CPK DNT liên quan đến mức độ tổn thương
não cấp, với CPK càng cao tổn thương càng
nặng(13,14). Sự gia tăng CPK-BB trong DNT liên
quan đến dự hậu lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm
trùng hệ thần kinh trung ương(2).
Về tiên lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy
bệnh nhân VMN VTSM có CPK DNT ≥ 20 U/L
thì số trường hợp di chứng cao hơn hẳn nhóm
CPK < 20 U/L (bảng 3). Theo Sharma M và Nand
N(12), CPK DNT có thể tiên lượng bệnh nhân
VMN, CPK càng cao tiên lượng càng dè dặt.
Điều này tương tự nhận định của các tác giả
trong nghiên cứu(2,8). Từ các kết quả này, chúng
tôi cho rằng CPK DNT có thể tiên lượng cho
bệnh nhân VMN VTSM.
Ở bệnh nhân VMN cấp, có gia tăng hoạt
động CPK-BB trong DNT, do sự giải phóng men
này từ mô não ra dịch ngoại bào rồi vào DNT,
điều đó liên quan đến những thay đổi cấu trúc
chức năng màng tế bào não trong VMN(13), mà
CPK-BB lại liên quan chủ yếu với CPK dịch não
tủy(7,9). Điều này cho thấy mức độ CPK DNT
phản ánh mức độ tổn thương tế bào não, tổn
thương càng nhiều CPK càng cao, tương ứng với
tiên lượng càng xấu. Mở rộng vấn đề, nhiều tác
giả kết luận không chỉ trong VMN cấp mà trong
các trường hợp tổn thương não cấp, CPK DNT
càng cao tiên lượng càng dè dặt(4,14). Do đó,
chúng tôi cho rằng CPK DNT có thể dự hậu cho
VMN cấp.
Nhóm VMN nấm: đa số bệnh nhân nhiễm
HIV hoặc bệnh AIDS diễn tiến nặng xin về,
chúng tôi chỉ ghi nhận CPK DNT, không khảo
sát lâm sàng và dự hậu.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu men Creatine Phosphokinase trong dịch não tủy trên bệnh nhân viêm màng não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU MEN CREATINE PHOSPHOKINASE
TRONG DỊCH NÃO TỦY TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO
Nguyễn Văn Tuấn*, Trần Quang Bính**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá vai trò Creatine Phosphokinase (CPK) dịch não tủy (DNT) trong chẩn
đoán và tiên lượng bệnh viêm màng não (VMN)
Phương pháp: 161 bệnh nhân VMN tại khoa Bệnh Nhiệt Đới – bệnh viện Chợ Rẫy được đưa vào
nghiên cứu và phân loại theo 5 nhóm: vi trùng sinh mủ (VTSM), lao, nấm, tăng bạch cầu ái toan( tăng
BCAT), virút, đánh giá lâm sàng từ lúc nhập viện đến khi xuất viện. Các bệnh nhân được lấy DNT, ghi
nhận CPK và các biến số tương ứng lần 1 lúc nhập khoa, lần 2 sau điều trị kháng sinh ít nhất 48 giờ, lần 3
lúc xuất viện. Các dữ liệu phân tích tìm sự biến thiên và khác biệt của CPK DNT giữa các nhóm VMN,
đánh giá vai trò CPK DNT trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh
Kết quả: có khác biệt về nồng độ và biến thiên CPK DNT giữa các nhóm VMN. Bệnh nhân VMN
VTSM có CPK DNT ≥ 20 U/L biểu hiện lâm sàng nặng nề và nguy cơ có di chứng lúc xuất viện cao hơn
những bệnh nhân có CPK DNT < 20 U/L
Kết luận: CPK DNT tăng trong VMN. Tách riêng trị số CPK DNT không có giá trị chẩn đoán, nhưng
kết hợp với các thông số trong DNT và biến thiên của CPK, sẽ cung cấp thông tin giúp chẩn đoán phân biệt
các nhóm VMN. CPK DNT là yếu tố tiên lượng bệnh nhân VMNVTSM
