2.4.5. Giải pháp về giữ gìn và bảo tồn đối với các sản phẩm du lịch văn hóa
Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích tín ngưỡng, tôn
giáo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
như cung cấp dịch vụ ăn uống với các món ăn đặc sản địa phương; hướng dẫn du khách tham
quan, tìm hiểu các di tích, lễ hội; sản xuất và cung ứng các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của
địa phương; cung cấp dịch vụ lưu trú tiện nghi, thoải mái và các hình thức vui chơi giải trí cho
du khách
Đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các công trình tín ngưỡng,
tôn giáo gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích được
trùng tu, tôn tạo từ việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân, như kinh phí xây dựng
đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường do Ban quản lí di tích vận động trong cộng đồng nhân dân
đóng góp và nguồn tiền do người dân hiến cúng. Do đó, cần huy động tối đa nguồn vốn xã hội
hóa trong việc tôn tạo các di tích trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế.
2.4.6. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, các con đường đến với các điểm, các khu DLST của tỉnh còn hoang sơ và
rất khó đi lại, hẻo lánh. Do vậy, cần phải có sự đầu tư nhanh chóng nâng cấp đường sá khang
trang, sạch sẽ, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ cần trang bị đầy đủ tiện nghi, hiện
đại để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Các cấp lãnh đạo tỉnh cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và cần có những
cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, phục vụ khách tham quan nhằm tạo tính hấp dẫn, thu hút
khách đặc biệt bằng những đặc thù của tỉnh Đồng Tháp.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay – thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 148
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐỒNG THÁP
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
SV: Trương Thị Tuyết Anh, Lớp ĐHVNH18A
GVHD: ThS. Trần Thanh Thảo Uyên
Tóm tắt
Vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều di
tích lịch sử - văn hóa độc đáo tạo nên được lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch. Đồng Tháp
là một địa danh du lịch giàu tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Do tour tuyến
du lịch khá đơn giản, loại hình vui chơi giải trí còn đơn sơ, nên khó có thể giữ chân được du
khách. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn như: thiếu nguồn nhân lực, khu ăn uống nhỏ hẹp,
sản phẩm du lịch còn hạn chế, phương tiện phục vụ du lịch ít, nhân viên chưa có đầy đủ trình
độ chuyên môn nên phong cách phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp Đó cũng là những nguyên
nhân khiến du khách vẫn chưa mặn mà với Đồng Tháp.
Từ khóa: Đồng Tháp, du lịch Đồng Tháp, thực trạng du lịch, giải pháp phát triển du lịch.
1. Mở đầu
Trong giai đoạn hiện nay, tuy kinh tế có nhiều biến động tình trạng kinh tế trì trệ xảy ra
hầu như ở các quốc gia, thế nhưng nhu cầu du lịch vẫn là một nhu cầu không thể thiếu, quốc
gia nào làm tốt ngành công nghiệp không khói này sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn và khắc
phục được sự trì trệ của kinh tế, giúp đất nước cải thiện rõ rệt, đồng thời mối giao lưu văn hóa
cũng diễn ra mạnh mẽ. Nhu cầu tìm hiểu về những giá trị nhân văn cũng theo đó mà lớn dần,
việc quảng bá hình ảnh của quốc gia ra thế giới cũng dễ dàng hơn.
