KẾT LUẬN
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi có 29,6%
rách mi, mất mô: 70,4%, trong đó phổ biến là mất
mô mức độ trung bình và lớn. Nguyên nhân do
tai nạn giao thông gặp nhiều nhất: 51,9%.
Vết thương rách mi dùng kỹ thuật khâu
khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích
nhỏ <33%, cắt lọc tối thiểu, bóc tách da mi có thể
khâu khép da hoặc trượt vạt da.
Tổn thương mất mô trung bình tùy theo vị
trí và tuổi có thể trượt vạt da, chuyển vạt hoặc
ghép da rời. Mất mô diện tích lớn >50 % phải
ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến.
Tổn thương lớn, dơ và dập nát nhiều cần cắt
lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp
theo. Lệ đạo hoặc cơ nâng mi bị tổn thương, phải
được tái tạo để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ.
Có sự liên quan giữa phục hồi về giải phẫu,
chức năng và thẩm mỹ. Những di chứng thường
gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh
hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của mi mắt và
thị giác.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phân loại và xử trí chấn thương xuyên mi mắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 398
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG
XUYÊN MI MẮT
Nguyễn Hữu Chức*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá phân loại chấn thương xuyên tại mi mắt. Phương pháp và kỹ thuật xử trí.Đánh giá kết
quả điều trị về chức năng, thẩm mỹ, các di chứng trên bệnh nhân có chấn xuyên thương mi
Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng bệnh nhân có di chứng sau
chấn thương mi mất tổ chức tại khoa Mắt bệnh viện Chợ rẫy 01/1/2011 đến 31/12/2011.
Kết quả: Tổn thương xuyên mi mắt gặp ở tất cả các độ tuổi, song từ 15 tuổi đến 60 tuổi bị nhiều nhất, với tỷ
lệ 80,1%. Trong đó Nam: 76,4%. Nữ: 23,6%. Bệnh nhân rách mi có 29,6%, mất mô tại mi có 70,4%, trong đó
phổ biến là mất mô mức độ trung bình và lớn: 90,7%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông là 51,9%, tai nạn lao
động: 17,6%, tai nạn sinh hoạt: 14,3%. - Xử trí chấn thương xuyên mi: với vết thương rách mi dùng kỹ thuật
khâu khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích nhỏ <33%, cắt lọc tối thiểu, bóc tách da mi có thể khâu khép
da hoặc trượt vạt da. Tổn thương mất mô trung bình tùy theo vị trí và tuổi có thể trượt vạt da, chuyển vạt hoặc
ghép da rời. Nếu mất mô diện tích lớn >50 % phải ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến. Tổn thương nhiều, dơ
và dập nát nhiều sẽ cắt lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp theo. - Kết quả: có sự liên quan giữa phục
hồi về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. Rách mi có khả năng phục hồi tốt là 95,3%, mất mô nhỏ phục hồi tốt
75,0 (mi dưới) và 83,3% (mi trên). Khi tổn thương mất mô lớn >50,0% tỷ lệ này là 57,1% và 60,7%. Những di
chứng thường gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của mi mắt và thị
giác.
Kết luận: Bệnh nhân chấn thương xuyên mi có 29,6% rách mi, mất mô: 70,4%, trong đó phổ biến là mất mô
mức độ trung bình và lớn. Nguyên nhân do tai nạn giao thông gặp nhiều nhất: 51,9%. Vết thương rách mi dùng
kỹ thuật khâu khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích nhỏ <33%, cắt lọc tối thiểu, bóc tách da mi có thể
khâu khép da hoặc trượt vạt da. Tổn thương mất mô trung bình tùy theo vị trí và tuổi có thể trượt vạt da, chuyển
vạt hoặc ghép da rời. Mất mô diện tích lớn >50 % phải ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến. Tổn thương lớn, dơ
và dập nát nhiều: cắt lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp theo. Lệ đạo hoặc cơ nâng mi bị tổn thương,
phải được tái tạo để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ. Có sự liên quan giữa phục hồi về giải phẫu, chức năng và
thẩm mỹ. Những di chứng thường gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm
mỹ của mi mắt và thị giác.
Từ khoá: chấn thương xuyên mi mắt.
