- Vấn đề nước thải từ các cơ sở lưu trú,
dịch vụ không qua xử lý đổ thẳng vào biển làm
tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ nước biển (khu Thọ
Quang, Mân Thái). Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự
cố có chiều hướng gia tăng (Liên Chiểu).
- Việc khai thác các tài nguyên phục vụ
du lịch còn thiếu bền vững do tình trạng chồng
chéo trong quản lý (chính quyền, nhà đầu tư,
người dân địa phương ). Việc tham gia vào
hoạt động du lịch còn hạn chế và mang tính chất
tự phát, thiếu sự hướng dẫn, quản lý và tạo điều
kiện từ phía ngành du lịch và chính quyền địa
phương. Công tác giữ gìn, bảo tồn tài nguyên du
lịch và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững.
2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
du lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà Nẵng theo
hướng bền vững
Để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên du lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà
Nẵng một cách bền vững, chúng tôi đề xuất một
số giải pháp chính:
- Tổ chức giáo dục, tuyên truyền để người
dân nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc
phát triển du lịch bền vững, bên cạnh đó cần có các
quy định chặt chẽ nhằm chế tài đối với các công
trình xây dựng ven biển.
- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng
vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du
lịch. Tạo điều kiện nhiều hơn nữa để cộng đồng
tham gia trong việc xây dựng kế hoạch, tham gia
thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả của các
chương trình phát triển du lịch tại địa phương.
Muốn vậy, cơ quan quản lý và các công ty du
lịch cần phối hợp, đề xuất và thực hiện các đề án
phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng
(như mô hình cùng tham gia sản xuất và ở nhà
dân của Thành phố Hội An).
- Thực hiện các cuộc điều tra nhằm lấy ý
kiến cộng đồng trong việc hoạch định chính sách
phát triển du lịch và các vấn đề liên quan đến
phát triển du lịch tại địa phương.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch ở dải bờ biển thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013)
55
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở DẢI BỜ BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG
RESEARCHING ON SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT AT THE COASTAL AREA IN
DANANG CITY
Lê Thị Phượng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Email: Phuong011285@gmail.com
Trương Phước Minh
Trường Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phát triển du lịch bền vững là xu thế chung của phát triển du lịch toàn cầu. Đặc biệt Thành phố Đà Nẵng
với đường bờ biển kéo dài 70km, chạy dọc từ đèo Hải Vân đến điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng Ngũ Hành
Sơn tạo thành một đường vòng cung bao quanh thành phố. Vì vậy để phát triển du lịch ở Thành phố Đà Nẵng
một cách bền vững, thì việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở dải bờ biển Thành
phố Đà Nẵng là rất cần thiết, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo cân đối hài hòa cả ba mặt lợi
ích: kinh tế - xã hội - môi trường đồng thời đẩy mạnh phát triển du lich ở Thành phố Đà Nẵng.
Từ khóa: Thành phố Đà Nẵng; du lịch bền vững; bờ biển.
ABSTRACT
Sustainable tourism development is the trend of global tourism development. Especially, Danang has a
70km long coastline, running from the Hai Van Pass to the famous Marble Mountain and creating an arc around
the city. So to develop tourism in Da Nang City in a sustainable way, researching the potential and reality of
tourism development in the coast area of Danang city is very necessary, thereby making suggestions to ensure
the harmonious balance of all three aspects: economy - society - environment and promote the development of
tourism in Da Nang City.
