Thay đổi ST-T trong nghiên cứu của chúng
là 35% so sánh với 57,7% của S. Padmavati và
Veena Raizada. Biến đổi ST-T, nó là dấu hiệu
thay đổi không ổn định nhất trong tất các các
dấu hiệu ECG. Sóng T ngược chiều ở các chuyển
đạo trước tim phải minh chứng cho dãn và căng
quá mức thất phải (Coelho và cộng sự, I962;
Armen, Kantor, và Weiser, I958). Tuy nhiên
trong nghiên cứu của Padmavati và Veena
Raizada lại chứng tỏ chẳng có mối liên hệ nào
giữa T ngược chiều V1-3 với dày và giãn thất
phải. Nhiều tác giả cũng cho rằng thay đổi này
của sóng T gặp trong nhiều bệnh lý như bệnh lý
bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, thuyên tắc phổi
và nói như Phillip S. Cuculich, Andrew M. Kates
2009, có đến ít nhất 20 lý do thay đổi ST-T.
Các biến đổi của ECG trong COPD ít khi đơn
độc (6%). Đại đa số bệnh COPD đều có từ ≥ 2
biến đổi ECG. Sự biến đổi đơn độc thì ít đặc hiệu
hơn sự phối hợp trên một dấu hiệu.
Nhịp nhanh xoang trong các phân đoạn của
GOLD chiếm tỷ lệ khá cao (41%, 45%, 33% trong
mỗi nhóm), phân bậc càng cao xuất hiện rối loạn
nhịp như rung nhĩ/cuồng nhĩ, nhanh thất
(những rối loạn nhịp chết người) càng nhiều
hơn. Các thông số ECG như P “phế”, trục P lệch
phải, điện thế QRS ngoại biên thấp, Block nhánh
phải, trục QRS lệch phải, kiểu qR/aVR và rS/V5-
V6 có liên quan nghịch với FEV1 (hệ số tương
quan r âm). Nhiều tác giả cũng đã thừa nhận
rằng các thông số ECG liên quan nghịch đến
mức độ nặng của COPD theo phân bậc GOLD.
Cuối cùng, điều đặc biệt ở nghiên cứu chúng tôi,
trong GOLD III và GOLD IV mọi bệnh nhân đều
xuất hiện ít nhất một biến đổi điện tâm đồ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu những biến đổi điện tâm đồ trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 135
NGHIÊN CỨU NHỮNG BIẾN ĐỔI ĐIỆN TÂM ĐỒ
TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Trần Quốc Hoàn*, Hồ Thượng Dũng*
TÓM TẮT
Giới thiệu. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong xếp thứ tư trên thế giới. COPD được
định nghĩa là quá trình viêm làm giới hạn vĩnh viễn đường dẫn khí, luôn luôn tiến triển và không phục hồi hoặc
phục hồi một phần khi điều trị. Việc chẩn đoán được xác định bằng hô hấp ký và nghiệm pháp này còn dùng để
phân bậc mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí. COPD thường làm thay đổi điện học của tim mà chúng ta có thể thấy
được qua ECG bề mặt. Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu, đánh giá vai trò của những biến đổi ECG trong
chẩn đoán và tiên lượng COPD và mối liên hệ giữa chúng với các phân bậc của GOLD.
Chất liệu và phương pháp nghiên cứu. Chúng tôi phân tích 290 bản ECG của bệnh nhân có bệnh phổi
mạn trong đó có 196 bệnh nhân mắc COPD và đánh giá các thông số FEV1, FEV1/FVC, XQ ngực chuẩn, độ cao
của sóng P, trục và vôn thế của sóng P và QRS, block nhánh, kiểu qR ở aVR, kiểu rS ở V5, V6, phì đại thất phải,
và thay đổi ST-T.
Kết quả. Trong 196 bệnh nhân COPD, chúng tôi thấy những thay đổi ECG nói chung chiếm 61,3%.