ABSTRACT
CLASSIFICATION AND MANAGEMENT OF PENETRATING EYELID TRAUMA
Nguyen Huu Chuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 398 - 404
Objectives: To assess classification in penetrating eyelid trauma. To review management strategy and
techniques. To evaluate functional, aesthetic results and post-management complications in patients with
penetrating eyelid trauma.
Materials and methods: Prospective study based on observation of clinical cases from patients with post-
* Khoa Mắt - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BSCK2. Nguyễn Hữu Chức ĐT: 0913650105 Email: bschuc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 399
traumatic eyelid complications reported to the Department of Ophthalmology at Cho Ray Hospital from
01/1/2011 to 31/12/2011.
Results: Penetrating of the eyelids frequently occurs in all age groups, however mostly reported from
patients at 15 to 60 years of age (80.1%) with gender distribution as 76.4%male and 23.6% female. Eyelid tearing
occurs in 29.6% of patients, loss of eyelid tissue in 70.4%, 90.7% of which is moderate and severe loss. The most
common cause is traffic accidents (51.9%), followed by work accidents (17.6%) and others (14.3%). Management
of penetrating eyelid trauma: tearing skin tissue can be closed using 2 layers of sutures; trauma with less than
33% tissue loss could be managed by minimal tissue clearing and skin closed with overlapping skin flaps. In case
of moderate tissue loss, depending on the trauma location and patient’s age, we can use the slip skin flap,
transferred flap or skin graft techniques. If the area of tissue loss is large (>50%), the techniques of skin grafting or
with stems are common. Vulnerable, dirty and severely damaged tissues may need to be cleared out and once
health tissues are recovered, next steps in management can be considered.
Results: there is a relationship between anatomic, functional and aesthetic recoveries. Eyelid tearing has the
best recovery rate of 95.3%. Moderate tissue loss recovery rate is 75.0% for lower eyelid and 83.3% for upper
eyelids. When severe loss (> 50.0%) occurs, the recovery rate is 57.1% and 60.7% respectively. The most common
complications include opening eyelids, collapsed eyelids and bad scars which affect vision, function and aesthetics
of the eyelids.
Conclusion: Eyelid tearing occurs in 29.6% of cases and loss of eyelids tissues in 70.4% with 90.7% of
which being moderate and severe loss. The most common cause is traffic accidents (51.9%). Tearing skin tissue
can be closed using 2 layers of sutures; trauma with less than 33% tissue loss could be managed by minimal tissue
clearing and skin closed with overlapping skin flaps. In case of moderate tissue loss, depending on the trauma
location and patient’s age, we can use the slip skin flap, transferred flap or skin graft techniques. If the area of
tissue loss is large (>50%), the techniques of skin grafting or with stems are common. Vulnerable, dirty and
severely damaged tissues may need to be cleared out and once health tissues are recovered, next steps in
management can be considered. When lacrimal ducts or the eyelid muscles are damaged, they need to be re-created
to ensure functionality and aesthetics. There is a relationship between anatomic, functional and aesthetic
recoveries.The most common complications include opening eyelids, collapsed eyelids and bad scars which affect
vision, function and aesthetics of the eyelids.
Keywords: Penetrating eyelid trauma
MỞ ĐẦU
Chấn thương mi mắt chiếm tỷ lệ cao trong
chấn thương chung cũng như chấn thương mắt,
làm ảnh hưởng tới chức năng thị giác và thẩm
mỹ. Theo nghiên cứu của Poon, AF. và cộng sự,
tại Úc cho biết có 16,0 % chấn thương mắt trong
chấn thương chung và 55,0 % trong chấn thương
vùng mặt(10). Tại Mỹ, khi phân tích 28.340 bệnh
nhân chấn thương Dawn Scruggs và cộng sự
đưa ra kết quả chấn thương rách mi chiếm 1,36%
trong tất cả các loại chấn thương. Người ta có thể
chia ra chấn thương mi mắt do đụng dập hoặc
do xuyên thủng(3,11).
Trong chấn thương đụng dập thường do vật
tù hoặc va đập vào mi. Tụ máu dưới da và phù
nề tại chỗ là thường gặp nhất. Song, luôn phải
cảnh giác với tổn thương hốc mắt, nhãn cầu và
thần kinh thị phối hợp(2,4,8,9).
