KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu mô hình bệnh ung
thư tại BVĐK Quảng nam qua 5 năm (2002-
2006), chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Mô hình bệnh ung thƣ
- Ung thư hay gặp tại BVĐK Quảng nam thứ
tự là: dạ dày, da, vú, cổ tử cung, vòm , đại trực
tràng; các loại ung thư khác tỷ lệ thấp hơn.
- 43% trường hợp được chẩn đoán bằng Tế
bào học chọc hút kim nhỏ hay phết bề mặt.
- Tỷ lệ nam/ nữ mắc ung thư nói chung là
ngang nhau. Nhưng có những đặc thù bệnh cho
từng giới; ở nam thứ tự là: ung thư dạ dày, vòm
miệng, đại- trực tràng, dương vật; ở nữ là: ung
thư cổ tử cung, vú, dạ dày, đại trực tràng.
- Bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao ở Tam kỳ
(33%), sau đó là Núi thành và Thăng bình (21
và 23%); các huyện khác tỷ lệ thấp.
Một số đặc điểm các ung thƣ thƣờng gặp:
- Ung thư dạ dày: Bệnh tăng dần theo nhóm
tuổi, tỷ lệ nam/nữ ngang nhau; Tam kỳ vẫn là
địa phương chiếm tỷ lệ bệnh cao.
- Ung thư cổ tử cung: cũng tăng dần theo
nhóm tuổi, nhưng có thể gặp ở bệnh nhân rất
trẻ (17t); bệnh có liên quan đến nhiễm HPV.
- Ung thư hạch: Phần lớn là hạch di căn của
ung thư biểu mô (78%); ung thư hạch nguyên
phát chiếm tỷ lệ thấp (2,4%), trong đó
lymphôm không Hodgkin nhiều gấp đôi
lymphôm Hodgkin.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mô hình bệnh ung thư tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam qua 5 năm 2002- 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 31
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH BỆNH UNG THƢ TẠI BVĐK QUẢNG NAM
QUA 5 NĂM 2002- 2006
Huỳnh Kim Thôi và cộng sự*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Bướu đầu xác định mô hình bệnh ung thư tại BVĐK tỉnh và tìm hiểu đặc điểm
của một số ung thư hay gặp tại BVĐK tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang và hồi cứu nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tại
Khoa Giải Phẫu Bệnh BVĐK Quảng Nam trong 5 năm từ 1/2002 đến 12/2006.
Kết quả: Mô hình bệnh ung thư: Kết quả nghiên cứu qua 5 năm cho thấy các ung thư hay gặp nhất ở
nam là: ung thư dạ dày, vòm miệng, đại trực tràng, dương vật. Các ung thư hay gặp ở nữ là ung thư cổ tử
cung, vú, đại trực tràng. Tỉ lệ nam/nữ là 0,86%. 43% trường hợp ung thư được chẩn đoán bằng tế bào học
chọc hút bằng kim nhỏ. Bệnh chiếm tỉ lệ cao ở Tam Kỳ, Núi Thành, và Thăng Bình. Đặc điểm một số ung
thư hay gặp: đối với ung thư dạ dày, tần suất bệnh tăng dần theo nhóm tuổi, tỉ lệ nam nữ ngang nhau. Ung
thư cổ tử cung có thể gặp ở người trẻ, bệnh có liên quan đến HPV. Ung thư hạch phần lớn là di căn của
ung thư biểu mô, ung thư hạch nguyên phát chiếm tỉ lệ thấp, trong đó lymphôm không Hodgkin cao gấp đôi
lymphôm Hodgkin.
ABSTRACT
THE STATISTICS OF CANCER IN THE HOSPITAL OF QUANG NAM IN 5 YEARS 2002-2006
Huynh Kim Thoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 31 – 35
Objectives: To establish the statistics of cancers and to acknowledge the features of some common
cancers diagnosed in the general hospital of Quangnam
Method: descriptive and retrospective study of all cases of cancer diagnosed at the department of
pathology of the general hospital of Quang Nam in 5 years (from January, 2002 to December, 2006).
