Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hòa không khí của xe Flat trang bị cho bộ môn kĩ thuật ô tô

LỜI NÓI ĐẦU Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự thích nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí xung quanh mình – mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nghành điều hòa không khí cũng đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống và sản xuất Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế mà còn trong cả các phương tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sống của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiện hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa không khí trong ôtô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao. Với mục đích làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống điều hòa không khí ôtô. Được sự đồng ý của bộ môn, tôi đã được giao thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ TIẾN HÀNH KHẮC PHỤC SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE FIAT TRANG BỊ CHO BỘ MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ ”, với các nội dung: Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống điều hoà không khí của xe FIAT Chương 2: Xác định sự cố hoạt động không bình thường của HTĐHKK của xe. Lựa chọn giải pháp khắc phục Chương 3: Sửa chữa phục hồi và khắc phục sự cố Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi được thầy giáo hướng dẫn Th.s Mai Sơn Hải đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như trang thiết bị và tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh dó là sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy trong bộ môn đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt nhất luận văn của mình. Luận văn đã hoàn thành. Song, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời gian thực hiện có hạn, và vì một số lý do khách quan, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sự sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các quí thầy cô và các bạn sinh viên. Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới các quí thầy cô giáo trong khoa, trong bộ môn , đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.s Mai Sơn Hải đã tận tình dạy giúp đỡ, chỉ bảo.- 2 - Xin được cảm ơn và xin nhận được sự góp ý của các quý thầy cô về cuốn luận văn này. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU. . 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀHỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỦA XE FIAT . .3 1.1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐI ỀU HÒA KHÔNG KHÍ ( HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ) TRÊN ÔTÔ 3 1.1.1.Khái niệm chung . 3 1.1.2.Mục đích của việc điều hoà không khí trên ôtô . . 4 1.1.3.Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô 4 1.1.4.Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí ôtô . 7 1.1.5. Môi chất lạnh sử dụng trên hệ thống điều hoà không khí ôtô. 14 1.2. KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE FIAT . 16 1.2.1. Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT . 16 1.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT . 17 1.2.3. Cấu tạo và hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT. 19 1.2.3.1. Máy nén 19 1.2.3.2. Bộ ly hợp điện từ . 21 1.2.3.3. Thiết bị ngưng tụ . 23 1.2.3.4. Bình lọc và hút ẩm. . 25 1.2.3.5. Van tiết lưu ( van giãn nở ) 27 1.2.3.6.Giàn lạnh . 28 1.2.4. Một số thiết bị khác . 30 1.2.4.1. Công tắc áp suất 30 1.2.4.2.Cửa sổ kính (mắt ga) 32 1.2.4.3. Thiết bị giúp cho động cơ không bị ngừng máy ở chế độ cầm chừng 32 1.2.4.4.Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ 33 1.2.4.5.Thiết bị bảo vệ máy nén . 34 1.2.4.6.Hệ thống ống dẫn và các loại ống mềm 35 1.2.4.7. Điều khiển và phân phối không khí đã được điều hoà trên ô tô . 36-85- CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH SỰ CỐ HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC . 40 2.1.Quy trình xác định sự cố hoạt động không bình thường của hệ thống điều hoà không khí ô tô 40 2.1.1. Quan sát 40 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí ôtô . 41 2.1.3. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điều hoà không khí 48 2.1.4. Thao tác đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí 49 2.2 . Chẩn đoán, sử lý các trường hợp hỏng hóc thông thường 49 2.3. Những trường hợp hỏng hóc thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí . 53 2.3.1. Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa những hỏng hóc thường gặp . 53 2.3.2. Sự cố hoạt động không bình thường của xe FIAT có tại xưởng cơ khí . 58 CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA PHỤC HỒI VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ 3.1. An toàn kỹ thuật . 62 3.2. Xả ga hệ thống điện lạnh 62 3.3. Sửa chữa khắc phục sự cố của xe FIAT có tại xưởng cở khí 66 3.4. Rút chân không hệ thống điện lạnh ô tô 74 3.5. Kỹ thuật nạp môi chất 77 3.5.1. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh trong lúc động cơ ngừng, máy nén không bơm . 78 3.5.2. kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống . 79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 MỤC LỤC . 91-

pdf93 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3436 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hòa không khí của xe Flat trang bị cho bộ môn kĩ thuật ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh và hệ thống. Quá trình rút chân không hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan trọng đó là: Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh, làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được rút hết ra ngoài. Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướt xâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau: - Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thong cũng như khả năng hấp thu nhiệt của môi chất lạnh. - Tạo lên áp suất cao trong hệ thống. - Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng. - Đông lạnh thành mảng băng đá làm bít nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chất lạnh lưu thông. - Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh. Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệt nguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén. - 50 - c. Thiết bị phát hiện xì ga. Trong nhiều trường hợp cá biệt, tình trạng xì hở làm thất thoát môi chất lạnh của hệ thống điện lạnh ôtô có thể xảy ra theo hai tình huống khác nhau: Xì hở lạnh và xì hở nóng. - Xì hở lạnh là tình trạng ga môi chất bị xì thất thoát ra ngoài trong lúc hệ thống điện lạnh đang ở chế độ hoàn toàn ngưng nghỉ, ví dụ lúc ôtô tắt máy, đậu tại chỗ vào ban đêm. - Xì hở nóng chỉ xảy ra theo chu kỳ lúc áp suất bên trong hệ thống điện lạnh tăng cao, cụ thể như lúc ôtô phải di chuyển chậm chạp giữa trưa nắng trên đoạn đường kẹt xe. Nếu hệ thống điện lạnh phải hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất lạnh, máy nén sẽ chóng khỏng, áp suất trong hệ thống sẽ bất thường, hiệu suất lạnh giảm. Các yếu tố sau đây giúp ta tìm kiếm phát hiện vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh - Thường bị xì hở ga tại các racco đầu ống nối trên máy nén, gián nóng, giàn lạnh, bầu lọc / hút ẩm. - Môi chất lạnh có thể thẩm thấu lâu ngày xuyên qua ống dẫn. - Axit tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, gây xì hở. - Nếu phát hiện nơi nào trên đường ống dẫn môi chất có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga vì xì ga mang theo dầu nhờn bôi trơn. Hình 2.2. Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh ô tô: 1. Van nối giàn lạnh 2. Công tắc ngắt mạch khi áp suất giảm thấp. 3. Rắcco máy nén. 4. Phốt trục máy nén. 5. Van cửa áp suất cao 6. Rắcco bình lọc/hút ẩm. 7. Giàn nóng. 8. Giàn lạnh. - 51 - Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ôtô có thể phát hiện nhờ các phương tiện sau đây: * Dùng dung dịch lỏng sủi bọt. * Nhuộm màu môi chất lạnh. Để có thể phát hiện vị trí bị xì hở ga trầm trọng, người ta nạp vào phía thấp áp của hệ thống một lượng nhỏ môi chất lạnh đã được nhuộm màu. Dùng khăn trắng trùi sạch vị trí nghi ngờ bị xì hở, nếu vải khăn dính vết màu chứng tỏ có xì ga nhiều. Hoá chất màu dung cho khâu thử nghiệm này có màu vàng hay màu đỏ và không gây nguy hại cho hệ thống điện lạnh ôtô. * Cách dung đèn tia cực tím để phát hiện điểm xì ga. . Hinh 2.3. Thiết bị chuyên dung dò tìm môi chất lạnh rò rỉbằng đèn cực tím: 1. Đèn cực tím 2. Màu sắc của thuốc nhuộm hiện ra tại điểm rò môi chất lạnh 3. Máy nén Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ôtô không thể dùng các thiết bị hiện đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được bình dung dịch chuyên dung ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ. - 52 - Trong phương pháp này, người ta nạp vào trong hệ thống một lượng quy định hoá chất màu cảm ứng với tia cực tím. Sau đó khởi động động cơ và bật công tắc A/C cho hệ thống điện lạnh hoạt động trong 10 phút để hoá chất màu lưu thong đều khắp trong hệ thống, tắt máy và chiếu đèn tia cực tím vào vị trí nghi ngờ để xác địnhđiểm xì ga. Hoá chất màu xì ra theo ga sẽ cảm ứng với tia cực tím và chiếu sáng long lanh màu vàng – xanh lá cây * Dùng thiết bị điện tử phát hiện xì ga. Thiết bị điện tử là thiết bị cầm tay, có đoạn đầu dò tìm, khi thao tác nên di chuyển chầm chậm đầu dò khoảng inch/giây quanh vị trí nghi ngờ. Vì ga môi chất lạnh nặng hơn không khí nên phải đặt đầu dò tìm phía bên dưới điểm thử. Nếu phát hiện có xì ga, chuông reo hay đèn chớp của thiết bị sẽ báo hiệu. Đây là loại thiết bị nhạy cảm. * Dùng ngọn lửa đèn Propan. Hinh 2.4. Thiết bị điện tử loại cầm tay chuyên dùng khám phá vị trí xì hở ga môi chất lạnh : 1. Đầu rò tìm. 2. Công tắc. 3. Đèn báo LED. 4. Đèn báo ON, OFF Hình 2.5 .Thiết bị dò tìm xì hở môi chất lạnh kiểu đèn ga propan: 1. Đĩa đốt ngọn lửa. 2. Chụp thuỷ tinh. 3. Ông dò ga môi chất rò rỉ. 4. Van. 5. Bình ga propan. 6,7. Màu sắc ngọn lửa thay đổi theo mức độ xì ga môi chất lạnh nhiều hay ít - 53 - Loại thiết bị này là ngọn đèn ga propan, có khả năng phát hiện chỗ xì hở ở bất cứ vị trí nào trên hệ thống lạnh. Kết cấu của thiết bị gồm hai phần chính: Bộ phận phát hiện xì ga và bình chứa ga propan. Bình chứa khoảng 0,5kg ga propan dưới áp suất và chỉ được nạp ga một lần. Bộ phận phát hiện xì ga gồm một van mở cho ga propan đến buồng đốt và một ống dò tìm. Ống dò tìm dẫn ga môi chất bị xì đến đốt chung với ngọn lửa khí propan, màu sắc của ngọn lửa sẽ thay đổi tuỳ theo lượng ga môi chất xì ra. d. Một số dụng cụ khác: - 54 - 2.1.3. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điều hoà không khí. Hình 2.6. Kỹ thuật nắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điện lạnh ô tô để phục vụ việc đo kiểm. Trước khi lắp ráp nhớ siết khoá hai van áp kế Trước khi tiến hành lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống người thợ sửa chữa cần chuẩn bị phương tiện như sau: - Che đậy hai bên vè xe tránh làm trầy sước sơn. - Tháo lắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc các ống dẫn môi chất lạnh. - Khoá kín cả hai van của đồng hồ đo. - Ráp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén thao tác như sau:  Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút ( cửa phía thấp áp ) của hệ thống.  Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén ( cửa phía cao áp ). - Xả sạch không khí trong hai ống nối đồng hồ vừa ráp vào hệ thống bằng các thao tác như sau:  Mở nhẹ van đồng hồ phía thấp áp trong vài giây đồng hồ để cho áp suất môi chất lạnh trong hệ thống tống khứ hết không khí trong ống nối màu xanh ra ngoài, khoá van lại. Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp trong vài giây đồng hồ để cho áp suất môi chất lạnh trong hệ thống tống khứ hết không khí trong ống màu đỏ ra ngoài. 1. Đồng hồ thấp áp; 2. Đồng hồ cao áp; 3,4.Cửa van tại máy nén để lắp ráp các áp kế. 5. Ống nối màu vàng sẽ ráp vào máy hút chân không hay vào bình chứa môi chất lạnh. - 55 - 2.1.4. Thao tác đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí. Các bước tiến hành đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí như sau: 1. Khoá kín hai van đồng hồ phía thấp áp và cao áp. Ráp bộ áp kế vào hệ thống đúng kỹ thuật như vừa trình bày, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ. 2. Cho động cơ nổ ở vận tốc trục khuỷu 2000 vòng/phút. 3. Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “ MAX COLD”. 4. Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất. 5. Mở rộng hai cánh cửa trước của xe. 6. Đọc và ghi nhận số đo của hai áp kế. 7. Tuỳ theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ôtô, kết quả đô kiểm áp suất có thể có nhiều tình huống khác nhau. Trong quá trình đo kiểm áp suất của hệ thống, cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường. bảng 1 giới thiệu sự lien quan tương tác của nhiệt độ môi trường đối với áp suất bên phía cao áp và phía thấp áp cũng như đối với nhiệt độ khí lạnh thổi ra. Nhiệt độ môi trường 700F (210C) 800F (26,50C) 900F (320C) 1000F (37,50C) 1100F (430C) Nhiệt độ khí lạnh thoát ra (0C) 2 – 8 4 – 10 7 – 13 10 – 17 13 - 21 Áp suất bơm môi chất lạnh (PSI) 140 – 210 180 – 235 210 – 270 240 – 310 280 – 350 Áp suất hút môi chất lạnh (PSI) 10 – 35 16 – 38 20 – 42 25 – 48 30 – 55 Kg/cm2 = PSI x 0,07 2.2 . Chẩn đoán, sử lý các trường hợp hỏng hóc thông thường. Sau khi tiến hành đo kiểm kết quả thu được là một trong các tình huống sau: 1. Áp suất cả hai phía đều bình thường. Cửa sổ kính ( mắt ga ) cho thấy dòng môi chất lạnh có chút ít bọt, gió thổi ra lạnh ít, không đúng yêu cầu. Kiểm tra bằng cách ngắt nối lien tục công tắc ổn nhiệt. Hành động như thế nhưng kim đồng hồ phía thấp áp vẫn không dao - 56 - động. Triệu chứng này chứng tỏ trong hệ thống điều hoà không khí có lẫn chút ít không khí và chất ẩm. Kiểm tra sửa chữa như sau: o Tiến hành trắc nghiệm tình trạng xì ga. o Xả hết môi chất lạnh trong hệ thống. o Khắc phục sửa chữa vị trí xì ga. o Trong tình huống này, bình lọc / hút ẩm môi chất lạnh đã lo đầy ứ chất ẩm ướt. Bắt buộc phải thay mới bình lọc hút ẩm. o Rút chân không hệ thống trong thời gian tối thiểu 30 phút. o Nạp đầy đủ môi chất lạnh mới. o Sau khi nạp đầy đủ môi chất lạnh cho hệ thống vận hành để kiểm tra. 2. Áp suất cả hai phía bình thường. Máy nén hoạt động lúc ngừng, lúc bơm, theo chu kỳ xảy ra nhanh quá, phía áp suất thấp đồng hồ chỉ áp suất không đạt. Nguyên nhân của triệu chứng này là công tắc ổn nhiệt bị hỏng. Xử lý như sau: o Tắt máy, ngắt off hệ thống điện lạnh A/C. o Thay mới công tắc ổn nhiệt, nhớ lắp đặt ống mao dẫn và bầu cảm biến nhiệt của công tắc ở đúng vị trí cũ. o Vận hành hệ thống lạnh, kiểm tra lại. 3. Áp suất cả hai phía đều thấp. Gió thổi ra lạnh ít, một vài bọt bong bóng xuất hiện trong dònh môi chất chảy qua kính cửa sổ. Nguyên do là hệ thống điện lạnh ôtô bị thiếu môi chất lạnh. Sử lý như sau: o Tiến hành kiểm tra tình trạng xì hở làm thất thoát ga môi chất. o Xả hết ga môi chất lạnh. o Khắc phục chỗ bị xì hở. o Kiểm tra mức dầu nhờn trong máy nén bằng cách tháo hết dầu nhờn trong máy nén vào trong một cốc đo. So sánh với lượng dầu quy định cho loại máy nén đó, trâm them vào nếu thấy thiếu. o Rút chân không. o Nạp ga trở lại đúng lượng quy định. - 57 - o Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra. 4. Áp suất cả hai phía đều thấp. Gió thổi ra lạnh ít, bên ngoài vỏ của van giãn nở có đổ mồ hôi hay đóng sương. Nguyên do là van giãn nở bị kẹt đóng làm tắc nghẽn sự lưu thông của môi chất lạnh. Có thể màng của van giãn nở bị dính, bầu cảm biến nhiệt hoạt động không đúng. Sử lý như sau: o Xả ga. o Tháo tách van giãn nở ra khỏi hệ thống. o Thay mới van giãn nở. o Rút chân không. o Nạp ga. o Cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại. 5. Áp suất cả hai phía đều thấp. Không khí thổi ra có chút ít lạnh, sờ ống dẫn bên phía cao áp cảm thấy lạnh, đồng thời quanh ống dẫn cao áp có đổ mồ hôi và đóng sương. Triệu chứng này chứng tỏ đường ống phía bên cao áp của hệ thống bị nghẽn. Xử lý như sau: o Xả ga. o Thay mới bình lọc / hút ẩm, các ống dẫn môi chất cũng như thay mới các chi tiết bị tắc nghẽn. o Rút chân không. o Nạp ga lại. o Chạy thử và kiểm tra. 6. Phía thấp áp có áp suất cao, phía cao áp áp suất lại thấp. Trong lúc vận hành nghe có tiếng khua ồn trong máy nén. Chứng tổ máy nén bị hỏng bên trong. Cách chữa như sau: o Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe. o Tháo lắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong. o Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén. o Thay mới bình lọc / hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén. o Rút chân không, nạp ga môi chất lạnh. - 58 - o Vận hành hệ thống điện lạnh để kiển tra. 7. Áp suất của cả hai phía đều cao. Gió thổi ra nóng, thấy đầy bọt qua cửa kính quan sát, sờ cảm thấy ống dẫn bên phía cao áp rất nóng. Nguyên do là có trở ngại kỹ thuật tại giàn nóng. Cụ thể như bị quá tải, giải nhiệt kém. Phải kiểm tra như sau: o Xem dây curoa máy quạt giải nhiệt giàn nóng bị trùng, đứt. o Kiểm tra xem bên ngoài giàn nóng có bị bám bụi bẩn làm nghẽn gió giải nhiệt lưu thong. o Xem giàn nóng có được lắp đặt đủ xa đối với két nước làm mát động cở không. o Kiểm tra xem lượng môi chất lạnh có bị nạp quá nhiều không. o Vận hành và kiểm tra hệ thống 8. Áp suất cả hai phía đều cao. Gió thổi ra ấm, bên ngoài giàn lạnh đổ nhiều mồ hôi hay đóng sương. Nguyên do là van giãn nở bị kẹt ở trong tình trạng mở lớn. Cách sử lý như sau: o Xả ga. o Thay mới van giãn nở, nhớ đảm bảo gắn tiếp xúc tốt bầu cảm biến nhiệt của van. o Rút chân không thật kỹ, nạp ga lại. o Chạy thử và kiểm tra. Bảng 2. giới thiệu tóm tắt cụ thể 5 trường hợp áp suất bất thường cùng với các nguyên do hỏng hóc tạo ra sự bất thường này trong hệ thống điện lạnh ôtô 1. Áp suất hút thấp, áp suất đẩy bình thường 1. Bộ ổn nhiệt hỏng. 2. Màng trong van giãn nở bị kẹt đóng. 3. Nghẽn đườnh ống giữa bình lọc / hút ẩm và van giãn nở. 4. Có lẫn chất ẩm trong hệ thống lạnh. 5. Nếu đồng hồ phía thấp áp chỉ chân không chứng tỏ - 59 - 2.3. Những trường hợp hỏng hóc thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí. 2.3.1. Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa những hỏng hóc thường gặp Trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa, người thợ điện lạnh ôtô đã rút ra được những trường hợp hỏng hóc thường gặp sau: Vấn đề hỏng Nguyên do Biện pháp sửa chữa Về phần điện 1.Bứt cầu trì hệ thống lạnh. 1. Thay mới cầu chì. 2. Kiểm tra các dây điện. van giãn nở đóng kín. 2. Áp suất hút cao, áp suất đẩy bình thường. 1. Hoạt động của van giãn nở không đúng ( mở lớn ). 2. Bầu cảm biến của van giãn nở hỏng, hoặc giáp tiếp xúc không tốt. 3. Áp suất hút cao, áp suất đẩy thấp. 1. Máy nén hỏng. 2. Hỏng van lưỡi gà máy nén. 3. Đệm nắp đầu máy nén bị xì. 4. Có thể hỏng bầu chân không van STV. 4. Áp suất đẩy quá cao. 1. Nạp quá nhiều lượng môi chất lạnh vào hệ thống. 2. Giàn nóng bị nghẽn gió không thổi giải nhiệt được. 3. Có hiện tượng tắc nghẽn trong giàn nóng, bình lọc / hút ẩm và đường ống dẫn cao áp. 4. Quá nhiều dầu bôi trơn bên trong máy nén. 5. Động cơ quá nóng 5. Áp suất đẩy thấp. 1. Bị hao tụt môi chất lạnh hoặc nạp không đủ. 2. Hỏng van giãn nở - 60 - 2. Bứt, sút dây điện. 3. Cuộn dây bộ ly hợp buli máy nén bị cháy, chập hay đứt. 4. Tiếp điểm điện trong công tắc ổn nhiệt bị cháy rỗ, chi tiết cảm biến hỏng. 5. Mô tơ quạt gió (lồng sóc) hỏng 3. Xem đường dây dẫn điện đến bộ ly hợp máy nén đo kiểm cuộn dây. 4. Thay mới công tắc ổn nhiệt 5. Kiểm tra mạch điện của quạt gió. Thay quạt nếu cần thiết. Về phần cơ 1. Dây curoa máy nén chùng hay đứt. 2. Máy nén bị hỏng một phần hay toàn phần. 3. Van lưỡi gà trong máy nén không hoạt động. 4. Van giãn nở hỏng. 1. Thay mới hoặc căng đúng kỹ thuật. 