Chấn thương xuyên thủng, phức tạp hơn.
Người ta có thể chia ra
- Rách da mi: không liên quan đến bờ tự do,
có liên quan đến bờ tự do hoặc liên quan đến góc
trong và ngoài khe mi.
- Chấn thương mi có mất tổ chức: không liên
quan đến bờ tự do, có liên quan đến bờ tự do
hoặc liên quan đến góc trong và ngoài khe mi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 400
Tùy theo loại chấn thương mà có các phương
pháp xử trí thích hợp, để mang lại kết quả tồt
nhất về chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ, giảm
bớt khả năng phải can thiệp sửa chữa các di
chứng(1,2,8,12).
Theo Chang Eli L., cần thiết phải ghi nhận cơ
chế gây chấn thương, nguy cơ nhiễm khuẩn, độ
sâu, mức độ mất tổ chức, khả năng có ngoại vật.
Đánh giá những ảnh hưởng đến chức năng mi
mắt, chức năng lệ đạo, dây thần kinh số VII
ngoại vi, nhãn cầu ngay từ khi tiếp xúc lần đầu
với bệnh nhân có vai trò quan trọng để có
phương án can thiệp kịp thời và đúng mức,
tránh những tai biến, biến chứng hoặc di chứng
lâu dài(1,2,5,6,8).
Tại Việt Nam, chấn thương xuyên mi mắt
chiếm tỉ lệ khá cao do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Hậu quả ảnh hưởng đến chức
năng thị giác, thẩm mỹ, từ đó làm giảm khả
năng lao động và chất lượng sống. Song, đến
nay chưa có công trình nghiên cứu nào một
cách tương đối toàn diện về vấn đề này. Vì
vậy từ đòi hỏi thực tế, đề tài “Nghiên cứu
phân loại và xử trí chấn thương xuyên mi
mắt” được chọn. Với những mục tiêu sau:
Đánh giá phân loại chấn thương xuyên tại
mi mắt.
Phương pháp và kỹ thuật xử trí
Đánh giá kết quả điều trị về chức năng,
giải phẫu và thẩm mỹ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi mắt được
điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2011 đến
31/12/2011.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi mắt
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tổn thương toàn thân nặng nguy
hiểm đế tính mạng
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
Bệnh nhân không có khả năng tái khám và
theo dõi đầy đủ.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, quan sát, mô tả lâm sàng, lấy mẫu
hàng loạt trường hợp.
Phương pháp tiến hành
Chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào mẫu
nghiên cứu.
Kỹ thuật phẫu thuật áp dụng: tái tạo mi mắt
về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ.
Thu thập số liệu, thống kê, phân tích đánh
giá.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả về dịch tễ
Đặc điểm về giới tính (n=216)
Nam: 165 (76,4%). Nữ: 51 (23,6%)
Chấn thương xuyên mi mắt, giới nam gặp
nhiều gấp 3 lần giới nữ. Phù hợp với Dawn S.,
Ryan S. và cộng sự tại Virginia, Hoa Kỳ phân
tích 28.340 bệnh nhân chấn thương từ năm
2003 đến 2007, cho biết số lượng bệnh nhân
nam cao hơn hẳn bệnh nhân nữ, với tỷ lệ nam
72,6%(3,11).
Tuổi
Bảng 1: Tuổi của bệnh nhân chấn thương xuyên mi
mắt (n=216)
STT Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
1 15 tuổi 25 11,6
2 > 15 - 30 tuổi 102 47,2
3 > 30 – 60 tuổi 71 32,9
4 > 60 tuổi 18 8,3
5 Tổng số 216 100,0
Tuổi gặp nhiều nhất: 15 đến 60, với tỷ lệ
80,1%. Trung bình 33,2 tuổi. Theo nghiên cứu
của Dawn S., Ryan S. và cộng sự, trung bình:
37,2(11). Tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu
này thấp hơn, có thể vì ở nước ta người tham
gia giao thông bằng xe cơ giới nhất là xe hai
bánh trẻ hơn, an toàn trong lao động chưa
được coi trọng đúng mức trong cộng đồng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 401
Nghề nghiệp
Bảng 2: Phân bố nghề nghiệp của bệnh nhân (n =
216)
STT Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ %
1 Nông dân 76 35,2
2 Công nhân 48 22,2
3 Nghề biển 27 12,5
4 Học sinh, sinh viên 57 26,4
5 Bộ đội 2 0,9
6 Nghề khác 6 2,8
7 Tổng số 216 100,0
Số lượng bệnh nhân là nông dân chiếm tỷ lệ
cao, với 35,2 %, tiếp đó là học sinh: 26,4 %. Tại
Hoa Kỳ, theo Dawn S., và cộng sự(11): bệnh nhân
là công nhân gặp nhiều nhất. Điều này cũng có
thể hiểu tai nước ta tỷ lệ người làm nông nghiệp
còn chiếm tỷ lệ cao.
