Nghiên cứu mô hình chaebol hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam

Việc cho vay vốn với lói suất ưu đói là cần thiết để các tổng công ty có khả nămg đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm và đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này. Để chính sách tín dụng ưu đói phỏt huy được hiệu quả, chính phủ cần ràng buộc các công ty bằng cách gắn những hỗ trợ tín dụng dành cho các công ty này với những kết quả hoạt động kinh doanh của chúng trên thị trường. Sự kiểm soát kết quả hoạt động kinh doanh của các đối tượng được hưởng ưu đói về tớn dụng là cơ sở để quyết định có tái cấp vốn cho các đối tượng đó hay không – có nghĩa các khoản nợ hiện tại nên được chấm dứt hoặc các khoản mới nên được mở rộng tiếp hay không và nếu có thỡ với những điều kiện gỡ. Nếu như các công ty thực hiện các hoạt động xuất khẩu không có kết quả hoặc trong trường hợp công ty sử dụng vốn vay ưu đói khụng đúng mục đích thỡ cần cắt cỏc khoản tớn dụng ưu đói. Nếu cụng ty hoạt động tốt thỡ nú cú thể nhận được các hỗ trợ tiếp tục như cũ hoặc mở rộng hơn. Trong trường hợp nếu công ty sử dụng cỏc khoản hỗ trợ khụng cú kết quả thỡ nú sẽ bị trừng phạt bằng việc giảm hoặc chấm dứt cỏc khoản hỗ trợ. Cỏc quyết định có tái cấp vốn có tác dụng khuyến khích các công ty quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Các công ty muốn nhận các khoản tín dụng ưu đói thỡ đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mỡnh với cỏc cụng ty khỏc hoạt động trong cùng một ngành. Nếu công ty hoạt động tốt thỡ nú cú thể nhận thờm hỗ trợ nhưng trong trường hợp nếu công ty sử dụng các khoản hỗ trợ không có kết quả thỡ nú sẽ phải bị trừng phạt bằng việc cắt giảm hoặc các khoản hỗ trợ. Các quyết định tái cấp vốn có tác dụng khuyến khích các công ty quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Các công ty muốn nhận được các khoản tín dụng ưu đói thỡ đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mỡnh với cỏc cụng ty khỏc hoạt động trong cùng một ngành. Cách làm này sẽ góp phần làm giảm thiểu những rủi ro liên quan đến định hướng can thiệp của chính phủ, làm sống động thêm các hoạt động công nghiệp và có khả năng mang lại những kết quả to lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.

doc38 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu mô hình chaebol hàn quốc và bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cùng Chaebol thấp hơn là giao dịch trên thị trường. Chi phí giao dịch thấp sẽ tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó việc đa dạng hoá nhằm theo đuổi mục đích mở rộng quy mô đã khiến các Chaebol chỉ chú trọng mở rộng quy mô và mở rộng thị trường mới chứ không chú trọng đầu tư nâng cao năng suất. Để xâm nhập thị trường hàng tiêu dùng quốc tế mà vốn không có lợi thế về kỹ thuật và công nghệ cao, các Chaebol đa dạng hoá vào những ngành có thể khai thác những lợi thế về nguồn lao động và mức thuế thấp để cạnh tranh bằng mức giá thấp chứ không đầu tư lớn vào nghiên cứu kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Ở Đông Nam Á và Ấn Độ, công ty LG hiện đang có mặt trong ngành công nghiệp hoá dầu, lọc dầu và phát triển địa ốc cùng lúc với các ngành nghề truyền thống của họ về điện tử và các loại máy thu hình, sản phẩm nghe nhin, điện gia dụng, máy tính và thiết bị văn phòng tự động. Gần đây, LG đã bỏ ra 351 triệu USD để mua lại 58% cổ phần của công ty sản xuất máy tính truyền hình Zenith Electronics. Trên thị trường được bảo hộ ở quê hương, LG vẫn thương hiệu số một về máy truyền hình, tủ lạnh và máy giặt nhưng trên thị trường quốc tế các giòng sản phẩm mở rộng của họ đang nằm trong tình trạng bất lợi nặng nề. IV.Đánh giá hoạt động của mô hình Cheabol từ sau khủng hoảng 1997 Trong số những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng là do tỷ lệ nợ trên tổng tài sản quá cao và các kết quả hoạt động kinh doanh không lành mạnh của nhiều công ty lớn. Điều này đòi hỏi phải thực hiện tái cơ cấu Chaebol. Dưới sự giám sát chặt chẽ của IMF, chương trình cải tổ nền kinh tế bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. 4.1.Những thành tựu đạt được sau cải tổ Công cuộc cải tổ một số Chaebol đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện ở những khía cạnh sau: 4.1.1.Về cơ cấu kinh doanh Vài năm đầu tiên sau khi công cuộc cải tổ được bắt đầu, số lượng các chi nhánh bình quân của các Chaebol đã giảm 22,9%. Năm 2000 Daewoo chỉ còn lại hai chi nhánh so với năm 1999 có 34 chi nhánh, còn Hyundai đã giảm chi nhánh của mình từ 62 xuống còn 35. 4.1.2.Về cơ cấu vốn Nhờ thay đổi đáng kể của môi trường kinh tế vĩ mô từ sau khủng hoảng, tác động hỗ trợ của Chính Phủ cũng như những cố gắng của các tập đoàn. Chương trình tái cơ cấu nợ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đến cuối năm 2000 tỷ lệ nợ của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc giảm xuống còn 171%. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát của Uỷ ban Tư vấn tài chính (FSS) thực hiện tháng 6 năm 2001 thì tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trung bình của bốn Chaebol lớn nhất năm 2001 vẫn còn rất cao là 327%. Mức chi tài chính của các công ty không giảm và mức doanh thu thì tăng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng doanh thu là do chính sách giảm lãi suất vay vốn của chính phủ và sự cho phép sa thải lao động dư thừa ở các doanh nghiệp khiến chi phí sản xuất giảm. Và để giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, các Chaebol đã tăng cường phát hành phiếu nợ và tăng cường đầu tư chéo giữa các công ty thành viên của Chaebol hơn là giảm tổng nợ. 4.1.3.Về quản lý công ty Trong khu vực quản lý công ty nói chung và đối với các Chaebol nói riêng, quan điểm " quy mô lớn để không bị phá sản" đã được chấm dứt. Chiến lược kinh doanh của các Chaebol tập trung hơn vào các mục tiêu khả năng sinh lợi hơn là thị phần. Các cổ đông là tổ chức kinh doanh bao gồm ngân hàng và các thể chế tài chính đã bắt đầu thực hiện quyền bầu cử của mình. Do số lượng các tổ chức đầu tư ngày càng tăng nên vai trò của họ trong quản lý cũng được tăng lên đáng kể. Các nguyên tắc kế toán và tính minh bạch ở các Chaebol cũng được cải tiển một bước. 4.2. Những tồn tại chủ yếu Tuy đạt được những thành công rực rỡ nhưng mô hình cheabol cũng không tránh khỏi những khuyết điểm và yếu kém trong cơ chế quản lý.Chính những khuyết điểm và yếu kém này đã khiến cho các cheabol-được coi là những đại gia thống trị nền kinh tế phải lao đao và có nguy cơ bị tiêu diệt khi mà cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 diễn ra và có tác động đến phần lớn các nước trong khu vực. 4.2.1.Trên phương diện vĩ mô -Sự bảo trợ của Chính phủ đối với các tập đoàn trong những hoàn cảnh nhất định là cần thiết nhưng sự bảo trợ quá mức sẽ làm yếu đi sức cạnh tranh của các tập