Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Dự án du lịch 4.0 của Thái Lan đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của năm trụ cột tạo thành nền tảng của chính sách Du lịch 4.0. Đó là: sự phát triển của hệ thống TIC, xúc tiến du lịch kỹ thuật số, cải thiện hệ thống tài liệu điện tử, thay đổi văn hóa tổ chức, và tăng cường nghiên cứu và phát triển. Dự án Du Lịch 4.0 đã chỉ ra rằng Thái Lan tập trung25 rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển trong đó nhấn mạnh đến việc sáng tạo trong kinh doanh du lịch. Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước và sao chép, chính vì thế mà du lịch Thái Lan rất chú trọng đến việc tạo ra những ý tưởng và sản phẩm dịch vụ mới. Vì thế mà trong dự án Du Lịch 4.0, Thái Lan đã tổ chức các chương trình khuyến khích khởi nghiệp và hỗ trợ rất nhiều cho các nhà sáng lập tương lai thể hiện ý tưởng và hiện thực hóa các ý tưởng đó. Từ đó, du lịch Việt Nam cũng cần tổ chức các cuộc thi nhằm kêu gọi ý tưởng khởi nghiệp trong du lịch nhằm khai thác và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới. Bởi các ý tưởng kinh doanh mới sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho du lịch. Dự án Du Lịch 4.0 cũng chỉ ra rằng việc xây dựng hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển chất lượng dịch vụ du lịch. Muốn làm được điều đó chúng ta phải chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực, cần lồng ghép các kiến thức thực tiễn trong các cơ sở đào tạo. Trường Cao Đẳng Nghề, các hoa Du Lịch tại các trường Đại học cần mở rộng các ngành đào tạo, ngoài khóa đào tạo Du lịch và khách sạn, cần mở rộng đào tạo các ngành khác như lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh nhà hàng, để đào tạo du lịch cho các mảng của du lịch dịch vụ. Đặc biệt, các trường cần xem xét việc đào tạo thêm ngành thương mại điện tử để tận dụng các cơ hội từ thời đại công nghiệp 4.0 trong việc quảng bá, bán và thanh toán các dịch vụ du lịch. Đồng thời, đội ngũ giảng viên cần truyền tải các kiến thức thực tế và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ nhân lực du lịch tương lai.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Thị Thanh Nga Trường Đại học Huế, Khoa Du Lịch Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội và thách thức lên tất cả các lĩnh vực trong đó có ngành du lịch và buộc tất cả các thành phần trong ngành du lịch, từ các cơ quan quản lý cho đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải hiểu rõ công nghiệp 4.0 và xây dựng kế hoạch trong phát triển du lịch thời 4.0. Vì thế, nghiên cứu này sẽ cung cấp các khái niệm về công nghiệp 4.0, du lịch 4.0 và các thuật ngữ liên quan. Đồng thời, phân tích mô hình kinh tế “Thái Lan 4.0” và mô hình “du lịch 4.0” của Thái Lan. Chính vì những giá trị mà dự án Du lịch 4.0 đã được ghi nhận tạo nên sự thành công cho du lịch Thái Lan nên việc phân tích dự án này sẽ tạo nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp cho du lịch Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thái Lan đã xác định được 5 yếu tố trụ cột để phát triển du lịch trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 gồm: quản lý du lịch bền vững; phát triển các yếu tố môi trường và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ du lịch; tiếp thị hiện đại cho những thay đổi trong tương lai; thành lập doanh nghiệp du lịch và khởi nghiệp dựa trên sự đổi mới; và một mạng lưới hiệu quả của các cơ quan tư nhân và công cộng ở đây và ở nước ngoài trong suốt chuỗi cung ứng du lịch. Dựa vào kết quả nghiên cứu từ mô hình du lịch 4.0 của Thái Lan và các phân tích về cơ hội thách thức của du lịch Việt Nam để đề xuất các giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển du lịch trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: công nghiệp 4.0; du lịch 4.0; Thái Lan 4.0, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Công nghiệp 4.0 là một sự kiện hợp nhất, và trở thành một cột mốc mới trong phát triển công nghiệp, chắc chắn sẽ đặt ra những thay đổi đáng kể trong cách sản xuất và thương mại trong những năm tới. Các yếu tố chính thúc đẩy sự ra đời của Công nghiệp 4.0 là xuất phát những sai lệch về xã hội, công nghệ, chính trị, và kinh tế [3]. Các thách thức chính đối với các doanh