Nghiên cứu nền kinh tế chia sẻ và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế chia sẻ

Ñieåm nhaán kinh teá naêm 2019 vaø trieån voïng naêm 2020Kết luận Có thể thấy rằng "kinh tế chia sẻ" đang là xu hướng mới song hành cùng cuộc cách mạng về công nghệ thông tin trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số (Digital Economy), là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tại nhiều quốc gia và được ví như là "gà đẻ trứng vàng" mới cho nhiều nền kinh tế. "Kinh tế chia sẻ" vẫn còn nhiều không gian rộng lớn để phát triển và lấp đầy những khoảng trống của các thị trường kinh doanh truyền thống hiện tại Cần tận dụng cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ mang lại; coi đó cũng là tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0, cụ thể là sự phát triển của thời đại số, bắt kịp xu hướng chung của thế giới; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh cho thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó kinh tế chia sẻ chỉ là một dạng mô hình kinh doanh mới ở một số lĩnh vực, tồn tại đồng hành cùng mô hình kinh doanh truyền thống

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nền kinh tế chia sẻ và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế chia sẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ - KINH TẾ 1. Giới thiệu về nền kinh tế chia sẻ Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng). Kinh tế chia sẻ (sharing economy) còn được gọi theo nhiều tên khác nhau như kinh tế cộng tác (collaborative economy), kinh tế theo cầu (on-demand economy), kinh tế nền tảng (platform economy), kinh tế truy cập (access economy), kinh tế dựa trên các ứng dụng di động (app economy), v.v NGHIÊN CỨU NỀN KINH TẾ CHIA SẺ VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NỀN KINH TẾ CHIA SẺ ThS. Phạm Văn Cường Phòng Công tác sinh viên - Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị Email: phamcuong@utm.edu.vn Tóm tắt: Với bối cảnh thị trường hiện này, ta thể thấy sự xuất hiện của rất nhiều các doanh nghiệp với những sản phẩm đa dạng, phong phú cùng với các chiến lược kinh doanh khác nhau. Trong nhiều năm qua, một số doanh nghiệp hoàn toàn mới và khác nhau đã xuất hiện với mô hình kinh doanh cơ bản của họ có điểm chung là họ hoạt động trong các nền kinh tế chia sẻ trực tiếp, tiêu dùng hợp tác (Botsman & Rogers, 2010), nơi mọi người cung cấp và chia sẻ các nguồn lực không được sử dụng theo những cách sáng tạo và rất mới lạ. Bài báo nghiên cứu về nền kinh tế chia sẻ và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế chia sẻ thời 4.0 Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, Công nghiệp 4.0, Ứng dụng công nghệ Trên thực tế, mô hình chia sẻ đã có từ rất lâu: thư viện, thuê xe, CLB, phòng luyện tập, xe ôm, chia sẻ trong làng xã, thị trấn. Tuy nhiên từ giữa thế kỉ 20, việc chia sẻ trở nên đắt đỏ và rắc rối hơn việc sở hữu, do sự bùng nổ của sản xuất hàng loạt (cách mạng công nghiệp).Từ đó xuất hiện chủ nghĩa tiêu dùng: xây dựng trên ý tưởng tin rằng việc tiêu dùng sẽ giúp người dân thấy hạnh phúc, việc tiêu dùng giúp nền kinh tế phát triển mạnh hơn. Giờ thì xu hướng lại đảo ngược trở lại do việc chia sẻ dần trở nên rẻ hơn. Nền kinh tế chia sẻ được bắt đầu manh nha khái niệm năm 1995, khởi điểm tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Nó khởi đầu bằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người... và giúp cho những cá nhân có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo. Mô hình kinh doanh này thật sự phát triển mạnh mẽ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng năm 