Key words: Danang city; sustainable tourism; coast
1. Đặt vấn đề
Xu thế toàn cầu hoá đã và đang tạo điều
kiện thuận lợi cho du lịch trên phạm vi toàn cầu
phát triển nhanh, đem lại nhiều lợi ích cho các
quốc gia đồng thời cũng góp phần làm trầm
trọng hơn nạn ô nhiễm môi trường khiến các hệ
sinh thái bị huỷ hoại. Bên cạnh đó du lịch còn là
tác nhân gây mất ổn định về đời sống văn hoá,
xã hội. Chính vì vậy, các nhà du lịch thế giới
đang tỏ ra quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu
các tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi
trường và đề xuất một chiến lược phát triển mới
đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX,
du lịch ở Việt Nam được chú ý đầu tư phát triển,
góp phần quan trọng làm tăng trưởng kinh tế -
xã hội của nước nhà. Thành phố Đà Nẵng với
tiềm năng và khả năng phát triển du lịch đã
nhanh chóng trở thành một điểm du lịch hấp dẫn
không chỉ du khách trong nước mà cả du khách
nước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng
đồng thời kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối
với môi trường. Do đó, để đạt tới sự hài hoà
giữa phát triển mạnh ngành du lịch mà không
làm tổn hại đến môi trường sinh thái thì vấn đề
đặt ra là phải phát triển du lịch bền vững. Việc
“Nghiên cứu phát triển du lịch ở dải bờ biển
Thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” là
một việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở
cho công tác quy hoạch, sử dụng và khai thác du
lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà Nẵng một cách
có hiệu quả và bền vững hơn.
2. Nội dung
2.1. Đánh giá tiềm năng dải bờ biển Thành
phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nằng có vị trí địa lí thuận
lợi, ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục
giao thông Bắc - Nam, là một trong những cửa
ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các
nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar
thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây. Đà
Nẵng có cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế,
với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, cảnh quan
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013)
56
thiên nhiên đẹp, lại nằm ở trung điểm các di sản
văn hóa thế giới, cộng với bề dày lịch sử, văn
hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm
năng và điều kiện để phát triển du lịch trở thành
trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực
Đông Nam Á.
Đặc biệt Đà Nẵng với đường bờ biển kéo
dài 70km, chạy dọc từ đèo Hải Vân đến điểm danh
lam thắng cảnh nổi tiếng Ngũ Hành Sơn tạo thành
một đường vòng cung bao quanh thành phố. Bãi
cát trắng, mịn sạch nguyên sơ, môi trường cảnh
quan đẹp lại nằm gần trung tâm thành phố, giao
thông đi lại thuận lợi tạo điều kiện phát triển du
lịch nghỉ dưỡng biển, giải trí biển.
Đà Nẵng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải
rác từ phía Bắc đến phía Nam như Nam Ô, Xuân
Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, bán đảo Sơn Trà,
Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước trong đó có
nhiều bãi tắm đã được du khách quốc tế biết đến
là nơi nghỉ dưỡng, thư giãn, tắm biển lý tưởng
nhất khu vực Đông Nam Á. Biển Đà Nẵng đã
được tạp chí Forbes (Hoa Kỳ) bình chọn là 1
trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, với những
khu du lịch sinh thái Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà -
Núi Chúa, Hải Vân đệ nhất hùng quan, có nhiều
địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng cùng nhiều
khu nghỉ dưỡng, resort plaza Hotel Furama,
Silver Shores, Olalani, Hoàng Anh Gia Lai rất
sang trọng.
2.2. Hiện trạng khai thác du lịch ở dải bờ biển
Thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Tình hình khai thác
Tổ chức các tour tuyến, cụm du lịch và
các loại hình du lịch.
Thực hiện chiến lược phát triển du lịch
là ưu tiên phát triển du lịch biển theo hướng xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh
cao trong cả nước, thành phố đã tiến hành xây
dựng 3 cụm du lịch:
- Cụm du lịch biển Non Nước – Ngũ
Hành Sơn – Bắc Mỹ An (600ha, hình thành trung
tâm du lịch biển đạt tiêu chuẩn quốc tế gồm nhiều
khu du lịch có tính liên hoàn với quy mô lớn, đủ
sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế).
- Cụm du lịch Mỹ khê – Sơn Trà (190ha,
hình thành khu du lịch sinh thái núi, biển mang
đặc thù bán đảo Sơn Trà)
- Cụm du lịch biển Xuân Thiều - Nam Ô
- Hải Vân (400ha bao quanh vịnh Đà Nẵng, kết
nối thành cụm du lịch ven biển cao cấp, trong đó
xây dựng Làng Vân thành khu du lịch đặc biệt
dành cho người nước ngoài)
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc
đẩy phát triển 3 cụm du lịch này Đà Nẵng đã đầu
tư đường du lịch dọc theo bờ biển theo tuyến
Liên Chiểu - Thuận Phước - Sơn Trà - Điện
Ngọc và cầu Thuận Phước.
