KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 5000 trường hợp hiến máu
tình nguyện tại các điểm hiến máu cố định và
lưu động tại Thái Nguyên, chúng tôi rút ra kết
luận sau:
- Tần suất xuất hiện PƯLSKMM ở người
hiến máu tình nguyện là 2,4% trong đó chủ yếu
ở mức độ nhẹ (88,3%). PƯLSKMM gặp ở nữ
(3,1%) cao hơn so với nam (1,8 %), phản ứng
thường xảy ra sau khi đã hoàn thành việc lấy
máu (72 %). Không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy
ra phản ứng ở nhóm hiến 250ml so với nhóm
hiến 350ml máu.
- Có một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
sự xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu như:
thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ),
lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.
KHUYẾNNGHỊ
- Giúp người hiến máu chuẩn bị tốt về mặt
tâm lý, thể chất trước khi hiến máu và thực hiện
tốt công tác tư vấn, động viên, chăm sóc người
hiến máu trong suốt quá trình tham gia hiến
máu là biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu
sự xuất hiện những PƯLSKMM, đặc biệt là ở
người hiến máu lần đầu, người hiến máu là nữ.
- Cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu sự xuất hiện những
PƯLSKMM ở đông đảo các đối tượng người
hiến máu, qua đó góp phần hoàn thiện quy
trình chẩn đoán, xử trí những phản ứng này
ngay tại các điểm hiến máu, nhất là hiến máu
ngoại viện; đồng thời tìm hiểu những yếu tố tác
động nhằm tiếp tục đề xuất những giải pháp để
hạn chế sự xuất hiện những phản ứng này.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới sự xuất hiện các phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 427
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SỰ XUẤT HIỆN
CÁC PHẢN ỨNG LÂM SÀNG KHÔNG MONG MUỐN
Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI THÁI NGUYÊN
Cao Minh Phương*, Vũ Bích Vân*, Nguyễn Kiều Giang*, Tăng Bá Tùng**, Hà Văn Hậu**,
Nguyễn Thế Tùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ xảy ra các PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết
học- Truyền máu Thái Nguyên trong quá trình tham gia hiến máu. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến sự xuất hiện các PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tất cả người hiến máu tại trung
tâm Huyết học – truyền máu Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2010. Nghiên cứu
mô tả cắt ngang, sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn và theo dõi trực tiếp.
Kết quả: Qua nghiên cứu 5000 trường hợp hiến máu tình nguyện tại Trung tâm huyết học truyền máu
Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả sau: - Tần suất xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện
là 2,40% trong đó chủ yếu ở mức độ nhẹ (88,33%). PƯLSKMM gặp ở nữ (3,1%) cao hơn so với nam (1,81 %),
phản ứng thường xảy ra sau khi đã hoàn thành việc lấy máu (72 %). - Có mối liên quan giữa người hiến máu có
PƯLSKMM với các yếu tố như: thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ), lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.
Kết luận: Có mối liên quan giữa người hiến máu có PƯLSKMM với các yếu tố như: thức khuya, không ăn
sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ), lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.
Từ khóa: Phản ứng lâm sàng không mong muốn, người hiến máu.
ABSTRACT
RESEARCH SOME FACTORS RELATING APPEAR OF CLINICAL RESPONSE TO UNWANTED IN
THE VOLUNTEER BLOOD DONORS AT THAI NGUYEN
Cao Minh Phuong, Vu Bich Van, Nguyen Kieu Giang, Tang Ba Tung, Ha Van Hau,
Nguyen The Tung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 427 - 431
Objective: 1. Determining the rate of occurrence of clinical response to unwanted in voluntary blood donors
at the Thai Nguyen hematology and blood transfusion centre in through blood donation process. 2. Identifying
risk factors affecting the appearance of clinical response to unwanted in volunteer blood donors.
Methods: The study was conducted on all blood donors at the Thai Nguyen hematology and blood
transfusion centre in the period from January to December 9 in 2010. Cross-sectional descriptive study, using
questionnaires and interviews and follow up directly.