2008, người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới. Nền kinh tế chia sẻ thuộc một xu hướng lớn hơn bắt đầu từ thời Internet: xu hướng đảo ngược chủ nghĩa tiêu dùng. Khi Internet được lan rộng, các trang như eBay và Craigslist giúp kết nối những người có và những người cần một cách hiệu quả hơn. Chia sẻ và tái phân phối tài nguyên bắt đầu rẻ đi so với mua đồ mới và vứt đồ cũ đi. Mọi người không chỉ là người mua mà còn có thể bán thông qua thương mại ngang hàng. 2. Một số mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế chia sẻ: • Mô hình RelayRides: Đây là mô hình chia sẻ xe ô tô trong cộng đồng, tận dụng nguồn tài nguyên đang bị lãng phí là những chiếc xe ôtô được tư nhân sở hữu. Giá đặt ra trên nền tảng RelayRides thấp hơn giá của các công ty cho thuê xe khác khoảng 35%. Chủ sở hữu xe có thể cho thuê xe của mình trên nền tảng và thu về trung bình 300 – 500 USD/tháng, có thời điểm lên tới 1.000 USD/tháng. Đối tượng được thuê xe là những người được đánh giá là lái xe an toàn trong ít nhất 2 năm (không gây tai nạn, không bị phạt). Kết thúc quá trình giao dịch, người thuê và người cho thuê có thể đánh giá lẫn nhau. • Mô hình Airbnb: Mô hình Airbnb chia sẻ nhà ở cho người đi du lịch, tận dụng nguồn tài nguyên đang lãng phí là những căn phòng không dùng đến. Thông qua nền tảng này, chủ sở hữu căn nhà cho thuê và người thuê nhà sẽ gặp được nhau và ký kết hợp đồng thuê nhà. Giá thuê nhà định ra trên nền tảng Airbnb luôn thấp hơn giá thuê phòng khách sạn khoảng 3 lần. Theo ước tính, chỉ trong 1 đêm đã có đến 40.000 người thuê chỗ ở từ một dịch vụ cung ứng 250.000 phòng tại 30.000 thành phố ở 192 nước và mọi thanh toán đều qua mạng internet. Điều đáng nói là những căn phòng hay chỗ ngủ này không phải do một chuỗi khách sạn nào đó cung cấp mà do các cá nhân. Những người cần thuê và chủ cho thuê được “mai mối” nhờ Airbnb - một công ty có trụ sở tại San Francisco (Mỹ). Sau giao dịch người thuê và người cho thuê cũng có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng này. Hiện nay, Airbnb được định giá gần 20 tỷ USD và đã hiện diện ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. • Nền tảng Uber: Nền tảng Uber tận dụng nguồn tài nguyên ô tô, xe gắn máy ít được đưa vào lưu thông và người lao động không kiếm được việc làm trong cộng đồng. Thời gian đầu, Uber chỉ kinh doanh trong lĩnh vực xe hạng sang, sau đó mở rộng ra các lĩnh vực khác như xe bình dân, xe SUV, vận chuyển Mức giá của Uber thường rẻ hơn các dịch vụ cung cấp bởi công ty truyền thống. Hiện nay, Uber được định giá 18,2 tỷ USD. Tham gia mô hình này, chủ sở hữu xe ô tô, xe gắn máy thực hiện việc đăng ký trên nền tảng, làm bài kiểm tra khả năng lái xe. Khách hàng muốn đặt xe thông qua nền tảng này sẽ click vào nền tảng Uber, chọn địa chỉ nơi đi, nơi đến và nhấn nút đặt xe, ứng dụng này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một phương tiện gần với khách hàng nhất. Khi đã kết nối, lái xe và 29TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ người đặt xe liên lạc và thông báo điểm đón thông qua điện thoại di động. Sau sử dụng dịch vụ, người lái xe và người sử dụng dịch vụ cũng có thể đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. • Mô hình TaskRabbit: Còn gọi là mô hình giúp đỡ nhau trong cộng đồng, được đầu tư 38 triệu USD vào năm 2012. Mô hình này được hiểu một cách đơn thuần là những người có công việc cần thực hiện nhưng không đủ khả năng (thiếu thời gian, kỹ năng) sẽ đẩy thông tin lên nền tảng để tìm kiếm người lao động phù hợp (kỹ năng, mức giá, vị trí). Người có nhu cầu cần làm việc sau khi hoàn thành công việc sẽ được thanh toán online. Kết thúc