NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KHIỂN BIỂU HIỆN GEN UBIQUITIN TỪ HAI LOẠI BÈO TẤM LEMNA AEQUINOCTIALIS DB1 VÀ SPIRODELA POLYRHYZA DB2
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
MỞ ĐẦU
Khi con người có cuộc sống định cư, khoảng 8000 năm trước Công nguyên,
ở khu vực Tiểu Á và lưu vực sông Nin người ta đã bắt đầu việc trồng trọt truyền
thống với mục đích duy trì và cải thiện chất lượng giống cây trồng nhằm thỏa mãn
yêu cầu của con người ngày một tốt hơn. Con người đã biết tạo ra giống cây trồng
mang các đặc tính mong muốn bằng phương pháp lai tạo giống (lai hữu tính giữa
hai dòng cây trồng). Phương pháp này cần nhiều thời gian, công sức và trong nhiều
trường hợp cây lai thu được kèm theo cả tính trạng không mong muốn.
Ngày nay, công nghệ gen sử dụng các phương pháp hiện đại đã khắc phục
được các hạn chế đó. Công nghệ gen cho phép các nhà di truyền và chọn giống thực
vật xác định và thiết kế các gen đặc hiệu cho các mục tiêu mong muốn (kể cả các
gen có nguồn gốc từ các sinh vật khác loài) rồi chuyển các gen này vào các giống
đang sử dụng, tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen mang những đặc tính mới
đáp ứng yêu cầu của con người và có thể đem lại lợi ích quan trọng như tăng tính
chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, tăng năng suất và chất lượng, cải
thiện môi trường nhờ giảm lượng thuốc trừ sâu hoá học cần sử dụng. Công nghệ
gen thực vật còn mở ra một khả năng mới là sử dụng thực vật như một nhà máy sản
xuất các loại thuốc cần thiết cho con người như vitamin, enzyme, kháng thể, vacxin
và các loại thuốc chữa bệnh khác [3].
Trong nghiên cứu chuyển gen thực vật, bên cạnh những gen có giá trị mã hoá
cho các tính trạng mong muốn, các promoter cần thiết cho sự biểu hiện của các gen
cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu công nghệ gen thực
vật. Promoter là thành phần quan trọng trong cấu trúc của tất cả các gen, khởi đầu
cho sự phiên mã, đóng vai trò then chốt trong việc biểu hiện gen. Việc phân lập các
promoter biểu hiện gen hữu hiệu trên cây trồng, đặc biệt là promoter đặc hiệu cho
từng loại cây, biểu hiện trong các loại mô tế bào khác nhau ngày càng được quan
tâm đến. Nhiều promoter từ các gen ở thực vật được phân lập trong số đó phải kể
đến promoter ubiquitin gen ngô, promoter gen rbcS (ribulose – 1,5-bisphosphate
carboxylase small subunit), promoter của gen mã hóa sucrose synthase .[4].
Ubiquitin - protein sốc nhiệt (heat shock protein - HSP) với phân tử lượng nhỏ, có
mặt trong mọi tế bào ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, protein này tham gia vào
quá trình phân giải polypeptide trong tế bào chất, đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ tế bào và chuyển hóa các chất trong tế bào. Promoter của Ubiquitin gen từ
cây ngô được sử dụng rộng rãi trong công nghệ gen thực vật [22], [41], [53].
Bèo tấm là cây một lá mầm nhỏ nhất, có hàm lượng protein và
polysaccharide cao. Với đặc thù cấu trúc và quá trình trao đổi chất, bèo tấm được sử
dụng trong công nghệ gen thực vật như nhà máy sản xuất protein tái tổ hợp. Một số
promoter bèo tấm đã được phân lập như promoter của các gen SSU5A, SSU5B,
promoter của gen NPR1 (negatively phytochrome regulated1) . có phản ứng với
điều kiện chiếu sáng hoặc cảm ứng ABA trong các nghiên cứu về quá trình quang
hợp ở cây [18], [61]. Để tăng cường hiệu quả chuyển gen, ngoài sử dụng promoter
truyền thống như promoter 35S CAMV, promoter Ubiquitin từ loài bèo tấm Lemna
minor đã phân lập, nghiên cứu và hoàn thiện ở Mỹ, đã được đánh giá có hiệu quả
cao hơn và đăng ký thành patent [24]. Ở Việt nam có 3 loài bèo tấm được phát hiện
thấy là Lemna aequinoctialis, Spirodela polyrrhiza và Wolffia globosa ở nhiều vùng
khác nhau
Nhằm mục đích nghiên cứu phân lập promoter đặc hiệu từ các loài bèo tấm
Việt Nam phục vụ cho việc thiết kế tiếp theo các vector mang những gen đem lại lợi
ích cho con người để chuyển vào bèo tấm, chúng tôi xin đăng ký thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu phân lập các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin từ hai loài
bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1 và Spirodela polyrrhiza DB2” với các nội
dung chính sau đây:
1. Hoàn thiện các phương pháp tách DNA tổng số từ hai loài bèo tấm Lemna
aequinoctialis DB1 và Spirodela polyrrhiza DB2;
2. Nghiên cứu thiết kế các mồi đặc hiệu và nhân đoạn các yếu tố điều khiển
biểu hiện gen đặc hiệu từ hai loài bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1 và Spirodela
polyrrhiza DB2 bằng PCR;
3. Tách dòng và xác định trình tự đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen
đặc hiệu từ hai loài bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1 và Spirodela polyrrhiza
DB2.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phân lập các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin từ hai loại bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1 và Spirodela polyrhyza DB2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo
công thức: Tm = 20C x (A + T) + 40C x (G + C) + 3,30C. Sau khi tính được nhiệt
độ nóng chảy theo lý thuyết, chúng tôi đã tiến hành PCR thử nghiệm với các nhiệt
độ khác nhau và đã chọn được nhiệt độ gắn mồi tối ưu là 500C trong thời gian một
phút.
- Giai đoạn kéo dài chuỗi: đặt nhiệt độ ở 720C trong 1 phút. Đây là nhiệt độ
làm việc tối ưu của Pfu DNA polymerase và thời gian thì đủ để kéo dài chuỗi DNA
kích thước khoảng 2 kb.
Ngoài ra, khi bắt đầu phản ứng chúng tôi đã cho chạy trước bước khởi động
nóng ở 950C trong 4 phút để đảm bảo biến tính hoàn toàn DNA tổng số. Sau khi kết
thúc 25 chu kỳ, chúng tôi đã đặt nhiệt độ 720C trong 10 phút để đảm bảo sự tổng
hợp DNA được kết thúc hoàn toàn. Sau đó sản phẩm PCR được bảo quản ở nhiệt
độ 40C.
Sản phẩm PCR sau đó đã được kiểm tra trên gel agarose 0,8%. Kết quả trên
hình 3.3 cho thấy sản phẩm PCR của mẫu bèo tấm rất đặc hiệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
1 2 M
Hình 3.3. Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 0,8%
M: Thang DNA chuẩn 1 kb
1: Sản phẩm PCR mẫu bèo tấm S. polyrrhiza DB2 với cặp mồi
Sp-UbipF và Sp-UbipinR
2: Sản phẩm PCR mẫu bèo tấm S. polyrrhiza DB2 với cặp mồi
Sp-UbipF và Sp-UbipR
Căn cứ vào thang DNA chuẩn, kích thước của sản phẩm PCR là 2 kb đối với
cặp mồi Sp-UbipF và Sp-UbipinR và 1 kb đối với cặp mồi Sp-UbipF và Sp-UbipR,
đúng với dự đoán của gen cần nhân. Sản phẩm PCR này hoàn toàn đạt yêu cầu làm
nguyên liệu cho thí nghiệm tách dòng gen tiếp theo.
