Nghiên cứu Lập pháp - Số 01 - Năm 2020

Trước hết, cần đưa vào quy trình lập pháp cách thức tham vấn chuyên gia công nghệ và doanh nghiệp nhằm khắc phục sự bất đối xứng thông tin về các vấn đề công nghệ trong quá trình xây dựng luật. Hiện nay, quy trình lập pháp đã có các bước lấy ý kiến doanh nghiệp và lấy ý kiến nhân dân cũng như cho phép huy động chuyên gia. Tuy nhiên, cần đảm bảo quá trình tham vấn đó được thực hiện một cách linh hoạt hơn và đảm bảo sự công khai, minh bạch và chịu sự giám sát của công chúng. Quá trình tham vấn cũng phải đảm bảo sự khách quan, độc lập giữa chuyên gia và doanh nghiệp, đảm bảo các cơ quan xây dựng pháp luật không lệ thuộc vào ý kiến của bên nào. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc kịp thời nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý khi có các vấn đề pháp lý phát sinh từ các công nghệ mới, bao gồm giải pháp xây dựng pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh và linh hoạt với các vấn đề mới phát sinh, Quốc hội có thể ban hành nghị quyết làm cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các regulatory sandbox. Việc cho phép ứng dụng regulatory sandbox cũng phải gắn với trách nhiệm đề xuất dự án luật (nếu có thể) sau quá trình thử nghiệm để nếu việc thử nghiệm thành công thì thiết lập cơ chế pháp lý chung điều chỉnh các vấn đề mới này; cần nghiên cứu giản lược một số khâu trong quá trình lập pháp để việc ban hành luật điều chỉnh các vấn đề nêu trên được kịp thời hơn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các ứng dụng công nghệ để xây dựng nền tảng cho crowdlaw, cho phép công chúng, chuyên gia, doanh nghiệp tham gia một cách rộng rãi và tích cực hơn vào quá trình xây dựng luật. Ngoài gia, để đảm bảo khắc phục những điểm trống về mặt pháp luật, cần phát huy vai trò của toà án trong việc tạo ra các án lệ và có quy trình phù hợp để xây dựng các quy tắc pháp luật từ các án lệ

pdf68 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu Lập pháp - Số 01 - Năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gations, prosecutions, adjudication and enforcement and to also ensure the legal rights and interests for the participants in legal proceedings and other relevant entities, the current criminal procedure law has recorded several provisions on the handling of exhibits in general criminal cases. However, at present there are no specific provisions on the handling of physical evidence of the criminal cases which are mortgaged properties, causing problems in the process of the law enforcement. 51Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật TTHS, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Viện kiểm sát. Thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Chánh án Toà án nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử và thẩm quyền này thuộc về Hội đồng xét xử nếu vụ án đã đưa ra xét xử. 1.2. Biện pháp xử lý vật chứng Bộ luật TTHS quy định việc xử lý vật chứng được thực hiện như sau: vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy; vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước; vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy (khoản 2 Điều 106 Bộ luật TTHS). Ngoài ra, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền cũng có thể: i) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; ii) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án; iii) Nếu vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật, trường hợp không được bán thì tiêu huỷ; iv) Nếu vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 106 Bộ luật TTHS). Bộ luật TTHS cũng hướng dẫn trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì tranh chấp này được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, khi thu được vật chứng là tài sản nói chung, tuỳ vào từng giai đoạn cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ xử lý vật chứng theo nguyên tắc chung là tịch thu nộp ngân sách nhà nước, tịch thu tiêu huỷ, trả lại cho chủ sở hữu/người quản lý hợp pháp, bán hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý. Tuy nhiên, trong trường hợp vật chứng thu được là tài sản thế chấp thì hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về phương án xử lý. 1.3. Xử lý vật chứng là tài sản thế chấp Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) về thế chấp tài sản quy định: “1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”. Theo tinh thần của BLDS hiện hành, các bên trong giao dịch dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là thế chấp tài sản. Tức là, bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp2. Nói cách khác, khi áp dụng biện pháp bảo đảm này, bên thế chấp không cần giao tài sản cho bên nhận thế chấp giữ, nếu không có thoả thuận khác thì bên thế chấp vẫn sử dụng tài sản bảo đảm bình thường, có thể thu các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc sử dụng tài sản đã dùng để thế chấp. 2 ThS. Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), “Thế chấp tài sản – Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2376, truy cập ngày 15/ 01/2020. Số 1(401) - T1/202052 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Điều 318 BLDS quy định, tài sản thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản. Nếu tài sản thế chấp có liên quan đến vụ án hình sự thì tài sản này sẽ bị xử lý theo quy định. Để phù hợp với tinh thần của Bộ luật TTHS, hiện nay chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản thế chấp. Trước đây, khi Bộ luật TTHS năm 1988 còn hiệu lực, liên ngành Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTC-BTP ngày 24/10/1998 hướng dẫn một số vấn đề về bảo quản và xử lý tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự3. Theo đó, đối với vật chứng là kho tàng, nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất, cũng như các phương tiện sản xuất, kinh doanh khác mà trước đó bị can, bị cáo đã thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án xử lý như sau4: Trường hợp thứ nhất, vật chứng là tài sản được thế chấp hợp pháp cho một hoặc nhiều bên mà hợp đồng thế chấp tài sản vẫn còn thời hạn, thì tuỳ trường hợp cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho một hoặc nhiều bên đang giữ tài sản thế chấp (người có tài sản thế chấp, người