Result: Through study 5000 volunteer blood donors at the centre of Thai Nguyen hematology and blood
transfusion, we obtained the following results: - Frequency clinical response to unwanted appear in volunteer
blood donors was 2.40% which mainly mild (88.33%). clinical response to unwanted common appear in women
(3.1%) than men (1.81%), the reaction usually occurs after completion of blood donation (72%). - There are
relating between blood donors have clinical response to unwanted with factors such as staying up late, no
*Trung Tâm Huyết Học – Truyền Máu Thái Nguyên, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Kiều Giang, ĐT: 0983.171.276, Email: Drgiangk27@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 428
breakfast, little sleep (less than 6 hours), anxious / nervous when donating blood.
Conclusions: There are relating between blood donors have clinical response to unwanted with factors such
as staying up late, no breakfast, little sleep (less than 6 hours), anxious / nervous when donating blood.
Key word: Clinical response to unwanted, blood donor.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảm bảo an toàn cho người hiến máu là một
trong những nội dung quan trọng của an toàn
truyền máu. Trong đó việc dự phòng, phát hiện
sớm, xử lý đúng và kịp thời những phản ứng
lâm sàng không mong muốn xảy ra ở người
hiến máu là một biện pháp rất quan trọng. Phản
ứng lâm sàng không mong muốn (PƯLSKMM)
ở người hiến máu là những biểu hiện lâm sàng
xuất hiện do sự tác động của việc hiến máu
trong và sau khi hiến máu. Thực chất đây là
những phản ứng của cơ thể trước việc mất máu
hoặc những tác động từ việc hiến máu.
Phản ứng lâm sàng không mong muốn ở
người hiến máu được chia làm 3 mức độ: nhẹ,
trung bình và nặng. Sự xuất hiện những phản
ứng này là ngoài sự mong đợi của người thầy
thuốc cũng như của chính người hiến máu. Mặc
dù chúng ta đã thực hiện đúng các quy trình kỹ
thuật trong việc tuyển chọn, khám sức khoẻ và
chăm sóc người hiến máu, việc xảy ra các
PƯLSKMM ở người hiến máu vẫn có thể xảy ra
tại các điểm hiến máu. Nhằm góp phần đảm bảo
an toàn cho người hiến máu, loại trừ các nguyên
nhân gây ra các PƯKSKMM ở người hiến máu
tình nguyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài này nhằm mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ xảy ra các PƯLSKMM ở
người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm
Huyết học- Truyền máu Thái Nguyên trong quá
trình tham gia hiến máu.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh
hưởng đến sự xuất hiện các PƯLSKMM ở người
hiến máu tình nguyện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
5000 người hiến máu tình nguyện tại Trung
tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên và
các điểm hiến máu lưu động trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ 01/2010 đến 9/2010
Địa điểm: Trung tâm Huyết học -Truyền
máu Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
- Cách chọn mẫu:
+ Tình nguyện đăng ký hiến máu.
+ Có đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định,
được tư vấn, khám tuyển, đủ điều kiện hiến
máu và tham gia hiến máu theo đúng các quy
trình.
Chỉ tiêu nghiên cứu
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ xuất hiện
PƯLSKMM ở người hiến máu trong quá trình
tham gia hiến máu:
+ Mức độ nhẹ: Hồi hộp, lo lắng, nhợt nhạt,
cảm giác nóng bừng, vã mồ hôi...
+ Mức độ trung bình: Mất nhận biết (ngất
xỉu), thở nhanh nông (trên 28 lần/phút)...
+ Mức độ nặng: Co giật, đại tiểu tiện không
tự chủ, trụy tim mạch.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng bảng hỏi để
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện
các PƯLSKMM.
