Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Tóm Lược Đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang” nhằm khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn. Trên cơ sở kết quả thu được kết hợp với tình hình thực tế để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Nghiên cứu gồm 5 phần chính: - Chương 1. TỔNG QUAN - Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THOẠI SƠN - Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Chương 5: KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Liên Minh Hợp Tác Xã và các cơ quan ban ngành có liên quan những thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp tác xã. Những thông tin này sẽ làm căn cứ để Liên Minh và các cơ quan đề ra những chủ trương, chính sách tuyên truyền, vận động sát với tình hình thực tế của địa phương hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiến nghị một số giải pháp để Liên Minh tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách. Tất cả những mục tiêu trên nhằm hướng đến một mục tiêu cụ thể đó là phát triển mô hình kinh tế hợp tác ở huyện Thoại Sơn và rộng hơn là của An Giang. Vì nến kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã là xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, là nền tảng tạo thế và lực để nông sản An Giang cạnh tranh với các nông sản trong nước và thế giới. Mục Lục Trang Lời cảm ơn i Tóm lượt ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt, biểu bảng và hình vi Chương 1. TỔNG QUAN 1 1.1. Cơ sở hình thành 1 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa thực tế 2 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở lý thuyết 3 2.1.1. Nhận thức 3 2.1.2. Mô hình hợp tác xã kiểu mới 3 2.1.3. Nhu cầu 5 2.2. Phương pháp nghiên cứu 5 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 5 2.2.2. Các dạng thang đo sử dụng trong mô hình 7 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu và thông tin mẫu 7 Chương 3. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN THOẠI SƠN VÀ THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN THOẠI SƠN 8 3.1. Tổng quan về Thoại Sơn 8 3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thoại Sơn trong giai đoạn 2001 – 2005 9 3.2.1. Tăng trưởng kinh tế 9 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9 3.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển 11 3.2.4. Tài chính ngân hàng 12 3.2.5. Vần đề xã hội 12 3.3. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang và huyện Thoại Sơn giai đoạn 2001 – 2005 12 3.3.1. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh An Giang 12 3.3.2. Thực trạng hợp tác xã nông nghiệp hợp tác xã nông nghiệp của huyện Thoại Sơn 13 3.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền về hợp tác xã giai đoạn 2001- 2005 14 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 4.1. Nhận thức của người nông dân 15 4.1.1. Về nhu cầu hợp tác 15 4.1.2. Về mô hình tổ chức 17 4.1.3. Về quan hệ sở hữu 20 4.1.4. Về tính tự nguyện khi tham gia 21 4.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của xã viên 22 4.1.5.1. Các quyền cơ bản của xã viên 22 4.1.5.2. Nghĩa vụ của các xã viên 25 4.1.6. Về hiệu quả hoạt động 26 4.1.7. Về biểu hiện của nhận thức 27 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức 28 4.2.1. Các yếu tố môi trường 28 4.2.2. Các yếu tố nhân khẩu học 30 4.2.2.1. Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức 30 4.2.2.2. Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức 30 4.2.2.3. Thu nhập 32 4.2.2.4. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã 33 4.2.3. Mối liên hệ giữa quyết định tham gia hợp tác xã với tiêu chí của nhận thức 34 4.3. Những thuận lợi và khó khăn mắc phải trong qua trình tuyên truyền, vận động nông dân về hợp tác xã của An Giang 35 4.4. Giải pháp nâng cao nhận thức 36 4.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các của hợp tác xã hiện tại 36 4.4.1.1. Tiếp tục đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã 36 4.4.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả 37 4.4.1.3. Củng cố hoạt động của các hợp tác xã 38 4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 39 4.4.2.1. Cách thức tổ chức các buổi vận động, tuyên truyền 39 4.4.2.2. Đối tượng tuyên truyền vận động 40 4.4.2.3. Nội dung tuyên truyền 41 4.4.2.4. Tiến hành làm thí điểm: 43 4.4.2.5. Tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hệ thống chính quyền địa phương 45 4.4.2.6. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần ban hành qui định hướng dẫn thi hành quyết định 272 của Thủ tướng chính phủ 45 4.4.3. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trong thời gian: 46 4.4.4. Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện Thoại Sơn 47 4.5. Tổ chức thực hiện 47 4.5.1. Liên Minh Hợp Tác Xã 47 4.5.2. Tỉnh ủy, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang 48 4.5.3. Phòng khuyến nông huyện Thoại Sơn 48 4.5.4. Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và các đài truyền thanh của các xã trong huyện 49 4.5.5. Chính quyền địa phương các xã 49 4.5.6. Các hợp tác xã ở địa phương 49 Chương 5: KẾT LUẬN 50 5.1. Kết Luận 50 5.1.1. Nhận thức của nông dân 50 5.1.2. Giải pháp nâng cao nhận thức 50 5.1.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền 50 5.1.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã 51 5.2. Đề xuất 51

doc73 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhau. Đồng thời, phải tiến hành bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn các cán bộ nông nghiệp của tỉnh và huyện trực tiếp giảng dạy về kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã. Ban hành biên chế, qui định cụ thể quyền lợi, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhiệm vụ truyền truyền vận động của cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm. Trong quá trình vận động lồng ghép cần kịp thời phát hiện những cá nhân, nhóm cá nhân tiên tiến để tiến hành bồi dưỡng làm hạt nhân trong quá trình tuyên truyền vận động, cũng như thành lập hợp tác xã. Ngoài ra, đối với những nông dân đã nhận thức được những lợi ích của kinh tế hợp tác, có nguyện vọng tham gia hợp tác xã, thì chính quyền địa phương, Liên Minh Hợp Tác Xã cần hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp kiến thức để có thể thành lập hợp tác xã, giúp những nông dân này trở thành những sáng lập viên. Những đối tượng này cần tiến hành các buổi tập huấn, giảng dạy tập trung, chính quy và bài bản hơn. Như vậy có hai giai đoạn tuyên truyền vận động cơ bản: Giai đoạn Hình thức tuyên truyền Điều kiện áp dụng 1 Tiến hành vận động lồng ghép với các hoạt động khuyến nông. Khi nông dân chưa thấy được những lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại 2 Tổ chức các buổi tuyên truyền chính quy và bài bản. Khi nông dân nhận thấy nhận thấy những lợi ích của kinh tế hợp tác và mong muốn tham gia hợp tác xã. Đối tượng tuyên truyền vận động: Do tình hình đặt thù của huyện Thoại Sơn, nhiều xã viên hợp tác xã chưa nắm