KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 16,246 bệnh nhân chẩn
đoán và điều trị tại Viện HH-TM TW, chúng tôi
gặp 1,102 trường hợp có APTT kéo dài đơn độc,
chiếm tỷ lệ 6,8%.
- Nhóm bệnh nhân hemophilia có tỷ lệ
APTT kéo dài đơn độc cao nhất (89,1%), tiếp đến
là nhóm bệnh nhân Lupus (44,5%), xuất huyết
giảm tiểu cầu (17,2%), tan máu tự miễn (8,7%).
- 54,5% trường hợp APTT kéo dài đơn độc
do sự có mặt của chất ức chế không đặc hiệu;
3,8% do chất ức chế đặc hiệu yếu tố đông máu;
31,9% do thiếu hụt yếu tố tham gia đường đông
máu nội sinh gây nên; Có 9,8% không xác định
được nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc.
- Có mối tương quan thuận, tương đối chặt
chẽ giữa chỉ số APTT kéo dài và sự có mặt của
kháng đông nội sinh và kháng đông Lupus.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc gặp tại viện huyết học - truyền máu trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 567
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN GÂY APTT KÉO DÀI ĐƠN ĐỘC GẶP
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Thị Nữ*, Trần Thị Mỹ Dung**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: APTT kéo dài đơn độc gặp trong nhiều tình trạng bệnh lý và do nhiều nguyên nhân gây nên.
Tiến hành các xét nghiệm hợp lý sẽ cho phép xác định chính xác nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc, nhờ
vậy giúp xử trí kịp thời và chính xác bất thường đông máu này.
Mục tiêu: “Nghiên cứu nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc ở bệnh nhân bệnh máu gặp tại Viện HH-
TM TW”.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu, các bệnh nhân được tiến các xét nghiệm PT,
APTT, TT, fibrinogen, kháng đông lupus, định lượng các yếu tố đông máu.
Kết quả: Qua nghiên cứu 16,246 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại Viện HHTMTW, chúng tôi gặp
1,102 bệnh nhân (chiếm 6,8%) có APTT kéo dài đơn độc. Nhóm bệnh nhân hemophilia có tỷ lệ APTT kéo dài đơn
độc cao nhất (89,1%), tiếp đến là nhóm bệnh nhân Lupus (44,5%), xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (17,2%).
Tiến hành các xét nghiệm tiếp theo: phát hiện chất ức chế đông máu (đặc hiệu và không đặc hiệu), định lượng yếu
tố đông máu cho phép xác định sự có mặt chất ức chế là nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc cao nhất
(54,5%), tiếp đến là do thiếu hụt yếu tố đông máu tham gia đường đông máu nội sinh (31,9%) và do ức chế đặc
hiệu yếu tố đông máu (3,8%).
Kết luận: Có mối tương quan thuận, tương đối chặt chẽ giữa chỉ số APTT kéo dài và sự có mặt của kháng
đông nội sinh và kháng đông Lupus.
Từ khóa: Cô lập APTT kéo dài, thuốc chống đông máu nội sinh, thuốc chống đông máu lupus.
ABCTRACT
STUDY OF CAUSES OF ISOLATED PROLONGED APTT IN PATIENTS WITH HAEMATOLOGICAL
DISEASES AT NIHBT
Nguyen Thi Nu, Tran Thi My Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 565 - 569
Isolated prolonged APTT can meet in the many different diseases and it is important to go in a stepwise
approach to diagnosose spectrum of bleeding disorder.
Objective: Study of causes of isolated prolonged APTT in patients with haematological diseases at NIHBT.
Subjects and methods: retrospective and prospective, all patients had normal PT, TT and fibrinogen
values. Mix test was performed on all patients. Based on mix test result, this test would be followed by LA test or
test to identify specific factor inhibitors or coagulation factor assay: If the aPTT does not correct with mixing, then
this could be a specific factor inhibitor, or a lupus anticoagulant; other hand, if the aPTT correct with mixing,
coagulation factor assay.
