Du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch biển đảo và du
lịch mạo hiểm được nhiều người dân Cần Thơ lựa
chọn, dần thay thế cho các hoạt động nông nghiệp
nhàm chán và đơn điệu trước đây. Vì thế, các công
ty lữ hành cần cân nhắc và đưa vào chương trình
du lịch các hoạt động trải nghiệm liên quan để kích
thích nhu cầu của người dân, đồng thời thay thế
hình thức lưu trú ở các nhà nghỉ, khách sạn bằng
việc ngủ lều, cắm trại hoặc ở trong các homestay
đẹp, độc đáo để tăng sự hài lòng và thu hút khách
hàng.
Liên kết với các hãng hàng không nội địa uy
tín, với sự liên kết này đảm bảo sẽ tìm được hành
trình và mức giá tốt nhất cho khách hàng. Hình
thức hợp tác giữa công ty lữ hành với các hãng
hàng không có uy tín trong nước ngày nay khá phổ
biến để kích cầu du lịch. Như vậy, sẽ thiết kế được
nhiều tour ở các tỉnh ngoài vùng ĐBSCL nhưng
với mức chi phí hợp lý sẽ nhận được sự quan tâm
từ phía những người dân có nhu cầu.
Các đơn vị lữ hành cần phối hợp chặt chẽ với
các đối tác tại điểm đến diễn ra các hoạt động trải
nghiệm, các khu homestay để đảm bảo dịch vụ
cung cấp cho khách hàng, tạo sự hài lòng cao nhất,
dự trù các trường hợp có thể xảy ra để giải quyết
nhanh chóng, tạo sự an tâm, tin tưởng nơi khách
hàng. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần lựa chọn
điểm đến phù hợp với từng nhóm đối tượng khác
nhau; hoạt động trải nghiệm mới lạ, đặc trưng và
mang dấu ấn riêng cho công ty; hoạt động phù hợp
với mục đích đi du lịch trải nghiệm cũng như với
độ tuổi của khách hàng. Các đơn vị cung ứng dịch
vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn cần đảm bảo
vệ sinh thực phẩm và an toàn cho khách hàng trong
lúc chế biến, thưởng thức các món ăn địa phương.
Các hoạt động mạo hiểm, khám phá, leo núi cần có
người hướng dẫn chuyên nghiệp và đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho du khách khi tham gia.
Các đơn vị lữ hành cũng cần tăng cường quảng
bá các tour du lịch trải nghiệm mới, các hoạt động
hấp dẫn, những điểm đến đặc sắc về thiên nhiên,
văn hóa , các chương trình khuyến mãi trên nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau như: brochure;
các trang mạng xã hội; các trang cung cấp thông tin
về du lịch nổi tiếng cần chú ý đến hình ảnh bắt mắt,
sinh động, video clip chọn lọc để hấp dẫn người
xem.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
109
DOI:10.22144/ctu.jvn.2018.130
NGHIÊN CỨU NHU CẦU DU LỊCH TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nguyễn Thị Tú Trinh1*, Nguyễn Hồng Đào2 và Khưu Ngọc Huyền1
1Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
2Sinh viên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, khóa 39, Trường Đại học Cần Thơ
*Người chịu trách nhiệm về bài viết: Nguyễn Thị Tú Trinh (email: tutrinh@ctu.edu.vn)
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 18/12/2017
Ngày nhận bài sửa: 02/03/2018
Ngày duyệt đăng: 30/10/2018
Title:
Investigation of residents’
demand on experiential
tourism in Can Tho city
Từ khóa:
Du lịch trải nghiệm, nhu cầu,
thành phố Cần Thơ
Keywords:
Can Tho city, demand,
experiential tourism
ABSTRACT
This study was conducted to investigate the demand on experiential
tourism of the resident of Can Tho city. It was based on interview data
from 200 citizens and use of descriptive statistics and crosstab method.
The results showed that experiential tourism is not only a new type of
tourism but also a tourist trend of young generations. In addition, the
results also indicated a range of essential activities in an experiential
tour for the customers. Based on these results, some policy
recommendations were proposed for tourism enterprises to satisfy
demand on experiential tourism of the resident of Can Tho city better in
the coming years.
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích nhu cầu du lịch trải nghiệm của
người dân thành phố Cần Thơ. Dữ liệu trong đề tài được thu thập bằng
cách khảo sát 200 người dân ở thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu nhu
cầu du lịch trải nghiệm của họ. Đề tài sử dụng hai phương pháp chính là
thống kê mô tả và phân tích bảng chéo. Kết quả nghiên cứu cho thấy du
lịch trải nghiệm là loại hình du lịch khá mới mẻ và đang là xu hướng của
giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các hoạt động mà
khách hàng mong muốn được trải nghiệm trong một tour du lịch. Dựa
trên kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị phù hợp
cho các công ty lữ hành để đáp ứng nhu cầu du lịch trải nghiệm của
người dân thành phố Cần Thơ tốt hơn trong thời gian tới.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Tú Trinh, Nguyễn Hồng Đào và Khưu Ngọc Huyền, 2018. Nghiên cứu nhu cầu du
lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
54(7C): 109-116.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, du lịch đang trở thành một lối sống
mới. Du lịch không đơn thuần là tham quan mà còn
phải khám phá, trải nghiệm, không chỉ nghe hướng
dẫn viên thuyết trình mà phải có sự tham gia,
tương tác lẫn nhau. Rất nhiều người đã và đang tìm
đến một loại hình du lịch mới - du lịch trải nghiệm.