công việc, người lao động và người thuê cũng có cơ hội đánh giá lẫn nhau trên nền tảng. • Mô hình KickStarter: Còn gọi là mô hình gọi vốn từ cộng đồng để thực hiện các dự án. Người có dự án nghệ thuật, phát triển phần mềm, nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ đăng tải nội dung dự án của mình lên nền tảng để cộng đồng người dùng KickStarter xem xét cấp vốn. Người cấp vốn có thể thu lại những sản phẩm như áo phông, phần mềm sử dụng, sản phẩm mẫu của dự án mà họ cấp vốn, tùy theo mức tiền mà họ bỏ ra để ủng hộ. Mô hình này thu hút sự tham gia của số đông những người trẻ khởi nghiệp. Số vốn KickStarter đã thu hút cho hơn 100.000 dự án đạt gần 1 tỷ USD. • Mô hình cho vay trong cộng đồng Peer lending: Là mô hình trong đó các đối tượng trong cộng đồng cho vay lẫn nhau, không thông qua trung gian là ngân hàng. Ví dụ, các làng xã, khu dân phố thành lập quỹ chung dùng để hỗ trợ cho người trong khu gặp việc khẩn cấp. Nền tảng đánh giá người vay thông qua dữ liệu quá khứ và tập hợp dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn để đưa ra mức độ an toàn của khoản vay. Các khoản vay trên nền tảng này thường có lãi suất thấp hơn nhưng người cho vay lại thu được nhiều hơn gửi vào ngân hàng, theo công ty là do chi phí tổ chức của công ty thấp hơn của ngân hàng. • Bartering giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có những tài sản, máy móc thừa, nhà kho chưa dùng đến, sản phẩm tồn kho có thể trao đổi với nhau để cả 2 bên cùng có lợi, đồng thời tiết kiệm thời gian do không phải thông qua việc chuyển tiền. Hoặc các doanh nghiệp có những kỹ năng chuyên môn riêng biệt có thể thực hiện đào tạo cho một nhóm doanh nghiệp, chia sẻ kỹ năng của mình, nhận về thông tin hữu ích Thị trường chia sẻ doanh nghiệp với doanh nghiệp có thể còn lớn hơn so với thị trường chia sẻ giữa người dân. • Car Pooling – đi chung xe: Mô hình này xuất hiện vào năm 1970 khi giá xăng tăng cao, thịnh hành ở Đức vào cuối thế kỷ XX, với đặc điểm của xã hội là những người đi làm phải di chuyển khá xa, cần phải dùng xe ô tô, chi phí xăng rất cao. Vì thế, người dân đi chung xe với nhau để tiết kiệm tiền di chuyển. Tại Đức, mô hình car pooling phổ biến đến mức quốc gia này đã xây dựng một làn đường riêng dành cho các xe chở đông người. 3. Ứng dụng một số công nghệ trong nền kinh tế chia sẻ a, Công nghệ in 3D: Hiện nay, công nghệ in 3D càng ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh ở những thành phố lớn như London, New York. Nhờ vào sự đổi mới kỹ thuật số mà các thiết kế, in ấn 3D không còn xa lạ gì với con người, đặc biệt hơn là họ còn ứng dụng nó vào nền kinh tế chia sẻ. Điều làm cho công nghệ in 3D ngày càng phát triển rộng rãi đó là các mô hình nền kinh tế chia sẻ đang dần xuất hiện trong lĩnh 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ vực in 3D, chủ yếu là việc chia sẻ các thiết kế in 3D và chia sẻ bản quyền các thiết kế. Với nền tảng công nghệ thông tin, sự phát triển của thương mại điện tử áp dụng các mô hình kinh tế chia sẻ mà đối tượng mua bán không chỉ là sản phẩm mà còn là các thiết kế in 3D, bản quyển của các thiết kế Đã có rất nhiều những trang web nền tảng xuất hiện để chia sẻ các thiết kế in 3D như: - Thingiverse: tự hào là "một vũ trụ của mọi thứ", có hơn 50 nghìn thiết kế 3D và các mô hình được sắp xếp trong bộ sưu tập. - GrabCAD: GrabCAD Community Library cung cấp 2,8 triệu thiết kế và mô hình bao gồm CAD , nhờ cộng đồng thiết kế, kỹ sư và sinh viên trên toàn thế giới. - CGTrader: là một trang web khác với hơn hai triệu mô hình 3D, có sẵn ở nhiều định dạng tệp như 3DS, C4D, FBX, MAX và OBJ. - Clara.io : lưu