Nghiên cứu nhu cầu và nội dung hoạt động của câu lạc bộ thể thao giải trí ở trường Đại học Lâm nghiệp

Kết quả khảo sát về nội dung tập luyện ở CLBTTGTtrường ĐHLN Kết quả khảo sát SV, GV và CBLĐ về nội dung tập luyện ở CLBTTGT được trình bày ở biểu đồ 2 và 3cho thấy nội dung tập luyện ở CLB TTGT có tính đối kháng và xử lý tình huống mang tính trò chơi như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, võ thuật và bơi lội được lựa chọn nhiều nhất. Thực tế khảo sát nội dung tập luyện của SV sẽ là tiền đề giúp công tác tổ chức hoạt động CLB TTGT đi đúng hướng đáp ứng nhu cầu tập luyện cũng như thu hút được đông đảo SV tham gia CLB. GV GDTC và CBLĐ lựa chọn làm nội dụng hoạt động CLB TTGT các nội dung được lựa chọn gồm: bóng đá; võ thuật; cầu lông; thể hình; bóng chuyền; chạy bộ; bơi lội; bóng rổ. 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu nhu cầu và nội dung hoạt động của CLB TTGT cho SV trường ĐHLN cho thấy các điều kiện tổ chức hoạt động TDTT nói chung, TTGT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; đội ngũ GV có năng lực để tổ chức, hướng dẫn cho SV ở các CLB TTGT; SV có nhận thức tốt về sự cần thiết và nhu cầu tham gia CLB TTGT; nhu cầu về hình thức, thời gian, thời lượng tổ chức tập luyện và thực tế khảo sát nội dung tập luyện của SV sẽ là tiền đề giúp công tác tổ chức hoạt động CLB TTGT đi đúng hướng, đáp ứng nhu cầu tập luyện, thu hút được đông đảo SV tham gia hoạt động TTGT tại trường

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nhu cầu và nội dung hoạt động của câu lạc bộ thể thao giải trí ở trường Đại học Lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019 39THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, trường ĐHLN đã quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất (GDTC) cũng không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo chính khóa cũng như phong trào thể thao ngoại khóa và bước đầu đã thu hút được nhiều SV tham gia tập luyện thể dục thể thao (TDTT). Tuy nhiên các hoạt động thể thao ngoại khóa hiện nay chủ yếu mang tính tự phát gồm những SV có cùng chung sở thích tập hợp lại thành nhóm tập luyện, các nhóm này chưa có quy chế hoạt động, người hướng dẫn, nội dung tập luyện chưa phong phú, hấp dẫn đối với người tập nên hiệu quả hạn chế, chất lượng chuyên môn chưa cao. Để thu hút và tạo điều kiện cho nhiều SV tham gia tập luyện ngoại khóa, đáp ứng được các yêu cầu làm cho hoạt động ngoại khóa trở nên phong phú, hấp dẫn SV tham gia tập luyện và nâng cao khả năng thu hút người tập luyện TDTT thường xuyên thông qua việc xây dựng các CLB TTGT tại trường ĐHLN,nghiên cứu nhu cầu và nội dung hoạt động của CLB TTGT ở trường ĐHLN sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng nội dung tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa dưới hình thức CLB TTGT phù hợp điều kiện, nhu cầu, sở thích của SV, góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe, bổ trợ cho kỹ năng nghề nghiệp cho SV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHLN. Từ những lí do trên đề tài tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu nhu cầu và nội Nghiên cứu nhu cầu và nội dung hoạt động của câu lạc bộ thể thao giải trí ở trường Đại học Lâm nghiệp ThS. Nguyễn Quang San QTÓM TẮT: Từ đặc điểm đào tạo của trường Đại học Lâm Nghiệp (ĐHLN), bằng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và căn cứ thực trạng tham gia hoạt động thể thao giải trí, kết quả nghiên cứu đã đưa ra các điều kiện đảm bảo, mức độ nhu cầu của sinh viên (SV) và các nội dung tập luyện được lựa chọn trong tổ chức hoạt động của câu lạc bộ thể thao giải trí (CLBTTGT) nhằm thu hút nhiều SV tham gia tập luyện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thể chất ở trường ĐHLN. Từ khóa: nhu cầu, nội dung hoạt động, câu lạc bộ thể