Đúng như tên gọi của nó, đây là loại hình du lịch
mong muốn đem lại cho khách hàng những trải
nghiệm độc đáo, thậm chí là lần đầu tiên tham gia
một hoạt động nào đó, thu hút du khách bởi sự
năng động, mới lạ, hấp dẫn và đầy thử thách. Tuy
nhiên, loại hình du lịch này vẫn chưa phổ biến ở
Việt Nam. Bằng chứng là chỉ một vài tỉnh thành ở
nước ta mới bắt đầu để ý đến loại hình này và
không nhiều công ty lữ hành đưa vào khai thác.
Miền Bắc có tour trải nghiệm làng quê ở làng cổ
Đường Lâm (Hà Nội) hay làng Yên Đức (Quảng
Ninh). Khu vực miền Trung có các tour khám phá
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
110
Cù lao Chàm và làm nông dân ở làng rau Trà Quế
(Quảng Nam). Tây Nguyên có tour “Đà Lạt xanh”
với hoạt động thu hoạch rau và dâu tây. Đến với
tour này, du khách được hướng dẫn cách cắt tỉa,
trồng dâu và tham quan những khu vườn ươm các
loại hoa như đồng tiền, cẩm chướng vàlay ơn.
Ngoài ra, Tây Nguyên còn có tour khám phá vương
quốc cà phê, hiểu được cách thức canh tác, văn hóa
cà phê ở Đắk Lắk. Đặc trưng về du lịch trải nghiệm
ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thì có tour
“Một ngày làm điền chủ” hay các hoạt động tận tay
làm các loại bánh dân gian ở các điểm du lịch sinh
thái. Nhìn chung, những tour này còn khá mới và
chưa được nhiều du khách lựa chọn do thói quen
của người Việt Nam vẫn là du lịch theo kiểu ưa
thích tham quan và ngại khám phá.
Mặc dù đang là xu hướng phát triển nhưng du
lịch trải nghiệm vẫn còn xa lạ đối với các cơ quan,
công ty lữ hành lẫn du khách. Nhu cầu du lịch của
người dân Cần Thơ đang tăng trưởng khá nhanh và
ngày càng đa dạng, đòi hỏi những tour mới lạ.
Nhưng thực tế các công ty lữ hành chỉ cung cấp số
lượng rất ít tour du lịch trải nghiệm. Ngoài ra,
những nghiên cứu về du lịch rất nhiều nhưng
nghiên cứu về du lịch trải nghiệm thì rất khiêm tốn.
Nhận thấy được tiềm năng to lớn cho loại hình du
lịch còn bị bỏ ngỏ này, đề tài “Nghiên cứu nhu cầu
du lịch trải nghiệm của người dân thành phố Cần
Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá nhu cầu tiêu
dùng của người dân với mục đích chủ yếu là có cái
nhìn tổng quan về nhu cầu đối với loại hình du lịch
trải nghiệm, qua đó giúp các công ty lữ hành nhận
biết được mức độ quan tâm và lựa chọn của khách
hàng, từ đó có kế hoạch khai thác hợp lý và hiệu
quả, tạo nên một phân khúc mới cho thị trường du
lịch.
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Nhu cầu du lịch
2.1.1 Nhu cầu
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện
trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó
phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối
thiểu nhất hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã
được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát
triển và tiến hóa. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý,
là những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và
phát triển. Mọi cá nhân đều có những nhu cầu, một
số nhu cầu là bẩm sinh, một số là do thu nạp. Trên
thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu và động
cơ của con người, giúp các nhà quản trị có thể nắm
bắt tâm lý, thị hiếu khách hàng một cách kịp thời
và đúng đắn. Trong số các lý thuyết đó, nổi tiếng
và phổ biến nhất phải kể đến thuyết cấp bậc nhu
cầu của Maslow. Maslow (1943) cho rằng hành vi
của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu
cầu đó được sắp xếp theo một thứ tự ưu tiên từ thấp
đến cao thành 5 bậc: nhu cầu sinh học (ăn, uống, ở,
thở, mặc...); nhu cầu an toàn (được che chở, bảo
vệ, an ninh...); nhu cầu xã hội (tình yêu, tình
bạn...); nhu cầu được tôn trọng (địa vị, uy tín...); và
nhu cầu tự thể hiện.
2.1.2 Nhu cầu du lịch
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa
(2009), nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con
người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên
của mình để có được những xúc cảm mới, trải
nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối
quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái
dễ chịu về tinh thần.
Nhu cầu du lịch khác với nhu cầu của khách du
lịch. Nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu cơ bản,
do vậy, nhu cầu du lịch chỉ được thỏa mãn trong
những điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện về
kinh tế, kỹ thuật, xã hội Còn nhu cầu của khách
du lịch là những mong muốn cụ thể của khách du
lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, nó bao gồm:
nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ
sung.
