HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG I
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MẠNG NGN CỦA VNPT VÀ CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN
Nội dung đồ án:
Giới thiệu chung về mạng viễn thông
Cấu trúc mạng NGN
Dịch vụ trong NGN.
Mạng NGN thực tế của VNPT
Dịch vụ trên NGN của VNPT
MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT i
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG 3
Mạng viễn thông hiện tại 3
Khái niệm về mạng viễn thông 3
Đặc điểm mạng viễn thông hiện nay 5
Mạng viễn thông Việt Nam 6
1.1.1.1Hệ thống chuyển mạch 6
1.1.1.2Hệ thống truyền dẫn 6
1.1.1.3Hệ thống báo hiệu 7
1.1.1.4Hệ thống truy nhập 7
1.1.1.5Hệ thống quản lý 7
1.1.1.6Hệ thống đồng bộ 7
Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại 8
Mạng NGN 8
Định nghĩa 8
Đặc điểm NGN 9
Các yếu tố thúc đẩy tiến tới NGN 10
1.1.1.7Cải thiện chi phí đầu tư 10
1.1.1.8Xu thế đổi mới viễn thông 10
1.1.1.9Các doanh thu mới 11
Yêu cầu để phát triển NGN 11
CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC MẠNG NGN 13
Mô hình NGN của các tổ chức trên thế giới 13
Mô hình của ITU 13
Một số hướng nghiên cứu của IETF 14
Mô hình của MSF 14
Mô hình của TINA 15
Mô hình của ETSI 16
Cấu trúc NGN 18
Cấu trúc chức năng 18
Các thành phần của NGN 21
2.2.1.1Cấu trúc vật lý của NGN 22
2.2.1.2Các thành phần của NGN 22
Các giao thức trong NGN 26
2.2.1.3H323 và SIP 26
2.2.1.4BICC, SIP-T và SIP-I 28
2.2.1.5MGCP, H248/MEGACO 30
2.2.1.6SIGTRAN 31
2.2.1.7APIs và INAP 32
2.2.1.8RTP và RCTP 32
Các công nghệ nền tảng cho NGN 33
2.2.1.9IP 33
2.2.1.10ATM 34
2.2.1.11IP Over ATM 34
2.2.1.12MPLS 34
Giải pháp NGN của các hãng 35
Mô hình NGN của Alcatel 35
Mô hình NGN của Ericsson 36
Giải pháp kết hợp mạng ATM/IP với mạng hiện tai của Nortel 38
Mô hình NGN của Siemens 39
Xu hướng phát triển NGN của Lucent 40
Xu hướng phát triển NGN của NEC 41
CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TRONG NGN 43
Giới thiệu chung về dịch vụ 43
Nhu cầu NGN của các nhà cung cấp dịch vụ 45
Yêu cầu của khách hàng 46
Dịch vụ NGN 47
Xu hướng các dịch vụ trong tương lai 47
Các đặc trưng dịch vụ NGN 48
Các dịch vụ chính trong NGN 50
3.4.3.1Dịch vụ thoại (Voice telephony) 51
3.4.3.5Tính toán mạng công cộng (PNC Public Network Computing) 52
3.4.3.6Bản tin hợp nhất (Unified Messaging) 53
3.4.3.7Môi giới thông tin (Information Brokering) 53
3.4.3.8Thương mại điện tử (E-Commerce) 53
3.4.3.9Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Center Service) 53
3.4.3.10Trò chơi tương tác trên mạng (Interactive gaming) 53
3.4.3.11Thực tế ảo phân tán (Distributed Virtual Reality) 54
3.4.3.12Quản lý tại gia (Home Manager) 54
Kiến trúc dịch vụ NGN 54
Kiến trúc phân lớp 57
Giao diện các dịch vụ mở API 58
Mạng thông minh phân tán 59
Các vấn đề về dịch vụ 60
Bảo mật 60
Chất lượng dịch vụ QoS 63
CHƯƠNG 4: NGN CỦA VNPT 70
Nguyên tắc tổ chức thực hiện triển khai NGN 70
Yêu cầu chung 70
Mục tiêu xây dựng 70
Quy trình chuyển đổi 71
Hướng phát triển NGN với các nhà cung cấp dịch vụ mạng khác nhau 71
Nhà cung cấp dịch vụ cố định ESP (Established Service provider) 72
4.2.1.1Đối với cấu trúc mạng 72
4.2.1.2Đối với mạng truy nhập 73
4.2.1.3Yêu cầu với mạng 73
Nhà cung cấp dịch vụ mạng mới ISP/ASP (Internet Service provider/ Application Service provider) 73
Giải pháp đề xuất cho phát triển NGN của VNPT 74
Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại 74
4.3.1.1Nội dung của giải pháp 74
4.3.1.2Ưu điểm 75
4.3.1.3Nhược điểm 75
Giải pháp xây dựng NGN hoàn toàn mới 75
4.3.2.1Nội dung giải pháp 75
4.3.2.2Ưu điểm 76
4.3.2.3Nhược điểm 76
Nguyên tắc tổ chức NGN của VNPT 76
Phân vùng lưu lượng 76
Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ 76
Tổ chức lớp điều khiển 77
Tổ chức lớp truyền tải 78
Tổ chức lớp truy nhập 80
Lộ trình chuyển đổi 80
Mạng NGN thực tế đang triển khai của VNPT 82
CHƯƠNG 5: CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN CỦA VNPT 88
Giới thiệu 88
Dịch vụ cho người sử dụng 88
Dịch vụ 1719 88
Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet CWI 89
Dịch vụ thoại qua trang Web WDP 91
Dịch vụ cho doanh nghiệp 92
Dịch vụ 1800 và 1900 92
5.3.1.1Dịch vụ 1800 97
5.3.1.2Dịch vụ 1900 99
Dịch vụ mạng riêng ảo VPN 102
Dịch vụ thoại miễn phí từ trang Web FCB 103
Dịch vụ cuộc gọi thương mại miễn phí CFCS 104
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
111 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu mạng NGN của VNPT và các dịch vụ trong NGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạm sử dụng một mặt nạ để tạo ra một đặc tính giả. Ví dụ anh ta có thể thu được một đặc tính giả bằng cách theo dõi mật mã và ID của khách hàng, bằng cách thao tác khởi tạo tin nhắn hay thao tác địa chỉ vào/ra của mạng.
Truy nhập trái phép: Truy nhập vào các thực thể mạng phải được hạn chế và phù hợp với chính sách bảo mật. Nếu kẻ tấn công truy nhập trái phép vào các thực thể mạng thì các dạng tấn công khác như từ chối dịch vụ, nghe trộm hay giả dạng cũng có thể xảy ra. Truy nh6ạp trái phép cũng là kết quả của các nguy cơ kể trên.
Sửa đổi thông tin: Trong trường hợp này, dữ liệu bị phá hỏng hay làm cho không thể sử dụng được do thao tác của hacker. Một hậu quả của hành động này là những khách hàng hợp pháp không truy xuất vào tài nguyên mạng được. Trên nguyên tắc không thể ngăn cản khách hàng thao tác trên dữ liệu hay phá hủy một cơ sở dữ liệu trong phạm vi truy nhập cho phép của họ.
Từ chối khách hàng: Một hay nhiều khách hàng trong mạng có thể bị từ chối tham gia vào một phần hay toàn bộ mạng với các khách hàng/ dịch vụ/server khác. Phương pháp tấn công có thể là tác động lên đường truyền, truy nhập dữ liệu hay sửa đổi dữ liệu. Trên quan điểm của nhà vận hành mạng hay nhà cung cấp dịch vụ, dạng tấn công này gây hậu quả là mất niềm tin, mất khách hàng dẫn tới mất doanh thu.
Các giải pháp tạm thời
Các biện pháp đối phó có thể chia thành hai loại sau: phòng chống và dò tìm. Sau đây là các biện pháp tiêu biểu:
Nhận thực
Chữ ký số
Điều khiển truy nhập
Mạng riêng ảo
Phát hiện xâm nhập
Ghi nhật ký và kiểm toán
Mã hóa
Trong mọi trường hợp cần lưu ý rằng các hệ thống vận hành trong các thành phần NGN cần phải bảo vệ cấu hình như một biện pháp đối phó cơ bản:
Tất cả các thành phần không quan trọng (chẳng hạn như các cổng TCP/UDP) phải ở tình trạng thụ động.
Các đặc tính truy nhập từ xa cho truy nhập trong và truy nhập ngoài cũng phải thụ động. Nếu các đặc tính này được đăng nhập, tất cả các hoạt động cần được kiểm tra.
Bảng điều khiển server để điều khiển tất cả các đặc tính vận hành của hệ thống cần được bảo vệ. Tất cả các hệ thống vận hành có một vài đặc tính đặc biệt để bảo vệ bảng điều khiển này.
Hệ thống hoàn chỉnh có thể đăng nhập và kiểm tra. Các log file cần phải được giám sát thường xuyên.
