KẾT LUẬN
Có 61 trường hợp NMN có mất ngôn ngữ
(36,7%).
Đặc điểm lâm sàng phân loại mất ngôn
ngữ
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 6
loại mất ngôn ngữ: Nhóm mất ngôn ngữ lưu
loát (bao gồm mất ngôn ngữ dẫn truyền, cảm
giác xuyên vỏ, Wernicke) chiếm tỉ lệ 22,9%,
nhóm mất ngôn ngữ không lưu loát (bao gồm
mất ngôn ngữ vận động xuyên vỏ, Broca, toàn
bộ) chiếm tỉ lệ 77,1%, có 2 loại mất ngôn ngữ
không ghi nhận được trong nghiên cứu là mất
ngôn ngữ định danh và mất ngôn ngữ xuyên
vỏ hỗn hợp.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
mất ngôn ngữ Broca chiếm đa số 41%, mất
ngôn ngữ toàn bộ chiếm tỉ lệ 32,8%, mất ngôn
ngữ Wernicke chiếm tỉ lệ 8,2%, mất ngôn ngữ
dẫn truyền chiếm tỉ lệ 9,8%. Mất ngôn ngữ
cảm giác xuyên vỏ và mất ngôn ngữ vận động
xuyên vỏ chiếm tỉ lệ thấp hơn (theo thứ tự là
4,9% và 3,3%).
Đặc điểm hình ảnh học MRI của BN
NMN có mất ngôn ngữ
Trong các trường hợp khảo sát, chúng tôi ghi
nhận có 50 trường hợp tổn thương ở bán cầu bên
trái (82%), 3 trường hợp tổn thương ở bán cầu
bên phải (4,9%), 8 trường hợp không phát hiện
được tổn thương trên hình ảnh MRI (13,1%). Tổn
thương ở vùng do phần trước nhánh nông của
ĐMNG chi phối chiếm đa số (21,3%), thấp nhất
là tổn thương ở vùng do nhánh sâu của ĐMNG
chi phối (6,6%).
Đa số trường hợp mất ngôn ngữ Broca đều
có tổn thương ở vùng do phần trước nhánh
nông của ĐMNG chi phối (44%). Phần lớn
trường hợp mất ngôn ngữ Wernicke đều có
tổn thương ở vùng do phần sau nhánh nông
của ĐMNG chi phối (80%).Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 69,9
tuổi. Nhóm BN có độ tuổi > 65 chiếm đa số
(65,6%). Trong đó, nam giới chiếm 54,1% cao
hơn nữ giới (45,9%).
Đa số BN NMN trong nghiên cứu thuận tay
phải (93,4%).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mất ngôn ngữ và hình ảnh học ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU MẤT NGÔN NGỮ VÀ HÌNH ẢNH HỌC
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
Nguyễn Thanh Hồng*, Nguyễn Thi Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: mất ngôn ngữ là di chứng quan trọng của tai biến mạch máu não. Phương pháp: Chúng tôi
nghiên cứu 61 bệnh nhân nhồi máu não trên lều có kèm theo mất ngôn ngữ nhập viện điều trị tại khoa nội
Thần kinh B – Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 01/2007 đến 09/2007, với phương pháp nghiên cứu tiền cứu,
mô tả hàng loạt ca về đặc điểm phân loại lâm sàng mất ngôn ngữ và vị trí tổn thương trên hình ảnh học
MRI sọ não, kết quả:
Kết quả và bàn luận: Tuổi trung bình 69,9, nam chiếm tỉ lệ 54,1% cao hơn nư (45,9%), 93,4%
trường hợp thuận tay phải. Tỉ lệ mất ngôn ngữ của nghiên cứu là 36,7%. Có 6 loại mất ngôn ngữ được ghi
nhận (Broca 41%, Wernicke 8,2%, toàn bộ 3,8%, dẫn truyền 9,8%, cảm giác xuyên vỏ 4,9%, vận động
xuyên vỏ 3,3%). 87,9% trường hợp ghi nhận được tổn thương trên MRI, trong đó tổn thương ở phần trước
nhánh nông động mạch não giữa chiếm đa số. Hầu hết các tổn thương ghi nhận được đều lớn hơn tổn
thương theo kinh điển.