Những thay đổi ECG hay gặp nhất đó là rS ở V5, V6 chiếm 47,5%, p “phế” 42%, qR ở aVR 37,2%, biến đổi ST-
T 35,8%, block nhánh 28,6% và điện thế QRS thấp 12,8%. Trục lệch phải và trục lệch trái của QRS chiếm
16,3% và 13,8%, tương ứng. Cuối cùng, các biến đổi ECG ấy có mối tương quan nghịch một cách rõ rệt với các
phân bậc của GOLD.
Kết luận. Trong COPD, các biến đổi ECG nên được tầm soát nhằm bổ sung cho các dấu hiệu lâm sàng khác
trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị.
Từ khoá: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, biến đổi ECG.
SUMMARY
EVALUATING THE DIAGNOSTIC VALUE OF ECG CHANGES
IN CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE.
Tran Quoc Hoan, Ho ThuongDung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 135-140
Introduction. Chronic obstructive pulmonary disease is the fourth leading cause of mortality worldwide. It
is defined as a persistent airflow limitation usually progressive and not fully reversible to treatment. The
diagnosis of chronic obstructive pulmonary disease and severity of disease is confirmed by spirometry. Chronic
obstructive pulmonary disease produces electrical changes in the heart which shows characteristic
electrocardiogram pattern. The aim of this study was to observe, evaluate diagnostic values of electrocardiogram
changes in chronic obstructive pulmonary disease patients and relationship between those changes with the
grades of GOLD.
Material and Methods. We analyzed 290 electrocardiogram findings in the patients with clinically chronic
pumonary disease, 196 of whom suffering from chronic obstructive pulmonary disease and evaluated the forced
expiratory volume in the first second, ratio of forces expiratory volume in the first second to the fixed vital
capacity, chest radiographs as well as electrocardiogram changes such as p wave height, P and QRS axises and
voltages, bundle branch block (includes right bundle branch block and left bundle branch block), qR pattern in
aVR, rS pattern in V5,V6, right ventricular hypertrophy, ST-T changes.
* Bệnh viện Thống nhất Tp. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Trần Quốc Hoàn ĐT: 0984989902 Email: hermybin@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 136
Results. The 196 patients with COPD, we found electrocardiogram changes in 61.3% (122 ps) patients,
while 38.7% (74 ps) had normal electrocardiogram. The most frequent electrocardiogram changes observed were
rS pattern in V5, V6 (47.5%), p pulmonale (42%), qR pattern in aVR (37.2%), ST-T changes (35.8%), bundle
branch block (28.6%), and low QRS (12.8%). Right axis deviation and left axis deviation were observed in 16.3%
and 13.8% patients, respectively. Eventually, Of the 196 patients with COPD, incidence of those
electrocardiographic features showed significant negative correlations with FEVl/FVC ratio as well as with the
grades of GOLD.
Conclusion. Diagnostic values of electrocardiogram in patients with chronic obstructive pulmonary disease
suggest that chronic obstructive pulmonary disease patients should be screened electrocardiographically in
addition to other clinical investigations.
Key words: Electrocardiographic changing; Chronic Obstructive Pulmonary Disease;
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực hành lâm sàng, hô hấp và tuần
hoàn là hai cơ quan có mối liên quan mật thiết
với nhau. Sự thay đổi của cơ quan hô hấp thì
sớm hay muộn đều dẫn đến thay đổi cơ quan
tuần hoàn và ngược lại. Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (COPD), một bệnh lý ảnh hưởng mạn
tính cơ quan hô hấp một cách nặng nề đang
ngày càng gia tăng có tính thời sự toàn cầu.
COPD là một bệnh tiến triển được đặc trưng bởi
sự tắc nghẽn và giới hạn đường thở có hay
không phục hồi hoàn toàn hoặc một phần.
COPD liên quan chặt chẽ đến đáp ứng viêm của
phổi khi tiếp xúc lâu dài với thuốc lá, bụi bẩn và
các chất ô nhiễm không khí khác. COPD là một
bệnh lý có đặc điểm khó thở ngày càng tăng, tốc
độ tùy từng cá thể. Các bàn luận về COPD được
cập nhật hàng năm của GOLD.