Thêm vào đó, cần phải nhấn mạnh rằng mạng tự nó phải có cách bảo vệ cấu hình. Ví dụ như nhà vận hành phải thực hiện các công việc sau:
Thay đổi password đã lộ.
Làm cho các port không dùng phải không hoạt động được.
Duy trì một nhất ký password.
Sử dụng sự nhận thực các thực thể.
Bảo vệ điều khiển cấu hình.
Hình 40: Biện pháp chống lại các nguy cơ
Chất lượng dịch vụ QoS
Chất lượng dịch vụ QoS chính là yếu tố thúc đẩy MPLS. So sánh với các yếu tố khác, như quản lý lưu lượng và hỗ trợ VPN thì QoS không phải là lý do quan trọng nhất để triển khai MPLS. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, hầu hết các công việc được thực hiện trong MPLS QoS tập trung vào việc hỗ trợ các đặc tính của IP QoS trong mạng. Nói cách khác, mục tiêu là thiết lập điểm tương đồng giữa các đặc tính QoS của IP và MPLS, chứ không phải là làm cho MPLS QoS có chất lượng cao hơn IP QoS.
Một lý do để khẳng định MPLS không giống như IP là MPLS không phải là giao thức xuyên suốt. MPLS không vận hành trong các máy chủ, và trong tương lai nhiều mạng IP không sử dụng nhưng MPLS vẫn tồn tại. QoS mặt khác là đặc tính thường trực của liên lạc giữa các LSR cùng cấp. Ví dụ nếu một kênh kết nối trong tuyến xuyên suốt có độ trễ cao, tổn thất lớn, băng thông thấp sẽ giới hạn QoS có thể cung cấp dọc theo tuyến đó. Một cách nhìn nhận khác về vấn đề này là MPLS không thay đổi về căn bản mô hình dịch vụ IP. Các nhà cung cấp dịch vụ không bản dịch vụ MPLS, họ cung cấp các dịch vụ IP (hay Frame Relay và các dịch vụ khác), và do đó, nếu họ đưa ra QoS thì họ phải dựa trên IP QoS (Frame Relay QoS,…) chứ không phải là MPLS QoS.
Điều này không có nghĩa là MPLS không có vai trò trong IP QoS. Thứ nhất, MPLS có thể giúp nhà cung cấp đưa ra các dịch vụ IP QoS hiệu quả hơn. Thứ hai, hiện đang xuất hiện một số khả năng QoS mới hỗ trợ qua mạng sử dụng MPLS, tuy không thực sự xuyên suốt nhưng có thể chứng tỏ là rất hữu ích, một số chúng có thể bảo đảm băng thông của LSP.
Do có mối quan hệ gần gũi giữa IP QoS và MPLS QoS, phần này sẽ được xây dựng xung quanh các thành phần chính của IP QoS. IP cung cấp hay mô hình QoS: dịch vụ tích hợp IntServ (sử dụng chế độ đồng bộ với RSVP) và dụng cụ Diffserv.
Hình 41: Các kỹ thuật QoS trong mạng IP
Dịch vụ cố gắng tối đa (Best Effort)
Đây là dịch vụ phố biến trên mạng Internet hay mạng IP nói chung. Các gói thông tin được truyền đi theo nguyên tắc “đến trước được phục vụ trước” mà không quan tâm đến đặc tính lưu lượng của dịch vụ là gì. Điều này dẫn đến rất khó hỗ trợ các dịch vụ đòi hỏi độ trễ thấp như các dịch vụ thời gian thực hay video. Cho đến thời điểm này, đa phần các dịch vụ được cung cấp bởi mạng Internet vẫn sử dụng nguyên tắc Best Effort này.
Dịch vụ tích hợp (IntServ)
Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng trong việc cung cấp dịch vụ thời gian thực (thoại, video) và băng thông cao (đa phương tiện), dịch vụ tích hợp IntServ đã ra đời. Đây là sự phát triển của mạng IP nhằm đồng thời cung cấp dịch vụ truyền thống Best Effort và các dịch vụ thời gian thực. Sau đây là những động lực thúc đẩy sự ra đời của mô hình này:
Dịch vụ cố gắng tối đa không còn đủ đáp ứng nữa: ngày càng có nhiều ứng dụng khác nhau, các yêu cầu khác nhau về đặc tính lưu lượng được triển khai, đồng thời người sử dụng cũng yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn.
Các ứng dụng đa phương tiện ngày càng xuất hiện nhiều: mạng IP phải có khả năng hỗ trợ không chỉ đơn dịch vụ mà còn hỗ trợ đa dịch vụ của nhiều loại lưu lượng khác nhau từ thoại, số liệu đến video.
Tối ưu hóa hiệu suất sử dụng mạng và tài nguyên mạng: đảm bảo hiệu quả sử dụng và đầu tư. Tài nguyên mạng sẽ được dự trữ cho lưu lượng có độ ưu tiên cao hơn, phần còn lại sẽ dành cho số liệu best effort.
Cung cấp dịch vụ tốt nhất: mô hình IntServ cho phép nhà cung cấp mạng tung ra những dịch vụ tốt nhất, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác.
Hình 42: Mô hình dịch vụ IntServ
Một số thành phần chính tham gia trong mô hình như:
Giao thức thiết lập setup: cho phép các máy chủ và các router dự trữ động tài nguyên mạng để xử lý các yêu cầu của các luồng lưu lượng riêng. RSVP, Q.2391 là một trong những giao thức đó.
Đặc tính luồng: xác định chất lượng dịch vụ QoS sẽ cung cấp cho các luồng xác định. Luồng ở đây được định nghĩa như một luồng các gói từ nguồn đến đích có cùng yêu cầu về QoS. Về nguyên tắc có thể đặc tính luồng như băng tần tối thiểu mà mạng bắt buộc phải cung cấp để đảm bảo QoS cho các luồng yêu cầu.
Điều khiển lưu lượng: trong các thiết bị thiết bị mạng (máy chủ, router, chuyển mạch) có thành phần điều khiển và quản lý tài nguyên mạng cần thiết để hỗ trợ QoS theo yêu cầu. Các thành phần điều khiển lưu lượng này có thể được khai báo bởi giao thức báo hiệu RSVP hay nhân công. Thành phần điều khiển lưu lượng bao gồm:
Điều khiển chấp nhận: xác định các thiết bị mạng có khả năng hỗ trợ QoS theo yêu cầu hay không.
Thiết bị phân loại (Classifier): nhận dạng và chọn lựa lớp dịch vụ trên nội dung của một số trường nhất định trong mào đầu gói.
Thiết bị phân phối (Scheduler): cung cấp các mức chất lượng dịch vụ QoS qua kênh ra của thiết bị mạng.
Các mức chất lượng dịch vụ cung cấp bởi IntServ gồm:
Dịch vụ đảm bảo GS: băng tần dành riêng, trễ có giới hạn và không bị thất thoát gói tin trong hàng. Các ứng dụng cung cấp thuộc loại này có thể kể đến: hội nghị truyền hình chất lượng cao, thanh toán tài chính thời gian thực,…
Dịch vụ kiểm soát tải: không đảm bảo về băng tần hay trễ, nhưng khác với best effort ở điểm không giảm chất lượng một cách đáng kể khi tải mạng tăng lên. Dịch vụ này phù hợp cho các ứng dụng không nhạy cảm lắm với độ trễ hay mất gói như truyền hình multicast audio/video chất lượng trung bình.
Dịch vụ best effort
Dịch vụ Diffserv
Việc đưa ra mô hình IntServ có vẻ như giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến QoS trong mạng IP. Tuy nhiên trong thực tế mô hình này đã không đảm bảo được QoS xuyên suốt (end to end). Đã có nhiều cố gắng nhằm thay đổi điều này nhằm đạt một mức QoS cao hơn cho mạng IP, và một trong những cố gắng đó là sự ra đời của DiffServ. Diffserv sử dụng việc đánh dấu gói và xếp hàng theo loại để hỗ trợ dịch vụ ưu tiên qua mạng IP. Hiện tại IETF đã có một nhóm làm việc DiffServ để đưa ra các tiêu chuẩn RFC về DiffServ.
Nguyên tắc cơ bản của Diffserv như sau:
Định nghĩa một số lượng nhỏ các lớp dịch vụ hay mức ưu tiên. Một lớp dịch vụ có thể liên quan đến đăc tính lưu lượng (băng tần minmax, kích cỡ burst, thời gian kéo dài burst)
Phân loại và đánh dấu các gói riêng biệt tại biên của mạng vào các lớp dịch vụ.
Các thiết bị chuyển mạch, router trong mạng lõi sẽ phục vụ các gói theo nội dung của các bit đã được đánh dấu trong mào đầu của gói.
Với nguyên tắc này, Diffserv có nhiều lợi thế hơn so với IntServ:
Không yêu cầu báo hiệu cho từng luồng
Dịch vụ ưu tiên có thể áp dụng cho một số luồng riêng biệt cùng một lớp dịch vụ. Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng phân phối một số mức dịch vụ khác nhau cho các khách hàng có nhu cầu.