nghiệp trong môi trường 4.0 là việc tuỳ biến hàng loạt, chuỗi cung ứng hiệu quả, nhận được thông tin kịp thời về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, môi trường làm việc thông minh, và sự kết hợp đúng đắn giữa sản phẩm và dịch vụ [7]. Công nghiệp 4.0 yêu cầu các quy trình linh hoạt và hiệu quả cao của cấu trúc chuỗi cung ứng. Rõ ràng, cách mạng công nghiệp đặt ra rất nhiều thách thức về công nghệ và sản xuất nhưng một số thách thức khác mà các nhà nghiên cứu bỏ qua là sự phát triển, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực theo môi trường 4.0 và yêu cầu của nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 vì hầu hết các nghiên cứu chỉ thảo luận về khía cạnh công nghệ [3]. Hơn nữa, trong các tài liệu hiện có về Công nghiệp 4.0, hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty sản xuất, nhưng ngành dịch vụ du lịch lại bị bỏ qua. Các vấn đề như hiệu quả của chuỗi cung ứng, Internet của sự vật (IoT), cải tiến kỹ thuật số, môi trường làm việc thông minh trong ngành công nghệ và sản xuất cũng tương tự tác động đến ngành dịch vụ và du lịch. Nghiên cứu này giải quyết cả hai vấn đề này bằng cách xem xét khái niệm Công nghiệp 4.0 và tác động của nó trong quan điểm quản lý nhân sự với trọng tâm vào ngành du lịch. Trong ngành du lịch, sự mong đợi của du khách 18 đang gia tăng, và các điểm đến du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải đáp ứng được những mong đợi này. Đồng thời, duy trì mức độ hài lòng và trung thành của du khách, và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu dựa trên việc phân tích thực tiễn ứng dụng mô hình kinh tế Thái Lan 4.0 và Du lịch 4.0 và đề xuất các giải pháp cho Du lịch Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Thuật ngữ công nghiệp 4.0 Tác động qua lại của công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là Internet of Things (IoT) trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau đã trở thành một hiện tượng mà các chuyên gia đã coi đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Công nghiệp 4.0 hoặc I4.0. Mục đích của nó là để cách mạng hóa ngành công nghiệp thông qua các "nhà máy thông minh" sẽ cho phép sự linh hoạt hơn trong nhu cầu sản xuất, phân bổ nguồn lực hiệu quả, và tích hợp các quá trình; từ giám sát thiết bị đến phân phối, thông qua việc sử dụng các công nghệ như tích hợp của hệ thống vật lý không gian mạng - Cyber-Physical Systems (CPS), Internet of Things (IoT) và Internet of Services (I S), và tương tác thời gian thực giữa máy móc, phần mềm và cá nhân. Do những bước nhảy công nghệ gần đây và tốc độ đổi mới, ngành công nghiệp phải đối mặt với những thay đổi mô hình, còn gọi là các cuộc cách mạng công nghiệp (Lasi và cộng sự, 2014). Ba cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên được mô tả bằng cơ giới hoá, sử dụng điện năng cao, và tự động hóa và điện tử (Lasi và cộng sự, 2014). Nền kinh tế ngày nay đang hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc trưng bởi việc sử dụng các hệ thống vật lý không gian mạng, các nhà máy thông minh và đổi mới dịch vụ (Lee và sộng sự, 2014). Đức đang đóng vai trò dẫn đầu trong việc lên kế hoạch cho sự thay đổi mô hình tiếp theo, và họ đã đưa ra ý tưởng về Công nghiệp 4.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Lee và sộng sự, 2014). hái niệm Công nghiệp 4.0 bắt nguồn từ một dự án của chính phủ Đức nhằm thúc đẩy việc số hóa hoặc tin học hóa. Người ta hy vọng rằng việc thực hiện chiến lược Công nghiệp 4.0 có thể giúp cho nền kinh tế Đức tăng thêm 267 tỷ euro (Heng, S. 2014). Nó không có nghĩa là khái niệm này chỉ áp dụng cho Đức; Trên thực tế, Công nghiệp 4.0 đang trở thành một chiến lược chung cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và nó đang được thảo luận bởi một số nhà nghiên cứu trong các bối cảnh và nền kinh tế khác nhau (Saldivar và cộng sự, 2016; ng và cộng sự, 2016). Ngành công nghiệp 4.0 là một phân lớp của sự chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện tại và các quy trình (Porter, M.E. và cộng sự, 2016). Nó được đặc trưng bởi việc thực hiện các hệ thống vật lý không gian mạng (CPS), và sản xuất thông minh (Shamim, S. và cộng sự, 2016). hái niệm Công nghiệp 4.0 là một sự kiện hợp nhất, và trở thành một cột