Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc - Thái Nguyên
This study aimed to find out the willingness to pay of visitors for the establishment of the
Environmental Fund in NuiCoc Lake resort by tests. Results showed that most visitors were very
interested in environmental issues at NuiCoc Lake resort. The average domestic tourists willing to
pay 9572.98 VND per person; international visitors is 0.9469 USD per person. Thus, according to
the number of visitors to NuiCoc Lake resort in 2009, the total willingness to pay of visitors for the
establishment of the Environmental Fund in NuiCoc Lake resort 3 billion USD.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại khu du lịch hồ Núi Cốc - Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàng Thị Hoài Linh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 65 - 70
65
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH
CHO VIỆC THÀNH LẬP QUỸ MÔI TRƯỜNG TẠI
KHU DU LỊCH HỒ NÚI CỐC - THÁI NGUYÊN
Hoàng Thị Hoài Linh*, Đào Duy Minh
Khoa Địa lý, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm tìm ra mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc thành lập Quỹ môi trường
tại khu du lịch (KDL) Hồ Núi Cốc Thái Nguyên bằng bảng hỏi phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hầu hết du khách đều rất quan tâm tới vấn đề môi trường cảnh quan tại KDL Hồ Núi Cốc. Trung
bình một khách nội địa sẵn lòng chi trả 9.572,98 đồng/người; khách quốc tế là 0,9469 USD/người.
Như vậy, theo số liệu về lượng khách tới KDL Hồ Núi Cốc năm 2009 thì tổng mức sẵn lòng chi trả
của du khách cho việc thành lập quỹ môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc gần 3 tỷ đồng.
Từ khóa: KDL Hồ Núi Cốc – Thái Nguyên, Quỹ môi trường, Thái Nguyên, Môi trường, Sẵn lòng
chi trả
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên KDL Hồ
Núi Cốc với cảnh quan thiên nhiên độc đáo
được đánh giá là KDL trọng điểm của tỉnh thu
hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh,
khách quốc tế. Hồ Núi Cốc đang được quản
lý, khai thác các lợi thế của mình, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, các khu nghỉ cuối tuần,
rừng, mặt nước, các điểm du lịch sinh thái
đang được hình thành, những dự án đầu tư
phát triển rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh
thái. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác các
lợi thế, tài nguyên du lịch của Hồ Núi Cốc đã
nảy sinh những vấn đề về môi trường, tình
trạng ô nhiễm nước hồ, diện tích bị thu hẹp,
hiện tượng khai thác cát đã ảnh hưởng
không nhỏ tới cảnh quan nơi đây. Điều cần
thiết lúc này là phải tạo ra được sự cân bằng
trong phát triển du lịch với vấn đề môi
trường. Ngồn vốn dành cho các dự án môi
trường cần được xây dựng và đi vào hoạt
động có hiệu quả, những nguồn vốn này có
thể từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, mức
sẵn lòng chi trả của du khách cho môi trường
khi đến KDL Hồ Núi Cốc cũng là một nguồn
thu đáng kể. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành
nghiên cứu, thu tập thông tin từ khách du lịch
về vấn đề môi trường tại KDL Hồ Núi Cốc và
*
mức sẵn lòng chi trả của du khách để thành
lập một quỹ môi trường. Kết quả nghiên cứu
sẽ là cơ sở thực tiễn để định hướng phát triển
du lịch bền vững của KDL Hồ Núi Cốc nói
riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung.