Qua một thập kỷ, mặc dù sự nỗ lực của
nhóm các chuyên gia GOLD, mọi biện pháp và
nỗ lực cũng chỉ dừng lại ở mức độ làm giảm
triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống; làm
giảm đợt cấp và cải thiện tỷ lệ tử vong.
Năm 2000, GOLD đề xuất phân loại mức độ
nặng của bệnh theo giai đoạn suy giảm của FEV1
nhưng thực ra theo thời gian người ta phát hiện
ra rằng bảng phân loại này không hoàn toàn liên
quan rõ rệt đến mức độ trầm trọng của khó thở,
giới hạn gắng sức và tình trạng suy giảm sức
khỏe. Vì vậy, hằng năm các chuyên gia của
GOLD đều đề nghị hệ thống phân loại tốt hơn.
GOLD 2011 đã đưa ra vai trò bệnh tim mạch
trong COPD vừa có thể là biến chứng vừa có thể
là bệnh đồng mắc chiếm tỷ lệ cao nhất và là
nguyên nhân gây tử vong chính của COPD. Tuy
nhiên, qua tham khảo từ ATS, EURS, WHO, US-
NHLBI, AHA, NYHA; chúng tôi cũng chỉ thu
được khiêm tốn các khuyến cáo, các công trình
nghiên cứu liên quan giữa tim mạch và COPD
và còn ít hơn trong các nghiên cứu về ECG trong
COPD. Do vậy, đây là lĩnh vực mà GOLD đang
khuyến cáo cần nghiên cứu thêm để bổ sung cho
các phiên bản sắp tới. Vì những lý do đó chúng
tôi đưa ra mục tiêu nghiên cứu một khía cạnh
quan trọng trong COPD như sau:
1, Khảo sát những biến đổi ECG trong bệnh
nhân COPD. 2, Khảo sát mối liên hệ giữa các
biến đổi ECG và các phân bậc GOLD 2012.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
196 bện nhân COPD được chẩn đoán từ
12/2011-12/2012 (trong tổng 290 bệnh nhân bệnh
phổi mạn).
Phương pháp tiến hành
Test chức năng phổi và tính toán FEV1 và
FEV1/FVC. Chẩn đoán và đánh giá mức độ tắc
nghẽn theo GOLD 2012. Điện tâm đồ được đo 12
chuyển đạo tiêu chuẩn. Các cân lâm sàng khác
khi cần thiết.
Các đặc tính được nghiên cứu gồm: P “phế”,
trục sóng P, phức bộ QRS và biên độ của chúng,
block nhánh, kiểu qR ở aVR, kiểu rS ở V5, V6,
thay đổi ST- T.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 137
Nhập và xử lý số liệu
Phần mềm Microsoft office-Exel. Version
2010. Mọi khác biệt được xem là có ý nghĩa
thống kê khi xác suất p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Các biển đổi điện tâm đồ trong trong bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
Bảng 1. Các biến đổi nhịp tim trong COPD
Các loại nhịp tim Số lượng Tỉ lệ %
Nhịp xoang bình thường 74 38,7%
Nhịp nhanh xoang 82 41,2%
Nhịp chậm xoang 01 0,3%
Ngoại tâm thu nhĩ 11 5,6%
Ngoại tâm thu thất 09 5,1%
Rung nhĩ/cuồng nhĩ 16 8,1%
Nhịp nhanh thất 01 0,3%
Tổng 196 100%
Bảng 2. Các biến đổi ECG trong COPD
Thông số Trạng thái Số lượng Tỉ lệ %
Sóng P
Thời gian
Bình thường 136 69
Kéo dài 60 31
Biên độ
Bình thường 84 43
P “phế” 82 42
Khác 30 15
Trục
> 600 111 56,6
Bình thường 8 4,1
≤ 600 77 39,3
Phức bộ QRS
Thời gian
Bình thường 140 71,4
Block nhánh 56 28,6
Điện thế ngoại
biên
Bình thường 171 87,2
Thấp 25 12,8
Trục QRS
Trung gian 134 68,3
RAD 32 16,3
LAD 27 13,8
Vô định 3 1,6
qR ở aVR
Có 73 37,2
Không 123 62,8
Kiểu rS ở V5,
V6
Có 93 47,5
Không 103 52,5
Biến đổi ST/T
Bình thường 127 64,8
Thấp/dẹt/ ngược
chiều
69 35,2
Biến đổi ECG
Có 181 92,4
Không 15 7,6
So sánh các biến đổi điện tâm đồ theo phân
bậc GOLD
Bảng 3. Rối loạn nhịp theo phân bậc GOLD
Rối loạn GOLD II GOLD III GOLD IV
Nhịp xoang thường 30(51%) 38(32%) 8(44%)
Nhịp xoang nhanh 24(41%) 53(45%) 6)33%)
Nhịp xoang chậm 2(3,3%) 0(0%) 0(0%)
Khác 3(4,7%) 28(23%) 4(23%)
TỔNG 59 119 4
Bảng 4. Tương quan giữa các biến đổi khác của ECG
với FEV1
FEV1 R P
P “phế” -0,05 < 0,05
Block nhánh P -0,02 < 0,05
Trục QRS lệch P -0,16 < 0,05
Nhịp tim nhanh -0,16 < 0,05
BÀN LUẬN
Bệnh nhân COPD có nguy cơ tim mạch cao.
