Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường có tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các thương hiệu lúc nào cũng phải tính đến phần hơn của mình so với các đối thủ. Có nghĩa là bao bì càng phù hợp, càng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của con người bao nhiêu thì càng chiếm được lòng tin của họ bấy nhiêu. Lúc này bao bì không đơn thuần là thứ để bảo vệ sản phẩm mà nó phải mang yếu tố thẩm mỹ và có tính công năng cao, thuận tiện cho chiến lược marketing của nhà sản xuất thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.Với những điều này, bao bì nghiễm nhiên trở thành công cụ đắc lực của marketing trong việc khuyếch trương thương hiệu sản phẩm. Với một xã hội phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, hàng hoá giờ đây được sản xuất nhiều và có mặt ở khắp nơi với các hình thức bán hàng khác nhau, đặc biệt là hình thức bán hàng tự chọn ở trong các siêu thị. Trong điều kiện ấy, bao bì đã phát huy hết khả năng là “người bán hàng thầm lặng” để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, tạo cho họ niềm tin vào sản phẩm ấy.
62 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 3711 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ngôn ngữ Đồ hoạ trong thiết kế bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y hay những diện tích đồ sộ to lớn thì thiết kế đó cần phải có đủ các yếu tố như : có giá trị thẩm mỹ, đảm bảo được tính ứng dụng, đạt tiêu chuẩn về mặt kinh tế, kết cấu khoa học hơn thế nữa, nó còn mang tính độc đáo, tính trang trọng và tính thời đại.
3.1.1. Tính thẩm mỹ của Bao bì .
Bao bì cũng giống như bất kỳ một sản phẩm mỹ thuật công nghiệp nào khác, nó đòi hỏi giá trị thẩm mỹ của sáng tác bởi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần thu hút khách hàng và quảng cáo doanh nghiệp.
Mỗi một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều phải mang trong nó nội dung của sản phẩm, một bao bì đạt được tính thẩm mỹ có nghĩa là đã làm tăng thêm giá trị chất lượng sản phẩm mà điều này chính là mục tiêu kinh doanh của các nhà sản xuất.
Trước tiên phải nói đến hình dáng bên ngoài của bao bì, điều này rất quan trọng vì hình dáng bên ngoài của bao bì không những mang giá trị thẩm mỹ mà còn là yếu tố quyết định tính công năng sử dụng của bao bì đó. Hình dáng đề cập tới ở đây là hình khối của bao bì, bao bì có rất nhiều hình khối đa dạng như : hình chữ nhật , tam giác, hình vuông hay đa giác tuy nhiên đặc trưng của sản phẩm cũng quyết định hình dáng, chất liệu bao bì. Chẳng hạn như những mặt hàng mỹ phẩm vì chất liệu được sử dụng đa phần là nhựa và thuỷ tinh nên có thể tạo được nhiều hình dáng khác nhau, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Khi đã có khối hình phù hợp với sản phẩm chứa bên trong thì trong quá trình thiết kế cũng phải tính tới chiều cao, độ dày mỏng của bao bì. Lúc này, tính thẩm mỹ của bao bì nằm ngay trong cấu hình của nó : đẹp ở độ dày, độ mỏng; đẹp trong kích thứơc cao rộng của bao bì. Để tăng thêm sức hấp dẫn với một số bao bì là dạng túi xách thì yếu tố quai xách, nắp đậy cũng được tính đến, đôi khi phần này cũng được coi là điểm nhấn của thiết kế.
Cái đẹp ở hình dáng bên ngoài của sản phẩm còn đi kèm với các yếu tố đồ hoạ như : màu sắc, bố cục, hình ảnh ... để thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm trong cơ chế cạnh tranh kinh tế gay gắt như ngày nay. Một bao bì mang tính thẩm mỹ còn thể hiện được cả vẻ đẹp đặc trưng của sản phẩm, người tiêu dùng có thể nhìn thấy được trực tiếp hàng hoá đó là loại sản phẩm gì : là đồ rắn, đồ khô, hay chất lỏng,... điều này thường thấy rõ ở loại bao bì có chất liệu là thuỷ tinh, nilon, nhựa trong.
Để làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, một số hãng còn đưa ra ý tưởng trang trí cho mặt bên trong của bao bì.
3.1.2. Tính công năng và kết cấu khoa học của Bao bì.
Một thiết kế bao bì nhất thiết phải đảm bảo được tính ứng dụng cao của bao bì. Khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng, bao bì còn phải đảm bảo được sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, tức là bao bì phải có kết cấu đơn giản, dễ cầm, dễ mở. Kết cấu của bao bì cũng là yếu tố tạo nên nét đẹp cho sản phẩm chính vì thế việc tìm ra những mẫu mã, hình thức mới đối với người thiết kế là rất cần thiết.
Một kết câú của bao bì thông thường có 6 mặt, mỗi mặt đảm đương một vai trò khác nhau, mặt nào có nguyên tắc của mặt ấy. Chính vì thế trong quá trình thiết kế phải xác định được đâu là mặt chính, mặt phụ, nắp, đáy của bao bì và yêu cầu về thông tin của từng mặt, có như vậy mới xác định được công năng của từng phần trên bao bì . Nhưng có loại bao bì các mặt đều giống nhau nên sự chú ý được đặt nhiều nhất ở phần có thông tin mô tả sản phẩm và phần có tên thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh đó, một yếu tố tuy nhỏ nhưng hết sức quan trọng đó là phần ghi mã vạch quản lý sản phẩm ấy, đây cũng chính là công năng quản lý sản phẩm và công năng dẫn dắt khách hàng của thiết kế, thông qua mã vạch mà người tiêu dùng có thể biết được hạn sử dụng của sản phẩm, đối với doanh nghiệp thông qua yếu tố này người ta có thể quản lý tốt số lượng hàng đang có trên thị trường và số lượng hàng đã xuất ra. Phần mã vạch thường được trình bày ở mặt ghi thông tin sản phẩm, dưới đáy hoặc nắp đậy của bao bì. Trong quá trình thiết kế, để gây sự chú ý cho người tiêu dùng người ta còn nghĩ ra những hình thức trình bày mã vạch khá độc đáo và ấn tượng.
Trong quá trình thiết kế, người thiết kế cũng phải chú ý đến những kết cấu bao bì lớn hơn một bao bì thông thường chỉ đựng một sản phẩm, có loại bao bì đựng từ 2 sản phẩm trở nên, kể cả sản phẩm có nhiều lớp bao bọc bên ngoài đối với những sản phẩm dễ vỡ, khó bảo quản. Người thiết kế phải tính đến kết cấu cho từng kiện hàng, từng congtener trong quá trình vận chuyển sao cho hợp lý, khoa học.
Người viết xin trích ra dưới đây những tiêu chuẩn của nhà nước ta đối với đồ hộp vận chuyển bằng carton và bao bì sử dụng trong sản xuất.
Kích thước bên trong của hòm và khối lượng tối đa được phép đóng trong một hòm phải theo đúng quy định trong bảng sau:
Kí hiệu hòm
Kích thước(cm)
Khối lượng tối đa được phép đóng trong hòm(kg)
Dài
Rộng
Cao
8
512
307
198
30
10
458
305
253
30
12
512
409
150
26
13A
412
309
240
25
13B
508
410
133
21
(Sai lệch cho phép của các kích thước hòm không quá +3, - 1 mm)
Chiều dài, chiều rộng của lớp đệm phải nhỏ hơn kích thước bên trong hòm là 5mm. Đối với hàng thực phẩm đóng bằng chai, nhất thiết phải có ô ngăn cách.
Carton để sản xuất hòm phải dai, không mốc, rách và có mùi lạ. Các lớp phẳng phải đảm bảo độ cứng và được sản xuất từ loại các tông có định lượng không nhỏ hơn 200g / m2. Carton để sản xuất lớp sóng phải đảm bảo độ đàn hồi cần thiết và có định lượng không nhỏ hơn 160 g / m2. Sau khi sản xuất thành hòm, yêu cầu độ cao lớp sóng đối với hòm 5 lớp là 3 đến 3,5 mm. Đối với hòm 3 lớp là 4,5 đến 5 mm. Mặt ngoài của hòm phải tráng một lớp chất chống ẩm, lớp chống ẩm này phải phủ kín toàn bộ mặt ngoài hòm (trừ các vị trí để dán băng dính). Màu của lớp chống ẩm sau khi tráng đã khô phải đồng đều, không bị phai màu trong 9 tháng. Hai thành hòm dưới ghép bằng đinh thép dẹt, các mũi đinh phải cặp chặt vào các lớp carton trong cùng. Đinh đầu và đinh cuối cách đường hằn từ 9 đến 17 mm, khoảng cách giữa các đinh phải đều nhau. Đinh dùng để ghép hòm không được rỉ. Các nắp hòm đối khẩu khi ghép lại có khe hở cho phép 3mm. Các góc hòm phải vuông, đường hằn phải rõ, không lệch nhau, các vết cắt ở góc hòm phải đứt, không xơ xước. Hòm carton sản xuất xong phải khô, sạch sẽ, không bị rách xước, không có vết bẩn, không mốc, in đồ án phải cân đối, đúng vị trí và rõ nét.
