Nghiên cứu, mô phỏng vận hành hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông vu gia-Thu bồn trong mùa cạn bằng mô hình hec-ressim
Bài báo đã trình bày kết quả ứng dụng mô
hình HEC-RESSIM cho tính toán phân tích
các phương án vận hành hệ thống hồ chứa lưu
vực sông Vu Gia – Thu Bồn (VGTB) đảm bảo
tối ưu hóa điện năng sản xuất của các hồ thủy
điện và đảm bảo cung cấp nước cho hạ lưu.
Thử nghiệm cho 02 phương án vận hành cho
thấy tính khả thi của việc ứng dụng mô hình
HEC-RESSIM cho vận hành liên hồ chứa
sông VGTB. Phương án vận hành theo kịch
bản tỉ lệ xả của hồ A Vương, Sông Bung 4 và
Đăk Mi 4 lấy theo tỉ lệ dung tích là có ưu thế
hơn so với phương án vận hành theo quy trình
vận hành hiện tại.
8 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, mô phỏng vận hành hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông vu gia-Thu bồn trong mùa cạn bằng mô hình hec-ressim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 87
BÀI BÁO KHOA H
C
NGHIÊN CỨU, MÔ PHỎNG VẬN HÀNH HỆ THỐNG LIÊN HỒ CHỨA
LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN TRONG MÙA CẠN BẰNG
MÔ HÌNH HEC-RESSIM
Tô Việt Thắng1
Tóm tắt: Việc xây dựng hệ thống các hồ chứa thủy điện đã và đang làm cho vấn đề quản lý, phân
bổ tài nguyên nước cho các đơn vị sử dụng nước khác nhau – với các mục tiêu sử dụng nước khác
nhau - trên cùng một lưu vực sông trở nên phức tạp. Vấn đề này đòi hỏi phải tìm ra giải pháp “hài
hòa” giữa các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn nước cho vùng lưu vực sông. Bài
báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình HEC-RESSIM tính toán mô phỏng các phương án vận
hành hệ thống hồ chứa lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong mùa cạn nhằm đảm bảo yêu cầu dòng
chảy tối thiểu ở hạ du và tối đa hóa sản lượng điện của hệ thống. Kết quả tính toán có thể sử dụng
hỗ trợ đưa ra những kiến nghị để nâng cao hiệu quả vận hành các hồ chứa trong thực tế.
Từ khóa: Vận hành hồ chứa, HecRessim, Vu Gia – Thu Bồn
1. §ÆT VÊN §Ò*
Hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn (VGTB) là
hệ thống sông liên tỉnh lớn nhất vùng ven biển
miền Trung Việt Nam, đóng một vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Việc xây dựng hệ thống các hồ chứa thủy điện
trên sông đã và đang làm cho vấn đề quản lý,
phân bổ tài nguyên nước (đặc biệt là vấn đề
phân bổ tài nguyên nước trong mùa cạn) cho các
đơn vị sử dụng nước khác nhau trên lưu vực
sông trở nên phức tạp. Theo thống kê, thời kỳ
chưa có các hồ chứa nước lớn trên hệ thống
sông VGTB (1976-2008) là thời kỳ mà địa
phương cho là không có vấn đề gì về thiếu nước
vùng hạ du sông VGTB, ngoại trừ những năm
cạn kiệt như 1983, 1990, 1998. Tuy nhiên, thời
kỳ (2009-2015) là thời kỳ ghi nhận có vấn đề về
thiếu nước vùng hạ du, nhất là phía hạ lưu sông
Vu Gia của thành phố Đà Nẵng.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Quy trình vận hành liên hồ chứa trên
lưu vực sông VGTB theo Quyết định số
1537/QĐ-TTg ngày 7 tháng 9 năm 2015 (gọi tắt
là Quy trình 1537), trong đó quy định chi tiết
việc vận hành các hồ chứa A Vương, Sông
1 Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Bung4, Sông Bung 4a, Sông Bung5, Sông
Tranh 2 và Đắk Mi 4 trong mùa lũ (từ 1/9 đến
5/12) và trong mùa kiệt (từ 16/12 đến 31/8 năm
sau). Tuy nhiên, Quy trình 1537 mới chỉ tập
trung vào việc phòng chống lũ và đảm bảo cấp
nước hạ du mà chưa xem xét phối hợp vận
hành của các hồ chứa nhằm nâng cao sản lượng
điện nhưng vẫn thoả mãn được yêu cầu cấp
nước hạ du.