Không yêu cầu thay đổi tại các máy chủ hay các ứng dụng để hỗ trợ dịch vụ ưu tiên. Đây là nhiệm vụ của thiết bị biên.
Hỗ trợ rất tốt dịch vụ VPN.
Tuy nhiên có thể nhận thấy DiffServ cần vượt qua một số vấn đề như:
Không có khả năng cung cấp băng tần và độ trễ đảm bảo như GS của IntServ hay ATM.
Thiết bị biên vẫn yêu cầu bộ Classifier chất lượng cao cho từng gói giống như trong mô hình IntServ.
Vấn đề quản lý trạng thái Classifier của một số lượng lớn các thiết bị biên là một vấn đề không nhỏ cần quan tâm.
Chính sách khuyến khích khách hàng trên cơ sở giá cước cho dịch vụ cung cấp cũng ảnh hưởng đến giá trị của DiffServ.
Router lõi
Hình 43: Mô hình DiffServ tại biên và lõi mạng
Mô hình bao gồm các thành phần:
DS-byte: byte xác định DiffServ là thành phần TOS của Ipv4 và trường loại lưu lượng IPv6. Các bit trong byte này thông báo gói tin được mong đợi nhận được thuộc loại dịch vụ nào.
Các thiết bị biên (router biên) nằm tại lỗi vào hay lỗi ra của mạng cung cấp Diffserv
Các thiết bị trong mạng DiffServ.
Quản lý cưỡng bức: các công cụ và nhà quản trị mạng giám sát và đo kiểm đảm bảo SLA giữa mạng và người dùng.
Chất lượng dịch vụ MPLS
Tương tự như DiffServ, MPLS cũng hỗ trợ chất lượng dịch vụ trên cơ sở phân loại các luồng lưu lượng theo các tiêu chí như độ trễ, băng tần,… Đầu tiên tại biên của mạng, luồng lưu lượng của người dùng được nhận dạng (băng việc phân tích một số trường trong mào đầu của gói) và chuyển các luồng lưu lượng đó trong các LSP riêng với thuộc tính COS hay QoS của nó. MPLS có thể hỗ trợ các dịch vụ không định trước qua LSP bằng việc sử dụng một trong các kỹ thuật sau:
Bộ chỉ định COS có thể được truyền trong nhãn gắn liền với từng gói. Bên cạnh việc chuyển mạch nhãn tại từng nút LSR, mỗi gói có thể được chuyển sang ke6nhra dựa vào thuộc tính COS. Mào đầu đệm (Shim header) của MPLS có chứa trường COS.
Trong trường hợp nhãn không chứa chỉ thị COS hiện tại thì giá trị COS có thể liên quan ngầm định với một LSP cụ thể. Điều đó đòi hỏi LDP hay RSVP gán giá trị COS không danh định cho LSP để các gói được xử lý tương xứng.
Chất lượng dịch vụ QoS có thể được cung cấp bởi một LSP được thiết lập trên cơ sở báo hiệu ATM (trong trường hợp MPLS là mạng ATM-LSR).
CHƯƠNG 4: NGN CỦA VNPT
Nguyên tắc tổ chức thực hiện triển khai NGN
Yêu cầu chung
Quá trình chuyền đổi từ mạng hiện tại sang NGN cần đảm bảo các yêu cầu sau :
Tránh làm ảnh hưởng đến các chức năng cũng như việc cung cấp dịch vụ của mạng hiện tại. Tiến tới cung cấp dịch vụ thoại và số liệu trên cùng một hạ tầng thông tin duy nhất. Đồng thời phải hỗ trợ các thiết bị khách hàng đang sử dụng.
Mạng phải có cấu trúc đơn giản, giảm thiểu số cấp chuyển mạch và chuyển tiếp truyền dẫn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chất lượng mạng lưới và giảm chi phí khai thác bảo dưỡng. Cấu trúc tổ chức mạng không phụ thuộc vào định giới hành chính. Cấu trúc chuyển mạch phải đảm bảo an toàn, dựa trên chuyển mạch gói.
Hệ thống quản lý mạng, dịch vụ phải có tính tập chung cao.
Việc chuyển đổi phải thực hiện theo từng bước và theo nhu cầu của thị trường.
Hạn chế đầu tư các kỹ thuật phi NGN cùng lúc với việc triển khai và hoàn thiện các công nghệ mới.
Phải bảo toàn vốn đầu tư của VNPT.
Xác định các giai đoạn cần thiết để chuyển sang NGN. Có các sách lược thích hợp cho từng giai đoạn chuyển hướng để việc triển khai NGN được ổn định và an toàn.
Mục tiêu xây dựng
Dịch vụ phải đa dạng, có giá thành thấp. Thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường được rút ngắn.
Giảm chi phí khai thác mạng và dịch vụ.
Nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tạo ra những nguồn thu mới, không phụ thuộc vào nguồn thu từ các dịch vụ truyền thống.
Quy trình chuyển đổi
Ưu tiên giải quyết phân tải lưu lượng Internet cho tổng đài chuyển mạch nội hạt. Đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng tại các thành phố lớn trước.
Tạo cơ sở hạ tầng thông tin băng rộng để phát triển các dịch vụ đa phương tiện, phục vụ chương trình chính phủ điện tử,..của quốc gia.
Ưu tiên thực hiện trên mạng liên tỉnh trước nhằm đáp ứng nhu cầu về thoại và tăng hiệu quả sử dụng các tuyến truyền dẫn đường trục.
Mạng nội tỉnh thực hiện có trọng điểm tại các thành phố có nhu cầu truyền số liệu, truy nhập Internet băng rộng.
Lắp đặt các thiết bị chuyển mạch thế hệ mới, các máy chủ để phục vụ các dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao.
Hướng phát triển NGN với các nhà cung cấp dịch vụ mạng khác nhau
Có hai hướng xây dựng NGN : xây dựng mạng hoàn toàn mới hay xây dựng trên cơ sở mạng hiện có. Tuỳ vào hiện trạng của mạng hiện tại và quan điểm của nhà khai thác mà giải pháp nào thích hợp sẽ được ứng dụng.
Hình 44-a: Xu hường phát triển mạng và dịch vụ dựa trên mạng hiện tại
Hình 44-b: Xu hướng phát triển mạng và dịch vụ theo quan điểm xây dựng một mạng hoàn toàn mới
Ở Việt Nam việc xây dựng NGN được nhìn dưới hai góc độ của hai nhà khai thác dịch vụ khác nhau: các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống (còn gọi là nhà cung cấp dịch vụ cố định ESP – Established Service Provider) và nhà cung cấp dịch vụ mới (còn gọi là nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP – Internet Service Provider hoặc nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng ASP – Application Service Provider).
Nhà cung cấp dịch vụ cố định ESP (Established Service provider)
Đối với cấu trúc mạng
Giảm số lượng các phần tử mạng xếp chồng, tối ưu hóa mạng PSTN
Tổ chức lại mạng để có năng lực xử lý dịch vụ băn rộng
Từng bước triển khai các chuyển mạch thế hệ mới. Khởi đầu bằng việc triển khai VoATM, VoIP ở mức quá giang để xử lý lưu lượng Internet, kết nối lưu lượng mạng di động,… và các lưu lượng không thể dự báo trước (số liệu).
Xây dựng một mạng đường trục duy nhất. Triển khai các cổng tích hợp VoATM-GW VoIP-GW các giao thức chuyển mạch mềm (MEGACO MGCCP SIP SIGTRAN BICC…), định hướng chuyển mạch quá giang sang NGN. Đồng thới lắp đặt các cổng điều khiển phương tiện MGC, thực hiện chuyển đổi NGN ở cấp quá giang.
Đối với mạng truy nhập
Đầu tiên là bắt đầu triển khai một số dịch vụ đa phương tiện: Dịch vụ truy nhập băng rộng ADSL, đồng thời đưa vào sử dụng chuyển mạch mềm và khối tập chung thuê bao thế hệ mới có hỗ trợ băng rộng.
Tiếp theo sẽ triển khai tiếp các ứng dụng đa phương tiện cho ADSL UMTS và điện thoại IP. Khi giá thành của chuyển mạch sử dụng trong NGN đã thấp hơn so với chuyển mạch kênh, QoS trong NGN đã được chuẩn hoá ta sẽ triển khai thêm các đường dây điện thoại hay kết nối khách hàng từ bộ tập chung thuê bao truyền thống đến mạng truy nhập NGN. Đồng thời ta sẽ lặp đặt chuyển mạch mềm cho tổng đài nội hạt và lắp đặt các Access Gateway để nối mạng hiện tại với mạng lõi chuyển mạch gói NGN.
Yêu cầu với mạng
Phải đáp ứng về độ tin cậy và khả năng mở rộng. Các dịch vụ mạng phải được tối ưu hoá trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên mạng.