Đối với bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản :
Sau khi sản xuất xong sản phẩm phải buộc thành từng kiện riêng biệt, dây buộc phải dài, không đứt trong quá trình vận chuyển. Số hòm buộc trong kiện là 15 hòm / kiện hoặc 25 hòm / kiện. Mỗi kiện hàng phải có nhãn kèm theo, nội dung nhãn gồm: nơi sản xuất, người đóng kiện, người kiểm tra, ngày kiểm tra, ngày xuất xưởng, kích thước bao bì và số lượng hòm, kiện. Hòm carton phải bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng. Hòm được xếp trên các bục kê cách mặt đất ít nhất là 30cm và cách tường 20cm. Mỗi chồng không cao quá 2m và phải xếp từng loại riêng biệt. Hòm vận chuyển phải có phương tiện che chắn, khi bốc dỡ phải nhẹ nhàng, không quăng quật.Thời gian bảo hành sau khi xuất xưởng, không được quá 9 tháng. Ngoài ra, hòm phải có ký hiệu: trên, dưới, tránh những tác động gì ...
Khi sử dụng bao bì trong quá trình sản xuất, phải thực hiện các yêu cầu như : Bao bì không được chứa quá khối lượng đã quy định, phải đặt bao bì đúng vị trí trên xe nâng hay trên băng tải, khi xếp thành chồng bao bì phải có kích thước như nhau, kể cả phần định vị.
Yêu cầu về an toàn đối với vật liệu, chủng loại về kết cấu bao bì :
Vật liệu dùng để chế tạo bao bì phải phù hợp với từng loại chứa đựng.Chủng loại và hình dáng của bao bì cần phải phù hợp với yêu cầu công nghệ của từng dây chuyền sản xuất. Kết cấu và kích thước lắp ghép cơ bản của bao bì phải phù hợp với những tiêu chuẩn hiện hành. Trường hợp chưa có những tiêu chuẩn thì phải theo đúng các yêu cầu ghi trong những văn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đối với mặt bằng xếp dỡ bao bì : Cần đặt bao bì trên mặt bằng đã được đánh dấu bằng vạch hay bằng hàng rào. Mặt bằng để xếp bao bì cần đảm bảo cứng, có khả năng chịu được tải trọng tập trung của đống xếp với quy định là lớn nhất. Độ nghiên cứu của mặt bằng có tính đến độ không bằng phẳng không những phù hợp với các yêu cầu đã định trong ngành xây dựng mà còn phù hợp với chiều cao của đóng xếp . Mặt bằng để xếp bao bì phải chọn sao cho phù hợp với dây chuyền sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn.
Đối với vận chuyển bao bì : Phương pháp vận chuyển bao bì cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ của quá trình sản xuất. Khi vận chuyển bao bì bằng thủ công phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp và tuân theo những quy định về bảo hộ lao động đã ghi trong văn bản được các cơ quan có thẩm quyền duyệt y.
Khi tiến hành vận chuyển phải kiểm tra các yêu cầu an toàn sau:
Việc kiểm tra bao bì cần được tiến hành trước khi sử dụngđịnh kì sau mỗi lần sửa chữa bao bì : Bao bì có khối lượng,vật chứa và trọng lượng lớn hơn 50 kg, bao bì phải vận chuyền bằng máy trục, thì phải kiểm tra định kỳ.
Việc kiểm tra định kỳ phải do cán bộ kỹ thuật, người phụ trách an toàn lao động và người phụ trách quản lý bao bì cùng tiến hành.
Khi kiểm tra định kỳ bao bì, ngoài các yêu cầu kiểm tra theo quy định của các tài liệu hiện hành còn phải kiểm tra sự xuất hiện của các vết nứt trong các bộ phận để cặp móc của bao bì, độ đóng kín của mép bao bì, bộ phận định vị của bao bì.
3.1.3. Tính kinh tế.
Một thiết kế bao bì thành công không những đáp ứng được tính thẩm mỹ mà phải được chấp nhận về mặt giá thành trong quá trình thiết kế sản xuất và trong quá trình vận chuyển. Mỗi thiết kế được đưa ra cần chú trọng tới tính thuận tiện, đơn giản về hình dáng, kết cấu mà vẫn đạt được tính thẩm mỹ. Với những sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt theo dây chuyền công nghệ thì yếu tố này rất quan trọng, chính vì thế mà vai trò của người thiết kế rất quan trọng. Bằng sự hiểu biết của mình về công nghệ in ấn, giá thành của chất liệu... mà trong quá trình thiết kế họ có thể tính toán được kích thước bao bì thích ứng với khổ giấy in, nhằm đảm bảo được tính kinh tế của bao bì tránh những tiêu hao về tiền bạc cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khách hàng.
Để đảm bảo được tính kinh tế trong sản xuất, chất liệu của bao bì cũng có thể được tái chế lại nhưng vẫn phải đảm bảo được tính thẩm mỹ của bao bì. Giảm thiểu mức chi phí một cách tối đa cho khâu vận chuyển cũng là yếu tố mà thiết kế phải tính tới. Bao bì được thiết kế với bố cục chặt chẽ, thông tin sản phẩm đưa vào vừa đủ, tỷ lệ hợp lý cũng làm giảm chi phí cho khâu in ấn. Vì thế trong quá trình thiết kế người hoạ sỹ phải cực kỳ thận trọng tránh những lãng phí không cần thiết.
Ngoài những yếu tố trên, để một thiết kế gây được ấn tượng tốt trong khách hàng thì bao bì đó cần có sự độc đáo của riêng mình. Sự độc đáo có thể bắt đầu từ chính cách gập mở của bao bì. Một cách thức gập mở mới bao giờ cũng gây ấn tượng tốt cho người sử dụng. Tính độc đáo còn thể hiện trong việc sử dụng màu sắc, chữ viết, hình ảnh và chất liệu của bao bì.
Bên cạnh đó, bao bì còn phải mang tính trang trọng, cho dù sản phẩm đó phục vụ cho bất cứ một đối tượng nào. Tính trang trọng không chỉ đem lại vẻ đẹp của sản phẩm mà còn thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Hơn nữa tính trang trọng sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm, đưa hình ảnh của sản phẩm ra phạm vi lớn hơn, vượt ra khỏi phạm vi vùng, miền, quốc gia đến với thị trường Thế giới.
Không những thế, thiết kế bao bì còn phải mang tính thời đại bởi lẽ sự phát triển của văn minh nhân loại là không ngừng nên Mỹ thuật ứng dụng cũng không thể ngừng lại ở một giới hạn nhất định nào cả. Sản phẩm ở thời đại nào thì bao bì dành cho sản phẩm phải dấu ấn đặc trưng của thời đại đó. Đảm bảo được tính thời đại tức là đã đưa thẩm mỹ bao bì lên cao hơn một bước, đồng thời sẽ tạo nên những hiệu quả tốt nhất, bất ngờ nhất cho sản phẩm.
3.2. Đánh giá về hiện trạng bao bì ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã không ngừng đi lên, hàng hoá được sản xuất nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của con người. Để chiếm được cảm tình của khách hàng, các công ty không ngừng đầu tư cho sản phẩm từ chất lượng tới hình thức mẫu mã bao bì của sản phẩm, tìm ra giải pháp tối ưu cho phù hợp với nền kinh tế hàng hoá cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trên thị trường, các sản phẩm được bày bán tương đối phong phú về hình thức mẫu mã, với hệ hống bao bì đủ màu sắc và hình dáng phong phú. Nền kinh tế hàng hoá ở nước ta còn non trẻ so với Thế giới nhưng ta lại được thừa kế những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ vật liệu. Dựa trên những cái đã có, các nhà thiết kế Việt Nam có cơ hội sáng tạo ra những sản phẩm mới hiện đại hơn, mang tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, khi mở rộng quan hệ giao lưu và hội nhập với các nước thì đội ngũ hoạ sỹ mỹ thuật sẽ có phong cách làm việc công nghiệp hơn trong tất cả các lĩnh vực thiết kế.