2. Tháo máy nén để kiểm tra sửa chữa, thay mới. 3. Chữa hoặc thay mới van lưỡi gà máy nén. 4. Thay mới van giãn nở. 1. hệ thống điều hoà không khí lạnh Về phần lạnh 1. Đường ống dẫn môi chất lạnh bị gẫy, vỡ, xì. 2. Nút cầu trì an toàn áp suất bị bứt ra. 3. Hệ thống bị hở, xì thất thoát ga. 4. Phốt trục máy nén bị hở xì ga. 1. Kiểm tra tình hình cọ sát, chèn ép gây mòn khuyết vỡ các ống môi chất lạnh. 2. Nếu bứt cầu trì thì thay mới. 3. Tìm kiếm, sửa chữa chỗ xì hở. - 61 - 5. Bị nghẽn trong bình lọc/hút ẩm hay trong van giãn nở hoặc trong các ống dẫn. 4. Thay mới phốt chận của trục máy nén. 5. Sửa chữa, thay mới. Vấn đề hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa Về phần điện Mô tơ quạt gió không ổn. Tháo mô tơ quạt gió kiểm tra sửa chữa 2.Hệ thống điều hoà không khí cung cấp khí không đủ lạnh Về phần cơ 1. Bộ ly hợp buli máy nén bị trượt. 2. Các đường phân phối gió lạnh bị che lấp không thông suốt. 3. Lưới lọc không khí bị nghẽn. 4. Cửa thong gió ra phía ngoài xe mở thườnh trực. 5. Giàn nóng bị dơ lấp nghẽn, gió thổi qua không đủ. 6. Giàn lạnh bị dơ nghẽn, gió 1. Tháo bộ ly hợp ra khỏi máy nén để sửa chữa. 2. Kiểm tra toàn bộ các đường phân phối khí mát, xem có bị chèn, lấp bít, các cửa phân phối phải hoạt động tốt. 3. Làm sạch hay thay mới. 4. Đóng kín cửa này. 5. Làm sạch giàn nóng và két nước động cở cho thông - 62 - điều nhiệt của giàn lạnh, ống nhánh ga nóng. làm sạch quanh các ống dẫn ga. 7. Sửa chữa hay chỉnh lại Về phần lạnh 1. Nạp môi chất lạnh không đủ. 2. Lưới lọc van giãn nở bị nghẽn. 3. Bầu cảm biến nhiệt của van giãn nở hết ga không hoạt động được. 4. Nghẽn lưới lọc trong bình lọc hút ẩm. 5. Có lẫn quá nhiều chất ẩm trong hệ thống. 6. Có lẫn không khí trong hệ thống. 1. Trắc nghiệm xì ga, khắc phục, nạp ga lại cho đến lúc thấy ít bọt trong dòng môi chất và các đồng hồ chỉ đúng áp suất quy định. 2. Xả ga, tháo lưới lọc chùi sạch hoặc thay mới van giãn nở.3. Thay mới van giãn nở. 4. Thay mới bình lọc hút ẩm. 5. Hút chân không và nạp ga lại. 6.Xả ga, thay mới bình lọc hút ẩm, hút chân không nạp ga mới lại. Vấn đề hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa 3. Hệ thống điều hoà không khí Về phần điện 1. Động cơ quát gió lồng sóc không ổn, bộ cắt mạch hay công tắc quạt gió hỏng. 1. Sửa hay thay mới các bộ phận hỏng. 2. Sửa chữa hoặc thay mới. - 63 - 2. Cuộn dây bộ ly hợp máy nén tiếp mát không tốt . Về phần cơ Bộ ly hợp buli máy nén bị trượt Cần phải sửa chữa bộ ly hợp. từng chốc lúc nóng lúc lạnh Về phần lạnh Hệ thống bị đóng băng gây nghẽn vì có nhiều chất ẩm hoặc van giãn nở không ổn. Thay mới van giãn nở, rút chân không kỹ, nạp ga mới. Vấn đề hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa Về phần điện Lắp ráp cuộn dây bộ ly hợp trong buli máy nén không đúng kỹ thuật. Sửa chữa hay thay mới. 4.Hệ thống điều hoà không khí có tiếng khua ồn khi hoạt động Về phần cơ 1. Dây curoa máy nén quá mòn, long lỏng hoặc trùng. 2. Bộ ly hợp khua. 3. Máy nén khua. 4. Các chi tiết trên xe bị sút ốc. 5. Dầu bôi trơn máy nén không đủ. 6. Quạt gió khua, mô tơ, máy quạt mòn. 1. Căng, siết chặt hay thay mới dây curoa. 2. Thay mới hay sửa chữa. 3. Kiểm soát chân gắn máy nén hoặc chữa, thay mới máy nén. 4. Siết chặt các bảng đồng hồ, đai treo ống, các tấm chắn … 5. Nếu hao hụt dầu bôi trơn - 64 - châm them dầu đúng loại và đủ lượng. 6. Chữa hay thay mới. Về phần lạnh 1. Nạp quá nhiều môi chất vào trong hệ thống. 2. Quá nhiều chất ẩm trong hệ thống. 1. Xả bớt ga môi chất lạnh cho đến lúc áp suất phía cao áp hạ xuống đến mức quy định. 2. Thay mới bình lọc hút ẩm, làm sạch rút chân không, nạp lại ga 2.3.2. Sự cố hoạt động không bình thường của xe FIAT có tại xưởng cơ khí Sau khi tiến hành các công đoạn theo quy trình ta tiến hành kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hoà không khí ôtô trên xe FIAT có tại xưởng cơ khí. Theo tình trạng kỹ thuật hiện tại của xe FIAT có tại xưởng cơ khí của trường Đại Học Nha Trang thì được biết hệ thống điều hoà không khí đã được sửa chữa, bảo dưỡng trước đây va trong quá trình sử dụng nhưng do không đúng kỹ thuật gây ra hỏng hóc dẫn đến hệ thống điều hoà không khí không thổi ra khí lạnh: * Nguyên nhân: Như ta đã biết một hệ thống điều hoà không khí được thiết kế thích ứng với mỗi loại môi chất mà nhà sản xuất đã quy định. Nhưng trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điều hoà không khí của xe FIAT thì người ta đã thay đổi chuyển từ dung môi chất lạnh R-134a sang dung môi chất R-12. Vì vậy dẫn đến các hỏng hóc cho hệ thống điều hoà không khí cụ thể như: - Rơle ly hợp: Như ta đã biết bên trong buly máy nén có trang bị bộ ly hợp điện từ. Bộ ly hợp điện từ này được điều khiển cắt nối nhờ role ly hợp ( hay còn gọi là rơle nhiệt ). Khi mà nhiệt độ của dàn lạnh hạ xuống đến điểm cần làm lạnh hoặc nhiệt độ làm lạnh xuống gần đến điểm đóng băng thì rơle ly hợp sẽ ngắt mạch điện cho máy nén ngưng bơm. - 65 - Ống cảm biến(2) nối với giàn lạnh(3) và báo cho rơle nhiệt biết nhiệt (1)độ của giàn lạnh - Rơle nhiệt (cảm biến nhiệt) có tác dụng cảm biến nhiệt độ trong xe để báo cho rơle ly hợp ngắt dòng điện của máy nén cho máy nén ngưng bơm khi đạt đến độ lạnh cần thiết. Rơle nhiệt bị hỏng. Rơle ly hợp - 66 - - Rơle quạt giàn nóng: Điều khiển quạt giàn nóng chạy khi máy nén hoạt động bị hỏng. - Rơle quạt gió: điều khiển gió thổi tưg giàn lạnh vào trong cabin ôtô. Rơle quạt giàn nóng Rơle nhiệt của xe FIAT Đầu cảm biến - 67 - Rơle quạt gió - Mô tơ điều khiển cửa gió: có tác dụng đóng mở cửa gió từ giàn lạnh thổi ra cabin bị kẹt do thiếu dầu bôi trơn. Mặt sau của mô tỏ Mặt trước của mô tỏ Bướm mở cửa gió Điều chỉnh độ lạnh của bướm gió - 68 - - Bình lọc hút ẩm: Bị hỏng - 69 - CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA PHỤC HỒI VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ 3.1. An toàn kỹ thuật. Trong quá trình thực hiện công tác bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô, người thợ phải đảm bảo tốt các an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo. Sau đây là một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ khi sửa chữa cần lưu ý. o Phải tháo tách dây cáp âm ác quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như phía sau bảng đồng hồ. o Khi cần thiết phải đo kiểm trắc nghiệm các bộ phận điện cần đến nguồn điện ác quy thì phải cẩn thận tối đa. o Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ. o Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối. o Các nút bít đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống cần phải giữ kín cho đến khi ráp vào hệ thống. o Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dung. o Trước khi tháo lỏng một racco nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệ xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống. o Khi thao tác mở hoặc siết một đầu ống racco phải dung hai chìa khoá miệng tránh làm xoắn gẫy ống dẫn môi chất