Results: study of 16.246 patients with haematological diseases at NIHBT, 1.102 (6.8%) were found to have
isolated prolonged APTT. Rate of isolated prolonged aPTT is highest in hemophilia patients (89.1%), followed by
* Viện Huyết học Truyền Máu Trung Ương ** Đại học Y Hà Nội
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Nữ ĐT: 0904.599.106 Email: bsnunihbt@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 568
patients with SLE (44.5%) and ITP (17.2%). Reason for isolated prolonged aPTT: 54.5% due to existence of non-
specific inhibitors and 31.9% caused by lack of coagulation factors and 3.8% due to existence of specific inhibitors.
Conclusion: There is positive correlation between the isolated prolonged APTT and endogenous
anticoagulants and lupus anticoagulant.
Keyword: Isolated prolonged APTT, endogenous anticoagulants, lupus anticoagulant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
APTT (Activated Partial Thromboplastin
Time) cùng với số lượng tiểu cầu, PT
(Prothrombin Time), TT (Thrombin Time) và
fibrinogen là những xét nghiệm hiện nay được
sử dụng khá rộng rãi tại các cơ sở y tế nhằm
mục đích khảo sát tình trạng đông – cầm máu
của bệnh nhân. APTT là xét nghiệm có độ nhạy
và độ đặc hiệu cao trong phát hiện bất thường
đường đông máu nội sinh. Trong trường hợp
APTT kéo dài trong khi PT, TT bình thường,
được gọi là APTT kéo dài đơn độc (isolated
prolonged APTT). Có nhiều tình trạng bệnh lý,
nhiều nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc,
do vậy xác định được chính xác nguyên nhân
gây APTT kéo dài đơn độc đóng vai trò quan
trọng trong xử trí bất thường đông máu này.
Tuy nhiên, hiện nay, ở rất nhiều bệnh viện, mới
chỉ dừng lại ở phát hiện, chưa tiến hành tiếp các
bước tiếp theo để có chẩn đoán tìm nguyên
nhân gây APTT kéo dài để có thể xử trí kịp thời
và chính xác.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nguyên nhân gây APTT kéo dài
đơn độc ở bệnh nhân bệnh máu gặp tại Viện
HH- TM TW.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Bao gồm 16.246 bệnh nhân được chẩn đoán
và điều trị tại Viện HH- TM TW từ tháng 1/2011
đến 7/2011.
- Loại khỏi nhóm nghiên cứu những bệnh
nhân đang điều trị những thuốc gây ảnh hưởng
đường đông máu nội sinh.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu.
- Các bệnh nhân được tiến các xét nghiệm
PT, APTT, TT, fibrinogen.
- Kháng đông nội sinh, kháng đông lupus,
định lượng các yếu tố đông máu.
- Các xét nghiệm được tiến hành trên máy
đông máu tự động ACL Advance và bằng hóa
chất của hãng IL (Italia), theo quy trình chuẩn
áp dụng tại Viện HH - TMTW.
- Số liệu được xử lý bằng chương trình SPSS
16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân có
APTT kéo dài đơn độc
Giới Đặc điểm
n %
Tuổi
Nam 671 60,9
Nữ 431 39,1
Tổng 1102 100
33,9 ± 20,8
(1- 89)
Nhận xét: Trong 1.102 bệnh nhân có APTT
kéo dài đơn độc, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn
nữ giới (60,9% so với 39,1%); Gặp đủ các lứa
tuổi, tuổi trung bình là 33,9 ± 20,8.
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu xét nghiệm APTT
Chỉ số X± SD Khoảng giá trị
APTT (giây) 49,7 ± 28,4 36,5- 102,4
rAPTT 2,16 ± 0,34 126- 5
Nhận xét: Giá trị APTT trung bình đạt 49,7 ±
28,4 giây và tỷ lệ APTT bệnh/chứng đạt 2,16 ±
0,34.