TỔNG QUAN VỀ KDL HỒ NÚI CỐC
Hồ Núi Cốc - công trình Đại thủy nông được
khởi công xây dựng vào năm 1973, hoàn
thành cơ bản năm 1974 và đưa vào khai thác
năm 1978. Tổng diện tích mặt hồ là 2.500 ha,
dung tích nước chứa khoảng 175 triệu m3, có
một đập chính dài 480m và 7 đập phụ, sâu
trung bình 23m với 89 hòn đảo lớn nhỏ khác
nhau. Khi mới được xây dựng Hồ Núi Cốc
được xác định là cơ sở hạ tầng có giá trị lớn
trong phục vụ phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Thái Nguyên. Đến nay khu vực Hồ Núi
Cốc đã được quy hoạch thành KDL theo
quyết định số: 5076/QĐ-UB ngày 26 tháng 12
năm 2001 của UBND tỉnh Thái Nguyên. KDL
Hồ Núi Cốc cách trung tâm TP Thái Nguyên
15 km về phía Tây, trên tọa độ 21034’B và
105046’Đ KDL Hồ Núi Cốc gồm 08 xã cụ thể
như sau: Toàn bộ diện tích tự nhiên của 06
xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương (Thành
phố Thái Nguyên); Tân Thái, Vạn Thọ (huyện
Đại Từ); Phúc Tân (huyện Phổ Yên). Một
phần diện tích 02 xã Bình Thuận, Lục Ba
(huyện Đại Từ). Với tổng diện tích đất tự
Hoàng Thị Hoài Linh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 65 - 70
66
nhiên theo quy hoạch: 12.226,69 ha và dân số
trên 35.000 người.
MÔ HÌNH GIẢ ĐỊNH VÀ THIẾT KẾ
BẢNG HỎI
Mô hình đánh giá: Giả sử mỗi du khách đến
với Hồ Núi Cốc đều hiểu được giá trị của
KDL mang lại cho mình và cho thế hệ mai
sau. Nếu cá nhân i sẵn sàng chi trả một mức
wi cho việc bảo tồn giá trị của Hồ Núi Cốc
(như: bảo tồn nguồn nước hồ, bảo vệ tính đa
dạng sinh học, bảo vệ rừng) thì tổng mức
sẵn lòng chi trả phản ánh giá trị phi sử dụng
của môi trường. Đến lượt mình, mức sẵn lòng
chi trả lại phụ thuộc vào một loạt biến số của
đối tượng được phỏng vấn như: thu nhập, độ
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, và những
hiểu biết về sự nhận thức của mức độ cần
thiết phải bảo vệ môi trường...
Thiết lập thị trường giả tưởng: Xác định
mức sẵn lòng chi trả của du khách, tác giả
tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với
khách tham quan. Những thông tin về cảm
nhận của du khách đối với cảnh quan môi
trường KDL Hồ Núi Cốc; Những điểm du
khách hài lòng và không hài lòng tại KDL Hồ
Núi Cốc; Thông tin về sự sẵn lòng chi trả
của du khách cho vấn đề bảo vệ và cải tạo
môi trường KDL Hồ Núi Cốc. Nghiên cứu đặt
giả định “Ông (Bà) có sẵn lòng đóng góp
thêm một khoản kinh phí (ngoài mức phí tham
qua đã trả) để bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường của KDL không?”.
Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn: bảng hỏi được
chia ra làm 3 phần. Phần 1: Các thông tin
chung về chuyến đi của du khách nhằm tìm
được các thông tin và cách thức mà du khách
biết đến KDL Hồ Núi Cốc; điểm xuất phát; số
lần đã đến KDL Hồ Núi Cốc; số người trong
nhóm; mục đích chuyến đi; thời gian lưu trú;
công việc thay thế nếu du khách không tới
KDL Hồ Núi Cốc. Phần 2 : Mức độ hài lòng
và sẵn lòng chi trả của du khách đối với KDL
Hồ Núi Cốc. Những câu hỏi được thiết kế
trong phần này mục đích để du khách bộc lộ
những hoạt động mà du khách ưa thích tại
KDL Hồ Núi Cốc; chất lượng dịch vụ; mức
độ hài lòng... Trong phần này quan trọng là
điều tra được mức sẵn lòng chi trả (WTP) của
khách du lịch cho hoạt động bảo vệ và cải
thiện chất lượng môi trường của KDL. Phần
3: Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du
khách: Phần này thiết kế gồm các thông tin về
địa chỉ hiện nay; giới tính; tình trạng hôn nhân;
tuổi (đối với khách quốc tế bảng hỏi thiết kế
phân chia theo các mức tuổi khác nhau); nghề
nghiệp; trình độ học vấn và thu nhập.
Tổ chức điều tra: Dựa vào mục tiêu nghiên
cứu để xác định các thông tin và số liệu cần
thu thập từ du khách. Tác giả tiến hành thiết
kế bảng hỏi với đầy đủ nội dung cần thiết.
