Dùng TEMPO làm chất xúc tác trong hệ
TEMPO-NaClO-NaBr có thể tiến hành
oxy hóa lựa chọn nhóm hydroxyl của C6
thành nhóm cacboxyl của C6. Lượng chất
oxy hóa NaClO sử dụng càng nhiều, thời
giam phản ứng oxy hóa kéo dài thì hàm
lượng C6 cacboxyl thu được càng cao.
Trong môi trường axit, CS đã oxy hóa có
thể tiến hành phản ứng tự lắp ráp tạo
thành các vi cầu. Nồng độ CS đã oxy hóa,
tốc độ khuấy trộn, nhiệt độ, hàm lượng
nhóm C6 cacboxyl của CS có ảnh hưởng
đến kích thước trung bình của CS vi cầu
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng của quá trình tự lắp ráp đến kích thước của chitosan vi cầu - Vũ Ngọc Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
114
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ sô 1 (đặc biệt)/ 2017
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH TỰ LẮP RÁP
ĐẾN KÍCH THƯỚC CỦA CHITOSAN VI CẦU
Đến tòa soạn 24/12/2016
Vũ Ngọc Minh, Lê Diên Thanh, Dương Mạnh Hải, Lê Quang Huy, Hoàng Ngũ Phúc
Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
SUMMARY
STUDY ON INFLUENCE FACTORS OF SELF-ASSEMBLY PROCESS TO THE
SIZE OF MICROSPHERE CHITOSAN
In this study, carboxylated chitosan was obtained by selective oxidation in TEMPO-
NaClO-NaBr system. The variations of the oxidation were explored. The morphological
changes during the self-assembly process were also studied. Optimum conditions, which
affected the chitosan self-assembly, were founded.
The oxidation of chitosan could selectively convert C6 hydroxyl groups into C6 carboxyl
groups, and increase in the carboxyl content in chitosan. Then amino groups reacted with
carboxyl groups under the effect of electrostatic force, and thus self-assembly chitosan
sheets were produced.
Keywords: TEMPO, chitosan, oxidation, self-assembly
1. MỞ ĐẦU
Chitosan (CS) có đặc tính không độc,
không mùi, tính kiềm, dễ phân hủy và dễ
thu hồi, đặc biệt nó thích ứng sinh học tốt
với cơ thể con người [1]. Đến nay đã có
một số công trình nghiên chế tạo ra CS vi
cầu: C. Y. Chuang [6] tạo ra các vi cầu
khi đem kết hợp CS với acid acrylic ở 80
oC, trong thời gian 2 giờ. Z. S. Yan [7] đã
dùng CS hòa tan vào acid acetic, sau đó
cho kết hợp với glutaraldehyde, qúa trình
được thực hiện ở 50 oC trong 20 phút. Hai
tác giả trên đã tạo ra các vi cầu từ CS và
một thành phần khác, nhưng chưa nghiên
cứu kỹ về các yếu tố ảnh hưởng tới kích
thước của vi cầu. Trong nghiên cứu này
sẽ trình bày về quá trình tạo ra vi cầu chỉ
từ CS và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng
tới kích thước của vi cầu, hướng tới ứng
dụng làm chất dẫn thuốc.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Nguyên liệu: chitosan bột của Công ty
hóa chất quốc gia Trung Quốc.
Hóa chất: NaBr, TEMPO, NaClO, NaOH,
C2H5OH, CH3COOH, Na2S2O3.5H2O của
Công ty hóa chất quốc gia Trung Quốc,
được sử dụng không qua tinh chế.
115
2.2. Thiết bị
Nhóm chức CS oxy hóa xác định bằng
phổ hồng ngoại (FT-IR: Perkin-Elmer
Spectrum 100 FT-IR spectrometer, Mỹ).
Để quan sát hình thái của CS vi cầu sử
dụng kính hiển vi điện tử quét chụp ảnh
SEM (Quanta 200, FEI, Hà Lan). Mẫu
phẩm trước khi đi chụp được xử lý trong
máy sấy đông khô (Power DryLL 3000,
Đan Mạch). Quá trình oxy hóa CS được
hỗ trợ trong máy siêu âm (FS-300, Trung
Quốc) và khống chế nhiệt độ trong thiết bị
điều nhiệt (DLSB-3006, Trung Quốc).