Bảng 3: Tỷ lệ APTT kéo dài đơn độc theo bệnh lý
STT Nhóm bệnh n APTT
kéo dài
%
1 Leukemia cấp 8,020 281 3,5
2 Hemophilie 230 205 89,1
3 Thalasemia 1,152 84 7,3
4 Xuất huyết giảm tiểu cầu
miễn dịch (ITP) 720 124
17,2
5 U lymphô 872 32 3,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 569
STT Nhóm bệnh n APTT
kéo dài
%
6 Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) 146 65 44,5
7 Tan máu tự miễn 263 23 8,7
8 Các bệnh lý khác 4,843 366 7,5
9 Tổng 16,246 1,102 6,8
Nhận xét: APTT kéo dài đơn độc gặp ở hầu
hết các nhóm bệnh lý bệnh máu; tuy nhiên, gặp
tỷ lệ cao nhất ở nhóm bệnh nhân hemophilia
(89,1%), tiếp đến là nhóm Lupus (SLE) và xuất
huyết giảm tiểu cầu (ITP), tan máu tự miễn
(44,5%, 17,2% và 8,7%, theo thứ tự).
Bảng 4: Tỷ lệ APTT kéo dài đơn độc theo nguyên
nhân
Nguyên nhân gây APTT kéo dài Số lượng Tỷ lệ (%)
Thiếu hụt yếu tố VIIIc/IX/XI/XII/VW 351 31,9
Có chất ức chế không đặc hiệu 601 54,5
Có chất ức chế yếu tố đông máu đặc
hiệu
42 3,8
Không rõ nguyên nhân 108 9,8
Tổng 1,102 100%
Nhận xét: APTT kéo dài đơn độc gặp tỷ lệ
cao nhất là do có mặt của chất ức chế đường
đông máu nội sinh, trong đó ức chế không đặc
hiệu là 54,5%; 31,9% do thiếu hụt yếu tố đông
máu tham gia đường đông máu nội sinh; có
9,8% không xác định được nguyên nhân gây
APTT kéo dài.
Bảng 5: Tỷ lệ kháng đông nội sinh (+) ở các nhóm
bệnh
KĐNS dương tính Nhóm bệnh
n %
Xuất huyết giảm tiểu cầu 38/124 30,7
Tan máu tự miễn 4/23 17,4
Lupus 28/65 43,1
Các bệnh khác 56/389 14,4
Nhận xét: Các bệnh nhân được làm xét
nghiệm đông máu nội sinh, trong đó thường
gặp KĐNS dương tính với tỷ lệ khá cao ở các
bệnh nhân ITP và Lupus (30,7 và 43,1%).
Bảng 6: Tỷ lệ kháng đông lupus ở các nhóm bệnh
Dương tính Âm tính Nhóm bệnh
n % n %
Xuất huyết giảm tiểu cầu 7 26,9 29 50,0
Tan máu tự miễn 2 7,7 8 13,8
Lupus 13 50 10 17,2
Các bệnh khác 4 15,4 11 19,0
Dương tính Âm tính Nhóm bệnh
n % n %
Tổng 26 100 58 100
Nhận xét: Xét nghiệm xác định yếu tố kháng
đông Lupus ở các bệnh nhân này, chúng tôi xác
định được 26/84 (30,9%) bệnh nhân dương tính
trong đó cũng gặp chủ yếu ở nhóm lupus và
ITP (50 và 26,9%).
Bảng 7: Tương quan giữa APTT kéo dài với KĐNS*
và LAC**
Chỉ số r p
Kháng đông nội sinh (+) 0,26 <0,05
LAC (+) 0,34 <0,05
(KĐNS: Kháng đông nội sinh; LAC: Lupus
AntiCoagulant)
Nhận xét: Có mối tương quan thuận, khá
chặt chẽ giữa APTT kéo dài đơn độc và sự có
mặt của kháng đông nội sinh và kháng đông
Lupus.
BÀN LUẬN
Về phân bố theo tuổi, giới
APTT là một trong các xét nghiệm được sử
dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế với mục đích sàng
lọc, phát hiện sớm các bất thường của con
đường đông máu nội sinh. Xét nghiệm này
thường kéo dài do thiếu hụt các yếu tố đông
máu hoặc có chất ức chế lưu hành. Xét nghiệm
này có độ nhạy khá cao trong hầu hết các
trường hợp bất thường đường đông máu nội
sinh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành
đánh giá APTT kéo dài đơn độc của tất cả bệnh
nhân đến khám và điều trị tại Viện HH- TM TW
cũng như được các bệnh viện khác gửi đến.
