Kết quả của nghiên cứu có thể áp dụng để tính toán dự
báo lượng khí CO2 và CH4 phát sinh từ hồ chứa thông qua
việc tận dụng được kết quả đo chất lượng nước định kỳ
thực hiện theo Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13
năm 2014 tại các hồ thủy điện.
Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích
mối tương quan giữa CO2 và CH4 với các thông số chất
lượng nước, có thể đề xuất một số biện pháp giảm thiểu khí
nhà kính từ hồ thuỷ điện Sông Bung 4 cụ thể như: trồng
rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn (hấp phụ khí nhà kính);
quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước lưu vực
hồ chứa Sông Bung 4.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 498 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phân tích và dự báo lượng phát thải khí co2 và ch4 trên hồ thuỷ điện sông bung 4, nam giang, tỉnh quảng nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 171
NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ CO2 VÀ CH4
TRÊN HỒ THUỶ ĐIỆN SÔNG BUNG 4, NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
CO2 AND CH4 EMISSIONS ANALYSIS AND MONITORING FROM HYDROPOWER
RESERVOIR SONG BUNG 4, NAM GIANG, QUANG NAM PROVINCE
Trần Thị Thanh Trang1, Lê Phước Cường*2
1Học viên CH khoá K34, chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
2Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; lpcuong@dut.udn.vn
Tóm tắt - Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu phân tích lượng
phát thải khí CO2, CH4 trên hồ thủy điện Sông Bung 4, Nam Giang,
Quảng Nam và áp dụng mô hình hồi quy & phần mềm Eviews để
thiết lập phương trình dự báo lượng khí nhà kính phát thải. Lượng
phát thải CO2 và CH4 ứng với diện tích 15,65 km
2 lần lượt nằm
trong khoảng 164,17-286,55 tấn/ngày và 3,60-5,95 tấn/ngày ứng
với công suất phát điện 240 MW. Kết quả phương trình dự báo
lượng phát thải có độ tin cậy cao trong sự thể hiện mối liên hệ giữa
các chỉ tiêu của nước hồ thủy điện (nhiệt độ, DO, pH, COD, tổng
N, tổng P, TDS, độ kiềm, độ dẫn điện) với sự phát thải khí CO2
(R2 = 0,95) và CH4 (R
2 = 0,994). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu
phân tích mối tương quan giữa CO2 và CH4 với các thông số chất
lượng nước, có thể đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu khí
nhà kính từ hồ thuỷ điện Sông Bung 4.
Abstract - This article presents the study results of CO2 and CH4
emissions analysis and applies the Eviews software & regression
model to build the equation of greenhouse gas emission estimation
on Song Bung 4 hydropower resevoir, Nam Giang, Quang Nam.
The CO2 and CH4 emissions in the area of 15.65 km
2 are in the
ranges of 164.17-286.55 tons/day and 3.60-5.95 tons/day,
respectively, with a capacity of 240 MW. The result of constructing,
with high-confidence, estimation equation for the relationship
between water parameters (temperature, DO, pH, COD, total N,
total P, TDS, alkalinity, conductivity) with CO2 (R
2 = 0.95) and CH4
(R2 = 0.994) emissions. Based on the results of the study on the
correlation between CO2 and CH4 and water quality parameters,
some measures to mitigate greenhouse gas from Song Bung 4
hydropower reservoir are proposed.
Từ khóa - phân tích hóa học; khí nhà kính; hồ thủy điện; phát thải;
Sông Bung 4
Key words - chemical analysis; greenhouse gas; hydropower
reservoir; emission; Song Bung 4
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, thách thức lớn nhất
đối với toàn nhân loại, thể hiện qua các hiện tượng thời tiết
cực đoan, dị thường. Điển hình là nhiệt độ tăng, mưa lớn,
bão mạnh, lũ lụt, hạn hán, Những ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu đến con người và các thay đổi của hệ thống khí
hậu cũng đã được ghi nhận từ những năm 1950 [1]. Nguyên
nhân chính là do phát thải khí nhà kính, chủ yếu là từ các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Khí nhà kính được định nghĩa là những thành phần của
khí quyển, được tạo ra do tự nhiên và các hoạt động của con
người. Chúng có khả năng hấp thụ các tia bức xạ sóng dài
do bề mặt Trái đất phản xạ lại khi được chiếu sáng bằng ánh
sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt cho Trái đất, gây nên
hiệu ứng nhà kính. Tiếp tục phát thải khí nhà kính sẽ gây ra
những biến đổi lớn khí hậu toàn cầu cũng như những ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và con người [1].
