Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá trèn bầu (ompok bimaculatus)

Cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá nước ngọt bản địa quen thuộc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng phân bố hầu hết ở các vùng nước ngọt thuộc hạ lưu sông Mekong (MRC, 2008), trong các sông, kênh, rạch, ao hồ, ruộng và những vùng ngập trong mùa lũ có nước chảy nhẹ. Từ lâu, cá Trèn Bầu được ngư dân ở Cửu Long khai thác quanh năm ngoài tự nhiên bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kích thước cá khai thác trung bình dao động từ (17 – 30) cm (Nguyễn Văn Hảo, 2005; MRC, 2008) và lớn nhất là 50 cm (Mai Đình Yên và cs. 1992). Sản lượng cá khai thác được chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác bừa bãi đã có tác động xấu đến điều kiện sống của nhiều giống loài thủy sản, sản lượng cá khai thác được ngày càng giảm sút, trong khi nhu cầu của con người đối với loại thực phẩm này ngày càng cao và hiện nay đang có nhiều hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản này (Nguyễn Thanh Tùng và cs., 2007)

pdf10 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá trèn bầu (ompok bimaculatus), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 50 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÈN BẦU (Ompok bimaculatus) Võ Thanh Tân Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 07/01/2015 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 07/04/2015 Ngày chấp nhận đăng: 09/2016 Title: A study on biological characteristics of Butter catfish (Ompok bimaculatus) Từ khóa: Cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus), Đặc điểm sinh học, Sinh học sinh sản Keywords: Butter catfish (Ompok bimaculatus), Biological characteristics, Reproductive biology ABSTRACT This study was conducted from July 2009 to June 2010 in An Giang province. The content of this study is to investigate the morphological-classification, nutrition, growth and biological reproduction of Butter catfish (Ompok bimaculatus). Butter catfish samples were collected periodically once a month (40 fish samples) at five locations along the Hau and Tien rivers of An Giang province. Results showed that the Butter catfish (Ompok bimaculatus) is a carnivorous fish species and the small fish is their favorite food. There is a correlation between the length and weight of Butter catfish and the regression equation W = 0,0045L3,1589 of fish is equally with the correlation coefficient R2 = 0,9282. Butter catfish breeding season is from May to September and the main reproduction season is from June to August. The gonadosomatic index (GSI) of Butter catfish is low, averaging 4,16%. The absolute fecundity is average (8.930 ± 5.065) eggs/fish and the relative fecundity is average (228.600 ± 67.380) eggs/kg females. The average diameter of the egg at stage III is (1,04 ± 0,10) mm and the stage IV is (1,32 ± 0,12) mm. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010 tại tỉnh An Giang. Nội dung của đề tài là nghiên cứu đặc điểm hình thái, phân loại, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh học sinh sản của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus). Mẫu cá Trèn Bầu được thu định kỳ mỗi tháng một lần (40 mẫu) tại 5 địa điểm dọc theo tuyến sông Hậu và sông Tiền trên địa bàn tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá ăn động vật và cá nhỏ là thức ăn ưa thích của chúng. Có sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Trèn Bầu theo phương trình hồi quy W = 0,0045L3,1589 với hệ số tương quan R2 = 0,9282. Mùa sinh sản của cá Trèn Bầu từ tháng 5 đến tháng 9 và sinh sản tập trung nhất từ tháng 6 đến tháng 8. Hệ số thành thục (GSI) của cá Trèn Bầu thấp, trung bình 4,16%. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình là (8.930 ± 5.065) trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối trung bình là (228.600 ± 67.380) trứng/kg cá cái. Đường kính trung bình của trứng trong giai đoạn III là (1,04 ± 0,10) mm và giai đoạn IV là (1,32 ± 0,12) mm. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 51 1. GIỚI THIỆU Cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá nước ngọt bản địa quen thuộc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng phân bố hầu hết ở các vùng nước ngọt thuộc hạ lưu sông Mekong (MRC, 2008), trong các sông, kênh, rạch, ao hồ, ruộng và những vùng ngập trong mùa lũ có nước chảy nhẹ. Từ lâu, cá Trèn Bầu được ngư dân ở Cửu Long khai thác quanh năm ngoài tự nhiên bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kích thước cá khai thác trung bình dao động từ (17 – 30) cm (Nguyễn Văn Hảo, 2005; MRC, 2008) và lớn nhất là 50 cm (Mai Đình Yên và cs. 1992). Sản lượng cá khai thác được chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác bừa bãi đã có tác động xấu đến điều kiện sống của nhiều giống loài thủy sản, sản lượng cá khai thác được ngày càng giảm sút, trong khi nhu cầu của con người đối với loại thực phẩm này ngày càng cao và hiện nay đang có nhiều hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản này (Nguyễn Thanh Tùng và cs., 2007). Để góp phần hạn chế sự suy giảm nguồn lợi cá Trèn Bầu tự nhiên, cũng như đa dạng sinh học các giống loài thủy sản và phát triển các loài cá bản địa, sản xuất giống cá là biện pháp quan trọng để bảo vệ và phục hồi nguồn lợi cá Trèn Bầu, do đó đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus)” được thực hiện để làm cơ sở cho sự phát triển kỹ thuật sinh sản nhân tạo đối tượng này. Mục tiêu đề tài là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về đặc điểm sinh học của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) để làm cơ sở cho biện pháp kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Trèn Bầu trong tương lai. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện 12 tháng (từ tháng 07/2009 đến tháng 06/2010) tại tỉnh An Giang. Mẫu cá được thu ở 5 điểm: (1) Xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú), (2) Xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới), (3) Thành Phố Long Xuyên, (4) Xã Vĩnh Xương (Thị xã Tân Châu) và (5) Xã Mỹ Hiệp (huyện Chợ Mới) 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu - Thu mẫu: Mẫu được thu trực tiếp tại các điểm chợ và trên các phương tiện khai thác cá của ngư dân (ghe câu, ghe đáy, chà). Mẫu cá được thu mỗi tháng/lần; số lượng 40 con/lần. - Cố định mẫu: Đối với mẫu nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh trưởng: mẫu cá Trèn Bầu sau khi thu sẽ được cân, đo và ghi nhận số liệu tại hiện trường, sau đó cố định bằng formol 10%. Đối với mẫu nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng: mẫu cá khi vừa mới thu sẽ tiến hành cố định bằng formol 10%, sau đó đem về phòng thí nghiệm để phân tích. Đối với mẫu nghiên cứu đặc điểm sinh sản: Mẫu xác định giới tính: quan sát, chụp hình và ghi nhận tại hiện trường, sau đó cố định bằng formol 10%. Mẫu nghiên cứu sức sinh sản và đường kính trứng: buồng trứng cá được cố định trong formol 10%, sau 24 giờ sẽ tiến hành phân tích sức sinh sản và xác định đường kính trứng của cá. 2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu - Đặc điểm hình thái, phân loại: theo phương pháp của Pravdin (1973) kết hợp quan sát trực tiếp, đối chiếu với Rainboth (1996), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). - Đặc điểm dinh dưỡng: Các mẫu cá được chụp hình và mô tả hình thái bên ngoài, quan sát cơ quan tiêu hoá kết hợp với phân tích RLG (Al- Hussainy, 1949) và phổ dinh dưỡng của cá (Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). - Đặc điểm sinh trưởng: Được thực hiện trên cơ sở cân, đo khối lượng thân và chiều dài tổng cộng các mẫu thu, sau đó xác lập tương quan theo phương trình hồi quy (Huxley, 1924 trích bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004). - Đặc điểm sinh sản: Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 52 Xác định giới tính của cá dựa vào dấu hiệu sinh dục phụ khi thành thục: biểu hiện sinh dục phụ của cá khi thành thục để phân biệt. Xác định hệ số thành thục của cá (GSI): Hệ số thành thục được xác định cho từng đợt thu mẫu theo Biswas (1993): GSI (%) = (Khối lượng tuyến sinh dục/Khối lượng thân cá) x 100. Xác định mùa vụ sinh sản: dựa vào kết quả xác định các giai đoạn thành thục và hệ số thành thục của các mẫu thu theo định kỳ. Sức sinh sản tuyệt đối (Banegal, 1968): F (trứng/cá cái) = (n/G) x g; với n: số lượng trứng có trong mẫu đại diện, G: khối lượng buồng trứng, g: khối lượng mẫu đại diện. Sức sinh sản tương đối (trứng/g cá cái) = (Sức sinh sản tuyệt đối/Khối lượng cá cái) x 100. - Xác định mối tương quan giữa độ béo với sự thành thục: bằng độ béo Fulton (%) = (W/L0 3) x 100 và độ béo Clark (%) = (W0/ L0 3); với W (g): khối lượng thân cá, W0 (g) khối lượng cá bỏ nội tạng và L0 (cm): chiều dài chuẩn. - Sự biến đổi đường kính trứng: xác định bằng thước đo trên kính hiển vi. Trứng được lấy để đo ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối của buồng trứng với số lượng 30 trứng trên một mẫu. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu Tất cả số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, thống kê bởi chương trình Excel và đánh giá phân tích trên cơ sở so sánh giá trị của các dẫn liệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm hình thái và phân loại cá Trèn Bầu Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá Trèn Bầu ở đây chỉ có một loài duy nhất là Ompok bimaculatus (Bloch, 1797), không phát hiện loài nào khác với các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả như Mai Đình Yên và cs. (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Rainboth (1996) và Nguyễn Văn Hảo (2005). Cá Trèn Bầu trong nghiên cứu thuộc Bộ Siluriformes, Họ Siluridae, Giống Ompok, Loài Ompok bimaculatus (Bloch, 1797). Từ những mẫu cá Trèn Bầu nghiên cứu cho thấy, cá có các chỉ tiêu hình thái như sau: vi lưng (D): 1,2 - 1,3; vi ngực (P): 1,11 - 1,14; vi bụng (V): 1,6 - 1,8; vi hậu môn (A): 54 - 64; vi đuôi (C): 15 - 21; số lược mang trên cung mang thứ nhất (Lm1): 9 - 13; chiều dài tổng cộng (L, cm): 10,5 - 25,5; khối lượng (W, g): 9,10 - 85,29; chiều dài chuẩn (L0, cm): 9,10 - 19,50; chiều cao thân (H, cm): 1,90 - 4,70; chiều dài hàm trên (Lht, cm): 0,70 - 1,90; chiều dài hàm dưới (Lhd, cm): 0,80 - 1,90; đường kính mắt (O, cm): 0,40 - 0,70; chiều rộng giữa hai mắt (OO, cm): 1,10 - 5,89; chiều dài chuẩn/chiều cao thân (L0/H): 3,59 - 5,89; đường kính mắt/chiều rộng giữa hai mắt (O/OO): 0,20 - 0,43; chiều dài chuẩn/đường kính mắt (L0/O): 18,14 - 35,50; chiều dài chuẩn/chiều rộng giữa hai mắt (L0/OO): 4,39 - 10,44; chiều dài hàm trên/chiều dài hàm dưới (Lht/Lhd): 0,64 - 1,50; chiều dài chuẩn/chiều dài hàm trên (L0/Lht): 8,37 - 16,14; chiều dài chuẩn/chiều dài hàm dưới (L0/Lhd): 8,57 - 13,75. 3.