Theo bảng 1 nhóm bệnh nhân của chúng tôi
gặp ở nam nhiều hơn nữ (60,9 và 39,1%) với độ
tuổi trung bình là 33,9 ± 20,8. Kết quả nghiên
cứu này của chúng tôi có sự khác biệt với một số
nghiên cứu khác(2,7). Điều này là do trong nhóm
nghiên cứu có 18,6% là bệnh nhân hemophilie A
và B, đây là bệnh chỉ gặp ở nam giới.
Về kết quả xét nghiệm APTT
Bảng 2 cho thấy, kết quả APTT dao động
khá rộng; Chúng tôi gặp khá nhiều trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 570
APTT rất dài, thậm chí không đông được và
thường gặp ở nhóm bệnh nhân hemophilia; Bên
cạnh đó, cũng có những trường hợp APTT bất
thường khá kín đáo, thường gặp ở những bệnh
nhân không có biểu hiện bất thường về đông
cầm máu trên lâm sàng.
Về phân bố theo nhóm bệnh
Theo bảng 3, chúng tôi gặp nhóm có APTT
kéo dài đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất là các bệnh
nhân Hemophilie (89,1%). Tất cả bệnh nhân
hemophilia đều có APTT kéo dài, tuy nhiên
trong số đó có 10,9% kéo dài APTT kết hợp với
PT và thậm chí, một số bệnh nhân cả TT kéo dài.
Đây thường là những bệnh nhân suy giảm chức
năng gan hoặc do sử dụng thuốc đông y. Nhóm
bệnh nhân có APTT kéo dài đơn độc chiếm tỷ lệ
cao xếp sau hemophilia là xuất huyết giảm tiểu
cầu miễn dịch và Lupus. Theo tác giả Chng WJ
nghiên cứu trên 177 bệnh nhân ở một trung tâm
cấp cứu của Singapore, tỷ lệ bệnh nhân có bệnh
nhân có kết quả APTT kéo dài đơn độc lại gặp
chủ yếu ở các bệnh nhân Lupus(1). Sự khác biệt
này cũng có thể được giải thích là do đặc thù
của bệnh viện chuyên khoa, tập trung bệnh
nhân bệnh máu, trong đó có Trung tâm
hemophilia quản lý và điều trị cho gần 1.000
bệnh nhân.
Về phân bố theo nguyên nhân:
Về nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc,
kết quả ở bảng4 cho thấy sự có mặt của chất ức
chế đông máu không đặc hiệu gây APTT kéo
dài đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất rồi mới đến do
thiếu hụt yếu tố đông máu tham gia đường
đông máu nội sinh. Kết quả này tương tự kết
quả nghiên cứu của một số tác giả khác như
Chng, Ketchen Kết quả nghiên cứu của các tác
giả này cũng cho thây có mặt chất ức chế đông
máu, chủ yếu là LAC là nguyên nhân chiếm vị
trí số 1 gây APTT kéo dài đơn độc(1,3). Tuy nhiên,
nếu xét về tỷ lệ, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy tỷ lệ gây APTT kéo dài do chất ức
chế thấp hơn và do thiếu hụt yếu tố đông máu
cao hơn so với kết quả của các nghiên cứu khác;
Điều này, được lý giải bởi đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi là bệnh nhân bị bệnh máu, trong
khi các nghiên cứu khác được tiến hành ở bệnh
viện đa khoa.
Về kết quả xét nghiệm kháng đông nội
sinh và kháng đông lupus
Các bệnh nhân có APTT kéo dài được tiếp
tục chỉ định làm xét nghiệm kháng đông lưu
hành đường nội sinh và kháng đông lupus.