3.2.2.2. Tách dòng trong vector pJET1.2
Nhằm mục đích tách dòng và xác định trình tự đoạn promoter, chúng tôi tiến
hành gắn sản phẩm PCR đã nhân được ở giống bèo tấm S. polyrrhiza DB2 vào
vector pJET2.1 sử dụng bộ hóa chất GeneJETTM PCR Cloning Kit. Ưu điểm của
việc sử dụng Kit này là thao tác đơn giản, tiện lợi, nhanh và hiệu quả.
Vector pJET1.2 có chứa điểm khởi đầu sao chép rep (pMB1) nên có khả
năng sao chép độc lập với hệ gen của tế bào chủ E. coli. Gen kháng Amp có trên
vector cho phép chọn lọc những tế bào có mang vector này trên môi trường có
Amp. Ngoài ra, vector này còn chứa gen eco471IR mã hóa cho nuclease phân hủy
DNA nhân gây chết tế bào vật chủ. Khi vector được gắn thêm đoạn DNA ngoại lai
thì gen eco471IR bị bất hoạt. Nhờ đó, quá trình lựa chọn dòng khuẩn lạc có mang
plasmid tái tổ hợp sẽ hiệu quả hơn. Trên vùng đa gắn MCS có chứa điểm nhận biết
của các enzyme giới hạn như KpnI, XhoI, XbaI,… kế tiếp nhau giúp dễ dàng thao
2 kb
1 kb
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
tác lắp ghép, thu lại và kiểm tra đoạn DNA được chèn vào. Cuối cùng, hai trình tự
mồi pJET1.2 xuôi và pJET1.2 ngược nằm về hai phía của điểm gắn sản phẩm PCR
tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định trình tự gen.
Trước khi thực hiện phản ứng ghép nối, chúng tôi tinh sạch sản phẩm PCR
bằng Wizard kit. Thành phần phản ứng ghép nối như sau: 10 µl đệm phản ứng 2X,
5 µl sản phẩm PCR, 3 µl H2O, 1 µl vector pJET1.2 và 1 µl enzyme T4 DNA ligase.
Sản phẩm của phản ứng ghép nối được biến nạp vào tế bào khả biến E. coli
DH5α. Các tế bào này sau đó được nuôi cấy trên môi trường LB đặc có bổ sung
Amp (50 g/ml) ở 370C qua đêm. Kết quả chúng tôi thu được rất nhiều khuẩn lạc là
các dòng tế bào vi khuẩn có mang plasmid. Để xác định xem các plasmid này có
thực sự mang đoạn DNA cần tách dòng (vùng promoter) hay không chúng tôi đã
tiến hành tách chiết DNA plasmid từ một số khuẩn lạc để kiểm tra.
3.2.2.3. Tách chiết plasmid DNA
Để tách chiết DNA plasmid, chúng tôi lấy 15 - 40 khuẩn lạc nuôi cấy trong
môi trường LB lỏng có bổ sung Amp (50 g/ml) ở 370C từ 12 - 14 giờ.
Trước tiên, các tế bào trong dịch nuôi cấy được thu nhận bằng cách ly tâm
thu tủa. Tiếp đó chúng được xử lý bằng dung dịch I (có tác dụng rửa sạch tế bào);
rồi bằng dung dịch II có chứa NaOH 0,2M và SDS 1%. Các cấu trúc của tế bào
cũng như các liên kết hydro trong phân tử bị phá vỡ. SDS cùng với EDTA trong
dung dịch II có vai trò ức chế các nuclease do EDTA liên kết các ion Mg2+ (yếu tố
cần thiết cho hoạt động của các nuclease), vì vậy ngăn không cho các nuclease
phân giải DNA trong quá trình tách chiết. Tế bào vi khuẩn E. coli có chứa hai dạng
DNA: DNA nhiễm sắc thể của E. coli và DNA plasmid nên việc tách riêng, làm
sạch DNA plasmid là rất quan trọng. DNA plasmid được tách riêng dựa trên sự
khống chế thời gian xử lý các dung dịch I, II, III. DNA nhiễm sắc thể có kích thước
phân tử lớn lại liên kết chặt chẽ với protein trong phức chất nucleoprotein nên
khoảng thời gian ngắn không kịp thoát ra ngoài. Trong khi đó, các phân tử DNA
plasmid mạch vòng đã được giải phóng ra môi trường. Khi môi trường được xử lý
tiếp với dung dịch III thì pH môi trường trở về khoảng acid yếu gắn với điểm đẳng
điện của DNA. Vì vậy, DNA plasmid dễ bị kết tủa bằng cồn và được kiểm tra kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
thước bằng phương pháp điện di trên gel agarose (hình 3.4)
ĐC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Hình 3.4. Điện di plasmid trên gel agarose
ĐC: DNA plasmid đối chứng
1-15: DNA plasmid mang gen giống bèo tấm S. polyrrhiza DB2
Theo lý thuyết, các plasmid mang đoạn gen ngoại lai sẽ có kích thước lớn
hơn plasmid đối chứng (không được chèn thêm đoạn DNA). Do vậy, độ cao thấp
của các băng so với băng đối chứng là cơ sở để dự đoán dòng nào đã được chèn
thêm đoạn DNA ngoại lai. Kết quả trên hình 3.4 cho thấy ở giống bèo tấm
S. polyrrhiza DB2 có các dòng đều cao hơn dòng đối chứng, như vậy có thể kết
luận sơ bộ là các dòng này đã được chèn thêm một đoạn DNA ngoại lai.
3.2.3. Xác định đoạn điều khiển gen bằng RE
Để kiểm tra kích thước thực tế của đoạn DNA được nối vào vector, chúng tôi
đã tiến hành phân tích các mẫu DNA plasmid nói trên bằng phương pháp xử lý với
enzyme giới hạn. Vector pJET1.2 có chứa điểm nhận biết enzyme XhoI ở phía bên
trái và điểm nhận biết enzyme XbaI ở phía bên phải của vị trí ghép nối gen, tuy
nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi không dùng enzyme XhoI và XbaI như
thường lệ mà dùng enzyme HindIII và NotI để kiểm tra đoạn gắn vì trong trình tự
của đoạn promoter có các điểm nhận biết hai enzym hạn chế này. Qua đó, chúng tôi
đã chọn được 3 dòng pJETSpUbip số 1, 4 và 5 với đoạn cắt kiểm tra bằng khoảng
1,3 kb và 3 dòng pJETSpUbipin số 14, 16 và 21 với đoạn cắt kiểm tra bằng khoảng
2,3 kb (hình3.5 A). Các dòng này lại được tiếp tục kiểm tra bằng các enzym hạn
chế HincII và PstI bên trong đoạn này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
Hình 3.5. Điện di sản phẩm xử lý DNA plasmid bằng enzyme
A. Plasmid số 1, 4, 5 pJETSpUbip và số 4 pJETSpUbipin
cắt bằng HindIII và NotI.
B. Plasmid số 14, 16, 21 pJETSpUbipin cắt bằng HincII.
C. Plasmid số 14, 16, 21 pJETSpUbipin cắt bằng PstI
Các dòng pJETSpUbip, pJETSpUbipin đều có một điểm cắt của HincII tạo
thành băng tương ứng khoảng 4 kb và 5 kb (hình 3.5 B). Hai điểm cắt của PstI
(pJET1.2 có điểm cắt ở vị trí 158) ở các dòng pJETSpUbip đều cho hai băng 3,3 và
0,8 kb, còn pJETSpUbipin cho hai băng khoảng 4,2 kb và 0,8 kb (hình 3.5 C). Như
vậy, kết quả kiểm tra các vị trí của enzym cắt hạn chế có thể dự đoán về đoạn gắn
chính là đoạn chúng tôi cần tìm.