Results: The statistics of cancer: After 5 years, we notify that cancers most likely occurred in men include
gastric cancers, oral cancers, colorectal cancers, and penis cancers. The cancers most commonly found in women
are cervical cancers, breast cancers, colorectal cancers. The male- female ratio is 0.86%. 43% of cases were
diagnosed by FNAC. Its incidence remains high in Tamky, Nuithanh, and Thangbinh. The features of some
common cancers: in gastric cancers, the incidence raised with age. There is an equal risk between male and female.
Cervical cancers are likely to occur in young individuals and related to infection of HPV. A high proportion of
lymph node cancers are metastases of epithelial carcinoma. The primary cancers take low proportion, in which
Non Hodgkin’s Lymphomas is twice higher than Hodgkin’s lymphomas.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta đã có
nhiều thay đổi, có sự đan xen giữa các bệnh của
một nước nghèo như: nhiễm trùng, ký sinh
trùng, suy dinh dưỡng... và bệnh của các nước
phát triển như: tai nạn giao thông, các hội chứng
rối loạn chuyển hoá, tăng huyết áp, ung thư...
Đặc biệt gần đây báo chí liên tục nói đến
các “làng ung thư” ở khắp nơi trên cả nước. Số
lượng bệnh nhân ung thư vào viện ngày càng
tăng, gây quá tải cho các bệnh viện chuyên
ngành tuyến Trung ương. Do đó, Bộ Y tế đã
quyết định thành lập Khoa Ung bướu ở các
bệnh viện tuyến tỉnh.
* Khoa Giải phẫu bệnh, BVĐK Quảng Nam.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học 32
BVĐK Quảng nam là bệnh viện hạng II tuyến
tỉnh, mới thành lập hơn 10 năm, Khoa Ung
bướu chỉ mới được thành lập. Để có hướng
đầu tư kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị
và đào tạo con người cho phù hợp với tình
hình địa phương, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu mô hình bệnh ung thư tại BVĐK
Quảng nam” với 2 mục tiêu:
- Bước đầu xác định mô hình bệnh ung thư
tại BVĐK tỉnh.
- Tìm hiểu đặc điểm của một số ung thư
hay gặp tại BVĐK tỉnh.
- Đây là cơ sở để mở rộng nghiên cứu mô
hình bệnh ung thư trong cộng đồng thời gian đến.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phƣơng pháp
Mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Phƣơng tiện áp dụng
- Chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân và bệnh phẩm phẫu
thuật được chẩn đoán Giải phẫu bệnh tại Khoa
Giải phẫu bệnh BVĐK Quảng nam là ung thư
trong 5 năm, từ 1/2002 đến 12/2006.
- Kỹ thuật
Bệnh phẩm phẫu thuật được phẫu tích, vùi
nến, cắt nhuộm HE, PAS, Giêmsa. Bệnh nhân
có u, hạch được chọc hút kim nhỏ hoặc phết
bề mặt, nhuộm Giêmsa, Papanicolaou.
- Đọc kết quả
Kết quả đọc dưới kính hiển vi quang học
độ phóng đại 10, 40, 100, bằng Tế bào học và
Mô bệnh học tại chỗ nếu kết quả rõ. Các
trường hợp không điển hình hay cần nhuộm
Hoá mô miễn dịch thì gửi tuyến trên (Bộ môn
Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà nội và
Khoa giải phẫu bệnh BV Chợ rẫy TP. HCM).