đoàn. Thêm vào đó việc quy định giới hạn trần đầu tư vào các kinh doanh mới và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản như nhau (200%) đối với các Chaebol bất kể chúng hoạt động ở lĩnh vực nào và khả năng tài chính của công ty như thế nào là không cần thiết. Mỗi công ty có đặc điểm riêng về hoạt động kinh doanh và năng lực quản lý của mình nên không thể có một cơ cấu vốn tối ưu duy nhất cho tất cả các công ty. Yêu cầu này có thể làm hạn chế khả năng đầu tư của các Chaebol nhằm khai thác cơ hội kinh doanh ở những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn. -Sự phân biệt chính sách đối với các Chaebol theo quy mô của chúng tạo nên sự không công bằng. Những yêu cầu đầu tư đối với các Chaebol có quy mô lớn có thể làm các Chaebol khác đứng ở thứ hạng thấp hơn không muốn trở thành một trong số 50 Chaebol hàng đầu vì để giảm thiểu những điều khoản ngăn cấm mà chính phủ áp dụng đối với 50 Chaebol hàng đầu. -Cải tổ khu vực công ty chậm chạp trong đó bao gồm cả các công ty thuộc Chaebol. Mặc dù Hàn Quốc thực hiện cải tổ công ty với tiến triển nhanh hơn so với một số quốc gia khác do một số nguyên nhân như quyết tâm cải tổ cao, nhưng nhìn chung, công cuộc cải tổ khu vực công ty nói chung và các Chaebol nói riêng tiến triển một cách chậm chạp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như yếu kém về nghiệp vụ ngân hàng trong việc đánh giá các khoản nợ, những phản ứng của giới Chaebol, hệ thống giám sát việc thực thi Luật phá sản... -Mối quan hệ giữa chính phủ - ngân hàng - Chaebol về cơ bản vẫn chưa thay đổi. Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, khi mới ra đời và quy mô còn nhỏ, Chaebol phụ thuộc vào chính phủ và buộc phải tuân thủ những yêu cầu của chính phủ. Khi đã lớn mạnh, các Chaebol buộc chính phủ ban hành các chính sách có lợi cho họ. Khi công cuộc cải tổ được bắt đầu thực hiện, các Chaebol đã tỏ thái độ chống đối các chính sách của Chính phủ. Họ chỉ thực hiện những chính sách có lợi cho họ như sa thải lao động, còn những chính sách khác họ thường không thực hiện. Khi các Chaebol phản ứng về những quy định đầu tư, chính phủ đã đáp ứng lại yêu cầu của họ, thực hiện hạ thấp giới hạn trần đầu tư. Thông qua các ngân hàng của mình, chính phủ bơm tiền từ ngân sách nhà nước cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính yếu kém nhằm làm sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng này như đã làm trước đây. Nếu chính phủ không chấm dứt những hỗ trợ này thì các Chaebol sẽ vẫn tiếp tục vay nợ nhiều hơn nữa, và người gánh chịu hậu quả không ai khác lại là người dân. Cuối năm 2003, khi hầu hết các công ty kinh doanh thẻ tín dụng có nguy cơ bị phá sản thì chính phủ đã khuyến khích các ngân hàng lớn tham gia cứu giúp các hãng phân phối thẻ tín dụng nhằm không gây phản ứng dây chuyền cho nền kinh tế đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Cho đến nay vẫn chưa có những thay đổi cần thiết trong mối quan hệ giữa chính phủ, ngân hàng và các Chaebol. Chính phủ vẫn tiếp tục ép buộc các ngân hàng bằng các mệnh lệnh của mình. Mối quan hệ của các ngân hàng và Chaebol vẫn chịu sự kiểm soát của chính phủ. Biểu đồ 3: Lượng tiền chính phủ bơm vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính thời kỳ 1998- 2002 Đơn vị tính: Nghìn tỷ Won Nguồn: Báo The Korea Time. 4.2.2.Trên phương diện vi mô Trên phương diện vi mô, chương trình cải tổ mặc dù có những kết quả khởi đầu khả quan nhưng cũng đã tỏ ra không có hiệu quả. Ngoài nhiệm vụ giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, các nhiệm vụ khác như cải tiến quản lý tập đoàn cũng chưa thực hiện được mục tiêu đề ra. -Cung cách quản lý của các Chaebol không có mấy thay đổi. Các giám đốc điều hành là những người được thuê từ bên ngoài thường nắm rất ít cổ phần nên mục tiêu của họ rất khác so với mục tiêu của các cổ đông. Họ thường chỉ chú trọng đến những lợi ích không phải bằng tiền như sự tín nhiệm, chức vụ. Họ có khuynh hướng ưu tiên cho những thành công của công ty trong ngắn hạn để chứng tỏ khả năng của mình, trong khi đó quyền lợi của các cổ đông lại phụ thuộc những thành công trong dài hạn. Các giám đốc từ bên ngoài còn có hạn chế là do không hiểu biết về công ty nên họ mất thời gian tìm hiểu thông tin về công ty. Các giám đốc người ngoại quốc không am hiểu văn hoá trong nước, khó thích nghi với điều kiện mới. Về cơ bản, họ không muốn đổi mới và chỉ thực hiện điều này khi có những kích thích bất thường. -Việc thực hiện nguyên tắc rõ ràng minh bạch trong quản lý còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của The Korea Time năm 2002 có 174 công ty kinh doanh trên lĩnh vực thị trường chứng khoán đã vi phạm nguyên tắc này. Hàn Quốc là một trong bốn nước không rõ ràng nhất trong công tác kế toán, xếp thứ 33 trong 34 nước được nghiên cứu. Tính không minh bạch và nạn tham nhũng là yếu tố cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài. -Các Chaebol vẫn thực hiện đa dạng hoá ở mức độ cao. Như phần trên ta đã phân tích, đa dạng hoá gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội. Số lượng các công ty thành viên của 30 Chaebol hàng đầu trong 2 năm 2000 và 2001 đều vẫn ở mức 616 công ty. -Quy mô tài sản của 30 Chaebol hàng đầu và đặc biệt là nhóm 5 Chaebol hàng đầu không những không giảm mà còn tăng nhanh. Việc cải tổ còn tạo thêm điều kiện cho Chaebol bành trướng quy mô. Bảng 3: Tổng tài sản của 30 Chaebol hàng đầu Đơn vị tính: Nghìn tỷ Won 5 chaebol hàng đầu 6-30 chaebol hàng đầu Tổng 30 chaebol Tỷ lệ của 5 chaebol trong tổng số 30 chaebol 1996(B) 1997 1998 1999(A) 2000 161.713 202.006 273.090 310.870 264.563 125.373 146.358 162.228 161.887 158.234 287.086 348.364 435.318 472.757 422.797 56,3% 58,0% 62,7% 65,8% 62,6% A/B(tỷ lệ tăng trưởng) 92,2% 29,1% 64,6% Nguồn: Uỷ ban Thương mại tự do Bảng 4: Tổng tài sản của 5 chaebol hàng đầu Đơn vị tính: Nghìn tỷ Won Hyundai Samsung Daewoo(Hanjin) LG SK 1996(B) 1997 1998 1999(A) 2000 43.743 53.597 73.520 88.806 88.649 40.761 51.651 64.536 61.606 67.384 31.313 35.455 52.994 78.168 (20.771) 31.395 38.376 52.773 49.524 47.612 14.501 22.927 29.267 32.766 40.147 A/B(tỷ lệ tăng trưởng) 102,7% 65,3% 120,5% 51,6% 176,8% Nguồn: Uỷ ban Thương mại tự do -Vấn đề tham nhũng trong các cheabol. Sau khủng hoảng,một số cheabol may mắn vượt qua được thì lại nảy sinh một vấn đề mới.Đó là nạn tham nhũng và trốn thuế của một số công ty và tập đoàn lớn.