Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng Acid Uric máu với một số yếu tố nguy cơ tại thành phố Cần Thơ

Một số kết quả nghiên cứu trong nước như: Duangta Thipphakhouanxay (2011)(2) ghi nhận: tỷ lệ đối tượng tăng acid uric máu uống rượu bia là 36,1%. Theo Bùi Đức Thắng (2006)(1): có 37,1% đối tượng có thói quen thường dùng rượu bia. Nhìn chung, số đối tượng uống rượu bia có nồng độ acid uric máu tăng chiếm tỷ lệ khá cao (60,7%). Còn theo Tuấn Anh Huy (2004)(Error! Reference source not found.) cho thấy: nhóm đối tượng tăng acid uric máu có tỷ lệ người uống rượu (62,4%) cao hơn so với nhóm không tăng acid uric máu (37,9%). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Triển (2004)(Error! Reference source not found.) thu được: ở nhóm tăng acid uric máu có 74,2% đối tượng có thói quen uống rượu vừa và nhiều, cao hơn so với nhóm uống ít và không uống (25,8%). Bên cạnh đó, tác giả Quyền Đăng Tuyên (2001)(6) cho kết quả: trong nhóm tăng acid uric máu có 26,8% uống rượu mức độ vừa và nhiều. Nồng độ trung bình acid uric máu ở nhóm uống rượu mức độ vừa và nhiều cao hơn ở nhóm uống rượu mức độ ít và không uống. Ngoài nước, nghiên cứu Yu KH (2008)(Error! Reference source not found.) cho kết quả: phân tích hồi quy logistic nhiều tầng chỉ ra rằng tiêu thụ bia liên quan đáng kể với tăng acid uric máu ở nam giới sau khi điều chỉnh về tuổi, tổng lượng calo, chỉ số khối cơ thể và khu vực địa lý. Uống bia hạn chế có thể giúp ngăn ngừa tăng acid uric máu trong dân số. So sánh với các tác giả khác, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đối tượng hút thuốc lá kèm tăng acid uric máu thấp hơn. Tuy nhiên, có điểm gần với các nghiên cứu khác: những đối tượng có hút thuốc lá có xu hướng có acid uric máu cao hơn những đối tượng hút thuốc lá ít hoặc không hút thuốc lá. Theo Duangta Thipphakhouanxay (2011)(2) ghi nhận: tỷ lệ đối tượng tăng acid uric máu có hút thuốc lá là 29,4%. Còn Vũ Đình Triển (2004)(Error! Reference source not found.) ghi nhận: ở nhóm tăng acid uric máu có 56,1% đối tượng có thói quen hút thuốc mức độ nhiều (nghiện thuốc), cao hơn 1,4 lần so với nhóm hút ít và không hút. Nghiên cứu của Tuấn Anh Huy (2004)(Error! Reference source not found.) cho kết quả: nhóm đối tượng tăng acid uric máu có tỷ lệ người hút thuốc lá (48,7%) tương đương với nhóm không tăng acid uric máu (53,6%)

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng Acid Uric máu với một số yếu tố nguy cơ tại thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 220 NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG ACID URIC MÁU   VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ  Trịnh Kiến Trung*, Nguyễn Thị Hằng**, Nguyễn Hồ Phương Liên***  TÓM TẮT  Giới thiệu: Nghiên cứu mối liên quan giữa tăng acid uric máu với một số yếu tố nguy cơ ở 1185 đối tượng  ≥ 40 tuổi tại thành phố Cần Thơ. Xét nghiệm acid uric máu và thu thập thông tin về tuổi, giới, tình trạng kinh tế,  hút thuốc lá, uống rượu.   Kết quả: Tỷ lệ tăng acid uric máu ở nhóm > 60 tuổi; giới nam; có uống rượu, có hút thuốc cao hơn nhóm ≤  60 tuổi; giới nữ, không uống rượu, không hút thuốc có ý nghĩa, p   60 tuổi, giới nam, có uống rượu, có hút thuốc lần lượt cao gấp 1,52; 2,42; 2,33; 1,63 lần nhóm ≤ 60 tuổi, giới nữ,  không uống rượu, không hút thuốc.  