mốc mới trong phát triển công nghiệp, chắc chắn sẽ đặt ra những thay đổi đáng kể trong cách sản xuất và thương mại trong những năm tới. Cuộc cách mạng này được hỗ trợ bởi sự phát triển của các hệ thống chuyển các lợi thế phổ biến của Internet và hệ thống thông tin đối với hệ thống vật lý; cốt lõi của cuộc cách mạng là sự tương tác của các hệ thống số với các hệ thống sản xuất vật lý. Công nghiệp 4.0 sẽ cung cấp sự linh hoạt và tính mạnh mẽ tuyệt vời cùng với các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong các quy trình kỹ thuật, quản 19 lý, sản xuất, vận hành và hậu cần. Nó sẽ phát huy các chuỗi giá trị động, tối ưu hóa trong thời gian thực và với một tổ chức tự động hóa, sẽ xem xét các biến số khác nhau như chi phí, khả năng thanh toán và sử dụng các nguồn lực và nhu cầu thị trường. Sự thay đổi mô hình này tạo ra một cơ hội phát triển vượt bậc về sản xuất, công nghệ thông tin và truyền thông. 2.1.2. Một số lợi ích của công nghiệp 4.0 trong sản xuất. Công nghiệp 4.0 không chỉ nói về các hệ thống kết nối; các thiết bị và máy móc tự động liên lạc với nhau, Công nghiệp 4.0 còn nhiều lợi ích hơn nữa. Nó mang lại giá trị thực sự cho các ngành sản xuất và mở ra những khả năng mới về chất lượng, độ tin cậy và hiệu quả. Dưới đây là 6 lợi ích đáng kể nhất của công nghiệp 4.0 liên quan đến hệ thống kết nối và tạo ra hiệu quả trong sản xuất. - iểm soát quy trình: Sự kết nối mang lại những quan điểm mới về cách một nhà máy được vận hành, nâng cao hiệu quả. Các công ty có thể phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin có ý nghĩa ở đâu và khi nào là cần thiết nhất. Họ cũng có thể kiểm soát hiệu suất của các nhà khai thác. - Các thông số chuẩn: Công nghiệp 4.0 cho phép các công ty tạo ra một hệ thống sản xuất thông minh và thống nhất bằng cách kết nối nhiều nhà máy với nhau. Điều này có nghĩa là họ có thể ngăn ngừa thất bại và lần lượt cải thiện chất lượng. - Thiết lập công việc nhanh: Việc thiết lập một công việc cho sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong môi trường sản xuất. - Các quyết định nhanh hơn và tốt hơn: hi thiết bị được kết nối, dữ liệu mà họ tạo ra trực tiếp vào các ứng dụng phần mềm do người dùng điều khiển. Trong nháy mắt, họ có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn nếu họ phải phân tích từng thiết bị của nhà máy một lần. hả năng kết nối cho phép các công ty tiếp cận với sự không hiệu quả và sớm giải quyết vấn đề. - Sản xuất thích nghi: Với IoT, các công ty có thể giúp khách hàng công nghiệp giải quyết các vấn đề mà trước đây được cho là không thể giải quyết. Nhà máy mới 4.0 đang liên tục thích ứng với nhu cầu của khách hàng, sửa đổi sản xuất và tạo ra các giải pháp tùy chỉnh. - Quản lý từ xa: Các nhà máy và quy trình được điều khiển từ máy tính, không có giới hạn thời gian (điều khiển từ xa từ thiết bị di động) hoặc không gian. 2.1.3. Phát triển khái niệm “Du lịch 4.0”. “4.0” ban đầu được sử dụng để đánh dấu sự thay đổi diễn ra trong ngành chế tạo thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), tạo ra cụm từ Công nghiệp 4.0. ể từ đó “4.0” đã được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác như “Work 4.0”; “Healthcare 4.0” và trong đó có “Tourism 4.0”- Du lịch 4.0. hái niệm Du lịch 4.0 được hiểu là du lịch trong thời đại công nghiệp 4.0. Du lịch 4.0 là phát triển du lịch một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ thuận tiện nhất cho khách du lịch và làm du khách hài lòng. Trong thực tiễn, du lịch 4.0 là một sáng kiến của tổ chức Du Lịch Thái Lan với mục đích thúc đẩy tinh thần kinh doanh, hỗ trợ du lịch và khởi sự du lịch cũng như thúc đẩy đổi mới du lịch trong nước. Theo sáng kiến này, tổ chức Du Lịch Thái Lan hoạt động như một cơ quan tư vấn và điều phối viên bằng cách thúc đẩy việc thành lập các liên minh và hợp tác giữa các đại lý khác nhau, tạo điều kiện cho việc tiếp cận tài trợ, đào tạo và tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, một số sáng kiến đã được 20 đưa ra kể từ khi thành lập chương trình, góp phần thúc đẩy môi trường kinh doanh năng động ở Thái Lan. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ đưa ra các quan điểm và thuật ngữ về công nghiệp 4.0 nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan vể vấn đề này. Thông qua đó, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu mô hình kinh doanh du lịch trong thời đại công nghiệp 4.0 là như thế nào từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung, phân tích định tính để cung cấp hệ thống cơ sở lý luận về công nghiệp 4.0, phát triển du lịch trong thời đại công nghiệp 4.0. Đặc biệt là sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) của du lịch Thái Lan. Đây là phương pháp nghiên cứu điển hình liên quan đến việc nghiên cứu một ví dụ - một trường hợp - hiện tượng đang được nghiên cứu. Mục đích của phương pháp nghiên cứu trường hợp là nhằm tìm hiểu hiện tượng này bằng cách nghiên cứu các ví dụ đơn lẻ. Thực tế là các dự án nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình thường chỉ liên quan đến một hoặc vài trường hợp cho thấy một số tương tự với các phương pháp nghiên cứu định tính và trong một số văn bản, phương pháp nghiên cứu trường hợp được gộp dưới các "phương pháp định tính" (Finn et al 200: 81) Yin (2003: 14) tuyên bố: "... nghiên cứu trường hợp có thể dựa trên bất kỳ sự kết hợp của các bằng chứng định lượng và định tính". Một dự án nghiên cứu điển hình thường sử dụng một số tài nguyên dữ liệu và các kỹ thuật thu thập dữ liệu, bao gồm: sử dụng bằng chứng tài liệu, phân tích dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu, điều tra, quan sát và quan sát của người tham gia. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Dự án kinh tế “Thailand 4.0” Trong bối cảnh giới hoạch định chính sách kinh tế của Thái Lan nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng mô hình phát triển kinh tế mới cho nước này, ngày 1/7/2016 mô hình kinh tế mới với tên gọi “Thailand 4.0” lần đầu tiên được Thủ tướng Prayuth Chan-ocha chính thức đề cập khi phát biểu trong chương trình truyền hình “Mang lại hạnh phúc cho người dân”. Trong phát biểu Thủ tướng Prayuth Cha-o-cha cho biết Chính phủ nước này đang khẩn trương hoàn thiện và sẽ bắt tay triển khai một mô hình kinh tế mới, được gọi là “Thailand 4.0”. Mô hình kinh tế này hoàn toàn khác biệt so với các mô hình phát triển kinh tế trước đây nhờ việc huy động sự tham gia của tất cả khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân và toàn thể người dân Thái Lan cộng với việc ứng dụng các tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới để nâng cao năng suất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, qua đó mang lại sự phát triển ổn định, thịnh vượng và bền vững cho Thái Lan. Với sự ra đời của mô hình “Thailand 4.0”, Thái Lan sẽ kết thúc 3 mô hình phát triển kinh tế trước đó, gồm: Mô hình “Thailand 1.0” tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp, nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, song mô hình này đã không tạo được động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, theo đó trong giai đoạn này Thái Lan vẫn là nước nghèo. Mô hình “Thailand 2.0” tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, lắp ráp và dịch vụ. Mô hình này đã góp phần quan trọng đưa 21 Thái Lan phát triển mạnh, từ nước có mức thu nhập thấp trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Mô hình “Thailand 3.0” (được áp dụng cho đến nay) tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và đưa Thái Lan trở thành nước có thu nhập trung bình cao. Tuy nhiên, mô hình này đã không tạo được bước phát triển đột phá cho Thái Lan, khiến nền kinh tế rơi vào trì trệ, thiếu bền vững và sau hơn một thập kỷ, nước này vẫn luẩn quẩn trong “bẫy thu nhập trung bình”. Nội dung cốt lõi của mô hình “Thailand 4.0” là tập trung phát triển nền kinh tế dựa trên giá trị, sáng tạo, đổi mới và công nghệ, nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng phát triển mất cân đối, thu hẹp bất bình đẳng trong xã hội, đảm bảo phát triển bền vững, xây dựng các ngành sản xuất thông minh, các thành phố thông minh và con người thông minh, nhằm mục tiêu sớm đưa đất nước Thái Lan thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”. Việc triển khai mô hình này được thực hiện thông qua ứng dụng rộng rãi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nhất là tự động hóa, điện tử hóa, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Mô hình kinh tế mới này sẽ có 3 thành tố chính, góp