Bao bì hàng hoá Việt Nam đã tương đối phong phú cộng thêm các sản phẩm ngoại nhập, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu thẩm mỹ hiện đại của người dân. Phải thừa nhận rằng trong những năm gần đây, hàng hoá Việt Nam đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước, đó là niềm tự hào của mỗi doanh nghiệp. Có thể đơn cử một vài nhãn hiệu hàng hoá Việt nam có sự tiến bộ đáng kể trong sự thay đổi mẫu mã bao bì như : Công ty sữa Vinamilk, công ty bánh kẹo Kinh Đô, công ty đồ hộp Hạ Long là những sản phẩm “ Hàng Việt Nam chất lượng cao”, với danh hiệu này chắc chắn sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng.
Dẫu vậy ở Việt Nam, ngành nghề kinh doanh các mặt hàng còn non trẻ so với mặt bằng chung của toàn Thế giới và chưa có kinh nghiệm về công việc thiết kế quảng cáo. Điều đó được thể hiện rất rõ ở các mặt hàng được bày bán trên thị trường.Với mẫu mã bao bì chưa phong phú, phương thức thiết kế còn đơn điệu, màu sắc dùng tuỳ tiện không gây được sự bất ngờ, hứng thú cho khách hàng. Trong quá trình thiết kế, người thiết kế còn chưa quán triệt những yêu cầu của trang trí trên bao bì như : tên hãng với tên sản phẩm còn lẫn lộn chính phụ, chưa có phong cách riêng, dễ nhầm với các loại hàng hoá khác. Các chỉ số quy định còn chưa đầy đủ ví dụ như chất lượng, hàm lượng, hạn sử dụng, khối lượng... của sản phẩm chưa rõ ràng.
Ở nước ta còn có sự bắt chước những hình thức mẫu mã của nước ngoài, nhãn hiệu không nơi sản xuất ... trên thị trường đã xuất hiện nhiều nhãn hiệu lừa khách hàng, sản phẩm trong nước nhưng đề chữ nước ngoài không có tiếng Việt, hình thức và mầu sắc đi ngược lại nội dung sản phẩm hoặc na ná giống nhau dẫn tới sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Trên thực tế chính vì sự dễ dãi trong thiết kế này mà rất nhiều khách hàng sử dụng nhầm công dụng của sản phẩm , đã có người sử dụng sữa rửa mặt ở dạng túi lẻ để gội đầu bởi hình thức bao bì của hai mặt hàng này khá giống nhau và các thông tin trên đó là tiếng nước ngoài chỉ người nào biết ngoại ngữ hoặc dùng quen mới biết công dụng của sản phẩm.
Thực trạng của kinh tế hàng hoá và những hạn chế của việc thiết kế bao bì trong nước cần phải được nhìn nhận một cách khắt khe hơn nữa để đảm bảo cho việc tiêu thụ hàng hoá. Tại cuộc hội thảo về bao bì do Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải thừa nhận rằng việc đầu tư cho khâu thiết kế bao bì sản phẩm còn chưa thoả đáng. Theo họ thực trạng này có thể được phân tích qua một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, không thể nói rằng các hoạ sĩ thiết kế nước ta không có năng lực sáng tạo. Song, do tác động của nền kinh tế đang phát triển, sự cạnh tranh hết sức sôi động và gay gắt đôi khi vì mục đích kiếm sống mà công việc sáng tạo những giá trị thẩm mỹ cũng bị thương mại hoá có tính hời hợt, dễ dãi. Một nghịch cảnh là có những người không được đào tạo trong cơ bản chính quy lại làm việc hiệu qủa hơn các thiết kế viên trẻ được đào tạo trong các trường chuyên ngành, đó là vì họ làm việc theo thói quen nhiều hơn là hoạt động sáng tạo... công việc thiết kế chưa được đặt vào vị trí xứng đáng của nó. Khi một doanh nghiệp có sản phẩm chiếm được thị trường tiêu thụ thì lập tức xuất hiện những sản phẩm cùng loại nhái theo mẫu mã bao bì hoặc tên nhãn hiệu sản phẩm na ná như vậy. Chẳng hạn như một số sản phẩm nước khoáng thiên nhiên hiện nay có mẫu mã và tên nhãn hiệu na ná như của nhãn sản phẩm cùng loại Lavie như Lava, Lavi... nhằm đánh lạc hướng người tiêu dùng, như thế sẽ gây tác động tâm lý không tốt đến khách hàng . Luật bảo quyền thương hiệu mới bắt đầu được xúc tiến và cần phải có thời gian nó mới có được tiếng nói mạnh mẽ.
Thứ hai là công nghệ kỹ thuật hiện đại ở Việt Nam còn yếu, nên tình trạng nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu ở nước ngoài còn nhiều khiến cho chi phí sản xuất cho một sản phẩm tăng cao tất yếu sẽ làm giá thành sản phẩm trở nên đắt đỏ. Việc đầu tư chưa đích đáng cho sản xuất bao bì cũng làm cho khâu thiết bị hạn chế, mẫu mã và chất liệu kém phần phong phú. Ví dụ như sản phẩm Diêm Thống Nhất có giá thành rất rẻ chỉ từ 300 đồng đến 500 đồng một bao nên bao bì và nhãn hiệu của nó hầu như bị lãng quên. Từ nhiều năm nay mẫu mã bao bì của nó vẫn không thay đổi, chính vì vậy cần phải có sự đầu tư táo bạo cho khâu thiết kế nhãn mác, bao bì, nhằm tăng doanh thu cho sản phẩm là rất cần thiết. Khi đó khách hàng vẫn chấp nhận sử dụng Diêm Thống Nhất mặc dù giá của nó có tăng lên.
Bên cạnh đó, hình ảnh của thị trường hàng hoá nước ta quá mờ nhạt do khả năng cảm thụ vẻ đẹp trong thiết kế đồ hoạ của người tiêu dùng chưa cao (chỉ khoảng 30% là cảm nhận được vẻ đẹp của đồ hoạ quảng cáo còn 70% dễ dàng chấp nhận mọi thứ ) Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho ngành thiết kế đồ hoạ nước nhà không mấy sáng sủa trong khi có rất nhiều hoạ sĩ thiết kế mang trong đầu đầy ý tưởng nhưng phải phụ thuộc vào khách hàng và thẩm mỹ chung của người tiêu dùng.
Vì vậy, để việc thiết kế đồ hoạ bao bì sản phẩm phát triển và trở thành yếu tố cạnh tranh lành mạnh mang tính nghệ thuật theo đúng nghĩa của nó cần có sự quan tâm, định hướng đúng đắn của các cơ quan chức năng, sự nâng cao khả năng thẩm mỹ của người tiêu dùng và tính chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm của hoạ sĩ thiết kế; có như vậy thương hiệu hàng hoá Việt Nam mới có chỗ đứng trên thị trường và là động lực thúc đẩy cho doanh nghiệp đó phát triển.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TẠO.
4.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu.
Qua quá trình nghiên cứu về bao bì nhất là ngôn ngữ đồ hoạ trong quá trình thiết kế người viêt nhận thấy : Đó là một quá trình sáng tạo tìm tòi không ngừng của các hoạ sỹ Mỹ thuật công nghiệp để tạo ra những mẫu mã đạt đựơc hiệu quả tốt về nhiều mặt đó là giá trị thẩm mỹ, tính công năng, tính kinh tế và hiệu quả khoa học. Tạo ra những thiết kế bao bì sản phẩm gây được ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng về sản phẩm để từ đó hình ảnh của công ty trở nên quen thuộc với mỗi khách hàng chính là những giá trị tốt đẹp của thiết kế đem lại. Tuân thủ những nguyên tắc trong thiết kế có nghĩa là đã đạt được sự thành công trong thiết kế bao bì và các lĩnh vực thiết kế đồ hoạ khác.
Sự thành công của một thiết kế khẳng định vai trò, vị trí, khả năng sáng tạo của đội ngũ hoạ sĩ thiết kế mỹ thuật ứng dụng. Bên cạnh đó, cũng thấy được vai trò của bao bì sản phẩm đối với từng lĩnh vực trong cuộc sống. Nó đã trở thành tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình độ khoa học hiện đại, phản ánh nét văn hoá của nơi nó xuất hiện.