Từ khóa: acid uric máu; yếu tố nguy cơ.   ABSTRACT  THE STUDY OF ASSOCIATION BETWEEN HYPERURICEMIA   AND SOME RISK FACTORS IN ADULTS IN CAN THO CITY   Trinh Kien Trung, Nguyen Thi Hang, Nguyen Ho Phuong Lien   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 220‐ 224  Introduction: The study of association between hyperuricemia and some risk factors in 1.185 subjects equal  or over 40 years old in Can Tho City. Serum uric acid and other variables including age, gender, economic status,  smoking, drinking of alcohol were measured in this study.   Results: The rate of hyperuricemia in the group of over 60 years old, men, drinking of alcohol, the smoking  were  higher  than  the  group  of  equal  or  lower  60  years  old,  women,  not  drinking  of  alcohol,  not  smoking  significantly, p < 0.05. Besides that, the  frequency of hyperuricemia in the group of over 60 years of age, men,  drinking of alcohol, the smoking were higher than 1.52; 2.42; 2.33; 1.63 times the group of equal or lower 60 years  of age, women, not drinking of alcohol, not smoking, respectively.  Key words: serum acid uric; risk factor.   ĐẶT VẤN ĐỀ  Tỷ  lệ  tăng acid uric  (AU) máu  trên  thế giới  và ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Trên thế giới,  tỷ lệ tăng AU máu đơn thuần khá cao, chiếm 2,6‐  47,2%  dân  số(Error!  Reference  source  not  found.).  Ở  Việt  Nam, theo Quyền Đăng Tuyên (2001), tỷ lệ tăng  AU máu là 22,4 %(6). Về mối liên quan giữa tăng  acid uric máu với một số yếu tố nguy cơ, đã có  một số tác giả nghiên cứu về vấn đề này tại một  số  vùng  trong  cả  nước  như  Duangta  Thipphakhouanxay  (2011)(2),  Bùi  Đức  Thắng  (2006)(1), Tuấn Anh Huy (2004)(Error! Reference source not  found.).  Tại thành phố Cần Thơ, chúng tôi chưa thấy  một công trình nghiên cứu nào công bố về mối  liên quan giữa tăng acid uric máu với một số yếu  tố nguy cơ trong cộng đồng đăng tải trên các tạp  chí chuyên ngành. Vì thế, chúng tôi tiến hành đề  tài này nhằm  ʺ Nghiên cứu mối  liên quan giữa  tăng acid uric máu với một số yếu tố nguy cơ ở  đối tượng ≥ 40 tuổi tại thành phố Cần Thơʺ.   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu   Tiêu chuẩn chọn mẫu  1185  người  dân  thành  phố Cần  Thơ  ≥  40  * Đại học Y‐ Dược Cần Thơ.  ** Trung tâm y tế dự phòng quận 6.  ***   Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.  Tác giả liên lạc: Ths Nguyễn Hồ Phương Liên ‐ ĐT: 0903144575 ‐ Email:phuonglien20051977@yahoo.com   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 221 tuổi  được  chọn  theo  kiểu  ngẫu  nhiên  phân  tầng, hệ  thống  có  chủ  đích;  từ  tháng  01‐2012  đến tháng 12‐ 2012.  Tiêu chuẩn loại trừ  Những  người  đang  dùng  các  loại  thuốc  ảnh  hưởng  đến  nồng  độ  acid  uric  như:  allopurinol,  probenecid,  sulfinpyrazol,  salicilat,  phenylbutazol,  acid  ascorbic,  ethambutol,  pyrazynamid...  