lạnh. o Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay mới bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp ga mới. Nếu để - 70 - cho môi chất lạnh chui vào máy rút chân không trong suốt quá trình bơm rút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này. o Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bít kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào. o Không bao giờ được phép tháo lắp đậy trên của một bộ phận điện lạnh mới hay tháo các nút bít đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này. o Khi ráp trở lại một đầu racco phải thau mới vòng đệm O có thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dung. o Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát. o Siết nối ống và các đầu racco phải siết đúng mức quy địng không được siết quá mức. o Dầu nhờn bôi trơn máy nén có áp lực với chất ẩm do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng. o Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén. o Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bóng loáng của kim loại xi mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải gín giữ không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này. o Không được trạm bộ đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay. 3.2. Xả ga hệ thống điện lạnh. Như ta đã biết, trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Ga môi chất lạnh xả ra khỏi hệ thống phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dung. Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dung gọi là trạm xả ga và thu hồi ga. Trạm này được đặt trên một xe đẩy tay gồm một bơm, một bình thu hồi ga đặc biệt. Bình - 71 - thu hồi ga có khả năng lọc tách tạp chất trong ga xả, tinh khiết lượng ga xả ra để có thể dung lại được. a. Thao tác xả ga với trạm xả ga chuyên dùng. 1. Tắt máy động cơ ôtô, máy nén không bơm. 2. Láp ráp bộ đồng hồ đo áp suất hay kết nối thiết bị xả ga chuyên dung vào hệ thống điện lạnh ôtô. 3. Quan sát các đồng hồ đo áp suất, hệ thống phải có áp suất nghĩa là vẫn còn ga môi chất trong hệ thống. Không được tiến hành xả ga theo phương pháp này nếu trong hệ thống không còn tí áp suất nào của ga. 4. Nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào thiết bị. Mở hai van đồng hồ. Bật nối điện công tắc cho máy bơm của thiết bị xả ga hoạt động. 5. Bơm sẽ hút môi chất lạnh trong hệ thống, bơm môi chất lạnh này xuyên qua bộ lọc tách dầu nhờn. Sau đó môi chất lạnh được đẩy tiếp đến bầu lọc hút ẩm để loại chất ẩm và nạp vào bình chứa thu hồi ga. 6. Cho bơm hút xả ga hoạt động cho đến lúc áp kế chỉ cho biết đã có chút đỉnh chân không trong hệ thống. 7. Tắt máy hút xả ga đợi trong 5 phút. 8. Nếu sau 5 phút áp suất xuất hiện trở lại trên áp kế chứng tỏ vẫn còn ga trong hệ thống phải tiếp tục cho bơm hoạt động rút xả môi chất. Hình 3.1. Trạm thiết bị dung để xả và thu hồi môi chất lạnh. 1.Thiết bị xả và thu hồi môi chất lạnh. 2.Bộ áp kế. 3. Ống dẫn màu vàng. 4.Bình chứa môi chất lạnh. - 72 - 9. Khi thấy độ chân không duy trì ổn định trong hệ thống, chứng tỏ đã rút xả hết ga. b. Xả ga với bộ áp kế thông thường. 1. Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào trong hệ thống điện lạnh ôtô cần xả ga. 2. Đặt đầu cuối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên trên một khăn hay giẻ lau sạch. 3. Mở nhẹ van của đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa bộ đồng hồ đo. 4. Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất lạnh không. Nếu có hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thuất thoát dầu nhờn. 5. Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 50 PSI (3,5Kg/cm2, 440 kPa abs) hãy mở từ từ van đồng hồ phía thấp áp. 6. Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống thấp, hãy tuần tự mở cả hai van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không. 7. Bây giờ hệ thống lạnh đã được xả sạch môi chất lạnh có thể an toàn tháo tách dời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa. 8. Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã xả ra hết. Hình 3.2.Kỹ thuật xả và không thu hồi lại môi chất lạnh: 1.Khoá kín van thấp áp. 2.Mở nhẹ van cao áp. 3. Ống màu đỏ nối vào phía cao áp. 4. Ống màu xanh nối vào phía thấp áp. 5.Vải sạch giúp theo dõi dầu nhờn thoát ra theo môi chất lạnh. - 73 - 9. Tháo tách bộ đồng hồ nhớ đậy kín các cửa thử trên máy nén, đề phòng tạp chất chui vào hệ thống lạnh. 3.3. Sửa chữa khắc phục sự cố của xe FIAT có tại xưởng cở khí. Sau khi tiến hành đo kiểm áp suất trong hệ thống ta tiến hành kiểm tra tháo hệ thống điều hoà không khí để kiểm tra sửa chữa các chi tiết hỏng. 1. Tiến hành kiểm tra ly hợp máy nén ta thấy không hoạt động vì vậy ta cần xác định vì sao ly hợp không hoạt động. - Kiểm tra rời – Có nghĩa là ta đấu trực tiếp từ nguồn accu thì thấy hoạt động chứng tỏ rơle ly hợp mất tác dụng tức là nó đóng ngắt ly hợp không đúng yêu cầu. Vì vậy tiến hành kiển tra rơle ly hợp ta thấy rơle bị cháy tiếp điểm. + Biện pháp khắc phục: Ta thay rơle mới thấy hoạt động lại nhưng hệ thống lạnh không ngắt khi đủ nhiệt độ làm lạnh, vì vậy cần phải điều chỉnh nhiệt độ bằng tay. Rơle nhiệt thay thế Dây điều khiển Núm chỉnh nhiệt độ - 74 - 2. Kiểm tra quạt dàn nóng. Ta thấy quạt không hoạt động khi ta tiến hành đấu trực tiếp từ nguồn thì quạt hoạt động. Chứng tỏ rơle của quạt dàn nóng bị hỏng vì vậy kiểm tra rơle thấy tiếp điểm bị rơ, lau chùi lại nhưng không hoạt động. Vì vậy tiến hành kiểm tra mạch điều khiển thấy mạch điều khiển có sự cố ta phát hiện linh kiện điện tử của bộ xử lý: o Không mã hiệu. o Điện trở bị cháy hỏng. o Tụ bị cháy hỏng. Hình 3.3. Kết cấu của bộ ổn nhiệt kiểu cảm biến lồng xếp đang ở chế độ ngắt mạch điện cho máy nén ngưng bơm: 1.Bầu cảm biến nhiệt và ống mao dẫn. 2.Lồng xếp cảm biến áp suất. 3.Khung xoay. 4.Tiếp điểm. 5.Cuộn dây bộ ly hợp từ. 6.Cam chỉnh độ lạnh Bộ xử lý Hộp Rơle chính của hệ điều hành - 75 - Sơ đồ biểu diễn mạch điều khiển hệ thống điều hoà kkhông khí của ô tô 1. Hộp cầu chì 2. Rơ le bộ ly hợp điện từ 3. Tăng tốc ralăngti 4. Công tắc nhiệt độ nước 5. Van VSV 6. Công tắc áp suất kép 7. Công tắc A/C 8. Bộ cung cấp điện chính A/C 9. Công ắc volume 10. Nhiệt điện trở 11. Cảm biến máy nén 12. bộ ly hợp từ - 76 - 15A ECU-IG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 G B-Y B-Y B-W B-W B-W Y-B TO EFI CO MPU TER (1-8 ) L-O L-R B-W FRO M I GNI TIO N S /W "ST 1"(1 -2) L-R Y-L L-R (1C ) Y-L B-Y B-Y L-R B-Y Y-W (2E W/ O H eate r Ex C/P ) W/ O H eate r G-W Y-W Y-W Y Y-W (W/ O H eate r) A/C MPLIFER FRO M I GNI TER (Ex 1C) (2-3 ) FRO M P IKU PSE NSO R (1 C) ( 4-6) B W-H (Ex C/P ) B-R B-R (1C ) B-R B-R (Ex 2E) W-B (1C ) W-B (C/P ) W-B (C/P ) B-R(Ex2) W-B(C/P) Y-G (W/ Hea ter) O(W /O H eate r) Y-G Y-G W-B Y-G (WH eate r) W-Y (WH eate r) W/O Heatr Ex4A B-W e L-B (4A -GE ) B-O (4A -GE ) TO ELE CTR ICA L ID LE- UP DIO DE (2-8 ) FRO M E LEC TRI CAL IDL E-U P VSV (2-8 ) Ex C/B - 77 - Biện pháp khắc phục: Để khắc phục tình trạng trên thì người ta đấu song song với mạch điều khiển của ly hợp. Sơ đồ biểu diễn mạch điện điều khiển quạt giải nhiệt giàn nóng và quạt giải nhiệt két nước. 1. rơle quạt két nước số 1 2. mô tơ quạt giàn nóng 3. rơ le quạt A/C số 2 4. Rơle A/C số 3 5. Công tắc áp suất cao A/C 6. Công tắc nhiệt độ nước 7. Môtơ quạt két nước 8. Ly hợp từ - 78 - M 7.5A FAN IUP M 2 2 2 1 2 3 4 5 6 7 8 30A FL RDI FAN 30A FL CDS FAN FRO M "I GN" FUS E (2 -1) FRO M E NGI NE M AIN REL AY (2-1 ) TO E LEC TRIC AL I DLE -UP DIO D (2 - 8) TO M AGN ET C LUT CH (4-1 ) (E x 4A GE) L-R W B-R 2 B-R B-O L-B 2 W-R B-W B-W (E x LF ID ) B-W B-W W-B B-R W/O A/C B-R W-B W- B 2 W-B(1C ) L-G LG B - 79 - 3.Các chế độ điều khiển lạnh: Thấy hoạt động không tốt vì vậy ta tiến hành kiểm tra bướm phân phối gió như đã nói ở chương 2 thì thấy bị kẹt, chỉ cần bôi trơn lại là hoạt động tốt. 4.Kiểm tra quạt gió ta thấy quạt lúc chạy lúc không vì vậy ta tiến hành kiểm tra riêng quạt xem quạt có bị hỏng hay không, hay hỏng rơle điều khiển quạt (hình 149 ). o Kiểm tra riêng quạt thì thấy quạt hoạt động tôt chứng tỏ quạt còn tốt. o Kiểm tra rơle quạt thì thấy cháy mạch in và cọc tiếp điểm. Giải pháp: Hàn phục hồi lại mạch in và cọc tiếp điểm thì thấy quạt hoạt động tốt. Sơ đồ mạch điện điều kkhiển quạt lồng sóc thổi không khí xuyên qua giàn lạnh trên ô tô 1. Hộp cầu chì 2. Rơle sưởi ấm 3. Môtơ quạt lồng sóc 4. Bộ điện trở thay đổi vận tốc quạt 5. Công tác quạt lồng sóc Mô tơ điều khiển bướm chia gió Bộ giảm tốc Cam chia Các tiếp điểm Mô tơ - 80 - f c ba d 7.5A A/C 30A HEATER CB 1 2 3 4 5 R B L L H-L L -M W-B B-W B-W W-B B-W L-BH M2 M1 H 1Lo L -W 4A-GE C/P W /O A/C Ex4A- GE C/ P W/O A/C (4A-GE C/P) W-B GE Ex C/P FROM FLALT (2-1) FROM "GAU GE" F USE ( 4-3) 4 4 4 - 81 - 5. Kiểm tra chế độ lạnh thì thấy không hoạt động vì vậy cần kiểm tra rơle nhiệt thấy hỏng nhưng đây là thiết bị không có phụ tùng thay thế. Giải pháp: Giải pháp duy nhất là ta sử dụng rơle tủ lạnh thay thế 6.Kiểm tra bình lọc hút ẩm thấy bình hỏng cần thay mới 3.4. Rút chân không hệ thống điện lạnh ô tô. Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống điện lạnh, phải tiến hành rút chân không trước khi nạp môi chất máy lạnh vào hệ thống. Công việc này nhằm mục đích hút sạch không khí và chất ẩm ra khỏi hệ thống trước khi nạp ga trở lại. Ở gần mực nước biển hay ngay tại mực nước biển, một bơm hút chân không loại tốt có khả năng hút 28 inHg(710 mm thuỷ ngân) hay cao hơn. Mỗi 1.000ft (305m) cao hơn mặt nước biển, số đọc phải cộng them 1 inHg (25mmHg; 3,4kPa abs). Như đã trình bày quá trình rút chân không sẽ làm cho áp suất trong hệ thống lạnh giảm xuống thấp, nhờ vậy điểm sôi của chất ẩm (nước) nếu còn sót lại trong hệ thống cũng hạ thấp, chất ẩm sôi và bốc hơi tức thì và sau đó được rút sạch ra khỏi hệ thống lạnh. Thời gian cần thiết cho một lần rút chân không dài khoảng 15 – 30 phút. Thao tác việc rút chân không như sau: Hình 3.7 lắp ráp bơm chân không để tiến hành rút chân không hệ thống điện lạnh ô tô: 1. Cửa ráp áp kế phía thấp áp. 2. Cửa ráp áp kế phía cao áp. 3. Khoá kín cả hai van áp kế. 4. Bơm chân không. - 82 - o Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khoá kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp, để nguyên bộ đồng hồ đo gắn trên hệ thống điện lạnh ô tô. o Trước khi tiến hành rút chân không, nên quan sát các áp kế để biết chắc chắn môi chất lạnh đã được xả ra hết nhẵn. o Ráp nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không. o Khởi động bơm chân không. o Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, quan sát kim chỉ. Kim phải chỉ trong vùng chân không ở phía dưới số 0. o Sau 5 phút tiến hành rút chân không, kim của đồng hồ phía áp suất thấp phải chỉ mức 20 inHg (500mmHg; 33,8kPa abs), đồng thời kim của đồng hồ phía cao áp phải chỉ dưới mức zero (số 0). o Nếu kim của đồng hồ cao áp không ở mức dưới số 0 chứng tỏ hệ thống bị tắc nghẽn. o Nếu phát hiện hệ thống bị tắc nghẽn phải tháo tách bơm chân không, tìm kiếm, sửa chữa chỗ tắc nghẽn, sau đó tiếp tục rút chân không. o Cho bơm chân không làm việc trong khoảng 15 phút, nếu hệ thống hoàn toàn kín tốt, số đo chân không sẽ trong khoảng 24 – 26 inHg (610 – 660 mmHg; 20,3 – 13,5 kPa abs). o Trong trường hợp kim của đồng hồ thấp áp vẫn chỉ ở mức áp suất trên zero chứ không nằm ở vùng chân không dưới zero, chứng tỏ mất chân không, có nghĩa là có chỗ hở trong hệ thống . Cần phải tiến hành sử lý chỗ hở này theo quy trình sau đây: b. Khoá kín cả hai van đồng hồ. Ngừng máy hút chân không. c. Nạp vào hệ thống một lượng môi chất lạnh khoảng 0,4 Kg. d. Dùng thiết bị kiểm tra xì ga để phát hiện chỗ xì. Sử lý sửa chữa. e. Sauk hi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất lạnh và tiến hành rút chân không trở lại. - 83 - o Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không phải đạt được 28 -29 inHg ( 710 – 740 mmHg; 94 kPa abs). o Sau khi đồng hồ phía áp suất thấp chỉ xấp xỉ 28 -29 inHg tiết tục rút chân không trong vòng 15 phút nữa. o Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi tắt máy bơm chân không. Hình 3.8. Phương pháp hút chân không hệ thống điện lạnh: 1. Cửa thử phấp áp trên máy nén. 2. Cửa thử cao áp trên máy nén. 3. Mở van đồng hồ. 4. Bơm hút chân không. Hình 3.9. Lắp ráp thiết bị chuyên dung vào hệ thống để rút chân không: 1.Máy nén. 2.Đồng hồ cao áp. 3.Ống nối màu đỏ. 4.Bộ áp kế. 5.Máy hút chân không. 6.Đồng hồ thấp áp. 7.Đầu nối lắp ráp áp kế vào máy nén - 84 - 3.5. Kỹ thuật nạp môi chất. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh làm hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ô tô đúng loại và đúng lượng môi chất cần thiết. Thông thường trong khoang động cơ ô tô cũng như trong cẩm nang sửa chữa của chủng loại ô tô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể được cân đo theo đơn vị pound hay Kg. Ví dụ một ô tô chở khách lớn có thể cần nạp vào 1,5 Kg môi chất R-12. Ô tô du lịch cần lượng môi chất ít hơn. Tuỳ theo dung tích bình chứa môi chất và đặc điểm thiết bị chuyên dung ta có 3 trường hợp nạp môi chất: Nạp từ bình chứa nhỏ dung tích khoảng 0,5 Kg; nạp từ bình chứa lớn có sức chứa 13,6 Kg và nạp từ một thiết bị nạp môi chất đa năng (air – conditioner charging station). Thiết bị nạp đa năng như giới thiệu trên hình 102a bao gồm bình chứa môi chất lạnh, một xi lanh đo giúp theo dõi lượng môi chất đã nạp, một bơm rút chân không và bộ áp kế. Đôi khi thiết bị nạp có trang bị phần tử nung nóng. Khi bật công tắc phần tử này, môi chất lạnh được nung nóng tạo điều kiện bôc hơi giúp nạp nhanh hơn. Hình 102b giới thiệu thiết bị nạp môi chất chuyên dung ROBINAIR. Khả năng của thiết bị này là rút xả môi chất lạnh từ hệ thống điện lạnh ô tô làm tinh Hình 3.10a. Thiết bị chuyên dung hay trạm nạp môi chất lạnh kiểu di động: 1.Bộ áp kế. 2.