Nguồn năng lượng tạo ra từ đốt nhiên liệu hóa thạch
cung cấp điện cho toàn cầu khoảng 68% vào năm 2007 và
là nguyên nhân chính thải ra khí nhà kính tới bầu khí quyển
(ước tính 40%) [2]. So với nguyên liệu hóa thạch thì năng
lượng thủy điện được xem như nguồn năng lượng tái tạo
với ưu điểm là ít khí thải nhà kính [3]. Tuy nhiên những
nghiên cứu gần đây cho thấy, những hồ thủy điện có khả
năng sản sinh khí carbonic vào khí quyển, đặc biệt trong 20
năm đầu tích nước [4]. Điều này chủ yếu do lượng sinh
khối ngập lụt, lượng hữu cơ trong đất bị xói mòn đất liên
tục đổ vào hồ chứa tăng vượt quá mức do quá trình xây
dựng hồ tạo nên. Thời gian lưu nước trong hồ cao, kết hợp
với lượng chất dinh dưỡng cao, thuận lợi cho sự phân hủy
hữu cơ tạo CO2 và CH4 [5]. Hiện tại, việc quan trắc chất
lượng nước định kỳ được thực hiện thuận lợi hơn nhiều so
với quan trắc khí CO2 và CH4 sinh ra từ hồ thủy điện.
Trước tình hình đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
nghiên cứu phân tích lượng phát thải khí CO2, CH4 và áp
dụng mô hình hồi quy & phần mềm Eviews để thiết lập
phương trình dự báo lượng khí CO2, CH4 phát thải dựa trên
việc đo đạc và phân tích chất lượng nước tại hồ thuỷ điện
Sông Bung 4, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng và phương pháp
2.1. Đối tượng
Các thông số trong việc dự báo lượng khí CO2 và CH4
phát thải trên hồ chứa thủy điện Sông Bung 4 là nồng độ
khí CO2 và CH4 và các thông số chất lượng nước cơ bản
quan trắc định kì tại hồ. Các số liệu được tổng hợp và ứng
dụng mô hình hồi quy để dự báo mối liên hệ giữa các yếu
tố thông qua mối liên hệ tương quan.
Trên thế giới mô hình hồi quy được Amit Kumar và M. P.
Sharma sử dụng để dự báo khả năng khí nhà kính phát thải từ
hồ thủy điện Oyun ở Ấn Độ và một số hồ khác [10]. Nghiên
cứu khẳng định phát thải khí nhà kính có mối liên quan chặt
chẽ đến chất lượng nước. Cho đến nay có ít nhất 85 báo cáo
nghiên cứu tập trung về khí nhà kính từ hồ thủy điện. Ở Việt
Nam, đối với lĩnh vực môi trường mô hình hồi quy đã được
Nguyễn Hữu Huấn áp dụng để xây dựng phương trình dự báo
khả năng khí H2S phát thải trên sông Tô Lịch năm 2015 [11]
hay một số đề tài nghiên cứu về khả năng phát thải khí nhà
kính từ lâm nghiệp, trồng lúa nước [12], [13].
Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện việc kiểm tra
tính chính xác của phương pháp ứng dụng mô hình hồi quy
đối với khả năng phát thải khí CH4 và CO2 thông qua các
thông số chất lượng nước cơ bản trên hồ thuỷ điện Sông
Bung 4, tỉnh Quảng Nam trong khoảng thời gian từ
172 Trần Thị Thanh Trang, Lê Phước Cường
15/6/2018 đến 15/9/2018. Mỗi tháng lấy 1 mẫu khí CH4,
1 mẫu khí CO2 và 1 mẫu nước tại mỗi vị trí lấy mẫu. Thời
gian lấy mẫu chia làm 3 đợt. Đợt một lấy mẫu ngày
29/6/2018 tại 4 vị trí C1, C2, C3, C4. Đợt hai lấy mẫu ngày
29/7/2018 tại 4 vị trí C1, C2, C3, C4. Đợt ba lấy mẫu ngày
29/6/2018 tại 4 vị trí C1, C2, C3, C4.
Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu
2.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu nước
Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu nước được thực
hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia. Kết quả phân
tích các thông số chất lượng nước được trình bày ở Bảng 1.
Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại phòng thí
ngiệm của Phân viện khoa học an toàn vệ sinh lao động và
bảo vệ môi trường miền Trung.
Bảng 1. Các thông số chất lượng nước thực địa
TT
(No)
Chỉ tiêu
(Test Properties)
Phương pháp thử nghiệm
(Test Method)
ĐVT
(Unit)
1 pH TCVN 6492:2011 -
2 Nhiệt độ SMEWW 2550B:2012 oC
3 Độ dẫn điện SMEWW 2510B:2012 µS/cm
4 TDS HD01-DD-TDS/CD mg/l
5 DO TCVN 7325:2004 mg/l
6 COD TCVN 6491:1999 mg/l
7 Độ kiềm TCVN6636-1:2000 mg/l
8 Tổng Nito TCVN 6638:2000 mg/l
9 Photphat TCVN 6202:2008 mg/l
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu khí
Lấy mẫu khí CO2
Áp dụng phương pháp lấy mẫu khí trong buồng kín
(Rolston, 1986; Rochette và Nikita, 2008). Hộp lấy mẫu
CO2 là hình trụ kín, phải đáp ứng được yêu cầu chiều cao
của hộp không nhỏ hơn 10 cm, mức độ ngậm sâu vào bề
mặt hồ là từ 5cm trở lên. Thiết kế kích thước của hộp thu
khí CO2: (đường kính x chiều cao) = 30 cm x 20 cm, trong
đó phần ngập nước là 7 cm, chiều cao hữu dụng của hộp
lấy mẫu là 13 cm.
Không khí trong hộp kín được hút bởi máy Kimoto –
HS7 với lưu lượng 2 lít/phút và được hấp thụ bởi dung dịch
Ba(OH)2, không khí qua máy thu khí không còn CO2, tiếp
tục quay trở lại hộp kín nhằm đẩy lượng khí CO2 còn ở
trong hộp. Thời gian thu mẫu là 10 phút [6], [7]. CO2 hấp
thụ với dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa BaCO3. Dựa
vào nguyên tắc trên cho không khí có CO2 tác dụng với một
lượng dư dung dịch Ba(OH)2 và chuẩn độ lại lượng dư
Ba(OH)2 bằng axit oxalic.
Dựa vào cân bằng vật chất, tỷ lệ phát thải CO2 được
tính theo công thức:
RCO2 = (Rhộp – RC – RI)*V/S/T
Trong đó:
RCO2 là lượng phát thải khí CO2 (mg/m2/giờ);
Rhộp là tổng lượng khí CO2 thu được trong hộp thu khí (mg);
RC là lượng khí CO2 có sẵn trong không khí có sẵn trong
hộp lấy mẫu (mg);
RI là lượng khí CO2 tuần hoàn lại trong hộp lấy mẫu (RI = 0);
V là thể tích hộp lấy mẫu (m3);
S là diện tích tiếp xúc bề mặt phát thải của hộp lấy mẫu (m2);
T là thời gian lấy mẫu (giờ).