Điện tâm đồ (ECG) cung cấp nhiều thông tin có
giá trị về bệnh tim và có giá trị tiên lượng. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, nhịp nhanh xoang
chiếm tỷ lệ 41,2%. Trong nghiên cứu của Miriam
J. Warnier và cộng sự, nhịp nhanh xoang chiếm
50% cao hơn rõ rệt trong nhóm không COPD
36%. Greenber, Yisachar J và cộng sự tìm thấy
trong một phân tích gộp rằng nhịp nhanh xoang
là tình trạng rối loạn nhịp phổ biến nhất trong
bệnh nhân COPD nhập viện, nó chiếm 61%
trường hợp.
Nhịp nhĩ đa ổ theo các tác giả này, chiếm 6-
17%; rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ chiếm 2,5-18% và
nhịp nhanh nhĩ chiếm 16% bệnh nhân. Nghiên
cứu của chúng tôi có rung nhĩ/cuồng nhĩ chiếm
8,6% và ngoại tâm thu nhĩ chiếm 5,6%; đặc biệt
có xuất hiện ngoại tâm thu thất 5.1% trường hợp.
Chỉ có một trường hợp nhịp chậm xoang và một
trường hợp nhịp nhanh kịch phát thất (0,3%).
Nhóm nhịp tim bất thường xuất hiện phần lớn
trong COPD so với nhịp tim bình thường (61,3%
và 38,7%), p < 0,05. Theo Jenten MT và cộng sự,
rối loạn nhịp có liên quan đến tỷ lệ tử vong cả
tim mạch và tất cả các nguyên nhân trên tất cả
các giai đoạn của bệnh COPD. Rối loạn nhịp
xuất hiện trong COPD thường được lý giải: (1)
Thiếu ô xy trường diễn trong COPD làm co mao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 138
mạch phổi gây tăng áp phổi tăng tiền gánh của
tim và tăng nhịp tim để tăng nhu cầu ô xy cho tổ
chức. (2)Thuốc lá và COPD làm tăng nguy cơ
tim mạch trong đó có rối loạn nhịp, (3) Đồng
vận β2 thường được dùng trong COPD cũng góp
phần làm tăng gánh hệ tim mạch do kích thích
hệ tim mạch. Những thuốc này làm tăng tần số
tim và huyết áp, làm tăng nguy cơ thiếu máu cục
bộ cơ tim, tai biến mạch máu não và các rối loạn
nhịp tim như rung nhĩ, nhịp nhĩ đa ổ và các rối
loạn nhịp khác.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, P “phế”
chiếm tỉ lệ khá cao (42%). Đây là một kiểu biến
đổi điện tim tương đối chuyên biệt của COPD.