ABSTRACT
STUDY OF CREATINE PHOSPHOKINASE (CPK) ENZYME IN CEREBROSPINAL FLUID ON THE
PATIENTS WITH MENINGITIS
Nguyen Van Tuan, Tran Quang Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009:
406 - 410
Background and aim of the study: to measure and evaluate the role of CPK enzyme in cerebrospinal
fluid (CSF) for diagnosis and prognosis of the patients with meningitis
Methods: a prospective, cross-sectional and descriptive study was performed at department of Tropical
diseases, Choray hospital. One hundred and sixty one patients were enrolled into study and classified into
five types: bacterial, tuberculous, fungal, eosinophilic and viral meningitis. CSF samples were collected three
times to measure CPK level as well as clinical assessement, other laboratory findings were recorded during
hospitalization
Results: There were the difference and change of CPK enzyme level with the evolution of diseases
between types of meningitis. Having a CSF CPK level higher than 20 U/L increased the chance of
unfavourable outcome in bacterial meningitis
Conclusion: The measure of CPK enzyme level in CSF is useful and valuable in diagnosis and
prognosis of different types of meningitis especially in bacterial and eosinophilic meningitis. The value of
CPK enzyme is only significant when combining with other markers of CSF and it is limited when using
alone. The high level of CPK in CSF has the great value in predict the outcome of bacterial meningitis
* TTYT Đất Đỏ- Bà Rịa Vũng Tàu ** Khoa Bệnh Nhiệt Đới - BV Chợ Rẫy
MỞ ĐẦU
VMN là bệnh lý phổ biến. Nếu chẩn đoán
và điều trị chậm trễ, bệnh để lại nhiều di chứng
hoặc gây tử vong. Về lâm sàng, VMN thường
được chia làm 5 nhóm: VTSM, nấm, lao, tăng
BCAT và virút. Mỗi nhóm được chẩn đoán và
điều trị hoàn toàn khác nhau. Chẩn đoán phân
biệt giữa các nhóm VMN đôi khi là tình huống
khó khăn cho thầy thuốc.
Nhiều nghiên cứu chứng minh có sự
phóng thích CPK vào DNT khi có tổn thương
hệ thần kinh trung ương(1,4,8,11). Vấn đề đặt ra
trong VMN, khi màng não bị tổn thương thì
CPK trong DNT sẽ thay đổi như thế nào? Sự
thay đổi đó có khác biệt giữa các nhóm VMN
hay không? Đồng thời CPK DNT có giúp ích
cho chẩn đoán và tiên lượng VMN hay không?
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để trả lời
các câu hỏi trên, đồng thời tìm hiểu mối liên hệ
về sinh lý bệnh và lâm sàng, nhằm cải thiện
tiên lượng cho bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả cắt ngang, thực hiện trên
bệnh nhân VMN điều trị tại khoa Bệnh Nhiệt
Đới bệnh viện Chợ Rẫy từ 06 năm 2007 đến 06
năm 2008. Bệnh nhân đưa vào nghiên cứu theo
các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu
VMN lao
Có xét nghiệm PCR (polymerase chain
reaction) lao DNT + và / hoặc
DNT hướng lao (glucose giảm, thành phần
tế bào lympho chiếm đa số) và có trực khuẩn lao
trong dịch sinh học (đàm, dịch dạ dày, dịch
khớp) hoặc chẩn doán xác định lao qua giải
phẫu bệnh.
VMN tăng BCAT
Có ≥ 10 BCAT hoặc BCAT chiếm ≥ 10% tổng
số bạch cầu đếm được trong DNT.