- Xử lý thống kê
Kết quả nghiên cứu được xử lý theo pháp
pháp thống kê y học thông thường.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - BÀN LUẬN
Số lƣợng và tần số bệnh
Trong 7.400 bệnh phẩm phẫu thuật được
chẩn đoán mô bệnh học và 7.600 bệnh nhân
được chọc hút kim nhỏ chẩn đoán tế bào học,
chúng tôi chẩn đoán được 895 trường hợp ung
thư; tỷ lệ bệnh ung thư là: 897/ 15.000 = 6% tại
bệnh viện. Tỷ lệ phân bố các bệnh như sau:
Bảng 1: Tần suất bệnh ung thư tại BVĐK Quảng
nam (từ cao đến thấp)
TT Loại bệnh Số lượng (ca) Tỷ lệ
(%) Nam Nữ Cộng
1 Hạch 128 73 201 22
2 Dạ dày- ruột 49 48 97 11
3 Da 32 44 76 8
4 Vú -- 74 74 8
5 Cổ tử cung -- 63 63 7
6 Vòm, xoang, mũi, họng 37 21 58 6
7 Đại, trực tràng 31 26 57 6
8 Mô mềm 20 26 46 5
9 Xương sụn 17 19 36 4
10 Gan mật,tuỵ 21 09 30 3
11 Dương vật 29 -- 29 3
12 Thân tử cung, buồng
trứng
-- 29 29 3
13 Tiết niệu 17 09 26 3
14 Tuyến giáp 10 11 21 2
15 Tuyến nước bọt 09 06 15 2
16 Tim, phổi 05 10 15 2
17 Não 06 06 12 1
18 Nhau thai -- 07 07 1
19 Thực quản 02 01 03 0
Cộng 413 482 895 100
- Các ung thư có tỷ lệ cao nhất ở hai giới là:
Dạ dày- ruột, da, vú, cổ tử cung, vòm- mũi-
họng và đại- trực tràng.
- Ở nam, hay gặp nhất là ung thư dạ dày-
ruột, sau đó là xoang- vòm và đại- trực tràng.
- Ở nữ, cao nhất là ung thư vú và cổ tử
cung, sau đó mới đến dạ dày- ruột.
- Tỷ lệ nam/ nữ: 0,86.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 33
- Bệnh lý của hạch chiếm số lượng cao nhất
trong nghiên cứu (22%); nhưng chủ yếu là
hạch di căn, ung thư hạch nguyên phát chiếm
tỷ lệ thấp.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tổ
chức chống ung thư quốc tế (UICC). So với trong
nước thì tỷ lệ của chúng tôi phù hợp với Hà nội
và Đà nẵng, nhưng khác tỷ lệ một số bệnh với
Tp. Hồ Chí Minh(4,5) (xem bảng sau).
Tỷ lệ các vị trí mắc ung thƣ so với UICC và 3
trung tâm trong nƣớc
Vị trí Quảng
nam
UICC Hà nội Tp. Hồ
Chí Minh
Đà
nẵng
Dạ dày
Da
Vú
CTC
Vòm họng
Đại trực tràng
Hạch
11
8
8
7
6
6
2,4
12,6
-
-
-
7,9
8,8
4,3
17
-
7,5
2,8
4,5
-
4,7
2,2
-
9,92
25,52
5,2
-
3,7
14,0
-
11,2
9,5
-
-
8,2
Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh ung thƣ:
Bảng 2: Các phương pháp sử dụng chẩn đoán ung thư.
Loại bệnh Phương pháp chẩn đoán Cộng
Tế bào học Mô bệnh học
Hạch 169 32 201
Dạ dày- ruột -- 97 97
Da 12 64 76
Vú 55 19 74
Cổ tử cung 24 39 63
Vòm, xoang, mũi,
họng
20 38 58
Đại, trực tràng -- 58 57
Mô mềm 24 22 46
Xương sụn 20 16 36
Gan mật,tuỵ 15 15 30
Dương vật 04 25 29
Thân tử cung, buồng
trứng
-- 29 29
Tiết niệu -- 26 26
Tuyến giáp 15 06 21
Tuyến nước bọt 08 07 15
Tim, phổi 15 -- 15
Não -- 12 12
Nhau thai -- 07 07
Thực quản -- 03 03
Cộng 381 513 895
Chẩn đoán Tế bào học chọc dò kim nhỏ các
khối u, hạch và các dịch phết bề mặt là một
công cụ hữu hiệu để chẩn đoán bệnh sớm, phù
hợp với tiêu chẩn của tổ chức Y tế thế giới đưa
ra, đó là: nhanh, rẻ, đơn giản, nhạy, đặc hiệu(1).