Thắng T.V và nnk (2017) đã sử dụng mô
hình kết hợp tối ưu - mô phỏng trong phần mềm
Crystall Ball xác định được quá trình xả từ các
hồ chứa vừa đảm bảo yêu cầu dòng chảy tối
thiểu ở hạ du, vừa tối đa hóa sản lượng điện của
hệ thống. Kết quả tính toán cho các kịch bản với
lượng xả khác nhau từ 04 hồ thủy điện A
Vương, Sông Bung 4, Đắk Mi 4 và Sông Tranh
2, với hàng nghìn lần chạy dò tìm tối ưu cho
mỗi kịch bản đã tìm ra được tỉ lệ xả hợp lý nhất
cho các hồ như sau: Q_AVương = 19,7m3/s;
Q_SôngBung 4 = 17,3m3/s, Q_ĐăkMi 4
=11,7m3/s. Với tỉ lệ xả này, sản lượng điện lớn
nhất tính toán đạt 1570,0 triệu kWh, cao hơn
10,2 triệu kWh (0,6%) so với kịch bản tính toán
theo quy trình 1537; cao hơn lần lượt là 88 triệu
kWh (5,9%) và 170,1 triệu kwh (12,1%) so với
sản lượng điện vận hành thực tế các hồ năm
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 88
2015 và 2016. Tuy nhiên, điểm hạn chế của
nghiên cứu là bước thời gian tính toán là 10
ngày, chưa phù hợp với tình hình vận hành
thực tế.
Để tìm hiểu rõ hơn về khả năng cải thiện
trong vận hành hệ thống hồ chứa, bài báo sẽ ứng
dụng mô hình HEC-RESSIM tính toán chi tiết
hóa các phương án vận hành hệ thống hồ chứa
lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (với bước thời
gian tính toán là 1 giờ) nhằm đánh giá lại
phương án vận hành tối ưu tìm được (từ mô
hình kết hợp tối ưu - mô phỏng đề cập ở trên)
trên cơ sở so sánh với phương án vận hành theo
Quy trình 1537, từ đó đưa ra những kiến nghị để
nâng cao hiệu quả vận hành các hồ chứa trong
thực tế.
2. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HEC-
RESSIM
HEC-RESSIM là mô hình mô phỏng hệ
thống hồ chứa của Trung tâm Kỹ thuật Thủy
văn (HEC), Cục Công binh Mỹ. Đây là dạng mô
hình mô phỏng hệ thống diễn toán dòng chảy
sông ngòi theo trình tự từ thượng lưu xuống hạ
lưu. Mô hình có thể mô phỏng một hoặc nhiều
hồ chứa làm nhiệm vụ phòng lũ, cấp nước, phát
điện, v.v... Việc vận hành hệ thống hồ chứa để
đáp ứng yêu cầu về nước được thực hiện thông
qua các điều kiện mực nước, lưu lượng tại hồ
chứa hay các điểm kiểm soát trong các quy tắc
vận hành...
Một số đặc điểm của mô hình:
• Mô hình cho phép mô phỏng đầy đủ các
thông số và chức năng của hồ chứa đa mục tiêu,
như vận hành kiểm soát lũ cho các công trình có
cửa van hoặc không có cửa van điều khiển; vận
hành phát điện theo các yêu cầu về công suất
đảm bảo do người sử dụng đưa ra.
• Các phương pháp diễn toán dòng chảy
trên sông gồm: phương pháp hệ số, phương
pháp Muskingum, phương pháp Muskingum-
Cunge lòng dẫn 8 điểm, phương pháp
Muskingum Cunge lòng dẫn lăng trụ, phương
pháp Puls hiệu chỉnh, phương pháp SSARR,
phương pháp R&D.
• Mô hình có giao diện đồ họa thân thiện
với người sử dụng. Thao tác đơn giản.