3.2.4. Xác định và phân tích trình tự đoạn promoter
Chúng tôi đã xác định trình tự DNA của 6 dòng này, mỗi dòng 3 lần trên
máy xác định trình tự tự động dựa trên cơ sở phương pháp của Sanger. Chúng tôi đã
sử dụng cặp mồi pJET1.2 để xác định trình tự đoạn promoter trên các plasmid tái tổ
hợp theo cả hai chiều. Sau đó số liệu được xử lý bằng các phần mềm ABI PRISM
3100 Data Collection v2.0, DNA Sequencing Analysis v5.2, Seqscape v2.5, BioEdit
v7.0.5, đã nhận được trình tự đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin có
chiều dài 2013 bp, còn đoạn promoter và 5’UTR có chiều dài là 1033 bp ở giống
bèo tấm S. polyrrhiza DB2. Sau đó chúng tôi đã tiến hành so sánh các trình tự này
với trình tự đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin loài này ở Mỹ đã
được công bố trên Ngân hàng gen quốc tế. Kết quả so sánh trình tự đoạn điều khiển
trong pJETSpUbipin16 được trình bày trên hình 3.6
1.0
2.0
3.0
4.0
6.0
A B kb kb kb
1.0
2.0
3.0
6.0
4.0
0.75
1.0
2.0
3.0
4.0
6.0
1 4 5 4 14 16 21 14 16 21
6 C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
10 20 30 40 50 60
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GAGATGGACAGATAATGAGATGAATTAGAAAAAAAAAATTCGTGTTGTAAGATAGAATAC
pJETSpUbipin16 ............................................................
70 80 90 100 110 120
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TTGCTATCTACTGATGAATGCAGTTCAGTTTTCCTCACGATCTTAAAGATCGCGCACTAT
pJETSpUbipin16 ............................................................
130 140 150 160 170 180
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core CCTCAGCTTCACTCTGGAAATTTTGATTCTCTTCTTCTGCTCAGCAGCCTCGACTCTGTC
pJETSpUbipin16 ............................................................
190 200 210 220 230 240
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TAGGGTTTCGTACAATCGGACGCCATTCTACATGAATCGAGCACAGGGAATGAAGACAAT
pJETSpUbipin16 ............................................................
250 260 270 280 290 300
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TAGGAGATCCTCGATGTCCTCCGACTTACTTGCATGACTTGACGGGGAAGATCTCGAGCA
pJETSpUbipin16 ............................................................
310 320 330 340 350 360
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GGGAAGCGACGCCTCTCCGGAGGACTCGCCTCGCCGAGAGGACCTCCTCCGCGACACGGA
pJETSpUbipin16 ............................................................
370 380 390 400 410 420
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core CCATGGCCTCCACGGGGTAGAAGCTGGCCCTGTTCTTTATTCTCTTGAGGATCATCGGCC
pJETSpUbipin16 ............................................................
430 440 450 460 470 480
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GAAGCCTCCGCAAATCCATCCCCGAGGAGTAGAATCTCGCCTGCAGGAAGCATCTGTCGA
pJETSpUbipin16 ............................................................
490 500 510 520 530 540
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GATCCTCGCCGAGGCGGCGGAGATACCTCGCCGGCGCCGCCATGGCGCCGGGGACGGAGC
pJETSpUbipin16 ............................................................
550 560 570 580 590 600
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core ACCACCACGGAGAAGAAGAACCCTAACCCAAGGCATTAACGAAGTTGCGCAGATTATACA
pJETSpUbipin16 ..........................................................T.
610 620 630 640 650 660
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core AAAGCCCTCAAATATCTTTCATTTTCTATTTCACTGATACATTTTCATTATTGTATATGA
pJETSpUbipin16 ............................................................
670 680 690 700 710 720
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GTGTTTATTTAAATTATTCCGTATTAGAAAAGCACCTCCAGAACCCGACAAAATAGGGTG
pJETSpUbipin16 ............................................................
HSE
HSE DRE
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
730 740 750 760 770 780
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core ACGTCATCATGGTGTCATGACCGCCCAACAGCCGCAGATTTAAAATCGGTGGATGAGTGC
pJETSpUbipin16 ........G...........T.......................................
790 800 810 820 830 840
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GGCCACGCCACGAAAGCGATGGGCCTTCGTCGATGCCGTGAGAATCCATCTGACATAAAG
pJETSpUbipin16 ............................................................
850 860 870 880 890 900
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TAAACGGCGCCGTCAGTATTGACGGCGTATGACACGTGGAAAGAAGCTATTGGTTCACGC
pJETSpUbipin16 ..................C.........................................
910 920 930 940 950 960
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core ATCGGTGGTTCCGCTAGCCTCCGTCGACCGCTAGTACTATAAATACGGTCCCGAGGCCTC
pJETSpUbipin16 ............................................................
970 980 990 1000 1010 1020
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core CTCACCACTCGCACATATCCTCTTTGTTTTCCTCTCCGTGAAAGAAGCGAGGAAGCGCGT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1030 1040 1050 1060 1070 1080
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core CGTCTCTCCCAAGGTAAGGAGCAGATCTCTTTGATCGTTTTTGTTCTTCTTTTGTTTTGT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1090 1100 1110 1120 1130 1140
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TTTTTTTTTCTGCGGATCTTCGGTTGCATCATGCCTTGGCTGTTTTTATTAGTTTAGGAT
pJETSpUbipin16 ........-...................................................
1150 1160 1170 1180 1190 1200
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core ATCCTCGTTTGGATCTGAGCCGATCATATATGTTAAAGGTTGTGTTCGATCTCTTTGTTC
pJETSpUbipin16 ............................................................
1210 1220 1230 1240 1250 1260
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core ATTTTCGCATGAAAAGGATGTATCCTTTTGATGTGAGGCGATCTTCTATGGTTAAGACTT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1270 1280 1290 1300 1310 1320
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TGTTCGGTCTATTGATCATTTCTGTTCTTCGTTTTTGAGTTTTTTTCTGCGGATATCGCA
pJETSpUbipin16 .............................................-..............
1330 1340 1350 1360 1370 1380
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TCATCCCTAGGTTTTTGCTTTGGTTAGGATGCATCCTTTGGATTTGAGCCGATCTCCCTT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1390 1400 1410 1420 1430 1440
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GGTTAAGGCTGTGTCTGTTGCAGAGGAGAAAGTCTGTCGAGGTCCTTATGCAGGCTTTGT
pJETSpUbipin16 ............................................................
ABRE
MYC-like
G-box
TATA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
1450 1460 1470 1480 1490 1500
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core CCAGATGCGCGTGCTCTCTCATGCTATGAATTTATGTTTTGAGAACTCCTCCCGGTTTTT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1510 1520 1530 1540 1550 1560
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core CTAGATCCGGATTTGAAGTATTCATTGCGGTTCCCCTTCGGTTTTATGTATTTCTCGAGT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1570 1580 1590 1600 1610 1620
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TGATTTGGTCCATGATCGTGTTCTGTCCAGATCTCTCTTGATATGGATGAGATATTCGTT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1630 1640 1650 1660 1670 1680
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core ACCTCTTTCAAACATCGGTGGATGTTCTTTTTAGTCTTGGCTCACCTTTATCTAGAAATT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1690 1700 1710 1720 1730 1740
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core AATTTTCGGTTTGAAACCCCTGCTTGTTAAGGTGATGTATTCCTTCTTTATAGATTTCGG
pJETSpUbipin16 ............................................................
1750 1760 1770 1780 1790 1800
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TGTGTTATTTCTTAACGGTGATCTGTCCGATCCATGTGTTGCACCTCTTGTTTTCTGTGT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1810 1820 1830 1840 1850 1860
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core AATCCTCTGTGAATTATAATTATGTTTTGAAAACGTACTTAAGTAAGGGGCATGTTCCCC
pJETSpUbipin16 ............................................................
1870 1880 1890 1900 1910 1920
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core GTTTAAAACTTTTGTTCTATCAATTTGTGGTTAATAGATCCTGATTTGTGGTCGCCTTAT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1930 1940 1950 1960 1970 1980
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
Sp-Ubi-pin-core TCTGTCTTTAATCGTGGATTTTATTTATCTTGAGCGCGTCCTTTTCTTTTAAAATCATGT
pJETSpUbipin16 ............................................................