Nguyên nhân chấn thương
Bảng 3: Những nguyên nhân gây chấn thương
(n=216)
STT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ %
1 Tai nạn giao thông 112 51,9
2 Tai nạn lao động 38 17,6
3 Tai nạn sinh hoạt 31 14,3
4 Đánh nhau 17 7,8
5 Trái nổ 6 2,8
6 Nguyên nhân khác 12 5,6
7 Tổng số 42 100,0
Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao
thông chiếm tỉ lệ cao nhất 51,9 %, sau đó là tai
nạn lao động cùng 17,6%. Tại Hoa Kỳ, Dawn S.,
và cộng sựcho biết: chấn thương do giao thông
chiếm 37,6 %, tai nạn do té ngã trong lao động và
sinh hoạt là 15,6%(11). Như vậy, cũng như các
chấn thương khác, chấn thương mi mắt do tai
nạn giao thông ở nước ta là phổ biến. Đặc biệt là
với người điều khiển xe hai bánh
Thời gian từ khi chấn thương đến khi được
can thiệp phẫu thuật
Bảng 4: Thời gian từ lúc chấn thương đến khi được
phẫu thuật (n=216)
STT Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
1 24 giờ 119 55,1
2 > 24 giờ - 72 giờ 63 29,2
3 > 72 giờ - 7 ngày 26 12,0
STT Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
4 > 7 ngày 8 3,7
5 Tổng số 42 100,0
Có 55,1% bệnh nhân đến bệnh viện và được
can thiệp trước 24 giờ. Sau 24 giờ đến 72 giờ là
29,2%. Bệnh nhân được xử trí muộn sau 7 ngày
còn gặp 8 bệnh nhân, chiếm 3,7%. Những bệnh
nhân đến muộn thường do ở xa, tự điều trị hoặc
do được chuyển đi muộn khi có biến chứng.
Đặc điểm lâm sàng
Mắt bị tổn thương
MẮT BỊ CHẤN THƯƠNG
94,
44%
101,
46%
21,
10%
MẮT PHẢI
MẮT TRÁI
HAI MẮT
Biểu đồ 2: Phân bố mắt bị chấn thương
Mắt phải và mắt trái bị chấn thương gần
giống nhau. Có 10,0 % bệnh nhân bị cả hai mắt.
Như vậy, đa số bị một bên. Khi xử trí, nếu bị
thiếu nhiều da và tổ chức, có thể dùng vạt da
bên đối diện để ghép, sẽ có kết quả tốt hơn, nhất
là về phương diện thẩm mỹ.
Phân loại tổn thương mi theo vị trí tổn thương
Bảng 5: Tổn thương mi theo mức độ và vị trí (n=216)
Vị trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Rách mi 64 29,6
Không liên quan bờ tự do 4 1,9
Có liên quan bờ tự do 21 9,7
Có liên quan góc khe mi 39 18,1
Mất mô tại mi: 152 70,4
Không liên quan bờ tự do 12 5,6
Có liên quan bờ tự do 54 25,0
Có liên quan góc khe mi 86 39,8
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi bị mất
mô trong nghiên cứu này có tỷ lệ khá cao:
70,4%. Có thể những bệnh nhân tổn thương
đơn giản hơn đã được xử trí tại các cơ sở y tế
tuyến dưới. Bệnh nhân tổn thương mi có liên
quan đến góc khe mi gặp 57,9%, những tổn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 402
thương góc trong mi thường liên quan đến lệ
quản. Cần thiết phải phục hồi về giải phẫu và
chức năng dẫn lưu nước mắt. Bệnh nhân tổn
thương mất mô liên quan đến bờ tự do, đặc
biệt mất bờ tự do >1/3 chiều dài, mất sụn mi,
khi xử trí thường rất khó khăn.