thao giải trí, Đại học Lâm nghiệp ABSTRACT: Base on characteristics of training at the Vietnam National University of Forestry, by methods of social investigation, actual survey and reality of participation in entertainment sport activities. The research results have shown guarantees, students' demand level and training contents have been chosen in organizing for the activities of entertainment sport clubs in order to attract a lot of students in training, contribute to improve the effectiveness and quality of physical education at the Vietnam National University of Forestry. Keywords: needs, activities' content, entertainment sport club, Vietnam National University of Forestry. (Ảnh minh họa) KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019 40 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC dung hoạt động của câu lạc bộ thể thao giải trí ở trường Đại học Lâm nghiệp”. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: tổng hợp và phân tích tài liệu, điều tra xã hội học và toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Kết quả khảo sát về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động CLB TTGT ở trường ĐHLN - Nội dung và thời lượng chương trình môn học GDTC Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 1 cho thấy cán bộ lãnh đạo (CBLĐ) và giảng viên giáo dục thể chất(GV GDTC) đều đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng đối với nội dung, thời lượng chương trình môn học GDTC có tác động tích cực đến nội dung hoạt động của CLB TTGT. - Sân bãi, dụng cụ tập luyện Qua bảng 1 cho thấy ý kiến của GV GDTC và CBLĐ về tầm quan trọng của sân bãi, dụng cụ tập luyện là tương đồng nhau (p > 0.05) và đều thống nhất cho rằng điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất thiết bị dụng cụ là rất quan trọng (p < 0.001 ~ p < 0.05) tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng tốt cho quá trình tổ chức hoạt động của CLB TTGT cho SV trường ĐHLN. - Sự quan tâm của lãnh đạo trường Khảo sát ý kiến đánh giá của CB - GV GDTC và lãnh đạo trường cho thấy, sự quan tâm ủng hộ của ban giám hiệu đóng vai trò khá lớn trong các điều kiện cần thiết để tổ chức CLB TTGT (76.47% - 85 %). Sự quan tâm của lãnh đạo trường đối với hoạt động thể thao trong trường ĐHLN tạo thuận lợi khi tổ chức hoạt động CLB TTGT. - Đội ngũ cán bộ, giảng viên, hướng dẫn viên (HDV) tổ chức hoạt động CLB TTGT Đội ngũ CB, GV, HDV GDTC đóng vai trò hạt nhân trong việc giảng dạy GDTC nội khóa cũng như công tác phong trào thể thao ngoại khóa (TTNK). Tổng số GV GDTC gồm 16 người, trong đó 100% số GV đã tốt nghiệp đại học và sau đại học là điều kiện thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, huấn luyện trong CLB TTGT Bảng 1. Kết quả khảo sát về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động CLB TTGT Kết quả PV GV GDTC (n = 68) Kết quả PV CB LĐ (n = 20) So sánh Điều kiện đảm bảo Mức độ trả lời in Tỉ lệ % in Tỉ lệ % 2χ p Rất quan trọng 36 52.94 12 60.00 Quan trọng 32 47.06 8 40.00 0.091 Thời lượng Chương trình GDTC Không quan trọng 0 0 0 0 >0.05 Rất quan trọng 42 61.76 14 70.00 Quan trọng 26 38.24 6 30.00 0.16 Nội dung chương trình GDTC Không quan trọng 0 0 0 0 >0.05 Rất quan trọng 46 67.65 16 80.00 Quan trọng 22 32.35 4 20.00 0.61 Nội dung hoạt động CLB TTGT Không quan trọng 0 0 0 0.00 >0.05 Rất quan trọng 50 73.53 16 80.00 Quan trọng 18 26.47 4 20.00 0.35 Không quan trọng 0 0 0 0 >0.05 Đạt yêu cầu 38 55.88 12 60.00 Sân bãi, CSVC, trang thiết bị Chưa đạt, khó khăn 30 44.12 8 40.00 0.99 >0.05 Rất quan trọng 52 76.47 17 85.00 Quan trọng 16 23.53 3 15.00 0.25 >0.05 Quan tâm của BGH Không quan trọng 0 0 0 0 Rất quan trọng 62 91.18 16 80.00 Quan trọng 6 8.82 4 20.00 Đội ngũ CB-GV-HDV Không quan trọng 0 0 0 0 0.96 >0.05 Rất quan trọng 26 38.24 6 30.00 Quan trọng 18 