Trong nghiên cứu Spodicks, 13.9% bệnh nhân
COPD có sóng P ≥ 0.25mV, Carid và Wilcken,
15,5%, trong khi Scott và cộng sự ; Pinto và cộng
sự ghi nhận cùng tỷ lệ 32,7%. Kết quả của chúng
tôi thì tương đồng với Rachaiah. Nhiều tác giả
xem P “phế” là dấu hiệu tiên lượng COPD: Sóng
P “phế” được dùng như một dấu hiệu gián tiếp
của dày thất phải (Winternitz, I935; Hecht, I937;
Katz, 1946; Wood, 1948; Kilpatrick, 1951.
Lepeschkin, I951; Phillips, 1958). Một số tác giả
khác đề nghị: P “phế” là do thay đổi vị trí tim
quay dọc do phổi căng phồng và đẩy cơ hoành
xuống thấp (Spodick,1959; Caird và Wilcken,
I962; Phillips,I958). Ram Abhishek Sharma trong
một nghiên cứu đề nghị rằng nếu sóng P “phế”
xuất hiện thì có thể kết luận COPD ở giai đoạn
nặng và được điều trị ngay cả khi không thực
hiện được hô hấp kí và nếu sóng P “phế” xuất
hiện; bệnh nhân có thể bắt đầu điều trị cả
corticosteroids và đồng vận beta 2 hoạt động kéo
dài dạng hít. Trục sóng P chuyển sang phải (trục
P>+600) xuất hiện quá nửa trường hợp (56,6%).
Đây là một trong hai thông số của sóng P có giá
trị đánh giá tim mạch trong COPD, chúng gián
tiếp đánh giá tình trạng dày giãn tim phải và
tăng áp phổi và như vậy cũng đánh giá được
tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí. Tỷ lệ trục P
> +600 trong các nghiên cứu khác: 80% bởi
Zuckermann và cộng sự (1948) và 48,6% bởi S.
Padmavati và Veena Raizada(1972) . Trục P lệch
phải được dùng để định nghĩa dày nhĩ phải
(Caird and Wilcken, I962; Coelho và cộng sự,
1962). Trong khi đó các tác giả khác cho rằng do
thay đổi tư thế tim và liên quan chặt chẽ đến tắc
nghẽn khi được kiểm định bởi test hô hấp kí và
X-quang (Calatayud và cộng sự, 1970; Tibblin, và
Rose, 1968).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trục QRS
lệch phải có tỷ lệ 16,3%. Trục QRS lệch phải
theo một số tác giả là dấu hiệu dày và giãn
thất phải và là biểu hiện tâm phế mạn (Phillips
và Burch, 1963; Oram và Davies, 1967). Theo
các tác giả, mối liên quan này là rất chặt chẽ và
là dấu hiệu gián tiếp của tăng áp động mạch
phổi. Trong một nghiên cứu so sánh trục lệch
phải ở 1123 trường hợp dày thất phải của ba
nhóm bệnh nhân, tỷ lệ trục lệch phải vượt trội
hơn hẳn trong nhóm tâm phế mạn (53,4%) so
với hai nhóm suy tim xung huyết và hẹp hai lá
(47,3% và 20,7% tương ứng, Raizada và
Padmavati, 1971). Các tác giả còn cho rằng
trong COPD, dày và giãn thất phải thường
xuất hiện đồng thời và điều đó càng làm cho
tầm quan trọng của dấu hiệu trục lệch phải
trong vấn đề đánh giá tim mạch trong COPD.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dạng rS ở
V5-6 chỉ tỷ lệ 47,5% so sánh với S. Padmavati và
Veena Raizada, 1997 (77,8%), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo nhiều tác giả (A.
O. Obasohan và cộng sự, 2005. Gabriel
Gregoratos, MD, 2004) cho rằng sự thay đổi ECG
trong COPD là những biến cố động, vì vậy sự
khác biệt về phân bố các biến cố giữa kết quả của
chúng tôi và các tác giả khác có lẽ là do họ lấy
kết quả ECG trong thời kỳ bệnh nhân vào phòng
cấp cứu, còn của chúng tôi bệnh nhân phần lớn
đã ra khỏi tình trạng suy hô hấp cấp. Trong
nghiên cứu của Assad và cộng sự, cho thấy sự
thay đổi rõ rệt của thông số này giữa ghi nhận
lần đầu vào viện và lần cuối khi xuất viện.