Như vậy, nghiên cứu xoay quanh việc tìm hiểu
nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành
phố Cần Thơ bao gồm việc nghiên cứu thời gian,
mục đích, hình thức, phương tiện, địa điểm, các
hoạt động cũng như các dịch vụ cần có khi thực
hiện chuyến du lịch trải nghiệm.
2.2 Một số lý thuyết cơ bản về du lịch trải
nghiệm
2.2.1 Du lịch trải nghiệm
Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch giúp du
khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống
trong những môi trường mới. Tham gia du lịch trải
nghiệm là hoạt động hòa mình vào thực tế cuộc
sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông
qua việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào các
hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên
trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa.
Những hoạt động đó sẽ giúp du khách sẽ có thêm
những trải nghiệm thú vị về cuộc sống trong những
môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường
ngày. Ngoài ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm
những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên
nhiên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các
hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa
phương (Trần Duy Minh và Phạm Đức Thiện,
2016).
Hiện nay, du lịch trải nghiệm đã trở thành thuật
ngữ bao gồm một loạt các loại hình du lịch khác
như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch giáo
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
111
dục, du lịch khám phá, du lịch di sản và du lịch tự
nhiên. Du lịch trải nghiệm hạn chế tối thiểu những
ảnh hưởng đến môi trường, thể hiện sự tôn trọng
đối với các nền văn hóa khác nhau, đòi hỏi du
khách chủ động, linh hoạt để trải nghiệm và học
hỏi chứ không phải chỉ đơn thuần là đứng lại và
nhìn ngắm lướt qua.
Như vậy, một cách khái quát, du lịch trải
nghiệm là bất kỳ loại hình du lịch nào mà chúng ta
biết đến, tuy nhiên, yếu tố trải nghiệm của du
khách được ưu tiên hàng đầu. Du khách phải hoạt
động nhiều hơn, tương tác với thiên nhiên và cuộc
sống xung quanh nhiều hơn, tự mình thực hiện, tự
mình rút kinh nghiệm cho bản thân. Đó có thể là
những hoạt động đặc biệt, mới lạ, hấp dẫn, liên
quan đến văn hóa, lối sống, khám phá thiên
nhiên ở vùng đất mới. Du khách sẽ dùng tất cả
các giác quan để cảm nhận và tạo nên những câu
chuyện riêng của bản thân. Tất nhiên, nó sẽ làm
cho du khách ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc về
chuyến đi hơn bất kỳ chia sẻ nào trên các trang tư
vấn hay từ người khác.
2.2.2 Sự khác biệt giữa du lịch trải nghiệm với
các loại hình du lịch khác
Như đã nêu, du lịch trải nghiệm có thể là du
lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái hay du
lịch mạo hiểm Nói cách khác, du lịch trải
nghiệm có thể là bất kỳ loại hình du lịch nào mà có
thêm yếu tố “trải nghiệm”. Sự trải nghiệm được thể
hiện qua việc du khách trực tiếp tham gia hoạt
động, cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau
đó tự rút ra kinh nghiệm hay tạo kỷ niệm riêng biệt
cho bản thân. Điểm khác biệt duy nhất và cũng là
quan trọng nhất chính là du lịch trải nghiệm không
đi theo lối mòn, không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn
lựa chọn điểm thông thường hay các hoạt động
nhàm chán, khác xa so với du lịch tham quan với
mục đích hưởng thụ, nhìn ngắm phong cảnh, chụp
ảnh lưu niệm là chính. Nó đòi hỏi du khách năng
động hơn, chủ động hơn và phải tự mình làm tất cả.
Hướng dẫn viên không còn là người thuyết trình
xuyên suốt hay là hoạt náo viên thông thường mà
lúc này, hướng dẫn viên đóng vai trò như một
người khơi gợi, dẫn dắt du khách vào những hoạt
động, quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
Ngay cả những nhà cung cấp dịch vụ du lịch
cũng nhận thấy tiềm năng phát triển của loại hình
này. Họ cho rằng, nhiều du khách ấn tượng về loại
hình du lịch trải nghiệm vì lý do tưởng chừng như
đơn giản nhưng chính là xu hướng của du lịch
trong tương lai (đi du lịch với cảm giác không bị
gò bó, bị áp đặt theo chương trình khép kín, chỉ
đơn thuần là ngủ và nghỉ của các tour du lịch
truyền thống). Với những ai đam mê du lịch, đặc
biệt là du khách nước ngoài rất muốn được chính
bản thân mình khám phá, trải nghiệm ở những nơi
mà họ đặt chân đến, được cảm nhận không gian du
lịch đúng nghĩa mà vẫn đảm bảo an toàn so với
hình thức du lịch “phượt”. Ngoài ra, với giá cả hợp
lí, thời gian gói gọn chính là những yếu tố khiến du
lịch trải nghiệm đang trở thành sự lựa chọn yêu
thích của du khách trong nước và quốc tế.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các bài báo
cáo thống kê của các tổ chức du lịch trong và ngoài
nước như Tổ chức Du lịch Thế giới, Tổng cục Du
lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch,
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2013 - 2016. Ngoài ra, nghiên cứu
còn thu thập dữ liệu từ các bài khảo sát trên
Internet, các bài nghiên cứu khoa học được đăng
trên tạp chí có liên quan đến du lịch trải nghiệm
và nhu cầu du lịch. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân
tích tình hình du lịch trong và ngoài nước, cơ cấu
hoạt động lữ hành, so sánh tốc độ phát triển du lịch
qua các năm.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát 200
người dân sống tại thành phố Cần Thơ với bảng
câu hỏi được soạn thảo sẵn thông qua hai hình thức
là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn trực tuyến trên
Internet nhằm phân tích nhu cầu du lịch trải
nghiệm dựa trên các tiêu chí về thời gian, hình
thức, phương tiện du lịch; mục đích chuyến đi; địa
điểm du lịch; lý do chọn điểm đến; thời gian lưu
trú; hoạt động mong muốn và chi phí cho chuyến
đi.