Nhà cung cấp dịch vụ mạng mới ISP/ASP (Internet Service provider/ Application Service provider)
Do các nhà khai thác này đã có sẵn hạ tầng chuyển mạch gói nên họ rất thuận lợi trong việc xây dựng NGN.
Khi tiến hành xây dựng mạng thế hệ sau họ có thể lắp đặt các cổng điều khiển phương tiện MGC, các server truy nhập mạng NAS (Network Acess Server), và các server truy nhập băng rộng BRAS (Broadband Remote Acess Server), đồng thời sử dụng các giao thức báo hiệu SIP H323 SIGTRAN… vào VoIP và các giao thức mới bổ sung cho mạng. Về cấu trúc mạng thì phải giảm cấp chuyển mạch đặc biệt là các tổng đài nội hạt, chuyển các loại thuê bao sang thuê bao NGN.
Như vậy ta thấy các ESP có xu hướnãiây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại và các ISP/ASP theo quan điểm ngược lại.
Giải pháp đề xuất cho phát triển NGN của VNPT
Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại
Nội dung của giải pháp
Cơ sở hạ tầng của mạng hiện tại được tổ chức lại và phát triển dần lên. Nầng cấp các thiết bị chuyển mạch hiện có (công nghệ TDM) để hỗ trợ các dịch vụ mới chất lượng cao như video, số liệu. Có thể bổ sung có hạn chế một số tổng đài đa dịch vụ (chuyển mạch mềm) tại một số nút mạng chính, đặc biệt là trung tâm điều khiển và ứng dụng của các vùng lưu lượng.
Trong giải pháp này có hai phương án như sau:
Phương án 1:
Phương án áp dụng cho nhà khai thác mạng có yêu cầu hiện đại hoá và mở rộng mạng trong thời gian ngắn. Phương án này gồm 4 bước:
Bước 1: Đối với mạng thoại TDM thì triển khai mạng truyền dẫn SDH, chuyển mạch ATM , bổ sung các thiết bị Telephony server để quản lý thoại. Đối với mạng số liệu thì giữ nguyên kỹ thuật IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị thêm các cổng Gateway, thực hiện kết nối giữa mạng thoại và mạng số liệu ở các nút biên mạng.
Bước 2: Tiếp tục phát triển kỹ thuật SDH, ATM cho mạng thoại. Với mạng số liệu thì phát triển thành mạng đa dịch vụ IP/MPLS và tăng cường khả năng của các cổng giao tiếp ở các nút biên mạng (chúng có nhiêm vụ kết nối giữa mạng đa dịch vụ với mạng thoại). trang bị thêm IP telephony server cho quản lý mạng đa dịch vụ.
Bước 3: Xây dựng chỉ một mạng thống nhất cho thoại và dữ liệu nhưng lúc này chưa phải là mạng tích hợp đa dịch vụ hoàn toàn. mạng PSTN sử dụng TDM sẽ không còn tồn tại riêng biệt. Tiếp tục tích hợp và phát triển đa dịch vụ IP/MPLS.
Bước 4: Hình thành mạng tích hợp đa dịch vụ hoàn toàn. Lúc này chỉ còn mạng đa dịch vụ IP/MPLS tồn tại và phát triển. Telephony server và IP telephony server sẽ quản lý mạng đa dịch vụ.
Phương án 2:
Phương án áp dụng cho nhà khai thác mạng có yêu cầu hiện đại hoá và mở rộng mạng trong thời gian dài. Phương án này cũng bao gồm 4 bước:
Bước 1: Không phát triển thêm mạng thoại TDM từ đây về sau. Với mạng số liệu thì giữ nguyên mạng chuyển mạch gói IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị thêm các Gateway.
Bước 2, 3, 4 giống với phương án 1.
Ưu điểm
Giá thành đầu tư ban đầu thấp.
Có khả năng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập băng rộng.
Bảo vệ tối đa vốn đầu tư trên mạng hiện tại.
Nhược điểm
Việc nâng cấp các chuyển mạch hiện có từ TDM sang IP/ATM chỉ là bước đệm mà không thay đổi được về cơ bản công nghệ chuyển mạch phục vụ cho dịch vụ mới. Điều này có nghĩa là không giải quyết được vấn đề cơ bản là khả năng tạo dịch mới cũng như nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ sau.
Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành và khai thác sẽ cao hơn so với mạng hiện tại do không có được sự quản lý thống nhất trong toàn mạng.
Khả năng cạnh tranh kém khi xuất hiện các nhà khái thác thế hệ mới vì họ có cơ sở hạ tầng NGN hoàn toàn mới.
Giải pháp xây dựng NGN hoàn toàn mới
Nội dung giải pháp
Giải pháp này chủ trương giữ nguyên mạng hiện tại và không đầu tư tiếp tục phát triển. Tập chung nhân lực vào việc triển khai các tổng đài đa dịch vụ thế hệ sau.
NGN được xây dựng trước hết có khả năng cung cấp các nhu cầu về dịch vụ của mạng hiện tại đã quen thuộc với khách hàng. Sau đó triển khia một số dịch vụ mới. Kế tiếp triển khai nhiều dịch vụ mới trên nền NGN nhưng phải cân bằng giữa cung và cầu.
Các nút chuyển mạch của hai mạng này sẽ liên hệ với nhau rất ít (chủ yếu phục vụ cho các dịch vụ thoại IP) thông qua các cổng giao tiếp MG.
Ưu điểm
Thay đổi hoàn toàn cấu trúc mạng, tăng khả năng cạnh tranh.
Hoàn toàn sẵn sàng cung cấp dịch vụ mới, truy nhập băng rộng.
Thời gian triển khai nhanh chóng.
Độ tương thích cao.
Quản lý thống nhất, tập chung.
Nhược điểm
Giá thành đầu tư ban đầu cao.
Rủi ro do dự báo nhu cầu tăng vượt ngưỡng dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, thời gian hoàn vốn lâu.
Tăng chi phí do phải tăng cường lực lượng lao động kỹ thuật mới.
Nguyên tắc tổ chức NGN của VNPT
Phân vùng lưu lượng
Cấu trúc mạng thế hệ sau được xây dựng dựa trên phân bố thuê bao theo vùng địa lý không tổ chức theo địa bàn hành chính mà phân theo vùng lưu lượng.Trong mỗi vùng lưu lượng có nhiều khu vực và trong một khu vực có nhiều tỉnh thành. Số lượng các tỉnh trong mỗi khu vực tuỳ thuộc vào lưu lượng của tỉnh đó. Căn cứ vào phân bố thuê bao, NGN của VNPT được phân thành 5 vùng lưu lượng như sau:
Vùng 1: Các tỉnh phía Bắc trừ Hà Nội.
Vùng 2: Hà Nội
Vùng 3: Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Vùng 4: Tp Hồ Chí Minh
Vùng 5: Các tỉnh phía Nam trừ Tp HCM
Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ
Lớp ứng dụng và dịch vụ được tổ chức thành một cấp cho toàn mạng nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ đến tận nhà thuê bao nhanh chóng, đồng bộ và việc cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng cũng dễ dàng hơn.
Số lượng nút ứng dụng/ dịch vụ phụ thuộc vào lưu lượng dịch vụ cũng như số lượng và loại hình dịch vụ trên mạng.
Nút ứng dụng/ dịch vụ được kết nối ở mức Gigabit Ethernet 1+1 với nút điều khiển và cả hai loại này đều được đặt tại các trung tâm NGN ở Hà Nội và Tp HCM.
Tổ chức lớp điều khiển
Lớp điều khiển được tổ chức thành một cấp cho toàn mạng, thay vì 4 cấp như hiện nay, được phân bố theo vùng lưu lượng. Điều này giúp cho ta giảm đến mức tối thiểu các cấp mạng, tận dụng năng lực xử lý cuộc gọi của thiết bị điều khiển thế hệ mới và giảm chi phí đầu tư trên mạng.
Số lượng nút điều khiển phụ thuộc vào lưu lượng phát sinh của từng vùng lưu lượng và được tổ chức thành hai cặp (2 mặt phẳng A và B) nhằm đảm bảo tính an toàn của mạng.
Mỗi một nút điều khiển được kết nối với một cặp nút chuyển mạch ATM+IP đường trục. Trong giai đoạn đầu, mỗi vùng được trang bị ít nhất là hai nút điều khiển.
Hình 45: Tổ chức lớp điều khiển
Tổ chức lớp truyền tải
Lớp truyền tải có chức năng truyền tải lưu lượng ở cả hai dạng ATM và IP. Trong chiến lược phát triển NGN của VNPT lớp này được tổ chức thành 2 cấp: cấp đường trục (quốc gia) và cấp vùng.
Hình 46:Tổ chức lớp truy nhập
Cấp đường trục (cấp quốc gia)
Cấp này được tổ chức thành hai mặt phẳng ) để đảm bảo độ an toàn của mạng) và nó có nhiệm vụ chuyển mạch cuộc gọi giữa các vùng lưu lượng. Các thành phần chính của cấp này là các nút chuyển mạch đường trục ATM+IP và các tuyến truyền dẫn. Các tuyến này kết nối chéo giữa các nút đường trục và khả năng nhỏ nhất của chúng là 2.5Gb/s.