Xử lý số liệu
Thống kê và xử lý số liệu trên phần mềm Epi
info 6.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Số lượng và tỷ lệ người hiến máu theo hai giới
Tỷ lệ giữa nam và nữ tham gia hiến máu
không có sự khác biệt ( p > 0,05). Tỷ lệ hiến máu
nhắc lại chung cho hai giới là 23,42%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 429
Bảng 1 Số lượng và tỷ lệ người hiến máu theo giới
Nam Nữ Tổng số Giới
Đối tượng n % n % n %
Số người hiến máu 2590 0,52 2410 0,48 5000 100
Hiến máu lần đầu 1934 74,67 1895 78,63 3829 76,58
Hiến máu nhắc lại 656 25,3 515 21,37 1171 23,42
P > 0,05
Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến
máu
Bảng 2: Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở hai giới
Nam Nữ Tổng số Giới
Phản
ứng
n % n % n %
Có phản ứng 45 1,74 75 3,10 120 2,40
Không phản
ứng
2545 98,26 2335 96,9 4880 97,6
Tổng số 2590 100 2410 100 5000 100
P < 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở người
hiến máu (cả hai giới) là 2,4%. Tỷ lệ theo giới
gặp ở nữ (3,10%) cao hơn so với tỷ lệ xuất hiện
phản ứng ở nam (1,74%), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Bảng 3: Tần suất xuất hiện những biểu hiện lâm
sàng ghi nhận được ở người hiến máu tình nguyện
có PƯLSKMM
STT Biểu hiện lâm sàng (n =
120)
Số trường
hợp (n)
Tỷ lệ (%)
1 Hồi hộp, lo lắng 86 73,0
2 Cảm giác nóng bừng 85 71,2
3 Nhợt nhạt, vã mồ hôi 72 60,4
4 Mạch nhanh (tăng thêm
10lần/phút)
62 51,6
5 Thở nhanh 54 45,2
6 Nhịp thở > 28lần/phút 54 45,3
7 Buồn nôn 42 35,1
8 Cảm giác ớn lạnh 34 28,0
9 Bủn rủn chân tay 32 26,5
10 Cảm thấy khó thở 15 12,8
11 Xỉu 10 8,7
12 Tê đầu chi 11 8,8
13 Nôn 3 2,5
14 Co giật 1 0,8
15 Tiểu tiện không tự chủ 1 0,8
Nhận xét: Các biểu hiện thường gặp ở người
hiến máu tình nguyện có PƯLSKMM là hồi hộp
lo lắng sau khi hiến máu, cảm giác nóng bừng,
nhợt nhạt vã mồ hôi, mạch nhanh. Chúng tôi chỉ
gặp 1 trường hợp xuất hiện phản ứng co giật ở
nữ, 1 trường hợp tiểu tiện không tự chủ ở nam.
Bảng 4: Tỷ lệ các mức độ phản ứng
Mức độ Nhẹ Trung bình Nặng
n % n % n % Xuất hiện phản
ứng (n = 120) 106 88,33 12 10,0 2 1,67
Nhận xét: Trong tổng số người có
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện chủ
yếu gặp phản ứng ở mức độ nhẹ (88,33%), mức
độ trung bình là 10 % và mức độ nặng chỉ gặp
02 trường hợp (1,67%).
Tìm hiểu một số yếu tố có liên quan tới
việc xảy ra PƯLSKMM
Bảng 5: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở những lần hiến
máu khác nhau
Lần
HM
Xuất
hiện PƯ
Lần đầu (n
=3829)
Lần 2 (n
=719)
Lần 3
(n= 324
)
>3 lần
(n= 128)
Tổng số
(n =
5000)
n 109 7 3 1 120
% 2,84 0,97 0,93 0,78 2,40
Nhận xét: Trong số những người hiến máu
tình nguyện có PƯLSKMM, gặp tỷ lệ cao nhất ở
người hiến máu lần đầu (2,84%), tỷ lệ này giảm
rõ rệt ở các lần hiến máu sau. Gặp 01 người đã
hiến máu 3 lần có phản ứng mức độ nhẹ. Không
gặp trường hợp nào có phản ứng ở những
người đã hiến máu > 3 lần. Kết quả này phù hợp
với các nghiên cứu khác về việc xuất hiện
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện(3).