Riêng ở Việt Nam mà đặc biệt tỉnh Đồng Tháp là một tỉnh có bề dày về văn hóa, lịch sử,
con người thân thiện giàu lòng mến khách với hệ thống các di tích, đền thờ, làng nghề, lễ hội,
văn hóa nghệ thuật dân gian vô cùng đặc sắc mà ít nơi nào có được. Hình ảnh Đồng Tháp
xuất hiện khá nhiều trong thơ văn, ca dao, dân ca là một vùng “đất lành chim đậu” là một điểm
hẹn du lịch lý tưởng. Công tác đầu tư phát triển du lịch nhất là du lịch nhân văn đang có nhiều
cơ hội để phát triển trong thời kì mở cửa hội nhập của đất nước. Tuy nhiên việc phát triển du
lịch ở Đồng Tháp chưa được quan tâm đúng mức, chưa thể đưa hình ảnh về quê hương và con
người Đồng Tháp đến gần với mọi người hơn. Nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú nhưng
Đồng Tháp còn đang nằm ở dạng tiềm năng chưa thể đánh thức, kinh doanh du lịch phần nào
còn nhiều hạn chế. Chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng mảng du lịch nhân văn chúng ta
vẫn chưa khai thác tốt lắm, với nhiều di tích lịch sử được phong tặng cấp quốc gia và cấp tỉnh,
đồng thời lại có nhiều loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian có thể khai thác được nhưng chúng
ta vẫn chưa ứng dụng thành công, chưa mang lại lợi ích thực sự cho tỉnh nhà.
Vùng đất Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Mùa nước nổi về, càng
có lý do để khách du lịch đến với xứ sen Đồng Tháp. Ngoài ra còn có rất nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch. Về với Đồng Tháp du khách như trở về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không
khí trong lành, mát mẻ của những cánh đồng lúa phì nhiêu, đi trên những chiếc xuồng ba lá trên
sông rạch, đến thăm những giá trị văn hóa có từ lâu đời của dân tộc. Tuy nhiên sản phẩm du lịch
sinh thái còn đơn điệu, sản phẩm du lịch trùng lắp dễ gây sự nhàm chán cho du khách.
Chính vì vậy, nếu biết khai thác sẽ giúp tỉnh nhà cải thiện về kinh tế, nâng cao mức sống
cho người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận. Đồng Tháp có nhiều cơ hội
để phát triển du lịch mà có thể khai thác tốt ở hai mảng là du lịch nhân văn và du lịch sinh thái.
Khai thác tốt được hai mảng này sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, hình
ảnh của tỉnh cũng từ đó được nâng cao hơn.
2. Nội dung chính
2.1. Khái quát các sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Sản phẩm du lịch sinh thái
Vườn quốc gia Tràm Chim (khu Ramsar thứ 200 của thế giới)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 149
Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim ở Đồng Tháp là nơi có hệ thống sinh vật đa dạng
tiêu biểu cho vùng ĐBSCL. Với ưu thế những động vật quý hiếm bậc nhất như Sếu đầu đỏ (còn
gọi là Hạc) được ghi vào sách đỏ Việt Nam cùng một số loài chim khác có khả năng tuyệt chủng
trên toàn cầu như điên điển, ô tác, giang sen,
Dịch vụ du lịch sinh thái: với các tuyến điểm tham quan ở VQG Tràm Chim, du khách
có thể trải nghiệm được khoảng không gian vô cùng thú vị của vùng đất hoang sơ Đồng Tháp
Mười, tìm hiểu tất cả các loài chim nước nơi đây, du khách có thể thỏa thích ngắm từng đàn
chim đang tìm ăn trên đồng cỏ, thưởng thức những âm thanh êm ả và thanh thót của cò, vạc.
Dịch vụ công trình nghiên cứu: hỗ trợ công tác nghiên cứu của các tổ chức khoa học
quốc gia và quốc tế, về môi trường sinh thái Đồng Tháp Mười, các công trình nghiên cứu các
loài chim quý hiếm có ở VQG Tràm Chim, đặc biệt là Sếu đầu đỏ.
Các sản phẩm bổ trợ: hiện nay trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái VQG có hệ thống
phòng nghỉ với 7 phòng nghỉ có thể phục vụ khách vào ban đêm, 1 nhà trưng bày kết hợp giới
thiệu về VQG Tràm Chim, đài quan sát có thể phục vụ khách tham quan sinh thái, tắc ráng có
thể đưa khách vào VQG,
Ngoài ra khu du lịch còn có 5 tuyến tham quan để du khách có thể lựa chọn.