Kết luận: tỉ lệ mất ngôn ngữ khá cao trong tai biến mạch máu não. Loại mất ngôn ngữ thường nhất là
loại Broca.
ABSTRACT
APHASIA AND MAGNETIC RESONANCE IMAGING OF PATIENTS WITH SUPRATENTORIAL
CEREBRAL INFARCTION
Nguyen Thanh Hong, Nguyen Thi Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 375 - 380
Objectives: aphasia is an important consequence of stroke.
Methods: We studied 61 supratentorial cerebral infarction patients with aphasia admitted to B
Neurology Department in People’s hospital 115 from January 2007 to September 2007, prospective study
and case series.
Results and discussion: 6,7% patients with aphasia, average age of 69,9, 54,1% males, 45,9% females,
93,4% right-handed. The clinical classification of aphasia: Broca’s aphasia 41%, Wernicke’s aphasia 8,2%,
global aphasia 3,8%, conduction aphasia 9,8%, transcortical sensory aphasia 4,9%, transcortical motor
aphasia 3,3%. With the use of magnetic resonance imaging, 87,9% brain lesions were shown, 21,3%
superficial anterior of the middle cerebral artery were found. Mostly lesions were larger than classical ones.
Conclusion: aphasia happened frequntly in stroke. Broca’s aphasia is the moost common type.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não
(TBMMN) cho tới nay vẫn là một vấn đề thời sự
cấp thiết vì tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di
chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia
đình và cho toàn xã hội.
Mất ngôn ngữ là một rối loạn giao tiếp gây
ra bởi tổn thương ở não và được biểu thị bởi sự
giảm sút một phần hay toàn bộ sự hiểu ngôn
ngữ, cách thành lập, và sử dụng từ ngữ.
Lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân
của nhồi máu não (NMN) do tổn thương động
*Trường Cao Đẳng Y Tế Cần Thơ. ** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP. Hồ Chí Minh.
mạch não giữa (ĐMNG) đã được mô tả rõ
ràng. Mất ngôn ngữ là rối loạn thường gặp
trong NMN do tổn thương ĐMNG liên quan
đến bán cầu ưu thế.
Tuy nhiên, mất ngôn ngữ là khiếm khuyết
thường dễ bị bỏ qua nhất, hậu quả do mất ngôn
ngữ vẫn còn tồn tại với tỉ lệ cao: 32-50% bệnh
nhân mất ngôn ngữ vẫn phải chịu đựng sự mất
ngôn ngữ kéo dài đến 6 tháng hay hơn nữa sau
đột quỵ.
Cho đến nay vẫn còn ít các công trình nghiên
cứu về đặc điểm phân loại lâm sàng mất ngôn
ngữ và hình ảnh học MRI trong NMN trên lều,
mặc dù kỹ thuật này đã khá phổ biến. Trên cơ sở
đó, chúng tôi tiến hành đánh giá, phân loại mất
ngôn ngữ ở bệnh nhân NMN và xác định mối
liên hệ giữa lâm sàng mất ngôn ngữ với vị trí tổn
thương trên hình ảnh học MRI so sánh với y văn
nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm phân loại lâm sàng của
mất ngôn ngữ ở bệnh nhân NMN trên lều nằm
điều trị tại Khoa Nội Thần kinh B - Bệnh viện
Nhân dân 115.
2. Xác định các vị trí tổn thương trên hình
ảnh học MRI phân chia theo giải phẫu học
mạch máu của bệnh nhân NMN trên lều có
mất ngôn ngữ.
3. Đối chiếu giữa vị trí tổn thương của các
loại mất ngôn ngữ trên lâm sàng theo kinh điển
với vị trí tổn thương trên hình ảnh học MRI.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 61 bệnh nhân
NMN có mất ngôn ngữ điều trị tại khoa Nội
Thần kinh B, Bệnh viện Nhân dân 115 từ 01/2007
đến 09/2007, có chụp MRI sọ não.
Tiêu chuẩn chọn bệnh:
Là các BN nhồi máu não lần đầu và có mất
ngôn ngữ.