1990 2000 2010
....|....|....|....|....|....|...
Sp-Ubi-pin-core GTTTAACCTTTCAGTCGTCATATGTTCCATCAG
pJETSpUbipin16 .................................
Hình 3.6: Trình tự đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen ubiquitin của loài
bèo tấm S. polyrrhiza DB2 với dự đoán các vùng chức năng promoter
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
Từ kết quả so sánh trên, chúng tôi đã quan sát thấy rằng đoạn các yếu tố điều
khiển biểu hiện gen Ubiquitin có 4 vị trí thay đổi so với loài này của Mỹ được thống
kê ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1. Các vị trí nucleotide khác biệt giữa Sp-Ubi-pin (Mỹ)
với Sp-Ubi-pin 16 (Việt Nam)
STT Vị trí Sp-Ubi-pin (Mỹ) Sp-Ubi-pin16
1 599 C T
2 729 A G
3 741 C T
4 859 T C
Sử dụng phần mềm chuyên dụng dự đoán chức năng trình tự
bin/programs/promoter cho thấy đây là đoạn có những vùng chức năng của
promoter (hình 3). Hộp TATA ở vị trí 938 và điểm khởi đầu phiên mã dự đoán là vị
trí 974. Ngoài ra còn có các trình tự đặc trưng cho G-box (868) , ABRE (719),
MYC - like (827), DRE (716), HSE (617 và 676)… Đây là các yếu tố điều hòa trên
promoter cả các gen cảm ứng với ánh sáng, abscisic acid, điều kiện mất
nước…Vùng có trình tự nGAAn và các trình tự ngược chiều nTTCn được dự đoán
là các yếu tố sốc nhiệt (heat shock element - HSE) trên promoter của các gen mã
hóa cho các HSP.
3.3. Phân lập đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen từ loài bèo tấm
L. aequinoctialis DB1
3.3.1. Thiết kế và tổng hợp cặp mồi đặc hiệu cho đoạn promoter
Dựa trên trình tự các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin loài bèo tấm
L. aequinoctialis DB1 đã được công bố [24] chúng tôi đã thiết kế mồi theo sơ đồ và
vị trí các mồi trên hình 3.7. Tương tự như loài bèo tấm S. polyrrhiza DB2, các mồi
La-UbipF và La-UbipR nhằm phân lập đoạn promoter, còn mồi La-UbipinR sẽ kết
hợp với La-UbipF để nhân đoạn bao gồm cả promoter , 5’UTR và intron.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Hình 3.7: Sơ đồ cấu trúc đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen ubiquitin
của loài bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1 và vị trí các mồi.
Trình tự các cặp mồi như sau:
La-Ubip-F: 5’- GGG CAG TGT ACC AAT ATT TTA AAC CC - 3’
La-Ubip-R: 5’- ACT GAG AAA GAA GAA GGA TTC CGC CC - 3’
La-Ubipin-R: 5’- GGG CCT GCA AGG GAA AAT AAT AAA TTG - 3’
3.3.2. Nhân đoạn DNA bằng kỹ thuật PCR và tách dòng trong vector pCR2.1
3.3.2.1. Nhân đoạn DNA bằng kỹ thuật PCR
Chúng tôi tiến hành PCR nhân đoạn điều khiển bao gồm cả promoter và
intron từ DNA tổng số của mẫu bèo tấm L. aequinoctialis DB1 sử dụng cặp mồi
La-UbipF và La-UbipinR cho đoạn khoảng 2,1 kb (LaUbipin). Sản phẩm PCR này
được sử dụng để tiến hành PCR nhân đoạn promoter với cặp mồi La-UbipF và La-
UbipR với đoạn khoảng 1 kb (LaUbip).
Kỹ thuật PCR được tiến hành trong môi trường đệm thích hợp với hoạt
động xúc tác của enzyme về pH, lực ion,… Thành phần dung dịch đệm có thể thay
đổi tùy theo loại enzyme sử dụng trong kỹ thuật PCR. Dung dịch đệm sử dụng cho
enzyme Dream Taq DNA polymerase gồm có: Tris-HCl 100 mM; pH 8,3; KCl 500
mM; MgCl2 25 mM; gelatin 0,01%.
Chúng tôi tiến hành nhân đoạn promoter với 32 chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3
giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn biến tính: lựa chọn 950C trong 1 phút. Đây là nhiệt độ thích hợp
để tách hoàn toàn DNA sợi kép thành 2 sợi đơn đồng thời vẫn đảm bảo hoạt tính
của Taq DNA polymerase.
- Giai đoạn gắn mồi: nhiệt độ gắn primer tối ưu của loài bèo tấm Lemna
aequinoctialis DB1 cao hơn so loài bèo tấm S. polyrrhiza DB2: 550C trong thời
ATG La-UbipF Promoter
La-UbipR
Intron
La-UbipinR
Sall-858
964
2068
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
gian một phút. Thông thường nhiệt độ gắn mồi sử dụng Taq DNA polymerase cao
hơn so vói sử dụng Pfu DNA polymerase.
- Giai đoạn kéo dài chuỗi: đặt nhiệt độ ở 720C trong 1 phút. Đây là nhiệt độ
làm việc tối ưu của Taq DNA polymerase và thời gian thì đủ để kéo dài chuỗi DNA
kích thước khoảng 2 kb.
Ngoài ra, khi bắt đầu phản ứng chúng tôi đã cho chạy trước bước khởi động
nóng ở 950C trong 4 phút để đảm bảo biến tính hoàn toàn DNA tổng số. Sau khi kết
thúc 32 chu kỳ, chúng tôi đã đặt nhiệt độ 720C trong 10 phút để đảm bảo sự tổng
hợp DNA được kết thúc hoàn toàn. Sau đó sản phẩm PCR được bảo quản ở nhiệt
độ 40C. Sản phẩm PCR sau đó đã được kiểm tra trên gel agarose.
1 M 2
Hình 3.8. Điện di sản phẩm PCR trên gel agarose
M: Thang DNA chuẩn 1 kb
1: Sản phẩm PCR mẫu bèo tấm L. aequinoctialis DB1
với cặp mồi La-UbipF và La-UbipinR
2: Sản phẩm PCR mẫu bèo tấm L. aequinoctialis DB1
với cặp mồi La-UbipF và La-UbipR
Kết quả trên hình 3.8 cho thấy sản phẩm PCR của mẫu bèo tấm rất đặc hiệu.
Căn cứ vào thang DNA chuẩn, kích thước của sản phẩm PCR là 2,1 kb cho đoạn
promoter và intron còn 1 kb cho đoạn promoter đúng với dự đoán của gen cần
nhân. Sản phẩm PCR này hoàn toàn đạt yêu cầu làm nguyên liệu cho thí nghiệm
tách dòng gen tiếp theo.
2 kb
1 kb
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
3.3.2.2. Tách dòng trong vector pCR2.1
Nhằm mục đích tách dòng và xác định trình tự đoạn promoter, chúng tôi tiến
hành gắn sản phẩm PCR đã nhân được ở giống bèo tấm L.aequinoctialis DB2 vào
vector pCR2.1 sử dụng bộ hóa chất GeneJETTM PCR Cloning Kit nhờ những đặc
điểm ưu việt của vector pCR2.1.
Vecctor pCR2.1 chứa đầy đủ các thành phần cần thiết của một vector tách
dòng để có thể tự sao chép trong tế bào chủ. Vector này có khả năng cho số lượng
bản sao lớn trong tế bào (200 bản sao/ tế bào), có khả năng tải các đoạn gen tốt và
ổn định trong tế bào chủ. Đồng thời nhờ có kích thước nhỏ mà nó dễ dàng được
biến nạp vào tế bào. pCR2.1 chứa vùng trình tự đa điểm cắt, mang hai dấu chuẩn
chọn lọc là gen kháng sinh ampicilin và kanamycin.