Theo bảng trên, tại bệnh viện chúng tôi sử
dụng Tế bào học chẩn đoán được hầu hết các
bệnh ở vị trí bên ngoài cơ thể như: hạch, tuyến
vú, tuyến giáp, cổ tử cung. Những trường hợp
khó mới cần đến Mô bệnh học. Mô bệnh học
thường được làm sau mổ triệt để, phục vụ cho
phân typ và các kỹ thuật chẩn đoán phân biệt
các bệnh không điển hình hay khó.
Các tỷ lệ dùng các phương pháp chẩn
đoán cũng giống với nghiên cứu của Bệnh
viện đa khoa Thái nguyên(3) với qui mô cũng
tương đương BVĐK Quảng nam.
Phân bố bệnh qua các năm
Bảng 3: Bệnh ung thư qua các năm.
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Cộng
Tần số 179 159 224 147 186 895
Tỷ lệ
(%)
20 18 25 16 21 100
Mô hình bệnh ung thư tại BVĐK Quảng
nam trong 5 năm qua khá ổn định; riêng năm
2004 thì số lượng tăng hơn các năm khác
(25%). Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Đây là cơ sở để xây dựng các chiến
lược về đào tạo, đầu tư mua sắm, xây dựng
kết cấu hạ tầng cho khoa Ung bướu những
năm tiếp theo.
Tuổi và giới
Bảng 4: Phân loại bệnh theo tuổi và giới
Tuổi
Giới
60 Cộng
Tần
số
Tỷ
lệ %
Tần
số
Tỷ
lệ %
Tần
số
Tỷ
lệ %
Tần
số
Tỷ lệ
%
Tần
số
Tỷ lệ
%
Nam 11 3 49 12 134 32 219 53 413 100
Nữ 13 3 75 16 156 32 238 49 482 100
Cộng 24 3 124 14 290 32 457 51 895 100
Ung thư tăng dần theo tuổi là điều đã
được y văn khẳng định; nhưng trong nghiên
cứu cho thấy: 17% bệnh nhân ung thư là dưới
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh– Tế Bào Bệnh Học 34
40t. Đây là độ tuổi sung sức nhất của cuộc đời,
với nhiều cống hiến cho xã hội... Điều đó đặt
ra yêu cầu phải nghiên cứu các yếu tố nguy cơ
ung thư và thời gian tác động của các yếu tố
đó ở địa phương.
Tỷ lệ nam nữ mắc ung thư trong nghiên
cứu không có sự khác biệt, phù hợp với y văn,
vì mỗi giới có các bệnh đặc thù.
Bệnh ung thƣ theo địa phƣơng
Bảng 5: Tổng hợp bệnh theo địa phương
Các loại
bệnh
Núi
thành
Tam
Kỳ
Tiên
Phước
Trà
My
Thăng
Bình
Khác
(*)
Cộng
Hạch 30 64 14 12 50 31 201
Dạ dày- ruột 20 36 09 02 24 05 97
Da 14 25 07 03 21 06 76
Vú 18 24 08 -- 19 05 74
Cổ tử cung 12 18 10 02 14 07 63
Vòm, xoang,
mũi, họng
14 17 04 -- 18 05 58
Đại, trực
tràng
13 23 02 02 13 05 57
Mô mềm 14 15 03 01 10 03 46
Xương sụn 09 12 05 02 05 03 36
Gan mật,tuỵ 10 07 04 01 04 04 30
Dương vật 06 11 03 -- 04 05 29
Thân tử
cung, buồng
trứng
05 10 04 02 05 03 29
Tiết niệu 10 12 02 -- 02 -- 26
Tuyến giáp 01 02 03 -- 06 09 21
Tuyến nước
bọt
05 04 01 01 01 03 15
Tim, phổi 05 04 02 -- 01 03 15
Não 01 05 01 01 03 01 12
Nhau thai 01 01 02 -- 02 01 07
Thực quản -- 02 01 -- -- -- 03
Cộng 188 292 85 29 202 99 895
% 21 33 9 3 23 11 100
(*): Bệnh phần lớn ỏ khu vực phía Nam của tỉnh, các huyện
phía Bắc gần Đà nẵng hơn, nên không được đưa vào nghiên cứu
này; do đó, tỷ lệ bệnh không đại diện cho cộng đồng của cả tỉnh.