Tỉnh táo, hợp tác tốt.
Biết đọc, biết viết, biết làm các phép tính cơ
bản.
Có hình ảnh chụp MRI sọ não sau khởi phát
bệnh tối đa 10 ngày.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những BN có rối loạn ý thức.
Không hợp tác.
Không biết đọc, biết viết và làm các phép
tính cơ bản.
Tổn thương hai bán cầu não.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả
hàng loạt ca.
Khám lâm sàng mất ngôn ngữ: chúng tôi
dựa vào quy trình khám của Haerer A F trong
“Dejong’s the neurologic examination”, tham
khảo thêm quy trình khám của Adam R D,
Victor M và CS trong “Principles of Neurology”
và Hồ Hữu Lương trong “Khám chức năng
ngôn ngữ” sách Lâm sàng thần kinh.
Đọc kết quả MRI sọ não của từng bệnh nhân,
tham khảo kết quả đọc của khoa Chẩn đoán
hình ảnh bệnh viện Nhân dân 115, đối chiếu với
kết quả phân loại lâm sàng mất ngôn ngữ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Tỉ lệ mất ngôn ngữ của nghiên cứu là
36,7%. So với các nghiên cứu khác tỉ lệ này
chiếm từ 21-38%.
Trong quá trình thực hiện chẩn đoán, chúng
tôi phân nhóm BN NMN dựa theo phân nhóm
của Bamford (1991) như sau:
Bảng 1: Tóm tắt phân nhóm của Bamford
Phân nhóm Tần suất Tỉ lệ (%)
TACI 71 42,8
PACI 63 38
LACI 28 16,9
POCI 4 2,4
Tổng cộng 166 100
Nhận xét: Dựa theo phân nhóm của
Bamford, mẫu nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận nhóm TACI chiếm tỉ lệ cao nhất 42,8%,
nhóm POCI chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,4%.
Các đặc điểm chung của nhóm BN NMN
có mất ngôn ngữ (n=61):
Tuổi
Tuổi nhỏ nhất 37 tuổi, lớn nhất 90 tuổi, tuổi
trung bình 69,9 (Vũ Tuấn Hùng: tuổi TB 62,26,
Nguyễn Thi Hùng: nhóm BN 66-75 chiếm cao
nhất).
1
20
40
0
60%
≤ 45 46-65 > 65
Tuoåi
Phaân boá ñoä tuoåi theo nhoùm
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi của mẫu nghiên cứu
Giới tính
Tỉ lệ nam giới 54,1% cao hơn nữ giới (45,9%).
(Vũ Tuấn Hùng: nam 60,24%, nữ 39,76%,
Nguyễn Thi Hùng: nam 51,4%, nữ 48,6%,
Bogousslavsky J: nam 61,5%, nữ 38,5%).
Giôùi tính
45.9%
54.1%
Nöõ
Nam
Biểu đồ 2: Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu
Tay thuận:
Tay thuaän
93.4%
6.6%
Tay phaûi
Tay Traùi
Biểu đồ 3: Phân bố dân số nghiên cứu theo tay
thuận
Trong số 61 trường hợp mất NN, có 57 BN
thuận tay phải (93,4%)và 4 BN thuận tay trái
(6,6%). (Vũ Tuấn Hùng: thuận tay phải 93,37%,
thuận tay trái 6,02%, Demeurisse: 100% BN
thuận tay phải, Knepper: 94,7% BN thuận tay
phải).
Phân loại mất ngôn ngữ dựa trên kết quả
khám lâm sàng mất ngôn ngữ
Bảng 2: Phân loại mất ngôn ngữ của nhóm nghiên
cứu
Loại mất ngôn ngữ Tần suất Tỉ lệ (%)
Mất NN dẫn truyền 6 9,8
Mất NN cảm giác xuyên vỏ 3 4,9
Mất NN Wernicke 5 8,2
Mất NN vận động xuyên vỏ 2 3,3
Mất ngôn ngữ Broca 25 41
Mất NN toàn bộ 20 32,8
Tổng cộng 61 100
Nhận xét: Có 2 loại mất ngôn ngữ không ghi
nhận được trong nghiên cứu này là mất ngôn
ngữ định danh và mất ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn
hợp. Mất ngôn ngữ Broca chiếm tỉ lệ cao nhất
41%, thấp nhất là mất ngôn ngữ vận động xuyên
vỏ (3,3%). (Vũ Tuấn Hùng tỉ lệ mất ngôn ngữ
Broca là 44,58%, Demeurisse tỉ lệ mất ngôn ngữ
Broca là 61%).