Ngoài ra, việc tìm hiểu về ngôn ngữ đồ hoạ trong thiết kế bao bì cũng mang lại những đóng góp quý báu cho sinh viên vào từng lĩnh vực thiết kế đồ hoạ khác để từ đó đi đến những thể nghiệm thành công.
4.2. Tính hệ thống và đồng bộ trong cụm bài thiết kế.
Khi người hoạ sĩ bắt tay vào làm công việc thiết kế các sản phẩm đồ hoạ cho một công ty bất kỳ thì ngay trong đầu anh ta đã hình thành một bố cục tổng thể và tính đồng bộ của những thiết kế đó.
Tính thống nhất và đồng bộ ở đây không phải là sự lặp đi lặp lại những cái đã có sẵn, không phải là một màu được người hoạ sĩ sử dụng tràn từ sản phẩm này qua sản phẩm khác ; đó cũng không phải là kiểu chữ xuất hiện trong suốt quá trình thiết kế mà nó là sự hoà quỵên, sự nhịp nhàng, tính xuyên suốt trong cụm bài. Tính thống nhất và đồng bộ ở đây phải hiểu là sự thống nhất về màu sắc, quy cách hình thức. Đồng bộ ở đây còn là sự thống nhất trong việc sử dụng chữ, bố cục và ý tưởng thiết kế của người hoạ sĩ.
Ý thức được điều này là cơ sở cho sinh viên trình bày tốt đồ án tốt nghiệp của mình, bên cạnh đó còn là những đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình trở thành nhà thiết kế đồ hoạ trong tương lai.
4.3. Nội dung bài thể hiện.
Với đồ án thể hiện “ Quảng cáo sản phẩm bao bì dành cho điện thoại di động của Công ty cổ phần phát triển công nghệ Sao Việt ( tên giao dịch quốc tế: Vietstar technology development.,jsc” người viết muốn khẳng định lại những giá trị nghệ thuật dựa trên cơ sở những nghiên cứu về lý thuyết đã trình bày ở trên.
Trong cụm bài tốt nghiệp của mình, sinh viên đã dùng những gam màu lạnh để thể hiện cá tính của sản phẩm thông qua áp phích và các hệ thống đi kèm quảng cáo cho sản phẩm mới của Công ty dựa trên nghiên cứu về màu sắc trong bài luận văn. Chữ, ngoài yếu tố truyền đạt thông tin còn đóng vai trò bố cục và mang yếu tố trang trí.
Khi bắt tay vào đề tài, người làm đã đặt ra câu hỏi : Làm cái gì ? Cho ai ? Và làm như thế nào? Từ đó đưa ra những nhận định về tính thực tiễn của đề tài, tìm ra được các phương án thiết kế logo, áp phích, bao bì và các phần phụ kiện khác sao cho phù hợp với ý tưởng và mong muốn mà đề tài đưa ra.
Thiết kế logo ( biểu trưng )
Trong hoạt động của bất kỳ một công ty sản xuất hay tổ chức nào logo cũng giữ vai trò như một hình ảnh đặc trưng xuyên suốt nên thiết kế logo là bước đi quan trọng hàng đầu đối với nhà thiết kế.
Từ xa xưa, con người trong tất cả các nền văn hoá đã sử dụng biểu tượng, ký hiệu, hoạ đồ và logo làm phương tiện để truyền đạt, để bày tỏ ý nghĩa và hoạt động của mình. Con người đã nhìn nhận rằng mọi giá trị nội tại đều có thể biểu đạt bằng ký hiệu và hình thức bên ngoài. Vì thế con người đã dùng các ký hiệu để mô tả những hình tượng mang ý nghĩa văn hoá trong xã hội để diễn đạt tư tưởng và ước muốn cá nhân.
Có nhiều dạng logo: logo có cấu trúc bằng chữ cái; logo có cấu trúc bằng tên hãng; cấu trúc bằng chữ tắt; cấu trúc bằng hình ảnh ẩn dụ, ký hiệu; cấu trúc tổng hợp. Logo được thiết kế phải tuân theo các điều kiện sau:
Phải thích hợp về mặt văn hoá.
Một logo phải chứa đựng hình ảnh mong muốn và bộc lộ bản chất các hoạt động của công ty và thể hiện các mục tiêu thương mại của tổ chức mà nó biểu trưng .
Phải là một phương tiện thông tin về thị giác.
Phải cân bằng về thị giác (bằng màu sắc).
Logo thể hiện nhịp điệu tỷ lệ.
Phải hài hoà về mặt kiểu dáng.
Phải mang tính mỹ thuật, thanh nhã, chân phương và có một tiêu điểm .
Cần bao gồm những mẫu tự thích hợp để góp phần thể hiện ý đồ thông điệp một cách hợp lý và minh bạch.
Từ những tìm hiểu trên, với đề tài quảng cáo cho công ty bao bì nên yêu cầu đặt ra ở đây là logo phải thể hiện được tính chất của sản phẩm bao bì : chắc khoẻ nhưng vẫn có nhịp điệu tạo ấn tượng về mặt thị giác. Chính vì thế sinh viên đã chọn chữ S bắt nguồn từ hình cơ bản là hình tròn để triển khai thành một logo hoàn chỉnh cho Công ty cổ phần phát triển công nghệ Sao Việt. Màu sắc của logo là hai màu, đen thể hiện sự bền vững, màu xanh dương là điểm nhấn gợi ấn tượng cho người xem. Logo thể hiện cấu trúc của bao bì, từ một modul ( ......) với các cách xoay khác nhau tạo nên nhịp điệu của logo, cùng với sự cách điệu của chữ S từ hình tròn . Chữ S trong tiếng việt khởi đầu cho chữ Sao, trong tiếng Anh khởi đầu cho chữ Star ( chữ S trên bản đồ là hình của nước Việt ta). Chính vì vậy sinh viên đã chọn chữ S để cách điệu. đã tạo nên một biểu trưng hoàn chỉnh cho Công ty .
Dưới đây là mẫu logo sinh viên đã thiết kế
2. Thiết kế áp phích.
Đây là một trong những thành tố xây dựng lên một bộ thiết kế- ngoài chức năng thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng. Không gian của áp phích thường rộng lớn, nó dễ dàng thu hút được sự chú ý của nhiều người chính vì thế áp phích đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong quảng cáo và tuyên truyền
Nội dung truyền tải của áp phích phải được chắt lọc, cô đọng, bao hàm đầy đủ những thông tin cần truyền đạt, hơn thế nữa nó phải có tính thẩm mỹ cao. Một áp phích có thể là hình ảnh, có thể chỉ là chữ hoặc có thể là tổng hợp của hai yếu tố này kết hợp với màu sắc. Những yếu tố đồ hoạ này khi đưa vào sử dụng trong áp phích cần có sự cân nhắc kỹ càng nhưng vẫn phải mang yếu tố sáng tạo của nhà thiết kế.
Vì vậy, để quảng cáo cho Công ty cổ phần phát triển công nghệ Sao Việt và đưa được thương hiệu, sản phẩm mới của họ đến với người tiêu dùng thì áp phích phải gây được ấn tượng và sức thu hút cho người xem, truyền đạt cho họ những thông tin đầy đủ nhất về nội dung muốn quảng cáo. Ở đây, sinh viên sử dụng hai áp phích quảng cáo: áp phích quảng cáo đầu dùng để quảng cáo cho thương hiệu Sao Việt ( Vietstar). Trước tiên gây cho người xem một sự tò mò và để lại trong đầu của họ một ấn tượng về mầu sắc, về một thương hiệu mới, một logo mới. Khi người xem đã có một chút tò mò, một sự ấn tượng thì lúc đó sẽ đưa áp phích thứ hai ra. áp phích thứ hai quảng cáo cho sản phẩm, sinh viên đã cố gắng nêu bật được tính chất của sản phẩm , công dụng và vẻ đẹp của nó tới người xem bằng các yếu tố : màu, chữ , hình và cách đặt vị trí của logo trong áp phích sao cho đạt đựoc hiệu quả tốt nhất về mặt thị giác, quảng cáo được thương hiệu của công ty tới người tiêu dùng. Gam lạnh là màu chủ đạo trên áp phích và xuyên suốt cụm bài, tên công ty chủ yếu được nhấn mạnh nhằm mục đích gây sự chú ý của người xem. Các mảng màu kết hợp với nét tạo nên một khối hình thống nhất nêu bật được đặc trưng về kết cấu của bao bì.
1. áp phích quảng cáo thương hiệu 2. áp phích quảng cáo sản phẩm
3.Thiết kế hệ thống bao bì và phụ kiện.
