Nghiên cứu mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính

Về tỷ lệ H. pylori trong VDDMT và mối liên quan giữa H. pylori với viêm dạ dày Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đã được quy định, để khẳng định một trường hợp có nhiễm Hp hay không, bắt buộc phải có 2 phương pháp xác định Hp dương tính. Chúng tôi đã thực hiện việc xác định Hp bằng 2 phương pháp: test urease và tìm trên mảnh sinh thiết bằng nhuộm Giemsa và xem dưới độ phóng đại 1000 lần. Kết quả cho thấy trường hợp có dương tính kép là 46,98% và tỷ lệ xác định Hp của cả hai phương pháp là tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hợp (1992): 80%, Nguyễn Hòa Bình (1996): 63,2%, Mai Thị Minh Huệ (2000): 64,9% . Sự khác biệt về tỷ lệ này có thể do việc chọn mẫu nghiên cứu nhưng cũng có thể cho thấy một xu thế tỷ lệ nhiễm Hp đang giảm dần do người dân hiểu biết hơn đã có biện pháp phòng tránh và/hoặc bệnh nhân đã điều trị Hp trước đó rồi mới đến khám bệnh. Ngày nay, người ta đã thừa nhận Hp là một trong những nguyên nhân gây viêm teo dạ dày. Nhiều nghiên cứu theo dõi lâu dài đã cho thấy sự phát triển viêm teo dạ dày ở bệnh nhân nhiễm Hp cao hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân có chẩn đoán Hp (-). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ viêm teo có Hp là 59,5%. Về mức độ nhiễm Hp chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ nhiễm Hp (+) chỉ chiếm có 36,05%, tỷ lệ Hp (+++) là 25,58%, tỷ lệ nhiễm Hp (++) là nhiều nhất với 38,37%. Tỷ lệ nhiễm Hp ở cả ba mức độ trong viêm teo cao hơn hẳn so với viêm nông (tỷ lệ chung là 5,14/1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hợp, Mai Thị Minh Huệ và Tạ Long(3,7). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính không hoạt động chiếm 43,75%, trong viêm dạ dày mạn tính hoạt động nhẹ là 53,66%, trong hoạt động vừa là 46,56% và trong hoạt động mạnh là 65,71%. Tỷ lệ Hp (+++) trong viêm dạ dày hoạt động mạnh chiếm tỷ lệ cao với 45,46%. Như vậy, mức độ hoạt động của viêm dạ dày mạn tính càng cao, tỷ lệ có Hp càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên vẫn có 48,2% các trường hợp viêm dạ dày mà không có sự hiện diện của Hp. Bởi thế, có thể coi Hp là một trong nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU MÔ BỆNH HỌC VÀ TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH Lê Trung Thọ*, Trần Văn Hợp*, Phạm Bình Nguyên** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu sau: (1) Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học trong viêm dạ dày mạn tính; (2) Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori (Hp), mối liên quan giữa nhiễm Hp với tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô bệnh học, tỷ lệ nhiễm Hp (bằng 2 phương pháp) của 166 bệnh nhân đến khám và được nội soi dạ dày tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội từ tháng 4- 2006 đến 4- 2007. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1. Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 40- 49 (27,71%), thứ đến là nhóm tuổi 30-39 (23,49%) và nhóm tuổi từ 50-59 (16,86%). Nhóm tuổi mắc bệnh thấp nhất là >60 (với 8,43%). Tỷ lệ viêm teo/viêm nông ở hang vị là 7,64/1. Viêm teo vừa và nặng ở hang vị cao hơn thân vị (73/5 trường hợp). Viêm nông chủ yếu gặp ở thân vị (31/14 trường hợp). Viêm hoạt động cao hơn viêm không hoạt động (134/32 trường hợp). Tỷ lệ viêm vừa và nặng chiếm đa số với 56,02%. Tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính là 46,98%, cả 2 phương pháp là tương đương nhau. Tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính không hoạt động chiếm tỷ lệ 14/32 (43,75%), trong viêm dạ dày mạn tính hoạt động nhẹ là 22/41 (53,66%), trong hoạt động vừa là 27/58 (46,55%) và trong hoạt động mạnh là 23/35 (65,71%). Tỷ lệ Hp (+++) trong viêm dạ dày hoạt động mạnh chiếm tỷ lệ cao với 45,46%. Kết luận: Hp là một trong nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính. Mức độ hoạt động của viêm dạ dày mạn tính và tỷ lệ nhiễm Hp có tương quan thuận với nhau. ABSTRACT STUDYING ON HISTOPATHOLOGY AND HP INFECTION RATE IN PATIENTS CHRONIC GASTRITIS Le Trung Tho, Tran Van Hop, Pham Binh Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 68 - 74 Objectives: To study the histological features of chronic gastritis, the rate of H. pylori infection, the relationship between H. pylori infection and the histological features of chronic gastritis. Methods: Studying on histopathology and Hp infection rate (with two methods) on 166 patients who examined and endoscoped stomach in Thanh Nhan hospital from 4/2006 to 4/2007. Results: Male/female ratio is 1.1/1. The highest rate occurs at ages 40 to 49 years (27.71%). The lowest rate is at the age of over 60 (8.43%). The ratio chronic atrophic gastritis/ superficial gastritis in antrum is 7.64 : 1. The rate of severe and moderate chronic atrophic gastritis in antrum is higher that those in corpus (73/5 cases). Superficial gastritis often occurs in corpus (31/14 cases). In comparison with inactive chronic gastritis, active chronic gastritis is higher (132/34 cases). The majority of gastritis is in moderate and severe chronic active patterns (56.02%). 46.98% patients in chronic gastritis infecting Hp, of which the rate of Hp infection in chronic inactive gastritis is 14/32 (43.75%), in mild active gastritis is 22/41 (53.66%), in moderate active gastritis is 27/58 (46.55%), severe active gastritis is 23/35 (65.71%). The rate of Hp (+++) * Bộ môn Giải phẫu bệnh- Đại học Y Hà Nội ** Sinh viên Y6 khoá 2001-2007 Đại học Y Hà Nội Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 69 in severe active gastritis the highest rate with 45.46%. Conclusions: Hp is one of causes of chronic gastritis. The rate of active gastritis was strongly related to Hp infection. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ viêm dạ dày (VDD) dùng để mô tả tất cả các tổn thương viêm của niêm mạc dạ dày (DD) do đáp ứng của DD đối với tác nhân gây viêm. Nguyên nhân gây viêm dạ dày đã được tìm hiểu từ nhiều thập kỷ trước. Người ta nhận thấy rằng, đây là một bệnh đa nguyên nhân và nếu có nhiều nguyên nhân phối hợp thì bệnh càng nặng và điều trị càng khó. Năm 1983, Marshal & Warren đã nuôi cấy thành công và xác định tính chất men học của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) từ niêm mạc DD của những người bị VDD. Từ đó cho đến nay đã có hàng nghìn nghiên cứu về VDD và Hp để tìm ra mối liên hệ nguyên nhân sinh bệnh của Hp trong bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ VDDMT rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó VDD mạn tính (VDDMT) do nhiễm Hp chiếm tỷ lệ 95%. Ở Việt Nam, bệnh