3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, phân tích bảng chéo để kiểm định
mối quan hệ của nhu cầu du lịch trải nghiệm với
các biến về nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, nơi
cư trú, nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn
nhân). Từ kết quả nghiên cứu đó kết hợp với tình
hình thực tế của địa phương, tác giả tiến hành phân
tích, đánh giá, suy luận nhằm đề xuất khuyến nghị
phù hợp cho các công ty lữ hành để đáp ứng nhu
cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành phố
Cần Thơ.
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng tham gia du lịch trải
nghiệm của người dân thành phố Cần Thơ
Có 146 đáp viên (chiếm 73%) từng tham gia ít
nhất một chuyến du lịch trải nghiệm, trong đó
66,4% trong độ tuổi từ 20 đến 34 và thấp nhất là độ
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
112
tuổi từ 50 trở lên (chỉ có 6,2%). Trong số 146 đáp
viên từng tham gia du lịch trải nghiệm, có 123 đáp
viên tự tổ chức đi, còn lại là đi theo tour của công
ty lữ hành. Đây là loại hình du lịch mới, đa phần do
giới trẻ tự tổ chức đi để có được thoải mái, tự do
sắp xếp lịch trình theo sở thích cá nhân.
Bảng 1: Loại hình du lịch trải nghiệm đáp viên
từng tham gia
Loại hình Tần số (Người) Tỷ lệ (%)
Du lịch sinh thái 113 77,4
Du lịch văn hóa 78 53,4
Du lịch di sản 39 26,7
Du lịch làng nghề 30 20,5
Du lịch mạo hiểm 28 19,2
Khác 5 3,4
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần
Thơ, năm 2016
Du lịch trải nghiệm bao gồm nhiều loại hình du
lịch khác nhau như: du lịch văn hóa, du lịch sinh
thái, du lịch giáo dục, du lịch khám phá, du lịch di
sản, du lịch tự nhiên, du lịch mạo hiểm và du lịch
cộng đồng. Qua thống kê, có 77,4% đáp viên từng
tham gia du lịch sinh thái, 53,4% tham gia du lịch
văn hóa. Các loại hình du lịch làng nghề, du lịch
mạo hiểm, du lịch di sản, du lịch khám phá
không được nhiều người dân Cần Thơ lựa chọn
tham gia. Nguyên nhân là do ĐBSCL không có
nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt
động này, người dân muốn tham gia phải đi đến
các nơi khác, như thế, chi phí cho chuyến đi sẽ
tăng lên, thời gian lưu trú cũng kéo dài thêm.
Người dân Cần Thơ chủ yếu tham gia du lịch
trải nghiệm ở miền Nam với tỷ lệ rất cao (88,4%).
Do miền Nam có vị trí địa lý thuận tiện cho các
hoạt động trải nghiệm liên quan đến loại hình du
lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Du khách được
trải nghiệm, khám phá với chi phí thấp trong
khoảng thời gian phù hợp. Miền Trung và miền
Bắc nước ta nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, thiên
nhiên đa dạng, có nền văn hóa lịch sử lâu đời
nhưng do vị trí và chi phí không phù hợp nên ít
được đáp viên lựa chọn. Mặt khác, người dân Cần
Thơ vẫn ưu tiên đi du lịch trong nước hơn là ra
nước ngoài bởi các yếu tố về ngôn ngữ, văn hóa,
điều kiện kinh tế, thời gian Một số ít đáp viên
từng đi du lịch trải nghiệm ở nước ngoài đều là
những người trẻ tuổi, du lịch kết hợp học tập ở một
số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái
Lan, Campuchia, Malaysia
Hình 1: Điểm đến du lịch trải nghiệm
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần Thơ, năm 2016
Mỗi loại hình du lịch khác nhau, mỗi điểm đến
khác nhau sẽ có những hoạt động riêng biệt. Theo
kết quả thống kê, phần lớn đáp viên tham gia loại
hình du lịch sinh thái nên có các hoạt động như:
chèo thuyền trên sông, hồ hoặc kênh, rạch; leo núi,
tìm hiểu sự đa dạng sinh học theo độ cao; đi bộ
hoặc đạp xe xuyên rừng; lặn ngắm san hô chiếm tỷ
lệ đáng kể (25% - 45%). Các hoạt động về du lịch
văn hóa cũng được đông đảo người dân Cần Thơ
tham gia với tỷ lệ vượt trội (30% - 50%) gồm có:
tìm hiểu ẩm thực địa phương, tự tay chế biến các
món ăn đặc sắc; thưởng thức các làn điệu dân ca,
ngâm thơ, điệu lý câu hò; tham gia các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày, trò chơi dân gian cùng
người dân tộc. Còn lại một số hoạt động về du lịch
nông nghiệp và ngư nghiệp không được nhiều đáp
viên lựa chọn tham gia.