VMN VTSM
Khi DNT thỏa 1 trong các điều kiện:
Cấy DNT + với vi trùng
Soi DNT + với vi trùng
Có > 5 bạch cầu / ml và cấy máu + với vi
trùng, biểu hiện lâm sàng bệnh cảnh VMN cấp
Hoặc VMN phù hợp nguyên nhân do vi
trùng nhưng cấy hoặc soi tươi DNT âm tính:
Lâm sàng: bệnh cấp tính, có hội chứng
nhiễm trùng kèm hội chứng màng não
DNT: Đục, tế bào > 100/ml ( neutrophil >
80%), glucose < 40mg% hoặc giảm khi so với
glucose máu ( tỉ lệ glucse DNT/ glucose máu <
0,23 ), protein tăng(12).
Không được điều trị với thuốc kháng lao
VMN nấm
Xác định được nấm qua cấy hoặc soi DNT
VMN virút
Lâm sàng: khởi phát cấp tính, bệnh tự giới
hạn trong 1-2 tuần, xuất viện không để lại di
chứng
DNT: không màu, tế bào > 5 bạch cầu/ml
(lympho ưu thế), glucose bình thường. protein
tăng nhẹ < 500mg%. không phát hiện vi sinh vật
qua soi cấy
Không phát hiện các bệnh lý cận màng, bệnh
lý hệ thống mà có thể gây VMN (16)
Tiêu chuẩn loại trừ:
Các trường hợp VMN không thuộc tiêu
chuẩn chọn bệnh
Đối với VMN VTSM, không đưa vào nghiên
cứu các trường hợp thỏa tiêu chí chọn bệnh,
nhưng đã được điều trị với kháng sinh phù hợp
với bệnh VMN, trước khi nhập khoa bệnh Nhiệt
Đới bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian ≥ 48 giờ
Tiêu chí theo dõi
Theo dõi lâm sàng từ khi nhập viện đến khi
xuất viện: sốt, đau đầu, rối loạn tri giác, co giật,
ói, hôn mê thở máy, số ngày dùng kháng sinh,
đổi kháng sinh do không đáp ứng điều trị, số
ngày nằm viện
Xét nghiệm CPK DNT và các thông số tương
ứng lần 1 lúc nhập khoa, lần 2 sau điều trị kháng
sinh ít nhất 48 giờ, lần 3 trước khi xuất viện.(
hiện tại, chưa đo được CPK-BB trong điều kiện
xét nghiệm tại bệnh viện Chợ Rẫy ).
Đánh giá tiên lượng dựa trên tình trạng xuất
viện: bình thường, có di chứng hoặc tử vong.
Xử lý
Số liệu thu thập được phân tích và xử lý
bằng phần mềm thống kê STATA 10. Thống kê
phân tích bằng các phép kiểm t, Kruskal-
Wallis, fisher chính xác hoặc hồi quy tương
quan. Gía trị p < 0,05 được coi là sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 161 bệnh
nhân, từ 11- 86 tuổi.
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát 59
trường hợp có DNT và các xét nghiệm cơ bản
trong giới hạn bình thường, cho thấy CPK DNT
ở người bình thường có giá trị 1,72 ± 1,71 U/L
(thay đổi từ 0-6 U/L)
Bảng 1: Kết quả CPK DNT trên 5 nhóm VMN
CPK
Nhóm Trung vị
Tứ vị
trên-Tứ
vị dưới
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lớn
nhất
p
VMN virút 3 1-5 0 38
VMN VTSM 15 8-36 3 424
VMN lao 4 2-7 0 23
VMN nấm 2 1-5,5 0 23
VMN tăng
BCAT 9 3-27 1 205
0,0001
Nhận xét: CPK DNT nhóm VMN VTSM có
giá trị trung vị cao nhất, kế đến là VMN tăng
BCAT, các nhóm VMN: lao, nấm và virút tăng ít
hơn. Sự khác biệt CPK DNT giữa các nhóm có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) (Kruskal-wallis)
Khảo sát liên quan giữa CPK máu và CPK
DNT, chúng tôi lấy máu và DNT cùng thời điểm
và đo nồng độ CPK, kết quả như sau: không có
liên quan giữa CPK máu với CPK DNT.