VDDMT là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm tới 31 – 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hoá trên, trong đó tỷ lệ nhiễm Hp từ 63- 94,8%(3,4,6,7). Bệnh thường kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, tiến triển thành từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao và nhiều tác giả còn khẳng định: VDDMT dẫn đến loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Hiện nay, việc chẩn đoán xác định và theo dõi diễn biến của viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) nói chung và VDDMT nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi và xét nghiệm MBH (trong đó chẩn đoán MBH được coi là tiêu chuẩn vàng) và nhờ vậy, việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát(5). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu đặc điểm MBH trong viêm dạ dày mạn tính. 2. Tìm hiểu tỷ lệ nhiễm H. pylori, mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với tổn thương MBH viêm dạ dày mạn tính. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm 166 trường hợp đến khám tại phòng khám tiêu hoá bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội đã được nội soi, sinh thiết có chẩn đoán MBH là VDD và có làm xét nghiệm Hp (cả test urease và tìm Hp trên mảnh cắt) trong thời gian từ tháng 4- 2006 đến 4- 2007. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu - Bệnh nhân # 16 tuổi. - Trước soi 1 tháng không dùng kháng sinh, thuốc kháng H2 và thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit. - Được chẩn đoán (+) của MBH là VDD mạn theo tiêu chuẩn Sydney. - Được chẩn đoán nhiễm Hp bằng 2 phương pháp Clotest và MBH. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Thu thập số liệu tuổi, giới của bệnh nhân theo hồ sơ bệnh án. Nghiên cứu MBH Bệnh phẩm sinh thiết lấy trong khi soi DD được cố định ngay trong dung dịch formol 10%, sau đó được chuyển đúc, vùi và cắt mảnh hàng loạt dày 3-5 m. Nhuộm mảnh cắt bằng ba phương pháp: Giemsa, HE, PAS. Nội soi và sinh thiết được thực hiện tại khoa nội soi Bệnh viện Thanh Nhàn bằng máy nội soi ống mềm cửa sổ thẳng OLYMPUS 130 và VIDEOSCOPFUJINON. Kìm sinh thiết cỡ 7k và 9k (phù hợp với kênh sinh thiết của máy). Các kỹ thuật xét nghiệm MBH được thực hiện tại Bộ môn Giải phẫu bệnh trường Đại học Y Hà nội. Đánh giá tổn thương viêm mạn tính Tiêu chuẩn đánh giá các tổn thương MBH của VDDMT dựa trên những tiêu chuẩn của Hệ thống phân loại “Sydney System” năm 1990. Đánh giá mức độ nhiễm H. pylori trên MBH ở vật kính 400 và 1000 Đếm số lượng vi khuẩn trên 5 vi trường có nhiều Hp nhất, chia lấy số trung bình: Mức độ nặng, Hp (+++): Khi hầu hết các vi trường đều phát hiện thấy Hp > 50 VK/1 vi trường. Mức độ vừa, Hp (++): có từ 25- 50 VK/ 1 vi trường. Mức độ nhẹ, Hp (+): < 25 VK/ 1 vi trường. Không nhiễm, Hp (-): Khi không thấy vi khuẩn trên tất cả các vi trường. Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn H. pylori bằng test urease (Clotest) - Phương pháp tiến hành: + Kiểm tra lại hạn dùng, màu sắc mẫu trước khi sử dụng (màu vàng) + Lấy mẫu sinh thiết từ 2-3mm + Đặt mảnh sinh thiết vào môi trường gel của test. + Dán nhãn, ghi tên, giờ sinh thiết + Đặt mẫu ở nhiệt độ phòng (30-350C) + Đọc kết quả sau 30’, 60’, 2 giờ, 24 giờ. Nhận xét kết quả: + Màu của dung dịch từ màu vàng sang màu đỏ trong thời gian 24 giờ là dương tính (+). + Màu của dung dịch vẫn giữ nguyên màu vàng sau 24 giờ là âm tính (-). Phương pháp xử lý số liệu Xử lý bằng phần mềm Epi Info 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phân bố bệnh nhân VDDMT theo nhóm tuổi và giới Bảng 1. Phân bố bệnh nhân VDDMT theo nhóm tuổi và giới Giới Nhóm tuổi Tổng 16 – 19 20-29 30-39 40-49 50-59 >60 Nam (n) Tỷ lệ % 11 6,63 12 7,23 17 10,24 22 13,25 16 9,64 9 5,42 87 Nữ (n) Tỷ lệ % 7 4,21 9 5,42 22 13,25 24 14,46 12 7,23 5 3,02 79 Tổng Tỷ lệ % 18 10,84 21 12,65 39 23,49 46 27,71 28 16,87 14 8,44 166 100 Nhận xét: - Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 87/79 và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 40- 49 (27,71%), thứ đến là nhóm tuổi 30-39 (23,49%) và nhóm tuổi từ 50-59 (16,86%). Tuổi mắc bệnh thấp nhất là >60 (với 8,43%). Như vậy, khoảng tuổi từ 30-59 có tỷ lệ mắc bệnh cao (68,07%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm tuổi (p>0,05). Phân bố bệnh nhân viêm dạ dày theo định vị Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo loại mô bệnh học Vị trí Viêm dạ dày mạn tính Tổng Nông Teo nhẹ Teo vừa Teo nặng Thân vị (n) Tỷ lệ % 31 18,68 9 5,42 4 2,41 1 0,60 45 27,11 Hang vị (n) Tỷ lệ % 14 8,43 34 20,48 41 24,70 32 19,28 121 72,89 Tổng (n) Tỷ lệ % 45 27,11 43 25,90 45 27,11 33 19,88 166 100 Nhận xét: Viêm teo ở hang vị chiếm tỷ lệ cao (64,45%) hơn viêm nông (8,43%). Tỷ lệ viêm teo /viêm nông ở hang vị là 7,64/1. Mức độ viêm teo vừa và nặng ở hang vị cũng cao hơn thân vị (73/5 trường hợp). Tổn thương viêm nông chủ yếu gặp ở thân vị (31/14 trường hợp). Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 71 Mối liên quan giữa các loại mô bệnh học VDD với tuổi Bảng 3 Mối liên quan giữa các loại mô bệnh học VDD với tuổi Nhóm tuổi 16-19 20-29 30- 39 40-49 50-59 >60 Tổng (n) Viêm nông (n) Tỷ lệ % 16 9,64 11 6,63 7 4,21 6 3,61 4 2,41 1 0,61 45 27,11 Viêm teo (n) Tỷ lệ % 2 1,20 10 6,02 32 19,28 40 24,10 24 14,46 13 7,83 121 72,89 Tổng (n) Tỷ lệ % 18 10,84 21 12,65 39 23,49 46 27,71 28 16,87 14 8,44 166 100 Nhận xét: Viêm teo xuất hiện sớm ở nhóm tuổi <30, tỷ lệ này chiếm 7,22%. Viêm teo có xu hướng tăng dần theo tuổi cho đến tuổi 50 và sau đó lại giảm dần theo tuổi. Tỷ lệ viêm teo cao nhất ở nhóm tuổi 40-49, thứ đến là nhóm tuổi 30-39 và nhóm tuổi 50-59. Phân bố bệnh nhân VDDMT theo mức độ hoạt động ở hang vị Bảng 4. Phân bố bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính theo mức độ hoạt động Viêm hoạt động Không hoạt động Nhẹ Vừa Nặng Tổng số Số lượng 32 41 58 35 166 Tỷ lệ % 19,28 24,70 34,94 21,08 100 Nhận xét: Tỷ lệ viêm hoạt động cao hơn viêm không hoạt động (134/32 trường hợp). Tỷ lệ viêm vừa và nặng chiếm đa số với 56,02%. Tỷ lệ nhiễm H. pylori trong VDDMT Tỷ lệ nhiễm H. pylori theo 2 phương pháp Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính theo 2 phương pháp Hp (+) Hp (-) Tổng cộng Trên MBH (n) Tỷ lệ % 86 51,80 80 48,20 166 100 Test urease(n) Tỷ lệ % 82 49,40 84 50,60 166 100 Tỷ lệ kép (MBH + test đều dương tính) (n) Tỷ lệ % 78 46,98 88 53,02 166 100 Nhận xét: Tỷ lệ đánh giá nhiễm Hp của cả hai phương pháp là tương đương nhau. Tỷ lệ nhiễm Hp ở bệnh nhân VDDMT là 46,98%. Mức độ H. pylori trên tiêu bản sinh thiết dạ dày ở hang vị Bảng 6. Mức độ H. pylori trên tiêu bản sinh thiết dạ dày Mức độ Hp Hp (+) Hp (++) Hp (+++) Tổng số Viêm