0 20 40 60 80 100
8,2%
Nước ngoài
14,4%
Miền Bắc
32,2%
Miền Trung
88,4%
Miền Nam
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
113
Bảng 2: Các hoạt động trong chuyến du lịch trải nghiệm
Các hoạt động trải nghiệm Tần số (Người)
Tỷ lệ
(%)
- Tìm hiểu ẩm thực địa phương, tự tay chế biến các món ăn đặc sắc 77 52,7
- Leo núi, tìm hiểu sự đa dạng sinh học theo độ cao 67 45,9
- Chèo thuyền trên sông, hồ hoặc kênh, rạch 60 41,1
- Thưởng thức các làn điệu dân ca, ngâm thơ, điệu lý câu hò 47 32,2
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, trò chơi dân gian cùng người dân tộc 45 30,8
- Đi bộ hoặc đạp xe xuyên rừng 41 28,1
- Lặn ngắm san hô cùng những đàn cá bơi lội 36 24,7
- Làm ngư dân khi được kéo lưới, bắt cá, câu mực, lặn bắt hải sản 20 13,7
- Cắm trại/ngủ trong lều ở bờ biển hoặc ở rừng 19 13,0
- Tham gia trồng rau, hái quả, làm vườn 16 11,0
- Trở thành nông dân khi gặt lúa, xay lúa, giã gạo theo cách truyền thống 15 10,3
- Khác 4 2,7
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần Thơ, năm 2016
4.2 Nhu cầu du lịch trải nghiệm của người
dân thành phố Cần Thơ
4.2.1 Thời gian mong muốn tham gia du lịch
trải nghiệm
Phần lớn đáp viên mong muốn tham gia du lịch
trải nghiệm vào kỳ nghỉ hè (36%) và bất cứ lúc nào
họ muốn đi (34%). Dịp Tết và các ngày lễ chiếm tỷ
lệ tương đối với 21%. Những ngày cuối tuần không
được nhiều người lựa chọn để đi du lịch trải
nghiệm (8%) và một số lượng nhỏ đáp viên trả lời
rằng, họ chỉ đi du lịch khi có đủ điều kiện về mặt
kinh tế (1%).
Hình 2: Thời gian mong muốn tham gia du lịch trải nghiệm
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần Thơ, năm 2016
Tuy nhiên, mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ
có thời gian nhàn rỗi khác nhau để đi du lịch. Vì
thế, nhằm giúp các công ty lữ hành có thêm thông
tin cụ thể về thời gian mong muốn đi du lịch trải
nghiệm theo từng nhóm tuổi để có thể xây dựng
các chương trình du lịch phù hợp, nghiên cứu tiến
hành phân tích bảng chéo và kết quả được trình bày
ở Bảng 3.
Nhóm tuổi dưới 20 đa số là học sinh, sinh viên
nên thời gian nhàn rỗi là những tháng hè. Nhóm
tuổi từ 35 trở lên đa phần đã kết hôn và có con nên
thời gian nhàn rỗi khá hạn chế, do đó họ chỉ ưu tiên
đi du lịch vào những lúc được nghỉ dài ngày như
dịp Tết, các ngày lễ lớn trong năm hoặc là dịp hè
để đưa các con đi cùng. Nhóm tuổi từ 20 đến 34 có
nhiều thời gian nhàn rỗi nhất, linh hoạt, chủ động
sắp xếp thời gian để có những chuyến đi trải
nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, đây cũng là độ tuổi
yêu thích đi du lịch vào bất cứ lúc nào họ muốn. Sự
trẻ trung, năng động, thích thử thách, tự do, hay
thay đổi, không muốn bị gò bó vào khuôn khổ nhất
định đã tác động không nhỏ đến hành vi du lịch của
nhóm đối tượng này. Đây cũng là một trong những
thử thách đối với các công ty du lịch khi khó nắm
bắt được tâm lý và nhu cầu thực sự của họ.