Áp kế theo dõi áp suất của môi chất lạnh cần nạp. 3.Xi lanh đo lường môi chất lạnh. 4.Bơm rút chân không. 5.Công tắc bơm chân không. - 85 - khiết lượng môi chất cũ để có thể dung trở lại. Trên thiết bị còn có bơm hút chân không, cũng như các phương tiện chuyên dung cho môi chất R-12 và môi chất R- 134a . Dù thao tác với bất cứ phương tiện nào trong 3 trường hợp kể trên, kỹ thuật nạp ga vẫn được tiến hành theo một trong hai phương pháp cơ bản sau đây: o Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô trong lúc máy nén đang bơm. o Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô trong lúc máy nén không bơm. 3.5.1. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh trong lúc động cơ ngừng, máy nén không bơm. Phương pháp này thích ứng cho việc nạp môi chất lạnh vào một hệ thống lạnh trống rỗng đã được rút chân không. Môi chất ở thể lỏng và được nạp vào từ phía cao áp trong lúc máy nén không bơm. Trong quá trình nạp, khi ta lật ngược thẳng đứng bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng thể lỏng. phương pháp này giúp nạp nhanh nhưng khá nguy hiểm vì có thể làm hỏng máy nén nếu thao tác sai kỹ thuật. Trong quá trình nạp môi chất lạnh vào một hệ thống điện lạnh ô tô theo phương pháp này, chúng ta phải tuân thủ các quy định an toàn sau đây: - Không bao giờ được phép nổ máy động cơ ôtô và cho máy nén hoạt động trong lúc đang tiến hành nạp gas theo phương pháp này. Hình 3.10b. Thiết bị Robinair chuyên dung để xả, thu hồi, xử lý và tái sử dụng môi chất lạnh. Dùng cho môi chất lạnh R-12 và R-134a. - 86 - - Không đươcj mở van đồng hồ thấp áp trong lúc hệ thống đang được nạp với môi chất lạnh lỏng. - Sau khi hoàn tất nạp gas phải dùng tay quay trục máy nén vài vòng nhằm đảm bảo gá môi chất lỏng không chui vào các xylanh máy nén. phải kiểm tra khâu này trước khi khởi động ôtô và cho máy nén hoạt động. - Chúng ta thao tác như sau : để nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô trong lúc động cơ dùng máy nén không bơm: 1. Bộ đồng hồ đã được lắr ráp vào hệ thống từ trước cho việc rút chân không, hai van đồng hồ vẫn còn khoá kín 2. Lắp ráp đầu ống màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh 3. Xả không khí trong ống nối màu vàng bằng cách mở van bình chứa môi chất nới lỏng rắc co đầu ống màu vàng tại bộ đồng hồ cho gá tống hết không khí ra ngoài. Siết kín rắc co này lại. 4. Mở lớn hết mức van đồng hồ phía cao áp 5. Lật ngược và đặt thẳng đứng bình chứa môi chất cho phép môi chất lạnh thể lỏng nạp vào hệ thống. 6. Sau khi đã nạp đủ lượng môi chất vào hệ thống, khoá kín van đồng hồ phía cao áp. 7. Tháo tách rời ống giữa màu vàng ra khỏi bình chứa môi chất. 8. Quay tay trục máy nén vài ba vòng để bảo đảm môi chất lạnh thể lỏng không đi vào phía thấp áp của máy nén và ứ đọng trong xy lanh. 9. Nếu không thể quay trục máy nén được, chứng tỏ có môi chất lạnh lỏng len vào ứ đọng trong các xy lanh máy nén, lúc này nếu cho máy nén hoạt động sẽ phá hỏng máy nén. phải chờ đợi một lúc cho môi chắt lạnh lỏng bốc hơi. - 87 - 3.5.2. kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống. Muốn trắc nghiệm kiểm trãem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ thống không, ta thao tác như sau: 1. Khởi động động cơ, nổ ở vận tốc 1500 vòng/phút 2. Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành “ON”. 3. Chỉnh núm nhiệt độ ở chế độ lạnh tối đa. 4. Cho quạt gió lồng sóc cho quay với vận tốc nhanh nhất. 5. Sau khi hệ thống điện lạnh hoạt động được 5 phút, hãy quan sát tình hình dòng môi chất lỏng đang chảy qua kính cửa sổ(mắt gas) của bình lọc/hút ẩm - 88 - CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Qua quá trình tìm hiểu, xác định nguyên nhân hư hỏng và tiến hành biện khắc phục hệ thống điều hòa không khí của xe FIAT, có thể rút ra những kết luận sau: Hầu hết hệ thống điều hòa không khí được lắp trên các loại xe ôtô đều có nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các thiết bị sử dụng trong hệ thống là tương tự nhau. Tuy nhiên, ở mỗi hãng chế tạo ôtô khác nhau thì cũng có một vài đặc điểm khác nhau về tính năng sử dụng và đặc điểm cấu tạo của các thiết bị được sử dụng trong hệ thống, tùy theo công suất và yêu cầu sử dụng của mỗi loại xe. Đề tài này giới thiệu một cách tổng quát, những nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục môt số hư hỏng thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí. Từ đó, có thể vận dụng một cách tốt nhất các kiểu hệ thống điều hòa không khí được lắp trên ôtô của các hãng chế tạo. Trong hệ thống điều hòa không khí ôtô hiện đại chỉ sử dụng môi chất lạnh R134a (tất cả các loại xe ra đời sau ngày 01.01.19…). Do vậy, trong quá trình sử dụng, bảo quản và sửa chữa cần tuân thủ theo những quy định cần thiết đối với mỗi loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống. Nhằm nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy và bảo đảm tận dụng hết năng suất lạnh thiết kế cũng như an toàn đối với người sử dụng và người bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô Các loại xe đang lưu hành phần lớn cũng được trang bị hệ thống điều hòa không khí, nên việc cần thiết cập nhật kiến thức về cấu tạo và tính năng sử dụng của máy điều hòa trên ôtô là sự cần thiết. Nhằm mục đích vận hành, bảo quản và sử dụng hiệu quả hơn khi tiếp cận với công nghệ tiên tiến này. Để sinh viên ngành Cơ khí kỹ thuật Ôtô, Trường đại học Nha Trang không khỏi bỡ ngỡ và sớm nắm bắt các kết cấu, tính năng mới cũng như hiểu biết một cách chi tiết về ôtô, đặc biệt là với hệ thống điều hòa không khí – hệ thống mang lại sự tiện - 89 - nghi và thoải mái. Bộ môn Kỹ thuật Ôtô - Khoa cơ khí trường ĐHNT nên có nhiều hơn những chương trình học ngoại khóa giúp cho sinh viên có điều kiện được tiếp cận với thực tế; các cuộc hội thảo, giao lưu và nói chuyện chuyên đề về chuyên ngành giúp cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngày càng được cải thiện hơn. Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với kiến thức có hạn, lại thực hiện trong thời gian ngắn mà kỹ thuật ngày càng phát triển, đề tài này còn nhiều vấn đề chưa thấu đáo như các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong việc bảo vệ thiết bị và điều khiển nhiệt độ điều hòa trong ôtô, các kết cấu vật liệu mới dùng trong hệ thống,sửa chữa và phục hồi một số vi mạch điện tử của các rơle …. Nếu khoa Cơ khí và bộ môn sớm có định hướng tăng thời gian thực tập nhiều hơn và tăng cường thêm trang thiêt bị thì sẽ có kết quả khả quan hơn. - 90 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí. KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000. 