Đánh giá tổn thương các bán cầu não dựa
trên kết quả khám lâm sàng:
Qua khám lâm sàng 61 trường hợp BN
NMN có mất ngôn ngữ chúng tôi ghi nhận có 55
trường hợp tổn thương ở bán cầu bên trái
(90,2%), 6 trường hợp tổn thương ở bán cầu bên
phải (9,8%).
Bảng 3: Phân bố tổn thương theo bán cầu
Bán cầu tổn thương Số lượng Tỉ lệ (%)
Bán cầu bên phải 6 9,8
Bán cầu bên trái 55 90,2
Tổng cộng 61 100
Nhận xét: Trong 61 trường hợp BN NMN có
mất ngôn ngữ của mẫu nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy BN tổn thương bán cầu bên trái chiếm
tỉ lệ cao hơn BN tổn thương bán cầu bên phải
(90,2% so với 9,8%).
Phân bố vùng tổn thương trên hình ảnh
học MRI theo giải phẫu mạch máu của
các trường hợp mất ngôn ngữ trong mẫu
nghiên cứu
Qua khảo sát hình ảnh học MRI ghi nhận
có 53 trường hợp có tổn thương trên hình ảnh
học (86,9%), trong đó có 50 trường hợp có tổn
thương bán cầu bên trái (82%), 3 trường hợp
có tổn thương bán cầu bên phải (4,9%), còn lại
8 trường hợp không phát hiện được tổn
thương (13,1%).
Dựa theo nghiên cứu của Rovira A và CS (9),
chúng tôi phân chia sự phân bố tổn thương dựa
vào giải phẫu mạch máu theo bảng sau:
Bảng 4: Phân bố tổn thương trên hình ảnh MRI
Tổn thương Tần suất Tỉ lệ (%)
Không phát hiện tổn thương 8 13,1
Nhánh sâu ĐMNG 4 6,6
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 13 21,3
Phần sau nhánh nông ĐMNG 5 8,2
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 5 8,2
Nhánh sâu và phần trước của
nhánh nông ĐMNG 8 13,1
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 6 9,8
Nhánh nông ĐMNG 12 19,7
Tổng cộng 61 100
Liên quan giữa mất NN Broca với các
vùng tổn thương trên MRI:
Bảng 5: Phân bố tổn thương trên MRI của BN
NMN mất NN Broca
Tổn thương Tần suất Tỉ lệ (%)
Không phát hiện tổn thương 2 8
Nhánh sâu ĐMNG 3 12
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 11 44
Phần sau nhánh nông ĐMNG 0 0
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 1 4
Nhánh sâu và phần trước của nhánh
nông ĐMNG 5 20
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 0 0
Nhánh nông ĐMNG 3 12
Toàn bộ vùng chi phối của ĐMNG 0 0
Tổng cộng 25 100
Liên quan giữa mất NN Wernicke với các
vùng tổn thương trên MRI:
Bảng 6: Phân bố tổn thương trên MRI của BN
NMN mất NN Wernicke
Tổn thương Tần suất Tỉ lệ
(%)
Không phát hiện tổn thương 0 0
Nhánh sâu ĐMNG 0 0
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 0 0
Phần sau nhánh nông ĐMNG 4 80
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 0 0
Nhánh sâu và phần trước của nhánh
nông ĐMNG 0 0
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 1 20
Nhánh nông ĐMNG 0 0
Toàn bộ vùng chi phối của ĐMNG 0 0
Tổng cộng 5 100
Liên quan giữa mất ngôn ngữ toàn bộ với
các vùng tổn thương trên MRI:
Bảng 7: Phân bố tổn thương trên MRI của BN
NMN mất NN toàn bộ
Tổn thương Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
Không phát hiện tổn thương 1 5
Nhánh sâu ĐMNG 0 0
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 1 5
Phần sau nhánh nông ĐMNG 0 0