Đánh giá liên quan giữa CPK DNT với lâm
sàng và tiên lượng bệnh VMN, chúng tôi chia
bệnh nhân làm 2 nhóm: nhóm có CPK DNT >
20 U/L và nhóm CPK DNT < 20 U/L, kết quả
như sau:
Bảng 2: Lâm sàng nhóm VMN VTSM
VMN VTSM CPK DNT < 20 U/L
CPK DNT ≥
20 U/L p
Ngày rối loạn tri
giác 1.15 ± 0,37 4,37 ± 1,37 0,036
Ngày sốt 2,32 ± 0,39 6,31 ± 1,16 0,004
Ngày đau đầu 5,7 ± 0,65 12 ± 1,27 0,0002
Ngày nằm viện 16,14 ± 1,29 19,25 ± 1,23 0,099
Ngày ói 0,15 ± 0,15 0,5 ± 0,24 0,2
Ngày co giật 0 1,65 ± 0,91 0,095
Ngày dùng
kháng sinh 17,88 ± 0,96 19,93 ± 1,19 0,18
Bệnh nhân VMN VTSM có CPK DNT ≥ 20
U/L biểu hiện lâm sàng nặng nề hơn nhóm CPK
DNT < 20 U/L về các mặt: rối loạn tri giác, sốt và
đau đầu. Về điều trị, nhóm CPK DNT ≥ 20 U/L
có số trường hợp phải đổi kháng sinh, do đáp
ứng kém với điều trị, nhiều hơn nhóm CPK
DNT < 20 U/L (p < 0,05)
Đánh giá tiên lượng, chúng tôi dựa trên tình
trạng bệnh nhân lúc xuất viện: bình thường, có
di chứng hoặc tử vong. Các di chứng ghi nhận
gồm có: giảm thính lực, yếu ½ người, liệt 2 chi
dưới, liệt dây thần kinh sọ. Kết quả như sau:
Bảng 3: Tình trạng lúc xuất viện
Xuất viện có di
chứng
Có Không
p
VMN VTSM CPK DNT < 20 U/L CPK DNT ≥ 20 U/L
01
07
19
09 0,012
VMN tăng
BCAT
CPK DNT < 20 U/L
CPK DNT ≥ 20 U/L
01
00
23
11 0,444
VMN virút CPK DNT < 20 U/L CPK DNT ≥ 20 U/L
00
00
31
01 1
Trong VMN VTSM, số trường hợp có di
chứng lúc xuất viện ở bệnh nhân CPK DNT ≥ 20
U/L nhiều hơn nhóm CPK DNT < 20 U/L, có ý
nghĩa ( p < 0,05).
BÀN LUẬN
CPK DNT ở người bình thường, trong
nghiên cứu của chúng tôi có giá trị trung bình:
1,72 ± 1,71 U/L (thay đổi từ 0-6 U/L). Với
Chandler W.L (3), CPK DNT có giá trị trung
bình 1U/L ( thay đổi từ 0-4 U/L). Sự khác nhau
không đáng kể về nồng độ CPK do cỡ mẫu của
chúng tôi là 59, còn Chandler khảo sát trong 17
trường hợp.
CPK DNT cao nhất ở nhóm VMN VTSM và
cao hơn hẳn các nhóm khác, có ý nghĩa (p <
0,05). CPK DNT nhóm VMN VTSM cao hơn hẳn
nhóm VMN lao, điều này phù hợp với kết quả
của Sharma M và Nand N(12). Khi so sánh nhóm
VMN VTSM với các nhóm còn lại (được xếp vào
nhóm VMN vô trùng), CPK DNT nhóm VMN
VTSM cao hơn CPK DNT nhóm VMN vô trùng,
kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của
Nussinovitch(7). Trong VMN cấp (gồm VMN
VTSM và VMN virút), CPK DNT nhóm VMN
VTSM cao hơn hẳn CPK DNT nhóm VMN virút.