Vector pCR2.1 đã được thiết kế để nhân gen ngoại lai ở vùng MCS. Ở mỗi
đầu 3’ của mỗi sợi được gắn thêm một nucleotide T. Nucleotide T này rất dễ dàng
bắt cặp bổ sung với nucleotide A ở trên đầu 3’ của sản phẩm PCR khi sử dụng Taq
DNA polymerase. Khi đó, sản phẩm PCR và vector pCR2.1 có thể tự nối ghép với
nhau một cách dễ dàng.
Một đặc điểm nữa trong cấu trúc của vector pCR2.1 là trong vùng MCS có
chứa operon LacZα mã hóa cho enzym β-galactosidaza như một dấu hiệu chọn lọc
trắng- xanh để biến nạp mang plasmid tái tổ hợp: trên môi trường có chứa cơ chất
Xgal (5-bromo-4-chloro-3-indolyl--D(-)-galactopyranoside) và IPTG
(isopropylthio--D-galactoside) các khuẩn lạc tái tổ hợp sẽ có mầu trắng do đoạn
chèn làm bất hoạt enzyme này.
Để chuẩn bị ghép nối, sản phẩm PCR được tinh sạch bằng Wizard kit. Như
đã biết, việc sử dụng Taq DNA polymerase trong PCR sẽ tạo ra khoảng 70 - 90%
sản phẩm PCR có thêm một nucleotide A ở đầu 3’, do đó phản ứng ghép nối sản
phẩm PCR được thực hiện như sau: 1 µl đệm phản ứng 10X; 5 µl sản phẩm PCR, 1
µl H2O, 1 µl vector pCR2.1 và 1 µl enzyme T4 DNA ligase.
Sản phẩm của phản ứng ghép nối sẽ được đem biến nạp vào tế bào khả
biến E.coli DH5α. Các tế bào này sau đó được nuôi cấy trên môi trường LB đặc có
bổ sung Amp (50g/ml), Xgal (50g/ml) và IPTG (50g/ml) ở 370C qua đêm. Kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
quả chúng tôi thu được rất nhiều khuẩn lạc trắng là các dòng tế bào vi khuẩn có
mang plasmid. Để xác định xem các plasmid này có thực sự mang đoạn DNA cần
tách dòng (vùng promoter) hay không chúng tôi đã tiến hành tách chiết DNA
plasmid từ một số khuẩn lạc để kiểm tra.
3.3.2.3. Tách chiết plasmid DNA
Kết quả trên hình 3.9 cho thấy ở giống bèo tấm L. aequinoctialis DB1 có
các dòng từ 1, 3, 4, 10, 11, 13, 14,15, 16 cao hơn dòng đối chứng, như vậy có thể
kết luận sơ bộ là các dòng này đã được chèn thêm một đoạn DNA ngoại lai.
ĐC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Hình 3.9. Điện di plasmid trên gel agarose 0,8%
ĐC: DNA plasmid đối chứng
1-16: DNA plasmid mang gen giống bèo tấm L. aequinoctialis DB1
3.3.3. Xác định đoạn điều khiển gen bằng RE
Để kiểm tra kích thước thực tế của đoạn DNA được nối vào vector, chúng tôi
đã tiến hành phân tích các mẫu DNA plasmid pCRLaUbipin bằng phương pháp xử
lý với enzyme giới hạn EcoRI để kiểm tra kích thước đoạn gắn. Các plasmid
pCRLaUbipin số 10, 11, 31 thu được 2 băng 3,9 kb và 2,1 kb tương ứng với kích
thước của vector pCR2.1 (3,9 kb) và của sản phẩm PCR – LaUbipin (hình 3.10 A)
và được chọn để khảo sát tiếp theo. Các dòng này được xử lý tiếp bằng các enzyme
hạn chế Sall vì trong trình tự của đoạn promoter có 1 điểm nhận biết của enzyme
hạn chế này. Các dòng pCR2.1 LaUbipin thu được băng 5,9 kb (hình 3.10B). Cũng
tương tự đối với các dòng pCRLaUbip, sau khi xử lý với enzyme EcoRI chúng tôi
chọn được dòng pCRLaUbip số 1 có hai băng 3,9 kb và 1 kb tương ứng với kích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
thước của vector pCR2.1 và sản phẩm PCR LaUbip. Dòng pCRLaUbip kiểm tra
bằng SalI cho một băng 4,9 kb (hình 3.10 C).
Như vậy, kết quả kiểm tra các vị trí của enzyme cắt hạn chế có thể dự đoán
về đoạn gắn chính là đoạn chúng tôi cần tìm.
Hình 3.10. Điện di sản phẩm xử lý DNA plasmid bằng enzyme
M. Thang DNA chuẩn 1kb
Đ/C. Plasmid đối chứng
A. Plasmid 10, 11, 31 pCRLaUbipin cắt bằng EcoRI.
B. Plasmid 10, 11, 31 pCRLaUbipin cắt bằng SalI.
C. Plasmid pCRLaUbip cắt bằng EcoRI và Sall.
3.2.4. Xác định và phân tích trình tự đoạn promoter
Chúng tôi đã xác định trình tự DNA mẫu các plasmid số 10, 11
pCRLaUbipin và mẫu plasmid số 1 pCRLaUbip trên máy xác định trình tự tự động
dựa trên cơ sở phương pháp của Sanger. Sau đó số liệu được xử lý bằng các phần
mềm ABI PRISM 3100 Data Collection v2.0, DNA Sequencing Analysis v5.2,
Seqscape v2.5, BioEdit v7.0.5, đã nhận đoạn promoter và 5’UTR có chiều dài là
964 bp ở giống bèo tấm L. aequinoctialis DB1. Sau đó chúng tôi đã tiến hành so
sánh các trình tự này với trình tự đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin
loài này ở Mỹ đã được công bố trên GenBank. Kết quả so sánh đoạn LaUbipin mẫu
số 10 với trình tự trên GenBank được trình bày trên hình 3.10. Từ kết quả cho thấy
ở đoạn này có 2 vị trí thay đổi so với loài này của Mỹ được thống kê ở bảng 3.2
M Đ/C Đ/C M
3,9kb
5,9kb
1kb
3,9kb
A
B
2kb
10 11 31 10 11 31
4,9kb
M
B C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
10 20 30 40 50 60
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin AGTGTACCAATATTTTAAACCCTACATTTATCATTCTTTATTCATTATTGCCATAAGTTA
Laubi-10 R ............................................................
70 80 90 100 110 120
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin ATGAATATTGAAATTCAAATACGCGCAAGATGTCAATATCGATCGAATATGAATACCAGA
Laubi-10 R ............................................................
130 140 150 160 170 180
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin TATAAAATCAAAAATCAAATATCAAATTAATAAAGATATAAAATATTGAATCCAAAAGCA
Laubi-10 R ............................................................
190 200 210 220 230 240
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin ATAAAGAATATCACTATTAATATCAAAATATCGATTTGAAGTTCAAAAATTGGGTCCATT
Laubi-10 R ............................................................
250 260 270 280 290 300
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin AGGAGCCAAGACCGATCATGATCCGATACTGATATCAATATCTGTAGCTCAGTGGCTAGG
Laubi-10 R ............................................................
310 320 330 340 350 360
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin CCCCTCAATTTGCCTGGCCGAAGGCAGTGTACAAAACCTGGCTCTCGCAAGGGCAAAGAA
Laubi-10 R ............................................................
370 380 390 400 410 420
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin AGAGTCTTTCCCAAAAAAAAAAAAATCGAACCCATTTGTAGTATCCAATATTTGGATTGA
Laubi-10 R ............................................................
430 440 450 460 470 480
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin CATAAGATACCAAAA-CATAAAGTACTAACCACCCAATCTTATAATTAATCAAGATTTAT
Laubi-10 R ...............A............................................
490 500 510 520 530 540
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin ATCACATCCAATATCAAGATCCGATATCAATACCTAGACCGGTAAACCCTAATTTACTCT
Laubi-10 R ............................................................