Bảng 6: Liên quan giữa lượng máu hiến, thời điểm
hiến máu với sự xuất hiện phản ứng
Đang hiến
máu
Sau khi lấy
máu
Thời điểm xuất
hiện PƯ
Lượng
máu hiến
n % n % P
Đơn vị 250ml
(n=69)
20 29,0 49 71,0
Đơn vị 350ml
(n=51)
14 27,5 37 72,5 >0,05
Tổng số (n=120) 34 28,3 86 71,7
Nhận xét: Phản ứng gặp chủ yếu vào thời
điểm sau khi đã hoàn tất việc lấy máu (72%).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ xuất hiện phản
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 430
ứng giữa người hiến 250ml máu so với người
hiến 350ml máu.
Một số yếu tố thuộc về người hiến máu có
liên quan tới việc xuất hiện PƯLSKMM ở
người hiến máu tình nguyện
Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
đến người tham gia hiến máu như: không ăn
sáng, thức khuya/ngủ ít, hồi hộp, lo lắng khi
hiến máu, nhìn thấy máu chảy ra, có tiền sử
ngất, nhìn thấy người khác xỉu/ngất, chúng
tôi thu được kết quả sau:
Bảng 7: Một số yếu tố nguy cơ tới việc xuất hiện các
PƯLSKMM
Số trường hợp
PƯLSKMM Các yếu tố nguy cơ (n) Tỷ lệ (%)
Không ăn sáng 103 85,8
Thức khuya/thiếu ngủ
trước khi hiến máu
(ngủ <6giờ)
89 74,2
Hồi hộp, lo lắng, sợ 54 45,0
(n = 120)
Nhìn thấy người khác
xỉu/ngất
15 12,5
Nhận xét: Trong tổng số 120 trường hợp có
PƯLSKMM, tỷ lệ không ăn sáng chiếm cao nhất
(85,8%), nhìn thấy người khác xỉu/ngất chiếm tỷ
lệ thấp nhất (12,5%)
BÀN LUẬN
Trong những năm vừa qua, phong trào
hiến máu tình nguyện trong cả nước đang có
những bước phát triển mạnh mẽ, Trung tâm
Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên từ khi
được thành lập, nguồn nhân lực, các kỹ thuật
và trang thiết bị đã được đầu tư và phát triển
đặc biệt trong lĩnh vực truyền máu. Số lượng
máu thu gom và tỷ lệ máu thu gom từ người
hiến máu tình nguyện của Trung tâm đã tăng
lên nhanh chóng qua từng năm. Năm 2010,
sau 9 tháng với trên 30 lần tổ chức hiến máu
tình nguyện tại các điểm hiến máu, lượng
máu thu gom đạt trên 5000 đơn vị.
Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM trong nghiên
cứu của chúng tôi là 2,4% cao hơn tỷ lệ của
Ngô Mạnh Quân - Viện huyết học truyền máu
Trung ương (2,06%) ở người hiến máu tình
nguyện(1). Có sự khác biệt trên theo chúng tôi
là do đối tượng vận động hiến máu của tác
giả Ngô Mạnh Quân chủ yếu là lực lượng học
sinh sinh viên học tập trên địa bàn Hà Nội nơi
có phong trào hiến máu, vận động hiến máu
tình nguyện phát triển mạnh, các đối tượng
đã được tuyên truyền vận động kỹ hơn còn ở
nghiên cứu của chúng tôi trên các đối tượng
là đoàn viên thanh niên trong các trường Đại
học, Cao đẳng thuộc Đại học Thái Nguyên,
các cơ sở đoàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Một địa bàn thuộc miền núi phía Bắc, còn
nhiều khó khăn về địa lý, cơ sở vật chất, con
người, nên công tác tuyên truyền vận động
hiến máu tình nguyện còn có những hạn chế
nhất định.