Nhiều tác giả cho rằng phần lớn sự xuất hiện
sóng S nổi trội trong V5-6 được xem như dấu
hiệu khác của dày thất phải (Spodick, 1959;
Selvester và Rubin,1965). Silver và Calatayud
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 139
(1971), trong một nghiên cứu 173 bệnh nhân
COPD với suy giảm chức năng hô hấp nặng tìm
thấy rằng sự đặc hiệu tốt nhất khi biên độ của
QRS là ≤ 0,5mV và R/S ở V6 ≤ 1. Kết quả kiểu
này trong nghiên cứu của chúng tôi là 37,2%.
Đây cũng là một dấu hiệu tương đương dày thất
phải theo nhiều tác giả (Kilpatrick, 1951; Myers
và cộng sự, 1948; Coelho và cộng sự, 1962;
Padmavati, 1970), và họ cho rằng khi xuất hiện
kiểu này cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ với
dấu hiệu kinh điển của dày thất phải ở mức xác
suất 5% và phải được coi là dày thất phải ngay
cả khi vắng mặt các dấu hiệu kinh điển. Kết
quả điện thế thấp trong nghiên cứu của chúng
tôi là 12,8%. Trong khi đó các tác giả khác
(Murphy và Hutcheson, 1974 58,3%, Suma K.S,
2006 28%). Theo các tác giả Silver và
Calatayud, Mark và Snider cho rằng điện thế
QRS thấp là do sự tăng lượng khí ứ trệ ở phổi
tạo ra tư thế tim vuông góc với mặt phẳng trán
đồng thời sự căng phồng không khí giữa điện
cực và thành tim làm tăng điện trở gây nên
giảm biên độ QRS. Điều này chứng tỏ bệnh
nhân có khí phế thũng nặng và như vậy điện
thế QRS thấp được xem như dấu hiệu đánh giá
tiên lượng rất giá trị.
Bloch nhánh trong nghiên cứu của chúng tôi
chiếm tỷ lệ 29%.Theo Padmavati và Raizada
(1972) thu được kết quả 15,4% và hai tác giả có
nhận xét rằng block nhánh thường xuất hiện
cùng với dạng qR trong cùng một bản ghi ECG.
Các tác giả này còn nhận thấy block nhánh
thường xuất hiện thoáng qua trong phần lớn các
trường hợp phì đại thất phải kinh điển. Tuy
nhiên, theo Lazović. B và cộng sự, april- 2013;
Block nhánh phải không hoàn toàn (nghiên cứu
của chúng tôi, 20/196, 10,2%) là dấu hiệu sớm
của COPD vì người ta đã chứng minh rằng một
tình trạng COPD trầm trọng không thể tạo ra
một dấu hiệu ECG như thế. Theo Richard N.
Fogoros, M.D. 2011, block nhánh phải hiện diện
phần lớn ở người khỏe mạnh nhưng gia tăng
xuất hiện theo tuổi. Ở tuổi 80, hơn 11% người
xuất hiện Block nhánh phải. Tuy nhiên, khi tồn
tại với COPD thì Block nhánh phải lại liên quan
đến mức độ trầm trọng của bệnh. Điều này được
giải thích là do tăng áp suất thất phải mạn tính
hoặc tăng áp suất động mạch phổi cấp tính như
trong trường hợp thuyên tắc động mạch phổi. Ở
đây, cũng theo các tác giả này khi Block nhánh
phải phối hợp với Block nhánh trái thì rất dễ xảy
ra Block AV hoàn toàn, một loại rối loạn nhịp
nguy hiểm cần thiết sự trợ giúp của máy tạo
nhịp. Như vậy, khi xuất hiện Block nhánh nhất
thiết chúng ta phải đi tìm bệnh lý tim kèm theo
hoặc huyết khối phổi và cần thiết sử dụng các
phương tiện như ECHO, MRI và nhiều kỹ thuật
khác để nhanh chóng đưa ra các phương án điều
trị kịp thời thích hợp. Cuối cùng, trong COPD
kèm Block nhánh chúng ta có thể coi như là sự
diễn tiến nặng của bệnh và có nguy cơ tim mạch
kèm theo.