vững, rõ ràng và đầy đủ về hợp tác xã. Cho nên, đối tượng của các cuộc tuyên truyền vận động gồm hai nhóm đối tượng chính: Đó là nông dân chưa tham gia hợp tác xã và các xã viên của các hợp tác xã. Đối với mỗi đối tượng, cần có những hình thức và nội dung tuyên truyền vận động phù hợp: Đối với nông dân: Tiến hành chọn lọc những đối tượng có tâm huyết, có trình độ nhận thức tương đối khá, chịu học hỏi làm nồng cốt, tiên phong trong quá trình vận động tuyên truyền: Do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ làm cho người nông dân có cái nhìn chưa toàn diện, đôi khi là sai lệch về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Chính những điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho công tác vận động tuyên truyền nông dân về hợp tác xã, cũng như việc nông dân tham gia hợp tác xã. Do đó quá trình vận động cần chọn đúng đối tượng, tránh vận động tràn lan. Đối tượng ưu tiên vận động tuyên truyền là các nông dân có uy tín, có tâm huyết với kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã. Ngoài ra những nông dân này phải là những người có trình độ học vấn tương đối khá, có tinh thần cầu tiến, chịu tiếp thu cái mới, có độ tuổi từ 31 – 50 tuổi. Ngoài ra, những nông dân này Trên cơ sở những nông dân này, tiến hành giải thích, truyền đạt giúp những nông dân này hiểu rõ về mô hình hợp tác xã. Khi đó, những nông dân này sẽ trở thành những hạt nhân nồng cốt, đóng vai trò là những vận động viên cơ sở, giúp cho công tác vận động về sau thuận lợi hơn. Việc tìm kiếm, lựa chọn các hạt nhân này có thể thực hiện được thông qua sự hỗ trợ các hội nông dân cấp xã, cấp huyện, Phòng Nông Nghiệp – Phát triển Nông Thôn. Thông qua các hoạt động khuyến nông, các hội thảo kỹ thuật,…(có lồng ghép nội dung về kinh tế hợp tác), các hoạt động của hội nông dân và kết quả sản xuất nông nghiệp, cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã và chuyên trách mảngg kinh tế hợp tác cấp huyện có thể nắm được danh sách các hạt nhân này. Sau đó, báo cáo lên Liên Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các hạt nhân này đến các buổi vận động tuyên truyền của Liên Minh, được cung cấp đầy đủ và rõ ràng những kiến thức về hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành thành lập hợp tác xã. Đối với xã viên các hợp tác xã: Tiến hành tổ chức các buổi hướng dẫn, tuyên truyền về Luật hợp tác xã cũng như các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã. Đối với đối tượng này thì việc tập hợp, tổ chức công tác tuyên truyền gặp ít khó khăn hơn đối với các nông dân chưa tham gia hợp tác xã. Do các xã viên có mối liên hệ nhất định với hợp tác xã và đã có những kiến thức cơ bản nhất về hợp tác xã. Tuy nhiên, quá trình tuyên truyền rất cần phải có sự hỗ trợ của Ban Quản Trị hợp tác xã. Trước hết, các Ban Quản Trị hợp tác xã phải tiến hành tổng hợp, đánh giá nhận thức của các xã viên hợp tác xã thông qua các cuộc họp, các cuộc biểu quyết, tham khảo ý kiến xã viên về các vấn đề của hợp tác xã, tổ chức các cuộc phỏng vấn nhanh về hiểu biết về hợp tác xã, …. Thông qua các hoạt động này, Ban Quản Trị sẽ nắm được nhận thức của xã viên mình hiện như thế nào, cần được bổ sung, điều chỉnh những nội dung gì? Sau khi tiến hành tập hợp xong, Ban Quản Trị hợp tác xã sẽ liên hệ với Liên Minh Hợp Tác Xã, đề nghị tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền với các nội dung cần thiết cho xã viên của hợp tác xã. Thông qua các buổi tập huấn này sẽ giúp cho xã viên nắm vững và rõ ràng hơn về hợp tác xã, tạo điều kiện để xã viên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Chính những việc này sẽ tạo điều kiện, nền tảng cho hợp tác xã hoạt động hiệu quả và thành công. Nội dung tuyên truyền: Những nội dung cần chú ý khi tiến hành vận động: Qua quá trình phân tích, có thể rút ra một số tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định tham gia hợp tác xã của nông dân. Đó chính là những nội dung cần tập trung giải thích, tuyên truyền cho người nông dân hiểu trong quá trình vận động. Đó là: Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã: Vì lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi cung cấp dịch vụ: Hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho cả xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã trên địa bàn. Những nông dân trong vùng đê bao của hợp tác xã có quyền không tham gia hợp tác xã. Theo người nông dân thì tuy việc tham gia hợp tác xã là tự nguyện nhưng nếu không tham gia thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất khi có ruộng đất nằm trong vùng đê bao của hợp tác xã. Muốn cải thiện vấn đề này, khi vận động nông dân vào hợp tác xã cần phải giải thích cho nông dân hiểu hai vấn đề cơ bản: 1) Những nông dân có ruộng trong vùng đê bao của hợp tác xã có quyền không tham gia hợp tác xã, 2) Người nông dân không tham gia hợp tác xã có quyền mua dịch vụ của hợp tác xã cung cấp. Song song đó, các hợp tác xã cũng phải đảm bảo thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho cả xã viên và nông dân với giá cả phù hợp. Nhận biết nghĩa vụ của xã viên: Hiện tại, đa phần nông dân không nhận biết hoặc nhận biết không đầy đủ các nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã. Do đó trong quá trình tuyên truyền vận động cần giải thích các quyền lợi của xã viên khi tham gia đi đôi với nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã. Loại hình tổ chức của hợp tác xã: Là một tổ chức kinh tế độc lập. Quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Thuộc quyền sở hữu của tất cả xã viên. Quyền lợi giữa các xã viên: Quyền lợi của các xã viên công bằng. Tổ chức các hoạt động vận động tuyên truyền theo từng nhóm địa bàn: Phần trên đã đưa ra một số nội dung cần chú ý khi tiến hành tuyên truyền. Tuy nhiên, nội dung vận động còn phụ thuộc vào từng địa bàn cụ thể. Sau quá trình phân tích cho thấy, có sự khác biệt trong nhận thức, nhu cầu của người nông dân đối với hợp tác xã giữa các xã (phân tích ở phần 4.2.1.1). Do đó khi tiến hành vận động cần quan tâm đến vấn đề này và cần có những cách thức vận động phù hợp đối với từng địa bàn cụ thể: Cụ thể, các xã gần thành phố Long Xuyên có xu hướng tham gia hợp tác xã (khoảng 50 – 70% nông dân muốn tham gia hợp tác xã) và các nông dân này mong muốn được hỗ trợ trong khâu bao tiêu nông sản, và khâu tiêu thụ là khâu cần có sự hợp tác nhất (phân tích tại mục 4.4.1). Tại các xã này, công tác tuyên truyền có thể bỏ qua giai đoạn tuyên truyền lồng ghép. Tiến hành tìm kiếm, lựa chọn các hạt nhân và tiến hành các buổi tập huấn, tuyên truyền vận động chính quy, tập trung, bài bản. Do người nông dân đã nhận thức được những lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại. Những nội dung cần tập trung trình bày là cách thức, quy trình vận động, thành lập, tổ chức hoạt động, điều hành hợp tác xã, nhất là mô hình hợp tác xã cung cấp dịch vụ bao tiêu nông sản. Đồng thời liên Minh Hợp Tác Xã phải hướng dẫn cách thức hoạt động, hỗ trợ xây dựng phương án thức