Khu du lịch Gáo Giồng
“Ai ơi về với Gáo Giồng
Mà nghe sự sống nảy mầm sinh sôi,
Không tin đến đó mà coi
Diệc, Cò, Nhan Điển đầy trời lượn bay”.
Khi đặt chân đến với Đồng Tháp, du khách hãy đến với Gáo Giồng. Nằm cách thành phố
Cao Lãnh khoảng 20 km. Diện tích khu sinh thái khoảng 1.700 ha, khu bảo tồn là 350 ha rừng
tràm trên 10 năm tuổi để phục vụ DLST. Nơi đây được xem là lá phổi của Đồng Tháp Mười.
Đến Gáo Giồng, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thoáng mát, không khí trong
lành; tận mắt ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch với thảm xanh bạt ngàn của rừng tràm ở độ cao
18m. Sau đó, sẽ được trải nghiệm loại hình du lịch bằng xuồng cùng với cô thôn nữ trong chiếc
áo bà ba mộc mạc, đội những chiếc nón lá, nhịp nhàng đưa du khách nhẹ lướt trên mặt nước
trong veo xuyên vào rừng tràm nguyên sinh để đến với vườn chim rộng 40ha với đủ các loài
chim nước: cò, còng cọc, nhan điển, giang sen, vạc, tu hú, trích, bìm bịp, le le... làm náo nhiệt
cả một vùng trời. Bên mạng xuồng là đa dạng các loài rau, cây cỏ, điểm sắc của các loài hoa
đồng nội: hoa sen, súng, bằng lăng, bông gáo, bông điên điển, hoa tràm
Sau khoảng thời gian tận hưởng cảnh quan của rừng, du khách sẽ được thưởng thức các
món ăn đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười với các loại cá đồng như: cá lóc, cá linh, cá rô,
cùng với các loài: rắn, chuột, ốc, lươn hòa với hương vị của bông điên điển, bông súng, rau
muống đồng nhấm một chút rượu mật ong thiên nhiên từ hoa tràm và đâu đó đọng lại câu
vọng cổ, câu hò mượt mà giữa không gian tĩnh lặng ru hồn du khách về với thời quá khứ xa
xăm. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ giữa Đồng Tháp Mười nguyên sơ.
Khu DLST Đồng Sen (Tháp Mười)
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Như chúng ta đã biết, hoa sen Đồng Tháp tưởng không còn lạ gì với du khách, nhưng để
ngắm sen hồng cho thỏa thích thì cũng không phải dễ. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức hoa sen
của du khách. Khu du lịch mang tên “Đồng Sen” đã được thành lập. Có thể nói, đây là một
điểm nhấn rất riêng và cũng là cách xây dựng loại hình DLST đặc trưng của Đồng Tháp.
Khu du lịch Đồng Sen – Tháp Mười là một quần thể Sen với diện tích rộng vài chục héc
ta. Địa điểm này cách khu di tích Gò Tháp gần 1km. Nằm trên địa bàn xã Mỹ Hòa, huyện Tháp
Mười. Đến với khu du lịch Đồng Sen, du khách sẽ được đắm mình với tự nhiên của đồng sen
bạt ngàn, bao la trong không khí yên bình. Một trong những điểm đặc sắc khi tạo ra điểm du
lịch này chính là việc biết tận dụng những điều kiện lợi thế tự nhiên sẵn có của tỉnh để phát
triển du lịch.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 150
Hình ảnh thuần khiết của hoa sen ở vùng đất Tháp Mười từ lâu đã được biết đến nhiều
qua ca dao, tục ngữ nhưng lại ít được du khách tận mắt nhìn thấy. Chính việc hình thành khu
du lịch như thế này sẽ là điều kiện thuận lợi để du khách có thể hiểu hơn về hoa sen Tháp Mười
từ cái nhìn thực tế. Đồng thời cũng quảng bá được hình ảnh của quê hương Đồng Tháp.
2.1.2. Sản phẩm du lịch văn hóa
Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp
Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Quần
thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu, tính từ con lộ Mỹ Hòa đi vào: Gò Tháp Mười,
tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Ðốc Bình Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Xứ.