trữ hơn 100 nghìn mô hình 3D miễn phí ở các định dạng khác nhau như Babylon.JS, OBJ, STL và Three.JS, hoạt động trong nhiều ứng dụng thiết kế. - 3DSky: có một bộ sưu tập gồm hơn 80 nghìn mẫu được sắp xếp theo nhiều loại khác nhau như đồ gia dụng, phòng tắm, trang trí, đồ nội thất, nhà bếp, vật liệu, kết cấu , v.v - MyMiniFactory: là một nền tảng được sắp xếp giới thiệu các mô hình 3D. Bạn có thể tìm kiếm và tải xuống các đối tượng, được cộng đồng toàn cầu tải lên. - Autodesk Online Gallery: nền tảng từ Autodesk, lưu trữ khoảng 44 nghìn mô hình. Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể tải lên các mô hình 3D của riêng mình. - TurboSquid: cung cấp các mô hình 3D ở nhiều định dạng như 3DS, C4D, FBX, OBJ và hơn thế nữa. Trang web lưu trữ hơn 18 nghìn mô hình, có thể tìm kiếm và có thể sắp xếp. - 3DXtras: Với một bộ sưu tập các mô hình 10k + 3D, 3DXtras lưu trữ các mô hình trong nhiều danh mục bao gồm ô tô, điện tử, xe máy, nhà máy, thể thao,... - Archive 3D: là một kho lưu trữ khác chứa bảy nghìn thiết kế 3D theo nhiều danh mục như thiết bị và thiết bị, trang trí nội thất, cấu trúc, v.v - Cad Nav: cung cấp hơn 5 nghìn mô hình 3D, có sẵn để tải xuống ở nhiều danh mục và các định dạng khác nhau trong 3DS, C4D, IBJ, ZTL, v.v. b, Bigdata: Trong nền kinh tế chia sẻ, mọi người cung cấp các nguồn lực xã hội nhàn rỗi cho người khác theo cách chia sẻ. Thông qua các nền tảng trực tuyến dựa trên cộng đồng, những người cung cấp dịch vụ có thể kiếm được hoa hồng (ví dụ như: thuê nhà/xe hơi/lao động thặng dư,..) trong khi ai đó có quyền truy cập ngắn hạn vào các nguồn lực xã hội với giá thấp hơn thay vì mua nó. Do đó, giá trị sử dụng dịch vụ dự kiến sẽ được tăng cường trong thời gian đơn vị, mặc dù tổng lượng tài nguyên xã hội không đổi. Bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chia sẻ, một số công ty nổi tiếng đã phát triển các hệ thống thông minh để phân tích sự trùng hợp thích hợp nhất giữa nguồn lực nhàn rỗi và nhu cầu thuê từ nhiều bộ dữ liệu. Mô hình Amazon Mechanical Turk chính là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng các hệ thống thông minh vào nền kinh tế chia sẻ đáp ứng nhu cầu dịch vụ tối ưu. Dựa trên mô hình Amazon Mechanical Turk, những người có thể sử dụng lao động dư thừa - có thể tìm thấy các lượt truy cập để kiếm tiền, trong khi những người mà tải lên các nhiệm vụ làm việc thì có thể nhận được kết quả tốt. Hai loại tập dữ liệu khác nhau trở nên lớn với số lượng người dùng trực tuyến 31TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Trong nền kinh tế chia sẻ, mọi người cung cấp các nguồn lực xã hội nhàn rỗi cho người khác theo cách chia sẻ. Thông qua các nền tảng trực tuyến dựa trên cộng đồng, những người cung cấp dịch vụ có thể kiếm được hoa hồng (ví dụ như: thuê nhà/xe hơi/lao động thặng dư,..) trong khi ai đó có quyền truy cập ngắn hạn vào các nguồn lực xã hội với giá thấp hơn thay vì mua nó. Do đó, giá trị sử dụng dịch vụ dự kiến sẽ được tăng cường trong thời gian đơn vị, mặc dù tổng lượng tài nguyên xã hội không đổi. Bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chia sẻ, một số công ty nổi tiếng đã phát triển các hệ thống thông minh để phân tích sự trùng hợp thích hợp nhất giữa nguồn lực nhàn rỗi và nhu cầu thuê từ nhiều bộ dữ liệu. Mô hình Amazon Mechanical Turk chính là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng các hệ thống thông minh vào nền kinh tế chia sẻ đáp ứng nhu cầu dịch vụ tối ưu. Hình 1. Mô hình kinh tế chia sẻ Amazon Mechanical Turk (ảnh: Internet) Dựa trên mô hình Amazon Mechanical Turk, những người có thể sử dụng lao động dư thừa - có thể tìm