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá Trèn Bầu 3.2.1 Đặc điểm hình thái giải phẫu các cơ quan tiêu hóa của cá Trèn Bầu Miệng cá Trèn Bầu thuộc dạng miệng trên và rất rộng. Răng hàm nhỏ, nhọn, kích thước không đều nhau và hầu hết có dạng răng chó mọc thành nhiều hàng ở cả hàm trên và hàm dưới; răng khẩu cái cũng có dạng răng chó mọc thành hai đám ở hai bên; răng hầu cũng to bén và mọc thành đám lớn. Lược mang của cá mảnh, xếp thưa và biến thành những gai cứng nhọn hướng vào xoang miệng hầu. Thực quản ngắn, co giãn tốt. Dạ dày hình túi, rất to, mặt trong nhiều nếp gấp nên co giãn tốt. Ruột thuộc dạng ruột thẳng, vách ruột dày và rất ngắn. Tất cả những đặc điểm trên cho thấy cá Trèn Bầu thuộc nhóm cá ăn động vật và là loài cá dữ. 3.2.2 Tính ăn của cá Trèn Bầu Qua quan sát, chỉ số giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng cộng (RLG) của cá Trèn Bầu luôn nhỏ hơn 1 và biến động trong khoảng 0,62 ± 0,09 (n=120). Với chỉ số RLG này cho thấy cá Trèn Bầu thuộc nhóm cá ăn động vật. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 53 3.2.3 Xác định phổ dinh dưỡng của cá Trèn Bầu Phổ dinh dưỡng của cá Trèn Bầu ở Hình 1 cho thấy: hai loại thức ăn là cá con và tôm - tép con chiếm tỷ lệ cao 67,95% và 14,54%. Các loại thức ăn còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn là thức ăn khác 5,60%; cua con 4,31%; ấu trùng côn trùng 3,467%; nhuyễn thể 2,45% và giun 1,69%. Kết quả phân tích hình thái giải phẫu ống tiêu hóa, chỉ số tương quan (RLG), kết hợp với phổ dinh dưỡng có thể khẳng định rằng: cá Trèn Bầu là loài cá ăn động vật và cá con là thức ăn ưa thích của chúng. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hơp̣ với nhận định của Rainboth (1996) cho rằng, cá Trèn Bầu ăn giáp xác, cá, nhuyễn thể; và theo Nguyễn Văn Hảo (2005) thì cá Trèn Bầu thuộc loài cá dữ, ăn cá, tôm, tép, côn trùng, giun, nhưng ăn cá là chủ yếu. 3.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá Trèn Bầu Từ tổng số mẫu nghiên cứu (n = 480), sau khi phân tích và lập mối tương quan giữa chiều dài tổng cộng (L) và khối lượng (W) đã cho kết quả ở Hình 2: Hình 2. Tương quan chiều dài và khối lượng thân của cá Trèn Bầu (n=480) Hiǹh 1. Phổ dinh dưỡng của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 54 Hình 2 cho thấy, mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) theo phương trình hồi quy W = 0,0045L3,1589 và hệ số tương quan R2 = 0,9282. Kết quả nghiên cứu này khá tương thích với Võ Thanh Tân (2008) có kết quả là W = 0,0064L3,0874 với R2 = 0,9204. Hình 2 còn cho thấy, sự sinh trưởng về chiều dài của cá Trèn Bầu ở giai đoạn ban đầu (chiều dài từ 10,5 đến 13,0 cm) nhanh hơn khối lượng, nhưng khi chiều dài của cá lớn hơn 13,0 cm thì sự sinh trưởng về khối lượng sẽ nhanh hơn về chiều dài. 3.4 Đặc điểm sinh sản 3.4.1 Phân biệt giới tính Sự thể hiện dấu hiệu sinh dục phụ của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) không rõ ràng nên khó xác định giới tính. Tuy nhiên, khi cá đã thành thục thì có thể phân biệt được giới tính tương đối chính xác. Cá Trèn Bầu cái: có tuyến sinh dục phát triển, có bụng to hơn cá đực. Cá Trèn Bầu đực: thường có kích cỡ nhỏ và thon dài hơn cá cái, khi thành thục chúng có gai sinh dục dài và nhọn hơn cá Trèn Bầu cái, có thể đánh giá bằng cách vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục, nếu cá thành thục có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra. Đây là đặc điểm chính giúp phân biệt cá Trèn Bầu đực và cái trong mùa vụ sinh sản. 3.4.2 Biến động các giai đoạn thành thục của cá Trèn Bầu theo thời gian Bảng 1. Các giai đoạn thành thục của Trèn Bầu theo thời gian (n = 480) Tháng Tỷ lê ̣thành thuc̣ sinh duc̣ qua các tháng (%) I - II III IV 7 26,67 10,00 63,33 8 6,67 16,67 76,67 9 53,33 