Bệnh  nhân  suy  thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân  tạo. Các bệnh lý tăng sinh, ác tính (ung thư, xơ  gan) hoặc người được lựa chọn không đồng  ý tham gia nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu cắt ngang.   Cách thu thập số liệu  Người dân  được phỏng  vấn  với phiếu  thu  thập  số  liệu  nhằm  thu  thập  thông  tin  về  tuổi,  giới, tình trạng kinh tế, hút thuốc lá, uống rượu;  lấy máu  và  thực  hiện  xét nghiệm AU máu  tại  khoa xét nghiệm  sinh hóa‐ Bệnh viện Đa khoa  Trung ương Cần Thơ.   Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng AU máu(3)  AU máu được gọi là tăng khi > 420 mol/l ở  nam và > 360 mol/l ở nữ.  Cách lấy máu  Các đối tượng được  lấy máu vào buổi sáng  cách bữa  ăn gần nhất  là  12 giờ  (tối hôm  trước  tránh  dùng  rượu  bia,  tránh  thức  ăn  có  chứa  nhiều  purin  làm  ảnh  hưởng  đến  kết  quả  xét  nghiệm). Lấy 5ml máu  tĩnh mạch cho vào tuýp  máu có chứa chất chống  đông heparin. Sau  đó  gởi tuýp máu về phòng xét nghiệm sinh hóa để  thực hiện. Tại phòng xét nghiệm hóa sinh, máu  sẽ được quay ly tâm để lấy huyết thanh. Sau đó,  sẽ  tiến  hành  định  lượng  acid  uric  máu  bằng  phương pháp enzym.  Định  lượng  acid  uric máu  (đơn  vị  tính  là  mol/l).  Nguyên lý  Xác định nồng độ acid uric bằng phản ứng  enzym uricase, H2O2 được hình thành dưới sự ly  giải  của  catalase  và  3,5  dichioro‐2‐hydroxy  benzen  sulfonic  acid  (DCHBC)  và  4‐ aminophenazon  (PAP)  cho  ra  phức  chất  quinoneimin có màu đỏ tím  Uricase  Acid uric + O2 + 2H2O2  Allantoin + CO2 + H2O2  Peroxidase  2H2O2 + DCHBS + PAP  Quinoneimin + HCL + 4H2  Trị số bình thường  Nam: 180 ‐ 420 mol/l    Nữ: 140‐ 360 mol/l  Trang  bị  máy:  xét  nghiệm  acid  uric  máu  được xác  định  trên máy phân  tích hóa  sinh  tự  động AU 640 của hãng Olympus Nhật Bản.  Thuốc  thử:  các  thuốc  thử  để  xác  định  acid  uric  máu  đồng  bộ  theo  thuốc  thử  của  hãng  Olympus Nhật Bản.  Các biến số  Yếu tố nguy cơ tăng acid uric máu: tuổi, giới,  tình trạng kinh tế, uống rượu, hút thuốc lá.  Kinh  tế: không khá giả  (hộ nghèo + hộ cận  nghèo  theo  quyết  định  ban  hành  chuẩn  hộ  nghèo,  hộ  cận  nghèo  áp  dụng  cho  giai  đoạn  2011‐ 2015)(5), khá giả.  Xử lý số liệu  Chương trình thống kê vi tính SPSS 16.0.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 222 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN  Liên quan giữa tăng AU máu với yếu tố nguy cơ tuổi  Bảng 1‐ Liên quan tình trạng tăng AU máu với yếu tố nguy cơ tuổi  Tăng AU (n=149) Không tăng AU (n=1036) p OR n (%) n (%) Tuổi > 60 (n=350) 56 16,0 294 84,0 < 0,05 1,52 (1,06- 2,17) ≤ 60 (n=835) 93 11,1 742 88,9 Tỷ lệ tăng AU máu ở nhóm > 60 tuổi cao hơn  nhóm  ≤  60  tuổi  có  ý nghĩa, p  <  0,05. Tần  suất  tăng AU máu ở nhóm > 60 tuổi cao gấp 1,52 lần  nhóm ≤ 60 tuổi.  So sánh với các nghiên cứu (NC) trong nước  thì kết quả thu được của chúng tôi phù hợp với  các NC trong nước: tuổi càng tăng thì tỷ lệ tăng  acid uric máu  càng  tăng. Theo Bùi  Đức Thắng  (2006)(1) ghi  nhận  acid  uric máu  tăng  dần  theo  tuổi: nhóm từ 60‐ 69 tuổi chiếm 31,4%; từ 70‐ 79  tuổi 29,7%; ≥ 80 tuổi chiếm 40,4%. Bên cạnh đó,  nghiên cứu Tuấn Anh Huy (2004)(Error! Reference source  not  found.)  