phần tạo nên sự thay đổi đáng kể cho nền kinh tế quốc dân cũng như vị thế quốc gia của Thái Lan, gồm: Thứ nhất, tập trung tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và xây dựng nền kinh tế tri thức để đưa Thái Lan trở thành nước có thu nhập cao. Thứ hai, tập trung xây dựng một xã hội dân chủ, thịnh vượng, bình đẳng, hưởng thụ công bằng những thành quả của sự phát triển. Thứ ba, tập trung đảm bảo phát triển bền vững để vừa đạt được tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời không tàn phá môi trường và không hủy hoại các yếu tố đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính phủ đã có nhiều bước chuẩn bị, như: Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chính phủ với các công ty, doanh nghiệp tư nhân và người dân nhằm phát triển nguồn nhân lực, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông, hệ thống phần mềm, phần cứng... nhằm thúc đẩy “phong trào khởi nghiệp và kỷ nguyên số ở Thái Lan”. Hội đồng Lập pháp thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản pháp quy nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các công ty khởi nghiệp, có điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật số. Chính phủ đã quyết định thành lập Bộ inh tế kỹ thuật số và ã hội, thay thế Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông. Bộ Công nghiệp Thái Lan cũng đã đề ra mô hình công nghiệp “Thailand 4.0”, theo đó, công nghệ thông tin cũng như các hệ thống quản lý hiện đại sẽ được áp dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ được phát triển thành các SME 4.0 3.2. Dự án Du lịch 4.0 tại Thái Lan Từ năm 2016, chính phủ Thái Lan đã có kế hoạch sử dụng chính sách “Thái Lan 4.0” để thoát khỏi khoảng cách thu nhập trung bình và biến quốc gia trở thành nước có thu nhập cao, một trong những động lực kinh tế quan trọng - du lịch - cần đẩy nhanh chiến lược của mình để đối phó với sự thay đổi, Cơ quan Du lịch Thái Lan (T T) cho biết. Du lịch đóng góp khoảng 20.6 % tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan, theo Hội đồng Du lịch và Du lịch Thế giới (WTTC). Yuthasak Supasorn, thống đốc T T khẳng định rằng ngành du lịch là ngành công nghiệp gần với mục tiêu 4.0 của Thái Lan nhằm 22 tạo ra thu nhập cao. Hơn nữa, tăng cường phát triển du lịch Thái Lan trong khi vẫn duy trì truyền thống, văn hóa và bản sắc của đất nước. Theo WTCC, cảnh quan du lịch của thế giới sẽ được thay đổi vào năm 2020 khi hơn 1,6 tỷ người sẽ đi du lịch. Trong tổng số đó, có 416 triệu du khách sẽ đi đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Thái Lan là một người chơi chủ chốt. Nếu con số du lịch của Thái Lan tiếp tục tăng ở mức châu Á-Thái Bình Dương là 6,5% mỗi năm, nó sẽ chào đón 41,5 triệu du khách vào năm 2020. Và nếu con số tăng trưởng trở lại kỷ lục 15% mỗi năm, số lượng khách sẽ nhảy vọt tới 71 triệu. Đây sẽ là lần đầu tiên số lượng khách du lịch và người dân địa phương sẽ bằng nhau. T T tin rằng sự tăng trưởng này phải được thúc đẩy bởi sự đổi mới, công nghệ, sáng tạo và hợp tác công-tư để xây dựng sức mạnh từ bên trong địa phương trước khi kết nối với nền kinh tế thế giới, sử dụng thế mạnh của quốc gia trong dịch vụ văn hóa, đa dạng sinh học và văn hóa lâu đời. T T cho biết sẽ chuyển sang Thái Lan 4.0 trong ngành du lịch hay có thể gọi là “Du lịch 4.0” với năm cơ chế: quản lý du lịch bền vững; phát triển các yếu tố môi trường và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ du lịch; tiếp thị hiện đại cho những thay đổi trong tương lai; thành lập doanh nghiệp du lịch và khởi nghiệp dựa trên sự đổi mới; và một mạng lưới hiệu quả của các cơ quan tư nhân và công cộng ở đây và ở nước ngoài trong suốt chuỗi cung ứng du lịch. Trong khi các yếu tố môi trường sẽ được xem xét khi cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, tiếp thị hiện đại sẽ làm việc để bắt kịp với công nghệ và truyền thông nhanh. Thị trường hiện tại sẽ được giữ lại, trong khi thị trường mới sẽ được tìm ra, thay vì cạnh tranh cho khách hàng. Thiết lập một mạng lưới hợp tác sẽ liên quan đến việc phân phối lợi ích của lợi ích du lịch trở lại các khu vực địa phương và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Ngoài việc chuẩn bị cho số lượng khách du lịch cao hơn dự kiến, Thái Lan cũng có thể phải