Để xảy ra tình trạng trên là do cơ chế quản lý tài chính lỏng lẻo đã dẫn tới những thất thoát lớn về tài chính.Năm 2003,6 tập đoàn công nghiệp lớn của Hàn Quốc bị uỷ ban thuơng mại nước này (FTC) phạt tổng số tiền 31.5 tỷ won~27.2 tỷ USD do những giao dịch bất hợp pháp để trục lợi. Đáng chú ý là khoản phạt 29 triệu won đối với tập đoàn viễn thông SK. FTC cũng ra phán quyết phạt các tập đoàn nổi tiếng gồm: Samsung, Huyndai,LG và 2 công ty con của gia đình Huyndai là HuyndaiMotors và xưởng đóng tàu Huyndai.FTC tiến hành hàng loạt các điều tra về sai phạm tài chính đối với các Chaebol và theo các nhà phân tích sai phạm của các doanh nghiệp này là khó tránh khỏi khi tất cả đều có cơ cấu quản lý phức tạp đa quốc gia,dễ nảy sinh tình trạng trốn thuế,lậu thuế.Ngay sau đó các cheabol đã sửa chữa sai phạm một cách tích cực do yêu cầu của FTC. Mặt khác các Chaebol có tổ chức khép kín nên vấn đề minh bạch thông tin không cao, hiện tượng các công ty con mua bán cổ phiếu bất hợp pháp diễn ra rất khó kiểm soát. Tình trạng lập sổ đen trong các công ty gia tộc để hối lộ các quan chức chính phủ cũng phổ biến không kém..Như trường hợp của chủ tịch tập đoàn Huyndai.Ông Chung Mong-Koo bị nghi ngờ chỉ đạo thành lập quỹ đen trị giá khoảng 137,2 triệu USD để điều chuyển cổ phần bất hợp pháp giữa những người trong gia đình, tìm cách chuyển quyền kiểm soát tập đoàn cho cho con trai là Chung Eui-Sun, hối lộ một số quan chức chính phủ nhằm nhận được nhiều ưu đãi trong kinh doanh, đầu tư xây dựng, vay nợ ngân hàng. Ông Chung Eui-Sun cũng sẽ phải đối mặt với tội danh hối lộ. 4.3.Tình hình hiện nay 4.3.1.Nguy cơ tan rã Hiện nay,các Chaebol Hàn Quốc đang chuẩn bị bàn giao cho thế hệ thứ 3 và giới chuyên môn lo ngại giới lãnh đạo mới này có nguy cơ đưa cơ đồ của họ tộc xuống vực. Trong nội bộ, các tập đoàn bị xé nhỏ vì tranh chấp quyền thừa kế, quan điểm hiện thực mới của người thừa kế. Bên ngoài, thị trường trong nước đang trên đà mở rộng, thị trường tài chính toàn cầu ngày càng tăng, và ở nhiều quốc gia, luật pháp cho phép cổ đông thiểu số có tiếng nói lớn hơn trong công ty cũng làm khó các công ty gia đình. ở Hàn Quốc, với sự tham gia của nhiều tổ chức nước ngoài vào nền kinh tế nội địa, thuế đánh vào tài sản thừa kế cao cùng với sự bất đồng của những người thừa kế đã làm cho nhiều tập đoạn lớn như Samsung, Hyundai, LG và SK đứng trước nguy cơ bị chia sẻ. Một hệ quả khác của các cheabol hiện nay là đang phải chấp nhận cùng lúc hai mô hình quản lý.Thứ nhất là mô hình truyền thống do người cha sáng lập từ những ngày đầu hình thành tập đoàn.trải qua thời gian dài lãnh đạo công ty ông đã tự rút ra được những bài học kinh nghiệm và muốn áp dụng những kinh nghiệm ấy vào phương thức quản lý,không quan tâm đến những xu hướng của thị trường.hơn thế nữa ông cũng muốn truyền đạt lại nó cho những người con của mình để có thể thay ông lãnh đạo tập đoàn.nhưng môi trường mà người con đang sống có quá nhiều khác biệt so với thời kì trước đây và phương thức quản lý truyền thống của gia đình không còn phù hợp nữa.họ cần tìm ra mô hình mới để điều hành tập đoàn thích nghi với điều kiện đã thay đổi.Vì vậy thế hệ kế thừa phải lựa chọn giữa 2 con đường :giữ nguyên mô hình kinh doanh truyền thống do gia đình làm chủ hay liều lĩnh đưa công ty lên tầm thế giới. 4.3.2.Cơ cấu sở hữu thay đổi Hàn Quốc là điển hình cho thấy công ty sẽ nhanh chóng thay đổi cơ cấu sở hữu khi người sáng lập ra đi. Trong vòng mười năm qua, các tập đoàn lớn dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình. Ở Samsung, hiện nay cổ đông nước ngoài sở hữu phần lớn công ty 64% cổ phần. Tập đoàn Hyundai bị chia nhỏ ra cho ba người con của Chung Ju-yung sau khi ông này mất. Có sự thay đổi như vậy là do vừa qua chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một dự luật nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các cheabol bằng cách giới hạn vốn mà các tập đoàn này có thể đầu tư vào các công ty con.Chính phủ Tổng thống Roh Moo-Hyun quả quyết rằng sự thay đổi trên là cần thiết nhằm hạn chế ảnh hưởng của các gia đình đang quản lý các Chaebol và đồng thời cũng là giải pháp để bảo vệ các công ty nhỏ và khách hàng.Dự luật sẽ cắt quyền bỏ phiếu của các tập đoàn trong các công ty con từ 30% xuống 15% trước năm 2008 và trao quyền theo dõi tài khoản của các Chaebol tại ngân hàng cho ủy ban giám sát thực hiện công bằng trong thương mại. Đây sẽ là một bất lợi khi các Chaebol sẽ không thể kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của tập đoàn của chính gia đình mình nữa.Nhưng mặt khác có thể giúp các cheabol thu hút đựơc các nguồn lực bên ngoài để phát triển mở rộng tập đoàn hùng mạnh hơn. 4.3.3.Thâm nhập vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác Ngày nay với sự phát triển sâu rộng của xu thế toàn cầu hóa và khu vực hoá, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các chaebol phải cơ cấu tổ chức quản lý lại cho phù hợp với điều kiện kinh tế quốc tế đã thay đổi. Do đó, hầu hết các chaebol đã tìm cách tăng mức độ nhất thể hoá theo chiều dọc, tức là quá trình các Công ty lớn thâm nhập rộng rãi vào các ngành khác, mà những ngành này có quan hệ với các ngành hiện đang kinh doanh của Công ty như những bước trung gian của sản xuất và lưu thông để duy trì sự kiểm soát và giảm rủi rõ. Đây chính là khuynh hướng đa dạng hoá trong các cheabol,khuynh hướng này đã có từ những năm đầu thành lập nhưng đến nay có thể nói mức độ đa dạng hoá trong các cheabol ngày càng cao. Sung Hee Jwa (1999) trên cơ sở nghiên cứu hơn 10000 công ty của gần 50 nước trên thế giới đã đưa ra nhận định rằng mức độ đa dạng hoá trung bình của các công ty thuộc 20 chaebol hàng đầu của Hàn Quốc lớn gấp 10 lần so với mức độ đa dạng hoá trung bình của các công ty không thuọc chaebol. điển hìnhlà các tập đoàn Huyndai, Samsung, SK…Các tập đoàn này đều có số lượng thành viên rất lớn: Samsung (80), Huyndai(57), LG(49), Sk(47) và tham gia vào rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau.Có thể thấy phát triển theo khuynh hướng trên là đúng đắn khi các cheabol đã lựa chọn công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất làm lĩnh vực kinh doanh chính của mình.khi tham gia các ngành này để cạnh tranh và nâng cao khả năng sinh lợi các cheabol buộc phải quan tâm đến vấn đề giảm chi phí thômg qua mở rộng quy mô sản xuất.Việc sử dụngcùng 1 công nghệ,cùng 1 hệ thống máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho phép các cheabol quảnn lý chi phí đầu vào và do đó gia tăng lợi nhuận. Như vậy có thể nói hiện nay các cheabol đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong việc thay đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế mới đã thay đổi.Nhưng trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay đây là một mô hình thành công và tạo dấu ấn lớn trong hệ thống các mô hình kinh tế tập đoàn lớn trên thế giới. Phần II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam I.Khả năng vận dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong việc quản lý các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam Sau gần một năm gia nhập WTO, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong phát triển và cải cách kinh tế, đời sống nhân dân cải thiện, mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%), 21 trong tổng số 23 chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2007 đạt hoặc vượt chỉ tiêu khiến bức tranh kinh tế Việt Nam "sáng sủa" nhất trong 10 năm qua. Lần đầu tiên trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của GDP. Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng khá cao 20,5%, các chỉ số khác như giá trị ngành dịch vụ, tổng thu ngân sách cũng vượt kế hoạch đề ra. Dữ trự ngoại tệ tăng gần 12 tuần nhập khẩu cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng nhu cầu về nngoại tệ và bình ổn thị trường ngoại hối. Tổng dư nợ nước ngoài của Quốc gia vẫn ở mức an toàn, bằng 30,3% GDP, trong khi giới hạn cho phép là 50%. Đặc biệt sự kiện Việt Nam trở thành thành viên không chính thức của hội đồng Bảo An liên hợp Quốc năm 2008 càng chứng tỏ sự tin cậy của cộng đồng thế giới đối với nước ta. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trong con mắt bạn bè thế giới. Đạt được thành tựu ấy có phần đóng góp không nhỏ của các tổng công ty trong khối Đảng bộ các doanh nghiệp nhà nước, họ đã tạo ra tỷ trọng lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các cân đối lớn, cung cấp các sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân như: than, xi măng, giấy viết, thép...tạo nền tảng quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này chưa cao, chưa tương xứng với các nguồn lực đầu tư của nhà nước. Đến 31/12/2004 trong tổng số gần 4000 công ty nhà nước thì số lượng thua lỗ, hoà vốn khoảng 800 đơn vị, chiếm 20% trong tổng số các công ty. Từ thực trạng này cho thấy, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh việc sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả của các tổng công ty nhà nước. Bằng cách nghiên cứu vấn đề cải tổ mô hình Chaebol Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và vận dụng vào tình hình thực tiễn hiện nay của mình, từ đó có hướng hoàn thiện hoặc xây dựng mới các tổng công ty tiến tới phát triển chúng thành những tập đoàn mạnh nhằm đưa nền kinh tế đi lên. 1.1. Những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cải tổ Chaebol Từ sau khi cải tổ lại cơ cấu quản lý, hoạt động kinh doanh của các Chaebol dưới sự giám sát chặt chẽ của IMF, Hàn Quốc đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. 1.1.1. Định hướng lại vai trò của chính phủ- một điều kiện then chốt đảm bảo cho thành công của cải tổ. Sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào lĩnh vực kinh doanh tài chính được xem là một trong những nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng. Hơn nữa, quan hệ liên minh giữa chính phủ và giới kinh doanh là yếu tố cản trở vai trò lãnh đạo kinh tế của chính phủ. Tổng thống Kim Dae Jung, sau khi đắc cử đã đưa ra những quan điểm cấp tiến hơn hẳn những chính thể trước đây. Ông cho rằng phải giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và tự đặt cho mình sứ mệnh phát triển song hành nền kinh tế thị trường và nền dân chủ. Để cải tổ thành công, cần thay đổi về cơ bản mối quan hệ giữa chính phủ- ngân hàng- Chaebol. Tổng thống mới Roh Mun Hiêng cũng đi theo quan điểm này. Quá trình cải cách kinh tế của Hàn Quốc trong những năm qua là một quá trình mang tính hai mặt, vừa là quá trình giảm điều tiết tư nhân hoá vừa là quá trình tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước. Thực chất đó là quá trình làm cho vai trò kinh tế của chính phủ thích ứng với bối cảnh mới, chính phủ tạo khung khổ để thiết lập một nền kinh tế thị trường. Để thực hiện cải tổ, chính phủ đã chuyển mạnh điều tiết theo kiểu chỉ huy sang điều tiết theo khuôn khổ các thể chế. Chính phủ tập trung thực hiện vai trò lãnh đạo và tập trung mọi lực lượng trong việc xây dựng các khuôn khổ thể chế cho “nền kinh tế thị trường tiên tiến”, đặc biệt là các thể chế liên quan đến các doanh nghiệp và lĩnh vực tài chính. Chính phủ đã thực sự lấy lại được sức sống của mình. Để công cuộc cải tổ đạt được những mục tiêu đặt ra, chính phủ cần chấm dứt những can thiệp của mình vào hoạt động kinh doanh của các Cheabol. Chính phủ cần tập trung vào việc hoạch định chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật, sử dụng các công cụ này để điều chỉnh hoạt động các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân. 1.1.2. Đảm bảo tính ổn định và nhất quán của chính sách Những thay đổi về môi trường hoạt động kinh doanh theo các nguyên tắc thị trường đã tạo ra thuận lợi cho cải tổ của các cheabol. Các khung pháp luật phục vụ cho tái cơ cấu các công ty từng bước được thiết lập. Hoạt động chức năng của ngân hàng được cải thiện, ngân hàng đã đóng vai trò trung tâm trong việc tái cơ cấu nợ và củng cố cơ cấu tài chính của các công ty. Tuy nhiên các chính sách của chính phủ thiếu tính ổn định cần thiết. Chính phủ đã liên tục sửa đổi một số chính sách, một phần do chính phủ phải chịu sức ép từ phía các Cheabol thông qua Hiệp hội Công nghiệp Hàn Quốc. Mặc dù việc sửa đổi các chính sách này là cần thiết nhưng nó tạo ra sự hoài nghi, thiếu tin tưởng của giới doanh nhân, từ đó dẫn đến sự thiếu quyết tâm trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết. 1.1.3.Chính phủ cần tạo dựng được sự đồng thuận cao trong giới kinh doanh và xã hội đối với công cuộc cải tổ Hàn Quốc đang từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Thực tiễn kinh doanh và cách nghĩ của dân chúng chưa thay đổi một cách tương xứng với những thay đổi của khung pháp lý. Cơ chế tự tạo động cơ cải tổ chưa hình thành. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Kim, nền kinh tế Hàn Quốc đã chuyển sang theo mô hình Anh-Mỹ, một mô hình đối lập với mô hình của Tổng thống Park trước đây. Sau khủng hoảng năm 1997, mô hình này càng khẳng định vị trí của nó và phát triển nhanh hơn. Chính phủ của tổng thống Kim đã có những nỗ lực góp phần tạo dựng sự đồng thuận cao trong xã hội đối với công cuộc cải cách như tham khảo rộng rãi nguyện vọng của quần chúng và các nhóm lợi ích biểu hiện tập trung ở việc đạt được sự thoả thuận ba bên giữa giới kinh doanh, giới lao động và chính phủ. Các Chaebol là sản phẩm của các chính sách kinh tế của chính quyền Park, bắt dầu từ những năm 60 trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Khi chính quyền Kim và sau này là chính quyền của Roh thực hiện các chính sách kinh tế khác biệt so với tư tưởng của chính quyền Park như khuyến khích đầu tư nước ngoài, bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ, tạo môi trường cạnh tranh thì chính phủ đã gặp phải những phản đối từ phía các chaebol. Hiệp hội Công nghiệp Hàn Quốc là tổ chức bảo vệ quyền lợi của các gia đình chủ sở hữu của các chaebol đã nhiều lần biểu thị thái độ không thoả mãn với những yêu cầu mới của chính phủ. Họ phê phán những nỗ lực của chính phủ nhằm bảo vệ và củng cố quyền tham gia vào quản lý của các cổ đông nhỏ và cho