Theo bảng5, kháng đông nội sinh dương tính
thường gặp với tỷ lệ khá cao ở các bệnh nhân
ITP và Lupus (30,7 và 43,1%). Kết quả này cũng
tương tự một số nghiên cứu khác(1,7). Sau khi đã
loại trừ các yếu tố kỹ thuật làm sai lạc kết quả
APTT hoặc bệnh nhân được điều trị bằng
heparin, các nhà nghiên cứu cho rằng APTT kéo
dài thường là do có chất kháng đông không đặc
hiệu hoặc có chất kháng đông đặc hiệu hoặc sự
thiếu hụt các yếu tố đông máu tham gia đường
đông máu nội sinh(4,8,9). Các chất kháng đông
thường được tạo ra theo cơ chế tự miễn, do đó ở
các bệnh lý tự miễn hay gặp như ITP, SLE sẽ
thường có chất kháng đông máu. Các bệnh tự
miễn này thường có biểu hiện giảm tiểu cầu và
đây thường là nguyên nhân chủ yếu bệnh nhân
được nhập viện và điều trị tại Viện HH- TM TW.
Kết quả bảng 6, cho thấy có 26/84 (30,9%)
bệnh nhân dương tính với chất kháng đông
lupus, trong đó cũng gặp chủ yếu ở nhóm lupus
và ITP (50 và 26,9%). Kết quả nghiên cứu này
cũng tương tự các kết quả nghiên cứu khác(2,7).
Sự có mặt của LAC trong máu làm kéo dài các
xét nghiệm đông máu sử dụng phospholipid vì
LAC thuộc nhóm kháng phospholipid, kháng
thể tự miễn, do đó ở các bệnh tự miễn gặp tỷ lệ
cao bệnh nhân có kháng thể này. Sự có mặt của
LAC thường gây một tình trạng giảm đông trên
kết quả xét nghiệm đông máu và biến chứng tắc
mạch huyết khối trên lâm sàng(5,1,6).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 16,246 bệnh nhân chẩn
đoán và điều trị tại Viện HH-TM TW, chúng tôi
gặp 1,102 trường hợp có APTT kéo dài đơn độc,
chiếm tỷ lệ 6,8%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 571
- Nhóm bệnh nhân hemophilia có tỷ lệ
APTT kéo dài đơn độc cao nhất (89,1%), tiếp đến
là nhóm bệnh nhân Lupus (44,5%), xuất huyết
giảm tiểu cầu (17,2%), tan máu tự miễn (8,7%).
- 54,5% trường hợp APTT kéo dài đơn độc
do sự có mặt của chất ức chế không đặc hiệu;
3,8% do chất ức chế đặc hiệu yếu tố đông máu;
31,9% do thiếu hụt yếu tố tham gia đường đông
máu nội sinh gây nên; Có 9,8% không xác định
được nguyên nhân gây APTT kéo dài đơn độc.
- Có mối tương quan thuận, tương đối chặt
chẽ giữa chỉ số APTT kéo dài và sự có mặt của
kháng đông nội sinh và kháng đông Lupus.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chng JW, Sum C, Kuperan P (2005), Causes of isolated
prolonged activated partial thromboplatin time in an acute care
general hospital, Singapore Med J, 46(9): 450-456.
2. Czepek EE (2004), Editorial: Iatrogenic prolonged aPTT: a
nondisease state, JAMA, 227: 1304-1305.
3. Kitchens CS (2008), Prolonged activated partial thromboplastin
time of unknown aetiology: a prospective study of 100
consecutive cases referred for consultation, Am J Haematol, 27:
38-45.
4. McPhedron P, Clyne LP, Ortoli NA, et al (2005), Prolongation of
the activated partial thromboplastin time associated with poor
venipuncture technic, Am J Clin Pathol, 62: 16-20.
5. Nguyễn Anh Trí (2008), Các xét nghiệm thăm dò Đông máu
ứng dụng trong lâm sàng, NXB Y học, tr.82 – 117.
6. Olson JD et al (1999), Addressing clinical etiologies of a
prolonged aPTT, College of American Pathologists: 256-262.
7. Proctor RR, Rapaport SI (2001), The partial thromboplastin time
with kaolin: a simple screening test for first stage clotting factor
deficiencies, Am J Clin Pathol, 36: 212-219.
8. Renu S et al (2007), Laboratory studies in Coagulation disorders,
Indian Journal of Pediatrics, 74: 649- 655.
9. Suchman AL, Griner PF (2006), Diagnostic uses of the activated
partial thromboplastin time and prothrombin time, Ann Intern
Med, 104: 810-816.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nguyen_nhan_gay_aptt_keo_dai_don_doc_gap_tai_vien.pdf