
quả này cho thấy, độ lệch giữa hai kết
quả phân tích bằng phương pháp CE-
C4D so với phương pháp tiêu chuẩn
LC/MS/MS dao động từ 0,8 ÷15,6%, từ
đó có thể kết luận phương pháp CE-
C4D có độ đúng cao, có thể áp dụng để
phân tích Sal trong mẫu nước tiểu lợn
cho độ chính xác, độ tin cậy cao.
152
Bảng 2. Kết quả phân tích đối chứng với phương pháp LC/MS/MS
Ngày lấy mẫu sau khi bổ sung Sal vào thức
ăn cho lợn
Ngày thứ 5 Ngày thứ 21
CE-C4D (ppb) 340 2230
LC/MS/MS (ppb) 403 2212
Độ sai khác (%) 15,6 0,8
4. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng tôi đã nghiên cứu, khảo
sát, lựa chọn được các điều kiện tối ưu
chiết pha rắn làm giàu Salbutamol trong
mẫu nước tiểu lợn rồi định lượng bằng
thiết bị CE-C4D tự chế, bán tự động và
áp dụng qui trình đã tối ưu để xác định
hàm lượng Sal trong một số mẫu nước
tiểu lợn. Kết quả thu được cho thấy có
thể kết hợp chiết pha rắn với phương
pháp CE-C4D để xác định Sal trong
mẫu nước tiểu lợn. Từ việc xác định Sal
trong mẫu nước tiểu lợn sẽ giúp các nhà
quản lý kiểm soát được việc sử dụng
Sal trong thức ăn chăn nuôi và lợn nuôi.
Điều này đã mở ra hướng nghiên cứu
làm giàu kết hợp với phương pháp CE-
C4D nhằm khắc phục hạn chế của CE-
C4D, tăng độ nhạy của phương pháp,
đáp ứng được nhu cầu phân tích thực tế,
không chỉ với Sal mà còn có tiềm năng
ứng dụng với những đối tượng phân
tích khác như các phụ gia thực phẩm,
Tài liệu tham khảo
1. Đoàn Thị Tươi, Nguyễn Thị Hằng,
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phạm Thị
Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ánh Hường,
Mai Thanh Đức (2015), “Xác Định
salbutamol và ractapamine bằng
phương pháp điện di mao quản sử dụng
derector độ dẫn không tiếp xúc (CE-
C4D)”, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và
Sinh học, Tập 20, Số 2, tr. 44-50.
2. Andy Zhai (2011), “Determination of
β2-Agonists in Pork with SPE Cleanup
and LC-MS/MS Detection”, Agilent
Technologies Co. Ltd., Application
Note.
3. ChangYing Guo, Hong Zheng, Li-
Gang Deng, Xiao Lu, Shan-Cang Zhao,
Jiang-Sheng Mao, Yu-Tao Wang, Guo-
Sheng Yang, Hassan Y.Aboul-Enein
(2010), “UPLS-ESI-MS-MS
Determination of three β2-Agonists in
Pork” Chromatography, 72, pp.79-84.
4. Chenhao Zhai, Jianzhong Li and Yue
Song (2009) “Determination of β2-
Agonists in Pork Using Agilent
SampliQ SCX Solid-Phase Extraction
Cartridges and Liquid
Chromatography-Tandem Mass
Spectrometry”, Agilent Technologies
Co. Ltd., Application Note.
(Tiếp theo trang 162)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26280_88326_1_pb_66_2096832.pdf