thấy các lượt truy cập để kiếm tiền, trong khi những người mà tải lên các nhiệm vụ làm việc thì có thể nhận được kết quả tốt. Hai loại tập dữ liệu khác nhau trở nên lớn với số lượng người dùng trực tuyến ngày càng tăng. Trong đó, bộ dữ liệu dịch vụ bao gồm một khối lượng lớn dữ liệu mô tả thông tin về nơi làm việc của con người, giờ làm việc và thanh toán dự kiến để làm việc tốt. Tương tự, một loạt các mô tả công việc được đánh giá cao trong tập dữ liệu nhu cầu. Phân tích dữ liệu lớn chạy trên toán tử khớp, tức là trí thông minh nhân tạo Amazon, để tìm kiếm một giải pháp phù hợp với nhu cầu dịch Hình 1. Hệ thống tổ chức và quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ngày càng tăng. Trong đó, bộ dữ liệu dịch vụ bao gồm một khối lượng lớn dữ liệu mô tả thông tin về nơi làm việc của con người, giờ làm việc và thanh toán dự kiến để làm việc tốt. Tương tự, một loạt các mô tả công việc được đánh giá cao trong tập dữ liệu nhu cầu. Phân tích dữ liệu lớn chạy trên toán tử khớp, tức là trí thông minh nhân tạo Amazon, để tìm kiếm một giải pháp phù hợp với nhu cầu dịch vụ tối ưu, từ hai bộ dữ liệu lớn. Khi một cặp dịch vụ và nhu cầu được kết hợp tốt, thỏa thuận thanh toán 90% tương ứng cho công nhân và 10% còn lại cho mô hình Amazon Mechanical Turk có thể được thực hiện. Trước hết, bộ điều khiển hệ thống thông minh chia bộ tác vụ khớp dịch vụ toàn cầu thành các nhóm con, mỗi nhóm tương ứng với một cặp dịch vụ nhỏ hơn và bộ dữ liệu nhu cầu. Tóm lại, chia sẻ kinh tế có tầm quan trọng lớn trong việc hiện thực hóa tiêu dùng xanh và phát triển bền vững trong xã hội loài người chúng ta. Chia sẻ kinh tế doanh nghiệp kêu gọi thiết kế hệ thống thông minh để phù hợp với nhu cầu dịch vụ trong kỷ nguyên dữ liệu lớn hiện nay. c, AI: Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI) là trí tuệ được biểu diễn bằng bất kỳ một hệ thống nhân tạo nào đó. Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo bao gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch (scheduling), khả năng trả lời các câu hỏi về chẩn đoán bệnh, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt vv. Cù g với sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứ g dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như lao động, y tế, an ninh, giao thông, marketing. Bằng những đổi mới không ngừng nghỉ cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin có liên quan có vẻ quá tải. Ban đầu, vào những năm 1990, các ứng dụng của Internet chủ yếu tập trung vào xuất bản và lấy thông tin. Thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới chứng kiến sự phát triển của cái gọi là cộng đồng chia sẻ và mạng xã hội Web 2.0. Và hiện tại thì dường như mọi thứ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều với nền kinh tế chia sẻ và các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo (AI). Internet là một phương tiện mạnh mẽ để cắt ngắn thời gian, bớt tốn công sức và sự không đáng tin cậy. Nó có thể đóng vai trò 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ trung gian rất thông minh, điều phối tất cả các hành động cần thiết để giải quyết các thách thức, theo cách giải quyết vấn đề và cơ hội được khai thác theo cách hiệu quả nhất. Ta có thể hiểu rõ hơn điều này thông qua ứng dụng Email. Email làm trung gian giữa các cá nhân để người này có thể truy vấn hoặc đề xuất giải pháp cho người khác mà không bị giới hạn bởi khoảng cách, thời gian hoặc chi phí. Các công cụ tìm kiếm làm trung gian giữa một người dùng có yêu cầu và lượng thông tin khổng lồ có sẵn trên web có thể trả lời câu hỏi đó. Ngoài ra còn có các trang web chia sẻ thông tin, chẳng