Số lượng và quy mô nút chuyển mạch đường trục phụ thuộc vào lưu lượng phát sinh trên đường trục.
Trong giai đoạn đầu các nút chuyển mạch đường trục được trang bị với khả năng chuyển mạch ATM < 20Gb/s và khả năng định tuyến tối đa là 300 triệu gói/giây. Các nút này được đặt tại các trung tâm truyền dẫn liên tỉnh VTN.
Cấp vùng
Các thành phần ở cấp vùng là các nút chuyển mạch nội vùng ATM+IP và các bộ tập trung nội vùng. nhiệm vụ của chúng là đảm bảo cho việc chuyển mạch cuộc gọi trong vùng và sang vùng khác.
Các nút chuyển mạch nội vùng được kết nối ở mức tối thiểu là 155 Mb/s. Chúng được đặt tại vị trí các tổng đài chủ host hiện nay và được kết nối trực tiếp với nhau theo dạng vòng ring. Chúng được nối đến các nút chuyển mạch đường trục ở cả hai mặt phẳng bằng các tuyến truyền dẫn nội vùng (155Mb/s).
Một điều cần lưu ý là các nút chuyển mạch nội vùng phải tích hợp tính năng máy chủ truy nhập băng rộng từ xa BRAS nhằm thực hiện chức năng điểm truy nhập IP POP băng rộng các thuê bao xDSL.
Số lượng và quy mô các nút chuyển mạch của một vùng trong giai đoạn đầu phụ thuộc vào nhu cầu dịch vụ tại vùng đó. Trong giai đoạn ban đầu các nút có khả năng chuyển mạch tối đa 2.5Gb/s và khả năng định tuyến lớn hơn 500 ngàn gói/giây.
Các bộ tập trung ATM+IP cũng được kết nối với các nút chuyển mạch nội vùng bằng các tuyến truyền dẫn tối thiểu 155 Mb/s. Ngoài ra các bộ tập trung này được kết nối tới các bộ truy nhập ở lớp truy nhập bằng các tuyến n*E1. nhiệm vụ của các bộ tập trung này là tập hợp các luồng E1 thành luồng ATM và chúng được đặt tại các điểm truyền dẫn nội tỉnh hiện nay. Số lượng các bộ tập chung phụ thuộc vào số nút truy nhập và số thuê bao mỗi nút truy nhập.
Tổ chức lớp truy nhập
Lớp truy nhập gồm các nút truy nhập hữu tuyến và vô tuyến được tổ chức không phụ thuộc theo địa giới hành chính.
Các nút truy nhập của các vùng lưu lượng sẽ được nối tới các nút chuyển mạch đường trục của vùng lưu lượng tương ứng (thông qua nút chuyển mạch nội vùng) mà không kết nối tới các nút chuyển mạch đường trục của vùng khác.
Nút truy nhập kết nối tới nút chuyển mạch nội vùng bằng các kênh có tốc độ phụ thuộc vào số lượng thuê bao tại nút truy nhập đó (n*E1). Các thiết bị truy nhập thế hệ mới phải có khả năng cung cấp cổng dịch vụ POST, ATM. IP, FR, VPN, xDSL, VoIP, VoATM…
Lộ trình chuyển đổi
Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam hiện nay đã có lộ trình chuyển đổi từ mạng hiện tại sang NGN cho giai đoạn 2001 – 2010. Lộ trình này gồm 3 giai đoạn như sau:
Hình 47:Lộ trình chuyển đổi
Giai đoạn 2001 – 2003
Trong giai đoạn này ta triển khai lắp đặt các nút điều khiển, nút dịch vụ và một phần mạng đường trục.
Đầu tiên trang bị 2 nút điều khiển và 2 nút dịch vụ tại miền Bắc (Hà Nội) và tại miền nam (TpHCM). Năng lực xử lý của mỗi nút phải trên 4 triệu BHCA tương đương 240 ngàn kênh trung kế hay trên 400 ngàn thuê bao.
Đối với chuyển mạch đường trục thì lắp 3 nút (nút đôi tại mỗi điểm do có 2 mặt phẳng) lần lượt tại miền Bắc (Hà Nội) miền trung (Đà Nẵng) và miền Nam (HCM).
Trang bị các cổng trung kế Trunk Gateway và nút chuyển mạch nội vùng cho 11 tỉnh thành phố có lưu lượng thông tin lớn, đồng thời thực hiện kết nối giữa chuyển mạch truyền thống tại những nơi này. 11 tỉnh thành phố này gồm: Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ.
Lắp đặt các nút truy nhập NGN (giải pháp tạm thời là nút truy nhập xDSL) nhằm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao tại các tổng đài Host trung tâm của các tỉnh kể trên.
Như vậy giai đoạn này sẽ có mạng chuyển mạch liên vùng và nội vùng tại 5 vùng lưu lượng. Một phần lưu lượng thoại của mạng PTSN sẽ được chuyển sang mạng đường trục của NGN.
Giai đoạn 2004 – 2005
Đây là giai đoạn hoàn chỉnh mạng ở cấp đường trục.
Trước tiên sẽ ưu tiên triển khai dịch vụ truy nhập băng rộng xDSL tại tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước và lắp đặt các bộ tập trung chuyển mạch gói thực hiện chức năng BRAS. Tăng số lượng các bộ tập trung băng rộng, các thiết bị truy nhập NGN.
Tăng số nút điều khiển và số nút chuyển mạch nhằm mở rộng vùng phục vụ của NGN. Hoàn thiện tổ chức 2 mặt phẳng chuyển mạch cấp đường trục và chuyển mạch cấp vùng. Đối với chuyển mạch cấp đường trục thì lắp thêm 2 tổng đài chuyển mạch lõi tại Hà Nội và Tp HCM. Tại Đà Nẵng lắp thêm một trung tâm điều khiển chuyển mạch mềm.
Giai đoạn 2006 – 2010
Trong giai đoạn này sẽ hoàn thiện lớp điều khiển.
Các nút chuyển mạch cấp đường trục, các nút điều khiển được bổ sung thêm để tạo thành hai mặt phẳng chuyển mạch A và B đầy đủ. Lúc này nhiệm vụ của lớp này là chuyển tải lưu lượng cho 5 vùng lưu lượng.
Đến lức này lưu lượng của PSTN một phần được chuyển qua mạng truyền thống và phần lớn được chuyển qua NGN.
Mạng NGN thực tế đang triển khai của VNPT
Như đã trình bày ở trên quá trình xây dựng NGN của VNPT sẽ trải qua 3 giai đoạn (giai đoạn 2001-2003, giai đoạn 2004-2005, giai đoạn 2006-2010). Hiện nay đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 và đang tiến hành giai đoạn 2. trong khuôn khổ một đồ án tôi nghiệp tôi không thể có những số liệu cấp nhật mới nhất về tình hình triển khai NGN hiện tại cụ thể đã đến đâu, vì đây là công việc không dễ thống kê đánh giá chỉ sau các báo cáo tổng kết vào cuối quý hay năm hoặc kết thúc giai đoạn mới có thông tin cụ thể. Nên tôi chỉ trình bày thực tế triển khai pha 1 và một số thông tin cập nhật về triển khai pha 2.
Giái pháp xây dựng NGN được VNPT lựa chọn là giải pháp SURPASS của Siemens. Với lựa chọn này NGN của VNPT sẽ sử dụng cấu trúc và thiết bị do Siemens cung cấp với hệ thống thiết bị cụ thể là hiQ, hiA,hiG…Theo cấu trúc đó NGN của VNPT sẽ được tổ chức theo 3 lớp : lớp truyền tải, lớp truy nhập, lớp điều khiển. Cụ thể mỗi lớp được cấu trúc sau khi hoàn thành pha 1 như sau:
Lớp truyền tải
Lớp truyền tải sử dụng các bộ định tuyến chuyển mạch và truyền dẫn quang. Hiện trong pha 1 đã triển khai:
3 bộ core Router Switch M160 của JUNIPER với thông lượng chuyển mạch là 160 Gb/s được đặt tại Hà Nội, Tp HCM và Đà Nẵng.
11 bộ Router biên là các thiết bị ERX 1400 đặt tại 11 tỉnh thành phố được xác định là những vùng có lượng cao và được triển khai NGN trước tiên. Đó là các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Đồng Nai, Tp HCM, Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Thơ.
Băng thông kết nối giữa các bộ Core Router Switch lúc đầu là các đường quang STM1 - 155 Mb/s. Nhưng sau một thời gian với sự nâng cấp của mạng truyền dẫn đường trục thì băng thông đã được nhanh chóng tăng lên là STM 16 – 2.5 Gb/s và định hướng tương lai sẽ là 20Gb/s sử dụng công nghệ truyền dẫn quang DWDM (ghép kênh phân chia theo bước sóng chặt).