rằng những cố gắng của chính phủ nhằm kiểm soát cơ cấu của hội đồng quản trị trên phương diện pháp luật, là đi ngược lại với thông lệ quốc tế. Họ đã đưa ra những yêu cầu giảm thuế công ty, cho phép các chaebol kiểm soát ngân hàng. Trước sức ép đó, chính phủ buộc phải dỡ bỏ từng bước giới hạn trần về đầu tư của các chaebol. Thái độ này của chính phủ đã làm hạn chế các kết quả cải tổ. Trong giai đoạn phức tạp của cải cách do chính khu vực kinh tế tư nhân thực hiện, vấn đề tạo sự đồng tình của xã hội, đặc biệt là của người lao động của các công ty tiếp tục là vấn đề mà chính phủ cần quan tâm. Đặc biệt là trong khi các chaebol thu hút một số lượng lớn lao động (chỉ tính riêng 5 chaebol lớn nhất Hàn Quốc đã tuyển dụng 600.000 công nhân) và thực hiện nhiều chức năng xã hội như người lao động ở các chaebol ví dụ ở Hyundai được ở trong các khu nhà riêng của Hyundai, đi làm bằng xe Hyundai, ốm đau được chữa bệnh tại bệnh viện của Hyundai, con cái được học tại trường của Hyundai. Không những có ảnh hưởng tới nền kinh tế mà các Chaebol còn có ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Do đó, muốn cải tổ Chaebol thành công, chính phủ cần tạo được sự đồng thuận của giới doanh nghiệp và của toàn xã hội. 1.1.4. Tăng cường tính rõ ràng và mềm dẻo trong việc hoạch định các chính sách Các công ty thường than phiền rằng chính phủ rất không rõ ràng trong việc hoạch định các chính kinh tế. Điều này làm cho giới kinh doanh không nắm được những chính sách mới hay những điều chỉnh của chính phủ đối. Khi các nhà kinh doanh ít hiểu biết về việc chính phủ hoạch định chính sách như thế nào và nhằm mục đích gì thì họ sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các chính sách đó. Chính phủ cần quan tâm đến vấn đề cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan về quá trình hoạch định chính sách, các định hướng về chính sách trong tương lai và những điều chỉnh chính sách đang thực hiện. Khi chính sách của chính phủ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến khuynh hướng đa dạng hóa của các chaebol thì việc khắc phục tình trạng này phải bắt nguồn từ chính việc sửa đổi các chính sách của chính phủ.Với những chính sách phù hợp hay không phát huy được tác dụng, thì chính phủ cần thực hiện sửa đổi các chính sách, tìm các biện pháp chống khủng hoảng và các cải cách đòi hỏi mang tính sáng tạo cao, phù hợp những hoàn cảnh mới của đất nước. 1.1.5. Tiếp tục tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho khu vực công ty. Việc tạo dựng môi trường kinh doanh theo định hướng thị trường với những nguyên tắc của nó sẽ làm cho các chaebol tình nguyện cải tổ. Họ sẽ phải quan tâm đến việc điều chỉnh danh mục kinh doanh của mình, xây dựng một cơ cấu quản lý thích hợp theo những tiêu chuẩn quốc tế. Với một khung thể chế mạnh mẽ các tập đoàn sẽ dựa trên những dấu hiệu của thị trường để quyết định chiến lược và các chính sách kinh doanh. Họ sẽ có động lực để hành động một cách có trách nhiệm hơn, hiệu quả hơn để kiếm được thu nhập cao hơn. Trong thời gian tới, chính phủ cần tiếp tục điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật pháp, coi đây là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho khu vực công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, có thể đáp ứng được một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế. Khi vị trí độc quyền và những ưu đãi trên thị trường trong nước làm yếu khả năng cạnh tranh của các chaebol, chính phủ cần tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, kiên quyết chấm dứt những ưu đãi đối với các chaebol. Bên cạnh đó, chính phủ cần tiếp tục phát triển một thị trường vốn hiệu năng. Mục tiêu giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cũng sẽ không thực hiện được nếu không có một thị trường vốn hiệu năng. Do vậy, vấn đề tìm các giải pháp để tiếp tục phát triển thị trường vốn trong nước là vấn đề chính phủ cần chú trọng khi thực hiện chương trình cải tổ nền kinh tế. Ở đây cũng thấy rằng, để các ngân hàng là những tổ chức cho vay có thể thực hiện được chức năng giám sát của mình, nhất là đối với các công ty yếu kém, có quyền tịch biên tài sản đối với các công ty không có khả năng trả nợ và chủ động hơn trong việc lựa chọn cách thức giải quyết nợ, Hàn Quốc cũng như một số quốc gia Châu Á khác cần sửa đổi Luật Ngân hàng thương mại và Luật phá sản. 1.2.Khả năng vận dụng bài học kinh nghịêm Hàn Quốc vào quản lý các tổng công ty ở Việt Nam 1.2.1. Tổng quan về các tổng công ty ở Việt Nam hiện nay Nhận thức rõ về những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung, sau hơn hai thập kỷ quản lý kinh tế theo cơ chế này, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện công cuộc cải tổ nền kinh tế mà một trong những trọng tâm của nó là cải cách doanh nghiệp nhà nước. Từ kinh nghiệm của một số nước, trong đó có Hàn Quốc, Chính phủ Việt Nam đã đặt một trong những trọng điểm của công cuộc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước là xây dựng các tập đoàn kinh doanh có quy mô lớn và có sức cạnh tranh cao mà các tổng công ty 90 và 91 trong những năm 2000- 2005 và mô hình các tập đoàn kinh tế trong giai đoạn hiện nay là những mô hình thử nghiệm. Chúng được thành lập chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính với sự bảo trợ của chính phủ. Đến giữa năm 2005, một số Tổng công ty 91 đã chuyển thành tập đoàn kinh doanh. Các tổng công ty 91 đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Chúng chiếm khoảng 42% tổng doanh thu của khu vực nhà nước, 90% lợi nhuận, 80% nộp ngân sách. Thị phần nội địa của các Tổng công ty 91 nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng nâng cao nhờ vị trí độc quyền, lợi thế quy mô, năng lực của bản thân chúng và một phần không kém quan trọng là nhờ những cơ chế hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh những mặt tích cực, các tổng công ty cũng bộc lộ những yếu kém. Cụ thể là trình độ tích tụ và tập trung vốn còn thấp. Tích tụ và tập trung vốn là một trong những mục tiêu cơ bản của việc hình thành các tổng công ty nhà nước. Chỉ khi có quy mô lớn, các tổng công ty mới có được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và đầu tư vào phát triển công nghệ. Tuy nhiên trên thực tế, do những lý do khác nhau mà mục tiêu này đã không đạt được. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Huấn (2002) gần 80% số tổng công ty 90 chưa đạt được tiêu chí về vốn là 500 tỷ đồng, 76,6% số tổng công ty có mức vốn dưới 100 tỷ đồng và chỉ có 11,6% số tổng công ty có mức vốn trên 500 tỷ đồng. Nguồn vốn của các tổng công ty phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước. Các tổng công ty chưa huy động được vốn từ các nguồn khác, gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh và hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp và tình trạng nợ nần là hiện tượng phổ biến của các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước nói chung và của các công ty 90 và 91 nói riêng. Theo báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, tại thời điểm đầu năm 2003, tổng số nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước lên đến gần 300.