Lấy mẫu khí CH4
Dựa trên phương pháp buồng kín được chụp trên mặt
nước (Rolston, 1986), buồng kín có thể tích xác định được
chụp lên bề mặt cần thu khí, hút khí ở thời điểm 0 phút
(nhằm xác định lượng khí CH4 ban đầu có trong hộp kín),
10 phút, 20 phút. Hút khí từ buồng khí bằng xilanh. Lưu
khí trong ống thủy tinh trung tính với thể tích 20 ml đã được
hút chân không. Kích thước hộp thu khí CH4 (đường kính
x chiều cao) = 30 cm x 20 cm, trong đó phần ngập nước là
7cm, chiều cao hữu dụng của hộp lấy mẫu là 13 cm [6].
Công thức xác định tỷ lệ phát thải khí CH4 là
RCH4 = ∆𝐶/∆𝑇 *V/S
Trong đó:
RCH4 là lượng phát thải khí CH4 (mg/m2/giờ);
∆𝐶/∆𝑇 là tốc độ tăng nồng độ khí CH4 trong buồng kín
(mg/m3/giờ);
V là thể tích hộp lấy mẫu (m3);
S là diện tích tiếp xúc bề mặt phát thải của hộp lấy mẫu (m2).
Mẫu khí ngay sau khi được lấy về được phân tích nồng
độ khí bằng máy sắc kí khí GC17A sử dụng cột mao quản
và detector FID với khí mang là N2.
Hình 2. Hình ảnh lấy mẫu nước và khí trên
hồ thủy điện Sông Bung 4
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 173
2.3. Phương pháp ứng dụng mô hình hồi quy
Ưu điểm của mô hình hồi quy là áp dụng được với nhiều
thông số thực nghiệm có các đơn vị đo khác nhau, nhưng
các yếu tố thực nghiệm phải cùng thời điểm đo [8].
Nội dung của nghiên cứu là tìm ra phương trình mô tả
các mối quan hệ giữa các yếu tố chất lượng nước như: Nhiệt
độ, DO, COD, độ kiềm, nitrat, tổng phốt pho, pH, TDS, độ
dẫn điện với lượng khí CO2, CH4 đo được ở các vị trí và
trong các tháng nghiên cứu. Dựa trên các mối quan hệ này
thiết lập phương trình dự báo khả năng phát thải khí CO2,
CH4. Phương trình hồi quy nhiều biến có dạng tổng quát:
𝑌k = 𝛽 + 𝛽1 𝑋1 + 𝛽2 𝑋2 + 𝛽3 𝑋3 + 𝛽4𝑋4 + ⋯ + 𝛽𝑘 𝑋𝑘
Trong đó:
Yk là biến phụ thuộc (CO2 và CH4), k là biến độc lập X
(k = 9);
𝛽 là hệ số tự do, 𝛽1,2,,𝑘 là hệ số hồi quy riêng hay hệ số góc;
R2 là hệ số xác định (hệ số tương quan), R2 có giá trị từ 0
đến 1, là đại lượng đo lường mức độ phù hợp của hàm hồi quy.
Theo lý thuyết toán học của phương pháp mô hình hồi quy
thì cách đánh giá mối liên hệ từ số tương quan nhau như sau:
Bảng 2. Đánh giá mối liên hệ từ hệ số xác định [8]
TT R2 Mức đánh giá
1 0 ≤ R2 ≤ 0,3 Tương quan ở mức độ thấp
2 0,3 ≤ R2 ≤ 0,5 Tương quan ở mức trung bình
3 0,5 ≤ R2 ≤ 0,7 Tương quan khá chặt chẽ
4 0,7 ≤ R2 ≤ 0,9 Tương quan chặt chẽ
5 0,9 ≤ R2 ≤ 1 Tương quan rất chặt chẽ
Bảng 3. Dữ liệu đầu vào của mô hình Eviews
Biến phụ
thuộc
Các biến độc lập
1 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9
CO2 CH4
Nhiệt
độ
DO COD
Độ
kiềm
Tổng
N
P04
3− pH TDS
Độ
dẫn
điện
2.4. Nghiên cứu thực nghiệm
2.4.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là lòng hồ Thủy điện Sông Bung 4
với tổng diện tích mặt hồ ở mực nước dâng bình thường là
15,65 km2 với 510,8 triệu km3 nước, nằm trên lưu vực sông
Bung chiếm một diện tích khá lớn của xã Zuôih và xã Tà
Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Hình 3. Khu vực hồ thủy điện Sông Bung 4
2.4.2. Xác định lượng khí CO2 và CH4 phát thải trên mặt hồ
a. Giá trị CO2
Giá trị CO2 đo được trên mặt hồ thủy điện Sông Bung 4
trong các đợt tháng 6, tháng 7, tháng 8 trung bình dao động từ
10,49 – 18,31 mg/m2 /ngày, Giá trị trung bình cao nhất là vào
tháng 7/2018 là 18,31 mg/m2/ngày. Tính toán lượng phát thải
CO2 ứng với diện tích 15,65 km2 dao động khoảng 164,17 –
286,55 tấn/ngày ứng với công suất phát điện 240 MW.