Hình 48: Sơ đồ triển khai NGN của VNPT (Phase 1)
Hình 49: Cấu hình chi tiết NGN tại VTN1 Hà Nội
Hình 50: Cấu hình chi tiết NGN tại VTN2 Tp HCM
Hình 51: Cấu hình chi tiết NGN tại VTN3 Đà Nẵng
Lớp truy nhập
Hình 52: Cấu hình lớp truy nhập tại mỗi tỉnh thành
Tại các tỉnh thành xẽ lắp đặt các MG là các cổng phương tiện và các BRAS, DSLAM. Các MG sẽ cho phép mạng NGN kết nối với mạng PSTN truyền thông, còn BRS và DSLAM sẽ dùng cho kết nối xDSL
Lớp điều khiển
Hiện tại đã xây dựng hai trung tâm điều khiển với hai Softswitch một tại Hà Nội một tại TpHCM. Hai Softswitch này hoạt động đồng thời nhưng phần lớn lưu lượng do Softswitch Hà Nội xử lý.
Việc sử dụng các Softswirch và giao diện mở cho phép triển khai nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như: truy nhập ADSL băng rộng, VPN MPLS cho các công ty… và nhiều loại hình dịch vụ gia tăng khác.
Hoạt động của mạng NGN của VNPT
NGN của VNPT có ba trung tâm tương ứng với với các vùng lưu lượng và địa lý. Các trung tâm này được trang bị các lõi chuyển mạch tốc độ sử dụng công nghệ gói cụ thể là M160 của JUNIPER. Bên cạnh các Core Router Switch lõi đó là các Router biên được đấu vào các bộ Router Switch lõi từ các tỉnh thành đó là thiết bị ERX1400. Các ERX này một đầu được nối tới các MG là các cổng phương tiện nối tới mạng PSTN truyền thống. Các MG hiện đang sử dụng thực tế là hiG 1000. Nó được điều khiển trực tiếp bởi Softswitch thông qua giao thức điều khiển cổng MGCP. Ngoài ra còn có một số thiết bị truy nhập dùng thay cho tổng đài hiện tại ở các vùng dân cư là các cổng truy nhập, cũng được điều khiển trực tiếp bởi Softswitch thông qua giao thức SIP hoặc H323 trong mạng NGN.
Hai trung tâm Hà Nội và Tp HCM được xây dựng lớn hơn Đà nẵng, ở đây còn có các thiết bị điều khiển mà tiêu biểu là Softswitch hiQ 9200. Softswitch này sẽ quản lý và điều khiển tất cả các thực thể trong mạng NGN. Nếu là các phần tử hoạt động với giao thức IP: thiết bị cổng, các Server hay các thuê bao IP đều có thể được điều khiển trực tiếp bởi Sofftswitch thông qua SIP và H323. Tại hai trung tâm này cũng có các hiQ20 hiQ30 dùng cho xử lý lưu lượng quốc tế và làm cơ sở dữ liệu.
Hệ thống quản lý được tổ chức gồm một server client network management và các client management terminal tại các trung tâm thoại ở các vùng khác nhau.
Hình 53: Hệ thống quản lý và giám sát
Tại Hà Nội có một trung tâm kiến tạo dịch vụ đó chính là hiQ 4000. Thông qua Server này nó đóng vai trò như một OSP (Open Service Platform) ta có thể triển khai nhiều dịch vu khác nhau trên cùng một hạ tầng mạng đó.
Tiếp tục pha 2 của dụ án triển khai NGN sẽ thực hiện:
Kết nối tất cả các tỉnh thành vào mạng NGN
Nâng cấp mạng đường trục, mạng biên lên tốc độ STM-16 và STM-4
Mở rộng triển khai mạng truy nhập xDSL toàn quốc
Triển khai các dịch vụ băng rộng mới như: VDSL, WLAN, 802.11…
Triển khai thử nghiệm tổng đài host – NGN nội hạt cung cấp truy nhập đa dịch vụ, dần thay thế tổng đài host hiện tại.
CHƯƠNG 5: CÁC DỊCH VỤ TRÊN NGN CỦA VNPT
Giới thiệu
Trong thời điểm hiện tại do nhu cầu dịch vụ tại Việt Nam chưa cao đối với nhiều loại hình dịch vụ và cũng do một phần mạng NGN đang trong quá trình xây dựng nên chưa thể cung cấp toàn bộ các dịch vụ trên NGN được. Vì vậy hiện tại VNPT chỉ triển khai một số dịch vụ chính trên NGN sẽ được trình bày ở dưới. Trong tương lai các loại hình dịch vụ mới sẽ dần được triển khai để phục vụ nhiều dạng khách hàng khác nhau.
Dịch vụ cho người sử dụng
Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước1719 (Calling Card 1719)
Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet (Call Waiting Internet - CWI)
Dịch vụ thoại qua trang Web (Webdial Page – WDP)
Dịch vụ 1719
Giới thiệu dịch vụ
Là dịch vụ cho phép người sử dụng thẻ 1719 với các mệnh giá khác nhau (từ 30 đến 500 nghìn VNĐ) có thời hạn 2 năm, gọi từ bất kỳ máy điện thoại cố định nào và lựa chọn cuộc gọi tiết kiệm hoặc cuộc gọi chất lượng để thực hiện gọi liên tỉnh, quốc tế và sang mạng di động. Cước phí sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền có trên thẻ trả trước 1719.
1719...
BÊm phÝm (1) ®Ó chän tiÕng ViÖt
Press (2) for English
Tµi kho¶n tr¶ tríc
M¹ng ®iÖn tho¹i trong níc vµ quèc tÕ
Hình 54: Mô hình dịch vụ 1719
Lợi ích của dịch vụ
Không phải đăng ký dịch vụ
Tiết kiệm chi phí.
Linh hoạt, có thể gọi mọi lúc mọi nơi.
Chủ động quản lý được mức tiền gọi.
Đối tượng và phạm vi cung cấp
Mạng điện thoại cố định PSTN.
Mạng thoại vô tuyến nội thị, mạng di động nội tỉnh và mạng khác.
Dịch vụ điện thoại thẻ trả trước được cung cấp trên phạm vi mọi tỉnh/ thành phố.
Mua thẻ trả trước ở đâu ?
Dễ dàng mua được tại các đại lý Bưu điện, các Bưu cục hoặc tại các điểm du lịch.
Cách sử dụng
Sau khi cào lớp phủ trên mặt thẻ để biết mã số Pin code, bấm số dịch vụ 1719, lựa chọn ngôn ngữ bằng cách bấm số 1 sử dụng tiếng Việt, bấm số 2 sử dụng tiếng Anh, bấm số 3 để nạp tiền vào tài khoản của thuê bao cố định , nhập mã số Pin code và kết thúc bằng dấu #, nếu tài khoản còn tiền, hệ thống thông báo số tiền còn lại trên thẻ và hướng dẫn khách hàng lựa chọn dịch vụ. Để lựa chọn dịch vụ chất lượng cao, khách hàng bấm số máy điện thoại cần gọi và kết thúc bằng dấu #. Để lựa chọn dịch vụ tiết kiệm, khách hàng bấm dấu * trước số máy điện thoại cần gọi và kết thuác bằng dấu #.
Người sử dụng có thể đăng ký kích hoạt dịch vụ cho thuê bao máy điện thoại cố định và mua thẻ 1719 để nạp tiền trực tiếp vào tài khoản của số máy cố định. Khi thực hiện cuộc gọi người sử dụng không phải nhập mã Pin code, cước cuộc gọi được trừ trực tiếp vào tài khoản của số máy điện thoại cố định.
1719 - tiện dụng linh hoạt giá thấp
Dịch vụ báo cuộc gọi từ Internet CWI
Thật không yên tâm chút nào khi đang truy cập Internet qua đường điện thoại cố định mà luôn lo sợ bỏ lỡ các cuộc gọi đến quan trọng, nay với giải pháp dịch vụ CWI, khách hàng sẽ không bao giờ lo bị gián đoạn thông tin.
CWI là gì ?
Là dịch vụ cho phép nhận cuộc gọi đến trong khi đang truy nhập Internet thông qua đường dây điện thoại.
Hình 55: Giao diện thông báo khi có cuộc gọi dến
Lợi ích của dịch vụ:
Cung cấp đường kết nối ảo thứ 2 cho người sử dụng.
Không để lỡ các cuộc gọi đến khi đang truy cập Internet.
Khai thác tối đa hiệu quả của đường dây điện thoại.
Sử dụng CWI như thế nào?
Để sử dụng dịch vụ này, máy tính của người sử dụng phải được cài đặt phần mềm chuyên dụng và đăng ký sử dụng dịch vụ. Người sử dụng sẽ được cấp account (user name và password). Khi đang truy cập Internet mà có cuộc gọi đến, trên màn hình máy tính sẽ hiển thị cuộc gọi đến và người sử dụng có thể có các lựa chọn sau:
Hình 56: Giao diện lựa chọn cuộc gọi trong danh bạ
Trả lời bằng máy tính.