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 8,5%. Mặc dù chính phủ đã thực hiện một số giải pháp như nới lỏng danh mục hàng hoá, giao quyền cho tỉnh, các tổng công ty nhưng việc thực hiện cổ phần hóa các công ty 91 còn chậm, ảnh hưởng đến việc chuyển công ty thành các tập đoàn kinh tế. Trong 3 khối các doanh nghiệp (doanh nghiệp thuộc Bộ, doanh nghiệp thuộc tỉnh và các doanh nghiệp thuộc tổng công ty) thì khối doanh nghiệp thuộc tổng công ty thực hiện cổ phần hoá chậm nhất.Tính hệ thống của một tổ chức kinh doanh ở các tổng công ty còn yếu. Thực tế nhiều năm hoạt theo mô hình tổng công ty cho thấy ở nhiều tổng công ty, mức độ chuyên môn hoá còn thấp. Sự hợp tác trong kinh doanh không tồn tại hoặc nếu có thì còn quá lỏng lẻo. Quan hệ giữa tổng công ty và các công ty thành viên cũng như giữa các công ty thành viên với nhau còn thiếu gắn bó mật thiết. Nhiều tổng công ty như Dệt may, Xi măng chỉ đơn thuần là sự tập hợp các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề, thậm chí cùng một sản phẩm, với cùng một thị trường tiêu thụ và cùng một đối tượng khách hàng nên dẫn đến xung đột về lợi ích, mục tiêu và quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên trong cùng một tổng công ty chưa gắn kết với nhau. 1.2.2 Vận dụng vào Việt Nam Từ những vấn đề gặp phải ở các Tổng công ty 90 và 91 trong quá trình cải tổ và những kinh nghiệm cải tổ các chaebol hàn Quốc, có thể nêu lên một số vấn đề mà chính phủ Việt Nam cần chú ý đến thời gian tới. Tạo dựng môi trường pháp lý đáp ứng yêu cầu của cải cách doanh nghiệp nhà nước và xu hướng hội nhập Kinh nghiệm cải tổ của các chaebol Hàn Quốc cho thấy để thực hiện công cuộc cải tổ theo đúng định hướng, vấn đề tạo dựng môi trường pháp luật là rất quan trọng. Xu hướng hội nhập đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực đặc biệt trong vấn đề này, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO. Những năm qua, Quốc hội đã thông qua rất nhiều đạo luật cần thiết nhưng chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình này. Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp luật. Cần ban hành và sửa đổi các văn bản luật pháp liên quan đến những vấn đề phát sinh cần giải quyết trong qúa trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, thiết lập khung pháp lý cho hoạt động của các tập đoàn: luật tập đoàn kinh tế, luật về công ty tài chính, luật liên kết doanh nghiệp... Đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính Sự quản lý yếu kém trong lĩnh vực tài chính có thể xem là một trong những nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế ở Hàn Quốc. Chính phủ Việt Nam cần nhận thức rõ vai trò của ngành tài chính trong nền kinh tế quốc dân để từ đó có những biện pháp thích hợp thúc đẩy nhanh quá trình cải tổ của lĩnh vực này, nâng cao năng lực thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. Một hệ thống ngân hàng thực hiện tốt chức năng và hoạt động có hiệu qủa sẽ tạo được môi trường tốt cho công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước, góp phần ngăn ngừa nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp. Trong một hệ thống mà tín dụng ngân hàng được mở không chỉ dựa trên khả năng đứng vững về kinh tế mà còn dựa vào yêu cầu cấp bách của chính sách kinh tế của nhà nước, thì cách duy nhất để ngặn chặn tình trạng mất khả năng trả nợ là các ngân hàng phải thiết lập hệ thống giám sát và kiểm soát thường xuyên, kể cả việc theo dõi mọi nơi mọi lúc( chẳng hạn như để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, vay vốn chỉ để đầu cơ vào bất động sản), giám sát quá trình cải cách cơ cấu tài trợ công ty và thiết lập một mạng lưới trần về tín dụng. Tạo lập và duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và giới kinh doanh. Chính phủ cần tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ và giới kinh doanh. Dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, chính phủ mới có thể tìm ra những giải pháp chính sách thích hợp, hỗ trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các tổng công ty và tạo lập được vị trí cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Duy trì mối quan hệ này làm các tổ chức kinh doanh có thể nắm bắt được một cách kịp thời và chính xác các chủ trương chính sách của chính phủ, để từ đó có cơ sở điều chỉnh các hoạt động của mình. Chính phủ không nên can thiệp trực tiếp vào quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Một số quy định của chính phủ làm cản trở sự độc lập sáng tạo của các tổng công ty trong hoạt động kinh doanh cần được dỡ bỏ. Thực hiện những hỗ trợ đối với các doanh nghiệp có trọng tâm trọng điểm Vai trò bà đỡ của chính phủ thông qua việc tạo những điều kiện thuận lợi về chính sách như chính sách thuế và chính sách tài chính là cần thiết. Do hoạt động marketing trong xuất khẩu để vươn ra thị trường quốc tế đòi hỏi chi phí cố định lớn trong giai đoạn đầu và kéo theo những chi phí lớn khác, nên sự trợ cấp của chính phủ thông qua các chương trình hỗ trợ tín dụng là cần thiết. Tuy nhiên, các chương trình này cần có trọng tâm trọng điểm. Nhiều năm qua, chính phủ đã thực hiện nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho các ngành xuất khẩu mũi nhọn. Tuy nhiên, do tình trạng đầu tư dàn trải nên các kết quả đạt được là rất hạn chế. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thay đổi quá chậm. Cho đến nay, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều là hàng thô. Cần tránh tình trạng hỗ trợ tín dụng nhưng thiếu một định hướng rõ ràng và nhắm vào quá nhiều đối tượng dẫn đến tình trạng chính sách tín dụng ưu đãi không phát huy được tác dụng tốt, vốn bị chia nhỏ. Cũng cần thấy rằng một sự hỗ trợ vượt quá giới hạn cần thiết sẽ tạo ra những ảnh hưởng xấu đối với các doanh nghiệp. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi. Việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi là cần thiết để các tổng công ty có khả nămg đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm và đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này. Để chính sách tín dụng ưu đãi phát huy được hiệu quả, chính phủ cần ràng buộc các công ty bằng cách gắn những hỗ trợ tín dụng dành cho các công ty này với những kết quả hoạt động kinh doanh của chúng trên thị trường. Sự kiểm soát kết quả hoạt động kinh doanh của các đối tượng được hưởng ưu đãi về tín dụng là cơ sở để quyết định có tái cấp vốn cho các đối tượng đó hay không – có nghĩa các khoản nợ hiện tại nên được chấm dứt hoặc các khoản mới nên được mở rộng tiếp hay không và nếu có thì với những điều kiện gì. Nếu như các công ty thực hiện các hoạt động xuất khẩu không có kết quả hoặc trong trường hợp công ty sử dụng vốn vay ưu đãi không đúng mục đích thì cần cắt các khoản tín dụng ưu đãi. Nếu công ty hoạt động tốt thì nó có thể nhận được các hỗ trợ tiếp tục như cũ hoặc mở rộng hơn. Trong trường hợp nếu công ty sử dụng các khoản hỗ trợ không có kết quả thì nó sẽ bị trừng phạt bằng việc giảm hoặc chấm dứt các khoản hỗ trợ. Các quyết định có tái cấp vốn có tác dụng khuyến khích các công ty quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Các công ty muốn nhận các khoản tín dụng ưu đãi thì đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các công ty khác hoạt động trong cùng một ngành. Nếu công ty hoạt động tốt thì nó có thể nhận thêm hỗ trợ nhưng trong trường hợp nếu công ty sử dụng các khoản hỗ trợ không có kết quả thì nó sẽ phải bị trừng phạt bằng việc cắt giảm hoặc các khoản hỗ trợ. Các quyết định tái cấp vốn có tác dụng khuyến khích các công ty quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Các công ty muốn nhận được các khoản tín dụng ưu đãi thì đều phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các công ty khác hoạt động trong cùng một ngành. Cách làm này sẽ góp phần làm giảm thiểu những rủi ro liên quan đến định hướng can thiệp của chính phủ, làm sống động thêm các hoạt động công nghiệp và có khả năng mang lại những kết quả to lớn cho sự tăng trưởng của nền kinh tế. Xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền Các chính sách của chính phủ đối với các tổng công ty tạo ra cho chúng vị thế độc quyền. Điều này dẫn đến những bất lợi cho nền kinh tế nói chung và cho bản thân các tổng công ty nói riêng. Tình trạng độc quyền không tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng trong ngành giữa các doanh nghiệp tham gia và làm cho các tổng công ty, tập đoàn chưa thực sự chú trọng đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy việc tạo dựng độc quyền cho các tập đoàn kinh doanh ở giai đoạn đầu của sự phát triển là một biện pháp hữu hiệu giúp cho các tập đoàn có thể tham gia vào các ngành công nghiệp trọng điểm có mức độ rủi ro vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục duy trì tình trạng độc quyền của các tập đoàn sẽ dẫn đến những tác động xấu đến nền kinh tế nói chung và khả năng cạnh tranh của các tập đoàn nói riêng trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Do các Chaebol Hàn Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và tình trạng độc quyền của chúng nên những phản ứng chống đối của họ đối với chương trình và những chính sách cải tổ đã tạo ra những hậu quả xấu về kinh tế xã hội. Chính phủ Hàn Quốc, vì muốn tránh những hậu quả này, đã lại tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các tập đoàn khiến cho chương trình cải tổ không đạt được mục tiêu đặt ra. Định hướng thị trường đòi hỏi phải tạo ra được một môi trường cạnh tranh tốt cho các tổ chức kinh doanh tham gia thị trường. Hiện nay, nền kinh tế của chúng ta còn quá nhiều độc quyền. Hầu hết các Tổng công ty,tập đoàn đều là độc quyền. Với tình trạng này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngay ở thị trường trong nước và không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tình trạng độc quyền cũng làm cho tệ nạn tham nhũng trở nên phổ biến. Trong những năm vừa qua, nhiều vụ tham nhũng ở các Tổng công ty đã bị phát hiện và xử lý. Đây chỉ là những tảng băng nổi trên bề mặt nước mà ta có thể nhìn thấy, nhưng những đợt sóng ngầm dưới tảng băng này thì chưa thể nhận biết. Nếu chúng ta không sớm khắc phục thì trong tương lai chúng ta sẽ không có khả năng cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài và cả về chi phí sản xuất. Chính phủ là bà đỡ chứ không phải là mẹ nuôi, nên cần cương quyết chấm dứt tình trạng hỗ trợ bất hợp lý đối với các doanh nghiệp nhà nước như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, bù lỗ. Cần duy trì khả năng nắm quyền kiểm soát của chính phủ đối với các tập đoàn kinh doanh Cổ phần hoá được xem là điểm xuất phát để xây dựng tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam. Thực tiễn của Hàn Quốc cho thấy, các tập đoàn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Các Chaebol của Hàn Quốc đều thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Thái độ chống đối của họ đối với những chính sách cải cách của chính phủ gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế và cả xã hội. Ví dụ, các Chaebol phản đối quyết định tuần làm việc nghỉ hai ngày và việc phải chấp thuận yêu sách tăng lương của người lao động, của chính phủ bằng cách giảm hoặc không đầu tư trong nước. Điều này dẫn đến tỷ lệ người lao động mất việc làm ngày càng tăng lên, ảnh hưởng đến nền kinh tế và đồng thời gây ra những vấn đề về mặt xã hội. Các Chaebol làm như vậy để tạo ra áp lực đối với chính phủ trong việc yêu cầu chính phủ thực hiện các chính sách có lợi cho họ. Do chính phủ không kiểm soát được khu vực tư nhân, nên trong một số trường hợp chính phủ phải chấp nhận những yêu cầu của các Chaebol, làm cho công cuộc cải tổ không đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Thực tiễn này của Hàn Quốc cho thấy, để nhà nước có thể nắm được quyền kiểm soát đối với các tập đoàn, nhằm phát huy các tác dụng tích cực của chúng đến sự phát triển nền kinh tế đất nước, nhà nước cần giữ tỷ lệ cố phần khống chế. Sau khi thực hiện cổ phần hoá các tổng công ty và hình thành nên các tập đoàn, để có thể tiếp tục giữ được tỷ lệ cổ phiếu khống chế nhằm duy trì quyền kiểm soát đối với tập đoàn, nhà nước cần tiếp tục đầu tư vốn vào các tập đoàn, nhà nước cần tiếp tục đầu tư vốn vào các tập đoàn trong quá trình mở rộng quy mô vốn của chúng. Nếu nhà nước không tiếp tục mua cổ phần thì tỷ trọng cố phiếu của nhà nước sẽ suy giảm, và như vậy, việc đánh mất quyền kiểm soát của mình. I.Sự phù hợp của mô hình chaebol ở Việt Nam Về cơ bản, các tổng công ty Việt Nam và Chaebol Hàn Quốc có điểm giống nhau là được nhà nước bảo hộ. Nhưng khác với các Chaebol đã phát huy được hiệu quả kinh tế của mình khi đóng vai trò là đầu tàu kéo nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng thần kỳ thì các tổng công ty Việt Nam lại thể hiện tính kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này, chủ yếu là do vai trò của Chính phủ. Quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc là quá trình gắn liền với sự lớn mạnh của các Chaebol là các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn chịu sự chi phối chặt chẽ của chính phủ, chính phủ luôn giữ vai trò người chủ động trong điều tiết, kiểm soát tình hình kinh tế. Còn ở Việt Nam, các tổng công ty hầu hết là trực thuộc nhà nước và vừa mới được cải cách trong giai đoạn gần đây sau một thời gian dài nền kinh tế quan liêu, bao cấp. Sau cải cách