26.47 8 40.00 Kinh phí tham gia hoạt động TTGT Không quan trọng 24 35.29 6 30.00 1.37 >0.05 Rất quan trọng 48 70.59 10 50.00 Quan trọng 12 17.65 6 30.00 Sự ưu tiên sử dụng CSVC Không quan trọng 8 11.76 4 20.00 2.62 >0.05 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019 41THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC - Kinh phí tham gia hoạt động TTGT Qua khảo sát ý kiến của các GV và CBLĐ cho thấy kinh phí và ưu tiên sử dụng CSVC cũng là điều kiện đảm bảo quan trọng cho hoạt động TTGT của SV (mức độ đánh giá rất quan trọng và quan trọng là 64,71% và 88.24% của GV; 70% và 80% của CBLĐ). Với đặc điểm SV trường ĐHLN có tỷ lệ ở khu vực nông thôn cao, điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, SV học tập sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình cho nên việc tham gia các hoạt động TTGT rất cần có sự hỗ trợ, ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường cho hoạt động của CLB TTGT. 2.2. Kết quả khảo sát nhu cầu hoạt động CLB TTGT ở trường ĐHLN 2.2.1. Nhu cầu tập luyện TTGT của SV Kết quả khảo sát nhu cầu tập luyện TTGT của SV được trình bày ở bảng 2 cho thấy có 61.00% (1592/2610) SV sẵn sàng tham gia tập luyện sau khi CLB TTGT được thành lập. Số SV có ý kiến lưỡng lự do các khó khăn nhất định chiếm 39.00% (1018/2610 SV). So sánh giữa những SV sẵn sàng tham gia CLB TTGT và những SV chưa sẵn sàng cho thấy, số SV sẵn sàng chiếm ưu thế với p < 0.001. Kết quả khảo sát theo giới tính được trình bày ở bảng 3 và biểu đồ 1 cho thấy, số SV nam và nữ có nhu cầu sẵn sàng tập luyện chiếm tỉ lệ cao hơn so với số chưa sẵn sàng tập luyện (p < 0.001). 2.2.2. Nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện CLB TTGT của SV trường ĐHLN Kết quả khảo sát về hình thức tổ chức tập luyện CLB TTGT của SV trường ĐHLN được trình bày ở bảng 4 cho thấy số lượng SV mong muốn được tập luyện kết hợp giữa tự tập luyện và có người hướng dẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất 1121/2610 SV (chiếm 42,95%); số sinh viên lựa chọn hình thức có người hướng dẫn trong các buổi tậplà 870/2610 SV (chiếm 33,33%); số SV chọn tập luyện không có người hướng dẫn chỉ chiếm 619/2610 SV (23,72%). Về giới tính, có 39.26% có nguyện vọng được tập luyện kết hợp giữa vừa tự tập luyện vừa có người Bảng 2. Nhu cầu về tham gia CLBTTGT của SV trường ĐHLN Phân bố tỉ lệ (n = 2610) Tổng hợp So sánh Mức độ nhu cầu tham gia CLB TTGT in % in % 2χ P Sẵn sàng tham gia 1592 61.00 1592 61.00 Lưỡng lự 729 27.93 Không tham gia 289 11.07 1018 39.00 126.34 < 0.001 Bảng 3. Nhu cầu tham gia CLB TTGT của SV trường ĐHLN theo giới tính Ý kiến trả lời SV nam (n=1322) SV nữ (n=1288) So sánh Mức độ nhu cầu Tham gia CLB TTGT in % in % 2χ p Sẵn sàng tập luyện 855 64.67 737 57.22 Chưa sẵn sàng tập luyện 467 35.33 551 42.78 10.80 <0.005 2χ 113.88 26.86 So sánh P <0.001 <0.001 Biểu đồ 1. So sánh nhu cầu tham gia CLB TTGT của SV trường ĐHLN theo giới tính KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019 42 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC hướng dẫn; số SV còn lại lựa chọn hình thức có người hướng dẫn là33.28% và tự tập 27.46%. Tỉ lệ khác biệt giữa 3 hình thức tổ chức đều có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Tương tự ở nữ cho thấy có 46.74% chọn hình thức tổ chức tập luyện kết hợp giữa vừa tự tập luyện vừa có người hướng dẫn; số SV còn lại lựa chọn hình thức có người hướng dẫn là 33.39% và tự tập 19.88%. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện kết hợp vừa tự tập luyện vừa có người hướng dẫn chiếm tỷ lệ cao hơn các hình thức khác, qua đó thể hiện nguyện vọng của đa số SV là mong được tập luyện bài bản, dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV, HDV. 2.2.3.Nhu cầu về thời gian và thời lượng tập luyện tại CLB TTGT của SV trường ĐHLN Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 5phản ánh có gần 26.32% số SV có thời gian rảnh rỗi trên 3h/ngày và số còn lại (khoảng 73.68%) có thời Bảng 4. Nhu cầu hình thức tổ chức tập luyện CLB TTGTcủa SV trường ĐHLN Hình thức tổ chức So sánh S T T Phân nhóm Tự tập luyện % Có người hướng dẫn % Kết hợp % Σ 2χ p 1 Tổng thể 619 23.72 870 33.33 1121 42.95 2610 144.83 <0.001 Nam 363 27.46 440 33.28 519 39.26 1322 27.61 <0.001 2 Giới tính Nữ 256 19.88 430 33.39 602 46.74 1288 139.42 <0.001 Bảng 5. Kết quả khảo sát nhu cầu về thời gian và thời lượng tham gia hoạt động tại CLB TTGT của SV Kết quả phỏng vấn SV (n=2610) Kết quả phỏng vấn GV GDTC (n=68) So sánh Điều kiện chủ quan Mức độ trả lời in Tỉ lệ % in Tỉ lệ % 2χ p ≤3h 1923 73.68 - - Thời rảnh rỗi trong ngày của SV >3h 687 26.32 - - 585.32 <0.001 ≤3 buổi 1580 60.54 47 69.12 Số buổi tập trong tuần > 3 buổi 1030 39.46 21 30.88 1.70 >0.05 Sáng 434 16.63 14 20.59 Chiều 442 Thời điểm tập trong ngày Tối 1734 83.37 54 79.41 0.49 >0.05 ≤90 phút 1588 60.84 46 67.65 Thời lượng tập luyện trong một buổi tập >90 phút 1022 39.16 22 32.35 1.02 >0.05 Biểu đồ 2. Nhu cầuvề nội dung tập luyện CLBTTGT của SV trường ĐHLN KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019 43THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC gian rảnh rỗi là ≤ 3h/ngày. Điều này hoàn toàn phùhợp và có thể đáp ứng được thời lượng tập luyện cho khoảng trên dưới 90 phút/ buổi tập mà cả SV và GV đã lựa chọn. 2.3. Kết quả khảo sát về nội dung tập luyện ở CLBTTGTtrường ĐHLN Kết quả khảo sát SV, GV và CBLĐ về nội dung tập luyện ở CLBTTGT được trình bày ở biểu đồ 2 và 3cho thấy nội dung tập luyện ở CLB TTGT có tính đối kháng và xử lý tình huống mang tính trò chơi như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, võ thuật và bơi lội được lựa chọn nhiều nhất. Thực tế khảo sát nội dung tập luyện của SV sẽ là tiền đề giúp công tác tổ chức hoạt động CLB TTGT đi đúng hướng đáp ứng nhu cầu tập luyện cũng như thu hút được đông đảo SV tham gia CLB. GV GDTC và CBLĐ lựa chọn làm nội dụng hoạt động CLB TTGT các nội dung được lựa chọn gồm: bóng đá; võ thuật; cầu lông; thể hình; bóng chuyền; chạy bộ; bơi lội; bóng rổ... 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu nhu cầu và nội dung hoạt động của CLB TTGT cho SV trường ĐHLN cho thấy các điều kiện tổ chức hoạt động TDTT nói chung, TTGT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; đội ngũ GV có năng lực để tổ chức, hướng dẫn cho SV ở các CLB TTGT; SV có nhận thức tốt về sự cần thiết và nhu cầu tham gia CLB TTGT; nhu cầu về hình thức, thời gian, thời lượng tổ chức tập luyện và thực tế khảo sát nội dung tập luyện của SV sẽ là tiền đề giúp công tác tổ chức hoạt động CLB TTGT đi đúng hướng, đáp ứng nhu cầu tập luyện, thu hút được đông đảo SV tham gia hoạt động TTGT tại trường ĐHLN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 1076/QĐ-TTg, ngày 17/6/2016, Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định số 1611/QĐ-BGDĐT ngày 10/5/2017 ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" của ngành Giáo dục. 3. Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành (2016), giáo trình “Quản lý TDTT”, Nxb TDTT, Hà Nội. 4. Lâm Quang Thành (2017), sách chuyên khảo “Quản lý TDTT - Khoa học và thực tiễn”, Nxb TDTT, Hà Nội. (Trích nguồn: kết quả nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu xây dựng nội dung hoạt động CLB thể thao giải trí cho SV trường ĐHLN”, Viện Khoa học TDTT, năm 2019). (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 5/3/2019; ngày phản biện đánh giá: 6/4/2019; ngày chấp nhận đăng: 21/5/2019) Biểu đồ 3. Nhu cầu nội dung tập luyện CLBTTGT của SV trường ĐHLNtheo giới tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nhu_cau_va_noi_dung_hoat_dong_cua_cau_lac_bo_the.pdf