Trả lời bằng điện thoại.
Chuyển sang máy điện thoại khác.
Từ chối cuộc gọi.
CWI- Không bỏ lỡ cuộc gọi
Dịch vụ thoại qua trang Web WDP
Với sự bùng nổ của mức độ tiện dụng từ Internet, điều mong muốn của nhiều người, nhiều doanh nghiệp là có thể vừa truy cập Internet vừa dễ dàng kết nối cuộc gọi. Điều mong ước đó giờ đây khách hàng đã có thể thực hiện được thông qua dịch vụ WDP.
WDP là gì ?
Là dịch vụ cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi từ một trang Web trên Internet tới một thuê bao PSTN. Cuộc gọi có thể là kết nối giữa máy tính với điện thoại hoặc điện thoại với điện thoại.
WDP có lợi ích gì ?
Cuộc gọi có thể thực hiện trực tiếp từ Internet.
Cung cấp thêm dịch vụ cho người sử dụng ví dụ như sổ điện thoại cá nhân.
Dễ dàng sử dụng với giao diện đồ hoạ.
Sử dụng WDP như thế nào ?
Để sử dụng dịch vụ, người sử dụng cần có một máy tính kết nối Internet và đăng ký sử dụng dịch vụ WDP.
Người sử dụng sẽ được cấp username và password để truy cập vào Webdial Page qua mạng Internet.
Lựa chọn kết nối cuộc gọi theo hai phương thức: máy tính với điện thoại và điện thoại với điện thoai.
Có thể kết nối ngay cuộc gọi hoặc được hẹn giờ.
WDP- vừa lướt trên Net vừa thực hiện cuộc gọi
Dịch vụ cho doanh nghiệp
Dịch vụ miễn cước ở người gọi 1800 (Free phone 1800)
Dịch vụ thông tin, giải trí, thương mại 1900 (Premium Service 1900)
Dịch vụ mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN)
Dịch vụ thoại miễn phí từ trang WEB (Free Call Button - FCB)
Dịch vụ cuộc gọi thương mại miễn phí (Comercial Free Call Service - CFCS)
Dịch vụ 1800 và 1900
Chuyển cuộc gọi từ số 1800 hoặc số 1900 đến số đích tương ứng trong mọi trường hợp
Khi người sử dụng quay số dịch vụ 1800 hoặc 1900 (1800/1900 + SN) thì số dịch vụ 1800 hoặc 1900 đó sẽ được chuyển đổi thành một số đích tương ứng với dịch vụ và cuộc gọi sẽ được thiết lập đến số đích đó.
Số dịch vụ (Service number – SN) được kiểm tra tại cơ sở dữ liệu của hệ thống (hiQ9200), dựa trên cơ sở dữ liệu khách hàng tại hệ thống, số dịch vụ sẽ được chuyển đổi thành số thuê bao đích (destination directory number - DDN). Mỗi số dịch vụ (SN) có thể chuyển đổi thành tối đa 10 số đích (DDN).
Chuyển cuộc gọi từ số dịch vụ 1800 hoặc 1900 (1800/1900 + SN) đến số đích tương ứng theo các yếu tố lựa chọn
Việc chuyển đổi số dịch vụ (SN) sang số đích (DDN) có thể thay đổi tuỳ theo một số yếu tố có thể lựa chọn như sau:
Gốc (điểm xuất phát) cuộc gọi (Origin of A);
Ngày của tuần;
Giờ trong ngày.
Chọn theo gốc cuộc gọi:
Gốc của cuộc gọi là một tiêu chí để thực hiện cuộc gọi trong dịch vụ dịch vụ 1800 hoặc 1900. Điểm xuất phát của cuộc gọi sẽ quyết định cuộc gọi được định tuyến thế nào.
Ví dụ: Công ty A có thể cung cấp dịch vụ 1800 1XXX hoặc 1900 1XXX cho khách hàng của mình tại nhiều vùng với một số (DDN) duy nhất hoặc có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong nhiều vùng với nhiều số (DDN).
Chọn theo thời gian (ngày trong tuần và/hoặc giờ trong ngày)
Đích của cuộc gọi sẽ được xác định tùy thuộc vào ngày trong tuần và/ hoặc thời gian trong ngày mà cuộc gọi thực hiện. Có thể định nghĩa các khoảng thời gian khác nhau trong đó cuộc gọi sẽ được định tuyến đến các đích khác nhau. Các khoảng thời gian đó có thể định nghĩa dưới dạng: giờ ... phút, sáng/chiều/tối hay ngày trong tuần.
Ví dụ: Cuộc gọi đến sẽ được kết nối tới văn phòng trong thời gian làm việc: từ thứ hai đến thứ bảy trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 18 giờ. Vào ngày chủ nhật hoặc ngoài thời gian làm việc cuộc gọi sẽ được kết nối tới các bản thông báo.
Các yếu tố trên có thể được lựa chọn riêng biệt hoặc hỗn hợp tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.
Người gọi quay số truy nhập (1800) hoặc (1900) + số dịch vụ (Service Number - SN)
Dựa vào số truy nhập cuộc gọi được định tuyến tới hiQ9200. Dịch vụ Freephone được kích hoạt tại hiQ9200.
Số dịch vụ SN sẽ được kiểm tra tại cơ sở dữ liệu của hiQ9200. Dựa trên cơ sở dữ liệu của hiQ9200, số dịch vụ sẽ được chuyển đổi thành số thuê bao đích (destination directory number - DDN). Mỗi số dịch vụ SDN có thể chuyển đổi thành tối đa 10 số DDN. Việc lựa chọn số đích DDN có thể dựa trên 3 yếu tố:
Điểm xuất phát của cuộc gọi (origin of A).
Ngày của tuần.
Giờ trong ngày.
Có thể định nghĩa tối đa 10 điểm xuất phát cuộc gọi. Đối với mỗi điểm gốc (hay nhóm các điểm gốc), của một số dịch vụ, tối đa có thể có 3 số đích mà trong đó một số đích được kích hoạt phụ thuộc vào ngày và thời gian trong tuần. Trong mỗi số đích phụ thuộc thời gian, có thể định nghĩa 4 điểm chuyển đổi thời gian trong một ngày.
Sau khi số đích đã được xác định, cuộc gọi sẽ được thiết lập thông qua mạng VoIP. Cuộc gọi được giám sát bởi hiQ9200. Sau khi cuộc gọi kết thúc, bản tin cước sẽ được ghi cho số đích (B).
Kh¸ch hµng
Trùc tiÕp
Trùc tuyÕn
Web
Email
TEL
12 h
VTN:
Onlinesale
@vtn.com.vn
B§T
B§T
VTN
§µm ph¸n
12 h
¨n
chia
1900
§èi
so¸t
1800,1900
KÝch ho¹t DÞch vô
Kh¸ch hµng
Ký Hîp ®ång
VTN
VMS
/GPC
thu
cíc
1800, 1900
VTN
tÝnh
cíc 1800
VTN thu cíc
1800
B§T
tÝnh
cíc
1900
B§T thu cíc 1900
§èi
so¸t
§èi
so¸t
1800
Tr¶ cíc 1800
,1900
1900
¨n chia
H×nh 58: S¬ ®å tÝnh cíc 1800/1900
Dịch vụ 1800
Chăm sóc khách hàng là yếu tố thiết yếu để tạo uy tín kinh doanh trên thương trường và là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Dịch vụ 1800 của VNPT là con đường hiệu quả nhất để khách hàng giới thiệu, quảng bá dịch vụ sản phẩm và hỗ trợ sau bán hàng.
Dịch vụ 1800 là gì ?
Dịch vụ 1800 cho phép người gọi thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều đích khác nhau thông qua chỉ một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc. Cước phí của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800.
Lợi ích của dịch vụ
Đối với người sử dụng dịch vụ:
Không phải trả tiền cước cho cuộc gọi.
Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào mà chỉ cần nhớ một số.
Đối với thuê bao đăng ký dịch vụ:
Khuyến khích khách hàng gọi tới trung tâm giới thiệu và hỗ trợ sản phẩm.
Dễ dàng quảng bá với một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc.
Thuê bao có thể tổ chức nhiều đích đến khác nhau linh hoạt theo thời gian (như ngày trong tuần, giờ trong ngày) hoặc theo vị trí xuất phát của cuộc gọi đến.
Không cần thay đổi các số điện thoại đang có
Sử dụng dịch vụ 1800 như thế nào ?
Người sử dụng quay số 1800xxxxxx.
Sau khi số đích được xác định, cuộc gọi được thiết lập tới các số đích theo yêu cầu của thuê bao dịch vụ.
Khi cuộc gọi kết thúc, bản tin cước sẽ được ghi cho số đích.
1800- Gần gũi khách hàng hơn bao giờ hết.