Xác định sự phân bố kích thước hạt bằng
máy phân tích truyền dẫn ánh sáng
(NSKC-1, Trung Quốc).
2.3. Qúa trình oxy hóa chitosan
Tiến hành quá trình oxy hóa CS trong hệ
TEMPO-NaClO-NaBr [2]. Lấy 1 g CS
phân tán vào trong 1 lượng nước cất thích
hợp, cho thêm 0,16 g NaBr, 0,016 g
TEMPO, sau đó cho chất oxy hóa NaClO
vào, sử dụng dung dịch acid HCl 0,5 M
điều chỉnh pH về 10, khống chế nhiệt độ
trong xuất quá trình phản ứng ở 25 oC [3].
Kết thúc quá trình, đem hỗn hợp đi ly tâm,
dùng nước cất rửa nhiều lần hỗn hợp phản
ứng, sau đó đem hỗn hợp cho vào tủ lạnh
làm đông lại, cuối cùng sấy khô ở -55 oC
và áp suất chân không trong 48 giờ. Tiến
hành khảo sát ảnh hưởng lượng chất oxy
hóa NaClO dùng đến sự chuyển hóa nhóm
hydroxyl của C6 thành nhóm cacboxyl
của C6.
2.4. Xác định hàm lượng C6 cacboxyl
trong hỗn hợp CS đã oxy hóa
Sử dụng phương pháp “chuẩn độ dẫn
điện” tiến hành xác định hàm lượng
cacboxyl của C6 trong CS đã oxy hóa [4].
Cân chính xác 0,1 g (chính xác đến
0,0001 g) bột CS khô đã oxy hóa, phân
tán vào 100 ml dung dịch NaCl 0,001 M
và bịt kín, dùng máy khuấy từ để khuấy
trộn, sau đó dùng dung dịch NaOH 0,05
M để chuẩn độ, dùng máy đo độ dẫn điện
để xác định thay đổi độ dẫn điện của dung
dịch. Hàm lượng cacboxyl của C6 xác
định theo công thức:
COOH = (c.V1 – c.Vo) / m×1000, mmol/g
c là nồng độ NaOH tiêu chuẩn, mol/l.
Vo là thể tích NaOH tiêu tốn khi chuẩn độ
đến điểm tương đương thứ hai, lít.
V1 thể tích NaOH tiêu tốn khi chuẩn độ
đến điểm tương đương thứ nhất, lít.
m khối lượng bột CS oxy hóa sử dụng, g.
2.5. Qúa trình tự lắp ráp của chitosan
oxy hóa trong môi trường axit
Lấy bột CS đã oxy hóa phân tán vào nước,
dùng acid acetic điều chỉnh pH, sau đó
nâng cao nhiệt độ, đồng thời khuấy trộn,
tiến hành phản ứng trong thời gian 4 giờ.
Trong môi trường acid nhóm amin mang
điện tích dương, nhóm cacboxyl của C6
mang điện tích âm. Khi đó các nhóm này
sẽ tương tác tĩnh điện với nhau [1,5,6].
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các yếu
tố: nồng độ CS đã oxy hóa, tốc độ khuấy
trộn, nhiệt độ, hàm lượng cacboxyl của
C6, đến kích thước trung bình của CS vi
cầu thu được.
116
Hình 1. Cơ chế tự lắp ráp của CS oxy hóa TEMPO
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích sự thay đổi cấu trúc CS
So sánh phổ hồng ngoại của CS và CS đã
oxy hóa. Trên phổ (1) của CS, ở bước
sóng 3434,6 cm-1 là pic dao động của liên
kết O–H, tại bước sóng 2677cm-1 là pic
dao động của liên kết C–H, còn tại 2 pic
1660 cm-1, 1598 cm-1 là dao động của liên
kết N–H (nhóm amin). Trên phổ (2) của
CS đã oxy hóa, pic 1737,75 cm-1 là dao
động của liên kết C=O (COOH), chứng tỏ
thông qua quá trình oxy hóa TEMPO, đã
có sự chuyển hóa nhóm hydroxyl của C6
thành nhóm cacboxyl của C6.