hạn như Wikipedia, thu thập, sắp xếp và công khai các câu trả lời có thể hữu ích, do đó làm cho chúng dễ tìm thấy hơn. Phương tiện truyền thông xã hội tự động hóa việc tuyên truyền cung cấp và nhu cầu trên các mạng xã hội hoặc cộng đồng. Các cửa hàng hoặc chợ trên web, như Amazon hoặc eBay, làm trung gian giữa các khách hàng muốn mua một số mặt hàng và các nhà cung cấp sẵn sàng bán nó. Họ cung cấp quyền truy cập vào một loạt các mặt hàng lớn hơn nhiều so với những gì có sẵn trong một cửa hàng truyền thống, trong khi thuật toán của họ có thể giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với giá thấp nhất. Các hệ thống cung cấp dịch vụ đám đông (như Amazon Mechanical Turk) và các trang web tự do (như oDesk) làm trung gian giữa những người hoặc tổ chức cần thực hiện một số công việc và mọi người sẵn sàng làm việc đó. Các nền tảng gây quỹ cộng đồng làm trung gian giữa các đại lý cần vốn để bắt đầu một dự án đầy triển vọng và hàng triệu người có thể sẵn sàng cung cấp một số tiền của họ để đầu tư vào một liên doanh. Ngay cả nhu cầu di chuyển cũng được chia sẻ trên các trang web (như Expedia hoặc Google Maps) để tìm thấy các chuyến xe buýt, xe lửa hoặc máy bay để đưa bạn từ vị trí hiện tại đến điểm đến mong muốn của bạn tại thời điểm mong muốn. Điều này vẫn còn tương đối không linh hoạt, bởi vì nó bắt đầu từ việc cung cấp giao thông công cộng hiện có, có thể không đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn. Liên quan đến xe ô tô tư nhân có thể giải quyết vấn đề này. Dịch vụ taxi phối hợp linh hoạt, như Uber hoặc Lyft, phù hợp với tài xế và hành khách tùy thuộc vào khoảng cách, thời gian và giá cả. Tuy nhiên, điều này vẫn còn khá tốn kém vì người lái xe cần đầu tư đầy đủ xe, thời gian và nhiên liệu. Gần đây còn xuất hiện một số cách thức chia sẻ khá mới lạ như trong trường hợp chia sẻ đi xe, có các nền tảng thương mại (như AirBnB), nơi mọi người được cung cấp một phòng ở nơi họ đến để đổi lấy một khoản phí trả cho chủ phòng và các tổ chức phi thương mại (như Couchsurfing), nơi mọi người có thể ở tự do trong phòng của ai đó với điều kiện duy nhất là để nó ở trạng thái tốt. Trong cả hai trường hợp, nền tảng làm trung gian giữa chủ sở hữu địa phương cung cấp phòng và khách du lịch yêu cầu phòng, đồng thời tìm kiếm sự phù hợp tối ưu theo các tiêu chí như địa điểm, thời gian, phí và danh tiếng của chủ sở hữu hoặc khách du lịch. Một ví dụ khác là chia sẻ khu phố, nơi những người sống trong một cộng đồng cụ thể sử dụng trang web để quảng cáo các thiết bị hiếm khi được sử dụng (như máy xén cỏ, thang hoặc máy khoan) mà họ sẵn sàng cho các thành viên khác trong cộng đồng vay - với điều kiện duy nhất là họ cũng vậy có thể mượn một cái gì đó từ cộng đồng khi họ cần. Việc cung cấp lớn và đa dạng giúp loại bỏ nhu cầu của hầu hết các cá nhân để mua thiết bị đó, do đó giảm mạnh chi phí và tiêu thụ tài nguyên. 4, Đánh giá các cơ hội và thách thức trong nền kinh tế chia sẻ a, Cơ hội: Lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và 33TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến mô hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu. Mở ra nhiều cơ hội kinh doanh lớn: KTCS giúp tạo ra một phương thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội kinh doanh mới dựa trên nền tảng số, ứng dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, KTCS góp phần tạo nên một thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng; đồng thời, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập. b, Thách thức: Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội trên, mô hình nền kinh tế chia sẻ cũng tồn