Hệ thống đồ hộp , túi xách và đồ phụ kiện.
Bao bì sử dụng ngoài những chức năng là để bao bọc sản phẩm, trong bộ bài này, để bộc lộ được tính chất của bao bì dành cho hàng điện tử cụ thể là sản phẩm điện thoại di động, sinh viên đã cố gắng tìm chất liệu giấy cho bao bì để sử dụng trong thiết kế cho phù hợp để vừa đảm bảo tính kinh tế, tính công năng nhưng vẫn mang giá trị thẩm mỹ cao. Chất liệu giấy kết hợp với chất liệu nilon tạo nên cụm bao bì có tính hấp dẫn, độc đáo, mới mẻ. Cách gập mở của bao bì phù hợp với tính chất của sản phẩm.
Đi kèm với hệ thống bao bì là hệ thống túi xách ( bao bì trung chuyển ) có hiệu quả khoa học cao, ở đây sinh viên đã thiết kế túi xách tạo nên tính thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Hệ thống phụ kiện.
Bên cạnh đó là hệ thống đồ phụ kiện tờ gấp giới thiệu về các sản phẩm của công ty, đĩa CD cài đặt và sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm đi kèm với từng sản phẩm. Cùng với cách sắp xếp các modul logo của công ty tạo sự nhịp nhàng, gây hiệu quả ấn tượng thị giác và truyền tải đủ thông tin cho người xem và người có nhu cầu sử dụng.
Bao gồm : - 1 đĩa CD hướng dẫn cài đặt và sử dụng.
- 1 sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
- 1 tờ gấp giới thiệu về công ty.
1 số giấy tờ văn phòng( card visit, tiêu đề thư, phong bì ).
Đây là yếu tố quan trọng trong giao dịch hàng ngày của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp ... đối tượng hướng tới của nó là dùng chung cho tất cả mọi đối tượng vì thế sự rõ ràng, tính cô đọng, giản dị cần được thiết lập ở đây nhưng không có nghĩa là dập khuôn, cứng nhắc mà phải đảm bảo được sự hài hoà về mặt thẩm mỹ, tính sang trọng của đồ dùng giao tiếp trong văn phòng. Màu sắc sử dụng phải tinh tế, đơn giản thường chỉ dùng từ 1 đến 3 màu không kể đen trắng để tạo được hiệu quả cao trong thông tin giao dịch.
Ý thức đựơc điều đó là những kiến thức cơ bản để sinh viên thiết kế nên hệ thống phụ kiện cho Công ty. Ở đây, sinh viên đã dùng gam màu lạnh để gây ấn tượng mà vẫn rõ ràng để thông tin nhanh nhất đến người xem.
PHẦN 3. KẾT LUẬN.
Quá trình nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ đồ hoạ trong thiết kế bao bì” và áp dụng những tìm hiểu về lý thuyết vào cụm bài tốt nghiệp, đối với sinh viên là một quá trình lao động sáng tạo, đòi hỏi vận dụng những hiểu biết, những kiến thức về nhiều mặt. Với niềm say mê, yêu thích công việc thiết kế và nghiên cứu những yếu tố đồ hoạ trong quá trình thiết kế, sinh viên muốn tạo được sự mới mẻ trong cách nhìn nhận và đánh giá về tính thẩm mỹ cũng như công năng của bao bì trong đời sống. Đồng thời, nêu lên vai trò của nó trong việc tiếp thị và khuyếch trương thương hiệu sản phẩm, khẳng định vai trò to lớn của nhà thiết kế trong quá trình sáng tạo để đưa tới người tiêu dùng những giá trị đích thực của bao bì.
Với đồ án tốt nghiệp của mình, sinh viên hi vọng sẽ góp phần quảng cáo, giới thiệu những sản phẩm bao bì tốt nhất do Công ty cổ phần phần phát triển công nghệ Sao Việt mang tới. Trong quá trình viết bài khoá luận và thực hiện đồ án sinh viên đã vận dụng được những kiến thức được học tập trong những năm qua để đưa vào cụm bài tốt nghiệp và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên ngành. Do hạn chế về nhiều mặt, chắc chắn cụm bài tốt nghiệp có những thiếu sót khi thể hiện, vì thế người viết mong muốn được sự quan tâm đánh giá và những nhận xét của các thầy cô, bạn bè để phục vụ tốt hơn cho công việc sau này.
Qua đây, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới nhà trường, các thầy cô trong khoa Đồ hoạ, đặc biệt là thầy phụ trách hướng dẫn đã quan tâm, tạo điều kiện cho bài luận văn và đồ án của sinh viên hoàn thành một cách có hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Đưa cái đẹp vào cuộc sống – Như Thiết.
Graphic design USA – số 14.
Màu sắc – Nguyễn Duy Lẫm.
Nghệ thuật trình bày chữ - Heidelberg.
Tạp chí chuyên đề về thực trạng bao bì ở Việt Nam.
Tạp chí sản phẩm – ý tưởng.
Tiêu chuẩn của Nhà nước về Bao bì vận chuyển bằng cacton.
Thiết kế mẫu mã. Hiểu biết và thực tiễn – Lê Huy Văn.
B. ĐỒ HỌA NGHỆ THUẬT
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lời nói đầu.
“Con người bao giờ cũng gắn liền với cái đẹp, gắn liền với nhu cầu thẩm mỹ”
Từ khi xã hội loài người được hình thành, con người đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và lý giải cái đẹp. Nó được thể hiện bằng sự toàn vẹn, hài hoà giữa hình thức và nội dung, nó luôn tồn tại trong cuộc sống của con người, ẩn chứa trong các sự vật hiện tượng. Người nghệ sỹ sáng tạo ra nó thông qua các hình thức nghệ thuật như : Văn học , thơ ca, hội hoạ... cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu về cái đẹp và sự sáng tạo cũng không ngừng đựơc nâng cao chính vì điều này ngành Mỹ thuật công nghiệp ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu bức thiết đó và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống xã hội và trong sản xuất.
2.Giới thiệu chung.
Là một sinh viên hoạt động trong ngành đồ họa, được nghiên cứu, học tập cũng như được nghe kể nhiều về lịch sử văn hóa dân gian Việt Nam qua các bài giảng của thầy Nguyễn Ngọc Dũng, Phạm Công Hoavỡ thế trong tâm tưởng của mỗi con người ai cũng một chỗ để hồi tưởng, để nghĩ về những hồi tưởng và cảm nhận của mình, cho kí ức tràn về mơn man đưa người ta ra khỏi cuộc sống bộn bề thường nhật rồi xao xuyến rung động, một cảm giác mà chính người trong cuộc mới cảm nhận được. Với vốn liềng về tuổi nghề của mình, tuy cũng ít ỏi nhưng với sự rung động thực sự của chính bản thân, sinh viên muốn làm một điều gì đó đủ để nghĩ về, hồi tưởng về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trên những vùng cao, những miền đất xa sôi còn nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng chính tại nơi đây đã và đang lưu giữ những nét văn hóa, những phong tục tập quán của dân tộc ta. Đó chính là những kỷ niệm, những cảm nhận của sinh viên trong những chuyến đi thực tế
Với nhiểu phác thảo được tiến hành cộng với sự góp ý tận tình của các thầy giáo ( họa sĩ ) bộ môn phụ trách hướng dẫn. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo: Nguyễn Ngọc Dũng, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tuyên, Lê Tất Lợi, Trần Đức Lợi, Vương Quốc Chính, sinh viên đã quyết định đăng ký bảo vệ đồ án tốt nghiệp về mảng đồ họa nghệ là chất liệu tranh sơn khắc với đề tài “Sinh Hoạt Vùng Cao”
PHẦN II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI TRANH SƠN KHẮC.
1.Sơ lược về lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
Nền văn minh luaa nước độc đáo với cơ sở là trồng lúa nước phổ thông đã giúp dân tộc ta phát triển hơn 4000 năm lịch sử và tồn tại cho đến ngày nay trong khi các nền văn minh ở các nước Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ đó mai một dần sau thời kỳ phát triển rực rỡ (văn minh Palăngkat ở Nam Mỹ, văn minh Maia ở Trung Mỹ, văn minh Marautit ở Châu Phi, và văn minh Maduputami ở Tây Á). Cùng nhiều các bộ lạc đã từng sinh sống ở các vùng nhiệt đới nay không còn tồn tại.
Từ những cơ sở phát triển bền vững trên mà một nền nghệ thuật đã nảy sinh và phát triển cùng với văn minh lúa nước.