16,67 30,00 10 63,33 16,67 20,00 11 73,33 16,67 10,00 12 90,00 6,67 3,33 1 80,00 6,67 13,33 2 70,00 6,67 23,33 3 66,67 13,33 20,00 4 63,33 20,00 16,67 5 23,33 53,33 23,33 6 33,33 16,67 50,00 Trung bình 54,17 ± 25,75 16,6 7 ± 12,47 29,17 ± 22,43 Min - Max 6,67 - 90,00 6,67 - 53,33 3,33 - 76,67 Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 55 Bảng 1 cho thấy, cá Trèn Bầu có tuyến sinh duc̣ ở giai đoạn I - II luôn chiếm tỷ lê ̣ khá cao và cao nhất vào thời điểm tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau với các giá tri ̣ tương ứng là 63,33%; 73,33%; 90%; 80%; 70%; 66,67%; 63,3 %. Riêng trong tháng 8 tỷ lê ̣ cá có tuyến sinh duc̣ ở giai đoạn I - II rất thấp chỉ chiếm 6,67%. Bắt đầu từ tháng 5 thì tỷ lê ̣cá thành thuc̣ sinh duc̣ (giai đoaṇ IV) tăng lên rõ rêṭ 23,33% và tháng 6 là 50%. Tháng có tỷ lê ̣ thành thuc̣ cao nhất là tháng 7, 8 với các giá trị lần lượt 63,33% và 76,67%. 3.4.3 Sự biến đổi hệ số thành thục của cá Trèn Bầu Hình 3. Sự biến động hệ số thành thục của cá Trèn Bầu cái theo thời gian (n = 480) Hình 3 cho thấy, hệ số thành thục (GSI) của cá Trèn Bầu rất thấp từ tháng 10 năm trước (2,68%) đến tháng 3 năm sau (1,69). Từ tháng 4 hệ số thành thục của cá Trèn Bầu đã bắt đầu tăng nhanh và đaṭ giá tri ̣cao nhất vào tháng 8 là 9,44%. Sang tháng 9 hệ số thành thục của cá Trèn Bầu giảm rõ (5,26%) và giảm dần trong những tháng cuối năm. Điều này rất phù hợp với sự biến động về các giai đoạn thành thục ở Bảng 1 và thực tiễn đánh bắt cá Trèn Bầu cái có trứng của các ngư dân trong khu vực thu mẫu thuộc tỉnh An Giang được ghi nhận. Từ sự biến động về hệ số thành thục (GSI) của cá Trèn Bầu được thể hiện ở Hình 3, kết hơp̣ với kết quả phân tích về tỷ lê ̣ cá thành thuc̣ (cá có tuyến sinh duc̣ ở giai đoaṇ IV) ở Bảng 2, có thể nhâṇ điṇh rằng: cá Trèn Bầu là loài cá sinh sản một lần trong năm, mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, trong đó cá sinh sản tâp̣ trung nhất từ tháng 6 đến tháng 8. 3.4.4 Sự biến đổi độ béo Fulton và Clark Kết quả phân tích sự biến đổi độ béo Fulton và độ béo Clark của 360 mẫu cá Trèn Bầu trong thời gian nghiên cứu được thể hiện qua Hình 4: Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 56 Hình 4. Sự biến đổi độ béo Fulton và độ béo Clark của cá Trèn Bầu Hình 4 cho thấy, giá trị độ béo Fulton của cá Trèn bầu biến động từ 0,89% - 1,09% và giá trị độ béo Clark biến đổi từ 0,78% - 1,03%. Độ béo của cá Trèn Bầu có xu hướng tăng dần từ tháng 9 và đạt giá trị cực đại vào tháng 12, sau đó các giá trị độ béo này có khuynh hướng giảm dần đến tháng 8 năm sau. Như vậy, các vật chất dinh dưỡng tích lũy đã có sự chuyển hóa thành các sản phẩm sinh dục. Đây là thời gian tuyến sinh dục của cá đã hoàn thành sự thoái hóa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục mới. Sau thời gian này, tuyến sinh dục của cá phát triển nhanh và độ béo cũng giảm theo. Điều này hoàn toàn hợp lý vì theo Dương Tuấn (1979) trong quá trình thành thục sinh dục của cá, vật chất dinh dưỡng được huy động để tạo sản phẩm sinh dục ngày càng mạnh, những chất dinh dưỡng này chủ yếu được lấy từ cơ và gan. Do đó độ béo của cá sẽ giảm dần khi hệ số thành thục sinh dục của cá ngày càng tăng. 3.4.5 Sức sinh sản của cá Trèn Bầu - Sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối Kết quả nghiên cứu cho thấy sức sinh sản của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) là khá cao. Trong đó, sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 2.714 đến 21.746 trứng/cá cái (trung bình 8.930 ± 5.065 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối dao động từ 126.000 đến 501.000 trứng/kg cá cái (trung bình 228.600 ± 67.380 trứng/kg cá cái). So với các nghiên cứu khác (Bảng 2) cho thấy có sự khác nhau sức sinh sản tương đối. Nguyên nhân là do có sự khác nhau về giống, loài (Pravdin, 1963). Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Võ Thanh Tân (2008), nguyên nhân có thể là do những cá thể trong nghiên cứu có sự khác nhau về chiều dài và khối lượng thân, hệ số thành thục trong khi sức sinh sản của cá phụ thuộc vào chiều dài và khối lượng, cũng như mức độ thành thục của nó (Pravdin, 1963). Bảng 2. So sánh sức sinh sản của cá Trèn Bầu với một số loài cá Trơn Tên loài cá SSS tương đối (trứng/kg cá cái) Tác giả nghiên cứu Cá Trèn bầu 126.000 - 501.000 Kết quả của nghiên cứu hiện tại 91.000 - 184.000 Võ Thanh Tân (2008) Cá Kết 10.000 - 70.000 Nguyễn Văn Triều và cs. (2006) Cá Ngát 1.414 - 1.560 Lê Văn Minh (2000) Cá Lăng 3.548 - 14.882 Ngô Vương Hiếu Tính (2001) Cá Leo 20.970 - 168.555 Phan Phương Loan (2006) Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 57 - Tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân Phương trình tương quan giữa khối lượng thân với sức sinh sản tuyệt đối (F) của cá Trèn Bầu được trình bày ở Hình 5. Hình 5. Tương quan giữa F và khối lượng thân của cá Trèn Bầu Như vậy, giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng thân cá Trèn Bầu cái có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau thông qua phương trình hồi quy F = 173,27W1,0689 với hệ số tương quan R2 = 0,7958 (Hình 5). Qua đó cho thấy, khi khối lượng thân cá cái từ 16,18 g tăng lên 83,84 g thì sức sinh sản tuyệt đối cũng tăng từ 2.714 đến 21.546 trứng/cá cái. 3.4.6 Đường kính trứng của cá Trèn Bầu Đường kính trứng của cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) thay đổi theo quá trình tăng trưởng của các noãn bào khi buồng trứng phát triển qua các giai đoạn. Kết quả quan sát cho thấy đường kính trung bình của trứng cá Trèn bầu ở giai đoạn III là (1,04 ± 0,10) mm (tương ứng W = 16,62 - 16,18 g) và giai đoạn IV là (1,32 ± 0,12) mm (tương ứng W = 17,73 - 64,64 g). Khi so sánh đường kính trứng của cá Trèn Bầu với một số loài cá trơn khác cho thấy, trứng cá Trèn Bầu lớn hơn trứng của cá Kết (Micronema bleekeri), cá Lăng (Mystus wyckii), cá Leo (Wallago attu) và cá Tra (Pangasianodon hypopthalmus); nhưng lại nhỏ hơn đường kính trứng của cá Ba sa (Pangasius bocourti) và cá Ngát (Plotosus canius) (Bảng 3). Bảng 3. So sánh đường kính trứng của cá Trèn Bầu với các loài cá trơn khác Tên loài cá Đường kính trứng (mm) Tác giả Cá Kết 0,70 - 1,30 Dương Thị Mỹ Hận (2004) Cá Leo 0,81 - 1,08 Phan Phương Loan (2006) Cá Lăng 1,04 - 1,34 Ngô Vương Hiếu Tính (2001) Cá Tra 1,20 - 1,30 Nguyễn Văn Kiểm (1997) Cá Ba sa 1,70 - 2,20 Phạm Văn Khánh (2003) Cá Ngát 2,50 - 3,30 Lê Văn Minh (2000) Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 58 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Kết luận - Cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá ăn động vật do cá có miệng rộng, răng nhỏ, sắt bén mọc thành đám có nhiều hàng, dạ dày có nhiều nếp gấp, ruột ngắn, tỷ lệ chiều dài ruột với chiều dài thân (RLG) là 0,62 ± 0,09. Loại thức ăn là cá con chiếm tỷ lệ cao 67,95% trong phổ dinh dưỡng nên có thể nói đây là loại thức ăn ưa thích của cá Trèn Bầu. - Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân của cá Trèn Bầu rất chặt chẽ, được thể hiện theo phương trình hồi quy W = 0,0045L3,1589 với hệ số tương quan R2 = 0,9282. - Ngoài tự nhiên cá Trèn Bầu sinh sản một lần trong năm. Mùa sinh sản của cá từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó cá sinh sản tập trung nhất từ tháng 6 đến tháng 8. - Sức