hiện hợp đồng bao tiêu, cũng như hỗ trợ hợp tác xã trong hoạt động bao tiêu nông sản cho nông dân. Càng tiến về các xã giáp ranh với Kiên Giang thì nông dân có xu hướng làm ăn cá thể, không muốn tham gia vào hợp tác xã (phân tích tại mục 4.4.1). Do đó, hình thức vận động giai đoạn 1 sẽ phù hợp đối với các xã này. Và nội dung tuyên truyền cần tập trung vào việc giải thích, chứng minh tính hiệu quả của làm ăn hợp tác, giới thiệu mô hình, cách thức tổ chức, hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, nội dung chỉ nên tập trung vào những tiện ích do dịch vụ bơm tưới mang lại vì đây chính là vấn đề các hộ nông dân này quan tâm chủ yếu. Sau quá trình phân tích nội dung của các cuộc vận động tuyên truyền có thể được tổng hợp lại như sau: Giai đoạn Hình thức tuyên truyền Điều kiện Nội dung cần tập trung 1 Tiến hành vận động lồng ghép Khi nông dân chưa thấy được lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại. Giải thích, chứng minh tính hiệu quả; giới thiệu mô hình tổ chức, hoạt động của hợp tác xã 2 Tổ chức chính quy và bài bản. Khi nông dân mong muốn tham gia hợp tác xã. Tuyên truyền luật, cách thức tiến hành vận động, thành lập hợp tác xã. Tiến hành làm thí điểm: Người nông dân còn có một đặc điểm là “trăm nghe không bằng mắt thấy”. Do đó, một hình thức tuyên truyền vận động khá hiệu quả là làm thí điểm dựa trên một số mô hình đã thành công. Nếu như, người nông dân tận mắt nhìn thấy được những thuận lợi, những tiện ích, cũng như tính hiệu quả do hợp tác xã mang lại thì khi đó nông dân sẽ mạnh dạn tham gia vào hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã làm thí điểm phải đảm bảo tính dân chủ và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc cơ bản của mô hình hợp tác xã kiểu mới. Qua quá trình khảo sát, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, địa điểm được chọn xây dựng mô hình thí điểm là xã Vĩnh Khánh và thị trấn Núi Sập trên cơ sở củng cố hai hợp tác xã hiện có. Những lý do lựa chọn chủ yếu là: Theo đánh giá của Liên Minh Hợp Tác Xã: Hợp tác xã Tây Sơn là hợp tác xã loại trung bình, hợp tác xã Vĩnh Thắng là hợp tác xã loại khá. Ngoài ra, hai hợp tác xã đang vi phạm một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ. Do đó, việc tiến hành củng cố hai hợp tác xã nông nghiệp hiện có của Huyện là có thể. Do địa bàn có hợp tác xã nên người nông dân có nhiều thông tin, hiểu biết hơn về hợp tác xã. Cho nên, việc thực hiện, triển khai xây dựng mô hình thí điểm có nhiều thuận lợi hơn những nơi khác. Địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhất là hệ thống đê bao do các hợp tác xã đã xây dựng. Ngoài ra còn một số mày móc, thiếp bị có sẳn tại hợp tác xã. Công tác xây dựng mô hình thí điểm bằng việc xây dựng một tác xã mới sẽ khó khăn, vất vã hơn việc củng cố một hợp tác xã thuộc loại trung bình, khá. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại xã Vĩnh Khánh: Tại đây, mô hình thí điểm sẽ được xây dựng dựa trên việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thắng (Vĩnh Khánh- Thoại Sơn). Hoạt động chủ yếu là bơm tưới, sản xuất giống và sơ chế nấm rơm. Đồng thới tiến hành hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho nông dân. Việc củng cố sẽ dựa trên hệ thống các cống, đập, đê bao, máy móc có sẵn của hợp tác xã để cải tổ thành hợp tác xã. Đầu tiên, để củng cố lại lòng tin của xã viên hợp tác xã sẽ tiến hành tổ chức Đại Hội Xã Viên bất thường. Trong đại hội này, tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ban Quản Trị hiện tại, nếu cần sẽ tiến hành bầu cử lại Ban Quản Trị. Tiến hành xác định lại số lượng xã viên thông qua việc trả lại vốn góp cho những xã viên muốn rút vốn, gia nhập xã viên mới. Tuy nhiên, vốn của xã viên sẽ được hoàn trả sau 12 tháng sau ngày đại hội. Thông qua phương hướng hoạt động của hợp tác xã, quyết định cách thức để hợp tác xã có một trung cấp kế toán, tiến hành củng cố việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã. Sau cuộc Đại Hội Xã Viên, Ban Quản Trị của hợp tác xã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động của hợp tác xã, tìm ra các mặt còn yếu của mình và nhờ Liên Minh hỗ trợ khắc phục những điểm yếu đó. Sau đó, Ban Quản Trị sẽ tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức buổi tuyên truyền Luật hợp tác xã, các vấn đề liên quan đến hợp tác xã cho toàn bộ xã viên. Để đảm bảo xã viên có thể hiểu rõ và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã. Sau đó, Ban Quản Trị sẽ nhờ sự hỗ trợ của Liên Minh trong việc xây dựng phương án sản xuất lúa giống. Ngoài ra, hợp tác xã cần nghiêm túc kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động của hợp tác xã trong thời gian qua và kịp thời đưa ra những điều chỉnh thích hợp. Đối với việc sản xuất giống, trước mắt hợp tác xã tiếp tục cung cấp giống cho xã viên như thời gian qua và từng bước xây dựng uy tín lúa giống của hợp tác xã. Trước mắt, hợp tác xã chưa thể thực hiện được việc ký kết hợp đồng bao tiêu với nông dân do những khó khăn trước mắt như: Hợp tác xã mới tiến hành cải tổ chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn, nguồn lực cho việc thực hiện bao tiêu. Uy tín của Ban Quản Trị đối với các tổ chức kinh tế khác chưa được đảm bảo, lòng tin của xã viên đối với Ban Quản Trị chưa cao. Điều này gây khó khăn rất lớn trong quá trình tìm kiếm thị trường, ký kết và thực hiện các hợp đồng bao tiêu. Hợp tác xã chỉ có thể tiến hành bao tiêu nông sản cho xã viên khi nào các khó khăn trên được giải quyết. Khi hoạt động hợp tác xã đi vào ổn định, xã viên thực sự tin tưởng vào Ban Quản Trị và đạt hiểu quả, hiệu suất cao trong hoạt động. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại thị trấn Núi Sập: Tại đây, mô hình thí điểm sẽ được xây dựng dựa trên việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn (Thị trấn Núi Sập - Thoại Sơn). Hoạt động chủ yếu của hợp tác xã là bơm tưới. Việc củng cố sẽ dựa trên hệ thống các cống, đập, đê bao, máy móc có sẵn của hợp tác xã. Các công việc cần thực hiện là: Tổ chức Đại Hội Xã Viên bất thường. Tiến hành khảo sát, nghiên cứu phương án sản xuất, tình hình hoạt động của hợp tác xã phát hiện, tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi điều chỉnh, cần phải công bố và thông qua xã viên hợp tác xã. Tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức buổi tuyên truyền Luật hợp tác xã. Trong khi tiến hành làm thí điểm cần phải hết sức cẩn thận, tính tự nguyện, dân chủ phải được đảm bảo trong quá trình vận động thành lập và trong hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, người nông dân phải được cung cấp đầy đủ thông tin, thực sự hiểu rõ ràng, đầy đủ về hợp tác xã mới gia nhập làm thành xã viên, tránh tình trạng cưỡng ép, bắt buộc. Nếu tiến hành mô hình thí điểm không thành công sẽ tác động lớn đến nhận thức của người nông dân về hợp tác xã. Làm cho người nông dân quan niệm, đánh giá lệch đi tính hiệu quả cũng như tính khả thi cả mô hình hợp tác xã. Tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hệ thống chính quyền địa phương: Qua phân tích cho thấy, một trong những vướng mắc ngăn cản người nông dân tham gia hợp tác xã là phần lớn người nông dân nghĩ hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước, do hợp tác xã vẫn còn có những liên hệ nhất định với chính quyền địa phương. Để cải thiện tình hình này, trước mắt các hợp tác xã phải tách biệt những hoạt động của chính quyền địa phương với hoạt động của hợp tác xã. Để thực hiện được điều này thì cần có sự cải thiện cả về phía hợp tác xã và chính quyền địa phương. Đối với các hợp tác xã: Đối với các hợp tác xã đang hiện có trên địa bàn cần có những điều chỉnh nhất định để cho thấy sự tách biệt giữa hợp tác xã và chính quyền địa phương: Hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn cần xây dựng trụ sở riêng tách biệt với văn phòng ấp Tây Sơn. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho hợp tác xã căn cứ vào điều lệ hợp tác xã, ý kiến thống nhất của Đại Hội xã viên, ý kiến của đa số xã viên. Các hợp tác xã cần tránh tâm lý ỷ lại, dựa vào chính quyền địa phương trong phương hướng, cách thức hoạt động. Tổ chức thường xuyên và định kỳ các cuộc hợp lấy ý kiến của xã viên về các vấn đề liên quan trong hoạt động của hợp tác xã. Cần cho xã viên thấy xã viên chính là những người trực tiếp kiểm tra, giám sát, điều hành hợp tác xã thông qua Ban Quản Trị hợp tác xã. Tiến hành công khai các hoạt động, minh bạch tài chính của hợp tác xã. Đối với những hợp tác xã chuẩn bị thành lập có thể chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ cách thức, quy trình thành lập. Tuy nhiên, khi hợp tác xã đã thành lập, hợp tác xã phải tự thân hoạt động và cần có trụ sở riêng, tách biệt với hệ thống chính quyền tại địa phương. Đối với chính quyền địa phương: Cần phải nhìn nhận, đối xử với hợp tác xã như những tổ chức kinh tế khác trên địa bàn, cần tôn trọng quyền tự chủ trong hoạt động của hợp tác xã. Chính quyền địa phương cần tránh tư tưởng chỉ uy, ra lệnh, điều phối hoạt động của hợp tác xã. Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần ban hành qui định hướng dẫn thi hành quyết định 272 Quyết định Của Thủ tướng Chính phủ số 272/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006 - 2010) của Thủ tướng chính phủ: Trong quyết định 272, một trong những giải pháp được đưa ra để phát triển kinh tế tập thể là tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. Quyết định đã yêu cầu: “Thành lập và kiện toàn bộ máy quản lý, bố trí cán bộ chuyên trách thích hợp ở các Bộ, ngành, sở có chức năng quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể: ở các Bộ có vụ, sở có phòng, huyện có cán bộ chuyên trách và ở xã có cán bộ không chuyên trách để theo dõi, hướng dẫn thực hiện chính sách nghiệp vụ đối với khu vực kinh tế này”. Tuy nhiên, hiện Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thi hành, phân bổ cán bộ, qui định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ cho cán bộ chuyên trách cấp huyện và cán bộ không chuyên trách cấp xã. Việc thiếu sót này khiến cho hoạt động của Liên Minh phải dựa chủ yếu vào sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành cấp huyện trong việc theo dõi tình hình thực tế về kinh tế hợp tác và triển khai các hoạt động của Liên Minh Hợp Tác Xã. Do đó, Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cần sớm có những qui định, hướng dẫn cụ thể việc thi hành quyết định 272 của chính phủ, giúp kinh tế hợp tác phát triển, hoạt động vận động tuyên truyền nông dân vào hợp tác xã hiệu quả hơn. Cán bộ không chuyên trách cấp xã sẽ phụ trách mảng kinh tế hợp tác cấp xã. Có nhiệm vụ báo cáo tình hình kinh tế hợp tác của địa phương, tìm kiếm và thông báo các nông dân có tâm huyết, đủ điều kiện tuyên truyền cho cán bộ chuyên trách cấp huyện. Với địa bàn một xã có qui mô nhỏ và cán bộ xã có ít công việc thì việc kiêm nhiệm mảng kinh tế hợp tác của các bộ cấp xã là hoàn toàn có thể. Cán bộ chuyên trách cấp huyện sẽ có nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo của các cán bộ không chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp xã, kịp thời báo cáo cho Liên Minh về tình hình thực tế, giúp Liên Minh kịp thời có những hỗ trợ cần thiết đối với hoạt động vận động tuyên truyền cũng như hoạt động của mảng kinh tế hợp tác của địa phương Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công tác giáo dục: Giáo dục một trong ba yếu tố môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân nói chung và nhận thức về hợp tác xã nói riêng. Tuy những ảnh hưởng của giáo dục khó đánh giá và phân tích. Nhưng việc tăng cường công tác giáo dục lại là một trong những biện pháp có tính chất dài hạn để nâng cao nhận thức của người nông dân về hợp tác xã. Khi công tác giáo dục được tăng cường sẽ góp phần nâng cao trình độ dân trí, đây chính là cơ sở, điều kiện để tiếp thu, học hỏi những cái mới, thay đổi tư duy suy nghĩ, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội,... trong đó có những vấn đề về kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã. Các công việc nên tập trung thực hiện là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu của Ủy Ban Nhân Dân huyện Thoại Sơn đề ra đến 2010: - Tiếp tục thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở (chỉ đạt 68,1% vào năm 2005), mục tiêu phấn đấu là phổ cập trung học cơ sở đạt 81,5% vào năm 2010. - Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 32%. Ngoài ra, Thoại Sơn cần có những chính sách đãi ngộ hợp lý, chính sách thu hút nhân tài, sinh viên mới ra trường. Song song đó từng bước nâng cao trình độ của cán bộ cấp huyện thông qua việc cử đi học và đi học bắt buộc thông qua biên chế. Những công việc trên nhằm từng bước nâng cao trình độ của cán bộ cấp huyện, cải thiện trình độ dân trí của địa phương. Một bước tích cực để nâng cao nhận thức của nông dân nói chung và nhận thức của nông dân về hợp tác xã nói riêng. Từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện Thoại Sơn: Đời sống kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của người dân. Khi người dân đủ ăn, đủ mặc thì người dân mới có điều kiện để quan tâm đến học hành, về các vấn đề xã hội, nhận thức,... Do đó, một trong những giải pháp căn cơ, lâu dài để nhân cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã là từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong huyện. Các công việc trước mắt là phấn đầu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Ủy Ban Nhân Dân huyện Thoại Sơn đã đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010: Tốc độ tăng trung bình của GDP là 11%. Thu ngân sách đạt 121.591 triệu đồng. Sản lượng lương thực đạt 600.000 tấn/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp là 75.967 triệu đồng. Xóa 1.375 căn nhà tre, lá, tạm bợ. Đạt 82% tổng số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ tăng dân số là 1,14%, tỷ lệ hộ nghèo là 0,4%. Số Lao động giải quyết việc làm là 4.000 lao động. Tổ chức thực hiện: Liên Minh Hợp Tác