Tiến hành thu thập số liệu điều tra từ tháng 4
đến tháng 6 năm 2010 là thời điểm thường có
nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ
dưỡng hàng năm. Tác giả đã phỏng vấn ngẫu
nhiên hơn 300 khách du lịch. Kết quả thu
nhận được 217 phiếu có thể sử dụng được (32
phiếu của khách quốc tế; 185 phiếu của khách
nội địa).Số lượng phiếu điều tra có chất lượng
được sử dụng để phân tích là không lớn do
giới hạn về thời gian và nguồn lực. Song các
mẫu có thể tin cậy được bởi hình thức phỏng
vấn trực tiếp là cách tốt nhất để thu thập được
thông tin đầy đủ từ du khách.
MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA DU
KHÁCH CHO VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
Số lượng du khách sẵn lòng đóng góp:
Trong số 185 khách nội địa được hỏi về mức
độ sẵn lòng chi trả cho vấn đề bảo vệ môi
trường tại KDL Hồ Núi Cốc có 140 khách
đồng ý đóng góp (chiếm 75,7%); không đồng
ý 45 khách (24,3%). Có 30/32 khách quốc tế
chiếm 93,7%.
Tác giả cũng đã thiết kế câu hỏi để tìm câu trả
lời cho lí do du khách chưa sẵn lòng chi trả.
Du khách có thể lựa chọn nhiều lý do trong
bảng hỏi đã thiết kế (Tỷ lệ được tính trên tổng
số lựa chọn). Cụ thể được thể hiện trên bảng 1.
Qua phỏng vấn trực tiếp du khách lí do chưa
sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ Hồ Núi Cốc
thì có đến 71,1 % số câu trả lời là chi phí của
chuyến đi quá cao rồi, trong đó giá vé và chi
phí du lịch tại Hồ Núi Cốc quá đắt nên du
khách không sẵn lòng đóng góp thêm. Đối
Hoàng Thị Hoài Linh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 65 - 70
67
với du khách quốc tế có 2 ý kiến: không quan
tâm tới việc đóng góp và việc đóng góp
không giải quyết được vấn đề.
Bảng 1. Lí do không đóng góp của du khách nội địa
Lý do không đóng góp Người Tỷ lệ (%)
Tôi không quan tâm
tới việc này 8 17.8
Chi phí của chuyến đi
quá cao rồi 32 71.1
Việc đóng góp không
giải quyết được vấn đề 12 26.7
Công ty du lịch Hồ Núi
Cốc phải tự trang trải chi
phí này
8 17.8
Việc đóng góp phải từ
ngân sách nhà nước hoặc
tổ chức khác
23 51.1
Ý kiến khác 9 20.0
Tổng số khách
không đồng ý đóng góp 45
Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả điều tra
Tuy số lượng du khách chưa sẵn lòng đóng
góp cho vấn đề môi trường chưa phải là cao,
nhưng cũng rất đáng để quan tâm bởi lí do du
khách đưa ra không phải vì không quan tâm
đến vấn đề môi trường mà do chi phí chuyến
đi quá cao. Một số khách cũng bày tỏ nếu giá
vé và vé vào các cửa vui chơi giảm xuống thì
du khách sẵn sàng đóng góp cho môi trường.
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng
chi trả của du khách
Giới tính: Theo kết quả điều tra với khách DL
nội địa bình quân nam giới sẵn lòng chi trả
12.736,30 đồng/người, nữ giới là 12.573,40
đồng/người. Khách quốc tế, nam giới sẵn
lòng chi trả 0,8735 USD/người, nữ giới
1,1643 USD/người.
Độ tuổi của du khách: Theo kết quả điều tra
độ tuổi của du khách cũng ảnh hưởng đến
mức độ sẵn lòng chi trả. Những du khách ở
độ tuổi từ 25 - 45 thì mức sẵn lòng chi trả cao
hơn ở các độ tuổi khác. Những du khách ở độ
tuổi này thường có thu nhập ổn định và họ
quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường. Mức
sẵn lòng chi trả cao nhất là độ tuổi từ 41 - 50
tuổi, trung bình 15.424,57 đồng/người đối với
khách nội địa; khách quốc tế 1,2363
USD/người.