sinh sản tuyệt đối trung bình của cá Trèn Bầu là (8.930 ± 5.065) trứng/cá cái và sức sinh sản tương đối trung bình (228.600 ± 67.377) trứng/kg cá cái tương ứng với khối lượng thân trung bình (37,79 ± 18,33) g. Đường kính trung bình của trứng cá ở giai đoạn III là (1,04 ± 0,10) mm và giai đoạn IV là (1,32 ± 0,12) mm. 4.2 Khuyến nghị Nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của cá Trèn Bầu ở giai đoạn từ cá bột lên cá giống để làm cơ sở cho việc sản xuất giống và ương nuôi cá Trèn Bầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Al-Hussainy, A.H. (1949). On the functional morphology of the alimentary tract of some fishes in relation to differences in their feeding habits. Quart. J. Micr. Sci, 9 (2), 190-240. Bagenal, T. (1968). Methods for Assessment of fish production in freshwaters. Blackwell Scientific Publications. 365 pages. Biswas, S. P. (1993). Manual of Method in Fish Biology. South Asian Publisher. Pvt Ltd. New Delhi. 157 pages. Dương Thị Mỹ Hận. (2004). Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Kết (Kryptopterus bleekeri). Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ. 38 trang. Dương Tuấn. (1981). Sinh lý cá. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang. 320-328. Lê Văn Minh. (2000). Một số chỉ tiêu sinh học của cá Ngát (Plotosus canius). Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ. 35 trang. Ngô Vương Hiếu Tính. (2001). Khảo sát một số chỉ tiêu sinh học sinh sản của cá Lăng (Mystus wyckii) ở tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ. 36 trang. Nguyêñ Bac̣h Loan. (2004). Nghiên cứu môṭ số chỉ tiêu sinh hoc̣ cá Ngát (Plotosus canius Hamiton, 1822). Tạp chí khoa hoc̣ Đaị Hoc̣ Cần Thơ - Chuyên ngành thủy sản. 25-30. Nguyễn Thanh Tùng, Phan Thanh Lâm, Nguyễn Khắc Thành, Trương Thanh Tuấn, Nguyễn Nguyễn Du, Lâm Ngọc Châu, Vũ Vi An, Nguyễn Văn Thạnh và Trần Anh Dũng. (2007). Điều tra, nghiên cứu sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt tỉnh An Giang. 146 trang. Nguyễn Văn Hảo. (2005). Cá nước ngọt Việt Nam - Tập IIB. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. 760 trang. Nguyễn Văn Kiểm. (1997). Tổng quan những nghiên cứu về cá Trơn ở Việt Nam và một số quốc gia lân cận. Hội thảo về nghiên cứu cá Trơn Châu Á. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Bùi Châu Trúc Đan. (2006). Nghiên cứu đăc̣ điểm sinh hoc̣ cá Kết (Kryptopterus bleekeri Günther, 1864). Tap̣ chí khoa hoc̣ - Số đặc biệt chuyên đề Thủy sản - Đaị hoc̣ Cần Thơ. 223- 234. Phạm Minh Thành - Nguyễn Văn Kiểm. (2009). Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 215 trang. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định. (2004). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 81 trang. Journal of Science – 2016, Vol. 11 (3), 50 – 59 Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology 59 Phan Phương Loan. (2006). Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá leo (Wallago attu) tại An Giang. Luận văn tốt nghiệp cao học. Trường Đại học Cần Thơ. Pravdin, I.F. (1973). Hướng dẫn nghiên cứu cá. Bản dịch của Phạm Thị Minh Giang. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 377 trang. Rainboth, W.J. (1996). Fishes of the Cambodian Mekong. FAO. 265 pages. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương. (1993). Định loại cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. 361 trang. Võ Thanh Tân. (2008). Câp̣ nhâṭ thành phần loài và đăc̣ điểm sinh hoc̣ môṭ số loài cá kinh tế ở An Giang. Luận văn tốt nghiệp Cao học. Trường Đại học Cần Thơ. 126 trang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06_vo_thanh_tan_1_0_1536.pdf