Hình 2. Phổ hồng ngoại của chitosan
trước, sau oxy hóa TEMPO
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của lượng
NaClO đến hàm lượng nhóm cacboxyl
của C6 tạo thành khi oxy hóa CS
Tiến hành thí nghiệm với các điều kiêṇ
như sau: pH = 10, thời gian oxy hóa = 8h,
nhiêṭ đô ̣phản ứng ở 250C, với hàm lượng
chất oxy hóa là 7,5 mmol/g thì nhóm
cacboxyl của C6 thu được là 1,005
mmol/g; Khi tăng lượng chất oxy hóa lên
thì hàm lượng nhóm cacboxyl của C6
cũng tăng lên tương ứng. Nhưng khi
lượng chất oxy hóa tăng lên đến 15
mmol/g thì hàm lượng nhóm cacboxyl của
C6 tăng bắt đầu chậm lại. Việc này có thể
giải thích như sau: NaClO là tác nhân oxy
hóa, ban đầu NaClO se ̃tham gia oxy hóa
nhóm hydroxyl của C6 của vùng CS vô
điṇh hình, sau khi vùng CS vô điṇh hình
phản ứng hết thì NaClO se ̃tham gia phản
ứng với vùng CS tinh thể. Do vậy trong
một khoảng thời gian đủ dài, thì khi sử
dụng lượng chất oxy hóa NaClO càng
nhiều thì nhóm cacboxyl của C6 tạo ra
càng lớn.
3.3. Ảnh hưởng nồng độ CS oxy hóa
đến kích thước đặc trưng của CS vi cầu
Tiến hành khảo sát với các nồng độ CS đã
oxy hóa là: 0,25; 0,5; 0,75; 1,0; 2,0 g/100
ml, thu được CS vi cầu có đường kính
trung bình lần lượt: 0,68; 1,64; 1,73; 2,93;
6,18 µm. Nhận thấy, nồng độ dung dịch
CS đã oxy hóa TEMPO càng cao, đường
trung bình càng lớn. Vì trong phạm vi
nhất định, hàm lượng các nhóm cacboxyl
117
của C6 càng lớn, nghĩa là số lượng phân
tử CS nhiều, làm tăng khả năng tham gia
phản ứng của nhiều phân tử CS với nhau
để tạo thành một hình cầu, kết quả làm
cho kích thước của hình cầu thu được lớn
hơn.
3.4. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn
đến kích thước đặc trưng của CS vi cầu
Khuấy trộn ở các tốc độ: 500, 700, 900,
1000, 1100 v/ph. Kết quả, đường kính
trung bình của CS vi cầu đạt được: 6,7;
6,39; 6,18; 6,1; 5,9 µm. Khi tốc độ khuấy
càng cao, đường kính trung bình của hạt
càng nhỏ. Vì tốc độ khuấy trộn càng lớn,
làm cho sợi CS càng bị uốn cong, dẫn đến
là hai nhóm cacboxyl và nhóm amin gần
nhau nhất tham gia phản ứng với nhau.
Ngoài ra khi tốc độ khuấy nhanh sinh ra
lực cắt lớn, làm đứt các phân tử CS mạch
dài. Kết quả là kích thước đặc trưng của
CS vi cầu thu được là càng nhỏ.
3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến kích
thước đặc trưng của CS vi cầu
Khảo sát ở các nhiệt độ: 50, 60, 70, 80, 90
oC, các CS vi cầu nhận được có đường
kính trung bình lần lượt: 5,46; 5,71; 5,98;
6,18; 6,24 µm. Nhiệt độ phản ứng càng
cao, đường kính trung bình của CS vi cầu
càng lớn. Vì nhiệt độ càng cao sẽ thúc đẩy
cho tốc độ phản ứng càng nhanh, làm cho
kết cấu của hình cầu lỏng lẻo, kết quả
kích thước CS vi cầu lớn hơn.