Bảng 6: mức độ mất mô tại mi mắt (n=152)
Mức độ mất mô Số lượng Tỷ lệ (%)
Mi trên 69 45,4
Mất mô nhỏ (< 33%) 6 3,9
Mất mô trung bình (33% - <50%) 35 23,0
Mất mô lớn (50%) 28 18,4
Mi dưới 83 54,6
Mất mô nhỏ (< 33%) 8 5,3
Mất mô trung bình (33% - <50%) 40 26,3
Mất mô lớn (50%) 35 23,0
Hai mi 39 25,7
Trong 152 bệnh nhân chấn thương xuyên có
bị mất mô. Mức độ khác nhau. Những trường
hợp mất mô diện tích nhỏ <33% trong nghiên
cứu chỉ có 3,9% với mi trên và 5,3 % với mi dưới.
Số bệnh nhân mất mô ở mức độ trung bình và
lớn là phổ biến. Như vậy những bệnh nhân nhẹ
hơn đã được giải quyết tại cơ sở y tế tuyến dưới.
Trong nhóm bệnh nhân này, số lượng bị tổn
thương cả 2 mi cũng gặp 25,7 %.
Kết quả điều trị
Phương pháp phẫu thuật trong nghiên cứu với
từng loại tổn thương
Trong nhóm nghiên cứu 216 bệnh nhân, số
bệnh nhân được xử trí ngay khi được nhập
viện là 182 bệnh nhân, xử trí khi đã có mô hạt
(thì muộn) là 34 bệnh nhân.
Bảng 7: Phương pháp phẫu thuật trên bệnh nhân
sau khi nhập viện (n=182)
STT Phương pháp phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Khâu khép da mi 42 23,1
2 Phục hồi mi và nối lệ quản 61 33,5
3 Trượt vạt da 28 15,4
4 Chuyển vạt da 25 13,7
5 Khâu bờ tự do đơn thuần 9 4,9
6 Khâu phục hồi cơ nâng mi,
trượt vạt da
14 7,7
7 Ghép da rời tự thân 3 1,7
8 Tổng số 182 100,0
Với 182 bệnh nhân được can thiệp sớm, đây
là những bệnh nhân có tổn thương khá sạch, dập
nát mô không nhiều, không nhiễm trùng, cắt lọc
tối thiểu sau đó tùy theo mức độ mất mô và vị trí
tổn thương có kỹ thuật phù hợp. Với những
trường hợp rách mi, mất mô nhỏ thường chỉ cần
bóc tách da và may 2 lớp. Những bệnh nhân có
đứt lệ quản sẽ đặt ống si-li-côn qua lệ quản trên
và dưới. Với bệnh nhân mất mô rộng, mất bờ tự
do, mất sụn mi nhiều phải dùng vạt da lớn, vạt
da –sụn, hoặc vạt da - cơ (cả chiều dày của mi
còn lại) để sửa chữa các khiếm khuyết mất mô.
Bảng 8: Phương pháp phẫu thuật thì muộn (n=34)
STT Phương pháp phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Ghép da có cuống 13 38,2
2 Ghép da rời 9 26,5
3 Chuyển vạt da 10 29,4
4 Ghép da và can thiệp hệ
thống nâng mi
2 5,9
5 Tổng số 34 100,0
Những bệnh nhân được can thiệp phẫu
thuật sau khi tổn thương đã lên mô hạt là những
thương tổn mi mất nhiều mô, dập nát và có nguy
cơ hoặc đã nhiễm trùng. Sau khi cắt lọc, chăm
sóc vết thương tốt thường khoảng 2 tuần mô hạt
phát triển, có thể tiến hành can thiệp phẫu thuật.
Những bệnh nhân này đều phải đều phải ghép
da, có thể là vạt da rời, chuyển vạt hay có cuống.