Ngoài ra các loại hình tour tuyến cũng
khá đa dạng, từ đường bộ, đường biển, đường
hàng khôngtạo điều kiện cho du khách có nhiều
sự lựa chọn trong quyết định du lịch của mình.
Các tour tuyến du lịch đường bộ điển hình như
Đà Nẵng – Bảo tàng Chàm – Khu danh thắng
Ngũ Hành Sơn – Làng đá mỹ nghệ Non Nước;
tuyến Đà Nẵng – Cầu sông Hàn – Tiên Sa – Núi
Sơn Trà – Bãi Bắc – Bãi Nam – Bãi Bụt – Bãi Mỹ
Khê – Bãi Mỹ An – Furama - Ngũ Hành Sơn
Hiện nay Đà Nẵng đang tiến hành khai
thác các loại hình du lịch biển như:
- Du lịch lặn biển: được Chính phủ cho
phép khai thác từ năm 2000 tại khu vực Đông nam
bán đảo Sơn Trà; du khách tham gia tour này đa
phần là du khách có chi trả cao. Hiện nay có hai
đơn vị được cho phép khai thác là Công ty Du lịch
Đông Á và Khách sạn Furama. Tuy nhiên do chi
phí cao nên việc khai thác du lịch còn rất hạn chế.
- Tàu cao tốc: do Công ty 579 (Cienco
5) và Công ty Greenlines đầu tư được đưa vào
hoặt động từ năm 2003 theo tuyến biển Đà Nẵng
– Hội An – Cù lao Chàm, lượng khách ít nên
hoạt động không thường xuyên.
- Du lịch mô tô nước, lướt sóng, dù bay,
dù kéo: hoạt động tại khu vực ven biển Xuân Hà,
Xuân Thiều, khu du lịch Biển Đông. Lượng
khách tham gia các hoạt động này không nhiều.
- Dịch vụ du thuyền đêm, ẩm thực trên biển.
Tuy nhiên, chi phí cho các loại hình du
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013)
57
lịch này khá cao do vậy số lượng du khách còn hạn
chế, chủ yếu là du khách có khả năng chi trả cao.
Đối với loại hình du lịch lặn biển thời gian qua do
chi phí cao nên lượng khách không ổn định, loại
hình này hầu như không phát triển. Trong thời gian
tới cần đẩy mạnh việc xúc tiến và quảng bá, một
mặt bảo vệ rạn san hô ở khu vực Sơn Trà và vịnh
Đà Nẵng, mặt khác phối hợp tăng cường quản lý,
giảm bớt chi phí để từng bước phát triển các loại
hình du lịch lặn biển.
Chúng ta thấy rằng, việc khai thác du
lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà Nẵng vẫn còn
nhiều hạn chế chưa đúng với tiềm năng và vị thế
của nó, các dịch vụ du lịch biển còn nghèo nàn,
thiếu sức hấp dẫn.
2.2.2. Đầu tư các dự án phát triển du lịch
Để đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm
năng phát triển du lịch ở dải bờ biển, Thành phố
Đà Nẵng đã kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở vật chất
phục vụ du lịch, có nhiều dự án đầu tư vào du lịch
có quy mô lớn đang được thực hiện. Các lĩnh vực
được đầu tư mạnh nhất là khách sạn, khu vui chơi
giải trí như sân golf tại các vành đai ven biển nhằm
trực tiếp khai thác tiềm năng du lịch biển.
Hiện nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng
bãi tắm công cộng khu du lịch Ngũ Hành Sơn,
khu nhà tắm nước ngọt bãi tắm Sao Biển, khu
Beach Bar của Quê Việt, dự án đường nhánh
khu biệt thự suối Đá, dự án giai đoạn 1 đường
lên đỉnh Sơn Trà, khu du lịch Silvershore Hoàng
Đạt với 200 phòng và khách sạn Life resort với
187 phòng (5 sao), khách sạn Olalani, sân golf
18 lỗ - The Gunes tại Hòa Hải.