Xã: Tiến hành các hoạt động vận động tuyên truyền hiện tại. Tuy nhiên, trong quá trình vận động cần chú ý, xây dựng khung chương trình giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn cụ thể. Công việc cụ thể như sau: Đối với khung chương trình giảng dạy ở giai đoạn 1, Liên Minh Hợp Tác Xã có thể liên kết, tư vấn, hỗ trợ Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn, để tiến hành lồng ghép các nội dung vận động tuyên truyền về hợp tác xã vào các nội dung khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp. Nội dung vận động tuyên truyền lồng ghép chủ yếu là trình bày, giải thích, chứng minh tính hiệu quả của kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã. Ngoài ra còn giới thiệu về mô hình tổ chức, hoạt động của hợp tác xã. Đối với khung chương trình giảng dạy ở giai đoạn 2, Liên Minh Hợp Tác Xã sẽ tiến hành nghiên cứu, thiết kết những nội dung sẽ trình bày phù hợp với nhận thức và lĩnh vực nông dân có nhu cầu hợp tác. Nội dung giảng giải tập trung chủ yếu là cách thức tiến hành vận động, quy trình, cách thức thành lập hợp tác xã, xây dựng điều lệ, phương án sản xuất cho hợp tác xã. Tích cực, thường xuyên thu thập, nắm rõ về tình hình thực tế của kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở các địa phương thông qua các tổ đại diện và các cán bộ mảng kinh tế hợp tác ở cấp huyện, xã. Từ đó đưa ra những hình thức tuyên truyền vận động phù hợp. Hình thức thu thập thông tin cụ thể như sau: Đối với các tổ đại diện: Thu báo cáo hàng quý các hoạt động khuyến nông (có lồng ghép nội dung tuyên truyền) của tỉnh, huyện thực hiện trên địa bàn. Báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế tập thể của huyện, xã. Các báo cáo này sẽ thu vào tháng thứ nhất của quý kế tiếp và quý đầu tiên của năm kế tiếp. Hiện tại, tổ đại diện này do Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn kiêm nhiệm. Đối với các cán bộ chuyên trách: Thu báo cáo hàng tháng các hoạt động khuyến nông của tỉnh, huyện thực hiện trên địa bàn, thu báo cáo hàng nửa năm về tình hình kinh tế tập thể của huyện, xã. Các báo cáo này sẽ thu nào tuần thứ hai của tháng kế tiếp và tháng thứ nhất của nửa năm kế tiếp. Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngủ cán bộ của Liên Minh thông qua các chương trình, chính sách của Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Ngoài ra Liên Minh Hợp Tác Xã cần khuyến khích tinh thần học hỏi, cầu tiến, sự tự học của cán bộ Liên Minh Hợp Tác Xã. Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang: Qui định biên chế, phân định trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp huyện, cán bộ không chuyên trách kinh tế hợp tác cấp xã. Qui định biên chế, phân định trách nhiệm, quyền hạn đối với cán bộ các Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn trong việc lồng ghép, giảng giải các nội dung vận động tuyên truyền nông dân về hợp tác xã với các nội dung khuyến nông. Phòng khuyến nông huyện Thoại Sơn: Kết hợp với Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã lồng ghép các nội dung tuyên truyền vận động vào các hoạt động khuyến nông của Huyện. Kết hợp thực hiện cùng lúc việc nâng cao kỹ thuật canh tác cho nông dân với việc giải thích, chứng minh những lợi ích do mô hình kinh tế hợp tác phát triển. Các công việc cụ thể như sau: Cử các cán bộ khuyến nông chuyên trách hướng dẫn kỹ thuật của Huyện đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã. Tiến hành lồng ghép các nội dung tuyên truyền về kinh tế hợp tác vào các nội dung khuyến nông của huyện. Tăng cường hiệu quả hoạt động thu thập thông tin về kinh tế hợp tác khi làm tổ đại diện cho Liên Minh Hợp Tác Xã. Hiện tại mảng kinh tế hợp tác do Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn kiêm nhiệm. Trong hoạt động có thể nhờ sự hỗ trợ của phòng kinh tế trong việc thu thập thông tin về kinh tế hợp tác. Kịp thời phát hiện các hạt nhân tiên phong, có tâm huyết với kinh tế hợp tác, kịp thời báo cho Liên Minh Hợp Tác Xã. Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và các đài truyền thanh của các xã trong huyện: Tiếp tục kịp thời đăng tải các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả ở các địa phương. Tiếp tục hỗ trợ Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn và các ban ngành có liên quan trong việc phổ biến, tuyên truyền về Luật hợp tác xã và các chủ trương chính sách về hợp tác xã và kinh tế hợp tác, cũng như công tác vận động nông dân vào hợp tác xã. Việc hỗ trợ thông qua các chương trình tìm hiểu Luật hợp tác xã, các vở kịch tâm lý xã hội, cuộc đối thoại với chuyên gia và nông dân để giúp người nông dân thấy rõ lợi ích của kinh tế hợp tác và nâng cao nhận thức về hợp tác xã. Chính quyền địa phương các xã: Mạnh dạn yêu cầu phá sản bắt buộc theo luật định đối với các hợp tác xã trên địa bàn hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến mô hình kinh tế hợp tác. Tách biệt hoạch động của hợp tác xã với hoạt động của chính quyền địa phương, quản lý, kiểm soát hợp tác xã như các tổ chức kinh tế khác ở địa phương. Phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của cán bộ không chuyên trách mảng kinh tế hợp tác. Tiếp tục hỗ trợ Liên Minh Hợp Tác Xã tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, tập huấn, các cuộc vận động thông qua việc kịp thời phát hiện các nhóm nông dân có nhu cầu thành lập hợp tác xã. Đồng thới hỗ trợ về địa điểm tuyên truyền và làm cầu nối trung gian giữa Liên Minh Hợp Tác Xã với nông dân. Các hợp tác xã ở địa phương: Tổ chức Đại Hội Xã Viên đột xuất. Tiến hành công khai, minh bạch tài chính nhằm khôi phục lòng tin của nông dân đối với Ban Quản Trị và hợp tác xã. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức cơ bản của hợp tác xã, nhất là tính dân chủ và công bằng trong hoạt động cũng như phân phối lợi nhuận của hợp tác xã. Tổ chức các buổi tuyên truyền, giải thích về luật hợp tác xã cho các xã viên của hợp tác xã, giúp cho xã viên có những kiến thức đầy đủ hơn về hợp tác xã. Đáp ứng điều kiện nhân viên kế toán có trình độ trung cấp trở lên bằng cách đưa đi đào tạo hoặc thuê. Cố gằng đa dạng hóa dịch vụ của hợp tác xã cung cấp, làm cho nông dân thấy được việc tham gia vào hợp tác xã sẽ làm tăng tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ thông qua việc nhận được các dịch vụ của hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã còn làm tăng hiệu quả của phần vốn góp của các xã viên. Hợp tác xã cần tiếp thu, học hỏi, áp dụng các mô hình làm ăn có hiệu quả ở các địa phương nhằm tìm ra mô hình hoạt động hiệu quả nhất cho hợp tác xã mình. Chương 5: Kết Luận Kết Luận: Nhận thức của nông dân: Hiện tại, người nông dân bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải hợp tác liên kết trong sản xuất. Và khâu bơm tưới là khâu theo người nông dân cần sự hợp tác, liên kết nhất. Ngoài ra, nhu cầu hợp tác cũng bắt đầu xuất hiện ở các khâu khác như chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt là khâu tiêu thụ nông sản. Nông dân huyện Thoại Sơn đang hiểu hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước, hoạt động vì lợi ích kinh tế và không phải nộp thuế cho nhà nước. Và người nông dân tham gia hợp tác xã chủ yếu nhằm mục đích nhận được những dịch vụ của hợp tác xã cung cấp. Người nông dân hiện tại ít quan tâm nhiều đến lợi nhuận trên vốn góp của mình. Và phần lớn nông dân hiểu rõ việc tham gia hợp tác xã là tự nuyện. Tuy nhiên người nông dân không biết rằng nông dân trong vùng đê bao của hợp tác xã có quyền không tham gia hợp tác xã. Hiện tại đa phần nông dân không có ý định tham gia hợp tác xã (60%). Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể và ngày càng có lợi hơn cho mô hình làm ăn hợp tác của huyện nhà. Một trong những cải thiện đáng kể trong nhận thức là phần lớn nông dân đã hiểu rằng dù có tham gia hợp tác xã thì ruộng đất vẫn thuộc về nông dân. Tuy nhiên, hiện tại nông dân vẫn còn quan niệm rằng tài sản hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của Ban Quản Trị hợp tác xã. Đây chính là hậu quả của việc tài chính không minh bạch và sự quan liêu của Ban Quản Trị một số hợp tác xã trong thời gian qua, khiến cho người nông dân hiểu nhầm vấn đề này. Về quyền và nghĩa vụ của xã viên, ta thấy phần lớn nông dân đã nhận thức được các quyền cơ bản của xã viên. Tuy nhiên nghĩa vụ của các xã viên ít được nông dân nhận thức được. Nguyên nhân chủ yếu do việc xa rời xã viên của Ban Quản Trị hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động theo ý kiến chủ quan của một số cá nhân. Điều này làm cho nông quan niệm công việc quản lý hợp tác xã là của riêng Ban Quản Trịhợp tác xã, xã viên chỉ có nghĩa vụ góp vốn và nhận cổ tức khi hợp tác xã hoạt động có lãi. Giải pháp nâng cao nhận thức: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền: Tiến hành vận động tuyên truyền lồng ghép vào các hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Với khung nội dung phù hợp cho từng địa bàn và từng đối tượng cụ thể Tiến hành xây dựng mô hình thí điểm và tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho Liên Minh Hợp Tác Xã. Qui định biên chế, phân định trách nhiệm quyền hạn cho cán bộ chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp huyện, xã. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã: Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp nhằm nâng cao tiện ích cho xã viên và tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn góp. Đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã. Học hỏi, tiếp thu, xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả phù hợp với địa phương. Đề xuất: Để thực hiện được những giải pháp đã đưa ra ở phần trên thì trước tiên Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và các ban ngành có liên quan cần tiếp tục có những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã cụ thể là: Đào tạo - tập huấn cán bộ cho Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang nhằm nâng chất đội ngũ cán bộ của Liên Minh. Ngoài ra, còn phải bổ sung, phân công cụ thể đội ngũ cán bộ chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp huyện và cán bộ không chuyên trách cấp xã. Tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác ngắn hạn cũng như dài hạn cho từng thời kỳ cụ thể. Hỗ trợ Liên Minh, hợp tác xã tiến hành liên kết 4 nhà để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thực hiện các hợp đồng bao tiêu nông sản cho nông dân. Vế phía Liên Minh: Liên Minh hợp tác xã An Giang tiếp tục các hoạt động tuyên truyền nông dân về luật hợp tác xã, vận động nông dân vào hợp tác xã, …. Tiếp tục mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ Ban Quản Trị hợp tác xã. Các hợp tác xã cần phải tiếp tục củng cố hoạt động của mình, bảo đảm tính dân chủ và công bằng trong hoạt động của hợp tác xã, tích cực củng cố và nâng cao trình độ quản lý, điều hành cho Ban Quản Trị hợp tác xã. Trong hoạt động cần có kế hoạch cụ thể, tìm kiếm, xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả cho hợp tác xã. Bên cạnh đó cần sự hỗ trợ, liên hệ, cộng tác giữa Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn, phòng Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, các cơ quan ban ngành trong qua xây dựng chính sách, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác tránh sự khập khiểng, chồng chéo trong chủ trương và thực hiện. Cũng như việc hỗ trợ trong xây dựng khung nội dung giảng dạy, tuyên truyền nông dân. Tất cả những việc trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã của huyện Thoại Sơn nói riêng và An Giang nói chung phát triển trong thời kỳ hội nhập. Việc này sẽ tạo thế và lực cho nông nghiệp Việt Nam có thể đứng vững và phát triển trong thời buổi kinh tế. Tài Liệu Tham Khảo Ths. Lưu Thanh Đức Hải, 2004. Bài Giảng Nghiên Cứu Marketing, Đại Học Cần Thơ. Phòng Thống Kê Huyện Thoại Sơn. 2005. Niêm Giám Thống Kê Năm 2005. UBND Huyện Thoại Sơn. 2005. Báo Cáo số 52/BC.UB-TCKH về Tình Hình Thực Hiện Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm 2001 – 2005. Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm Tới 2006 – 2010 Trên Địa Bàn Huệyn Thoại Sơn. Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang. 2006. Báo Cáo số 06/BC.LM về Thực Hiện Đề Án Phát Triển HợP TÁC XÃ Năm 2001 – 2005. Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Hợp Tác – HợP TÁC XÃ Năm 2006 – 2010. Ths. Trần Minh Hải. 2006. Tài liệu môn Quản Trị Hợp Tác Xã, Đại Học An Giang. Theo Luật Hợp Tác Xã năm 2004 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trang web Bách Khoa Toàn Thư Mở: Trang web tỉnh An Giang: Trang web Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang: Báo cáo số 228/BC.SNN.CCHTX của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang Báo cáo Công tác tập huấn cán bộ HTX.NN Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thực hiện 2003 – 2005. Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới 2006 – 2010 trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Phụ Lục 1 Phiếu phỏng vấn phát thảo: Xin chào Ông/bà. Tôi là Phan Trung Nghĩa, sinh viên khoa KT – QTKD của trường Đại học An Giang. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”. Những ý kiến góp ý, trả lời sẽ được ghi nhận và tạo cơ sở để đưa ra phiếu phỏng vấn chính thức. Những câu trả lời của ông/bà rất quý giá đối với tôi. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông/bà. 1. Ông/bà có cần sự hợp tác trong sản xuất nông nghiệp? Nếu có thì cần những khâu nào? Và khâu nào là quan trọng nhất? 2. Theo ông/bà thì mô hình tổ chức của hợp tác xã là gì? 3. Ông/bà hiểu như thế nào về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã? 4. Theo ông/bà việc tham gia làm xã viên hợp tác xã là việc tự nguyện hay bắt buộc? 5. Theo ông/bà thì xã viên hợp tác xã có những quyền gì? Hãy kể các quyền của xã viên mà ông/bà biết ? 6. Theo ông/bà hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho những ai? 7. Theo ông/bà quyền lợi giữa các xã viên có bằng nhau không? 