Hàng năm có hai kỳ lễ hội truyền thống dân gian vào rằm tháng 3 âm lịch: vía Bà Chúa
Xứ và rằm tháng 11 âm lịch để tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương và Đốc
Binh Kiều.
Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường
Nằm cạnh Trung tâm chợ Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, nhằm ghi nhớ công ơn và tấm
lòng nghĩa hiệp, bác ái, nhân từ của ông bà nhân dân lập đền thờ (năm 1820) ngay tại ngôi mộ
ông bà để thờ phượng, lấy ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 6 (âm lịch) làm ngày giỗ.
Khu di tích lịch sử cách mạng Xẻo Quýt
Đồng Tháp có khá nhiều di tích lịch sử tuy nhiên Xẻo Quýt là một trong những điểm du
lịch về nguồn độc đáo, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách. Khu căn cứ Xẻo Quýt
rộng khoảng 50ha, trong đó có 20ha rừng tràm nguyên sinh, thuộc 2 xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long.
Với môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, gió mát trong lành nằm giữa vùng đất trũng với nhiều
loại cây như tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng, Khi xưa, nơi này hoang vu cỏ dại, kênh rạch
chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên từ năm 1960-1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng
Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
Đặt chân đến Xẻo Quýt, du khách sẽ thấy những đoạn đường còn giữ nguyên trạng
“chiến khu xưa”, được các nữ du kích trong trang phục áo bà ba đen khăn rằn quấn cổ, đội nón
tai bèo, bơi chiếc xuồng ba lá nhỏ đưa du khách len lỏi giữa rừng tràm, thưởng thức cảnh vật
hoang sơ, lắng nghe những tiếng chim hót véo von. Không dừng lại ở đó, chắc hẳn du khách sẽ
bị sức hút của những cây tràm có tuổi thọ gần 50, sừng sững vươn cao và còn được tận mắt
tham quan những di tích như: Hội trường tỉnh ủy, công sự chiến đấu, hầm bí mật, hầm tránh
bom được bảo tồn nguyên vẹn. Tất cả như dẫn dắt du khách về với chiến trường xưa.
Khu di tích Lăng mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có diện tích 15.000m2, khu di tích là một
quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 9
tháng 4 năm 1992.
UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định nâng ngày giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lên
thành lễ hội cấp tỉnh, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tâm linh ý nghĩa nhằm giáo dục thế hệ
con cháu hôm nay luôn trân trọng đạo lý và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
2.1.3. Các sản phẩm đặc thù khác ở Đồng Tháp
2.1.3.1. Các làng nghề truyền thống
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với sức người cần lao giữ gìn, xây dựng, những
lớp cha ông của các thời đại trước đã mở đường, khai hoang lập nghiệp đã để lại cho con cháu
Đồng Tháp hôm nay những ruộng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, di tích văn hóa – lịch sử
và cả những làng nghề truyền thống với nhiều nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ Nam
Bộ, nói đến làng nghề truyền thống chúng ta phải nói đến các làng nghề tiêu biểu như: nghề
làm bánh phồng tôm Sa Giang, nghề trồng hoa kiểng ở Tân Quy Đông, nghề làm nem ở Lai
Vung, nghề làm chiếu ở Định Yên
2.1.3.2. Sản phẩm từ ẩm thực Đồng Tháp
Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, văn hóa với nguồn lương thực – thực phẩm
chính là lúa, cá và rau quả kể cả các loại rau đồng, rau rừng. Sự phong phú, dư dật ấy mà trải
suốt quá trình khai hoang dựng nghiệp, món ăn, thức uống hàng ngày của người dân Đồng Tháp
dù trong hoàn cảnh nào, thiếu thốn đạm bạc hay đầy đủ, họ không thể không khám phá và sáng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 151
tạo nhiều phương thức nuôi trồng, đánh bắt để chế biến vô số miếng ngon một cách có bày bản
từ những đặc sản địa phương như canh chua cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, cá
lóc nướng trui, cá rô kho tộ, chuột đồng, cơm gói lá sen,... Ngoài các món ăn đặc sản gắn liền
với vùng quê thanh bình mà thắm đượm tình người trên thì Đồng Tháp còn có nhiều loại trái
cây miệt vườn đã trở thành thương hiệu nổi tiếng như: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, quýt
hồng Lai Vung, bưởi Phong Hòavới những hương vị đặc trưng khác nhau khiến du khách
không thể quên được khi đã đặt chân đến nơi đây.