Trong 120 đối tượng có PƯLSKMM chúng
tôi gặp đầy đủ các biểu hiện lâm sàng theo mô
tả của WHO(4). Các trường hợp có phản ứng chủ
yếu ở mức độ nhẹ ( 88,3% - Bảng 4). Theo WHO
khuyến cáo, hiến máu tình nguyện đúng theo
hướng dẫn của thầy thuốc hoàn toàn không ảnh
hưởng tới sức khoẻ, đôi khi có một số phản ứng
ở người hiến máu nhưng thường ở mức độ
nhẹ(4). Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM giảm dần theo
các lần hiến máu (Bảng 5). Theo chúng tôi do
những đối tượng đã tham gia hiến máu họ đã
được tư vấn đầy đủ hơn từ nhân viên y tế ở các
lần hiến máu trước, đã được tự trải nghiệm và
thấy hiến máu hoàn toàn không ảnh hưởng đến
sức khoẻ. Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở người hiến
250ml so với người hiến 350ml máu không có sự
khác biệt (p > 0,05) có lẽ do việc hiến 350ml chủ
yếu được thực hiện ở người hiến máu nhắc lại,
được tư vấn kỹ trước khi hiến máu(2).
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện
có một số yếu tố nguy cơ như thức khuya,
không ăn sáng, ngủ ít, hồi hộp/ lo lắng trước khi
hiến máu. Bảng 7 cho thấy trong 120 người có
PƯLSKMM hầu hết đều có yếu tố nguy cơ,
thường có phối hợp 2-3 yếu tố nguy cơ trên 1
trường hợp. Chính vì vậy việc tuyên truyền
hướng dẫn sâu rộng đến tất cả các đối tượng
hiến máu về chế độ sinh hoạt trước khi đi hiến
máu là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm
đảm bảo sức khoẻ cho người hiến máu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 431
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 5000 trường hợp hiến máu
tình nguyện tại các điểm hiến máu cố định và
lưu động tại Thái Nguyên, chúng tôi rút ra kết
luận sau:
- Tần suất xuất hiện PƯLSKMM ở người
hiến máu tình nguyện là 2,4% trong đó chủ yếu
ở mức độ nhẹ (88,3%). PƯLSKMM gặp ở nữ
(3,1%) cao hơn so với nam (1,8 %), phản ứng
thường xảy ra sau khi đã hoàn thành việc lấy
máu (72 %). Không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy
ra phản ứng ở nhóm hiến 250ml so với nhóm
hiến 350ml máu.
- Có một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
sự xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu như:
thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ),
lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.
KHUYẾN NGHỊ
- Giúp người hiến máu chuẩn bị tốt về mặt
tâm lý, thể chất trước khi hiến máu và thực hiện
tốt công tác tư vấn, động viên, chăm sóc người
hiến máu trong suốt quá trình tham gia hiến
máu là biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu
sự xuất hiện những PƯLSKMM, đặc biệt là ở
người hiến máu lần đầu, người hiến máu là nữ.
- Cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên
cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu sự xuất hiện những
PƯLSKMM ở đông đảo các đối tượng người
hiến máu, qua đó góp phần hoàn thiện quy
trình chẩn đoán, xử trí những phản ứng này
ngay tại các điểm hiến máu, nhất là hiến máu
ngoại viện; đồng thời tìm hiểu những yếu tố tác
động nhằm tiếp tục đề xuất những giải pháp để
hạn chế sự xuất hiện những phản ứng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trung Phấn, Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2001), “Vận động
hiến máu nhắc lại một biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu
có hiệu quả”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Huyết học –
Truyền máu 1999-2001, Nhà xuất bản Y học, 274-280
2. Duraisamy G. (2007), “National blood transfusion programme
and transfusion transmitted in Malaysia”, The 18th Asia Pacific
regional congress international society of blood transfusion, Beijing
China, 19-20.
3. Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Anh Trí (2008),
“Nghiên cứu phát triển nguồn người hiến máu có chất lượng,
thường xuyên và an toàn từ Tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp cho Trung
tâm truyền máu khu vực Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam -
Tháng 3 số 2/2008, 652-656.
4. WHO BCT/01.03 (2009), “Stories and souvenirs from World
Health day 2009 together with useful informational blood
safety”, Safe blood starts with me! Blood saves lives!, Original
English, 20-107.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_yeu_to_lien_quan_toi_su_xuat_hien_cac_phan.pdf