Kết quả tốt. Như vậy việc đánh giá thương tổn
để có quyết định chính xác thời điểm can thiệp là
quan trọng. Nếu những bệnh nhân này thực
hiện phẫu thuật ghép da ngay từ sớm thường
thất bại.
Kết quả về giải phẫu
Bảng 9: Kết quả về giải phẫu
Phục hồi giải
phẫu
Số lượng/%
Tốt TB Xấu
Rách mi 61/64(95,3%) 3/64 (4,7%) 0
Mất mô mi trên
Mất mô nhỏ (<
33%)
5/6 (83,3%) 1/6 (16,7%) 0
Mất mô trung bình
(33% - <50%)
24/35 (68,6%) 8/35 (22,8%) 3/35(8,6%)
Mất mô lớn
(50%)
17/28 (60,7%) 7/28(25,0%) 4/28
(14,3%)
Mất mô mi dưới
Mất mô nhỏ (<
33%)
6/8 (75,0%) 2/8 (25,0%) 0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 403
Phục hồi giải
phẫu
Số lượng/%
Tốt TB Xấu
Mất mô trung bình
(33%-<50%)
26 (65,0%) 10/40(25,0%) 4/40 (10%)
Mất mô lớn
(50%)
20/35 (57,1%) 8 (22,9%) 7/35(20%)
Bệnh nhân rách mi không bị mất mô sau khi
can thiệp phẫu thuật kết quả phục hồi giải phẫu
tốt. Trường hợp bị tổn thương cơ nâng mi phối
hợp khó phục hồi hoàn toàn về giải phẫu. Khi
mất mô càng nhiều, khả năng phục hồi về giải
phẫu sau khi phẫu thuật càng giảm. Khi mất mô
lớn (50%) Phục hồi về giải phẫu tốt chỉ có 57,1%.
Kết quả về chức năng mi mắt
Bảng 10: Kết quả về chức năng (n=216)
STT Phục hồi
chức năng
Số lượng /%
Tốt TB Xấu
1 Chức năng
nhắm mắt
159 (73,6%) 38 (17,6%) 19 (8,8%)
2 Mở mắt 151 (69,9%) 43 (19,9%) 22 (10,2%)
Chớp mắt 153 (70,8%) 46 (21,3%) 17 (7,9%)
3 Lưu thông
nước mắt
198(91,7%) 12 (5,5%) 6 (2,8%)
Sự hồi phục về chức năng của mi mắt được
đánh giá theo tình trạng hở mi, sụp mi, khả năng
chớp mắt và lưu thông nước mắt. Tổn thương cơ
nâng mi, mất bờ tự do, mất sụn mi nhiều, đứt lệ
quản làm ảnh hưởng đến chức năng của mi mắt
nhiều nhất. Mặt khác, sẹo xấu, lồi hoặc co kéo, lật
mi cũng làm chức năng mi suy giảm, từ đó tác
động đến chức năng thị giác, khả năng làm việc,
tiếp xúc và chất lượng sống của bệnh nhân.
Kết quả về thẩm mỹ
Đánh giá theo mức độ hài lòng của bệnh
nhân:
Bệnh nhân hài lòng: 155 (72%)
Bệnh nhân chấp nhận được: 35 (16%)
Bệnh nhân không hàì lòng: 26 (12%)
Những biến chứng sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật cần quan tâm là tình trạng
nhiễm trùng, hoại tử vạt da, còn sót ngoại vật,
tuột ống si-li-côn trong trương hợp nối lệ quản.
Bảng 11: Biến chứng sau phẫu thuật
STT Tên biến chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nhiễm trùng 12 5,6
2 Hoại tử vạt da 5 2,3
3 Tuột ống si-li-côn 2 0,9
4 Biến chứng khác 6 2,8
5 Tổng số 25/216 11,6
Những trường hợp nhiễm trùng là vết
thương dơ, môi trường khi bệnh nhân bị chấn
thương ô nhiễm, được xử trí muộn. Khi ghép da
có cuống vạt da quá căng hoặc vạt da chấn
thương tách rời, phần còn bám trên mi mắt quá
nhỏ, đến muộn sau 72 giờ, dễ bị hoại tử. Khi xử
trí việc giữ ẩm tại vết thương bằng đắp gạc có
thấm nước muối sinh lý lạnh nên thực hiện cho
các bệnh nhân.