nhận thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp) tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản đó. Trong trường hợp, bên đang giữ tài sản thế chấp là người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì họ được tìm đối tác để khai thác, sử dụng. Cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản. Nếu người đang giữ tài sản thế chấp là người thứ ba và họ không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp tài sản, người đó phải trả lại tài sản cho bên có tài sản thế chấp hoặc bên nhận thế chấp để những người này tìm đối tác khai thác, sử dụng. Trong trường hợp, họ không tìm được đối tác thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân có điều kiện khai thác, sử dụng trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử dụng tài sản. Trong trường hợp, hợp đồng thế chấp hợp pháp đã hết thời hạn mà bên thế chấp tài sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, tài sản thế chấp được giao cho bên nhận thế chấp khai thác, sử dụng hoặc xử lý để thu hồi vốn và lãi sau khi đã lập đầy đủ hồ sơ bảo đảm giá trị chứng minh của tài sản là vật chứng. Phương thức xử lý do các bên trong hợp đồng thế chấp thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản thế chấp, cầm cố để thanh toán nợ. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được dùng để thanh toán nợ cho bên nhận thế chấp, sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Người khai thác, sử dụng phải lập sổ hạch toán, theo dõi riêng để phục vụ cho việc thi hành bản án, quyết định của Toà án sau này. Nếu Toà án quyết định bên nhận thế chấp không được quyền thanh toán như trên, thì hoa lợi, lợi tức hoặc số tiền thu được từ việc xử lý tài sản phải trả lại cho người có quyền 3 Sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 06/1998. 4 Mục 5 Phần I Thông tư liên tịch số 06/1998. 53Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT nhận hoa lợi, lợi tức hoặc số tiền đó, sau khi trừ các chi phí hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng và chi phí việc xử lý tài sản và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trường hợp thứ hai, hợp đồng thế chấp không hợp pháp, thì trong thời gian chưa có tuyên bố hợp đồng đó bị vô hiệu của Toà án, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án tạm giao tài sản thế chấp cho bên đang giữ tài sản thế chấp tiếp tục khai thác, sử dụng. Trong trường hợp, người đang giữ tài sản là bên có tài sản thế chấp hoặc bên nhận thế chấp không có điều kiện khai thác, sử dụng, nhưng họ tìm được đối tác để khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác đó khai thác, sử dụng tài sản sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa người có tài sản thế chấp hoặc người nhận thế chấp và đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản. Nếu người đang giữ tài sản thế chấp là người thứ ba và họ không có điều kiện khai thác, sử dụng, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể theo thoả thuận trong hợp đồng thế chấp tài sản, người đó phải trả lại tài sản cho bên có tài sản thế chấp hoặc bên nhận thế chấp để những người này tìm đối tác khai thác, sử dụng. Trong trường hợp, họ không tìm được đối tác khai thác, sử dụng, thì cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao tài sản cho tổ chức, cá nhân có điều kiện khai thác, sử dụng trên cơ sở thoả thuận bằng văn bản giữa cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án và tổ chức, cá nhân nhận khai thác, sử dụng tài sản. Người khai thác, sử dụng tài sản có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng và không được làm mất mát, hư hỏng, không được phát mại, chuyển quyền sở hữu cho đến khi có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Hoa lợi, lợi tức thu được tạm thời giao cho người đang giữ tài sản hoặc người khai thác, sử dụng quản lý cho đến khi có bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trường hợp thứ ba, tài sản là vật chứng được dùng để thế chấp cho nhiều bên, trong đó có bên hợp pháp và có bên không hợp pháp, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án chỉ cho phép bên có tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp hợp pháp hoặc người thứ ba đang giữ tài sản của họ nhận khai thác, sử dụng. Trong trường hợp này, tài sản được giao để bảo quản, sử dụng, khai thác không được xử lý để thu hồi vốn trước khi kết thúc vụ án. Hoa lợi, lợi tức thu được được tạm thời dùng để thanh toán nợ cho bên nhận thế chấp hợp pháp cho đến khi có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án, sau khi đã trừ các chi phí thực tế hợp lý cho việc bảo quản, khai thác, sử dụng tài sản thế chấp và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 38 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực”. Đồng thời, Mục 10 Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 09/5/2016 của Chính phủ cũng hướng dẫn: “Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thống nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới được ban hành”. Vì vậy, mặc dù Bộ luật TTHS năm 1988 đã hết hiệu lực nhưng liên ngành Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp chưa ban hành Thông tư liên tịch mới thay thế cho Thông tư liên tịch số 06/1998, đồng thời những nội dung được hướng dẫn trước đây Số 1(401) - T1/202054 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT vẫn có những điểm còn phù hợp với tinh thần của Bộ luật TTHS nên có thể sử dụng Thông tư liên tịch số 06/1998, làm cơ sở hướng dẫn xử lý vật chứng là tài sản thế chấp trong vụ án hình sự. 2. Một số vướng mắc trong quá trình áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 2.1 Một số vướng mắc trong quá trình áp dụng áp luật về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản thế chấp Như đã phân tích, do chưa có văn bản chính thức hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề xử lý vật chứng là tài sản thế chấp nên trên thực tế, việc áp dụng luật trong xử lý vật chứng gặp những vướng mắc nhất định. Ví dụ trong vụ án hình sự5 sau: Ngày 21/9/2018 và ngày 22/9/2018, Phan Ngọc R điều khiển xe ôtô tải đi trộm cắp tài sản là gỗ keo nguyên liệu. Công an đã thu giữ xe ô tô tải. Quá trình điều tra đã xác định được xe ô tô tải mà Phan Ngọc R dùng làm phương tiện đi trộm cắp là tài