Với VMN VTSM, CPK DNT bắt đầu tăng từ
ngày thứ nhất của bệnh, đạt đỉnh vào ngày thứ
4, sau đó giảm dần. Kết quả này tương tự với kết
luận của Sharma(12). Chúng ta biết CPK tăng rất
nhanh trong DNT sau tổn thương nhu mô não(5),
CPK DNT chủ yếu là CPK-BB(3,9).
Xác định mối liên quan giữa CPK DNT với
CPK máu: chúng tôi thấy không có liên quan
giữa CPK DNT với CPK máu. Điều này phù hợp
với nhận định của Pancewicz S.A(8), Nathan
M.J(6). Hàng rào máu não là màng bảo vệ, ngăn
cản sự nối kết tự do giữa máu với hệ thần kinh
trung ương và DNT, việc xác định không có mối
liên quan giữa CPK máu với CPK DNT, có thể
giải thích tại sao nồng độ các isoenzyme của
CPK trong máu (CPK-MM, CPK-MB) hầu như
không có trong DNT và hoạt động của CPK
trong DNT liên quan chủ yếu là CPK-BB(3,6,9),
đồng thời những tổn thương bên trong hệ thần
kinh trung ương, có thể đưa đến tăng giá trị
những sản phẩm nội bào trong DNT sớm hơn
đáng kể so với chúng được phát hiện trong máu,
điều này có thể dùng CPK DNT như là chỉ số tin
cậy đánh giá tổn thương não, nhất là trong
trường hợp cấp
CPK DNT liên quan đến mức độ tổn thương
não cấp, với CPK càng cao tổn thương càng
nặng(13,14). Sự gia tăng CPK-BB trong DNT liên
quan đến dự hậu lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm
trùng hệ thần kinh trung ương(2).
Về tiên lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy
bệnh nhân VMN VTSM có CPK DNT ≥ 20 U/L
thì số trường hợp di chứng cao hơn hẳn nhóm
CPK < 20 U/L (bảng 3). Theo Sharma M và Nand
N(12), CPK DNT có thể tiên lượng bệnh nhân
VMN, CPK càng cao tiên lượng càng dè dặt.
Điều này tương tự nhận định của các tác giả
trong nghiên cứu(2,8). Từ các kết quả này, chúng
tôi cho rằng CPK DNT có thể tiên lượng cho
bệnh nhân VMN VTSM.
Ở bệnh nhân VMN cấp, có gia tăng hoạt
động CPK-BB trong DNT, do sự giải phóng men
này từ mô não ra dịch ngoại bào rồi vào DNT,
điều đó liên quan đến những thay đổi cấu trúc
chức năng màng tế bào não trong VMN(13), mà
CPK-BB lại liên quan chủ yếu với CPK dịch não
tủy(7,9). Điều này cho thấy mức độ CPK DNT
phản ánh mức độ tổn thương tế bào não, tổn
thương càng nhiều CPK càng cao, tương ứng với
tiên lượng càng xấu. Mở rộng vấn đề, nhiều tác
giả kết luận không chỉ trong VMN cấp mà trong
các trường hợp tổn thương não cấp, CPK DNT
càng cao tiên lượng càng dè dặt(4,14). Do đó,
chúng tôi cho rằng CPK DNT có thể dự hậu cho
VMN cấp.
Nhóm VMN nấm: đa số bệnh nhân nhiễm
HIV hoặc bệnh AIDS diễn tiến nặng xin về,
chúng tôi chỉ ghi nhận CPK DNT, không khảo
sát lâm sàng và dự hậu.