3. THIẾT LẬP BÀI TOÁN VẬN HÀNH
HỆ THỐNG HỒ CHỨA NƯỚC MÙA CẠN
3.1 Thiết lập mô hình
Trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn hiện có
một hệ thống các hồ chứa đã được xây dựng
trong đó có 04 hồ chứa thủy điện có dung tích
lớn, bao gồm hồ A Vương, Sông Bung 4 và Đắk
Mi 4 thuộc hệ thống sông Vu Gia, hồ Sông
Tranh 2 trên dòng chính sông Thu Bồn. Hai
trạm thủy văn Ái Nghĩa và Giao Thủy được lựa
chọn làm hai điểm kiểm soát về mực nước/lưu
lượng. Mực nước kiểm soát tại Ái Nghĩa (H Ái
Nghĩa = 2.67m), tại Giao Thủy (H Giao Thủy =
1.02m) theo Quy trình 1537 là mực nước tối
thiểu cần phải duy trì nhằm đảm bảo yêu cầu
cấp nước vùng hạ lưu.
Để đáp ứng được các yêu cầu này, việc mô
phỏng hệ thống hồ chứa trên sông Vu Gia-Thu
Bồn bằng mô hình HEC-RESSIM được thiết lập
như Hình 1. Đường đặc tính hồ chứa, cũng như
biểu đồ điều phối của các hồ được thiết lập
trong mô hình nhằm xác định lưu lượng xả của
hồ qua tuốc bin phục vụ phát điện.
Biên trên:
- Lưu lượng ra từ các hồ chứa A Vương,
Sông Tranh 2, Sông Bung 4, Đăk Mi 4.
Trong đó lưu lượng ra các hồ A Vương,
Sông Bung 4 là lưu lượng tuabin. Lưu lượng
ra hồ Đăk Mi 4 là lưu lượng xả tối thiểu
(Khi hiệu chỉnh mô hình).
- Lưu lượng đến các hồ A Vương, Sông
Tranh 2, Sông Bung 4, Đăk Mi 4 (Khi mô
phỏng vận hành hệ thống hồ chứa).
Biên nhập lưu: quá trình lưu lượng khu
giữa các sông Bung, sông A Vương, sông Cái,
và sông Thu Bồn được lấy theo tỉ lệ diện tích
với các quá trình lưu lượng đến các hồ chứa
tương ứng.
Trạm kiểm tra: Nông Sơn, Thành Mỹ, Ái
Nghĩa, Giao Thủy
Việc hiệu chỉnh và kiểm định được tiến hành
cho mùa cạn để xác định các thông số diễn toán
dòng chảy các đoạn sông sau hồ chứa về các
trạm kiểm soát. Phương pháp diễn toán được sử
dụng là phương pháp Muskingum. Hệ thống
sông được phân chia thành 8 đoạn, chưa kể
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 89
đoạn kết nối Quảng Huế từ sông Vu Gia sang
sông Thu Bồn. Số liệu được sử dụng để hiệu
chỉnh và kiểm định mô hình là số liệu thực đo
của các trạm thủy văn Nông Sơn, Thành Mỹ
(lưu lượng) các năm 2015, 2016. Đây là những
năm mà cả 4 hồ đều đã đi vào vận hành và có tài
liệu tương đối đầy đủ. Số liệu đầu vào của mô
hình còn bao gồm số liệu thực đo của các hồ
chứa (mực nước, lưu lượng tuabin, lưu lượng xả
tối thiểu).
Kết quả hiệu chỉnh-Kiểm định
Trên hệ thống Vu Gia - Thu Bồn chỉ có 2
trạm đo lưu lượng là Thành Mỹ và Nông Sơn.
Các trạm thủy văn Ái Nghĩa và Giao Thủy đều
là những trạm đo mực nước, vì thế quan hệ H-
Q đã được đưa vào các nút trong mô hình
HEC-RESSIM để tính toán ra mực nước tại
các trạm này. Kết quả hiệu chỉnh – kiểm định
mô hình được thể hiện trong Bảng 1 và Hình
2. Với kết quả mô phỏng khá tốt, mô hình
HEC-RESSIM có thể sử dụng được cho tính
toán mô phỏng vận hành liên hồ chứa trên
sông Vu Gia - Thu Bồn.