8. Theo ông/bà xã viên của hợp tác xã có nghĩa vụ gì không? Nếu có hãy kể các nghĩa vụ của xã viên? 9. Theo ông/bà thì việc tham gia vào hợp tác xã có mang lại những lợi ích gì không? 10. Nếu ông/bà chưa phải là xã viên thì khi địa phương thành lập hợp tác xã thì ông bà có tham gia hợp tác xã không? CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ ! Phiếu phỏng vấn chính thức: PHIẾU PHỎNG VẤN NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HợP TÁC XÃ KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG Xin chào ông/bà, tôi là Phan Trung Nghĩa, sinh viên khoa KT – QTKD của trường Đại học An Giang. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”. Xin ông/bà vui lòng dành chút thời gian để giúp tôi trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây. Câu trả lời của ông/bà rất quý giá đối với tôi. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông/bà. 1. Xin ông/bà vui lòng cho biết mình có đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp không? (Nếu trả lời không thì tạm dừng cuộc phỏng vấn) Có □ Không □ 2. Ông/bà đã từng nghe nói về hợp tác xã kiểu mới chưa? (Nếu trả lời chưa thì tạm dừng cuộc phỏng vấn) Có □ Chưa □ 3. Ông/bà đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp? (Nếu trả lời cần thiết hoặc rất cần thiết thì hỏi tiếp câu 4, nếu không thì chuyển sang câu 5) Rất không Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết cần thiết 4. Theo ông/bà thì cần phải hợp tác trong những khâu nào? (Câu hỏi nhiều sự lựa chọn). Và khâu nào là cần thiết phải hợp tác nhất? Tại sao khâu đó là khâu cần thiết phải hợp tác nhất? Bơm tưới Gieo sạ Chăm sóc Thu hoạch Tiêu thụ Sự cần thiết Cần thiết nhất …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. ………… ………… 5. Theo ông/bà thì hợp tác xã là tổ chức như thế nào? a) Tổ chức của nhà nước. b) Tổ chức liên doanh với nhà nước. c) Tổ chức kinh tế độc lập. d) Không biết. 6. Theo ông/bà mục tiêu của hợp tác xã là gì? a) Quản lý nông dân. b) Lợi ích kinh tế. c) Lợi ích cộng đồng. d) Cả (b) và (c). e) Không biết. 7. Theo ông/bà hợp tác xã phải nộp thuế thu nhập không? a) Có b) Không c) Tùy địa phương d) Không biết 8. Khi ông/bà vào hợp tác xã thì ruộng đất của ông/bà sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? a) Nhà nước. b) hợp tác xã. c) Xã viên. d) Không biết. 9. Theo ông/bà thì tài sản của hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của ai? a) Nhà nước. b) hợp tác xã. c) Xã viên. d) Không biết. 10. Theo ông/bà việc tham gia làm xã viên hợp tác xã là việc có tính chất như thế nào? Bắt buộc □ Tự nguyện □ Tùy địa phương □ 11. Theo ông/bà thì xã viên hợp tác xã có những quyền sau, đúng hay sai? Đúng Sai Quyền tự do kinh doanh hộ. ………………..…… ………………..……… Quyền rời khỏi hợp tác xã. ………………..…… ………………..…… Quyền quyết định vốn góp. ……………….. ………………..……… Quyền kiểm tra, kiểm soát. ………………..… ………………..…… Quyền quản lý hợp tác xã. ………………..… ………………..…… Quyền được chia lãi. ………………..… ………………..…… 12a. Theo ông/bà hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho những ai? (Nếu chọn câu b thì hỏi tiếp câu 12b) Chỉ cung cấp cho xã viên. Cung cấp cho cả xã viên và các nông dân có nhu cầu. Tùy hợp tác xã. 12b. Theo ông/bà thì xã viên có lợi hơn các nông dân khác không khi mua các dịch vụ mà HợP TÁC XÃ cung cấp? Có □ Không □ Không biết □ 13. Mọi xã viên đều chỉ có một phiếu biểu quyết tại các cuộc họp của hợp tác xã, theo ông/bà đúng hay sai? Đúng □ Sai □ Không biết □ 14. Theo ông/bà quyền lợi giữa các xã viên có bằng nhau không? Có □ Không □ Không biết □ 15a. Theo ông/bà xã viên của hợp tác xã có nghĩa vụ gì không? (Nếu trả lời có thì hỏi tiếp câu 15b) Có □ Không □ 15b. Theo ông/bà thì xã viên hợp tác xã có những nghĩa vụ sau, đúng hay sai? Đúng Sai Nghĩa vụ chấp hành điều lệ. ………………..…… ………………..……….. Nghĩa vụ góp vốn. ………………..…… ………………..……….. Chịu trách nhiệm trên khoản vốn góp của mình. ………………..…… ………………..……….. Bồi thường hại do mình gây ra. ………………..…… ………………..……….. Bảo vệ tài sản hợp tác xã ………………..…… ………………..……….. Dự họp và đóng góp ý kiến ………………..…… ………………..……….. 16. Theo ông/bà thì việc tham gia vào hợp tác xã có lợi cho: Đúng Sai Phần vốn góp vào hợp tác xã. Quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình. 17. Xin ông/bà cho biết: Đúng Sai a. Là xã viên ………………… ……………………… b. Sẽ tham gia hợp tác xã. ………………… ………………………. 18. Theo ông/bà thì để nông dân tin tưởng tham gia vào hợp tác xã thì hợp tác xã cần làm những gì? Và điều gì là quan trọng nhất? Tại sao đó là điều quan trọng nhất? Cần làm tốt Quan trọng nhất Nếu ông bà tham gia hợp tác xã thì ông bà mong muốn hợp tác xã đó sẽ như thế nào? . Ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân. Họ và Tên: ……………………….………… Giới tính:…………………………. Trình độ văn hóa:…………………………… Tuổi:…………………………….. Địa chỉ: ………………………….................. Diện tích đất nông nghiệp: ……….. CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ ! Phụ Lục 2. Danh sách các biểu bảng 1. Các bảng thể hiện địa bàn ảnh hưởng đến nhận thức: Bảng 1.1: Kết quả kiểm định Chi-Square mối quan hệ giữa địa bàn với nhận thức về sự cần thiết của sự hợp tác Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 12,748(a) 9 ,174 Likelihood Ratio 17,252 9 ,045 Linear-by-Linear Association 3,470 1 ,063 N of Valid Cases 100 a 9 cells (56,3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1,68. Bảng 1.2: Địa bàn ảnh hưởng đến nhận thức về khâu cần sự hợp tác nhất Địa bàn Total Phú Thuận Vĩnh khánh Vĩnh Phú Tây Phú Khâu cần sự hợp tác nhất Bơm tưới Count 10 11 8 8 37 % within Địa bàn 41,7% 68,8% 57,1% 50,0% 52,9% Gieo sạ Count 1 2 5 3 11 % within Địa bàn 4,2% 12,5% 35,7% 18,8% 15,7% Chăm sóc Count 7 0 0 5 12 % within Địa bàn 29,2% ,0% ,0% 31,3% 17,1% Tiêu thụ Count 6 3 1 0 10 % within Địa bàn 25,0% 18,8% 7,1% .0% 14,3% Total Count 24 16 14 16 70 % within Địa bàn 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 21,168(a) 9 ,012 Likelihood Ratio 27,488 9 ,001 Linear-by-Linear Association 3,102 1 ,078 N of Valid Cases 70 a 12 cells (75,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2,00. Bảng 1.3: Địa bàn ảnh hưởng đến quyết định tham gia hợp tác xã. Địa bàn Total Phú Thuận Vĩnh khánh Vĩnh Phú Tây Phú Sẽ tham gia hợp tác xã Đúng Count 8 9 1 0 18 % within Địa bàn 72,7% 52,9% 16,7% ,0% 42,9% Sai Count 3 8 5 8 24 % within Địa bàn 27,3% 47,1% 83,3% 100,0% 57,1% Total Count 11 17 6 8 42 % within Địa bàn 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 12,394(a) 3 ,006 Likelihood Ratio 15,558 3 ,001 Linear-by-Linear Association 11,368 1 ,001 N of Valid Cases 42 a 5 cells (62,5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2,57. 