- Tại khu vực phía Nam tỉnh Quảng nam,
bệnh gặp nhiều nhất ở các huyện đồng bằng;
cao nhất là Tp. Tam kỳ (33%), sau đó là Thăng
bình và Núi thành (23% và 21%). Các huyện
miền núi: Trà my, Tiên phước tỷ lệ thấp hơn.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,5).
- Xét về các bệnh ung thư thường gặp đã
nói ở phần trên, thì Tam kỳ vẫn chiếm tỷ lệ
cao hơn các huyện khác.
Một số đặc điểm của các ung thƣ thƣờng gặp
Về ung thư hạch:
Bảng 6: Phân loại các bệnh ung thư hạch.
Loại
bệnh
Lymphôm
Hodgkin
Lymphôm
không
Hodgkin
Hạch di
căn
Cộng
Tần số 15 30 156 201
Tỷ lệ (%) 7 15 78 100
Rất ít trường hợp ung thư hạch nguyên
phát (2,4%). Tỷ lệ này phù hợp với các tác
giả(3,4,5); trong đó lymphôm không Hodgkin
nhiều gấp đôi bệnh Hodgkin; 78% trường hợp
còn lại là hạch di căn.
Bảng 7: Các loại bệnh ung thư di căn hạch.
Loại bệnh Ung thư
biểu mô
Ung thư liên
kết
Cộng
Tần số 148 8 156
Tỷ lệ (%) 95 05 100
* Nhận xét: Phần lớn bệnh ung thư di căn
hạch là ung thư biểu mô (95%), ung thư liên
kết có di căn hạch nhưng hiếm; do các loại ung
thư liên kết thường di căn theo đường máu.
Về ung thư dạ dày- ruột
Từ bảng 1, bảng 2 và bảng 3, cho thấy:
- Ung thư dạ dày trong nghiên cứu chúng
tôi không có sự khác biệt về giới (tỷ lệ nam/
nữ là: 48/49). Theo y văn thì nam thường cao
hơn nữ.
- Về địa phƣơng
Tam kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất (36%); Núi Thành
và Thăng Bình tỷ lệ ngang nhau (20 và 24%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 35
Về lứa tuổi và giới tính
Bảng 8: Tuổi và giới trong ung thư dạ dày.
Tuổi <=
20
21-
40
41-
60
> 60 Cộng
Giới Nam -- 05 18 27 50
Nữ -- 05 10 32 47
Cộng -- 10 28 59 97
Bệnh tăng dần theo tuổi, nhỏ nhất chúng
tôi gặp là nữ 24t; so với nghiên cứu của Huỳnh
Kim Thôi tại bệnh viện Trung ương Quân đội
108, thì tỷ lệ người trẻ trong nghiên cứu này
cao hơn(2).
Về ung thư cổ tử cung
- Theo bảng 2, trong 63 trường hợp ung
thư cổ tử cung, Tế bào học chẩn đoán được 24
trường hợp (38%), Mô bệnh học chẩn đoán
trong 39 trường hợp (62%).
- Liên quan giữa ung thư cổ tử cung với
dấu hiệu nhiễm HPV: Nhiễm HPV làm biến
đổi tế bào biểu mô cổ tử cung với hình ảnh
khoảng trống quanh nhân (tế bào rỗng).