Bảng 1. Kết quả hiệu chỉnh-kiểm định mô hình
VỊ TRÍ HIỆU
CHỈNH
KIỂM
ĐỊNH
Thành Mỹ 0,9305 0,9762
Nông Sơn 0,7514 0,8246
Hình 1. Mô phỏng hệ thống hồ chứa trong mô
hình HEC-RESSIM
Hình 2. Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo tại Thành Mỹ, Nông Sơn
3.2. Các trường hợp tính toán
Để đánh giá được hiệu quả của phương án
vận hành tối ưu, nghiên cứu sử dụng mô hình
HEC-RESSIM cho tính toán phân tích các
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 90
phương án vận hành hệ thống hồ chứa trong
mùa cạn từ ngày 16/12 đến ngày 31/8 năm sau:
1) Phương án 1: lưu lượng xả tối thiểu từ
các hồ các hồ A Vương, Sông Bung 4 và Đăk
Mi 4 lấy theo Quy trình 1537
2) Phương án 2: lưu lượng xả tối thiểu từ
các hồ A Vương, Sông Bung 4 và Đăk Mi 4
lấy theo quá trình lưu lượng xả tối ưu đã tìm
được bằng mô hình xây dựng trong Crystal
Ball.
Mỗi phương án được tính toán với 02
trường hợp: 1) Số liệu dòng chảy đến theo số
liệu thực đo năm 2015, 2016 (sau khi cả 04
hồ đã đi vào phát điện); và 2) Số liệu dòng
chảy đến thời đoạn 1981-2008 (chuỗi dòng
chảy trước khi xây dựng hệ thống hồ chứa
trên sông Vu Gia – Thu Bồn).
4. MÔ PHỎNG VẬN HÀNH HỆ
THỐNG HỒ CHỨA
4.1 Mô phỏng vận hành theo Phương
án 1
Chế độ vận hành các hồ chứa trong mùa
cạn được tuân thủ theo Quy trình 1537. Việc
mô phỏng quy tắc xả dòng chảy tối thiểu
trong mô hình HEC-RESSIM được thực hiện
như sau:
- Nếu lưu lượng tại Ái Nghĩa tại thời đoạn
trước nhỏ hơn 77,5m3/s (tương ứng với mực
nước tại Ái Nghĩa là 2,67m) thì lưu lượng xả
từ hồ A Vương không nhỏ hơn các mức đã
được quy định và được đưa vào mô hình như
Hình 3.
- Nếu lưu lượng tại Ái Nghĩa tại thời đoạn
trước lớn hơn 77,5m3/s (tương ứng với
2,67m) nhưng vẫn nhỏ hơn 83,5m3/s (tương
ứng 2,80m) thì lưu lượng xả từ hồ A Vương
không nhỏ hơn các mức đã được quy định và
được đưa vào mô hình như Hình 4.
- Trường hợp mực nước tại Ái Nghĩa vượt
2,80m thì không yêu cầu xả dòng chảy tối thiểu.
Cách làm tương tự đối với hồ Sông Bung
4 và Đăk Mi 4. Riêng hồ Sông Tranh 2 thuộc
sông Thu Bồn thì sử dụng điểm khống chế là
trạm Giao Thủy, với các mực nước khống
chế lần lượt là 1,02m và 1,20m (tương ứng
với giá trị lưu lượng là 46 và 60m3/s).
Hình 3. Quy tắc vận hành hồ A Vương
trường hợp lưu lượng tại Ái Nghĩa < 77,5m3/s
Hình 4. Quy tắc vận hành hồ A Vương
trường hợp lưu lượng tại Ái Nghĩa
trong khoảng 77,5-83,5m3/s
4.2. Mô phỏng vận hành theo Phương án 2
Quá trình lưu lượng phát điện tối ưu từ các hồ
chứa đã tìm được từ nghiên cứu trước được đưa
vào dưới dạng quy tắc vận hành trong mô hình
HEC-RESSIM (Hình 5). Riêng hồ Đăk Mi 4 có
lưu lượng phát điện chuyển qua sông Thu Bồn
nên lưu lượng xả tối thiểu xuống hạ lưu sông Vu
Gia vẫn được lấy theo Quy trình 1537 (Hình 6).