Ngay từ thời đồng thau, nghệ nhân Văn Lang đã có kỹ thuật luyện đồng tinh xảo. Trống đồng và nhiều đồ đựng bằng đồng khác đã có được sự chạm trổ khéo léo. Trên tang trống, có những hoa văn trình bày những cảnh sinh hoạt của người Việt Cổ, với nghệ thuật cách điệu cao tuy vẫn tồn tại những nét hồn nhiên. Người, hươu, chim, cây cỏ chung quang mặt trời ở giữa tang trống theo chiều ngược kim đồng hồ. Điều này chứng tỏ người Văn Lang đó nắm được quy luật của bốn mùa. Hoa văn trên tang trống, cũng như hoa văn rất đẹp trên đồ gốm chứng minh từ thời bấy giờ dân tộc ta đã rất khéo tay.
Nghiên cứu giai đoạn thế kỷ thứ X ở nước ta, nhiều nhà sử học cho là đã từng có một nền văn hóa Hoa Lư với thành rộng 300 ha, bao bọc bởi núi hiểm trở và những cung điện tráng lệ, với những truyền thống văn hóa dân tộc nảy nở sau thời kỳ lệ thuộc dài với các sinh hoạt: ca hát, nhảy múa, bơi thuyền, điêu khắc dân gian.
Đến thời Lý, Trần nền nghệ thuật của ta đã phát triển mạnh. Các cụng trình mỹ thuật thời Lý có quy mô lớn hơn nhiều so với thời kỳ trước và sau này. Nghệ thuật khắc trên đồ và gốm thời Lý cũng có những phong cách đặc sắc miêu tả thiên nhiên với mây, sóng nước, hoa sen, hoa cúc được cách điệu hóa cùng với hình ảnh voi, trâu, sư tử hoặc những nhạc công, vũ nữ đang ca múa. Bố cục gọn, đẹp và không đơn điệu. Đặc biệt hình tượng con rồng thời Lý là một hình tượng nghệ thuật độc đáo và đặc sắc.
Có người cho rằng đến thời Lý đã phát triển một nền văn hóa Thăng Long, nền văn hóa này sẽ tiếp tục phát triển trong thời Trần với những bước mới. Nghệ thuật điêu khắc thời Trần đã phóng khoáng, khỏe và hiện thực hơn. Rồng chạm ở chủa Phổ Minh ( Nam định) có thân hình chắc nịch. Hổ đỏ ở lăng Trần Thủ Độ có tư thế của con hổ nằm nghỉ nhưng vẫn uy nghi. Tháp Phổ Minh và Bình Sơn ( Lập Thạch – Vĩnh Phúc) là những công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị với những tấm đất nung ghộp lại và bố cục cân xứng có chạm nổi công phu.
Đến thời Lê các công trình điêu khắc lớn không phải là đền chùa miếu mạo mà là các lăng tẩm cung điện của nhà vua. Bị ảnh hưởng của phương Bắc, con rồng thời Lê đó chuyển hóa thành rồng khỏe, đầu to, có sừng và lông gáy tua tủa, có chân 5 móng tượng trưng cho vương quyền, thần quyền.
Đến thế kỷ XVI, XVII có sự phục hồi và phát triển nền nghệ thuật dân gian cổ truyền. Những sinh hoạt văn hóa dân gian như đua thuyền, đánh cầu, đánh đu, đánh vật, đấu võ phổ biến trên những phù điêu tìm thấy được trên những đình chùa thời kỳ bấy giờ. Nghệ thuật điêu khắc và trang trí có được nét dân gian đậm đà. Tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay ở chùa Bút Tháp nổi tiếng và người nghệ sỹ đó thành công trong việc bố cục để tượng vẫn giữ được vẻ mềm mại tự nhiên và gợi lên hình tượng, tượng trưng cho bàn tay, khối óc con người.
Sang thế kỷ XVIII văn hóa dân gian phát triển mạnh chủ yếu để đả kích chế độ phong kiến thối nát. Tranh dân gian là một sáng tạo đặc biệt của nền mỹ thuật dân tộc. Đình Thạch Lai, Nhân Lý (Hưng Yên), Đình Bảng (Bắc Ninh), chùa Tây Phương (Hà Tây) là những công trình kiến trúc, điêu khắc đặc sắc với những phù điêu chạm trổ tinh vi điêu luyện và những tượng La Hán sống động.
Nhà Nguyễn sau này, tuy không kế thừa và phát huy được truyền thống dân tộc với những cung điện , lăng miếu đồ sộ nhưng rập khuôn theo kiểu nhà Thanh. Tuy nhiên, nền Mỹ thuật dân gian vẫn phát triển.
Từ say 1945 đến nay, sự nghiệp mỹ thuật của ta có bước phát triển mới với sự hình thành và phát triển của những nhân tố mới ( tranh sơn mài, sơn khắc) với việc nâng cao vốn cổ. Trong đó đề tài liên quan đến văn minh nông nghiệp vẫn là đề tài chủ đạo xuyên suốt.
2.Lý do chọn thể loại sơn khắc.
Như mọi người đều biết, chất liệu làm ra sản phẩm tranh sơn mài cũng như tranh sơn khắc chủ yếu là từ sơn ta. Sơn ta đã có từ lâu đời ở Việt Nam chuyên dùng để sơn các đồ thờ và đồ gia dụng. Muốn trở lại thời điểm của tranh sơn khắc phải lấy xuất phát điểm từ những năm đầu thế kỷ khi những họa sĩ của trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương (I Euecole de fine art Indochine) tìm thấy trong nghệ thuật sơn truyền thống chất sơn lấy từ nhựa cây Rhus Succudanea trồng nhiều ở Việt Bắc một khả năng diễn tả cuộc sống ở những tầng sâu của nó, một không gian tạo hình mới so với sơn dầu, có thể bứt phá ra khỏi tính trang trí thuần túy, cũng như có thể với cái nhìn tâm tưởng. Sơn mài và sơn khắc ra đời trên cơ sở nhận thức ấy của không gian mà những con mắt tinh đời của các bậc thầy như Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Đỗ Cungđã nhận thức được. Từ nay, bên cạnh lụa, sơn dầu, gốm, đồng, thạch caocác thế hệ họa sĩ đã có thêm sơn mài và sơn khắc.
Qua thời gian, sơn khắc đó tôn được vị trí của nó, không gian hiện hình của nó để sáng tạo và tồn tại. Từ những bức tranh sơn khắc gần đây của các họa sĩ trẻ như Trần Quang Chân (đánh cờ dưới bóng tre), đến những họa sĩ cao tuổi như Trần Hữu Chất, Nguyễn Thế Khang (Hà nội 36 phố phường), Nguyễn Văn Tuyên (Cướp chính quyền ở Nam Canh), Nguyễn Nghĩa Duyệntỏ ra đã tiếp cận được với không gian của sơn khắc. Đó chính là một sự nhận thức.
Vậy cái không gian ấy của sơn khắc là gì? Khi sáng tạo trên chất liệu này, người họa sĩ có thể kỳ vọng gì ở khả năng diễn tả của nó? Cũng như sơn dầu, sơn khắc trước hết và trên hết là sự tái tạo cuộc sống đời thường. Hơn cả mọi loại hình nghệ thuật, hội họa chính là sự nội lực của người nghệ sĩ để xóa bỏ những cái hố sâu cách biệt về thời gian, thông qua sự tái hiện không gian. Hội họa – một nghệ thuật của không gian, dùng không gian để ghi lại dấu thời gian, vĩnh viến hóa thời gian bằng sự nhận thức không gian. Sơn khắc cũng có thể là một loại hình nghệ thuật đem đến khả năng cho họa sĩ bộc lộ mình riêng biệt và độc đáo – một mảnh đất đắc địa cho tái tạo không gian trong dòng chảy “thiên biến” của nó.