Những di chứng
Bảng 12: Những di chứng của tổn thương mi mất tổ
chức (n = 216)
STT Tên di chứng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Hở mi 19 8,8
2 Sụp mi 21 9,7
3 Sẹo xấu 13 6,0
4 Khuyết mi 9 4,2
5 Tắc lệ đạo 4 1,8
7 Di chứng khác 7 3,2
Sau theo dõi 6 tháng, trong nghiên cứu cho
thấy, di chứng hở mi, sụp mi là thường gặp hơn
cả. Những di chứng này làm ảnh hưởng nhiều
đến chức năng và thẩm mỹ của mi mắt có thể
phải can thiệp bổ sung hoặc sửa chữa lại.
KẾT LUẬN
Bệnh nhân chấn thương xuyên mi có 29,6%
rách mi, mất mô: 70,4%, trong đó phổ biến là mất
mô mức độ trung bình và lớn. Nguyên nhân do
tai nạn giao thông gặp nhiều nhất: 51,9%.
Vết thương rách mi dùng kỹ thuật khâu
khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích
nhỏ <33%, cắt lọc tối thiểu, bóc tách da mi có thể
khâu khép da hoặc trượt vạt da.
Tổn thương mất mô trung bình tùy theo vị
trí và tuổi có thể trượt vạt da, chuyển vạt hoặc
ghép da rời. Mất mô diện tích lớn >50 % phải
ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 404
Tổn thương lớn, dơ và dập nát nhiều cần cắt
lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp
theo. Lệ đạo hoặc cơ nâng mi bị tổn thương, phải
được tái tạo để đảm bảo chức năng và thẩm mỹ.
Có sự liên quan giữa phục hồi về giải phẫu,
chức năng và thẩm mỹ. Những di chứng thường
gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh
hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của mi mắt và
thị giác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berlin J (1984), “Eyelid trauma”, Ophthalmic plastic and
reconstructive surgery, pp. 273-279.
2. Chang EL, Rubin PAD (2012), “Management of Complex
Eyelid Lacerations”, International Ophthalmology Clinics,
Volume 42, Issue 3, pp. 187-201.
3. Creation of the National Sample National (2007), “Sample
Project of the National Trauma Data Bank (NTDB)”,
American College of Surgeons, pp. 238 – 262.
4. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Thị Quỳnh (2008), “Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng và kết quả xử lý tổn thương mi mắt do chấn
thương”, Tạp chí nhãn khoa số 13, tr. 58 – 64.
5. Green JP, Charonis GC, Goldberg RA (2008), “Eyelid trauma
and reconstructiontechniques”, Yanoff and Duker:
Ophthalmology, Chapter 12, pp; 11- 18.
6. Iliff JW, Pacheco EM (2010), “Flaps, grafts, and alloplastic
materials in lid reconstruction and repair”, Duane’s
Ophthalmology, Vol. 5, chapter 88, pp. 265- 272.
7. Karim A, Schapiro D, Morax S (2005), “Reconstruction of full-
thickness lower eyelid defects”, J Fr Ophthalmol, 28, pp. 675-
680.
8. Kuhn F, Pieramici DJ (2002), “Eyelid laceration”, Ocular
trauma, Principles and Practice, Chapter V, p: 374-378.
9. Nguyễn Hữu Chức (2011), “Đánh giá đặc điểm lâm sàngvà
xử trí chấn thương có dị vật hốc mắt tại bệnh viện Chợ Rẫy”,
Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 4,
tr. 63 – 69.
10. Poon AF, McCluskey Peter JF, Hill DA (2009), “Eye Injuries in
Patients with Major Trauma”, The Journal of Trauma: Injury,
Infection and Critical Care Issue: Volume 46(3), pp: 494-499.
11. Scruggs D, Scruggs R et al (2012), “Ocular injuries in trauma
patients: an analysis of 28,340 trauma admissions in the
2003Y2007 National Trauma Data Bank National Sample
Program”, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1- 5.
12. Skuta GL (2010 – 2011), “Orbit, Eyelids, and Lacrimal system”,
Amercan Academy of Ophthalmology, pp:137 - 201
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phan_loai_va_xu_tri_chan_thuong_xuyen_mi_mat.pdf