KẾT LUẬN
CPK DNT không có giá trị chẩn đoán, nhưng
nếu kết hợp với các thông số khác trong DNT và
biến thiên của CPK, sẽ cho thông tin quý giá,
giúp chẩn đoán phân biệt các nhóm VMN, nhất
là trường hợp cấp (VMN VTSM ,VMN virút,
VMN lao có biểu hiện cấp).
CPK DNT là yếu tố tiên lượng bệnh nhân
VMN VTSM. Bệnh nhân có CPK ≥ 20 U/L lâm
sàng biểu hiện nặng nề hơn, điều trị tốn kém và
nguy cơ có di chứng lúc xuất viện sẽ cao hơn
bệnh nhân có CPK < 20 U/L. Từ đó, giúp thầy
thuốc tiên lượng và xác định hướng điều trị
trong giai đoạn đầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bodvarsson A, Franzson L, Briem H (1990). Creatine
kinase isoenzyme BB in the cerebrospinal fluid of patients
with acute neurological diseases. J.Intern Med 227(1):5-9.
2. Briem H, Lindquist L, Lundbergh P, Sego E, Skoldenberg
B (1983). Creatine kinase isoenzyme BB in cerebrospinal
fluid from patients with meningitis and encephalitis. J
Infect Dis 148(1):180.
3. Chandler W.L, Clayton K.J, Longstreth W.T, Fine J.S
(1984). Creatine kinase isoenzyme in human cerebrospinal
fluid and brain. Clinical chemistry .30(11): 1804-1806
4. Coplin W.M (1999). Cerebrospinal fluid creatine kinase –
BB isoenzyme activity and outcome after subarachnoid
hemorrhage. Arch Neurol ;56:1348-1352.
5. Lutsar I, Haldre S, Topman M, Talvik T (1994). Enzymatic
changes in the cerebrospinal fluid in patients with
infections of the central nervous system. Acta Paediatr
83(11):1146-50
6. Nathan M.J (1967). Creatine phosphokinase in the
cerebrospinal fluid. J Neurol Neurosurg Psychiatry 30(1):52-
55
7. Nussinovitch M, Klinger G, Soen G, Magazanik A,
Volovitz B, Varsano I, Nussinovitch A (1996). Increased
creatine kinase brain isoenzyme concentration in
cerebrospinal fluid with meningitis. Clin Pediatr(Phila),
35(7):349-51.
8. Pancewicz SA (1996). Creatine phosphokinase activity in
cerebrospinal fluid in purulent meningitis. Przegl Lek,
53(10):731-5.
9. Pfeiffer F.E, Homburger H.A and Yanagihara T (1983).
Creatine kinase BB isoenzyme in CSF in neurologic
diseases. Measurement by radioimmunoassay. Archives of
Neurology 40(3): 201-5.
10. Ruzak-skocir B (1991). Cerebrospinal fluid CK enzyme
and CK isoenzyme in the outcome prognosis of
cerebrovasculair diseases. Neurol croat 40(4):247-57.
11. Scheld W.M (1998). Acute bacterial meningitis. Harrison’s
principle of internal medicine 14 edition, pp.2424
12. Sharma M, Nand N (2006). Evaluation of enzymes in
pyogenic and tuberculous meningitis. J Assoc Physicians
India 54:118-21.
13. Smirnov VV, Skorniakov VI, Popov AS, Shestakova TI,
Khot’ko LP (1989). Creatine phosphokinase in the
cerebrospinal fluid of patients with acute meningitis. Vrach
Delo (7):112-3.
14. Venkatesh B, Scott P, Ziegenfuss M (2000). Cerebrospinal
fluid in critical illness. Critical care and resuscitation 2:42-54
15. Yong yau Ong, Keng thye Woo,Han Seong NG, Patrick
TAN & Ong Teng Tang (2005). A clinical approach to
medicine .Second Edition, pp.985-986.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_men_creatine_phosphokinase_trong_dich_nao_tuy_tre.pdf