2.2. Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch tại Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp đã sớm phát hiện tài nguyên du lịch trong tỉnh phong phú, đa dạng, đặc
biệt là tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn và du lịch nhân văn khá độc đáo. Tuy nhiên, du lịch
của Tỉnh phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh
doanh du lịch còn thấp, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ chưa cao... đây cũng
chính là bước khởi đầu trong việc phát triển du lịch của tỉnh.
Sớm thấy được hiệu quả mà du lịch đem lại cho tỉnh nhà, mang lại thu nhập ngày một cao
cho xã hội, hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và các tầng lớp
nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo ra khả năng
tiêu thụ hàng hóa tại chỗ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, khôi phục các lễ hội và làng
nghề thủ công truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, mở rộng giao lưu văn
hóa giữa các vùng, miền trong nước và ngoài nước.
Xác định tài nguyên du lịch sẽ xây dựng trong những năm sắp tới gồm: tài nguyên du lịch
sinh thái, du lịch văn hoá, lễ hội, du lịch sông nước miệt vườn, làng nghề, du lịch nghỉ dưỡng
và du lịch MICE.... Tỉnh còn đề ra một số giải pháp nhằm khai thác các nguồn tài nguyên để
phục vụ cho phát triển du lịch.
Như vậy, trong kế hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 đã xác định
nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn nhận
thấy được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch văn hóa, lễ hội trong việc phát triển du lịch tỉnh
nhà, góp phần trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội dân gian trong thời đại hiện nay, đồng thời
cũng quảng bá được hình ảnh con người của vùng đất Đồng Tháp thông qua các lễ hội dân gian.
2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp theo mô hình SWOT
2.3.1. Điểm mạnh
Đồng Tháp đã tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế - VITM (Vietnam International Travel
Mart) Hà Nội 2013 (03/05/2013). Với khẩu hiệu “Đồng Tháp thuần khiết như hồn sen”, tham
dự hội chợ lần này, gian hàng Đồng Tháp ngoài những biểu tượng lúa, sen, sếu đầu đỏ đặc trưng
cho thế mạnh du lịch vùng sông nước còn được trưng bày các hình ảnh về văn hóa, di tích lịch
sử gắn với sinh hoạt đời sống người dân địa phương.
Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt là tài nguyên DLST, có nhiều động vật
quý hiếm và cảnh quan tự nhiên.
Nền ẩm thực phong phú đậm chất ẩm thực miền sông nước.
Hệ thống giao thông của tỉnh tương đối thuận lợi, là cầu nối giao thông với các tỉnh lân
cận tạo sự liên kết với các tỉnh bạn.
Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư có trọng điểm, các khu du lịch được hình thành và
phát triển.
Đồng Tháp có nhiều địa điểm du lịch tiềm năng, bước đầu được quan tâm đầu tư như:
Vườn Quốc gia Tràm Chim, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng,... Lượng khách du lịch đến Đồng
Tháp và doanh thu dịch vụ du lịch năm sau cao hơn năm trước.
2.3.2. Điểm yếu
Mặc dù tiềm năng du lịch nhân văn rất lớn nhưng chúng ta chỉ giữ được khách ở lại
trong khoảng thời gian ngắn.
Vẫn còn tồn tại hiện tượng tiêu cực như chèo kéo khách, ăn xin.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu. Đa số nhân viên và hướng dẫn viên của các
điểm DLST chưa qua đào tạo chuyên về du lịch.