tại nhiều mối lo ngại cho sự phát triển của nó, đặc biệt là tính pháp lý. Những thách thức về khung pháp lý đặt ra cho mô hình kinh doanh chia sẻ, đó là sự cạnh tranh “không công bằng”, tình trạng này đang khiến cơ quan quản lý của nhiều quốc gia bối rối. Bên cạnh đó, việc trốn thuế của các công ty tham gia nền kinh tế chia sẻ cũng sẽ trở thành mối quan tâm lớn của Chính phủ các quốc gia, khi mà những khoản lợi nhuận mà các công ty này thu được ước tính lên tới những con số khổng lồ. Những công ty này hiện vẫn duy trì danh nghĩa là công ty tư nhân, điều này cho phép họ linh động điều chỉnh, không phải báo cáo số liệu với cổ đông, không bị kiểm toán độc lập và không ai có thể giám sát tài khoản. 5, Một số giải pháp phát triển nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Đầu tiên là cần tận dụng cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội mà KTCS mang lại, coi đó cũng là tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hai là, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó KTCS chỉ là một dạng mô hình kinh doanh mới ở một số lĩnh vực, tồn tại đồng hành cùng mô hình kinh doanh truyền thống; bảo đảm môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các start-up. Ba là, cần nhanh chóng cải thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi các sáng kiến kinh doanh, đào tạo nhân lực, kết nối giữa các bên tham gia hệ sinh thái, thu hút vốn đầu tư mạo hiểm Bốn là, đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và kết cấu hạ tầng số, đặc biệt là xây dựng hệ thống dữ liệu mở, thông suốt để phục vụ quản lý nhà nước đối với KTCS. Cuối cùng là tăng hoạt động đánh giá tác động của KTCS đến các mục tiêu phát triển (đầu tư, việc làm, công nghệ, thuế, cạnh tranh...) và dự báo sự phát triển của các lĩnh vực có tiềm năng cho mô hình KTCS để chủ động điều chỉnh linh hoạt chính sách, quy định. 6, Kết luận Có thể thấy rằng "kinh tế chia sẻ" đang là xu hướng mới song hành cùng cuộc cách mạng về công nghệ thông tin trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số (Digital Economy), là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tại nhiều quốc gia và được ví như là "gà đẻ trứng vàng" mới cho nhiều nền kinh tế. "Kinh tế chia sẻ" vẫn còn nhiều không gian rộng lớn để phát triển và lấp đầy những khoảng trống của các thị trường kinh doanh truyền thống hiện tại Cần tận dụng cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ mang lại; coi đó cũng là tận dụng cơ hội của cuộc 34 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ CMCN 4.0, cụ thể là sự phát triển của thời đại số, bắt kịp xu hướng chung của thế giới; tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh cho thích nghi với sự đa dạng và phát triển nhanh của nền kinh tế số, trong đó kinh tế chia sẻ chỉ là một dạng mô hình kinh doanh mới ở một số lĩnh vực, tồn tại đồng hành cùng mô hình kinh doanh truyền thống. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Arun Sundarajan, “Sách: Nền kinh tế chia sẻ_Sự kết thúc của việc làm và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản dựa trên đám đông”, Nguyễn Tuấn Việt dịch, NXB Trẻ, 2018. [2]. ThS. Lê Thanh Thủy (2018), “Các mô hình kinh tế chia sẻ nổi bật trên thế giới và vấn đề đặt ra với Việt Nam”, Tạp chí Tài chính. [3]. Botsman, R., & Rogers, R. (2010), “What’s mine is yours: The rise of collaborative consumption”, New York, NY: Collins. [4]. Lovins, H., & Cohen, B. (2011), “Climate capitalism: Capitalism in the age of climate change”, New York, NY: Hill & Wang.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nen_kinh_te_chia_se_va_ung_dung_cong_nghe_trong_n.pdf