550 560 570 580 590 600
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin TCCCCCCTCTAAAAATTTCCAATAAATATCTCCACATATTTAACTATTAAAAAATTGATA
Laubi-10 R ............................................................
610 620 630 640 650 660
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin AGAGATAGGCCCTAGCCCTAAGTCCTAACATATAACCACTCTCTATGAAAAGTCCTATTA
Laubi-10 R ...........................................A................
670 680 690 700 710 720
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin AATGACGTCATTTATTTATTTATTGCCGGTTGGCTGCTCCACAGCCGCAATTTAATGGAT
Laubi-10 R ............................................................
G-box ABRE
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
730 740 750 760 770 780
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin GGCTGACACGGCACGAAACCGACGGGCGGTGCCGTGGGAATAATTCTAGAGTAAACCTAA
Laubi-10 R ............................................................
790 800 810 820 830 840
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin CGGCGCCGTTAACTTTGACGGTGGCGAAGACGCGTGGGGATAGGTGGTTGGTCCGCGTGA
Laubi-10 R ............................................................
850 860 870 880 890 900
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin CGGCGGCGGTTCAGCCCGTCGACCTTGAGCCGAGACTATAAATCGAGGCGAAGGGATGAG
Laubi-10 R ...........................................G................
910 920 930 940 950 960
....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|....|
La-Ubi-pin CTTTGCCATTGCGTTCTTCTTCTGTTCATCTCTGAAATTCGGGCGGAATCCTTCTTCTTC
Laubi-10 R ......................................-........-............
....|
La-Ubi-pin TCAAG
Laubi-10 R .....
Hình 3.11. Trình tự đoạn promoter của loài bèo tấm L. aequinoctialis DB1 với
dự đoán các vùng chức năng promoter
Bảng 3.2. Các vị trí nucleotide khác biệt giữa La-Ubi-pin với La-Ubi-10F
STT Vị trí
(tính từ vị trí khởi đầu của yếu
tố điều khiển gen)
La-Ubi-pin
(Mỹ)
La-Ubi-10F
1 644 T A
2 884 C G
Kết quả giải trình tự cho chúng tôi thấy đoạn intron của các mẫu LaUbipin
đọc còn một số điểm còn chưa nhất quán. Cần phải nhấn mạnh rằng vùng intron
thường có nhiều đoạn trình tự A/T dài nên việc nhân bằng PCR cũng như xác định
trình tự thường gặp khó khăn và cần phải lặp lại nhiều lần.
Sử dụng phần mềm chuyên dụng dự đoán chức năng trình tự
bin/programs/promoter cho thấy đây là đoạn có những vùng chức năng của
promoter (hình 3.11). Hộp TATA ở vị trí 876 và điểm khởi đầu phiên mã dự đoán là
vị trí 916. Ngoài ra còn có các trình tự đặc trưng cho G - box (662), ABRE (716),
ABRE
DRE
HSE
TATA
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
DRE (738), HSE (758),… Đây là các yếu tố điều hòa trên promoter cả các gen cảm
ứng với ánh sáng, abscisic acid, điều kiện mất nước…
Trong đoạn trình tự yếu tố biểu hiện gen đặc hiệu ở cả hai loài bèo tấm trên
chúng tôi đều quan sát thấy các trình tự DNA bảo thủ thường có mặt ở hầu hết các
đoạn promoter như hộp TATA và hộp CCAAT, các trình tự bảo thủ này có tác động
trực tiếp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình biểu hiện gen.
Kết quả thu được cho thấy các mẫu sử dụng trong nghiên cứu này có trình tự
đoạn nucleotide chỉ sai một vài điểm so với trình tự gen được dùng làm tham khảo
đã được công bố [24]. Đối với trình tự nucleotit đoạn promoter và 5’UTR của
SpUbipin16 mà chúng tôi phân lập được dài 1033 bp có 4 vị trí nucleotide khác biệt
với trình tự ở Mỹ đã được công bố, đó là các vị trí C->T (599); A->G (729); C->T
(741) và T->C (859). Với trình tự nucleotide đoạn này của LaUbipin10 (964bp) có
2 vị trí thay đổi so với loài này ở Mỹ đó là T->A (644) và C->G (884). Trong khi
đó, trình tự đoạn promoter và 5’ UTR của gen Ubiquitin ở ngô là 982 bp (899 bp
trước TSS và 83 bp 5’UTR) [22], còn ở lúa là 1309 bp. Còn đoạn intron của gen
này ở ngô dài 1010 bp và đoạn intron ở lúa dài 1141 bp [53]. Như vậy, promoter
chúng tôi phân lập được có cấu trúc giống như các promoter của các gen Ubiquitin
các loài thực vật khác.
Ngoài ra, qua kết quả nghiên cứu thực tế chúng tôi nhận thấy rằng việc sử
dụng enzyme Pfu DNA polymerase trong phản ứng PCR mang lại hiệu quả tốt hơn
khi sử dụng enzyme Dream Taq DNA polymerase trong phản ứng PCR. Ta đã biết
trong cấu trúc của enzyme Pfu DNA polymerase có ít nhất 12 cuộn xoắn trong quá
trình tổng hợp DNA với độ chính xác cao hơn enzyme Taq DNA polymerase
(Stratagene) vì vậy nó có vai trò làm tăng hiệu quả trong quá trình nhân PCR không
gây đột biến. Trên thực tế, việc tối ưu hóa phản ứng PCR cho Pfu DNA polymerase
thường khó khăn hơn. Chúng tôi đã tối ưu hóa được điều kiện phản ứng PCR đối
với loài S. polyrrhiza DB2 và đang tiếp tục tiến hành tối ưu các điều kiện phản ứng
PCR đối với Pfu cho loài L. aequinoctialis DB1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
Ubiquitin là một trong các HSP nhỏ. Cấu trúc của các gen polyubiquitin của
ngô, lúa đều có vùng promoter, 5’UTR, intron và exon. Đoạn intron được dự đoán
có chức năng tăng cường khả năng biểu hiện gen này. Vì vậy, để biểu hiện gen
trong thực vật, người ta đã sử dụng không chỉ có đoạn promoter mà cả đoạn
promoter và intron của gen Ubiquitin Nghiên cứu sử dụng các vùng riêng biệt của
đoạn trình tự các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin ở lúa rubi3 trong biểu
hiện gen GUS cho thấy: dưới tác động của promoter và 5’UTR, gen GUS biểu hiện
ở tất cả các các dạng mô tế bào, còn đoạn intron tăng cường biểu hiện gen ở một số
mô tế bào nhất định, trong khi đó, ở ngô, intron tăng cường biểu hiện trong phần lớn
tất cả các mô [22], [41], [55]. Như vậy, khả năng sử dụng đoạn các yếu tố biểu hiện
gen Ubiquitin của hai loài bèo tấm này như thế nào là vấn đề cần được nghiên cứu
tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Từ các kết quả đã đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Đã hoàn thiện được phương pháp tách chiết DNA từ các loài bèo tấm khác
nhau sử dụng kết hợp CTAB và PVP, CTAB và PEG hoặc SDS và PVP
2. Đã phân lập được đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen mã hóa cho
Ubiquitin loài bèo tấm Spirodela polyrrhiza DB2 bao gồm promoter, 5’UTR và
intron trong đó promoter có độ dài 1033 bp, đoạn bao gồm promoter , 5’UTR và
intron có độ dài 2013 bp. Đã phát hiện thấy có 4 vị trí nucleotide trên promoter khác
với gen này được phân lập ở Mỹ.
3. Đã phân lập được đoạn promoter và 5’UTR của gen mã hóa cho Ubiquitin
loài bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1: promoter và 5’UTR có độ dài 964 bp,
trong đó có 2 vị trí nucleotide khác với promoter được phân lập từ loài này ở Mỹ .
Đề nghị
- Xác định đoạn intron trong đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen
Ubiquitin mẫu bèo tấm Lemna aequinoctialis DB1.