cho  kết  quả:  tỷ  lệ  đối  tượng  tăng  acid  uric máu cao nhất ở nhóm 71‐ 80 tuổi (42,7%) và  thấp nhất  ở nhóm 42‐ 50  tuổi  (9,1%). Tỷ  lệ đối  tượng  tăng  acid  uric  máu  tăng  theo  độ  tuổi.  Ngoài ra, Quyền Đăng Tuyên (2001)(6) cho thấy:  tỷ  lệ  tăng acid uric máu  ở nhóm 40‐ 49  tuổi  là  22,2%, 50‐ 59 tuổi là 25,4% và ≥ 60 tuổi là 15,4%.   So  sánh với nghiên  cứu ngoài nước  thì kết  quả của chúng tôi có sự khác biệt. Theo Lai SW  nghiên  cứu  tại Đài Loan năm 2001(4):  tỷ  lệ acid  uric máu giảm dần theo tuổi ở nam giới. Không  có mối  liên hệ giữa  tuổi và  tỷ  lệ  tăng acid uric  máu ở nữ giới.   Liên quan giữa tăng AU máu với yếu tố nguy cơ giới  Bảng 2‐ Liên quan tình trạng tăng AU máu với yếu tố nguy cơ giới  Tăng AU (n=149) Không tăng AU (n=1036) p OR n (%) n (%) Giới Nam (n=322) 66 20,5 256 79,5 < 0,001 2,42 (1,70- 3,45) Nữ (n=863) 83 9,6 780 90,4 Tỷ  lệ  tăng AU máu  ở  nhóm  giới  nam  cao  hơn nhóm giới nữ có ý nghĩa, p < 0,001. Tần suất  tăng AU máu ở nhóm giới nam cao gấp 2,42 lần  nhóm giới nữ.  So  sánh với  các nghiên  cứu  trong và ngoài  nước  thì nghiên cứu của chúng tôi có sự tương  đồng: nam giới có xu hướng tăng acid uric máu  cao hơn nữ giới.   Một  số  nghiên  cứu  cho  kết  quả  gần  với  chúng  tôi,  ví  dụ  như  theo  nghiên  cứu  của  Duangta  Thipphakhouanxay  (2011)(2):  có  30,8%  nam tăng acid uric máu và chỉ có 18,2% nữ tăng  acid  uric  máu.  Bên  cạnh  đó,  Bùi  Đức  Thắng  (2006)(1) cũng ghi nhận: tỷ lệ tăng acid uric máu ở  nam  88,2%,  ở  nữ  11,8%. Ngoài  ra,  nghiên  cứu  của Vũ Đình Triển (2004)(Error! Reference source not found.)  cho kết quả: tỷ lệ đối tượng tăng acid uric máu ở  giới nam là 42,9%, ở giới nữ là 12,6%. Hơn nữa,  theo NC  của Quyền  Đăng  Tuyên  (2001)(6)  cho  thấy: tỷ lệ tăng acid uric máu ở nam 25,6%, ở nữ  10,5%.   Ngoài nước, các NC cũng cho kết quả với  xu hướng nam có tỷ lệ tăng acid uric máu cao  hơn nữ: Yu KH (2008)(Error! Reference source  not found.) ghi nhận: tỷ  lệ tăng acid uric máu  (dựa theo định nghĩa trong NC: > 462 μmol/l ở  nam và > 396 μmol/l ở nữ) ở nam giới  là 25%  và  19%  ở nữ giới. Bên  cạnh  đó,  theo Lai  SW  nghiên  cứu  tại  Đài  Loan  (2001)(4):  tỷ  lệ  tăng  acid uric máu  là 57,3% ở nam và 40,9% ở nữ.  Nam giới  tuổi  65‐  69  tuổi  có giá  trị  acid uric  máu cao nhất.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 223 Liên quan giữa tăng AU máu với yếu tố nguy cơ kinh tế  Bảng 3‐ Liên quan tình trạng tăng AU máu với yếu tố nguy cơ kinh tế  Tăng AU (n=149) Không tăng AU (n=1036) p OR n (%) n (%) Kinh tế Khá giả (n=931) 123 13,2 808 86,8 >0,05 1,34 (0,85- 2,09) Không (n=254) 26 10,2 228 89,8 Tỷ lệ tăng AU máu ở nhóm kinh tế khá giả  cao  hơn  nhóm  kinh  tế  không  khá  giả.  Tuy  nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê  với p> 0,05.  Thật vậy, đối tượng khá giả sẽ có chế độ ăn  có chứa hàm lượng acid uric cao hơn hàm lượng  acid uric ở chế độ ăn người không khá giả.   