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 91
Hình 5. Quy tắc vận hành hồ A Vương Hình 6. Quy tắc vận hành hồ Đak Mi 4
4.3. So sánh và phân tích kết quả
4.3.1 Các trường hợp tính toán cho năm
2015 và 2016
Đây là thời kỳ vận hành sau khi cả 04 hồ đã
đi vào hoạt động phát điện thường xuyên trên hệ
thống. Tác giả đã tính toán so sánh sản lượng
điện vận hành theo Phương án 1 và Phương án
2. Hình 7 minh họa kết quả mô phỏng vận hành
04 hồ với số liệu dòng chảy đến theo số liệu
thực đo năm 2015, 2016.
Hình 7. Kết quả mô phỏng vận hành 04 hồ với số liệu dòng chảy đến năm 2015, 2016
Mực nước AV
SB4
DM4 ST2
Ái Nghĩa Giao Thủy
Mực nước AV SB4
DM4 ST2
Ái Nghĩa Giao Thủy
Năm 2015 Năm 2016
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 92
Bảng 2. Tổng hợp kết quả tính toán thủy năng theo 2 phương án vận hành năm 2015, 2016
Năm 2015 Năm 2016
Bảng 3. Tổng hợp kết quả tính toán sản lượng điện sản xuất theo từng hồ 2015, 2016
Hồ
Sản lượng điện mùa cạn 2015
(MWh)
Sản lượng điện mùa cạn 2016
(MWh)
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 1 Phương án 2
A Vương 435.915 448.083 427.508 416.455
Sông Bung 4 260.518 257.371 192.646 164.063
Đăk Mi 4 158.301 212.726 162.982 210.654
Sông Tranh 2 305.211 322.985 229.839 231.639
Tổng 04 hồ 1.159.945 1.241.165 1.012.975 1.042.811
Nhận xét: Sản lượng điện sản xuất trong
mùa cạn của các hồ A Vương, Sông Bung 4,
Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 theo phương án 2
lớn hơn sản lượng điện của 04 hồ vận hành theo
Phương án 1 cho cả hai năm 2015 và 2016.
Lượng chênh lệch tương ứng cho từng năm là
7,00% (2015) tương đương 81.220 MWh và
2,94% (2016) tương đương 29.836 MWh trong
mùa cạn.
Xét về mực nước hạ lưu, kết quả tính toán
mực nước tại Ái Nghĩa và Giao Thủy đều cho
thấy quá trình mực nước tại Ái Nghĩa và Giao
Thủy đều lớn hơn mực nước khống chế tương
ứng 2,67m và 1,02m.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 93
4.3.2. Các trường hợp tính toán thời kỳ
1981-2008
Đây là thời kỳ trước khi có các hồ trên hệ
thống. Tác giả đã mô phỏng chế độ vận hành
cho mùa cạn (theo Quy trình 1537 và theo
phương án tối ưu, so sánh sản lượng điện vận
hành của từng năm trong giai đoạn 1982-2008.
Tính toán điều tiết cũng được thực hiện theo hai
Phương án 1 và 2. Bảng 4 tổng hợp kết quả tính
toán điện lượng mùa cạn từng năm trong giai
đoạn 1982-2008. Kết quả tổng hợp được trình
bày trong phần phụ lục.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả tính toán điện lượng mùa kiệt giai đoạn 1982-2008
Đơn vị: Mwh
1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988
Vận hành theo Quy trình
1537
1.131.702 1.187.276 1.432.991 1.578.526 1.466.465 1.348.823 1.418.738
Vận hành theo phương
án tối ưu lựa chọn
1.281.628 1.304.222 1.567.561 1.664.115 1.622.335 1.470.402 1.544.078
1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Vận hành theo Quy trình
1537
1.511.239 1.360.488 1.406.691 1.432.003 1.377.918 1.390.935 1.484.400
Vận hành theo phương
án tối ưu lựa chọn
1.570.035 1.428.531 1.563.967 1.563.252 1.529.509 1.548.080 1.587.736
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Vận hành theo Quy trình
1537
1.757.688 1.647.343 1.428.529 2.248.904 2.240.150 1.718.278 1.639.456
Vận hành theo phương
án tối ưu lựa chọn
1.777.755 1.708.769 1.506.564 2.157.715 2.132.750 1.792.923 1.647.189
2003 2004 2005 2006 2007 2008
Vận hành theo Quy trình
1537
1.601.501 1.582.216 1.444.286 1.519.982 1.433.390 1.456.287
Vận hành theo phương
án tối ưu lựa chọn
1.578.736 1.622.601 1.568.201 1.599.524 1.509.771 1.566.790
Nhận xét: Sản lượng điện sản xuất trong
mùa cạn từng năm trong giai đoạn 1982-2008
của các hồ A Vương, Sông Bung 4, Đăk Mi 4
và Sông Tranh 2 theo phương án 2 đều lớn hơn
sản lượng điện của 04 hồ vận hành theo quy
trình vận hành liên hồ chứa 1537 (Phương án 1).