* Trình độ học vấn:
Bảng 2. Trình độ học vấn và mức sẵn lòng chi trả
của khách du lịch
Trình độ
học vấn
Khách nội địa Khách quốc tế
Số khách
(người)
WTP
(VND/
người)
Số khách
(người)
WTP
(USD/
người)
Tiểu học 3 4778,45 - 0
Trung học
cơ sở
12 8876,41 - 0
Trung học
phổ thông 31 10668,12 8 0,9131
Cao đẳng/
Đại học 69 14356,31 17 1,0241
Thạc sỹ/
Tiến sỹ 21 14387,74 5 1,1123
Khác 4 6887,37 - 0
Tổng số
khách
điều tra
140 30
Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra
Theo kết quả điều tra, sự sẵn lòng chi trả
trung bình của khách DL nội địa cao nhất là
nhóm du khách có trình độ thạc sỹ/tiến sỹ:
14.387,74 đồng/người; Nhóm học sinh tiểu
học thì mức sẵn lòng thấp nhất 4.778,45
đồng/người. Đối với khách DL quốc tế cũng
không có sự khác biệt lớn cao nhất là những
du khách có trình độ Thạc sỹ/Tiến Sỹ 1,1123
USD/người.
Mức độ sẵn lòng chi trả trung bình của du
khách: Sau khi tiến hành xử lí số liệu về mức
sẵn lòng chi trả của du khách, tác giả lập bảng
phân chia WTP (mức sẵn lòng chi trả) theo
các mức khác nhau cho khách nội địa và
khách quốc tế. Số khách không sẵn lòng chi
trả thì WTP bằng 0.
Công thức tính mức sẵn lòng chi trả trung
bình của khách du lịch:
WTPtrung bình của du khách =
ΣWTPcủa du khách được điều tra
Tổng số du khách được điều tra
Kết quả mức WTP được thể hiện qua bảng 3.
Hoàng Thị Hoài Linh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 65 - 70
68
Kết quả phân tích mẫu điều tra cho thấy, mức
chi trả thường thấy ở du khách nội địa là từ
10.000 - 18.000 (đồng/ người). Khách du lịch
quốc tế mức sẵn lòng chi trả được lựa chọn
nhiều là 0,5 USD/người.
Như vậy, mức sẵn lòng chi trả của khách du
lịch nội địa là 9.572,98 đồng/người, khách du
lịch quốc tế là 0,9469 USD/người.
Bảng 3. Mức sẵn lòng chi trả của khách nội địa
Mức WTP Số khách (người)
Thành tiền
(đồng)
0 45 0
5.000 18 90.000
7.000 15 105.000
10.000 28 280.000
12.000 24 288.000
15.000 19 285.000
18.000 21 378.000
23.000 15 345.000
Tổng cộng 185 1.771.000
Mức WTP trung bình 9.572,98
Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra
Bảng 4. Mức sẵn lòng chi trả của khách quốc tế
Mức WTP Số khách (người)
Thành tiền
(USD)
0,0 2 0,000
0,5 15 7,500
1,0 4 4,000
1,3 6 7,800
2,0 3 6,000
2,5 2 5,000
3,0 0 0,000
4,0 0 0,000
Tổng cộng 32 30,300
Mức WTP trung bình 0,9469
Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả điều tra
Xác định mức sẵn lòng chi trả của tổng
lượng khách du lịch
Công thức xác định mức sẵn lòng chi trả của
tổng lượng khách du lịch:
∑WTPcủa tổng lượt khách du lịch = WTPtrung bình của khách
du lịch × tổng lượng khách du lịch
Theo thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao và
Du lịch tỉnh Thái Nguyên Tổng lượt khách
đến KDL Hồ Núi Cốc trong năm 2009 thì
khách nội địa 252.000 người và khách quốc tế
34.000 người.
Khi đó, sự sẵn lòng chi trả của tổng lượt
khách du lịch nội địa là:
9.572,98 x 252.000 = 2.412.390.960 (đồng)
Với tỷ giá USD trung bình tại thời điểm tháng
5 năm 2009 là 1 USD = 16.941 đồng, vậy sự
sẵn lòng chi trả của tổng lượt khách du lịch
quốc tế là:
0,9469 x 16.941 x 34.000 ≈ 545.408.718 (đồng)
Như vậy, có thể ước tính số tiền mà tổng lượt
khách du lịch sẵn lòng chi trả hàng năm cho
KDL Hồ Núi Cốc là: 2.957.799.678 (đồng)
(Hai tỷ chín trăm năm mươi bảy triệu bảy
trăm chín mươi chín nghìn sáu trăm bảy mươi
tám đồng).