Đặc biệt, năm 2012 Thành phố đã đưa
vào sử dụng các hạng mục công trình tại bán đảo
Sơn Trà và các bãi biển như: hệ thống cấp nước
khu du lịch bán đảo Sơn Trà (giai đoạn 1), cải
tạo nâng cấp tuyến đường lên đỉnh Sơn Trà, khu
tắm nước ngọt số 1 – bãi biển Phạm Văn Đồng,
điện chiếu sáng đường nhánh Suối Đá, cấp điện
vỉa hè phía đông đường Hoàng Sa đồng thời tiếp
tục đẩy nhanh tiến độ các công trình như: Khu
nhà tắm nước ngọt bãi Liên Chiểu, Thanh Khê,
Sao Việt Non Nước, Mân Thái, Cầu cây xanh tại
bán đảo Sơn Trà
Dự án khu công viên dịch vụ giải trí - du
lịch - thể thao biển ở phía bắc khu tắm nước ngọt
Sao Biển, thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành
Sơn, đang được Công ty Cổ phần Quê Việt thực
hiện sẽ là dự án đầu tiên khai thác các sản phẩm
du lịch đặc thù của biển Đà Nẵng và đáp ứng
nhu cầu giải trí về đêm của khách du lịch. Dự án
với tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng trên diện tích quy
hoạch 7.000m2, ngoài khu thể thao còn quy tụ
nhiều môn thể thao biển đặc sắc như: mô tô
nước, dù bay, lướt sóng, thuyền buồm, lặn
biển. Dự án còn bao gồm dịch vụ về đêm như
giải khát, nghe nhạc, giao lưu và khu hồ bơi,
nhạc nước
Tuy nhiên trên thực tế việc đầu tư vẫn
còn nhiều hạn chế như:
- Các dự án đăng ký nhiều nhưng một số
dự án chưa tiến hành khởi công xây dựng hoặc
xây dựng cầm chừng và ở trạng thái chờ đợi.
- Vấn đề đầu tư du lịch nghỉ dưỡng biển
hiện nay đang có xu hướng chuyển sang kinh
doanh bất động sản, xây biệt thự để ở nhưng lại
ít khu nghỉ biển thật sự.
- Các khu vui chơi giải trí dành cho
khách du lịch quốc tế còn hạn chế về số lượng và
chất lượng. Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi
giải trí hiện đại như Tuần Châu của Hạ Long
hoặc Vinpearl của Nha Trang.
2.2.3. Tình hình phát triển du lịch Đà Nẵng giai
đoạn 2008-2012
- Nhìn chung, từ năm 2008 đến nay
ngành du lịch Thành phố Đà Nẵng phục hồi sau
giai đoạn trì trệ do khủng hoảng tài chính tiền tệ
khu vực. Hoạt động kinh doanh ngành du lịch
thành phố tăng trưởng đều qua các năm.
- Đặc biệt, trong năm 2012 ngành du
lịch Thành phố Đà Nẵng đã đón tiếp và phục vụ
2.659.353 lượt khách du lịch, trong đó có
630.908 lượt khách quốc tế và 2.028.645 lượt
khách nội địa. Tổng doanh thu riêng ngành du
lịch ước đạt 2.478 tỷ đồng. Số liệu trên đã khẳng
định sự tăng tốc trong quá trình hoạt động kinh
doanh của ngành du lịch Thành phố.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013)
58
Bảng 1. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012
Đvt: lượt người
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng lượt khách 1.269.144 1.328.863 1.500.000 2.350.000 2.659.353
Khách quốc tế 353.969 313.969 350.000 500.000 630.908
Khách nội địa 915.448 1.014.694 1.150.000 1.850.000 2.028.645
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
Bảng 2. Doanh thu du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2008 -2012
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu DL Tỉ đồng 874 892 1.239 1.822 2.478
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng)
Bảng 3. Dự báo lượng khách du lịch đến Đà Nẵng năm 2015
Đvt: lượt người
Chỉ tiêu 2015
Tổng lượt khách 4.000.000
Khách quốc tế 1.000.000
Khách nội địa 3.000.000
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng.