Lượng chênh lệch thấp nhất là 1,12% (năm
1996) tương đương 20.067 MWh và 11,20%
(năm 1994) tương đương 157.145 MWh trong
mùa cạn. Do vậy, một lần nữa có thể kết luận
rằng phương án vận hành liên hồ (với tỉ lệ xả
của các hồ A Vương, Sông Bung 4 và Đăk Mi 4
lấy bằng tỉ lệ dung tích các hồ chứa tương ứng)
có ưu thế về phát điện hơn so với quy trình 1537
và vẫn đảm bảo yêu cầu cấp nước hạ du.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bài báo đã trình bày kết quả ứng dụng mô
hình HEC-RESSIM cho tính toán phân tích
các phương án vận hành hệ thống hồ chứa lưu
vực sông Vu Gia – Thu Bồn (VGTB) đảm bảo
tối ưu hóa điện năng sản xuất của các hồ thủy
điện và đảm bảo cung cấp nước cho hạ lưu.
Thử nghiệm cho 02 phương án vận hành cho
thấy tính khả thi của việc ứng dụng mô hình
HEC-RESSIM cho vận hành liên hồ chứa
sông VGTB. Phương án vận hành theo kịch
bản tỉ lệ xả của hồ A Vương, Sông Bung 4 và
Đăk Mi 4 lấy theo tỉ lệ dung tích là có ưu thế
hơn so với phương án vận hành theo quy trình
vận hành hiện tại.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thắng, T.V., Phong, N.T., Long, N.L. (2017). Nghiên cứu xây dựng mô hình tối ưu phát điện, cấp
nước các hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong mùa cạn. Tuyển tập Hội nghị Khoa
học Thủy lợi toàn quốc 2017. ISBN:978-604-82-2273-4, p.89-91. Nhà xuất bản Xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1537/QĐ-TTg ngày 7/9/2015 về việc ban hành Quy trình vận
hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Louck, D.P and Eelco van Beek (2005). Water Resources Sysytems Planning and Management - An
introduction to method, model and application. United Nations Educational
Mckinney, D. C., Cai, X., Rosegrant, M. W., Ringler, C., & Scott, C. a. (1999). Modeling Water
Resources Management at the Basin Level: Review and Future Directions. Water Management.
Abstract:
RESEARCH ON RESERVOIRS OPERATION OF VU GIA - THU BON
RIVER BASIN IN DRY SEASON WITH HEC-RESSIM MODEL
The construction of hydropower systems has been creating complicated issues for the water
resources management in river basins related with different water users. The problem requires a
"harmonious" solution among different water use objectives to improve the efficiency of water
allocation in the river basins. This article presents the results of application of HEC-RESSIM model
to simulate the operation of the reservoir system of Vu Gia - Thu Bon river basin in dry season, to
ensure minimum downstream flow requirements and maximization of power production from the
hydropower system. Research’s results can be used to provide recommendations to improve the
performance of the reservoir system in practice.
Keywords: Reservoir operation, HecRessim, Vu Gia – Thu Bon
Ngày nhận bài: 20/8/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mo_phong_van_hanh_he_thong_lien_ho_chua_luu_vuc_s.pdf