2. Nguyễn Oanh. ÔTÔ THẾ HỆ MỚI – ĐIỆN LẠNH ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Đồng Nai – 1999. 3. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN II – TẬP 18 4. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN III– TẬP 12 5. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùng. MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH. Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1999. 6. Nippondenso. TRAINING MANUAL CAR AIR CONDITIONER (HFC – 134A) BASIC COURSE. 7. Nippondenso. CAR AIR CONDITIONER NEW R134A REFRIGERANT EDITION SERVICE MANUAL. 8. Nippondenso. AIR – CONDITIONING COMPRESSER 10PA17C. 9. Nguyễn Văn Chất – Vũ Quang Hồi – Nguyễn Văn Bổng. CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1993. 10. Mai Sơn Hải. PHẦN MỀM TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÔTÔ. Khoa cơ khí – Đại Học Nha Trang. - 91 - -85- MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU. ............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỦA XE FIAT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 1 .1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ) TRÊN ÔTÔ . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 1.1.1.Khái niệm chung ............................................................................ ... 3 1.1.2.Mục đích của việc điều hoà không khí trên ôtô............................... ... 4 1.1.3.Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô.......................... 4 1.1.4.Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí ôtô................................... 7 1.1.5. Môi chất lạnh sử dụng trên hệ thống điều hoà không khí ôtô. ............ 14 1.2. KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE FIAT ............... 16 1.2.1. Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT ..................... 16 1.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT..................................................................... 17 1.2.3. Cấu tạo và hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT. ........................................................ 19 1.2.3.1. Máy nén. ................................................................................... 19 1.2.3.2. Bộ ly hợp điện từ....................................................................... 21 1.2.3.3. Thiết bị ngưng tụ. ...................................................................... 23 1.2.3.4. Bình lọc và hút ẩm. ................................................................... 25 1.2.3.5. Van tiết lưu ( van giãn nở )........................................................ 27 1.2.3.6.Giàn lạnh ................................................................................... 28 1.2.4. Một số thiết bị khác ........................................................................... 30 1.2.4.1. Công tắc áp suất ........................................................................ 30 1.2.4.2.Cửa sổ kính (mắt ga) .................................................................. 32 1.2.4.3. Thiết bị giúp cho động cơ không bị ngừng máy ở chế độ cầm chừng ............................................................................................................ 32 1.2.4.4.Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ .............. 33 1.2.4.5.Thiết bị bảo vệ máy nén ............................................................. 34 1.2.4.6.Hệ thống ống dẫn và các loại ống mềm ...................................... 35 1.2.4.7. Điều khiển và phân phối không khí đã được điều hoà trên ô tô......... 36 -85- CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH SỰ CỐ HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC ................................................................................................. 40 2.1.Quy trình xác định sự cố hoạt động không bình thường của hệ thống điều hoà không khí ô tô.......................................................... 40 2.1.1. Quan sát ............................................................................................ 40 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hoà không khí ôtô ..................................................................... 41 2.1.3. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điều hoà không khí .................................................................................. 48 2.1.4. Thao tác đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí................ 49 2.2 . Chẩn đoán, sử lý các trường hợp hỏng hóc thông thường ................ 49 2.3. Những trường hợp hỏng hóc thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí............................................................................... 53 2.3.1. Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa những hỏng hóc thường gặp ................................................................................. 53 2.3.2. Sự cố hoạt động không bình thường của xe FIAT có tại xưởng cơ khí ........................................................................... 58 CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA PHỤC HỒI VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ .................................... 3.1. An toàn kỹ thuật ................................................................................... 62 3.2. Xả ga hệ thống điện lạnh ...................................................................... 62 3.3. Sửa chữa khắc phục sự cố của xe FIAT có tại xưởng cở khí .............. 66 3.4. Rút chân không hệ thống điện lạnh ô tô .............................................. 74 3.5. Kỹ thuật nạp môi chất .......................................................................... 77 3.5.1. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh trong lúc động cơ ngừng, máy nén không bơm................................................................................. 78 3.5.2. kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống ..................................... 79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ............................................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 83 MỤC LỤC....................................................................................................... 91- 92

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_thong_dieu_hoa_o_to_6655.pdf