Hoạt động quảng bá, truyền thông còn yếu, tour tuyến còn đơn giản.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 152
2.3.3. Cơ hội
Đồng Tháp có nhiều cơ hội phát triển du lịch nhân văn vì ở đây có 12 di tích được công
nhận là cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Đây là cơ hội rất lớn để ngành du lịch Đồng Tháp
khai thác tiềm năng du lịch tỉnh nhà và đặc biệt là du lịch nhân văn.
Nhu cầu du lịch nội địa đang phát triển và tăng lên.
Các tour du lịch về với đồng bằng sông Cửu Long ngày một phong phú, đa dạng.
Chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm đến sự phát triển của ngành du lịch.
2.3.4. Thách thức
Môi trường sinh thái của loại hình DLST dễ bị phá vỡ.
Với hệ thống rừng tràm nhiều nên đễ xảy ra nguy cơ cháy rừng.
Công tác xúc tiến đầu tư quảng bá cho du lịch còn yếu, các điểm du lịch nhân văn Đồng
Tháp chưa được du khách biết đến.
2.4. Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
2.4.1. Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Tháp
Dựa vào tiềm năng tài nguyên DLST về thiên nhiên, xã hội – nhân văn, sản xuất đặc thù
của tỉnh Đồng Tháp, giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch như
chú trọng đầu tư, khắc phục những hạn chế về tính trùng lắp của tài nguyên du lịch để mở rộng
quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại hình du lịch hiện đang khai thác ở địa bàn tỉnh
Đồng Tháp. Đó là các loại hình: dã ngoại, tham quan miệt vườn, tham quan vườn chim, tham
quan nghiên cứu rừng nguyên sinh, săn bắn, câu cá. Hình thành các loại hình du lịch mới và
đầu tư mở rộng các loại hình du lịch đã có nhưng chưa phát huy được hiệu quả: du lịch mạo
hiểm, du lịch bảo vệ môi trường, du lịch học tập nghệ thuật ở các làng nghề.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo các đối tượng du khách như du lịch phục vụ người
cao tuổi (điểm du lịch có khí hậu trong lành, kết hợp chăm sóc sức khỏe), du lịch kết hợp giao
lưu, du lịch gắn với hội nghị.
Ngoài các sản phẩm hiện đang khai thác, cần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch khác như
sản phẩm dành cho những nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu về các hệ sinh thái đặc thù, sản
phẩm dành cho việc nghiên cứu học tập cho học sinh – sinh viên, sản phẩm dành cho các du
khách nghỉ cuối tuần.
2.4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Về đào tạo: Cần có chính sách kết hợp đào tạo giữ các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp với các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đào tạo để
đội ngũ nhân lực phục vụ cho du lịch ngày càng chuyên môn, góp phần giải quyết nạn thiếu
nguồn nhân lực chuyên môn và giải quyết tình trạng sinh viên chuyên ngành ra trường mà lại
không có việc làm, giảm bớt gánh nặng thất nghiệp cho xã hội.
- Về phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực sau khi qua đào tạo sẽ tiếp tục được phát
triển về mặt chuyên môn, cần phát triển nguồn nhân lực theo hướng lấy chất lượng chứ không
phải về số lượng.
2.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư và phát triển du lịch
Cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhằm thu hút các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển du lịch của tỉnh. Ngoài các chính sách khuyến khích đầu tư theo các văn bản hiện
hành của nhà nước áp dụng chung trong khuôn khổ pháp lý như luật khuyến khích đầu tư trong
nước, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư vào lĩnh vực du lịch
trên địa bàn tỉnh. Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA), tiêu biểu là hai nhà tài trợ đầu
tư lớn là ngân hàng phát triển thế giới (WB) và ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), đầu tư vào
cơ sở hạ tầng, trục giao thông, hệ thống điện.
Sử dụng quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch quỹ đất phát triển du lịch, sử
dụng một phần vốn “kích thích” từ ngân sách để thu hút các nhà đầu tư.