2. Các bảng thể hiện trình độ ảnh hưởng đến nhận thức: Bảng 2.1:Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Trình độ Total Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Mục tiêu của hợp tác xã Quản lý nộng dân Count 6 1 0 7 % within Trình độ 14,3% 2,6% ,0% 7,0% Lợi ích kinh tế Count 26 12 3 41 % within Trình độ 61,9% 31,6% 15,0% 41,0% Lợi ích cộng đồng Count 5 9 5 19 % within Trình độ 11,9% 23,7% 25,0% 19,0% Lợi ích kinh tế & lợi ích công đồng Count 3 9 12 24 % within Trình độ 7,1% 23,7% 60,0% 24,0% Không biết Count 2 7 0 9 % within Trình độ 4,8% 18,4% ,0% 9,0% Total Count 42 38 20 100 % within Trình độ 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 38,308(a) 8 ,000 Likelihood Ratio 39,728 8 ,000 Linear-by-Linear Association 18,766 1 ,000 N of Valid Cases 100 a 8 cells (53,3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1,40. Bảng 2.2: Kiểm định Chi-Square về trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất: Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 11,301(a) 6 ,080 Likelihood Ratio 11,700 6 ,069 Linear-by-Linear Association 2,907 1 ,088 N of Valid Cases 100 a 9 cells (75,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is,20. Bảng 2.3: Trình độ ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Trình độ Total Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Quyền sở hữu tài sản hợp tác xã Nhà nước Count 7 8 2 17 % within Trình độ 16,7% 21,1% 10,0% 17,0% Hợp tác xã Count 14 13 0 27 % within Trình độ 33,3% 34,2% ,0% 27,0% Nông dân Count 14 15 16 45 % within Trình độ 33,4% 39,5% 80,0% 42,0% Không biết Count 7 2 2 11 % within Trình độ 16,7% 5,3% 10,0% 11,0% Total Count 42 38 20 100 % within Trình độ 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 19,555(a) 8 ,012 Likelihood Ratio 24,423 8 ,002 Linear-by-Linear Association ,673 1 ,412 N of Valid Cases 100 a 7 cells (46.7%) have expected count less than 5. The minimum expected count is.60. 3. Các bảng thể hiện độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức: Bảng 3.1: Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất: Độ tuổi Total Từ 20- 30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51- 60 Quyền sở hữu ruộng đất Nhà nước Count 1 0 1 6 8 % within Độ tuổi 9,1% ,0% 3,8% 14,6% 8,0% hợp tác xã Count 4 0 0 2 6 % within Độ tuổi 36n4% ,0% ,0% 4,9% 6,0% Nông dân Count 6 22 25 32 85 % within Độ tuổi 54,5% 100,0% 96,2% 78,0% 85,0% Không biết Count 0 0 0 1 1 % within Độ tuổi ,0% ,0% ,0% 2,4% 1,0% Total Count 11 22 26 41 100 % within Độ tuổi 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 28,296(a) 9 ,001 Likelihood Ratio 23,940 9 ,004 Linear-by-Linear Association ,071 1 ,790 N of Valid Cases 100 a 12 cells (75,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is,11. Bảng 3.2: Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản hợp tác xã: Độ tuổi Total Từ 20- 30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51- 60 Quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã Nhà nước Count 1 1 6 9 17 % within Độ tuổi 9,1% 4,5% 23,1% 22,0% 17,0% Hợp tác xã Count 3 10 5 9 27 % within Độ tuổi 27,3% 45,5% 19,2% 22,0% 27,0% Nông dân Count 5 10 9 21 42 % within Độ tuổi 45,5% 45,5% 34,6% 51,2% 42,0% Không biết Count 2 1 6 2 11 % within Độ tuổi 18,2% 4,5% 23,1% 4,9% 11,0% Total Count 11 22 26 41 100 % within Độ tuổi 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 26,150(a) 12 ,010 Likelihood Ratio 23,669 12 ,023 Linear-by-Linear Association 1,856 1 ,173 N of Valid Cases 100 a 13 cells (65.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is.33. Bảng 3.3: Độ tuổi ảnh hưởng đến biểu hiện của nhận thức: Độ tuổi Total Từ 20- 30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51- 60 Sẽ tham gia hợp tác xã Đúng Count 4 4 4 6 18 % within Độ tuổi 100,0% 50,0% 33,3% 33,3% 42,9% Sai Count 0 4 8 12 24 % within Độ tuổi ,0% 50,0% 66,7% 66,7% 57,1% Total Count 4 8 12 2 42 % within Độ tuổi 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 32,336(a) 21 ,054 Likelihood Ratio 44,042 21 ,002 Linear-by-Linear Association 4,740 1 ,029 N of Valid Cases 42 a 44 cells (100,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is,43. 4. Các bảng thể hiện sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức: Bảng 4.1: Kiểm định Chi-Square sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về mục tiêu hợp tác xã: Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 4,874(a) 4 ,300 Likelihood Ratio 5,133 4 ,274 Linear-by-Linear Association ,372 1 ,542 N of Valid Cases 100 a 3 cells (30,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2,52. Bảng 4.2: Sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất Là xã viên Total Đúng Sai Quyền sở hữu ruộng đất Nhà nước Coun 0 8 8 % within Là xã viên ,0% 12,5% 8,0% Hợp tác xã Count 0 6 6 % within Là xã viên ,0% 9,4% 6,0% Nông dân Count 36 49 85 % within Là xã viên 100,0% 76,6% 85,0% Không biết Count 0 1 1 % within Là xã viên ,0% 1,6% 1,0% Total Count 36 64 100 % within Là xã viên 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 9,926(a) 3 ,019 Likelihood Ratio 14,845 3 ,002 Linear-by-Linear Association 7,100 1 ,008 N of Valid Cases 100 a 5 cells (62.5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is.36. Bảng 4.3: Sự gia nhập hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã: Là xã viên Total Đúng Sai Quyền sở hữu tài sản của hợp tác xã. Nhà nước Count 1 16 17 % within Là xã viên 2,8% 25,0% 17,0% hợp tác xã Count 13 14 27 % within Là xã viên 36,1% 21,9% 27,0% Nông dân Count 21 24 45 % within Là xã viên 58,3% 37,5% 45,0% Không biết Count 1 10 11 % within Là xã viên 2,8% 15,6% 11,0% Total Count 36 64 100 % within Là xã viên 100,0% 100,0% 100,0% Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 17,140(a) 4 ,002 Likelihood Ratio 20,758 4 ,000 Linear-by-Linear Association ,000 1 ,994 N of Valid Cases 100 a 3 cells (30,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1,08. 5. Các kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biểu hiện của nhận thức với các tiêu chí về nhận thức:. Bảng 5.1: Kiểm định Chi-Square mối quan hệ của biểu nhiện của nhận thức với tiêu chí nhận thức đúng mục tiêu hoạt động của hợp tác xã. Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 9,450 4 ,051 Likelihood Ratio 10,341 4 ,035 Linear-by-Linear Association 2,011 1 ,156 N of Valid Cases 41 a 6 cells (60.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.46. Bảng 5.2: Kiểm định Chi-Square mối quan hệ của biểu nhiện của nhận thức với tiêu chí nhận thức đúng phạm vi cung cấp dịch vụ của hợp tác xã. Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 10,071 2 ,007 Likelihood Ratio 11,791 2 ,003 Linear-by-Linear Association ,097 1 ,756 N of Valid Cases 41 a 2 cells (33.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.95. Bảng 5.3: Kiểm định Chi-Square mối quan hệ của biểu nhiện của nhận thức với tiêu chí nhận biết xã viên có nghĩa vụ khi tham gia hợp tác xã. Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 13,727 1 ,000 Continuity Correction 11,226 1 ,001 Likelihood Ratio 17,989 1 ,000 Fisher's Exact Test ,000 ,000 Linear-by-Linear Association 13,384 1 ,000 N of Valid Cases 40 a Computed only for a 2x2 table b 0 cells (,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 5,23.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT4.doc
Tài liệu liên quan