Theo đó, từ nay đến năm 2015, Thành
phố phát triển du lịch theo 3 hướng chính: du
lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái; du lịch
văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng
nghề; du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội
thảo.
2.2.4.Tình hình khách du lịch tàu biển
giai đoạn 2008 – 2012
Kinh doanh du lịch đường biển phát
triển là ưu thế nổi bật của Thành phố. Khai thác
ưu thế về cảng biển, mỗi năm Thành phố đón từ
20 đến 50 lượt tàu với bình quân trên 10 ngàn
khách tàu biển.
Lượng khách đến Đà Nẵng bằng đường
biển trong những năm gần đây có nhiều biến đổi,
có những năm khách du lịch tăng cao, có thời kỳ
giảm sút. Khách du lịch quốc tế vào Đà Nẵng
bằng đường biển trong những năm qua thường
chiếm từ 20 - 25% trong tổng số khách quốc tế
đến Đà Nẵng. Ngoài những hãng tàu quen thuộc
đến nhiều lần trong năm như Seaboun Spirit,
Song of Flower, TSS The Topaz, Arion, Aston,
Minerva, Silver Cloud..., các hãng tàu lớn như
Star Cruises, P&O... cũng đã cập cảng với số
lượng khách tham quan lớn, bình quân mỗi
chuyến tàu có khoảng 300 - 400 lượt khách lên
bờ đi tham quan.
Bảng 4. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng bằng đường biển giai đoạn 2008 – 2012
Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 2011 2012
Khách du lịch QT lượt khách 353.696 314.169 350.000 500.000 630.908
Số lượng tàu biển Tàu 47 47 45 42 55
Số khách tàu biển lượt khách 29.565 29.702 31.795 47.928 52.570
Tỷ lệ % % 8,3 9,4 9,0 9.5 8.3
2.3. Những vấn đề đặt ra cho việc phát triển du
lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà Nẵng
Tuy Thành phố Đà Nẵng sở hữu một
trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh nhưng hiện
nay tiềm năng du lịch biển chưa được khai thác
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.2 (2013)
59
phù hợp để thu hút khách du lịch. Qua nghiên
cứu thực tế chúng tôi nhận thấy: sức hấp dẫn
của du lịch biển Đà Nẵng giảm sút do tồn tại một
số nguyên nhân sau:
- Các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu
du lịch biển còn quá nghèo nàn, đồng thời chất
lượng giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụ tại
các điểm du lịch còn quá nhiều bất cập.
- Vấn đề ô nhiễm do sự thiếu ý thức của
người dân, của khách du lịch và việc xử lý rác
thải, nước thải từ các dịch vụ phục vụ du lịch,
đặc biệt là nạn chèo kéo khách du lịch và những
người lang thang bán hàng rong vẫn diễn ra ở
một số khu du lịch và bãi tắm đã gây nhiều
phiền nhiễu cho du khách.
- Vào mùa du lịch, các bãi biển du lịch
Đà Nẵng luôn đông khách nhưng phần lớn là
người dân thành phố và khách du lịch nội địa;
khách du lịch quốc tế rất ít và chỉ tập trung ở bãi
biển trước khách sạn Furama.
Qua phân tích thực trạng và đối chiếu
với các yêu cầu phát triển du lịch, có thể thấy
một số vấn đế chính đặt ra cho việc phát triển du
lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà Nẵng theo
hướng bền vững như sau:
- Hiện nay Thành phố chưa xây dựng
được những sản phẩm du lịch đặc sắc, có sức
hấp dẫn cao để thu hút khách du lịch quốc tế từ
những thị trường trọng điểm như Nhật, Đức,
- Vấn đề nước thải từ các cơ sở lưu trú,
dịch vụ không qua xử lý đổ thẳng vào biển làm
tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ nước biển (khu Thọ
Quang, Mân Thái). Nguy cơ ô nhiễm dầu do sự
cố có chiều hướng gia tăng (Liên Chiểu).