3.6. Ảnh hưởng hàm lươṇg nhóm
cacboxyl của C6 đến kích thước của CS
vi cầu
Tiến hành khảo sát các mẫu CS đã oxy
hóa có hàm lượng nhóm cacboxyl của C6
khác nhau, kết quả thu được theo bảng 1:
Bảng 1. Ảnh hưởng của hàm lươṇg cacboxyl của C6 đến kích thước đăc̣ trưng CS vi cầu
Hàm lươṇg cacboxyl của C6, mmol/g 0,71 0,92 1,13 1,33 1,52 1,61
Đường kính, μm 7,86 7,08 6,84 6,64 6,31 6,18
Hàm lươṇg cacboxyl của C6 càng cao,
đường kính trung bình của CS vi cầu càng
nhỏ, nguyên nhân có thể do hàm lươṇg
nhóm cacboxyl của C6 càng cao, sẽ phát
sinh càng nhiều điểm liên kết giữa 2
nhóm đó, làm cho CS vi cầu thu đươc̣ có
kết cấu càng chăṭ. Ngươc̣ laị khi hàm
lươṇg nhóm cacboxyl của C6 thấp thì số
điểm liên kết ít, kết cấu CS vi cầu lỏng
lẻo, làm cho đường kính các haṭ vi cầu thu
đươc̣ càng lớn.
3.7. Phân tích ảnh SEM CS vi cầu
Hình 3. Ảnh SEM của CS vi cầu
CS đã oxy hóa có hàm lượng nhóm
cacboxyl của C6 là 0,92 mmol/g tiến
hành quá trình tự lắp ráp ở nhiệt độ 90 oC
118
trong 4 giờ, khuấy với tốc độ 700 v/ph.
Mẫu được đem đi ly tâm rồi sấy khô, rồi
đem chụp ảnh SEM. Thông qua ảnh SEM
của CS oxy hóa đã lắp ráp, có thể nhận
thấy: mẫu sau quá trình tự lắp ráp có hình
dạng là các hình cầu, bề mặt sần sùi, có
các lỗ nhỏ, kích thước tương đối đều nhau,
đường kính trung bình của các vi cầu
khoảng 7 μm.
4. KẾT LUẬN
Dùng TEMPO làm chất xúc tác trong hệ
TEMPO-NaClO-NaBr có thể tiến hành
oxy hóa lựa chọn nhóm hydroxyl của C6
thành nhóm cacboxyl của C6. Lượng chất
oxy hóa NaClO sử dụng càng nhiều, thời
giam phản ứng oxy hóa kéo dài thì hàm
lượng C6 cacboxyl thu được càng cao.
Trong môi trường axit, CS đã oxy hóa có
thể tiến hành phản ứng tự lắp ráp tạo
thành các vi cầu. Nồng độ CS đã oxy hóa,
tốc độ khuấy trộn, nhiệt độ, hàm lượng
nhóm C6 cacboxyl của CS có ảnh hưởng
đến kích thước trung bình của CS vi cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Y. Hu, Y. Ding, D. Ding, M. J. Sun,
“Hollow Chitosan/Poly (acrylic acid)
Nanospheres as Drug Carriers”,
Biomacromolecules, 8, 1069-1076 (2007).
2. Y. M. Fan, T. Saito, A. Isogai, “Chitin
Nanocrystals Prepared by TEMPO-
Mediated Oxidation of α-Chitosan”,
Biomacromolecules, 9, 192-198 (2008).
3. S. Ifuku, M. Nogi, K. Abe,
“Preparation of Chitin Nanofibers with a
Uniform Width asr-Chitin from Crab
Shells”, Biomacromolecules, 10, 1584-
1588 (2009).
4. Q. Z. Yan, “Preparation of ultrasonic-
assisted high carboxylate content
cellulose nanocrystals by TEMPO
oxidation”, BioResources, 6, 1136 -1146
(2011).
5. R. A. Haycock, A. J. Guerin, “The
thermodynamics of self-assembly”,
Chemisrty Community, 56, 2563-2565
(1995).
6. C. Y. Chuang, D. Ding, Z. Q. Mao, Y.
F. He, “Synthesis of
Hydroxypropylcellulose-poly (acrylic
acid) Particles with Semi-Interpenetrating
Polymer Network Structure”,
Biomacromolecules, 9, 2609-2614 (2008).
7. Z. S. Yan, Z. H. Ran, Z. Rui, “The
Preparation and Characterization of
Chitosan Sustained Release
Microspheres”, Chemistry and adhesion,
33, 35-38 (2011).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27407_91914_1_pb_1764_2096916.pdf