sản chung của vợ chồng R mua năm 2016 với số tiền là 137.000.000 đồng. Ngày 07/3/2018, Phan Ngọc R dùng xe ô tô tải thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để vay số tiền 70.000.000 đồng, đến ngày 07/3/2019 thì hết hạn hợp đồng. Giấy tờ gốc của xe ô tô (đăng ký, đăng kiểm, chứng nhận bảo hiểm) do Ngân hàng quản lý. Phan Ngọc R bị Viện kiểm sát nhân dân huyện P truy tố về tội “trộm cắp tài sản”. Trong vụ án này, có nhiều quan điểm khác nhau về việc xử lý vật chứng được thu giữ (xe ô tô tải) như: Quan điểm thứ nhất: Xe ô tô tải là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Phan Ngọc R được xác định là phương tiện phạm tội, R dùng xe ô tô tải làm phương tiện đi trộm cắp tài sản, thì áp dụng điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS), điểm a khoản 1 Điều 106 Bộ luật TTHS, tịch thu sung vào ngân sách nhà nước (nếu vợ Phan Ngọc R biết R dùng xe ô tô tải làm phương tiện đi trộm cắp tài sản). Tịch thu ½ giá trị xe để sung vào ngân sách nhà nước, trả lại cho vợ Phan Ngọc R ½ giá trị xe ô tô tải (nếu vợ R không biết R dùng xe ô tô tải làm phương tiện đi trộm cắp tài sản). Việc Phan Ngọc R dùng xe ô tô tải để thế chấp tại Ngân hàng không làm mất đi quyền sở hữu của Phan Ngọc R khi Phan Ngọc R dùng làm phương tiện phạm tội thì xử lý theo quy định của pháp luật. Quan điểm thứ hai: Xe ô tô tải là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Phan Ngọc R, nhưng Phan Ngọc R đã dùng xe ô tô tải để thế chấp tại Ngân hàng vay số tiền là 70.000.000 đồng. Vì vậy, giao lại xe cho Ngân hàng để Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo (vì đã hết thời hạn vay, nhưng Phan Ngọc R không có khả năng trả nợ). Quan điểm thứ ba: Xe ô tô tải là tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Phan Ngọc R, nhưng Phan Ngọc R đã dùng xe ô tô tải để thế chấp tại Ngân hàng vay số tiền là 70.000.000 đồng. Tuy nhiên, xe ô tô tải mua ban đầu với số tiền là 137.000.000 đồng. Do đó, áp dụng điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 47 BLHS; điểm a khoản 1 Điều 106 Bộ luật TTHS năm 2015 tịch thu xe ôtô tải, giao cho Ngân hàng bán đấu giá để thu hồi số tiền mà bị cáo R đã vay là 70.000.000 đồng và tiền lãi (vì đã hết thời hạn vay, nhưng Phan Ngọc R không có khả năng trả nợ). Số tiền bán xe ôtô tải sau khi trừ tiền vay, lãi và chi phí bán đấu giá còn lại (nếu còn) chia đôi, trả cho vợ Phan Ngọc R ½ số tiền. Tịch thu sung vào ngân sách nhà nước ½ số tiền (phần của Phan Ngọc R). Thực tế cũng đã có trường hợp, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xử lý 5 Phan Thị Lan (TAND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) (2019), Xử lý vật chứng của vụ án là tài sản thế chấp như thế nào cho đúng?, Tạp chí Toà án nhân dân điện tử, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu/xu-ly-vat- chung-cua-vu-an-la-tai-san-the-chap-nhu-the-nao-cho-dung, truy cập ngày 15 tháng 01 năm 2020. 55Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT vật chứng là tài sản bảo đảm hướng theo điểm thứ nhất ở vụ án trên6: Nguyễn Thị A (ngụ tại thành phố Vũng Tàu) là chủ sở hữu 3 tàu đánh cá (số hiệu: BV-9244-TS, BV-9342-TS, BV-5741-TS) và đã thế chấp cho Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu (cho 3 hợp đồng tín dụng với tổng nợ gốc 2.250.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng và 60 tháng) theo các hợp đồng thế chấp số 0612.0278 ngày 24/11/2006, số 0612.0299 ngày 28/12/2006 và số 0744.0003 ngày 10/01/2007 (các hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm tại TP. Hồ Chí Minh). Tháng 4/2007, Nguyễn Thị A cùng 4 đồng phạm khác dùng 3 tàu trên đi biển để cắt cáp viễn thông. Khi bị khởi tố hình sự, cơ quan điều tra đã kê biên và giao 3 tàu cá cho gia đình A quản lý. Tại Bản án sơ thẩm số 83/2008/HS-ST ngày 04/04/2008, Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên: Nguyễn Thị A và các đồng phạm khác phạm vào tội “phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”, với các mức án từ 3 đến 12 năm tù; xét thấy: trước khi các bị cáo sử dụng 3 tàu đánh cá làm phương tiện phạm tội thì 3 tàu này đã được thế chấp hợp pháp cho ngân hàng nên bản án đã giao cho Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng thi hành án và gia đình bà A thanh lý trước hạn 3 hợp đồng tín dụng, xử lý bán 3 tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, phần giá trị còn lại, nếu có, tịch thu sung quỹ nhà nước. Ngày 18/4/2008, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kháng nghị số 210/VKS đề nghị Toà phúc thẩm căn cứ Điều 41 BLHS tuyên xử tịch thu 3 chiếc tàu để sung quỹ nhà nước (các bị cáo cũng có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt). Tại phiên toà phúc thẩm ngày 19/9/2008, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên kháng nghị và Hội đồng xét xử đã tuyên bác các kháng cáo và chấp nhận kháng nghị về việc xử lý tịch thu 3 tàu cá là vật chứng, với nhận định mặc dù 3 tàu cá được thế chấp hợp lệ nhưng việc thế chấp không làm mất đi quyền sở hữu (của A với 3 tàu cá) nên vẫn đủ điều kiện tịch thu. Có thể thấy rằng, nếu hiểu và áp dụng pháp luật như quan điểm thứ nhất sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận thế chấp hợp pháp và cũng không đúng với tinh thần của Thông tư liên tịch số 06/1998. Đối với quan điểm thứ hai, nếu chỉ xử lý vật chứng theo hướng giao tài sản cho bên nhận thế chấp cùng những người có liên quan phát mại, thanh lý hợp đồng thế chấp giữa các bên trước đó sẽ không phù hợp với quy định về hướng xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật TTHS. Tác giả cho rằng, việc xử lý vật chứng là tài sản thế chấp như quan điểm thứ ba là hợp lý, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người tham gia tố tụng và những chủ thể khác có liên quan, đồng thời phù hợp với quy định của Bộ luật TTHS, BLDS. Tuy nhiên, hướng xử lý này vẫn chỉ dừng lại ở quan điểm cá nhân, cần thiết phải có hướng dẫn chính thức từ cơ quan có thẩm quyền để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, hiệu quả. 2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Để bảo đảm việc áp dụng quy định của pháp luật về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự được thống nhất, hiệu quả, tác giả cho rằng, cần ban hành văn bản mới thay thế cho Thông tư liên tịch số 06/1998 theo hướng đối với vật chứng của vụ án hình sự là tài sản mà bị can, bị cáo đã thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thì Cơ quan có 6 LS. Đỗ Hồng Thái (2008), “Vấn đề xử lý vật chứng là tài sản bảo đảm tiền vay nhìn từ một vụ án”, Tạp chí Ngân hàng, Hà Nội, số 21/2008. Số 1(401) - T1/202056 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án xử lý như sau: a) Trường hợp thứ nhất, vật chứng là tài sản thế chấp chỉ thuộc quyền sở hữu/sử dụng của người bị buộc tội. Nếu hợp đồng thế chấp đúng pháp luật, còn thời hạn, tài sản còn giá trị sử dụng thì giao cho bên nhận thế chấp sử dụng, khai thác cho đến khi hết hạn hợp đồng. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc sử dụng, khai thác đó được khấu trừ vào nghĩa vụ hợp đồng thế chấp sau khi đã thanh toán các chi phí phát sinh từ việc sử dụng, khai thác tài sản cho đến khi bên nhận thế chấp được thanh toán đủ giá trị hợp đồng thế chấp. Hết thời hạn hợp đồng thế chấp mà hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng đã đủ để thanh lý hợp đồng thì tịch thu tài sản, sung quỹ Nhà nước. Trường hợp hết thời hạn trong hợp đồng thế chấp mà hoa lợi, lợi tức chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ thì phát mại tài sản để thanh lý hợp đồng thế chấp sau khi đã thanh toán các chi phí phát sinh từ việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. Giá trị tài sản thế chấp sau khi bán phát mại còn lại sau khi thanh lý hợp đồng thế chấp được tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Nếu bên nhận thế chấp không thể trực tiếp sử dụng, khai thác thì có thể thoả thuận với bên thứ ba theo quy định của BLDS để khai thác, sử dụng. Nếu hợp đồng thế chấp đúng pháp luật, hết thời hạn, tài sản thế chấp còn giá trị sử dụng: phát mại để thanh lý hợp đồng, phần giá trị của tài sản nếu còn thì tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Trường hợp phát mại tài sản thế chấp nhưng vẫn không đủ để thanh lý hợp đồng thì hướng dẫn các bên trong hợp đồng thế chấp giải quyết tiếp theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu hợp đồng thế chấp đúng pháp luật nhưng tài sản thế chấp hư hỏng/không còn giá trị sử dụng thì hướng dẫn bên nhận thế chấp yêu cầu giải quyết quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu hợp đồng thế chấp không đúng pháp luật thì yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu, tịch thu tài sản, sung quỹ Nhà nước. b) Trường hợp thứ hai, vật chứng là tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu/sử dụng của nhiều người trong đó có người bị buộc tội nhưng nghĩa vụ của hợp đồng thế chấp chỉ liên quan đến người bị buộc tội. Nếu hợp đồng thế chấp đúng pháp luật, còn thời hạn, tài sản còn giá trị sử dụng thì giao cho những chủ sở hữu/người sử dụng còn lại hoặc bên nhận thế chấp tiếp tục khai thác, sử dụng. Sau khi thanh toán chi phí cho việc khai thác, sử dụng, phân chia quyền lợi cho đồng chủ sở hữu/sử dụng, việc thanh lý hợp đồng thế chấp giữa người bị buộc tội và bên nhận thế chấp được thực hiện tương tự như đoạn 1 mục a. Nếu hợp đồng thế chấp đúng pháp luật, hết thời hạn, nghĩa vụ trong hợp đồng thế chấp chỉ liên quan đến người bị buộc tội, tài sản còn giá trị sử dụng thì phát mại, chia theo phần để xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu của người bị buộc tội sau đó thanh lý hợp đồng thế chấp, nếu giá trị không đủ để thanh lý thì hướng dẫn bên nhận thế chấp yêu cầu giải quyết quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau thanh lý hợp đồng thế chấp, giá trị tài sản nếu còn được tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Phần giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của các bên khác thì thanh toán cho các bên khác, nếu các bên khác không đồng ý thì hướng dẫn giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đúng pháp luật, tài sản thế chấp hư hỏng, không còn giá trị sử dụng thì hướng dẫn các bên giải quyết quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự. Trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản không đúng pháp luật thì yêu cầu Toà án tuyên hợp đồng vô hiệu, phát mại tài sản để xác định giá trị tài sản thuộc sở hữu của người bị buộc tội để tịch thu, sung quỹ Nhà nước. Giá trị tài sản thuộc sở hữu của các bên khác thì trả lại cho các bên khác, nếu họ không đồng ý thì hướng dẫn họ yêu cầu giải quyết quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự n 57Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1 Trích dẫn bởi Diễn đàn kinh tế thế giới trong bài viết How governance is changing in the 4IR tại trang web https://www.weforum.org/agenda/2018/01/agile-governance-changing-4ir-public-private-emerging-tech- nologies/, xem nội dung phỏng vấn gốc tại https://www.khanacademy.org/partner-content/aspeninstitute/ american-diplomatic-toolbox/madeleine-albright/v/albright-21st-century-technology TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN QUY TRÌNH LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Trần Thị Quang Hồng* * TS. Trưởng ban NCPL Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp. Thông tin bài viết: Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lập pháp, đối thoại, khu vực thử nghiệm công nghệ, luật của công chúng, quản trị linh hoạt. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/09/2019 Biên tập : 16/09/2019 Duyệt bài : 17/09/2019 Article Infomation: Key words: fourth industrial revolution; legislation; dialogue; regulatory sandbox; crowdlaw; agile governance. Article History: Received : 07 Sep. 2019 Edited : 16 Sep. 2019 Approved : 17 Sep. 2019 Tóm tắt: Bài viết chia sẻ những nhận định về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến hoạt động lập pháp, chia sẻ cách thức ứng xử của một số quốc gia về vấn đề này và từ đó rút ra những gợi mở cho Việt Nam. Abstract: This article provides the author's observations about the impacts of the fourth industrial revolution on legislation activities as well as the responses of some selected countries. It is also based on the international practices so that a number of implications are suggested for Vietnam. Trong một cuộc phỏng vấn về nhữngtác động của cách mạng công nghệtrong thế kỷ 21 đối với nhà nước, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Madelein Albrights đã có một nhận xét đại ý rằng, các chính phủ hiện nay đối mặt với các thách thức của thế kỷ 21 bằng tư duy của thế kỷ 20 và với hệ thống thiết chế của thế kỷ 191. Đó có lẽ là sự cảnh báo rõ rệt nhất về thách thức đối với quản trị nhà nước trong kỷ nguyên công nghệ, đặc biệt đối với công tác xây dựng luật vốn thường được xem là thường đi sau sự phát triển kinh tế. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tốc độ phát Số 1(401) - T1/202058 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ triển nhanh chóng của công nghệ đòi hỏi nhà nước phải có khả năng đáp ứng nhanh hơn nữa sự phát triển của công nghệ để không kìm hãm sự sáng tạo, đồng thời không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc do xung đột lợi ích tạo ra từ việc sử dụng công nghệ. Điều này tạo ra áp lực thay đổi đối với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp. 1. Những nhận định về tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến quy trình lập pháp Không nằm ngoài những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy trình lập pháp đang đứng trước những thách thức lớn phát sinh từ cuộc cách mạng này. Thách thức thứ nhất là khả năng điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh một cách phù hợp. Sự phù hợp đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về công nghệ phát sinh cũng như tác động của nó đối với xã hội. Công nghệ càng phát triển thì khoảng cách về sự hiểu biết giữa các nhà phát triển công nghệ và các nhà lập pháp cũng ngày càng lớn. Các cơ quan lập pháp thường không có các nhà phát triển công nghệ và kỹ sư phần mềm trong bộ máy giúp việc của mình. Các nhà hoạch định chính sách không chỉ không biết về bản chất và ý nghĩa của những công nghệ mới, mà có thể còn không biết rằng thực ra họ cần biết điều gì. Trong khi trách nhiệm của họ là phải xây dựng các quy tắc pháp luật điều chỉnh nó2. Chỉ nhìn vào sự ra đời và phát triển của hệ thống vận chuyển khách dựa trên nền tảng ứng dụng gọi xe, đặc biệt là Uber ở trên thế giới và Grab ở Đông Nam Á, chúng ta có thể thấy các nhà lập pháp đang gặp những khó khăn như thế nào trước những vấn đề mới phát sinh. Khi Uber đã trở thành một chủ thể quan trọng và cung cấp dịch vụ rộng rãi trên thị trường, pháp luật vẫn chưa hề có những quy định tương ứng để điều chỉnh, dẫn đến những xung đột xã hội và xung đột pháp lý gay gắt. Từ năm 2014, ở Pháp và nhiều nước trên thế giới, người ta chứng kiến hàng loạt các cuộc biểu tình của tài xế taxi truyền thống để phản đối và yêu cầu Chính phủ có biện pháp để Uber cũng phải thực thi pháp luật như họ3. Uber cũng đối mặt với các cuộc khiếu kiện tập thể từ những người làm taxi theo mô hình truyền thống khiến họ có nguy cơ phải chịu những thiệt hại lớn về tài chính4. Ở Việt Nam cũng diễn ra những xung đột tương tự giữa taxi hoạt động theo mô hình truyền thống và taxi hoạt động trên nền tảng công nghệ5. Tuy nhiên, những vấn đề pháp lý phát sinh đối với hoạt động của taxi công nghệ kiểu như Uber không chỉ ra cho thấy những điểm trống trong pháp luật về mô hình kinh doanh, mà còn cho thấy điểm trống trong pháp luật liên quan đến lao động. Ở Anh, các tài xế Uber kiện công ty ra Toà án Anh để yêu cầu công ty ứng xử với họ như những người lao động làm việc cho công ty (thay vì việc Uber áp dụng chính sách đối với họ như những đối tác thương mại)6. Vấn đề chính sách với người lao động 2 Jennifer Prioleau, Scott Winkelman, John Gibson, and Rebecca Chaney, Seven Ways to Prepare Your Legal Department for the Fourth Industrial Revolution 3 Xem https://vtv.vn/bieu-tinh-phan-doi-uber.html; https://ndh.vn/photo/anh/anh-tai-xe-taxi-don-dap-bieu- tinh-chong-uber-tren-toan-the-gioi-1081810.html. 4 Vicky Xiuzhong Xu, Australian Taxi Drivers Sue Uber Over Lost Wages in Class-Action Lawsuit, https://www.nytimes.com/2019/05/03/technology/australia-uber-drivers-class-action.html 5 Xem https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/grab-bam-dap-vi-nhung-phan-quyet-nua- voi-543624.html. 6 Xem https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2017/11/10/with-new-court-loss-in-britain-eu- rope-becomes-more-of-a-minefield-for-uber/ 59Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ hợp tác với doanh nghiệp theo công việc cũng không phải là vấn đề của riêng Uber hay các hãng taxi vận chuyển khách trên nền tảng công nghệ khác mà là vấn đề phổ biến của cái gọi là gig economy - nền kinh tế trong đó người lao động hợp tác với doanh nghiệp theo công việc - một mô hình kinh tế được đánh giá là đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội7. Trong khi các nhà nước chưa có những giải pháp pháp lý có thể giải quyết triệt để những vấn đề phát sinh từ việc ứng dụng các công nghệ mới thì họ cũng lại phải đối mặt với những thách thức mới còn lớn hơn. Ở Mỹ, việc Facebook công bố kế hoạch ban hành đồng tiền kỹ thuật số Libra đang làm cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ lúng túng và quan ngại bởi sức ảnh hưởng vô cùng to lớn của Libra khi nó được gắn với mạng xã hội Facebook có hàng tỷ người dùng. Thách thức thứ hai là khả năng đáp ứng của luật với những diễn biến nhanh của cách mạng công nghiệp. Pháp luật vốn thường đi sau sự phát triển của xã hội và càng đi sau sự phát triển của công nghệ. Những ví dụ trên đây về Uber, Grab, Libra hay gig economy cũng là minh chứng rõ rệt của sự đi sau này. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được coi là bắt đầu từ năm 1765 và diễn ra từ cuối thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Hơn 100 năm kể từ thời điểm bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, năm 1876 được xác định là thời điểm bắt đầu của cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cuộc cách mạng này đã diễn ra từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, sau đó, thế giới không mất tới 100 năm để chuyển sang một cuộc cách mạng công nghiệp mới, cách mạng công nghiệp lần thứ ba, được coi là bắt đầu từ năm 1969 và kéo dài từ thập niên 70 của thế kỷ 20 đến cuối thế kỷ 20. Và đến nay, chỉ chưa đầy 40 năm kể từ thời điểm khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu8. Rõ ràng, thời gian để tạo ra những sự phát triển đột biến về công nghệ ngày càng ngắn lại. Không giống như tốc độ phát triển của công nghệ, tốc độ làm luật, theo quy trình làm luật được hình thành bắt đầu từ thế kỷ 19, về cơ bản không thay đổi, và có lẽ cũng khó có thể thay đổi. Các quy trình lập pháp, hình thành từ sau cách mạng tư sản (có liên quan chặt chẽ với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất) được thiết kế theo yêu cầu của nền pháp quyền dân chủ. Mục tiêu của nó là ngăn cản sự độc đoán, chuyên quyền trong các chế độ nhà nước trước đó bằng các chế độ dân chủ, đảm bảo sự tham gia ngày càng rộng rãi của người dân vào quá trình làm luật (bởi chính họ hoặc những người đại diện của họ), đồng thời, thể hiện sự thận trọng của quá trình lập pháp nhằm hướng đến những đạo luật có sự cân bằng về lợi ích, không có sai sót về kỹ thuật, có khả năng bao quát các tình huống của đời sống xã hội, bảo đảm việc áp dụng nó trên thực tế thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Một khi được ban hành, các đạo luật này sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ thể, kể cả những người đã ban hành ra nó. Quy trình đó đòi hỏi mỗi đạo luật phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, tất cả những vấn đề liên quan đến nó phải được xem xét, tất cả những chủ thể liên quan đến nó phải được tham vấn, việc thông qua nó phải dựa trên cơ sở thảo luận kỹ càng, vì vậy, quá trình lập pháp không thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Như vậy, về cơ bản, quy trình lập pháp 7 Xem https://www.forbes.com/sites/johnfrazer1/2019/02/15/how-the-gig-economy-is-reshaping-careers-for- the-next-generation/#587a51849ada 8 https://www.sentryo.net/the-4-industrial-revolutions/. Số 1(401) - T1/202060 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ là không thể rút ngắn. Điều này dẫn đến hệ quả là, chúng ta khó có thể tạo ra những đạo luật: vừa đáp ứng được những yêu cầu lập pháp như trên, vừa có thể phản ứng tức thời với những vấn đề đang phát sinh từ tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm ra giải pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Điều này có nghĩa là, cần tạo ra sự cân bằng giữa yêu cầu đảm bảo tính phổ quát, tính cân bằng lợi ích của một đạo luật với khả năng phản ứng một cách nhanh chóng với các vấn đề mới đang liên tục phát sinh từ cách mạng công nghiệp. Bên cạnh những thách thức, cách mạng công nghiệp cũng đang tạo ra những tiện ích quan trọng để hỗ trợ cho công tác xây dựng pháp luật. Công nghệ mới có thể giúp kết nối nhanh chóng và hiệu quả các nhà lập pháp với công chúng. Ứng dụng của công nghệ như Internet of things, thực tiễn ảo (virtual reality), thực tiễn ảo tăng cường (augmented virtual reality) v.v. có thể cho phép quá trình tham vấn được thực hiện minh bạch, công khai và rộng rãi hơn. Người dân, doanh nghiệp, chuyên gia có thể tiếp cận dễ dàng hơn với quá trình làm luật. Ứng dụng công nghệ, chẳng hạn như Big Data, AI, có thể giúp phân hoá các vấn đề và đối tượng lấy ý kiến, từ đó người được tham vấn có thể dễ dàng nhận ra những vấn đề gì tác động trực tiếp tới họ để dành sự quan tâm cũng như có ý kiến về vấn đề đó. Các công cụ này cũng có thể giúp phân tích kết quả lấy ý kiến, giúp cho việc sử dụng kết quả lấy ý kiến được nhanh chóng, hiệu quả và loại dần các yếu tố chủ quan trong việc phân tích các ý kiến tham gia Việc phát huy sức mạnh của công nghệ cũng là giúp các nhà lập pháp đáp ứng tốt hơn yêu cầu điều chỉnh pháp luật một cách nhanh chóng và phù hợp như đã nêu ở trên. 2. Kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh quy trình lập pháp thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Có lẽ còn quá sớm để có thể có những khẳng định chắc chắn về những bài học kinh nghiệm tốt nhất (international best practice) về cách thức ứng xử về chính sách và pháp luật trước những tác động chưa từng có của cách mạng công nghiệp. Bởi chính các quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng đang gặp khó khăn trước những vấn đề này. Tuy nhiên, cách mà quốc gia trên thế giới đang phản ứng trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng gợi mở những cách làm mới về hoạch định chính sách mà các quốc gia có thể tham khảo khi đối mặt với những tình huống lập pháp mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Cách ứng xử đầu tiên cần được lựa chọn là thực hiện nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đầy đủ nhất trong khả năng có thể về tác động của mỗi công nghệ và mỗi mô hình kinh doanh mới đối với xã hội để tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách. Nhiều nhà nước trên thế giới đang thực hiện rất tích cực công việc này. Chẳng hạn cựu Thủ tướng Anh Theresa May khi còn tại vị đã yêu cầu có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của gig ecocomy9. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp và hoạch định chính sách nói chung cũng đang tiếp cận các yêu cầu lập pháp mới theo hướng tăng cường trao đổi và lắng nghe từ phía các nhà phát triển công nghệ. Có thể nhìn cách các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang ứng xử với động thái công bố kế hoạch của Facebook đưa ra thị trường đồng tiền kỹ thuật số Libra để minh chứng 9 co-quyen-loi-khi-lam-them-20161031011208876.chn. 61Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ cho cách ứng xử này. Khi chưa thực sự rõ ràng về những tác động mà Libra của Facebook có thể mang lại, cách các nhà hoạch định chính sách Mỹ lựa chọn là lắng nghe và đưa ra những tín hiệu chính sách cũng như những quan ngại để chính các nhà phát triển công nghệ phải suy nghĩ và cân nhắc. Quốc hội Hoa Kỳ cũng tạo ra những cơ hội đối thoại và để lắng nghe từ phía các nhà phát triển công nghệ, chẳng hạn mời giám đốc phụ trách phát triển Libra của Facebook đến để điều trần trước Quốc hội. Ở Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách cũng đang làm việc tích cực với doanh nghiệp. Một trong những ví dụ là quá trình đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với Samsung trước khi Tập đoàn này cho đưa ra thị trường sản phẩm Samsung Pay. Việc đối thoại một cách thiện chí và minh bạch, được giám sát bởi công chúng, chính là một trong những yếu tố mà quy trình lập pháp trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 cần phải có để đảm bảo