- Việc khai thác các tài nguyên phục vụ
du lịch còn thiếu bền vững do tình trạng chồng
chéo trong quản lý (chính quyền, nhà đầu tư,
người dân địa phương). Việc tham gia vào
hoạt động du lịch còn hạn chế và mang tính chất
tự phát, thiếu sự hướng dẫn, quản lý và tạo điều
kiện từ phía ngành du lịch và chính quyền địa
phương. Công tác giữ gìn, bảo tồn tài nguyên du
lịch và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững.
2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
du lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà Nẵng theo
hướng bền vững
Để khai thác và sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên du lịch ở dải bờ biển Thành phố Đà
Nẵng một cách bền vững, chúng tôi đề xuất một
số giải pháp chính:
- Tổ chức giáo dục, tuyên truyền để người
dân nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của việc
phát triển du lịch bền vững, bên cạnh đó cần có các
quy định chặt chẽ nhằm chế tài đối với các công
trình xây dựng ven biển.
- Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng
vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du
lịch. Tạo điều kiện nhiều hơn nữa để cộng đồng
tham gia trong việc xây dựng kế hoạch, tham gia
thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả của các
chương trình phát triển du lịch tại địa phương.
Muốn vậy, cơ quan quản lý và các công ty du
lịch cần phối hợp, đề xuất và thực hiện các đề án
phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng
(như mô hình cùng tham gia sản xuất và ở nhà
dân của Thành phố Hội An).
- Thực hiện các cuộc điều tra nhằm lấy ý
kiến cộng đồng trong việc hoạch định chính sách
phát triển du lịch và các vấn đề liên quan đến
phát triển du lịch tại địa phương.
- Cần có biện pháp xử lý những hành vi
quấy nhiễu, chèo kéo khách du lịch, xây dựng môi
trường du lịch lành mạnh. Cần đầu tư các phương
tiện hỗ trợ trong việc thu gom xử lý rác thải, các
biển báo tại các điểm du lịch, cung cấp các nội
dung thông tin quảng bá về điểm đến Đà Nẵng.
- Đẩy mạnh và phát triển các tuyến du
lịch bằng đường biển đến Đà Nẵng; nâng cấp
Cảng Tiên Sa thành cảng hàng hóa kết hợp du
lịch, xây dựng khu bán hàng lưu niệm, ẩm thực
phục vụ khách tàu biển tại Cảng cho văn minh,
sạch đẹp. Trước mắt, có thể kết hợp với Sở
GTVT tổ chức một tuyến canô vận chuyển hành
khách kết hợp du khách trên tuyến sông Hàn từ
cầu Đỏ ra cảng Tiên Sa để cho du khách có thể
nhìn ngắm thành phố từ sông và biển. Vấn đề
này rất dễ thực thi.
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 2 (2013)
60
Ngoài ra, không chỉ triển khai xây dựng
sản phẩm du lịch, ý tưởng xây dựng nền du lịch
xanh được khách sạn, đơn vị vận chuyển, kinh
doanh lữ hành áp dụng bằng các biện pháp như:
xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm, thu gom triệt
để rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi
ni-lông, trồng cây xanh, hướng dẫn khách du
lịch tham gia bảo vệ môi trường... nhằm xây
dựng hình ảnh về ngành du lịch thân thiện với
môi trường.
3. Kết luận
Trong những năm qua, ngành du lịch Đà
Nẵng đặc biệt là du lịch biển không ngừng phát
triển, vươn lên khẳng định vị trí của mình trong
lòng du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên,
sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng và chưa
khai thác hết thế mạnh vốn có của mình. Vì vậy,
việc nghiên cứu phát triển du lịch ở dải bờ biển
Thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững không
những có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
du lịch Thành phố Đà Nẵng, mà còn từng bước
góp phần vào chiến lược phát triển du lịch bền
vững của cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
[2] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng (2010), Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Thể
thao, Du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Đà Nẵng.
[3] Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
[4] Ủy ban Nhan dân thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo phục vụ họp ban chỉ đạo du lịch lần thứ
nhất – năm 2010, Đà Nẵng.
[5] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng ( 2010), Báo cáo về việc xử lý một số vấn đề cấp
bách tại các bãi biển thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phat_trien_du_lich_o_dai_bo_bien_thanh_pho_da_nan.pdf