Vẽ phác lên nền, tái tạo một khoảng không gian, một cách tiếp cận, thu nhận một cách có tình nhất về cuộc đời mà trên hết là quan niệm riêng và độc đáo về cuộc đời. Nếu với chất liệu sơn dầu, họa sĩ có thể - một lần – thể hiện hết cái mà mình định vẽ, định tái tạo lên khung vải toan. Khi vẽ người họa sĩ có thể bỏ qua tất cả, mọi thứ quan niệm, mọi lý thuyết khô khan, mọi khuôn khổ chật hẹp của lý trí để nương hồn mình lên bức vẽ. Khi vẽ, màu ấy, nét vẽ ấy là tự “trái tim của người họa sĩ bộc lộ và thở ra”. Sơn khắc cũng vậy, nhưng người họa sĩ sơn khắc đều có cho một sự hoàn hảo ngay từ đầu. Nét vẽ ấy cũng thể hiện qua nét khắc rồi mới bắt đầu hòa trộn với màu sắc, nghĩa là cái hiện hữu cuối cùng của tác phẩm phải qua biết vao nhiêu lần của sáng tạo, sáng tạo để mà lại chờ đợi khi nét khắc, khi từng mảng màu sau khi ba chìm bẩy nổi trong bàn tay lao động miệt mài và sáng suốt của người họa sĩ hiện lên với bao sự kỳ thú.
Nói đến chất liệu tạo màu của sơn khắc cũng có rất nhiều vẻ độc đáo kỳ lạ. không có cái màu đen nào lại đạt đến cái sắc đen đến độ thâm trầm và sâu lắng như vậy của sơn khắc. Màu sắc ấy, phối cảnh không gian ấy bắt buộc người họa sĩ bỏ qua mọi ảo giác của cuộc đời tạo ra bằng mắt mình. Khi ảo giác ấy bị bỏ qua, khi hỉện thực được tái hiện qua nhận thức, thì do sự tái tạo đó có khác xa với đời sống thấy được bằng mắt thì cũng là hiện thực hơn rất nhiều – hiện thực của tâm trạng – qua con mắt của trái tim. Nói như họa sĩ Nguyễn Gia Trí thì: “sơn ta với bản chất lộng lẫy và huyền thoại, thần tiên có một hình tượng và ngôn ngữ riêng của nó”. Nhờ đó mà ông đã “vượt bỏ Object (ngoại vật) để ra khỏi ranh giới Inmitation (mô phỏng tự nhiên) để vào tận trung tâm cái thực Interieur (bên trong, nội tại)”. Sơn khắc nếu có đi con đường tả thực, chạy theo tranh màu dầu của phương Tây thì chỉ còn cái xác, cài hồn của không gian nghệ thuật đó bay biến tận đâu. Trong sơn khắc màu sắc đã tìm được lối đi riêng, không còn là vật phụ cho bức vẽ. Màu sắc trong sơn khắc vừa đạt đến tận độ thể hiện và do vậy lại mở ra một không gian ảo đến kỳ lạ - tận độ cái ảo chính là thực vậy. “Màu sắc đó giành lại được sức mạnh” – Nói như Henri Matisse và như vậy sơn khắc đó đưa ta thoát khỏi không gian đo bằng “cm” của khung tranh cũng như của không gian thực của sự miêu tả mà là bay vào không gian vô tận của giấc mơ, nói như vậy không có nghĩa là đạt đến tận độ của sự sâu thẳm của không gian và xuyên qua thời gian, tiếp cận vào hồi ức. Nó kéo tâm hồn ta bàng sức cộng cảm tự nhiên.
Không gian sơn khắc do thế đã có sức lụi cuốn đến kỳ lạ. Từ những họa sĩ thời kỳ đầu đã đưa sơn mài, sơn khắc từ trang trí lên nghệ thuật đến họa sĩ gần đây khi bước qua cái nhìn có tính chật hẹp về hiện thực, từ ý thức vẻ đẹp của tâm hồn mình cũng đã đến với sơn khắc. Các họa sĩ cũng chẳng bao giờ kém say với chất sơn kỳ diệu ấy. Chính vì lẽ đó mà sinh viên đã mạnh dạn chọn cách thể hiện sơn khắc qua tác phẩm “”
3.Phân tích đề tài tranh sơn khắc Sinh hoạt vùng cao:
Tây Bắc ngày nay không còn “núi ngút ngàn trùng xa” như lời của nhạc sĩ Nguyên Thành ngày nào. Chỉ một ngày đường là đã có thể đến được giữa lòng Tây Bắc. Và văn minh cũng nhanh chóng ào tới như tốc độ của xe hơi đời mới. Cảm xúc lẫn lộn, người thì nuối tiếc những hình ảnh lãng mạn đang lùi xa, người thì than trách bản sắc văn hóa đang phai mờ trên từng mái nhà, hay cặp váy thiếu nữ, người thì vui mừng vì sự giàu có của tivi, xe máy và những chỉ số kinh tế
Có đi thì có đến. Cái thì thấy, cái thì đã mất. Ai đó có thể trách mãi cái sự văn minh hiện diện trên mấy hạt Kim Sa hay lớp phấn phủ hơi kém khéo của mấy cô văn nghệ xã. Nhìn lại dân thành phố ở nhà cao ốc leo thang máy, thì dân Tây Bắc cũng phải lợp nhà ngói dung cột bê tông cho chắc cái nhà chứ. Nhưng sự hiếu khách hồn nhiên, đằm thắm của các cô gái Tây Bắc thì vẫn mộc mạc như ngày nào. Người H’Mông vẫn “ ương bướng “ dệt lấy những vuông vải bé tí theo một phương pháp rất mất công để may quần áo. Cũng có người lại trách dân tộc gì mà hễ giơ máy ảnh lên là đòi tiền mới cho chụp. Chẳng biết họ đúng hay không nhưng cát-xê có vài nghìn thì quá là giẻ. Thế nhưng cũng chính họ lại mời khách uống rượu. Hóa ra đây là một nét tính cách mà người “ văn minh “ không hiểu.
Thôi thì cái gì đến sẽ đến, Tây Bắc đang theo kịp văn minh miền xuôi. Giả thử một buổi sáng đẹp trời, bạc tranh thủ vù lên Tây Bắc đi chơi chợ mà không còn cái “ lý người Mèo “ thì có khác gì bạn đi chợ Đồng Xuân đâu. Cái gì mất sẽ mất, cái gì còn sẽ còn và chỉ phụ thuộc vào niềm tự hào văn hóa truyền thống có theo kịp với ánh sáng văn minh hay không.
Một chút cảm nhận, một chút hồi tưởng cùng với những kỷ niệm khó có thể phai mờ. Sinh viên đã cố lưu giữ nó bằng nghệ thuật, sinh viên quyết định đưa nó vào trong tranh sơn khắc để làm đề tài tốt nghiệp của mình. Sinh viên đã rất ấn tượng với sự “ ương bướng ” của người H’Mông dệt lấy những vuông vải bé tí theo một phương pháp rất mất công để may quần áo. Từ bàn tay khéo léo, cần mẫn của những cô gáI, những người phụ nữ người H’Mông những sản phẩm được làm từ thổ cẩm như: nón, túi xách, khăn, quần áo và những chiếc váy được may từ những vuông vải nhỏ với những họa tiết trang trí cùng với sự phối các mảng mầu rất nghệ thuật, rất đặc trưngra đời. Từng gam màu, từng họa tiết trên sản phẩm đều là sự kết tinh hài hòa vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng cao. Sinh viên cảm nhận những chiếc váy, chiếc khăn và những bộ quần áo được làm ra là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi tác phẩm nghệ thuật mới này được người H’Mông diện vào những ngày phiên chợ, những ngày lễ hội.
Dưới đây là hệ thống những phác thảo từ đen trắng đến phác thảo màu và tác phẩm hoàn thiện của sinh viên.
PHÁC THẢO TÁC PHẨM.
Phác thảo đen trắng (duyệt đợt 1) Phác thảo màu (duyệt đợt 2)
TÁC PHẨM HOÀN THIỆN.
Sinh hoạt vùng cao – Sơn khắc ( 60x90cm )
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo chuyên môn và những gì sinh viên đã học được, tích lũy được trong qua trình học tập ở nhà trường cùng với những kinh nghiệm thực tế đã giúp sinh viên hoàn thành được tác phẩm của mình. Sinh viên sắp rời ghế nhà trường nên có những hoài bão, những cảm nhận và xu hướng nghệ thuật riêng vì vậy mà khó tránh khỏi những khiếm khuyết trong cách thể hiện và cách nghĩ. Kính mong hội đồng góp ý và bổ sung cho sinh viên những khiếm khuyết đó.
Xin chân thành cảm ơn !
C. PHẦN KINH TẾ
Ngày nay đồ họa được phổ biến một cách rộng rãi trên thế giới, cũng như ở Việt Nam. Nó đi sâu vào từng ngóc nghách của cuộc sống, là nhu cầu cần thiết đối với xã hội hiện đại. Do đó, mỗi tác phẩm đều chứa đựng một giá trị kinh tế nhất định.