Thay đổi ST-T trong nghiên cứu của chúng
là 35% so sánh với 57,7% của S. Padmavati và
Veena Raizada. Biến đổi ST-T, nó là dấu hiệu
thay đổi không ổn định nhất trong tất các các
dấu hiệu ECG. Sóng T ngược chiều ở các chuyển
đạo trước tim phải minh chứng cho dãn và căng
quá mức thất phải (Coelho và cộng sự, I962;
Armen, Kantor, và Weiser, I958). Tuy nhiên
trong nghiên cứu của Padmavati và Veena
Raizada lại chứng tỏ chẳng có mối liên hệ nào
giữa T ngược chiều V1-3 với dày và giãn thất
phải. Nhiều tác giả cũng cho rằng thay đổi này
của sóng T gặp trong nhiều bệnh lý như bệnh lý
bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, thuyên tắc phổi
và nói như Phillip S. Cuculich, Andrew M. Kates
2009, có đến ít nhất 20 lý do thay đổi ST-T.
Các biến đổi của ECG trong COPD ít khi đơn
độc (6%). Đại đa số bệnh COPD đều có từ ≥ 2
biến đổi ECG. Sự biến đổi đơn độc thì ít đặc hiệu
hơn sự phối hợp trên một dấu hiệu.
Nhịp nhanh xoang trong các phân đoạn của
GOLD chiếm tỷ lệ khá cao (41%, 45%, 33% trong
mỗi nhóm), phân bậc càng cao xuất hiện rối loạn
nhịp như rung nhĩ/cuồng nhĩ, nhanh thất
(những rối loạn nhịp chết người) càng nhiều
hơn. Các thông số ECG như P “phế”, trục P lệch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 140
phải, điện thế QRS ngoại biên thấp, Block nhánh
phải, trục QRS lệch phải, kiểu qR/aVR và rS/V5-
V6 có liên quan nghịch với FEV1 (hệ số tương
quan r âm). Nhiều tác giả cũng đã thừa nhận
rằng các thông số ECG liên quan nghịch đến
mức độ nặng của COPD theo phân bậc GOLD.
Cuối cùng, điều đặc biệt ở nghiên cứu chúng tôi,
trong GOLD III và GOLD IV mọi bệnh nhân đều
xuất hiện ít nhất một biến đổi điện tâm đồ.
KẾT LUẬN
Các rối loạn nhịp trên thất như: nhanh xoang,
RN/CN, NTT nhĩ đều có mặt trong COPD.
Các thông số P ‘phế’, trục P >600, block
nhánh, trục QRS lệch phải, điện thế ngoại biên
thấp, qR/aVR, rS/V5,V6 và thay đổi ST-T xuất
hiện trong COPD với tần suất tương đối cao.
Biến đổi ECG trong COPD vừa là biểu hiện
của biến chứng tim vừa biểu hiện của tăng áp
động mạch phổi một tiên lượng có giá trị trong
đánh giá sớm tình trạng tắc nghẽn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Y khoa Hà Nội. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính. Website: Web YHVN.vn.
2. Handa R, et al. (2012) The Role of Heart Rate Variability in
Assessing the Evolution of Patients with Chronic Obstructive
Pulmonary Disease. Rom. J. Internal Medicine, 2012, 50, 1, 83–
88.
3. Rachaiah NM, et al. (2012) A correlative study of spirometric
parameters and ECG changes in patients with chronic
obstructive pulmonary disease. Int J Biol Med Res. 2012; 3(1):
1322-1326.
4. Tudoran M, et al (2011). Particularities of arrhythmias in
patients with coronary artery disease and chronic obstructive
pulmonary disease. Journal of Experimental Medical & Surgical
Research Cercetãri Experimentale & Medico-Chirurgicale Year
XVIII· Nr.3/2011 · Pag. 103 – 106.
Ngày nhận bài báo: 11-04-2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15-04-2014
Ngày bài báo được đăng: 20 – 05 - 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhung_bien_doi_dien_tam_do_trong_benh_phoi_tac_ng.pdf