tự chuẩn bị cho những thay đổi cơ cấu trong dân số của chính mình, chẳng hạn như tỷ lệ người già cao hơn, điều này sẽ làm phức tạp tiếp thị. 4. Giải pháp cho du lịch Việt Nam 4.1. Cơ hội phát triển du lịch Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0 Tại Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng internet để đặt các dịch vụ du lịch chưa phải là thế mạnh (mới chỉ chiếm 34%), chủ yếu vẫn là hình thức đặt dịch vụ trực tiếp với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, con số này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo. Đây chính là cơ hội cho Du lịch Việt Nam để thúc đẩy và khai thác lĩnh vực thương mại điện tử, nếu cần thiết chúng ta có thể hướng dẫn thêm cho khách du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng thương mại điện tử trong các giao dịch. Từ đó chúng ta có thể bắt kịp với các tỉnh khác cũng như các nước khác trên thế giới. hách du lịch càng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với internet và các ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm thông tin và mua sắm trực tuyến. Theo số liệu của công ty IDM Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu tìm kiếm các thông tin về du lịch trên mạng tại Việt Nam tăng hơn 32 lần. Trong đó, mỗi tháng có hơn 5 triệu lượt tìm kiếm bằng tiếng Việt về các sản phẩm du lịch như tour trong nước, tour nước ngoài, đặt phòng khách sạn, các loại hình du lịch. Đặc biệt, vào những mùa cao điểm của du lịch nội địa như du lịch hè, số lượt tìm kiếm có thể lên đến 8 triệu lượt. Đây cũng là một cơ hội để du lịch Việt Nam nếu tận dụng được lợi thế của thương mại điện tử thì sản phẩm du lịch sẽ đến được với du khách nhiều hơn nữa và gia tăng các giao dịch trực tuyến. Từ đó, du lịch Việt Nam không chỉ thu được lợi nhuận từ các giao dịch mà còn tiết kiệm được một số khoản chi phí cho việc marketing và tiếp thị. 23 Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam có thể hợp tác với goda hay Booking.com nhằm thúc đẩy quá trình quảng bá và giao dịch thương mại điện tử. Sau đó từng bước tạo ra các trang thương mại điện tử riêng cho các tỉnh thành phố và phát triển thương mại toàn quốc. Trong năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Du lịch (sửa đổi) và Tổng cục Du lịch đang xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đó là những chuyển động mạnh mẽ nhất từ phía cơ quan quản lý nhằm tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam tận dụng các tiện ích của công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch. 4.2. Thách thức của du lịch Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0 Rõ ràng, lợi ích và tác động của cách mạng công nghệp 4.0 là rất lớn cho sự phát triển du lịch tuy nhiên tồn tại song song đó là những thách thức đối với du lịch Việt Nam. Nhất là trong việc làm chủ công nghệ trước khả năng cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ thay đổi những gì du khách làm, sự riêng tư, cách khách du lịch sử dụng thời gian cho công việc và giải trí, phương thức tiêu dùng, ... và từ đó đòi hỏi nhà quản lý và kinh doanh du lịch phải tìm hiểu và nắm bắt được thị hiếu và hành vi của khách du lịch khi những hành vi tiêu dùng của họ bị thay đổi bởi cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp cũng làm thay đổi cách mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng. Ví dụ, một số khách sạn ở Nhật Bản sử dụng người máy với vị trí lễ tân khách sạn. Đối với một số du khách họ cảm thấy rất hiện đại và thú vị. Song một số du khách vẫn cảm thấy sự tương tác với con người thật sự mang đến cho họ cảm giác thật hơn, thoải mái và tin tưởng hơn. Đó cũng là mặt trái của công nghệ, chúng ta nên tận dụng nhưng cũng tùy vào nhu cầu của khách du lịch. Hơn nữa, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra thế giới phẳng mà các nền kinh tế trên thế giới ảnh hưởng tới nhau và nền du lịch nào có sức cạnh tranh cao hơn thì sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Hiện tại, Việt Nam đang chậm hơn về thương mại điện tử đó là thách thức làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch. Tuy nhiên để giảm thiểu thách thức này du lịch Việt Nam cần tập trung phát triển dịch vụ du lịch đặc thù hay nói cách khác là phát triển sản phẩm du lịch mới, các