Bảng 9: HPV và Ung thư cổ tử cung
Có tế bào
rỗng
Không có tế bào
rỗng
Cộng
Tần số 48 15 63
Tỷ lệ (%) 76 24 100
Phần lớn ung thư cổ tử cung phát hiện
được còn kèm với dấu hiệu gián tiếp của
nhiễm HPV. Điều này đã được y văn khẳng
định; nhưng tại bệnh viện chúng tôi không có
điều kiện để phân typ để phục vụ cho tiêm
vắc-xin phòng ngừa cho cộng đồng về sau.
Bảng 10: Lứa tuổi ung thư cổ tử cung.
Lứa tuổi 60 Cộng
Tần số 1 4 25 33 63
Tỷ lệ (%) 2 6 40 52 100
Cũng như các loại ung thư khác, ung thư
cổ tử cung cũng tăng dần theo tuổi; nhóm có
tỷ lệ cao nhất là trên 60t (52%). Đặc biệt chúng
tôi gặp một trường hợp ung thư rất trẻ (17t),
chưa có gia đình. Khả năng bé gái bị lây
truyền HPV từ mẹ trong lúc sinh.
KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu mô hình bệnh ung
thư tại BVĐK Quảng nam qua 5 năm (2002-
2006), chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Mô hình bệnh ung thƣ
- Ung thư hay gặp tại BVĐK Quảng nam thứ
tự là: dạ dày, da, vú, cổ tử cung, vòm , đại trực
tràng; các loại ung thư khác tỷ lệ thấp hơn.
- 43% trường hợp được chẩn đoán bằng Tế
bào học chọc hút kim nhỏ hay phết bề mặt.
- Tỷ lệ nam/ nữ mắc ung thư nói chung là
ngang nhau. Nhưng có những đặc thù bệnh cho
từng giới; ở nam thứ tự là: ung thư dạ dày, vòm
miệng, đại- trực tràng, dương vật; ở nữ là: ung
thư cổ tử cung, vú, dạ dày, đại trực tràng.
- Bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao ở Tam kỳ
(33%), sau đó là Núi thành và Thăng bình (21
và 23%); các huyện khác tỷ lệ thấp.
Một số đặc điểm các ung thƣ thƣờng gặp:
- Ung thư dạ dày: Bệnh tăng dần theo nhóm
tuổi, tỷ lệ nam/nữ ngang nhau; Tam kỳ vẫn là
địa phương chiếm tỷ lệ bệnh cao.
- Ung thư cổ tử cung: cũng tăng dần theo
nhóm tuổi, nhưng có thể gặp ở bệnh nhân rất
trẻ (17t); bệnh có liên quan đến nhiễm HPV.
- Ung thư hạch: Phần lớn là hạch di căn của
ung thư biểu mô (78%); ung thư hạch nguyên
phát chiếm tỷ lệ thấp (2,4%), trong đó
lymphôm không Hodgkin nhiều gấp đôi
lymphôm Hodgkin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson GH (1991). Cytologic screening programs. In:
Bibbo M, Comprehensive cytopathology, pp 48- 57. W.B.
Saunders company, Chicago, Illinois.
2. Huỳnh Kim Thôi (2000). Nghiên cứu đặc điểm Giải phẫu
bệnh học của Ung thư dạ dày. Luận văn Thạc sĩ y học.
Trường Đại học Y Hà nội, 2000.
3. Nông Văn Quế. Một số nhân xét về ung thư tại BVĐK Thái
nguyên. Y học Việt nam số 7 năm 1993, tập 173: 24-27.
4. Phạm Hoàng Anh. Ung thư Hà nội 1991- 1992. Y học Việt
nam số 7 năm 1993, tập 173: 14- 21.
5. Phạm Thuỵ Liên. Tình hình ung thư ở Việt nam và công tác
phòng chống. Y học Việt nam số 7 năm 1993, tập 173: 1-9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mo_hinh_benh_ung_thu_tai_benh_vien_da_khoa_quang.pdf