Kỳ nghỉ hè
36%
Bất cứ lúc nào
34%
Dịp tết, các
ngày lễ
21%
Cuối tuần
8%
Khác
3%
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
114
Bảng 3: Mối quan hệ giữa độ tuổi và thời gian mong muốn đi du lịch trải nghiệm
Thời gian
Dưới 20 tuổi Từ 20 -34 tuổi Từ 35 - 49 tuổi Từ 50 tuổi trở lên Tổng
Tần số
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(người)
Tỷ lệ
(%)
Tần số
(người)
Tỷ lệ
(%)
Dịp cuối tuần 1 4,2 9 8,0 1 4,2 4 16,7 13 7,5
Dịp Tết, các ngày lễ 2 8,3 19 16,8 12 30,8 9 37,5 42 21,0
Kỳ nghỉ hè 13 54,2 35 31,0 19 48,7 5 20,8 72 36,0
Bất cứ lúc nào 8 33,3 49 43,4 6 15,4 5 20,8 68 34,0
Khác 0 0,0 1 0,9 1 2,6 1 4,2 3 1,5
Tổng 24 100,0 113 100,0 39 100,0 24 100,0 200 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần Thơ, năm 2016
4.2.2 Phương tiện sử dụng khi tham gia du
lịch trải nghiệm
Gần một nửa đáp viên (49%) lựa chọn xe máy
cho những chuyến du lịch trải nghiệm trong tương
lai của mình. Đối với họ, xe máy vừa tiết kiệm chi
phí nhất vừa thuận tiện, mang lại cho họ những trải
nghiệm thật sự trên những cung đường, cảm nhận
rõ nét sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên và cuộc
sống người dân ở những nơi đi qua. Xe khách cũng
là phương tiện được khá nhiều đáp viên lựa chọn
với 32%, tiếp đến là xe ôtô cá nhân với 14,5%. Xe
khách và xe ôtô cá nhân mang lại sự thoải mái, tiện
nghi, giúp du khách được nghỉ ngơi trong lúc di
chuyển, nhất là những du khách có thể lực không
tốt, phù hợp với những điểm đến ở xa và những gia
đình có người lớn tuổi, trẻ em. Và còn lại là các
phương tiện khác chiếm 4,5%.
Hình 3: Phương tiện lựa chọn tham giam du lịch trải nghiệm
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần Thơ, năm 2016
4.2.3 Điểm đến du lịch trải nghiệm
Điểm đến yêu thích của người dân Cần Thơ đối
với loại hình du lịch trải nghiệm lần lượt là: các
tỉnh thành ngoài vùng ĐBSCL (68%); các tỉnh ở
vùng ĐBSCL (57%); nước ngoài (28%) và cuối
cùng là tại thành phố Cần Thơ (21%). Do phần lớn
đáp viên đều đã khám phá du lịch trải nghiệm ở
thành phố Cần Thơ và một số tỉnh của ĐBSCL nên
họ có nhu cầu đi đến những nơi khác, mới lạ và
hấp dẫn hơn. Nguyên nhân tiếp theo liên quan đến
khả năng tài chính cho chuyến đi, những địa điểm
ở ĐBSCL tuy không mới lạ nhưng được người dân
lựa chọn vì chi phí chuyến đi thấp hơn so với các
điểm đến ở ngoài vùng ĐBSCL. Ngoài ra, những
đáp viên có điều kiện về kinh tế muốn du lịch trải
nghiệm ở nước ngoài để mở rộng sự hiểu biết, tìm
hiểu sự khác biệt giữa các quốc gia với nhau.
Bảng 4: Điểm đến mong muốn khi tham gia du
lịch trải nghiệm
Điểm đến Tần số (người)
Tỷ lệ
(%)
Thành phố Cần Thơ 43 21,5
Các tỉnh ở vùng ĐBSCL 114 57,0
Các tỉnh/thành ngoài vùng ĐBSCL 136 68,0
Nước ngoài 56 28,0
Nguồn: Kết quả khảo sát 200 đáp viên tại thành phố Cần
Thơ, năm 2016
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
Xe gắn máy Xe khách Xe ôtô cá nhân Khác
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
115
4.2.4 Hoạt động mong muốn được trải nghiệm
Qua tổng hợp câu trả lời từ 200 đáp viên,
nghiên cứu đã tiến hành phân nhóm các hoạt động
mong muốn được trải nghiệm. Nhóm hoạt động
tìm hiểu về văn hóa (tự nấu ăn và thưởng thức đặc
sản địa phương; sinh hoạt cùng người dân địa
phương; tự tay làm quà thủ công ở các làng nghề
truyền thống; giao lưu văn hóa, tham gia các trò
chơi dân gian, lễ hội; được tìm hiểu và nghe kể các
câu chuyện về di tích, di sản). Tìm hiểu về văn hóa
ở các nơi khác nhau chưa bao giờ hết hấp dẫn đối
với du khách, đặc biệt là văn hóa ẩm thực. Không
chỉ dừng lại ở việc thưởng thức, du khách còn
muốn đi sâu tìm hiểu cách chế biến, các nguyên
liệu đặc trưng của từng món ăn, từng vùng miền...
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người dân địa
phương để ngay cả khi kết thúc chuyến hành trình,
quay trở về nơi sống hằng ngày, họ vẫn có thể tự
chế biến được cho bản thân, gia đình, và bạn bè
cùng thưởng thức.
Nhóm hoạt động thứ hai là nhóm thám hiểm,
mạo hiểm, đây là các hoạt động được đa số đáp
viên trong độ tuổi từ 20 đến 34 lựa chọn, cụ thể
(thám hiểm rừng, núi hoặc hang động; đạp xe/đi bộ
xuyên rừng; chạy xe quanh đèo/những cung đường
ven biển; các trò chơi cảm giác mạnh như nhảy
cầu, vượt sông bằng xuồng cao su và trượt cáp.