năm 1986 đến nay nước ta mới thực sự có một sân chơi cho các doanh nghiệp. So với Hàn Quốc, quá trình công nghiệp hoá của nước ta bắt đầu muộn hơn rất nhiều, do đó tổng công ty của ta so với Chaebol Hàn Quốc cũng có một khoảng cách khá xa. Việc tiến tới thành lập và phát triển về số lượng các tập đoàn kinh tế Việt Nam với mong ước có thể gây được sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và có tiếng vang trên trường quốc tế là điều khó đạt được trong thời gian ngắn như những mục tiêu kinh tế mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường, với mức thuế đã được cắt giảm, hàng hoá xuất khẩu không bị phân biệt đối xử. Điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kết quả khả quan là trong 7 tháng đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 26,79 tỷ USD tăng 19.6%. Dự báo kim ngạch xuất khẩu trong quý III sẽ đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng 25,48% so với cùng kỳ năm 2006 và bằng 27, 8% kế hoạch cả năm. Nhưng trong giai đoạn đầu doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ sản phẩm thể hiện qua các vụ kiện phá giá nhắm vào các doanh nghiệp xuất khẩu như vụ cá tra, cá basa năm 2002, thuỷ sản, giày dép... Đến năm 2004, Việt Nam phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng xuất khẩu. Như chúng ta đã biết, mô hình chaebol được hình thành chủ yếu trong giai đoạn thập niên 1960, nó được sự bảo hộ mạnh mẽ của chính phủ Hàn Quốc như ưu đãi cho vay với mức lãi suất thấp, bảo đảm cho các khoản nợ nước ngoài, bảo vệ hàng sản xuất trong nước,lên các kế hoạch phát triển kinh tế. Trong khi đó với tình hình Việt Nam hiện nay, khi đã trở thành thành viên của WTO thì Việt Nam không thể bảo hộ như chính Phủ Hàn Quốc đã thực hiên trước đây. Không những thế chúng ta còn phải cắt giảm thuế quan theo hiệp định khi gia nhập WTO. Ngoài ra còn phải cắt giảm thuế và chính sách trợ cấp để tham gia các khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA); khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN với các đối tác khác ( Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc-New Zealand). Từ lúc áp dụng thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, Việt Nam luôn nhập siêu từ ASEAN. Ngoài tính cạnh tranh cao về chất lượng mẫu mã, hàng hoá thì các sản phẩm của Singapore, Malaysia, Thái Lan... đã tràn vào thị trường VN một phần nhờ thuế suất ưu đãi từ 0-5% khi chứng minh được nguyên vật liệu sản xuất có 40% nguồn gốc từ các nước ASEAN ( bình thường thuế suất này là 70%). Thêm vào đó theo cam kết gia nhập WTO đến năm 2009, thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Khi đó, thì các doanh nghiệp trong nước càng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa và có thể rất nhiều doanh nghiệp mà năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị phá sản. Trong môi trường cạnh tranh mới, nhà nước không thể bảo hộ cho các doanh nghiệp về vốn và những điều kiện ưu đãi khác mà chỉ có thế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch, cơ chế hỗ trợ cạnh tranh, tư vấn và kiểm tra việc thực hiện chính sách chống gian lận thương mại. Hiệu quả của mô hình Chaebol là không thể phủ nhận, nhưng học tập theo mô hình đó và áp dụng vào tình hình thực tiễn hiện nay của nước ta thì không phù hợp. Vậy Việt Nam nên cải tổ hoặc đổi mới các tổng công ty như thế nào để vẫn có các tập đoàn lớn mạnh và vẫn phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường và với định hướng xã hội chủ nghĩa? Hiện nay Việt Nam chưa có tập đoàn kinh tế đúng nghĩa. Về 8 tập đoàn kinh tế nhà nước : Bưu chính - Viễn thông, Than - Khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thuỷ, Dệt may, Cao su, Tài chính - bảo hiểm, thì theo ông Nguyễn Trọng Dũng ( Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng chính phủ) cho hay, đây chỉ là việc: “Thủ tướng phê duyệt các đề án thí điểm tập đoàn kinh tế trên cơ sở Tổng Cty Nhà nước quy mô lớn và các đề án này đang được triển khai thực hiện”. Theo ông Trần Tiến Cường (Trưởng Ban doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư), việc phê duyệt đề án hay thành lập Cty mẹ - Tập đoàn mới chỉ là sự khởi đầu của một quá trình mà chưa phải là đã thành tập đoàn kinh tế. Bên cạnh đó, sau khi nêu ra “tên tuổi” của một số mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân tiêu biểu (Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên...), ông Lê Khắc Hiệp (Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Cty cổ phần Vincom) nhấn mạnh rằng: “Các tập đoàn kinh tế tư nhân hiện nay, nhìn chung, buộc phải mang cái tên không chính danh là Cty cổ phần tập đoàn, hoặc Cty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn. Như vậy, trên thực tế về pháp lý mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân cho đến nay vẫn chưa được thừa nhận”. Thời gian gần đây xã hội xôn xao về việc " bình mới - rượu cũ" trong việc cổ phần hoá các công ty nhà nước. Nhìn bề ngoài thì nhà nước khuyến khích tư nhân tham gia vào sở hữư cổ phần của các doanh nghiệp này, tất nhiên nhà nước vẫn nắm đa số cổ phần (ít nhất là hơn 51%). Hiện tượng này gây ra việc mua bán, đầu cơ cổ phiếu của các giám đốc, cổ đông lớn trong doanh nghiệp mà không khuyến khích những đối tượng mới, người ngoài doanh nghiệp tham gia thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vì đa số cổ phiếu vẫn nằm trong tay những người cũ. Tóm lại Chính phủ và các tập đoàn ở Việt Nam hiện nay còn phải quan sát, học hỏi và nỗ lực nhiều trên con đường tìm cho mình một cái tên theo đúng nghĩa và làm ăn có hiệu quả xứng với cái tên Tập Đoàn Kinh Tế. Tài liệu tham khảo Sách , tạp chí: 1.Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - Tiến sĩ Vũ Phương Thảo, DH Quốc Gia Hà Nội ( năm 2005) 2." Khuynh hướng đa dạng hoá và tác động của Chaebol tới nền kinh tế Hàn Quốc" - tạp chí Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương ( số 4 năm 2002) 3. "The evolution of large Corporations in Korea" , Edgar Cheltenham, UK, 2002 4." Unfinished Bussiness", the economist, April 17, 2003 Website: 1. " Địa lý Hàn Quốc", " Dân số Hàn Quốc", "Chính trị Hàn Quốc", " Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc" 2.http:// www.moi.gov.vn " Kinh tế Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng khả quan" ( 24/8/2007) 3. www. wikipedia. org/wiki/chaebol 4. www.KBSworldradio.com "Dự báo kinh tế Hàn Quốc 2007" 5. www.tienphongonline " Việt Nam chưa có tập đoàn kinh tế đích thực" ( 28/9/2007) 6. www.phapluat&doisongonline " Phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam - vẫn dò đi từng bước" (28/9/2007) 7.dantri.com.vn "Việt Nam chưa có tập đoàn kinh tế đúng nghĩa" (27/9/2007) 8. www.mof.gov.vn "Hàn Quốc: giảm ảnh hưởng của các Chaebol" (6/12/2004)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0789.doc
Tài liệu liên quan