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 4 20
Nhánh sâu và phần trước của nhánh
nông ĐMNG 2 10
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 5 25
Nhánh nông ĐMNG 7 35
Toàn bộ vùng chi phối của ĐMNG 0 0
Tổng cộng 20 100
Liên quan giữa mất ngôn ngữ cảm giác
xuyên vỏ với các vùng tổn thương trên
MRI
Bảng 8: Phân bố tổn thương trên MRI của BN
NMN mất NN cảm giác xuyên vỏ
Tổn thương Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
Không phát hiện tổn thương 2 66,7
Nhánh sâu ĐMNG 0 0
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 0 0
Phần sau nhánh nông ĐMNG 0 0
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 0 0
Nhánh sâu và phần trước của nhánh 0 0
Tổn thương Tần
suất
Tỉ lệ
(%)
nông ĐMNG
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 0 0
Nhánh nông ĐMNG 1 33,3
Toàn bộ vùng chi phối của ĐMNG 0 0
Tổng cộng 3 100
Liên quan giữa mất ngôn ngữ vận động
xuyên vỏ với các vùng tổn thương trên
MRI
Bảng 9: Phân bố tổn thương trên MRI của BN
NMN mất NN vận động xuyên vỏ
Tổn thương Tần suất Tỉ lệ (%)
Không phát hiện tổn thương 1 50
Nhánh sâu ĐMNG 0 0
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 1 50
Phần sau nhánh nông ĐMNG 0 0
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 0 0
Nhánh sâu và phần trước của nhánh
nông ĐMNG 0 0
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 0 0
Nhánh nông ĐMNG 0 0
Toàn bộ vùng chi phối của ĐMNG 0 0
Tổng cộng 2 100
Liên quan giữa mất ngôn ngữ dẫn truyền
với các vùng tổn thương trên MRI:
Bảng 10: Phân bố tổn thương trên MRI của BN
NMN mất NN dẫn truyền
Tổn thương Tần suất Tỉ lệ (%)
Không phát hiện tổn thương 2 33,3
Nhánh sâu ĐMNG 1 16,7
Phần trước của nhánh nông ĐMNG 0 0
Phần sau nhánh nông ĐMNG 1 16,7
Tổn thương ít nhất 2 nhánh ĐMNG 0 0
Nhánh sâu và phần trước của nhánh
nông ĐMNG 1 16,7
Nhánh sâu và phần sau của nhánh
nông ĐMNG 0 0
Nhánh nông ĐMNG 1 16,7
Toàn bộ vùng chi phối của ĐMNG 0 0
Tổng cộng 6 100
Nhận xét: 8 trường hợp (13,1%) ghi nhận
được tổn thương trên hình ảnh học MRI, 53
trường hợp (87,9%) ghi nhận được tổn thương
trên hình ảnh học MRI, các tổn thương ghi
nhận được đều cho thấy rộng lớn hơn vùng
tổn thương theo kinh điển.
KẾT LUẬN
Có 61 trường hợp NMN có mất ngôn ngữ
(36,7%).
Đặc điểm lâm sàng phân loại mất ngôn
ngữ
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 6
loại mất ngôn ngữ: Nhóm mất ngôn ngữ lưu
loát (bao gồm mất ngôn ngữ dẫn truyền, cảm
giác xuyên vỏ, Wernicke) chiếm tỉ lệ 22,9%,
nhóm mất ngôn ngữ không lưu loát (bao gồm
mất ngôn ngữ vận động xuyên vỏ, Broca, toàn
bộ) chiếm tỉ lệ 77,1%, có 2 loại mất ngôn ngữ
không ghi nhận được trong nghiên cứu là mất
ngôn ngữ định danh và mất ngôn ngữ xuyên
vỏ hỗn hợp.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận
mất ngôn ngữ Broca chiếm đa số 41%, mất
ngôn ngữ toàn bộ chiếm tỉ lệ 32,8%, mất ngôn
ngữ Wernicke chiếm tỉ lệ 8,2%, mất ngôn ngữ
dẫn truyền chiếm tỉ lệ 9,8%. Mất ngôn ngữ
cảm giác xuyên vỏ và mất ngôn ngữ vận động
xuyên vỏ chiếm tỉ lệ thấp hơn (theo thứ tự là
4,9% và 3,3%).