b. Giá trị CH4
Giá trị CH4 đo được trên mặt hồ thủy điện Sông Bung
4 trong các đợt tháng 6, tháng 7, tháng 8 trung bình dao
động từ 0,23 – 0,38 mg/m2/ngày, Giá trị trung bình cao nhất
là vào tháng 7/2018 là 0,38 mg/m2/ngày. Tính toán lượng
phát thải CH4 ứng với diện tích 15,65 km2 dao động khoảng
3,60 – 5,95 tấn/ngày ứng với công suất phát điện 240 MW.
2.4.3. Mối tương quan giữa khí CO2 và CH4 với một số chỉ
tiêu trong nước hồ thủy điện Sông Bung 4
a. Mối tương quan giữa CO2 với một số chỉ tiêu nước
Bảng 4. Mối tương quan giữa CO2 với một số chỉ tiêu trong nước
TT Mối tương quan Biểu thức tương quan R2
1 với nhiệt độ y = 1,53x – 30,13 0,64
2 với DO y = -7,05x + 58,75 0,53
3 với COD y = 1,89x + 0,90 0,09
4 với độ kiềm y = 0,62x – 17,22 0,52
5 với tổng N y = 37,78x + 6,05 0,24
6 với P04
3− y = -91,36x + 22,07 0,47
7 với pH y = -14,68x + 118,01 0,56
8 với TDS y = 1,29x – 2,27 0,27
9 với độ dẫn điện y = 0,05x + 3,49 0,02
CO2 (mg/m2/ngày), nhiệt độ (oC), DO (mg/l), độ kiềm (mg/l),
Nitrat (mg/l), tổng P (mg/l), pH, TDS (mg/l), độ dẫn diện (µs/cm)
Hệ số R2 giữa CO2 với các thông số chất lượng nước được
thể hiện ở Bảng 4 cho thấy độ tin cậy R2 cao giữa khí CO2 với
nhiệt độ (R2 = 0,64), DO (R2 = 0,53), độ kiềm (R2 = 0,52),
pH (R2 = 0,56). Mối tương quan giữa CO2 và độ dẫn điện
(R2 = 0,02) mối tương quan rất thấp có nghĩa là 2 biến này
không có mối liên hệ với nhau. Khả năng sinh khí CO2 ở hồ
chứa bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ, DO, độ kiềm và pH.
Sử dụng phương pháp hồi quy và phần mềm Eviews, nhóm
nghiên cứu đã đưa ra phương trình dự báo lượng khí CO2
phát thải như bên dưới:
Hình 4. Kết quả chạy phần mềm Eviews đối với khí CO2
Phương trình dự báo phát thải khí CO2 R2
A1= 1,35B – 10,22 – 3,13C + 0,02D + 0,03E - 5,61F
– 47,26G + 1,48H - 0,08I
0,95
A1 =CO2, B = nhiệt độ, C = DO, D= COD, E = độ kiềm,
F = tổng N, G = P04
3−, H= pH, I = TDS (loại bỏ thông số dộ
dẫn diện vì có mối tương quan rất thấp)
174 Trần Thị Thanh Trang, Lê Phước Cường
Mối tương quan giữa biến phụ thuộc là CO2 và 8 biến độc
lập: nhiệt độ, COD, DO, tổng N, độ kiềm, P04
3−, pH, tổng chất
rắn hòa tan với hệ số xác định R2 = 0,95. Điều này có nghĩa là
phương trình dự báo phát thải dựa trên số lượng lớn các thông
số có độ tin cậy cao trong thể hiện mối liên hệ giữa các chỉ
tiêu của nước hồ thuỷ điện với sự phát thải khí CO2.
