Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nấm Cổ ngựa vỏ cứng (Scleroderma lycoperdoides Schw) và khả năng cộng sinh với cây bạch đàn ươm

Đặt vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có tác dụng nhiều mặt đối với đời sống, kinh tế-xã hội và sự sinh tồn của con ngươì. Rừng cung cấp không những sản phẩm có giá trị trực tiếp nh- gỗ, củi, tre nứa, nấm ăn, cây làm thuốc, chim, thú rừng v.v ., mà rừng còn có giá trị gián tiếp rất to lớn và vô cùng quý giá nh- khả năng tự duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái, điều hòa nhiệt độ làm cho mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, điều hoà dòng chảy và độ ẩm không khí, điều hoà lượng CO2 trong khí quyển, làm giảm những tai hoạ về lũ lụt và sự dâng nước biển trong tương lai. Thiên nhiên nhiệt đới đem lại cho con ng-ời rất nhiều nguồn lợi khác nhau. Nhưng do con người kinh doanh, sử dụng rừng không hợp lý như khai thác rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy, mặt khác do dân số tăng nhanh, dẫn đến mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và con ng-ời bị mất cân bằng. Nhiều loài cây bị tuyệt chủng, làm cho hệ sinh thái rừng mất ổn định. Cùng với diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên sinh vật cũng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Giá trị sinh thái rừng đang trong tình trạng báo động. Theo số liệu thông báo của Chính phủ năm 1999 thì tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam là 33.063.000 ha, độ che phủ của rừng là 28%. Trong đó chủ yếu là rừng nghèo, rừng có trữ lượng gỗ bình quân thấp, chỉ khoảng 63 m3 gỗ / ha. Các loại gỗ nhóm I và nhóm II hiện nay còn rất ít. Trong những năm qua, chúng ta đã trồng đ-ợc 100.000 ha rừng hàng năm, nh-ng diện tích bình quân theo đầu ng-ời còn rất thấp, chỉ đạt 0,14 ha/ ng-ời. Đứng tr-ớc thực trạng rừng n-ớc ta bị suy giảm, Đảng và Nhà n-ớc đã giao nhiệm vụ cho ngành Lâm nghiệp trong giai đoạn 2001-2010 phải ra sức bảo vệ, duy trì vốn rừng hiện có, đồng thời đẩy nhanh công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Trong giai đoạn này chỉ tiêu đạt 5 triệu ha rừng, trong đó rừng sản xuất là 3 triệu ha, phát huy hiệu quả chức năng của rừng về phòng hộ, bảo vệ đa dạng sinh học, điều tiết dòng chảy, giảm thiểu tác hại của m-a bão, lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn rửa trôi, cải thiện môi tr-ờng sinh thái, đảm bảo chất l-ợng cuộc sống và sự phát triển bền vững của đất n-ớc. Phấn đấu đến năm 2010 nâng độ che phủ của rừng toàn Quốc lên 43% nh- tinh thần Nghị quyết của Quốc hội n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ hai ngày 5 tháng 12/1997 về dự án trồng 5 triệu ha rừng, giai đoạn 1998 - 2010 và Quyết định 661/QĐ - TTg ngày 29 tháng 7/ 1998 của Thủ t-ớng Chính phủ nói về mục tiêu, nhiệm vụ chính sách và tổ chức thực hiện dự án này (Tạp chí Lâm nghiệp số 9/1998). Trong thiên nhiên cũng nh- trong cuộc sống, nấm có ý nghĩa rất to lớn. Chúng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, sinh thái và xã hội, gắn bó chặt chẽ với con người. Nấm có thể gây bệnh cho cây trồng, nh-ng nấm cũng mang đến cho con người nhiều lợi ích khác nấm giữ vai trò vô cùng quan trọng của vật phân giải trong hệ sinh thái địa