Giá thành của một sản phẩm bao gồm: Tổng chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, phân phối, các chi phí khácĐể thu hút được lợi nhuận, đồng thời cạnh tranh được với các công ty khác trên thị trường, người họa sĩ giảm tối đa các chi phí. Chi phí tiêu hao càng thấp, lợi nhuận mà người họa sĩ được hưởng càng tăng lên. Do nhu cầu nghệ thuật của xã hội, việc sáng tác được trao đổi với xã hội thông qua hợp đồng kinh tế.
Vậy ta hãy xét một hợp đồng kinh tế giữa người họa sĩ ( Bên A ) và người có nhu cầu sử dụng ( Bên B ). Để thấy được tính kinh tế trong nghệ thuật.
Để tính lỢi nhuẬn cho mỘt tác phẩm, một sản phẩm ( đồ án tỐt nghiỆp ), ta có công thỨc sau:
L = D – C
L: LỢi nhuẬn.
D: Doanh thu.
C: TỔng chi phí.
Trước hẾt ta phẢi tính được tỔng chi phí C bẰng công thỨc:
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5
C: TỔng chi phí.
C1: Chi phí cỐ định.
C2: Chi phí nguyên vẬt liỆu.
C3: Chi phí nhân công.
C4: Chi phí khác.
C5: Chi phí lãi suẤt ngân hàng.
1. PHẦN KINH TẾ CỦA TÁC PHẨM TRANH SƠN KHẮC:
1. 1. Vì ta đang tính hỢp đồng cỦa ngành nghỆ thuẬt ( MỸ thuẬt tranh sơn khẮc), nên :
C1 = 0
1. 2. Chi phí nguyên vẬt liỆu (C2):
STT
Tên vẬt liỆu
SỐ lưỢng
Đơn giá (VN đồng)
Thành tiỀn
1
2
3
4
5
6
TẤm vóc ( 60 * 90)
Sơn tỔng hỢp
Dao khẮc
Sơn dẦu
Khung tranh
GiẤy vẼ
1 tẤm
1 hỘp
1 bỘ
10 tuýp
1 chiẾc
10 tỜ
250 000
15 000
100 000
10 000
150 000
1 000
250 000
15 000
100 000
100 000
150 000
10 000
TỔng cỘng
625 000
C2 = 625 000.đ (Sáu trăm hai mươi năm ngàn đồng chẴn)
1. 3. Chi phí nhân công (C3):
STT
Tên công viỆc
SỐ công
Đơn giá (VN đồng)
Thành tiỀn
1
2
3
4
5
6
ý tưởng
Phác thẢo
KhẮc
Sơn lót
Lên màu
Làm bóng
10
2
5
1
3
2
150 000
70 000
100 000
50 000
50 000
50 000
1 500 000
140 000
500 000
50 000
150 000
100 000
TỔng cỘng
2 440 000
C3 = 2 440 000.đ ( Hai triỆu bỐn trăm bỐn mươi ngàn đồng chẴn).
1. 4. Chi phí khác ( C4 ):
_ ĐiỆn nưỚc: 50 000 (VN đồng)
_ Chi phí vẬn chuyỂn: 170 000 (VN đồng)
_ Chi phí Maketing = 10% tỔng các chi phí trên: C1, C2, C3
= (C1 + C2 + C3) * 10% = (625 000+ 2 440 000) * 10% = 306 500.đ
_TỔng cỘng: 50 000 + 170 000 + 306 500 = 526 500 (VN đồng)
C4 = 526 500.đ ( Năm trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng chẴn)
1. 5. Lãi xuẤt ngân hàng (C5 ):
_Lãi xuẤt vay: 1%
_SỐ tháng vay: 4 thỏng
C5 = ( C1 + C2 + C3 + C4) * 1% * 4
= (0 + 625 000 + 2 440 000 + 526 500) * 1% * 4
= 143 660 (VN đồng)
C5 = 143 660.đ ( MỘt trăm bỐn mươi ba ngàn sáu trăm sáu mươi đồng chẴn )
1. 6. TỔng chi phí (C):
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5
= 625 000 + 2 440 000 + 526 500 + 143 660
= 3 735 160.đ ( Ba triỆu bẢy trăm ba mưoi năm ngàn mỘt trăm sáu mươi ngàn đồng chẴn)
1. 7. Doanh thu sẢn phẨm:
D = 10 000 000.đ (Mười triỆu đồng chẴn)
1. 8. VẬy ta có lỢi nhuẬn sau:
L = D – C
= 10 000 000 – 3 735 160
= 6 264 840.đ ( Sáu triỆu hai trăm sáu mươi bỐn ngàn tám trăm bỐn mươi đồng chẴn)
2. PHẦN KINH TẾ CỦA BÀI ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG:
2. 1. Vì ta đang tính hỢp đồng cỦa ngành nghỆ thuẬt ( thiẾt kẾ đồ hỌa Ứng dỤng), nên:
C1 = 0
2. 2. Chi phí nguyên vẬt liỆu (C2):
STT
Tên vẬt liỆu
SỐ lưỢng
Đơn giá (VN đồng)
Thành tiỀn (VN đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
Bút
GiẤy ( A4 Bãi BẰng)
MẦu
Mika làm LOGO
Decan dán LOGO
Bìa duplex
Dao trỔ
HỒ dán
6 chiẾc
1 gam
1 hỘp
1 tẤm
4 miẾng
4 tỜ
2 con
5 lỌ
5 000
30 000
100 000
50 000
5 000
2 500
5 000
2 000
30 000
30 000
100 000
50 000
20 000
10 000
10 000
10 000
TỔng cỘng
260 000
C2 = 260 000.đ (Hai trăm sáu mươi ngàn đồng chẴn)
2. 3.Chi phí nhân công (C3):
STT
Tên công viỆc
SỐ ngày công
Đơn giá (VN đồng)
Thành tiỀn
1
2
3
4
5
6
Sáng tác
ThỂ hiỆn tay
ThỂ hiỆn máy
In Ấn
DỰng hỘp sẢn phẨm
DỰng khỐi LOGO
25
5
3
10
6
6
300 000
100 000
200 000
200 000
50 000
100 000
7 500 000
500 000
600 000
2 000 000
300 000
600 000
TỔng cỘng
11 500 000.đ
C3 = 11 500 000.đ ( mười mỘt triỆu năm trăm ngàn đồng chẴn).
2. 4. Chi phí khác ( C4 ):
_ ĐiỆn nưỚc: 70 000 (VN đồng)
_ Chi phí vẬn chuyỂn: 150 000 (VN đồng)
_ Chi phí Maketing = 10% tỔng các chi phí trên: C1, C2, C3
= (C1 + C2 + C3) * 10% = (260 000 + 11 500 000) * 10% = 1 176 000
_TỔng cỘng: 70 000 + 150 000 + 1 176 000 = 1 396 000 (VN đồng)
C4 = 1 396 000.đ ( MỘt triỆu ba trăm chín mươi sáu ngàn đồng chẴn )
2. 5. Lãi xuẤt ngân hàng (C5 ):
_Lãi xuẤt vay: 1%
_SỐ tháng vay: 4 tháng
C5 = ( C1 + C2 + C3 + C4) * 1% * 4
= (0 + 260 000 + 11 500 000 + 1 396 000 ) * 1% * 4
= 526 240 (VN đồng)
C5 = 526 240.đ ( Năm trăm hai sáu ngàn hai trăm bỐn mươi đồng chẴn )
2. 6. TỔng chi phí (C):
C = C1 + C2 + C3 + C4 + C5
= 260 000 + 11 500 000 + 1 396 000 + 526 240
= 13 682 240.đ ( Mười ba triỆu sáu trăm tám mươi hai ngàn hai trăm bỐn mươi đồng chẴn)
2. 7. Doanh thu sẢn phẨm theo hỢp đồng:
D = 29 000 000.đ (Hai mươi chín triỆu đồng chẴn)
2. 8. VẬy ta có lỢi nhuẬn sau:
L = D – C
= 29 000 000 – 13 682 240
= 15 317 760 ( Mười năm triỆu ba trăm mười bẢy ngàn bẢy trăm sáu mươi đồng chẴn)
* Lưu ý : Vì đây là thiẾt kẾ và quẢng bá cho mỘt thương hiỆu, mỘt sẢn phẨm mỚi. Nên ý tưởng, thiẾt kẾ và quẢng cáo là yẾu tỐ đóng vai trò quan trỌng.
Hà Nội, ngày..tháng..năm 200
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3458.doc