- Sử dụng đoạn các yếu tố điều khiển biểu hiện gen Ubiquitin đã phân lập
được của Spirodela polyrrhiza DB2 vào việc thiết kế các vector mang gen cần thiết
để chuyển vào bèo tấm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt :
1. Lê Thị Thu Hiền, Lê Trần Bình, Đinh Duy Kháng, Nông Văn Hải (2000), “Phân
tích trình tự đoạn điều khiển của gen tổng hợp đường (Rsuc1-Promoter) từ giống lúa
C71 ”, Tạp chí sinh học 23 : 45-50.
2. Lê Thị Thu Hiền, Phạm Bích Ngọc, Nông Văn Hải, Lê Trần Bình (2003), “Cây
trồng biến đổi gen di truyền : Thực trạng và triển vọng ”, Tạp chí Công nghệ sinh
học 1 : 265-285.
3. Lê Thị Thu Hiền, Trần Thị Phương Liên, Nông Văn Hải (2007), Promoter và ứng
dụng trong công nghệ gen thực vật. Tạp chí Công nghệ Sinh học 5(1): 1-18
4. Trần Bích Lan, Nguyễn Lan Hoa, Nguyễn Đức Doanh, Trần Duy Quý (1998),
“Kết quả bước đầu sử dụng Agrobacterium tumefaciens trong nghiên cứu chuyển gen
vào lúa”, Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất về Công nghệ sinh học Cây lúa, Huế : 98-
101.
5. Trần Thị Phương Liên, Nông Văn Hải (1997), “Chuyển tổ hợp gen GUS-BNG vào
cây thuốc lá”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 2 : 23-27.
6. Đặng Trọng Lương, R. Offringa, Vũ Đức Quang, Nguyễn Hữu Đồng, Trần Duy
Quý, W. Dolff, Pau J. J. Hooykaas (1999), “Thiết kế lại cấu trúc gen Bt (Bacillus
thurigensis) để chuyển gen vào cây hai lá mầm”, Báo cáo Khoa học Hội nghị sinh
học toàn quốc, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội : 1371-1376.
7. Vũ Văn Tiến, (2007), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống tái sinh và chuyển gen ở bèo
tấm Lemna aequinoctialis”, Luận văn thạc sỹ khoa học.
Tài liệu tiếng Anh:
8. Amin J., Anathan J., Voellmy R. (1988), “Key features of heat shock regulatory
elements”, Mol Cell Biol 8: 3761-3769.
9. Albani D., Altossar I., Arnison P. G., Fabijanski S. F. (1991), ”A gene showing
sequence similarity to pectin esterase is spesificially expressed in developing pollen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
of Brassica napus. Sequences in its 5’ flanking region are conserved in other pollen-
specific promoter”, Plant Mol Biol 16: 501-513.
10. Angeles J.G.C., Laurena A.C., Tecson-Mendoza E.M (2005) Extraction of
genomic DNA from the lipid-polysaccharide, and polyphenol-rich coconut (Cocos
nucifera L.). Plant Mol Biol Rep 23: 297a-297i
11. Ainley W.M., Key J.L. (1990), “Development of heat shock inducible expression
cassette for plants characterization of parameters for its use in transient espression
assay”, Plant Mol Biol 14: 949-967.
12. Back E., Dunne W., Schneiderbauer A., De Framond A., Rasogi R., Tein S.J.
(1991), ”Isolation of the spinach nitrite redutase gene promoter which confer nitrate
inducibility on GUS gene espression in transgenic tobacco”, Plant Mol Biol 17: 9-18.
13. Bernard R.G., Jack J.P., 2006 “Molecular biotechnology: Principles and
applications of recombinant DNA”, Department of Biology, University of Waterloo,
Waterloo, Ontario, Canada.
14. Becker C., Shutov A.D., Nong Van Hai, Senyuk V.I., Jung R, Horstmann C.,
Fischer J., Nielsen N.C., Muntz K. (1995) Purification, cDNA cloning and
characterization of proteinase B an asparagine-specific endopeptidase. Eur. J.
Biochemystry 228: 456-462.
15. Binet M. N., Lepetit M., Weij J. H., Tessier L. H. (1990), “Analysis of a
sunflower polyubiquitin promoter by transient expression”, Plant Sci 79: 87-94.
16. Buchanan C.D., Klein P.E., Mullet J.E. (2004), “Phylogenetic analysis of 5’ –
noncoding regions from ABA – responsive rab 16/17 gene family of sorghum, maize,
and rice provides insight in to the composition, organization and function of cis –
regulatory modules”, Genetics 168: 1639 – 1654.
17. Bustos M. M., Begum D., Kalkan F. A., Battraw M. J., Hall T. C. (1991),
”Positive and negative cis-acting DNA domain are required for spatial and temporal
regulation of gene expression by a seed storage protein promoter”, EMBO 10: 1469-
1479.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56
18. Buzby J. S., Yamada T., Tobin E. M. (1990), “A light-regulated DNA-binding
activity interacts with a conserved region of a Lemna gibba rbcS promoter”, Plant
Cell 2: 805-814.
19. Callis J., RaaschJ. A., Vierstra R. D. (1990), “Ubiquitin extension proteins of
Arabidopsis thaliana – structure, localization, and expression of their promoters in
transgenic tobacco”, J Biol Chem 265: 12486-12493.
20. Chang W. C., Chiu L. (1978), “Regeneration of Lemnaceae gibba G3 through
callus culture”, Z. Pflanzenphisiol 89: 91-94.
21. Chiera J. M., Bouchard R. A., Dorsey S. L., Park E. H., Buenrostro – Nava M. T.,
Ling P. P., Finer J. J. (2007), “Isolation of two highly active soybean promoters and
their characterization using a new automated image collection and analysis system”,
Plant Cell Rep 26: 1501-1509.
22. Christensen A.H., Sharrock RA, Quail P.H., (1992), “Maize polyubiquitin genes:
structure, thermal perturbation of expression and transcript splicing, and promoter
activity following transfer to protoplasts by electroporation”. Plant Mol Biol 18: 675-
689.
23. Cornejo M. J., Luth D., Blankenship K. M., Anderson O. D., Blechl A. E. (1993),
“Activity of a maize uniquitin promoter in transgenic rice”, Plant Mol Biol 23(3):
567-581.
24. Dickey LF, Cox KM, Peele CG (2007) Expression control elements from the
lemnaceae family. US Patent Application 20070180583.
25. D’Halluin K., Bonne E., Bossut M., De Beukeleer M., Leemans J. (1992),
“Transgenic maize plants by tisue electroporation”, The Plant Cell 4: 1495-1505.
26. Departer B. S., Schilperoort R. A. (1992), “Structer and expression of a root-
specific rice gene”, Plant Mol Biol 18: 161-164.
27. Eldeman M., Perl A., Flaishman M., Blumethal A. (1999), ”Transgenic
Lemnaceae”, Patent No. WO 99/19498.
28. Garbarino J. E., Oosumi T., Belknap W. R. (1995), “Isolation of a polyubiquitin
promoter and its expression in transgenic potato plamts”, Plant Physiol 109: 1371-
1378.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57
29. Gasdaska J. R., Spencer D., Dickey L. (2003), ”Advantages of therpeutic protein
production in the aquatic plant Lemna”, Biology Review 67: 16-37.
30. Golovchenko VV, Ovodova RG, Shashkov AS, Ovodov YS (2002) Structural
studies of the pectic polysaccharide from duckweed Lemna minor L. Phytochemistry
60(1):89-97.
31. Hadi M.Z., McMullen M.D., Finer J.J, (1996), “Transformation of 12 different
plasmids into soybean via particle bombardment”, Plant Cell Rep 15: 500 – 505.
32. Hernandez-Garcia CM, Martinelli AP, Bouchard RA, Finer JJ (2009), “A
soybean (Glycine max) polyubiquitin promoter gives strong constitutive expression
in transgenic soybean”, Plant Cell Rep 28: 837-849.