cầu, chúng cùng với vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ thực vật, trả lại các chất vô cơ, xúc tiến tuần hoàn các chất C, N, S, Nấm có tác dụng làm sạch môi tr-ờng n-ớc và không khí, giúp cho giới thực vật lập nên một hệ thống tự bón phân; khí CO2 cần thiết cho quang hợp của cây xanh đ-ợc lấy chủ yếu từ sự phân giải chất hữu cơ, từ đó giải phóng O2, cung cấp cho con người và sinh vật [14]. Trong rừng, hầu hết các loài cây gỗ có rễ làm bạn với nấm, đó là rễ nấm hay nấm rễ hay nấm cộng sinh với rễ (Mycorrhiza). Nấm rễ làm tăng diện tích hút chất dinh d-ỡng của cây, đồng thời còn sinh ra các chất đề kháng, ức chế các loài nấm có hại cho cây trồng. Cho nên rễ nấm là một vật bảo vệ thiên nhiên của cây rừng. Những năm trước đây nhiều tác giả đã đề cập đến việc sử dụng đất mùn thông để làm bầu ươm cây con. Nhưng sử dụng đất mùn thông có nhiều nhược điểm như: (1) Chưa xác định rõ sợi nấm cộng sinh trong đất, (2) Đất lẫn cả nhiều loài nấm gây bệnh nhất là nấm gây bệnh thối cổ rễ, (3) Lượng đất rừng thông bị lấy đi qúa nhiều gây ra hiện tượng xói mòn nghiêm trọng (4) Phải vận chuyển xa thậm chí không có đất mùn thông để sử dụng nữa . Vì vậy cần phải có chế phẩm nấm cộng sinh bón cho cây con ở vườn ươm. Nhiều loài nấm như nấm cổ ngựa đậu màu ( Pisolithus tinctorius), Nấm cổ ngựa vỏ cứng ( Scleroderma spp.), nấm bụng râu (Rhizopogon spp.) đã được sử dụng bón cho cây thông, bạch đàn và keo ở nước ta và một số nước Nhiệt đới, á nhiệt đới. Nhiều tác giả chỉ đề cập đến một số nấm có mức độ cộng sinh cao với nhiều loài bạch đàn, thông như nấm cổ ngựa nhiều rễ (Scleroderma polyrhizium Pers), nấm cổ ngựa đậu mầu (Pisolithus tinctorius Coker et Couch), nấm loa kèn nhỏ (Cantharellus minor Peck) . Nấm cổ ngựa vỏ cứng (Scleroderma lycoperdoides Schw.) là loài nấm cộng sinh phân bố rộng rãi ở nước ta nói chung và trường Đại học Lâm nghiệp nói riêng, nó có khả năng cộng sinh với một số loài cây lá rộng và lá kim. Trong các tài liệu về nấm cộng sinh. Qua nhiều năm nghiên cứu các sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp đã xác định được trên 50 loài nấm cộng sinh trong rừng thông và rừng bạch đàn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hoà Bình, Hà Tây. Tại các tỉnh đó đều có nấm cổ ngựa vỏ cứng phân bố. Tuy nhiên việc nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học và mối quan hệ giữa loài nấm này với hệ sinh vật quanh rễ, loại hình rễ nấm, hình thái rễ nấm, sự hình thành rễ nấm, các điều kiện và nhân tố hình thành rễ nấm, sự phân bố loài nấm này vẫn chưa được đề cập một cách đầy đủ. Với mục tiêu phát triển và tạo chế phẩm nấm cộng sinh làm tăng sinh trưởng cây con ở vườn ươm, thúc đẩy nhanh quá trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở n-ớc ta, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nấm Cổ ngựa vỏ cứng (Scleroderma lycoperdoides Schw.) và khả năng cộng sinh với cây bạch đàn ươm tại trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Tây”. Luận văn dài 84 trang, chia làm 3 chương

pdf84 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của nấm Cổ ngựa vỏ cứng (Scleroderma lycoperdoides Schw) và khả năng cộng sinh với cây bạch đàn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa2.PDF