Đặc điểm hình ảnh học MRI của BN
NMN có mất ngôn ngữ
Trong các trường hợp khảo sát, chúng tôi ghi
nhận có 50 trường hợp tổn thương ở bán cầu bên
trái (82%), 3 trường hợp tổn thương ở bán cầu
bên phải (4,9%), 8 trường hợp không phát hiện
được tổn thương trên hình ảnh MRI (13,1%). Tổn
thương ở vùng do phần trước nhánh nông của
ĐMNG chi phối chiếm đa số (21,3%), thấp nhất
là tổn thương ở vùng do nhánh sâu của ĐMNG
chi phối (6,6%).
Đa số trường hợp mất ngôn ngữ Broca đều
có tổn thương ở vùng do phần trước nhánh
nông của ĐMNG chi phối (44%). Phần lớn
trường hợp mất ngôn ngữ Wernicke đều có
tổn thương ở vùng do phần sau nhánh nông
của ĐMNG chi phối (80%).
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 69,9
tuổi. Nhóm BN có độ tuổi > 65 chiếm đa số
(65,6%). Trong đó, nam giới chiếm 54,1% cao
hơn nữ giới (45,9%).
Đa số BN NMN trong nghiên cứu thuận tay
phải (93,4%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aminoff J M, Greenberg A D, Simon P R (2005). Disorders
of cognitive function, Clinical Neurology, 6th edition,
New York: McGraw-Hill, pp. 6-8, 359-360.
2. Bamford J M, Sandercock P (1991). Classification and
natural history of clinically identifiable subtypes of
cerebral infarction, Lancet, 337, pp.1521-1526.
3. Haerer A F (1992). DeJong's The Neurologic Examination,
5th edition, Philadelphia: Lippincott - Raven Publishers,
pp. 270-276, 652-669.
4. Hồ Hữu Lương (1998). Khám chức năng ngôn ngữ, Lâm
sàng thần kinh, NXB Y học Hà Nội, tr. 243-255.
5. Nguyễn Thi Hùng (1999). Góp phần nghiên cứu đặc điểm
hình thái học và tiên lượng của nhồi máu não qua kỹ thuật
chụp cắt lớp vi tính, Luận án Tiến sĩ Y học – Chuyên
ngành Bệnh học Nội khoa, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí
Minh.
6. Raúl O. Dominguez, Enrique R. Marschoff, Jorge A. Serra
et al (2002). Stroke vs. chronic progressive cerebrovascular
disease: A magnetic resonance imaging study of
symtomatic outpatients, Journal of the Neurological
Sciences, 203-204, pp.67-71.
7. Raymond AD, Maurice V, Brown HR (2005). Disorders of
speech and language, Principles of neurology, New York:
McGraw-Hill, 8th editon, pp. 413-429.
8. Raymond AD, Maurice V, Brown HR (2005). Neurologic
disorders caused by lesions in particular parts of the
cerebrum, Pricinples of neurology, New York: McGraw-
Hill, 8th edition, pp. 385-412.
9. Rovira A, Grivé E, Alvarez-Sabin J (2005). Distribution
territories and causative mechanisms of ischemic stroke,
Eur Radiol, 15, pp. 416–426.
10. Vũ Anh Nhị (2005). Mất ngôn ngữ, Sổ tay lâm sàng thần
kinh sau đại học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh, tr. 131-148.
11. Vũ Tuấn Hùng (2000). Nhận xét sơ bộ về liên quan giữa mất
ngôn ngữ với vị trí tổn thương trên hình ảnh CT Scans trong
nhồi máu não, Luận án chuyên khoa II – Chuyên ngành Thần
kinh, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mat_ngon_ngu_va_hinh_anh_hoc_o_benh_nhan_nhoi_mau.pdf