có những chính sách thích hợp. Việc đối thoại này không chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn và có tầm ảnh hưởng. Ở các quốc gia, các nhà lập pháp và các chuyên gia của họ đang ngày chú ý nhiều hơn đến những cá nhân và doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp cho họ những quan điểm và ý kiến nhằm thúc đẩy hơn sự sáng tạo10. Bên cạnh lắng nghe và đối thoại, việc các cơ quan nhà nước công khai đưa ra những tín hiệu chính sách đối với những vấn đề mới phát sinh trước khi đưa ra những biện pháp điều chỉnh chính thức cũng có thể mang lại những tác động tích cực. Chẳng hạn đối với Libra, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ nói lên e ngại về khả năng tiền kỹ thuật số có thể bị khủng bố lạm dụng trong khi Tổng thống Mỹ Donal Trump bày tỏ quan điểm rằng Facebook có lẽ cần một mô hình ngân hàng để có thể đưa ra Libra ra thị trường11. Những tín hiệu chính sách này, khi được công khai, có thể xem như những thông điệp hướng tới doanh nghiệp và các nhà phát triển công nghệ để họ cân nhắc trong quá trình phát triển sản phẩm của mình và cũng là cơ sở của sự hợp tác giữa họ với các nhà hoạch định chính sách. Facebook cũng cho biết họ mong có được sự vào cuộc của các nhà quản lý, các ngân hàng trung ương và các nhà lập pháp để có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách phù hợp. Việc đưa ra các thông điệp một cách công khai và cởi mở như vậy có thể là một cách làm có tính xây dựng, giúp cho quá trình hoàn thiện các quy tắc pháp luật liên quan được thực hiện một cách tích cực và đặc biệt là có sự giám sát của công chúng. Một trong những phương thức thiết lập các quy định về quản lý trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhiều quốc gia sử dụng là mô hình regulatory sandbox (tạm dịch là Khu vực thử nghiệm công nghệ). Việc thiết lập cơ chế quản lý theo cách này được coi là thích hợp để khuyến khích các ứng dụng công nghệ và các mô hình kinh doanh mới mà nhà nước chưa có thời gian và cơ hội để kiểm chứng các tác động thật sự đối với xã hội. Chẳng hạn, Thuỵ Điển đã áp dụng regulatory sandbox để thử nghiệm quản lý xe tự hành ở Gothenburg. Hay ở Anh, đầu năm 2016, Cục quản lý tài chính Anh quốc (the UK’s Financial Conduct Authorigy, viết tắt là FCA) cũng đã tạo ra một regulatory sandbox 10 Xem Seven Ways to Prepare Your Legal Department for the Fourth Industrial Revolution tại https://www.accdocket.com/articles/the-fourth-industrial-revolution.cfm. 11 Xem Mnuchin: US has ‘very serious concerns’ that Facebook’s Libra could be misused by terrorists tại https://www.cnbc.com/2019/07/15/treasury-secretary-mnuchin-will-hold-a-news-conference-on-cryptocur- rencies-at-2-pm-et.html?fbclid=IwAR2ypqKrh_fyhO_r9MWfeOOf2zWEb0LxvIll3hYb9ozYRrq Kwbr3fP5o6c. Số 1(401) - T1/202062 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ cho lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) bằng cách thực thi các trách nhiệm bổ sung là hỗ trợ và tư vấn, phát hành các giấy phép tạm thời cho phép các start-up được hoãn thực thi một số quy định trong thời gian 2 năm. Thêm vào đó, FCA không chỉ tổ chức các hoạt động tham vấn công khai để nắm bắt cũng như giải thích về các rào cản pháp luật mà lĩnh vực Fintech phải đối mặt, mà còn xây dựng một Dự án về sáng tạo, trong đó có một Trung tâm sáng tạo (Innovation Hub) và Văn phòng tư vấn (Advice Unit) dành cho các doanh nghiệp Fintech và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo. Các chủ thể thuộc khu vực tư được áp dụng cơ chế này có thể có quyền nhất định trong việc quyết định có thực thi một số quy định hay không. Cùng với regulatory sandbox, các quốc gia cũng chú ý tới việc ứng dụng công nghệ để cho đời những nền tảng hoạch định chính sách cho phép đông đảo công chúng tham gia (crowdlaw). Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã sử dụng Internet để phát triển phương thức lập pháp này12. Nền tảng crowdlaw cho phép các tận dụng trí tuệ và kiến thức của người dân để nâng cao chất lượng lập pháp. Người dân không chỉ đóng góp ý kiến và đưa ra những thỉnh cầu trên hệ thống Internet mà còn có thể đề xuất sáng kiến lập pháp, tham gia vào soạn thảo, giám sát quá trình thực hiện, cung cấp các dữ liệu bị thiếu. Thông qua quá trình này, công chúng trở thành những người cộng tác và đồng sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả lập pháp, cũng như thực thi pháp luật. Bên cạnh những cách tiếp cận nêu trên, một trong những mô hình quản trị mới nổi và được xem là phù hợp cho bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư là mô hình quản trị linh hoạt (agile governance). Đây là phương thức quản trị mà ngay từ đầu đã được hình thành theo cách cho phép cả chính quyền và doanh nghiệp hành động một cách lanh lẹ trong việc dự đoán và đưa ra phản ứng với các công nghệ mới13. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, một số quốc gia đang thử nghiệm theo cách này, và một số quốc gia tiên phong đã có một khoảng thời gian nhất định ứng dụng nó. Trong thời gian 15 năm qua, mô hình quản trị linh hoạt này đã đưa đến sự ra đời của rất nhiều trung tâm thử nghiệm về chính sách công (public sector policy labs) hoặc trung tâm phát triển sáng tạo (innovation hubs) ở cấp độ quốc gia. Từ năm 2002, Đan Mạch đã thành lập MindLab như là một trong những trung tâm thử nghiệm chính sách đầu tiên của Chính phủ; EU cũng đã thành lập EU Policy Lab với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển các chính sách đổi mới sáng tạo cho 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Các trung tâm thử nghiệm chính sách công và trung tâm phát triển sáng tạo này được xem là biện pháp để đưa những cách tiếp cận mới, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm vào quá trình hoạch định chính sách và cung cấp các giải pháp lập pháp mới. Thực tiễn cho thấy, các trung tâm này đã giúp thúc đẩy sự tin cậy và hợp tác giữa các khu vực công và tư, một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng xây dựng pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 3. Một số gợi mở đối với quy trình lập pháp của Việt Nam Giống như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quy trình lập pháp ở Việt Nam. Điều này đòi hỏi quy trình lập pháp phải có 12 Thông tin về mô hình crowdlaw có thể xem thêm tại https://www.thegovlab.org/project-crowdlaw.html và 13 Xem How governance is changing in the 4IR https://www.weforum.org/agenda/2018/01/agile-governance- changing-4ir-public-private-emerging-technologies/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diễn đàn kinh tế thế giới, How governance is changing in the 4IR, https://www.weforum.org/ agenda/2018/01/agile-governance-changing-4ir-public-private-emerging-technologies/. 