Liên quan giữa tăng AU máu với yếu tố nguy cơ uống rượu  Bảng 4‐ Liên quan tình trạng tăng AU máu với yếu tố nguy cơ uống rượu  Tăng AU (n=149) Không tăng AU (n=1036) p OR n (%) n (%) Uống rượu Có (n=349) 69 19,8 280 80,2 < 0,001 2,33 (1,64- 3,31) Không (n=836) 80 9,6 756 90,4 Tỷ  lệ  tăng AU máu  ở nhóm  có uống  rượu  cao hơn nhóm không uống rượu có ý nghĩa, p <  0,001. Tần  suất  tăng AU máu  ở nhóm  có uống  rượu cao gấp 2,33 lần nhóm không uống rượu.  Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho kết  quả khác nhau tùy theo NC. Nhưng nhìn chung,  những  đối  tượng  có  uống  rượu  bia,  trong  đó  uống  rượu bia nhiều  có xu hướng  có acid uric  máu cao hơn với những đối tượng không uống  rượu bia hay uống rượu bia ít.  Một số kết quả nghiên cứu trong nước như:  Duangta Thipphakhouanxay  (2011)(2) ghi nhận:  tỷ lệ đối tượng tăng acid uric máu uống rượu bia  là 36,1%. Theo Bùi Đức Thắng (2006)(1): có 37,1%  đối  tượng có  thói quen  thường dùng  rượu bia.  Nhìn  chung,  số  đối  tượng  uống  rượu  bia  có  nồng độ acid uric máu tăng chiếm tỷ lệ khá cao  (60,7%). Còn  theo Tuấn Anh Huy  (2004)(Error!  Reference  source not  found.)  cho  thấy: nhóm  đối tượng tăng acid uric máu có tỷ lệ người uống  rượu  (62,4%) cao hơn so với nhóm không  tăng  acid uric máu (37,9%). Ngoài ra, kết quả nghiên  cứu của Vũ Đình Triển  (2004)(Error! Reference source not  found.)  thu  được:  ở nhóm  tăng  acid uric máu  có  74,2% đối tượng có thói quen uống rượu vừa và  nhiều,  cao hơn  so với nhóm uống  ít và không  uống (25,8%). Bên cạnh đó, tác giả Quyền Đăng  Tuyên  (2001)(6)  cho  kết  quả:  trong  nhóm  tăng  acid uric máu có 26,8% uống rượu mức độ vừa  và nhiều. Nồng độ  trung bình acid uric máu  ở  nhóm uống rượu mức độ vừa và nhiều cao hơn  ở nhóm uống rượu mức độ ít và không uống.   Ngoài nước, nghiên cứu Yu KH (2008)(Error!  Reference source not found.) cho kết quả: phân  tích hồi quy  logistic nhiều  tầng chỉ ra rằng  tiêu  thụ bia liên quan đáng kể với tăng acid uric máu  ở  nam  giới  sau  khi  điều  chỉnh  về  tuổi,  tổng  lượng calo, chỉ số khối cơ thể và khu vực địa lý.  Uống bia hạn  chế  có  thể giúp ngăn ngừa  tăng  acid uric máu trong dân số.   Liên quan giữa tăng AU máu với yếu tố nguy cơ hút thuốc   Bảng 5‐ Liên quan tình trạng tăng AU máu với yếu tố nguy cơ hút thuốc  Tăng AU (n=149) Không tăng AU (n=1036) p OR n (%) n (%) Hút thuốc Có (n=199) 35 17,6 164 82,4 < 0,05 1,63 (1,08- 2,47) Không (n=986) 114 11,6 872 88,4 Tỷ lệ tăng AU máu ở nhóm có hút thuốc cao  hơn nhóm không hút thuốc có ý nghĩa, p < 0,05.  Tần suất tăng AU máu ở nhóm có hút thuốc cao  gấp 1,63 lần nhóm không hút thuốc.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 224 So sánh với các tác giả khác, nghiên cứu của  chúng  tôi  có  tỷ  lệ  đối  tượng hút  thuốc  lá kèm  tăng acid uric máu thấp hơn. Tuy nhiên, có điểm  gần với các nghiên cứu khác: những đối  tượng  có hút thuốc lá có xu hướng có acid uric máu cao  hơn những đối tượng hút thuốc lá ít hoặc không  hút thuốc  lá. Theo Duangta Thipphakhouanxay  (2011)(2) ghi nhận: tỷ lệ đối tượng tăng acid uric  máu có hút thuốc lá là 29,4%. Còn Vũ Đình Triển  (2004)(Error! Reference source not  found.) ghi nhận:  ở nhóm  tăng acid uric máu  có 56,1%  đối  tượng  có  thói  quen  hút  thuốc mức  độ  nhiều  (nghiện  thuốc),  cao hơn 1,4 lần so với nhóm hút ít và không hút.  