b. Mối tương quan giữa CH4 với một số chỉ tiêu nước
Bảng 5. Mối tương quan giữa CH4 với một số chỉ tiêu trong nước
TT Mối tương quan Biểu thức tương quan R2
1 với nhiệt độ y = 0,02x – 0,35 0,61
2 với DO y = -0,06x + 0,67 0,15
3 với COD y = 0,07x – 0,17 0,58
4 với độ kiềm y = 0,01x – 0,04 0,27
5 với tổng N y = 0,62x + 0,18 0,28
6 với P04
3− y = -0,37x + 0,34 0,03
7 với pH y = -0,24x + 1,99 0,54
8 với TDS y = 0,01x + 0,12 0,16
9 với độ dẫn điện y = 0,00x – 0,19 0,22
CH4 (mg/m2/ngày), nhiệt độ (oC), DO (mg/l), độ kiềm (mg/l),
Nitrat (mg/l), tổng P (mg/l), pH, TDS (mg/l), độ dẫn diện (µs/cm)
Hình 5. Kết quả chạy phần mềm Eviews đối với khí CH4
Hệ số R2 giữa CH4 với các thông số chất lượng nước
được thể hiện ở Bảng 4 cho thấy độ tin cậy R2 cao giữa khí
CH4 với nhiệt độ (R2 = 0,61), COD (R2 = 0,58), pH
(R2 = 0,54). Khả năng phát thải khí CH4 ở hồ chứa bị ảnh
hưởng chủ yếu bởi nhiệt độ, COD và pH.
Sử dụng phương pháp hồi quy và phần mềm Eviews,
nhóm nghiên cứu đã đưa ra phương trình dự báo lượng khí
CH4 phát thải như bên dưới:
Phương trình dự báo phát thải khí CH4 R2
A2 = 0,764 + 0,009B – 0,086C + 0,048D -0,005E –
0,123F + 0,857G - 0,095H + 0,012I + 0,001K
0,994
A1 =CO2, B = nhiệt độ, C = DO, D= COD, E = độ kiềm,
F = tổng N, G = P04
3−, H= pH, I = TDS, K = độ dẫn điện
Mối tương quan giữa biến phụ thuộc là CH4 và 9 biến
độc lập: nhiệt độ, DO, COD, độ kiềm, tổng N, P04
3−, pH,
tổng chất rắn hòa tan, độ dẫn điện với hệ số xác định R2 tối
đa là R2 = 0,994. Điều này có nghĩa là phương trình dự báo
phát thải dựa trên số lượng lớn các thông số có độ tin cậy
cao trong thể hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu của nước
hồ thuỷ điện với sự phát thải khí CH4.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.1. Khí CO2
Giá trị dự báo lượng phát thải khí CO2 trong mô hình
có giá trị trung bình cao hơn so với giá trị thực nghiệm. Độ
lệch chuẩn của khí CO2 thực nghiệm (SD = 2,85) và dự báo
(SD = 2,79) cho thấy sự biến thiên quanh giá trị trung bình
không cao.
Bảng 6. Tỷ lệ phát thải khí CO2 từ hồ thủy điện Sông Bung 4
Thông số
Tỷ lệ phát thải khí CO2 (mg/m2/ngày)
Quan trắc Dự báo
Số mẫu khí 12 12
Giá trị nhỏ nhất 10,49 9,53
Giá trị lớn nhất 18,31 17,76
Giá trị trung bình 13,44 13,66
Độ lệch chuẩn 2,85 2,79
Hình 6. Biểu đồ thể hiện CO2 thực nghiệm và dự báo
Dựa trên kết quả trên Hình 6, ta thấy kết quả đo quan trắc
thực nghiệm mẫu khí CO2 có độ tương quan rất chặt chẽ với
kết quả dự báo khi ứng dụng chạy phần mềm Eviews.