Dịch vụ 1900
Trong xã hội bùng nổ thông tin như thời đại hiện nay, tri thức chính là chìa khoá để đi đến thành công. Do vậy, trước nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn các lĩnh vực đời sống xã hội của đông đảo các tầng lớp nhân dân, là doanh nghiệp cung cấp loại hình dịch vụ này bạn đang tìm kiếm phương thức tối ưu để có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Với nhiều lợi ích của dịch vụ 1900, đã có thể giúp bạn thực hiện điều này trong tầm tay.
Dịch vụ 1900 là gì ?
Là loại hình dịch vụ cho phép thực hiện cuộc gọi tới nhiều đích khác nhau thông qua một số truy nhập thống nhất trên toàn mạng.
Dịch vụ đặc biệt này rất thích hợp cho các Công ty, các tổ chức tư vấn hoặc các chương trình giải trí trong đó người sử dụng gọi tới các số dịch vụ này phải trả thêm phí dịch vụ. Ví dụ dịch vụ 19001570, người sử dụng có thể gọi hoặc nhắn tin đến số 19001570 để tham gia chương trình…..
Lợi ích của dịch vụ:
Đối với người sử dụng:
Có thể gọi tại bất kỳ nơi nào mà chỉ cần nhớ một số duy nhất
Chi phí cho cuộc gọi tư vấn hoặc giải trí thấp nhờ áp dụng công nghệ mới.
Đối với doanh nghiệp thuê bao dịch vụ:
Dễ dàng quảng bá với một số dịch vụ duy nhất trên toàn quốc
Là loại hình kinh doanh mới thông qua mạng Viễn thông với các loại hình dịch vụ như: tư vấn hoặc giải trí
Sử dụng dịch vụ như thế nào ?
Người sử dụng sau khi quay mã dịch vụ sẽ được nghe một thông báo lựa chọn menu. Tuỳ theo lựa chọn, người sử dụng sẽ được kết nối tới một số đích tương ứng.
Tư vấn- giải trí – thương mại cùng 1900.
Dịch vụ mạng riêng ảo VPN
Rất nhiều người nghĩ rằng để có thể kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp tại các điểm cố định khác nhau chỉ có giải pháp duy nhất là sử dụng dịch vụ kênh thuê riêng thì nay người sử dụng có thêm sự lựa chọn mới đó là dịch vụ VPN
Dịch vụ mạng riêng ảo VPN) là gì ?
Là dịch vụ cung cấp kết nối mạng riêng cho khách hàng trên nền mạng IP/MPLS. Dịch vụ VPN cho phép triển khai các kết nối nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện với chi phí thấp.
VPN
Hình 61: Mô hình mạng riêng ảo
Lợi ích của dịch vụ:
Linh hoạt, ổn định theo yêu cầu riêng biệt.
Khai thác hiệu quả mềm dẻo. Người sử dụng vừa thực hiện kết nối mạng riêng ảo vừa có thể truy cập Internet (nếu có nhu cầu sử dụng).
Cung cấp cho người sử dụng các kênh thuê riêng được bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thiết lập mạng VPN như thế nào ?
Để thiết lập mạng VPN, người sử dụng chỉ cần đăng ký các địa điểm và tốc độ cổng cần kết nối theo nhu cầu, sau đó hệ thống mạng NGN sẽ thực hiện kết nối các điểm đó qua các kênh riêng ảo.
VPN- giải pháp kết nối thông tin mới, chi phí thấp cho doanh nghiệp
Dịch vụ thoại miễn phí từ trang Web FCB
Dịch vụ Free Call Button - FCB là gì ?
Là dịch vụ cho phép người sử dụng Internet thực hiện các cuộc gọi không mất tiền đến các trung tâm hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp ngay trên website và phía doanh nghiệp sẽ trả tiền cho cuộc gọi.
Hình 62: Giao diện trang Web cuộc gọi miễn phí
Lợi ích của dịch vụ:
Đối với người sử dụng dịch vụ:
Cuộc gọi có thể được thực hiện từ Internet.
Có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp.
Sử dụng dịch vụ đơn giản.
Đối với doanh nghiệp là thuê bao dịch vụ:
Khuyến khích khách hàng gọi điện để tìm hiểu về sản phẩm được quảng cáo trên Internet.
Sử dụng dịch vụ như thế nào ?
Khách hàng truy cập vào website của doanh nghiệp và nhấn chuột vào phím FreeCall trên website. Cuộc gọi có thể được thực hiện giữa máy điện thoại với điện thoại hoặc máy tính với điện thoại. Người sử dụng có thể thực hiện cuộc gọi ngay hoặc hẹn giờ.
FCB- Nhấn nút để giao dịch miễn phí
Dịch vụ cuộc gọi thương mại miễn phí CFCS
Dịch vụ CFCS là gì ?
Là dịch vụ mà người sử dụng có thể gọi đến một số dịch vụ đặc biệt và sẽ nghe một đoạn quảng cáo tương ứng. Sau khi nghe hết đoạn quảng cáo, người gọi sẽ được hướng dẫn thực hiện một cuộc gọi không mất tiền. Cuộc gọi này có thể bị giới hạn về thời gian hoặc không tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ (là công ty quảng cáo).
Người gọi
Số dịch vụ
Hình 63: Mô hình cuộc gọi thương mại miễn phí
Lợi ích của dịch vụ :
Là hình thức quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Người sử dụng được phép đàm thoại miễn phí
Kết hợp lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Dịch vụ CFCS thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, các doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm đến tận người tiêu dùng.
CFCS- bất ngờ, thú vị cùng đường dây quảng cáo
KẾT LUẬN
Trải qua 3 tháng làm đồ án tốt nghiệp với nội dung lựa chọn như trên tôi đã được tham gia lớp học về NGN của trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông 1, được tham quan và làm quen với hai hệ thống NGN của hai hãng lớn là Alcatel và Siemens. Qua đó tôi đã thu được một số kết quả như sau: Nắm bắt được mô hình NGN của các hãng cũng như việc áp dụng mô hình đó vào Việt Nam, đặc biệt tôi đã nắm bắt được tình hình triển khai cụ thể NGN tại Việt Nam bao gồm cả cấu trúc mạng và các hệ thống thiết bị trên mạng lưới, tìm hiểu dự định phát triển NGN Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh nghiên cứu cấu trúc NGN, tôi cũng tìm hiểu các vần đề về triển khai dịch vụ trên NGN, nắm bắt các xu thế phát triển dịch vụ trong tương lai cũng như tình hình triển khai các dịch vụ trên NGN tại Việt Nam.
Tuy vây do không được thường xuyên làm việc trực tiếp trong các hệ thống NGN nên các thông tin của tôi về tình hình triển khai NGN tại Việt Nam còn chưa được cập nhật kịp thời. Các cấu hình triển khai dịch vụ trên NGN là các thông tin mật của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các nhà cho thuê hạ tầng viễn thông thoả thuận với nhau. Do vây tôi chưa thể nắm bắt chi tiết các thông tin này. Tôi hy vọng sau này nếu có thể được làm việc trong các đơn vị hoạt động quản lý vận hành hệ thống NGN thì có thể tiếp tục phát triển đề tài sâu hơn trong tương lại.
Trong quá trình làm đồ án tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thày cô trong học viện nói chung cũng như các thày cô trong bộ môn mạng khoa viễn thông 1 nói riêng. Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể các thày cô trong khoa viễn thông 1, trong trung tâm đào tạo bưu chính viễn thông 1. Đặc biệt tôi xin gửi lới càm ơn sâu sắc tới thày TS Lê Hữu Lập giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện hoàn thành đồ án này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mạng viễn thông thế hệ sau. TS Nguyền Quý Minh Hiền, viện khoa học kỹ thuật bưu điện
Cornelis Hoogendoom, Next Generation Networks and VoIP, 2002
Ms. Aurelie Dame, Mr. Jan H. Guettler, Dr. Ken Leeson, Mr. Mortel Schultz, Mr. Torben B Jensen. Devoteam Siticom & Cullen International, Regulatory implication of the introduction of nextgeneration network and other new developments in electronic communications, 2003.
Multiservice Switch Forum. A Multiservice Networking Architecture for the21st Century, 2002
Neill Wilkinson. Next Generation Services - Technologies and Strategies, John Wiley & Sons Ltd, 2002.
Sameer Padhye. Next Generation Network "Complementing The Internet For Converged Service", Cisco System, 2003
Siemens AG, SN2050EU01SN_0012, 2003
Siemens AG, SN2060EU02SN_0003, 2003
The ITU's Role in the Standardization of the GII, IEEE Communication Magazine, 1998
Uyless Black. MPLS & Label switching network, Prentice Hall, 2002
Các tài liệu của viên khoa học kỹ thuật bưu điện như các đề tài nghiên cúa khoa học, tài liệu trong các lớp học của ban công nghệ mới.
Các tài liệu đào tạo cán bộ ngắn hạn của trung tâm đào tạo bưu chính viên thông 1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Trinh bay.doc
- Trinh bay.ppt