nông Tỷ lệ % 10 11,63 4 4,65 0 0,00 14 16,28 Viêm teo Tỷ lệ % 21 24,42 29 33,72 22 25,58 72 83,72 Tổng số Tỷ lệ % 31 36,05 33 38,37 22 25,58 86 100 Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm Hp (+) chỉ chiếm có 36,05%, tỷ lệ Hp (+++) là 25,58%, tỷ lệ nhiễm Hp (++) là nhiều nhất với 38,37%. Tỷ lệ nhiễm Hp ở cả ba mức độ trong viêm teo cao hơn hẳn so với viêm nông (tỷ lệ chung là 5,14/1). Mối liên quan giữa H. pylori với mức độ hoạt động của viêm dạ dày Bảng 7. Mối liên quan giữa H. pylori với mức độ hoạt động của viêm dạ dày Không hoạt động Hoạt động nhẹ Hoạt động vừa Hoạt động mạnh Tổng số Hp (-) Tỷ lệ % 18 56,25 19 46,34 31 53,45 12 34,29 80 Hp (+) Tỷ lệ % 7 21,88 9 21,95 10 17,24 5 14,28 31 Hp (++) Tỷ lệ % 5 15,62 9 21,95 11 18,97 8 22,86 33 Hp (+++) Tỷ lệ % 2 6,25 4 9,76 6 10,34 10 28,57 22 Tổng Tỷ lệ % 32 100 41 100 58 100 35 100 166 Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính không hoạt động chiếm tỷ lệ 43,75%, trong viêm dạ dày mạn tính hoạt động nhẹ là 53,66%, trong hoạt động vừa là 46,55% và trong hoạt động mạnh là 65,71%. Tỷ lệ Hp (+++) trong viêm dạ dày hoạt động mạnh chiếm tỷ lệ cao với 45,46%. BÀN LUẬN Về phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới và loại mô bệnh học Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân VDDMT ít tuổi nhất là 17 tuổi, nhiều tuổi nhất là 72 tuổi. Tuy nhiên, khoảng tuổi có tỷ lệ VDDMT cao nhất là từ 30-59 tuổi, chiếm 68,07%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nhiều kết quả công bố trên y văn trong và ngoài nước. Theo nhiều tác giả, tuổi mắc bệnh trung bình từ 40-45 tuổi, lứa tuổi thường gặp VDDMT là 30 – 59 tuổi, chiếm tỷ lệ từ 51-77,7%(1,3). Nhiều nghiên cứu mô bệnh học qua các sinh thiết nội soi dạ dày cho thấy tỷ lệ VDDM đơn thuần (không kèm các bệnh lý khác của dạ dày tá tràng) là 48,5%(4,6,7). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ viêm dạ dày có xu hướng tăng theo tuổi trong khoảng từ 16-50, sau đó có xu hướng giảm dần, còn theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huyên, tỷ lệ viêm dạ dày tăng rõ rệt theo lứa tuổi(6). Sự khác biệt này có thể do số bệnh nhân lớn tuổi đến khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn chưa đủ đại diện cho quần thể ở cộng đồng và do yêu cầu lấy mẫu của chúng tôi đã loại bỏ những trường hợp có chẩn đoán nội soi là VDDMT nhưng không sinh thiết. Theo Kurata J.M (1994), tỷ lệ mắc VDDMT ở Mỹ hiện nay lứa tuổi 30 chiếm khoảng 33%, còn ở tuổi # 40 chiếm khoảng 50%(2). Theo một số tác giả, ở những nước kém phát triển, VDDMT cũng tăng theo lứa tuổi và có thể tới ngưỡng gần 100% tại cộng đồng ở độ tuổi 50. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 87 trường hợp bệnh nhân nam và 79 trường hợp bệnh nhân nữ. Tỷ lệ nam/nữ là gần tương đương và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Số liệu trong nghiên cứu này có sự khác biệt với một số nghiên cứu khác. Theo Tạ Long và cộng sự nhận xét qua 2402 trường hợp nội soi dạ dày: tỷ lệ VDD là 34% ở nam và 50,7% ở nữ(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi, thấy cả typ viêm dạ dày mạn tính nông và viêm dạ dày teo. Tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính nông chiếm tỷ lệ thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với viêm dạ dày mạn tính teo. Trong viêm dạ dày mạn tính nông, tổn thương gặp ở thân vị nhiều hơn ở hang vị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu của Mai Thị Minh Huệ(3). Theo Mai Thị Minh Huệ, tỷ lệ viêm nông ở thân vị là 63,1% còn viêm nông ở hang vị là 22,8%. Tổn thương viêm dạ dày mạn tính teo lại có xu hướng ngược với viêm nông. Viêm teo ở hang vị chiếm tỷ lệ (64,45%) cao hơn viêm nông (8,43%). Tỷ lệ viêm teo /viêm nông ở hang vị là 7,64/1. Mức độ viêm teo vừa và nặng ở hang vị cũng cao hơn thân vị (73/5 trường hợp). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Thị Minh Huệ (2000), theo tác giả, tỷ lệ viêm teo ở hang vị/ viêm teo thân vị là 77,2%/15,3% và mức độ viêm teo nặng ở hang vị cũng cao hơn ở thân vị (16,4% so với 0,7%). Điều này gợi ý rằng, khi sinh thiết dạ dày để chẩn đoán VDDMT, các nhà nội soi cần phải sinh thiết cả thân vị và hang vị, đặc biệt không thể không sinh thiết hang vị, vì nếu thiếu sinh thiết hang vị sẽ có khả năng bỏ sót chẩn đoán hoặc định mức độ tổn thương nhẹ hơn thực tế. Về đặc điểm mô bệnh học của VDDMT Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phân loại Sydney, là phân loại được sử dụng khá phổ biến ở Việt nam và trên thế giới. Thực chất, phân loại Sydney dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn của nhiều phân loại trước đó nhưng nền tảng là phân loại của Whitehead và CS. Theo phân loại này, chẩn đoán MBH gồm 3 phần: tiền tố (nhằm định rõ nguyên nhân gây viêm dạ dày: Hp, tự miễn, vi rut, ký sinh trùng hay không rõ nguyên nhân<); phần trung tâm: chia thành viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính và viêm dạ dày dạng đặc biệt đồng thời có định rõ vị trí tổn thương (thân vị, hang vị, tá tràng, hay toàn bộ dạ dày); phần hậu tố để đánh giá mức độ hoạt động của viêm, mức độ nhiễm Hp, các tổn thương dị sản ruột, loạn sản đi kèm. Viêm dạ dày mạn tính nông Đặc điểm chung về mô bệnh học của các trường hợp viêm dạ dày mạn tính nông là tổn Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 73 thương viêm diễn ra chủ yếu ở lớp lamina propria với sự hiện diện của lympho bào, tương bào, bạch cầu đa nhân. Trong 3 thành phần tế bào viêm kể trên, thành phần bạch cầu đa nhân không nhất thiết phải hiện diện. Nếu không có hoặc có rất ít bạch cầu đa nhân, tổn thương được xếp vào nhóm không hoạt động. Nếu thành phần bạch cầu đa nhân nhiều, xâm nhập lòng tuyến, cổ tuyến sẽ được xếp vào nhóm hoạt động mạnh và nếu thành phần bạch cầu đa nhân ở mức trung gian sẽ được xếp vào nhóm hoạt động vừa(8). Về lý thuyết, để định mức độ hoạt động, người ta phải đếm và tính trung bình số lượng bạch cầu đa nhân trên một vi trường song trên thực tế, hầu hết các nhà bệnh học đều ước lượng số lượng bạch cầu để xác định mức độ hoạt động; vì thế, nhận định này trong nhiều trường hợp mang yếu tố chủ quan, phụ thuộc vào kinh nghiệm người đọc sinh thiết hơn là phụ thuộc vào một tiêu chí có thể lượng hoá được. Sự phân định mức độ hoạt động (kể cả trong VDDMT teo) là rất cần thiết cho nhà lâm sàng bởi nó rất có lợi khi đánh giá mức độ đáp ứng điều trị, đặc biệt khi có nhiễm Hp. Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ viêm hoạt động chiếm tới 80,72% và chỉ có 19,28% các trường hợp viêm không hoạt động. Trong số viêm hoạt động thì tỷ lệ viêm vừa và nặng chiếm đa số với 56,02%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Thị Minh Huệ (viêm hoạt động chiếm 74,6%)(8). Trong viêm nông, các tuyến không giảm số lượng, biểu mô bề mặt có thể loạn dưỡng hoặc bong từng chỗ, các khe tuyến kéo dài; điều này chứng minh rằng có sự huỷ hoại và sửa chữa tế bào ở mức độ nhất định. Các trường hợp VDDMT nông, ngoài các tiêu chuẩn chẩn đoán trên (định vị, mức độ tổn thương), người ta cũng đánh giá tình trạng có hay không có dị sản ruột và loạn sản. Các mức độ dị sản ruột được phân thành hai nhóm: ít và rộng; loạn sản được chia thành ba mức độ: nhẹ, vừa và nặng. Viêm teo dạ dày mạn tính Viêm mạn teo nhẹ Hình ảnh mô bệnh học của viêm mạn tính teo nhẹ gần giống như viêm mạn tính nông. Chúng tôi thấy rằng, các tuyến ít nhiều có tổn thương, số lượng và thể tích tuyến giảm ít. Các tế bào chính và tế bào thành bị thoái hoá, thậm chí hoại tử. Trong mô đệm thấy có xâm nhập nhiều lympho bào, tương bào. Một số trường hợp chúng tôi gặp nhiều ổ lympho bào hình thành tâm mầm sáng rõ, đối chiếu với một số phân loại, chúng tôi thấy có tác giả xếp loại này vào nhóm viêm dạ dày thể nang. Mức độ hoạt động cũng được đánh giá dựa vào sự hiện diện của bạch cầu đa nhân như viêm mạn tính nông. Các tổn thương dị sản ruột, loạn sản cũng sẽ được nhận định, đánh giá (nếu có). Viêm mạn teo vừa Trên mô bệnh học, chúng tôi thấy đây là tổn thương ở mức trung gian giữa viêm mạn teo nhẹ và teo nặng. Các trường hợp này đều có teo tuyến ở mức độ vừa phải. Do mô liên kết tăng sinh nên các tuyến cách xa nhau hơn, mô đệm nằm giữa các tuyến có nhiều lympho bào- tương bào. Viêm mạn teo nặng Các trường hợp viêm mạn teo nặng được xác định khi không còn hoặc mất hầu hết tổ chức tuyến. Mô đệm phát triển mạnh (có thể cả xơ và cơ niêm) làm cho các tuyến còn lại bị phân chia thành nhóm nhỏ, chiều dầy niêm mạc giảm rõ rệt. Các tế bào viêm xâm nhập toàn bộ chiều dầy của niêm mạc. Sự hiện diện của bạch cầu đa nhân có giá trị để đánh giá mức độ hoạt động. Thường ở những trường hợp này, chúng tôi gặp nhiều tổn thương khác như dị sản ruột, loạn sản. Về tỷ lệ H. pylori trong VDDMT và mối liên quan giữa H. pylori với viêm dạ dày Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đã được quy định, để khẳng định một trường hợp có nhiễm Hp hay không, bắt buộc phải có 2 phương pháp xác định Hp dương tính. Chúng tôi đã thực hiện việc xác định Hp bằng 2 phương pháp: test urease và tìm trên mảnh sinh thiết bằng nhuộm Giemsa và xem dưới độ phóng đại 1000 lần. Kết quả cho thấy trường hợp có dương tính kép là 46,98% và tỷ lệ xác định Hp của cả hai phương pháp là tương đương nhau. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hợp (1992): 80%, Nguyễn Hòa Bình (1996): 63,2%, Mai Thị Minh Huệ (2000): 64,9% . Sự khác biệt về tỷ lệ này có thể do việc chọn mẫu nghiên cứu nhưng cũng có thể cho thấy một xu thế tỷ lệ nhiễm Hp đang giảm dần do người dân hiểu biết hơn đã có biện pháp phòng tránh và/hoặc bệnh nhân đã điều trị Hp trước đó rồi mới đến khám bệnh. Ngày nay, người ta đã thừa nhận Hp là một trong những nguyên nhân gây viêm teo dạ dày. Nhiều nghiên cứu theo dõi lâu dài đã cho thấy sự phát triển viêm teo dạ dày ở bệnh nhân nhiễm Hp cao hơn có ý nghĩa so với những bệnh nhân có chẩn đoán Hp (-). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ viêm teo có Hp là 59,5%. Về mức độ nhiễm Hp chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ nhiễm Hp (+) chỉ chiếm có 36,05%, tỷ lệ Hp (+++) là 25,58%, tỷ lệ nhiễm Hp (++) là nhiều nhất với 38,37%. Tỷ lệ nhiễm Hp ở cả ba mức độ trong viêm teo cao hơn hẳn so với viêm nông (tỷ lệ chung là 5,14/1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hợp, Mai Thị Minh Huệ và Tạ Long(3,7). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm Hp trong viêm dạ dày mạn tính không hoạt động chiếm 43,75%, trong viêm dạ dày mạn tính hoạt động nhẹ là 53,66%, trong hoạt động vừa là 46,56% và trong hoạt động mạnh là 65,71%. Tỷ lệ Hp (+++) trong viêm dạ dày hoạt động mạnh chiếm tỷ lệ cao với 45,46%. Như vậy, mức độ hoạt động của viêm dạ dày mạn tính càng cao, tỷ lệ có Hp càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên vẫn có 48,2% các trường hợp viêm dạ dày mà không có sự hiện diện của Hp. Bởi thế, có thể coi Hp là một trong nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính. KẾT LUẬN Nghiên cứu mô bệnh học của 166 bệnh nhân VDDMT, đến khám tại phòng khám tiêu hóa bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, từ tháng 4- 2006 đến tháng 4- 2007, chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1. Bệnh gặp cả ở nam và nữ, tỷ lệ nam/nữ là gần tương đương nhau (87/79). Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40- 49 tuổi (27,71%). Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính có tỷ lệ viêm teo cao (72,89%) trong đó viêm teo vừa và nặng chiếm tỷ lệ cao (27,11% và 19,88%). Đa số các trường hợp viêm đều ở thể hoạt động (80,72%), các mức độ nhẹ, vừa và nặng tương tự nhau (24,70%; 34,94%; 21,08%). 2. Tỷ lệ nhiễm Hp trong VDDMT là 46,98%. Tỷ lệ nhiễm Hp ở cả 3 mức độ Hp (+), Hp (++), Hp (+++) trong viêm teo cao hơn hẳn viêm nông (tỷ lệ chung là 5.14/1). Có mối liên quan rõ rệt giữa mức độ nhiễm Hp và mức độ hoạt động của viêm dạ dày; số lượng Hp tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của VDDMT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Heatley R.V, Wyatt J.I. , (1995): Gastritis and Duodenitis, Gastroenterology Bockus, 5th Edition, Vol 1, PP. 635 -655. 2. Kurata J.H (1994): Gastritis Non – ulcer dyspepsia. Digestive diseases in the United States: Epidemiology and Impact. NIH publication No 94-447, 411-22 3. Mai Thị Minh Huệ (2000): Nghiên cứu tổn thương dị sản ruột, dị sản dạ dày và loạn sản ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà nội. 4. Nguyễn Thị Hoà Bình (2001): Nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mạn tính bằng nội soi, mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori. Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà nội. 5. Nguyễn Văn Toại, Trần Văn Hợp, Nguyễn Xuân Huyên (2001): Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học của viêm dạ dày mạn tính có nhiễm Helicobacter pylori và mối liên quan giữa chúng. Y học thực hành – số 4/2001, 16-19. 6. Nguyễn Xuân Huyên (1989): Viêm dạ dày. Trong bệnh học nội tiêu hoá. Nhà xuất bản Y học, trang 20- 24. Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 75 7. Tạ Long & CS (1993): Một số nhận xét qua 2402 trường hợp soi dạ dày. Y học Quân sự, (1), trang 21 – 22. 8. Whitehead R (1995): The classification of chronic gastritic: current status. J Clin Gastroenterol (Suppl) S 131-S134.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mo_benh_hoc_va_ty_le_nhiem_helicobacter_pylori_o.pdf