Phát hành trái phiếu công phiếu nhằm huy động nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch, cho vay kinh doanh để đầu tư cơ sở kinh doanh trên cơ sở
đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn và có lãi.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH
Trang 153
2.4.4. Giải pháp cho tiếp thị quảng cáo
Việc đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch là yếu tố quan trọng để thu hút
lượng du khách tìm về. Vì vậy tỉnh cần đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch với các nội dung
cụ thể sau:
- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch
- Tổ chức thực hiện quảng bá rộng rãi hình ảnh tỉnh Đồng Tháp bằng cách kết hợp quảng
bá hình ảnh trên kênh truyền thông như Báo Đồng Tháp, Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng
Tháp, Cổng Thông tin điện tử, đặc biệt là trên các trang web du lịch, hội chợ xúc tiến du lịch,
các ấn phẩm, sách, tạp chí hướng dẫn du lịch ở trong và ngoài nước và quảng bá trên các trang
mạng xã hội,...
- Đẩy mạnh hoạt động marketing vào việc quảng bá cho du lịch tham quan, nghiên cứu
các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề,... tạo đà thuận lợi cho phát triển du lịch.
2.4.5. Giải pháp về giữ gìn và bảo tồn đối với các sản phẩm du lịch văn hóa
Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích tín ngưỡng, tôn
giáo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
như cung cấp dịch vụ ăn uống với các món ăn đặc sản địa phương; hướng dẫn du khách tham
quan, tìm hiểu các di tích, lễ hội; sản xuất và cung ứng các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của
địa phương; cung cấp dịch vụ lưu trú tiện nghi, thoải mái và các hình thức vui chơi giải trí cho
du khách
Đầu tư trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ, các công trình tín ngưỡng,
tôn giáo gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích được
trùng tu, tôn tạo từ việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân, như kinh phí xây dựng
đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường do Ban quản lí di tích vận động trong cộng đồng nhân dân
đóng góp và nguồn tiền do người dân hiến cúng. Do đó, cần huy động tối đa nguồn vốn xã hội
hóa trong việc tôn tạo các di tích trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế.
2.4.6. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, các con đường đến với các điểm, các khu DLST của tỉnh còn hoang sơ và
rất khó đi lại, hẻo lánh. Do vậy, cần phải có sự đầu tư nhanh chóng nâng cấp đường sá khang
trang, sạch sẽ, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ cần trang bị đầy đủ tiện nghi, hiện
đại để thu hút du khách trong và ngoài nước.
Các cấp lãnh đạo tỉnh cần ưu tiên xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và cần có những
cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, phục vụ khách tham quan nhằm tạo tính hấp dẫn, thu hút
khách đặc biệt bằng những đặc thù của tỉnh Đồng Tháp.
3. Kết luận
Tiềm năng phát triển du lịch của Đồng Tháp là sẵn có, nếu được khai thác một cách hợp
lý thì lợi ích mang lại sẽ rất lớn góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương, bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch một cách bền vững.
Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng khu, điểm du lịch trọng điểm,
đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch. Trong đó, sẽ tập trung phát triển 3 loại
hình du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái - tham quan - nghỉ dưỡng; du lịch sông nước - ngắm
cảnh - canh nông - trải nghiệm; du lịch tham quan di tích văn hóa - lịch sử - tâm linh thiền học.
Nhằm khắc phục những tồn tại tiêu cực hiện có, một số giải pháp đưa ra để góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh hợp lý hơn để từ đó tạo nên
những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng đất Đồng Tháp mà không bị trùng lắp với một địa
phương nào khác trong vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội.
[2]. Bảo tàng Đồng Tháp (1997), Đồng Tháp Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh, Sở
Văn hóa – Thông tin.
[3]. Phạm Trung Lương (2000), Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019
Trang 154
[4]. Phạm Xuân Phú (2003), Để phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Bộ môn Khoa
học Đất – TNTN, Trường Đại học An Giang.
[5]. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_phat_trien_san_pham_du_lich_dong_thap_trong_giai.pdf