2. Khan Academy, bài phỏng vấn cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Madelein Albright, https://www.khanacademy.org/partner-content/aspeninstitute/american-diplomatic- toolbox/madeleine-albright/v/albright-21st-century-technology. 3. Jennifer Prioleau, Scott Winkelman, John Gibson, and Rebecca Chaney, Seven Ways to Prepare Your Legal Department for the Fourth Industrial Revolution. 4. VTV News: Biểu tình phản đối Uber, tại https://vtv.vn/bieu-tinh-phan-doi-uber.html; Nguyễn Thị Diệu Tuyết: Tài xế taxi dồn dập biểu tình chống Uber trên toàn thế giới (Người đồng hành) tại https://ndh.vn/photo/anh/anh-tai-xe-taxi-don-dap-bieu-tinh-chong-uber-tren-toan-the-gioi- 1081810.html. 5. Vicky Xiuzhong Xu, Australian Taxi Drivers Sue Uber Over Lost Wages in Class-Action Lawsuit, https://www.nytimes.com/2019/05/03/technology/australia-uber-drivers-class-action.html. 63Số 1(401) - T1/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ những điều chỉnh nhất định để thích ứng nhằm đối phó hiệu quả với những thách thức cũng như tận dụng những ứng dụng của cách mạng công nghiệp để nâng cao chất lượng lập pháp, lập quy. Những giải pháp mà các quốc gia đang tiến hành được nêu ở trên mang lại những gợi ý tốt cho sự điều chỉnh này. Trước hết, cần đưa vào quy trình lập pháp cách thức tham vấn chuyên gia công nghệ và doanh nghiệp nhằm khắc phục sự bất đối xứng thông tin về các vấn đề công nghệ trong quá trình xây dựng luật. Hiện nay, quy trình lập pháp đã có các bước lấy ý kiến doanh nghiệp và lấy ý kiến nhân dân cũng như cho phép huy động chuyên gia. Tuy nhiên, cần đảm bảo quá trình tham vấn đó được thực hiện một cách linh hoạt hơn và đảm bảo sự công khai, minh bạch và chịu sự giám sát của công chúng. Quá trình tham vấn cũng phải đảm bảo sự khách quan, độc lập giữa chuyên gia và doanh nghiệp, đảm bảo các cơ quan xây dựng pháp luật không lệ thuộc vào ý kiến của bên nào. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc kịp thời nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý khi có các vấn đề pháp lý phát sinh từ các công nghệ mới, bao gồm giải pháp xây dựng pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh và linh hoạt với các vấn đề mới phát sinh, Quốc hội có thể ban hành nghị quyết làm cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các regulatory sandbox. Việc cho phép ứng dụng regulatory sandbox cũng phải gắn với trách nhiệm đề xuất dự án luật (nếu có thể) sau quá trình thử nghiệm để nếu việc thử nghiệm thành công thì thiết lập cơ chế pháp lý chung điều chỉnh các vấn đề mới này; cần nghiên cứu giản lược một số khâu trong quá trình lập pháp để việc ban hành luật điều chỉnh các vấn đề nêu trên được kịp thời hơn. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các ứng dụng công nghệ để xây dựng nền tảng cho crowdlaw, cho phép công chúng, chuyên gia, doanh nghiệp tham gia một cách rộng rãi và tích cực hơn vào quá trình xây dựng luật. Ngoài gia, để đảm bảo khắc phục những điểm trống về mặt pháp luật, cần phát huy vai trò của toà án trong việc tạo ra các án lệ và có quy trình phù hợp để xây dựng các quy tắc pháp luật từ các án lệ n Số 1(401) - T1/202064 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 6. Lương Bằng, Nói thế nhưng rồi không phải thế: DN mang tiếng, gặp khó tại https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/grab-bam-dap-vi-nhung-phan-quyet-nua-voi- 543624.html. 7. Rick Noak, With new court loss in Britain, Europe becomes more of a minefield for Uber, tại https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2017/11/10/with-new-court-loss-in- britain-europe-becomes-more-of-a-minefield-for-uber/. 8. John Frazer, How The Gig Economy Is Reshaping Careers For The Next Generation tại https://www.forbes.com/sites/johnfrazer1/2019/02/15/how-the-gig-economy-is-reshaping-ca- reers-for-the-next-generation/#587a51849ada. 9. Sentryo, The Four Industrial Revolutions tại https://www.sentryo.net/the-4-industrial- revolutions/. 10. Nguyễn Hải: Uber thua kiện tại Anh: Tài xế được coi là nhân viên chính thức, đảm bảo thu nhập tối thiểu, có quyền lợi khi làm thêm tại nhan-vien-chinh-thuc-dam-bao-thu-nhap-toi-thieu-co-quyen-loi-khi-lam-them- 20161031011208876.chn. 11. Jennifer Prioleau, Scott Winkelman, John Gibson và Rebecca Chaney: Seven Ways to Prepare Your Legal Department for the Fourth Industrial Revolution tại https://www.accdocket.com/ articles/the-fourth-industrial-revolution.cfm. 12. Mnuchin: US has ‘very serious concerns’ that Facebook’s Libra could be misused by terrorists tại https://www.cnbc.com/2019/07/15/treasury-secretary-mnuchin-will-hold-a-news-conference- on-cryptocurrencies-at-2-pm-et.html?fbclid=IwAR2ypqKrh_fyh-O_r9MWfeOOf2z WEb0LxvIll3hYb9ozYRrqKwbr3fP5o6c. 13. Govlab: Crowdlaw, tại https://www.thegovlab.org/project-crowdlaw.html. thẩm quyền của mình. Luật XLVPHC năm 2012 đã có quy định về cơ chế chịu trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt như sau: “người có thẩm quyền xử lý VPHC mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”19. Do đó, cần áp dụng triệt để quy định này nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong việc xử phạt VPHC trên thực tế. Theo chúng tôi, có thể căn cứ vào kết quả xử phạt VPHC để xem đó là một tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm của cán bộ, công chức. Điều này cũng là một giải pháp quan trọng góp phần giảm thiểu những hạn chế khi xử phạt VPHC trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thực tiễn20 n 19 Điều 16 Luật XLVPHC năm 2012. 20 Nguyễn Nhật Khanh (2019), “Xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02. HoÀn tHiện cÁc QuY đỊnH... (Tiếp theo trang 33)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_lap_phap_so_01_nam_2020.pdf
Tài liệu liên quan