33. Kehoe DM., Dgenhardt.J, Winicov I, Tobin EM., (1994), “Two 10-bp regions are
critical for Phytochorome regulation of a Lemna gibba Lhcb gene promoter”, The
Plant Cell 6: 1123-1134.
34. Keim P, Olson TC, Shoemaker RC (1988) A rapid protocol for isolating soybean
DNA. Soybean Genet Newsl 15: 150-152
35. Kohli A., Grifiths S., Palacios N., Twyman R.M.,Vai P., Laurie D.A., Christou P.
(1999), “Molecular characterization of transforming plasmid rearrangements in
transgenic rice reveals a recombination hotspot in the CaMV 35S promoter and
confirms the predominance of microhomology mediated recombination”, The Plant
Journal 17: 591 – 601.
36. Landolt E. (1986), The family of Lemnaceae - a monographic study. Vol.1,
Veroff Geobot Inst ETH, Stiftung Rubel, Zurich, Heft 71.
37. Landolt, E.and Kandeler, R. (1987). The family of Lemnaceae - a monographic
study. Vol.2,. Veroff Geobot Inst ETH, Stiftung Rubel, Zurich, Heft 95.
38. Les D.H., Crawford D.J., Landolt E., Gabel J.D., Kimball R.T. (2002),
“Phylogeny and systematics of Lemnaceae, the Duckweed Family”, Systematic
Botany 27(2): 221-240.
39. Lewin B, (2004), Genes VIII, Oxford University Pres, Oxford – New York –
Tokyo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58
40. Li J., Jain M., VunshR., Vishnevetsky J., Hanania U., Flaishman M., Perl A.,
Edelman M. (2004), “Callus induction and generation in Spirodela and Lemna”,
Plant Cell Report 22: 457-464.
41. Lu J, Sivamani E, Li X, Qu R (2008) Activity of the 5’ regulatory regions of the
rice polyubiquitin rubi3 gene in transgenic rice plants as analyzed by both GUS and
GFP reporter genes. Plant Cell Rep 27: 1587-1600.
42. Mardanov A. V. (2008), “Complete Sequence of the Duckweed ( Lemna minor )
Chloroplast Genome: Structural Organization and Phylogenetic Relationships to
Other Angiosperms”, J. Molec. Evol. 66(6):555-564.
43. McElrroy D., Chamberlain D.A., Moon E., Wilson K.J. (1995), “Development of
gusA reporter gene constructs for cereal transformation: Availability of plant
transformation vectors from the CAMBIA molecular genetics resource serevice”,
Mol Breed 1: 27-37.
44. Noad R.J., Turner D.S., Covey S.N. (1997), “Expression of function elements
inserted into the 35S promoter region of infectious cauliflower mosaic virus
replicons”, Nucleic Acids Res 15: 1123 – 9
.46. Okubaca PA, Tobin EM, (1991), “Isolation and characterization of three genes
negatively regulated by Phytochrome action in Lemna gibba”, Plant Physiol 96:
1237-1245.
46. Pineda Rodo A, Brugiere N, Vankova R, Malbeck J, Olson JM, Haines SC,
Martin RC, Habben JE, Mok DWS, Mok MC (2008), “Over-expression of a zeatin
O-glucosylation gene in maize leads to growth retardation and tasselseed formation”
J Exper Bot 59(10): 2673-2686
47. Plesse B., Criqui M. C., Durr A., Parmentier Y., Fleck J., Genschik P. (2001),
“Effects of the polyubiquitin gene Ubi.u4 leader intron and first ubiquitin monomer
on reporter gene expression in Nicotiana tabacum”, Plant Mol Biol 45: 655-667.
48. Rothwell G.W., Van M.R., Ballard H.E., Stockey R.A. (2004), ”Molecular
phylogenetic Relationships among Lemnaceae and Araceae using Chrotoplast trnL-
trnF intergenic spacer”, Molecular phylogenetics and Evulotion 30: 378-385.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59
49. Rollfinke I. K., Silber M. V., Pfizner U. M. (1998), “Charaterization and
expression of a heptaubiquitin gene from tomato”, Gene 211: 267-276.
50. Rusoff L.L., Blamkeney E. W., Gulley D.D, (1980), “Duckweeds (Lemnaceae):
A potential Source of Protein and Amino Acid”, J. Agricult. Food Chem. 28: 848-
850.
51. Sambrook J., Fritsch E.F., Maniatis T. (2001), "Molecular Cloning: A laboratary
manual". Cold Spring Harbor Laboratory Press, Cold Spring Harbor.
52. Shahmuradov I.A., Gammerman A.J., Hancock J.M., Bramley P.M., Solovyev
V.V. (2003). “ PlantPron: a database of plant promoter sequences”, Nucleic Acids
Research 31(1): 114-117.
53.Sivamani E., Qu R. (2006), “Expression enhancement of a rice polyubiquitin gene
promoter”, Plant Mol Biol 60: 225-239.
54. Soltis DE, Soltis PS, Bennett MD, Leitch IJ. (2003), “Evolution of genome size in
the angiosperms
1”
, American Journal of Botany 90:1596-1603.
55.Stefaniak B., Wozng A., Budna T. (2002), “Callus induction and plant
regeneration in Lemna minorL”, Biologia Plantarium 45(3): 469-472
56. Stewart C.N.Jr., Via L.E.(1993) A rapid CTAB DNA isolation technique useful
for RAPD fingerprinting and other PCR applications. BioTechniques 14: 748-751.
57. Stomp A. M., Rajbhardari N. (2000), “Generatically engineered duckweed”, US
patent No. 6040498.
58. Van De Meer I. M., Spelt C. E., Mol J. N., Stuitje A. R. (1990), ”Promoter
analysis of chalcone synthase (chsA) gene of Petunia hybrida: A 67 bp promoter
region directs flower –specific expression’, Plant Mol Biol 15: 95-109.
59. Walden R., Koncz C., SchellJ. (1990), “The use of gene vectors on plant
moleculer biology”, Methods in Molecular and Cellular Biology: 175-194.
60. Wang J., Oard J. H., (2003), “Rice ubiquitin promoters: deletion analysis and
potential usefulness in plant transformation systems”, Plant Cell Rep 22: 129-134.;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60
61. Weathermax S. C., William S. A., Tingay S., Tobin E. M. (1998), “The
phytochrome response of the Lemna gibba NPR1 gene is mediated primarily through
changes in absscisic acid levels”, Plant Physiol 116: 1299-1305.
62. Weeks K.E., Chuzhanova N.A., Donnison I.S., Scott I.M. (2007), “Evolutionary
hierarchies of conserved blocks in 5’ noncoding sequenced of dicot rbcS genes”,
BMC Evol Biol 7: 51.
63. Wei H. R., Wang M. L., More P. H., Albert H H. (2003), “Comparative
expression analysis of two sugarcane polyubiquitin promoters and flanking
sequences in transgenic plants”, Plant Physiol 160: 1241-1251.
64. Yamaguchi Shinozaki K., Mino M., Mundy J., Chua N. H. (1990), “Analysis of
an ABA – Responsive rice gene promoter in transgenic tobacco”, Plant Mol Biol 15:
905-912.
65. Yamamoto Y.T.; Rajbhandari N.; Lin X.; Bergmann B.A.; Nishimura Y.; Stomp
A.M. (2001) "Genetic transformation of duckweed Lemna gibba and Lemna minor."
In Vitro Cellular and Development Biology - Plant 37(3):349-353.
66. Yin Y., Chen L., Beachy R. (1997), “Promoter elements required for phloem-
specific gene espression from the RTBV promoter in rice”, The Plant Journal 12:
1179-1188.
67. Zuccarello GC, Critchley AT, Smith J, Sieber V, Lhonneur GB, West JA (2006)
Systematics and genetic variation in commercial Kappaphycus and Eucheuma
(Solieriaceae, Rhodophyta). J Appl Phycol, 2006, DOI:101007 10811-006-9066-2.
68.
69.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc395.pdf