Như vậy, nếu so sánh tổng mức sẵn lòng đóng
góp của du khách với tổng doanh thu của
KDL Hồ Núi Cốc là 15,1 tỷ đồng năm 2009
thì nguồn vốn dành cho môi trường được huy
động từ mức sẵn lòng chi trả của du khách
gần bằng 1/5 tổng số doanh thu.
Kết quả điều tra và con số gần 3 tỷ đồng/năm
được tiến hành trên môi trường giả định. Tức
là du khách không chịu sự chi phối của hoàn
cảnh thật nên mức sẵn lòng chi trả có thể sẽ
thấp hơn khi mà du khách thực tế phải bỏ tiền
ra để ủng hộ. Tuy nhiên, dù là thị trường giả
định nhưng kết quả điều tra cũng đã cho thấy
khách du lịch rất qua tâm đến vấn đề môi
trường tại KDL Hồ Núi Cốc và sẵn lòng bỏ ra
một khoản tiền ngoài khoản chi phí cho
chuyến đi để xây dựng Quỹ Môi trường cho
KDL Hồ Núi Cốc.
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG THÀNH LẬP VÀ
SỬ DỤNG QUỸ MÔI TRƯỜNG CHO KDL
HỒ NÚI CỐC
Thông qua thực tế ở KDL Hồ Núi Cốc và kết
quả điều tra cụ thể, kết hợp với việc tham
khảo từ những nghiên cứu tương tự trước đó
tác giả đi đến đề xuất: Có cơ sở và khả năng
thành lập một Quỹ môi trường cho KDL Hồ
Núi Cốc.
Mục đích sử dụng Quỹ: Mục đích chủ yếu
của Quỹ là sử dụng cho việc bảo vệ môi
trường tại KDL Hồ Núi Cốc, có thể thông qua
việc hỗ trợ cộng đồng dân cư tạo thêm việc
Hoàng Thị Hoài Linh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 65 - 70
69
làm để giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào việc
khai thác tài nguyên của KDL. Cần đảm bảo
rằng các khoản thu từ sự đóng góp này được
sử dụng có hiệu quả và đúng mục tiêu. Sẽ là
lý tưởng nếu đưa ra những kết quả nhìn thấy
được, cho thấy rõ số tiền du khách đóng góp
được sử dụng vào công việc phục vụ cho bảo
vệ môi trường.
Thành lập Ban quản lý Quỹ: Quỹ này nên
được đặt dưới sự quản lý của Ban quản lý
Quỹ bao gồm đại diện của các bên: Ban quản
lý KDL Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh, ủy ban nhân
dân của 08 xã nằm trong quy hoạch KDL và
đại diện cộng đồng dân cư địa phương.
Ban quản lý Quỹ gồm có Giám đốc, Phó giám
đốc, kế toàn và các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ. Ban quản lý Quỹ là cơ quan điều
hành Quỹ, có trách nhiệm thẩm định các dự
án/các hoạt động đề nghị hỗ trợ tài chính đã
được đệ trình và đánh giá xem dự án đó có
thể được nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ theo
đúng như quy chế của Quỹ không, xét duyệt
kỹ thuật và tài chính của dự án trình lên Quỹ
từ đó làm cơ sở ra quyết định chấp thuận hỗ
trợ dự án. Ban quản lý Quỹ có trách nhiệm
giám sát quá trình thực hiện dự án và đảm bảo
khoản hỗ trợ tài chính do Quỹ cung cấp được
sử dụng đúng đắn, hợp lý.
Cơ chế huy động nguồn thu cho Quỹ: Để đạt
được hiệu quả trong việc huy động nguồn thu
cho Quỹ môi trường, trước hết nên áp dụng
phụ phí vé vào cổng đối với khách DL dựa
trên sự sẵn lòng chi trả của họ. Đây là phương
án khả thi mặc dù không dễ dàng áp thực hiện
trong giai đoạn đầu. Việc áp dụng phụ phí vé
vào cổng, với tư cách là một công cụ kinh tế,
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những phản
ứng ban đầu từ nhiều phía. Trước hết, là phản
ứng từ phía ngành du lịch, họ lo việc áp dụng
phụ phí này có thể làm giảm bớt lượng khách
du lịch. Sự phản ứng này cũng có thể từ phía
khách du lịch, kể cả khách nội địa và quốc tế.
Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng các
công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường đã chỉ
ra rằng, có thể giảm bớt sự tiêu cực này bằng
nhiều cách và thậm chí có thể biến những
phản ứng ban đầu đó thành sự ủng hộ tích
cực. Bên cạnh sự sẵn lòng đóng góp của du
khách, để tăng nguồn thu cho Quỹ và nâng
cao khả năng hỗ trợ, cần phải có một số cơ
chế để tăng nguồn thu tiềm năng cho Quỹ như
từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức
trong nước và quốc tế, tiền lãi và các khoản
lợi khác thu được từ hoạt động của Quỹ
Cơ chế giải ngân của Quỹ môi trường: Quỹ
môi trường hoạt động nhằm phát triển bền
vững KDL Hồ Núi Núi Cốc có thể cung cấp
các khoản hỗ trợ không hoàn lại và cho vay.
Các dự án có thể như: hỗ trợ nâng cao ý thức
về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
cho du khách và cộng đồng dân cư quanh hồ
thông qua các hoạt động truyền thông, giáo
dục và đào tạo; Cải tạo chất lượng môi trường
KDL; cung cấp vốn cho người dân quanh Hồ
tham gia vào công tác trồng rừng và bảo vệ
nguồn nước Thông qua các hoạt động này
để tạo ra cảnh quan môi trường sạch đẹp tại
KDL Hồ Núi Cốc, hệ sinh thái khu vực hồ
được đảm bảo.
KẾT KUẬN
KDL Hồ Núi Cốc là một địa điểm giải trí nổi
tiếng ngày càng thu hút được nhiều du khách
trong nước và quốc tế. Hàng năm số lượng có
hàng trăm nghìn du khách tới đây tham quan,
nghỉ dưỡng, ngắm cảnh và tìm hiểu các giá trị
văn hóa Việt Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển du lịch đã tạo ra những tác động
tiêu cực đến cảnh quan môi trường. Qua điều
tra cũng cho thấy du khách rất quan tâm đến
vấn đề môi trường và sẵn sàng bỏ ra một
khoản chi phí ngoài những khoản chi trả. Tổng
mức sẵn lòng chi trả của du khách cho vấn đề
môi trường là gần 3 tỷ đồng/năm. Đây là
nguồn tiền đáng kể và là cơ sở cho việc thành
lập một Quỹ môi trường ở KDL Hồ Núi Cốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên) (2003) Giáo
trình kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thống kê.
[2]. Trần Văn Đính (chủ biên) (2004), Giáo trình
Kinh tế và Quản lý Du lịch, Nxb LĐ - XH.
[3]. Phạm Khánh Nam (chủ biên) (2005) Kinh tế
tài nguyên và môi trường, Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh, .
[4]. Báo cáo kết quả hoạt động của KDL Hồ Núi
Cốc các năm từ 2005 – 2010.
Hoàng Thị Hoài Linh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 65 - 70
70
SUMMARY
STUDY WANLOP WILLINGNESS TO PAY OF VISITORS FOR THE
ESTABLISHMENT OF THE ENVIRONMENT FUND
FOR NUICOC LAKE RESORT - THAI NGUYEN
Hoang Thi Hoai Linh*, Dao Duy Minh
Geography Department - College of Education - TNU
This study aimed to find out the willingness to pay of visitors for the establishment of the
Environmental Fund in NuiCoc Lake resort by tests. Results showed that most visitors were very
interested in environmental issues at NuiCoc Lake resort. The average domestic tourists willing to
pay 9572.98 VND per person; international visitors is 0.9469 USD per person. Thus, according to
the number of visitors to NuiCoc Lake resort in 2009, the total willingness to pay of visitors for the
establishment of the Environmental Fund in NuiCoc Lake resort 3 billion USD.
Keywords: NuiCoc Lake resort, environmental fundm, Thainguyen, Environment, Willingness to pay
*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dulichhonuicocthainguyen_174.pdf