3.1.2. Khí CH4
Bảng 7. Tỷ lệ phát tải khí CH4 từ hồ thủy điện Sông Bung 4
Thông số
Tỷ lệ phát thải khí CH4 (mg/m2/ngày)
Quan trắc Dự báo
Số mẫu khí 12 12
Giá trị nhỏ nhất 0,230 0,190
Giá trị lớn nhất 0,380 0,340
Giá trị trung bình 0,300 0,280
Độ lệch chuẩn 0,002 0,002
Hình 7. Biểu đồ thể hiện CH4 thực nghiệm và dự báo
Giá trị dự báo lượng phát thải khí CO2 trong mô hình
có giá trị trung bình xấp xỉ bằng giá trị thực nghiệm. Độ
lệch chuẩn của khí CO2 thực nghiệm (SD = 0,002) và dự
báo (SD = 0,002) cho thấy sự biến thiên quanh giá trị trung
bình không cao.
Dựa trên kết quả trên Hình 7, ta thấy kết quả đo quan
-5
0
5
10
15
20
0
5
10
15
20
25
30
0 5 10 15
P
h
ầ
n
d
ư
G
ía
t
rị
C
O
2
m
2
/n
g
à
y
Số mẫu CO2
GIÁ TRỊ QUAN TRẮC
GIÁ TRỊ DỰ BÁO
PHẦN DƯ
-0.06
-0.05
-0.04
-0.03
0
0.4
0.8
1.2
1.6
2
0 5 10 15
P
h
ầ
n
d
ư
L
ư
ợ
n
g
C
H
4
m
2
/n
g
à
y
Số mẫu
GIÁ TRỊ QUAN
TRẮC
GIÁ TRỊ DỰ BÁO
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 11(132).2018, QUYỂN 2 175
trắc thực nghiệm mẫu khí CH4 có độ tương quan rất chặt
chẽ với kết quả dự báo khi ứng dụng chạy phần mềm
Eviews.
3.2. Thảo luận
Qua kết quả phân tích khí và chất lượng nước hồ thuỷ
điện Sông Bung 4, tác giả đã phân tích mối tương quan
tuyến tính hồi quy giữa CO2 và CH4 với 9 yếu tố chất lượng
nước trong lòng hồ thủy điện, cho thấy:
- Lượng khí CO2 phát thải từ hồ có mối quan hệ chặt
chẽ với nhiều thông số chất lượng nước trong đó có 4 yếu
tố chính là: nhiệt độ, DO, độ kiềm, pH và các yếu tố khác
là COD, tổng N, Phốt Phát, TDS.
- Lượng khí CH4 phát thải từ hồ có mối quan hệ chặt
chẽ với nhiều thông số chất lượng nước trong đó có 3 yếu
tố chính là: nhiệt độ, COD, pH và các yếu tố khác là DO,
độ kiềm, tổng N, Phốt Phát, TDS, độ dẫn điện.
3.3. Kiến nghị
Kết quả của nghiên cứu có thể áp dụng để tính toán dự
báo lượng khí CO2 và CH4 phát sinh từ hồ chứa thông qua
việc tận dụng được kết quả đo chất lượng nước định kỳ
thực hiện theo Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13
năm 2014 tại các hồ thủy điện.