ý tưởng kinh doanh du lịch mới nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thực hiện các phương án đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp. 4.3. Giải pháp cho du lịch Việt Nam Nghiên cứu đã chỉ ra những trụ cột của mô hình du lịch 4.0. Dựa trên kết quả phân tích từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho du lịch Việt Nam. Chúng ta cần khuyến khích khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, du lịch. Cụ thể, cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo, ý tưởng kinh doanh để các cá nhân hoặc tập thể có môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo và dần hình thành ý tưởng kinh doanh. Ngay cả các doanh nghiệp khách sạn, nhà hàng hay công ty lữ hành đều có thể tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh đó. Từ đó, chúng ta có thể khai thác được các ý tưởng kinh doanh dựa trên các góc nhìn khác nhau và có thể lựa chọn các ý tưởng kinh doanh khả thi để thực hiện và cải thiện chất lượng dịch vụ và hiểu quả kinh doanh. Chúng ta còn thiếu tính tổ chức về các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn tài trợ. Hầu hết là các doanh nghiệp của Việt Nam phải tự xoay sở nguồn vốn. Trong khi đó tại Thái Lan họ tổ chức rất bài bản và thành công trong việc 24 khai thác ý tưởng kinh doanh, cung cấp vốn đầu từ, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh từ các cố vấn chuyên môn để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. hi các doanh nghiệp thành công thì đóng góp chung cho ngành du lịch của nước nhà ngày một phát triển hơn. Chính vì vậy, việc tạo ra các chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là một việc rất thiết thực. Rõ ràng, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ cần vốn mà họ cần được tư vấn từ các chuyên gia. Hiệp Hội Du Lịch Việt Nam là nơi để các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm và hợp tác cùng phát triển. Tuy nhiên để giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, chúng ta nên có tổ chức mạng lưới các nhà cố vấn nhằm giúp đỡ thêm cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Một vấn đề quan trọng nữa là chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Hiện chúng ta chưa có trường Đại học Du lịch, chúng ta chỉ mới phát triển giáo dục du lịch mở các hoa Du Lịch hoặc các trường cao đẳng du lịch. Đào tạo nhân lực sau đại học ngành du lịch rất ít chủ yếu là giảng viên các trường chủ động tìm kiếm học bổng nước ngoài và đào tạo tại các quốc gia khác. Ngoài ra, các trường đào tạo về Du lịch thường tập trung ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, miền trung thì chủ yếu là tại Huế và Đà Nẵng. Chính vì vậy, nguồn lực về du lịch phân bố chưa đều, một số tỉnh phải thu hút nguồn nhân lực du lịch từ các tỉnh lân cận. Điều này dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn một số tỉnh, thành phố phải tuyển lao động phổ thông không có chuyên môn du lịch và gây nhiều bất cập trong việc tạo ra chất lượng du lịch. Vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao được sức cạnh tranh và thu hút đầu tư vào thị phần du lịch của các tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung. Các cơ sở giáo dục đào tạo về du lịch như trường Cao Đẳng nghề, các hoa Du Lịch trực thuộc các trường Đại học cần đưa các kiến thức thực tế vào bài giảng và có những hoạt động tham quan hay trò chuyện với các doanh nghiệp để sinh viên tiếp cận được với thực tiễn. Đồng thời, các trường nên tổ chức các cuộc thi sáng tạo nhằm khơi gợi ý tưởng kinh doanh và sự sáng tạo của sinh viên đóng góp cho sự phát triển của ngành du lịch. 5. Kết luận Đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, chúng ta chưa thật sự nhìn nhận sự phát triển của ngành du lịch bị tác động như thế nào trong thời đại công nghiệp 4.0. Nghiên cứu đã cung cấp các thuật ngữ và khái niệm liên quan đến công nghiệp 4.0. Đặc biệt là việc phân tích dự án kinh tế “Thái lan 4.0” và mô hình “Du Lịch 4.0” của Thái Lan với những quan điểm và giải pháp cụ thể. Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan đã và đang được tiến hành trong chính sách Du lịch 4.0 phù hợp với chính sách của chính phủ để giúp đất nước phát triển và duy trì nền kinh tế có giá trị. Du lịch 4.0 là một phần quan trọng trong kế hoạch mô hình kinh tế “Thái Lan 4.0” bởi lẽ ngành du lịch hiện đóng góp 20% vào GDP của đất nước. Để duy trì một mức độ cao của hoạt động du lịch và để đáp ứng một phong cách mới của du lịch, Bộ Du Lịch Thái Lan chọn cách tiếp cận khách hàng làm trung tâm. Dự án du lịch 4.0 của Thái Lan đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của năm trụ cột tạo thành nền tảng của chính sách Du lịch 4.0. Đó là: sự phát triển của hệ thống TIC, xúc tiến du lịch kỹ thuật số, cải thiện hệ thống tài liệu điện tử, thay đổi văn hóa tổ chức, và tăng cường nghiên cứu và phát triển. Dự án Du Lịch 4.0 đã chỉ ra rằng Thái Lan tập trung 25 rất nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển trong đó nhấn mạnh đến việc sáng tạo trong kinh doanh du lịch. Sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước và sao chép, chính vì thế mà du lịch Thái Lan rất chú trọng đến việc tạo ra những ý tưởng và sản phẩm dịch vụ mới. Vì thế mà trong dự án Du Lịch 4.0, Thái Lan đã tổ chức các chương trình khuyến khích khởi nghiệp và hỗ trợ rất nhiều cho các nhà sáng lập tương lai thể hiện ý tưởng và hiện thực hóa các ý tưởng đó. Từ đó, du lịch Việt Nam cũng cần tổ chức các cuộc thi nhằm kêu gọi ý tưởng khởi nghiệp trong du lịch nhằm khai thác và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới. Bởi các ý tưởng kinh doanh mới sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho du lịch. Dự án Du Lịch 4.0 cũng chỉ ra rằng việc xây dựng hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 là cực kỳ quan trọng trong việc phát triển chất lượng dịch vụ du lịch. Muốn làm được điều đó chúng ta phải chú trọng đến công tác đào tạo nhân lực, cần lồng ghép các kiến thức thực tiễn trong các cơ sở đào tạo. Trường Cao Đẳng Nghề, các hoa Du Lịch tại các trường Đại học cần mở rộng các ngành đào tạo, ngoài khóa đào tạo Du lịch và khách sạn, cần mở rộng đào tạo các ngành khác như lữ hành, hướng dẫn du lịch, kinh doanh nhà hàng, để đào tạo du lịch cho các mảng của du lịch dịch vụ. Đặc biệt, các trường cần xem xét việc đào tạo thêm ngành thương mại điện tử để tận dụng các cơ hội từ thời đại công nghiệp 4.0 trong việc quảng bá, bán và thanh toán các dịch vụ du lịch. Đồng thời, đội ngũ giảng viên cần truyền tải các kiến thức thực tế và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ nhân lực du lịch tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ang, J.H.; Goh, C.; Li, Y. (2016), Smart design for ships in a smart product through- life and industry 4.0 environments. In Proceedings of the 2016 IEEE Congress on Evolutionary Computation (CEC), Vancouver, BC, Canada, p. 5301–5308. 2. Five pillars of Thailand Tourism 4.0 are progressing, truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2018, từ <https://www.thaivisa.com/forum/topic/985551-five-pillars-of-thailand- tourism-40-are-progressing/> 3. Heng, S (2014), Industry 4.0: Huge Potential for Value Creation Waiting to be Tapped; Deutsche Bank Research: London, UK. 4. Lasi, H.; Fettke, P.; Kemper, H.-G.; Feld, T.; Hoffmann, M. (2014), Industry 4.0, Bus. Inf. Syst. Eng, Volume 6, p.239. [CrossRef] 5. Lee, J.; Kao, H.-A.; Yang, S. (2014), Service innovation and smart analytics for industry 4.0 and big data environment, Procedia CIRP 2014, Volume 16, p.3–8. [CrossRef] 6. Porter, M.E., Heppelmann, J.E. (2016), How smart, connected products are transforming competition. Harv. Bus. Rev. 2016, Volume 92, p.18. 7. Saldivar, A.A.F.; Goh, C.S.; Chen, W.-N.; Li, Y. (2016), Self-organizing tool for smart design with predictive customer needs and wants to realize industry 4.0. In Proceedings of the IEEE Congress on Evolutionary Computation (CEC), Vancouver, BC, Canada. 8. Shamim, S.; Cang, S.; Yu, H.; Li, Y. (2016), Management approaches for industry 4.0: A human resource management perspective. In Proceedings of the 2016 IEEE Congress on Evolutionary Computation (CEC), Vancouver, BC, Canada, p.5309– 5316. 9. Tourism Industry in Thailand (2017), Netherlands Embassy in Bangkok, truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2018, từ https://drive.google.com/file/d/1lxNdAO5kYn03v4TJg6VYYo8wAL1H0KPC/view

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_du_lich_viet_nam_trong_thoi_dai_cach_m.pdf