Nghiên  cứu  của  Tuấn  Anh  Huy  (2004)(Error!  Reference source not found.) cho kết quả: nhóm đối tượng  tăng acid uric máu  có  tỷ  lệ người hút  thuốc  lá  (48,7%) tương đương với nhóm không tăng acid  uric máu (53,6%).  KẾT LUẬN  Nghiên  cứu  mối  liên  quan  giữa  tăng  AU  máu với một số yếu tố nguy cơ ở 1185 người dân  ≥ 40 tuổi tại thành phố Cần thơ, chúng tôi rút ra  một số nhận xét sau:  Tỷ lệ tăng acid uric máu  ‐ Nhóm > 60 tuổi cao hơn nhóm ≤ 60 tuổi có  ý nghĩa, p < 0,05.   ‐ Nhóm giới nam cao hơn nhóm giới nữ có ý  nghĩa, p < 0,001.  ‐ Nhóm kinh tế khá giả cao hơn nhóm kinh  tế  không  khá  giả  với  sự  khác  biệt  không  có  ý  nghĩa thống kê, p > 0,05.  ‐ Nhóm có uống rượu cao hơn nhóm không  uống rượu có ý nghĩa, p < 0,001.  ‐ Nhóm có hút  thuốc cao hơn nhóm không  hút thuốc có ý nghĩa, p < 0,05.   Tần suất tăng acid uric máu  ‐ Nhóm > 60 tuổi cao gấp 1,52 lần nhóm ≤ 60  tuổi.  ‐ Nhóm giới nam cao gấp 2,42 lần nhóm giới  nữ.  ‐ Nhóm có uống rượu cao gấp 2,33 lần nhóm  không uống rượu.   ‐ Nhóm có hút thuốc cao gấp 1,63 lần nhóm  không hút thuốc.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bùi Đức Thắng (2006). Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở  người cao tuổi. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II‐ Học  Viện Quân Y, tr 1 ‐72.  2. Duangta Thipphakhouanxay (2011). Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm  hội  chứng  chuyển hóa và nồng  độ acid uric máu  ở  cán bộ  thuộc đơn vị X. Luận văn thạc sĩ y học‐ Học Viện Quân Y, tr.  1‐ 72.  3. Đoàn Văn Đệ (2008). Bệnh Gút. Bệnh học nội khoa‐ NXb quân  đội nhân dân, Tập II, tr. 43‐53.  4. Lai  SW,  Tan  CK  &  Ng  KC  (2001).  Epidemiology  of  Hyperuricemia  in  the  Elderly.  Yale  Journal  of  Biology  and  Medicine, 74, pp. 151‐157.  5. Nguyễn Tấn Dũng (2011). Quyết định về việc ban hành chuẩn  hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011‐ 2015, tr.  1‐2.  6. Quyền Đăng Tuyên (2001). Nghiên cứu nồng độ acid uric và  một  số yếu  tố  liên quan  đến hội  chứng  tăng acid uric máu  trong  cán  bộ  quân  đội.  Luận  văn  thạc  sĩ  y  học‐ Học Viện  Quân Y, tr. 1 ‐ 94.  7. Tuấn Anh Huy  (2004). Mối  tương  quan  giữa  tăng  acid  uric  máu với rối  loạn  lipid máu,  tăng huyết áp và vữa xơ động  mạch. Luận văn BSCK2‐ Học Viện Quân Y, tr. 1‐ 75.  8. Vũ Đình Triển (2004). Nghiên  cứu nồng  độ acid uric máu  ở  bệnh nhân tăng huyết áp và thiếu máu cơ tim cục bộ. Luận  văn thạc sĩ y học‐ Học Viện Quân Y, tr. 1‐ 85.  9. Wortmann R.L (2008). Gout and Hyperuricemia. Textbook of  Rheumatology, 8th ed, II, Chapter 87.  10. Yu  KH,  See  LC,  Huang  YC  et  al  (2008).  Dietary  Factors  Associated with Hyperuricemia  in Adults. Arthritis Rheum,  37, pp. 243‐250.  Ngày nhận bài báo:       25/9/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   29/9/2014  Ngày bài báo được đăng:   20/10/14  ` 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_moi_lien_quan_giua_tang_acid_uric_mau_voi_mot_so.pdf
Tài liệu liên quan