Các hoạt động này đều đòi hỏi người tham gia về
thể lực, kỹ năng, sức bền, sự dẻo dai, linh hoạt
cũng như bản lĩnh, quyết tâm chinh phục thử thách.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân trong
các hoạt động mạo hiểm, du khách chấp nhận bỏ ra
chi phí cao hơn so với các tour du lịch thông
thường khác. Họ cho rằng điều này hoàn toàn hợp
lý để vừa có những trải nghiệm độc đáo, thú vị
không phải ai cũng có được vừa có được sự yên
tâm, đảm bảo. Họ cũng sẵn sàng đăng ký tour của
các công ty hay chi trả cho người hướng dẫn để
được chuẩn bị chu đáo các vật dụng, thiết bị cần
thiết cho chuyến đi cũng như được học hỏi thêm
những kỹ năng đặc biệt, mới lạ.
Nhóm các hoạt động trải nghiệm liên quan đến
biển, đảo (ngắm bình minh ở biển; các môn thể
thao, trò chơi trên biển; lặn biển ngắm san hô, làm
ngư dân). Một số đáp viên nữ lựa chọn ngắm bình
minh trên biển kết hợp với các bài tập yoga như là
một hoạt động đặc biệt và đáng để trải nghiệm.
Trong khi đó, các đáp viên nam lại ưu tiên cho các
môn thể thao trên biển. Hoạt động lặn ngắm san hô
được nhiều đáp viên lựa chọn vì sự hấp dẫn, độc
đáo của những rạn san hô nhiều màu sắc. Mỗi vùng
biển khác nhau sẽ có những rạn san hô khác nhau,
mang lại cho du khách những trải nghiệm khác
biệt.
Nhóm các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài
trời (các hoạt động xây dựng đội nhóm; cắm trại,
đốt lửa trại; tiệc nướng, ca hát, nhảy múa). Sự đơn
điệu, nhàm chán các hoạt động tập thể là điều làm
cho các du khách ít lựa chọn tour từ các công ty du
lịch. Họ luôn mong muốn được tổ chức nhiều hoạt
động tập thể để gắn kết các thành viên trong đoàn
với nhau. Đốt lửa trại ở biển; cắm trại, ngủ lều ở bờ
biển hoặc ở rừng được nhiều đáp viên lựa chọn,
nhất là những đáp viên trong độ tuổi từ 20 đến 34.
Đây là độ tuổi năng động, thích khám phá, trải
nghiệm, cho nên các hoạt động này được các đáp
viên ở độ tuổi 20 – 34 khá quan tâm.
Nhóm các hoạt động khác, một số hoạt động về
nông nghiệp được khá ít đáp viên lựa chọn như
chèo xuồng, bắt cá... Hoạt động mua sắm ở các khu
chợ truyền thống nổi tiếng được một số đáp viên
nữ kể đến. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là
hai nơi được đáp viên lựa chọn để tìm hiểu văn hóa
sinh hoạt của người dân cũng như mua sắm cá
nhân. Sự cổ kính của những con phố cổ trong lòng
Hà Nội đối lập với sự năng động, hiện đại của
những khu mua sắm ở thành phố Hồ Chí Minh là
điều đặc biệt thu hút du khách đến khám phá và
cảm nhận. Ngoài ra, Thái Lan là địa điểm ở nước
ngoài được các đáp viên ưu tiên cho sự trải nghiệm
mua sắm với các khu chợ đêm nổi tiếng.
5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Các kết quả phân tích đã cho thấy được thực
trạng tham gia hoạt động du lịch trải nghiệm và
nhu cầu du lịch trải nghiệm của người dân thành
phố Cần Thơ. Trong những năm gần đây, thành
phố Cần Thơ có sự phát triển mạnh mẽ các hoạt
động du lịch, mức sống của người dân ngày càng
cao, kéo theo nhu cầu du lịch cũng tăng mạnh. Tuy
nhiên, nhu cầu du lịch không chỉ dừng lại ở các
hoạt động nghỉ ngơi, tham quan truyền thống mà
đòi hỏi sự trải nghiệm, học hỏi, khám phá, thử
thách nhiều hơn, vì thế, người dân Cần Thơ chuyển
sang xu hướng du lịch mới - du lịch trải nghiệm.
Du lịch ẩm thực, du lịch mạo hiểm và du lịch biển
đảo là các loại hình du lịch được nhiều đáp viên lựa
chọn cho những trải nghiệm của mình. Thế nhưng,
mặc dù “cầu” tiêu dùng khá cao nhưng đa phần
người dân chỉ đi theo hình thức tự tổ chức, ít tham
gia tour của các công ty lữ hành. Mặt khác, nhu cầu
tham gia du lịch trải nghiệm cũng khác nhau cho
từng nhóm đối tượng, đối tượng từ độ tuổi 20 đến
34 tham gia loại hình du lịch trải nghiệm nhiều
nhất. Đến với loại hình này, du khách sử dụng
phương tiện xe gắn máy chiếm tỷ trọng cao nhất.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các
điểm đến du lịch trải nghiệm mà người dân thành
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Tập 54, Số 7C (2018): 109-116
116
phố Cần Thơ muốn khám phá hầu hết đều ở trong
nước. Và các hoạt động mong muốn được trải
nghiệm bao gồm: hoạt động tìm hiểu về văn hóa;
thám hiểm, mạo hiểm; hoạt động trải nghiệm liên
quan đến biển đảo; các hoạt động tập thể được tổ
chức ngoài trời; và một số hoạt động về nông
nghiệp.