Bên cạnh đó, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích
mối tương quan giữa CO2 và CH4 với các thông số chất
lượng nước, có thể đề xuất một số biện pháp giảm thiểu khí
nhà kính từ hồ thuỷ điện Sông Bung 4 cụ thể như: trồng
rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn (hấp phụ khí nhà kính);
quản lý sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước lưu vực
hồ chứa Sông Bung 4.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu, phân tích cho thấy lượng phát thải
khí CO2 và CH4 phát thải từ hồ thủy điện Sông Bung 4,
Nam Giang, Quảng Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các
thông số chất lượng nước (nhiệt độ, DO, pH, COD, TDS,
tổng N, tổng P, độ kiềm, độ dẫn điện). Nghiên cứu đã đưa
ra dự báo lượng phát thải CO2, CH4 với độ chính xác có độ
tin cậy cao (hệ số xác định của khí CO2 là R2 = 0,95 và hệ
số xác định của khí CH4 là R2 = 0,994). Kết quả nghiên cứu
có thể được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu
khoa học và trực quan sinh động trong hoạt động giảng dạy
cho sinh viên các ngành khoa học môi trường và đây cũng
là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu sâu trong việc giảm
thiểu lượng phát thải khí nhà kính từ các hồ thuỷ điện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] IPCC. Intergovernmental Panel on Climate Change's Fourth
ssessment Report, 2007.
[2] Sasaki Y., Resolution of resistivity tomography inferred from numerical
simulation, Geophysical Prospecting, 1992 (40), pp 453-464.
[3] Huttunen, J.T.; Vaisanen, T.S.; Hellsten, S.K.; Heikkinen, M.; Nykanen,
H.; Jungner, H.; Niskanen, A.; Virtanen, M.O.; Lindqvist, O.V.; Nenonen,
O.S. & Martikainen, P.J.. Fluxes of CH4, CO2, and N2O in hydroelectric
reservoirs Lokka and Porttipahta in the northern boreal zone in Finland.
Global Biogeochemical Cycles, Vol.16. No.1, Mar, 2002, pp.0886-6236.
[4] Barros, N.; Cole, J.J.; Tranvik, L.J.; Prairie, Y.T.; Bastviken, D.;
Huszar, V.L.M.; Del Giorgio, P. & Roland, F.. Carbon emission
from hydroelectric reservoirs linked to reservoir age and latitude.
Nature Geoscience, Vol.4. No.9, 2011, pp. 593-596.
[5] WCD, World Commission on Dams. Dams and Development: A
New Framework for Decision-Making. Earthscan Publications.
Available via 2000.
[6] Rolston D.E. Gas diffusivity in Methods of Soil Analysis Part 1:
Physical and Mineralogical Methods 2nd Ed. ed. A Klute. American
Society of Agronomy Inc. Soil Science Society of America Inc,
Madison, WI., 1986, pp. 1089-1120.
[7] P. Rochette, and S.E. Nikita, Chamber Measurements of Soil Nitrous
Oxide Flux: Are Absolute Values Reliable?, Soil Science Society of
America Journal, 2007 (72), p.331.
[8] GS.TS. Nguyễn Quang Dong, PGS.TS. Nguyên Thị Minh, “Kinh tế
lượng”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012.
[9] McGillvray P.R and Oldenburg D.W (1990), Methods for
calculating Frechet derivatives and sensitivities for he non-linear
inverse problem, A comparative study, Geophysical Prospecting, 38,
pp 499-524.
[10] A. Kumar, M.P. Sharma, Greenhouse gas emissions from
hydropower reservoirs, Hydro Nepal, 2012 (11), pp. 37-42.
[11] Nguyễn Hữu Huấn, Nghiên cứu sự hình thành và phát tán H2S từ
sông tô lịch. Luận án Tiến sỹ khoa học môi trường, 2015.
[12] Đoàn Văn Điếm, Đánh giá sự phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp
và lâm nghiệp ở Việt Nam đều xuất biện pháp giảm thiểu và kiểm
soát, 2011.
[13] Mai Văn Trịnh, Trần Văn Thể, Bùi Thị Phuong Loan, “Tiềm năng
giảm thiểu phát thải khí nhà kính của ngành sản xuất lúa nước ở
Việt Nam”, 2013.
(BBT nhận bài: 04/10/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 22/10/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phan_tich_va_du_bao_luong_phat_thai_khi_co2_va_ch.pdf