5.2 Khuyến nghị
Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành
phố Cần Thơ cần khảo sát và khai thác sản phẩm
du lịch trải nghiệm ở tại Cần Thơ cũng như các
tỉnh khác, gắn kết chặt chẽ với đặc trưng từng vùng
miền để giúp du khách cảm nhận được sự khác
biệt, độc đáo, mới lạ so với các tour du lịch truyền
thống trước đây. Các công ty lữ hành nên thiết kế
tour với thời gian đi (dịp lễ, Tết, kỳ nghỉ hè) phù
hợp với thời gian lưu trú (từ 3 đến 7 ngày) để du
khách không thấy nhàm chán, mệt mỏi. Chương
trình tour đặc sắc, riêng biệt với những trải nghiệm
mới lạ mới thực sự thu hút được nhóm đối tượng tự
tổ chức đi và đi một mình. Công ty cần có tour
thiết kế riêng biệt cho từng nhóm đối tượng khác
nhau, đặc biệt là nhóm khách hàng nữ giới và
những hộ gia đình tham gia du lịch trải nghiệm
cùng nhau. Nữ giới ngày càng đi du lịch nhiều hơn
và họ cũng sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn nam giới.
Vì thế, nếu các công ty lữ hành thiết kế các tour
dành riêng cho họ chắc chắn sẽ thu hút và được
nhóm khách hàng tiềm năng này quan tâm. Ngoài
ra, đối với các hộ gia đình, tour nên có các hoạt
động để các thành viên trải nghiệm cùng nhau, có
không gian thoải mái, ấm cúng kết hợp thêm các
hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài trời nhằm
gắn kết các thành viên trong đoàn với nhau và phát
triển các mối quan hệ xã hội.
Du lịch văn hóa ẩm thực, du lịch biển đảo và du
lịch mạo hiểm được nhiều người dân Cần Thơ lựa
chọn, dần thay thế cho các hoạt động nông nghiệp
nhàm chán và đơn điệu trước đây. Vì thế, các công
ty lữ hành cần cân nhắc và đưa vào chương trình
du lịch các hoạt động trải nghiệm liên quan để kích
thích nhu cầu của người dân, đồng thời thay thế
hình thức lưu trú ở các nhà nghỉ, khách sạn bằng
việc ngủ lều, cắm trại hoặc ở trong các homestay
đẹp, độc đáo để tăng sự hài lòng và thu hút khách
hàng.
Liên kết với các hãng hàng không nội địa uy
tín, với sự liên kết này đảm bảo sẽ tìm được hành
trình và mức giá tốt nhất cho khách hàng. Hình
thức hợp tác giữa công ty lữ hành với các hãng
hàng không có uy tín trong nước ngày nay khá phổ
biến để kích cầu du lịch. Như vậy, sẽ thiết kế được
nhiều tour ở các tỉnh ngoài vùng ĐBSCL nhưng
với mức chi phí hợp lý sẽ nhận được sự quan tâm
từ phía những người dân có nhu cầu.
Các đơn vị lữ hành cần phối hợp chặt chẽ với
các đối tác tại điểm đến diễn ra các hoạt động trải
nghiệm, các khu homestay để đảm bảo dịch vụ
cung cấp cho khách hàng, tạo sự hài lòng cao nhất,
dự trù các trường hợp có thể xảy ra để giải quyết
nhanh chóng, tạo sự an tâm, tin tưởng nơi khách
hàng. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần lựa chọn
điểm đến phù hợp với từng nhóm đối tượng khác
nhau; hoạt động trải nghiệm mới lạ, đặc trưng và
mang dấu ấn riêng cho công ty; hoạt động phù hợp
với mục đích đi du lịch trải nghiệm cũng như với
độ tuổi của khách hàng. Các đơn vị cung ứng dịch
vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn cần đảm bảo
vệ sinh thực phẩm và an toàn cho khách hàng trong
lúc chế biến, thưởng thức các món ăn địa phương.
Các hoạt động mạo hiểm, khám phá, leo núi cần có
người hướng dẫn chuyên nghiệp và đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho du khách khi tham gia.
Các đơn vị lữ hành cũng cần tăng cường quảng
bá các tour du lịch trải nghiệm mới, các hoạt động
hấp dẫn, những điểm đến đặc sắc về thiên nhiên,
văn hóa, các chương trình khuyến mãi trên nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau như: brochure;
các trang mạng xã hội; các trang cung cấp thông tin
về du lịch nổi tiếng cần chú ý đến hình ảnh bắt mắt,
sinh động, video clip chọn lọc để hấp dẫn người
xem.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Maslow, A.H., 1943. A theory of human
motivation. Psychological review, 50(4): 370-396.
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2009.
Giáo trình kinh tế du lịch. Nhà xuất bản đại học
kinh tế quốc dân. Hà Nội, 371 trang.
Trần Duy Minh và Phạm Đức Thiện, 2016. Tiềm
năng phát triển du lịch trải nghiệm tại bán đảo
Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng. Tạp chí phát triển
KH&CN, 19(X5).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhu_cau_du_lich_trai_nghiem_cua_nguoi_dan_thanh_p.pdf