Kết luận
Hoàn thiện công tác QLNN đối với
phát triển DLCĐ là yêu cầu quan trọng
nhằm nâng cao hiệu quả phát triển DLCĐ
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế hiện nay. Bài báo đã phân
tích thực trạng QLNN đối với phát triển
DLCĐ và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ ở
một số tỉnh khu vực Tây Bắc. Những giải
pháp được đề xuất liên quan đến đổi mới
công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển du lịch nói chung và
phát triển DLCĐ nói riêng; hoàn thiện các
chính sách, quy định liên quan đến phát
triển DLCĐ và tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
trong hoạt động phát triển DLCĐ. Tất cả
các giải pháp này cần được thực hiện đồng
bộ và có giai đoạn. Tuy nhiên, thực tế phát
triển DLCĐ nói chung và QLNN đối với
phát triển DLCĐ nói riêng những năm qua
ở vùng cho thấy, muốn DLCĐ phát triển,
bên cạnh việc tăng cường hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động QLNN, bản thân cộng
đồng cũng cần ý thức được vai trò và trách
nhiệm của mình trong việc tham gia vào
hoạt động du lịch. Bên cạnh việc tham gia
vào hoạt động du lịch để nâng cao đời sống,
cộng đồng phải cùng với cơ quan QLNN
bảo vệ được văn hoá bản địa - giá trị cốt lõi
của cộng đồng, bởi nếu không bảo vệ được
các giá trị này, DLCĐ cũng không thể phát
triển theo đúng ý nghĩa của nó.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA MỘT SỐ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC
Trần Thu Phương*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/4/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/10/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/10/2020
Tóm tắt: Phát triển du lịch cộng đồng là chủ đề hiện đang được nhiều nhà nghiên
cứu và quản lý quan tâm. Ở Việt Nam, du lịch cộng đồng đã được phát triển cách đây nhiều
năm và ngày càng được khuyến khích phát triển. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quản lý
nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở cấp tỉnh, có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Mặc dù đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề này, tuy nhiên, cho
đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu tổng thể nào về hoạt động quản lý nhà nước đối với phát
triển du lịch cộng đồng ở khu vực Tây Bắc. Mục tiêu của bài báo là đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở môt số tỉnh khu
vực Tây Bắc trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực
này. Những giải pháp được đề xuất liên quan đến đổi mới công tác xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng; hoàn thiện các chính sách, quy định liên quan
đến phát triển du lịch cộng đồng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phát
triển du lịch cộng đồng.
Từ khóa: Quản lý nhà nước, Du lịch cộng đồng, khu vực Tây Bắc.
* Khoa Du lịch - Trường Đại học Mở Hà Nội
1. Đặt vấn đề
Khu vực Tây Bắc trong nghiên cứu
này bao gồm 4 tỉnh Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La và Hòa Bình. Diện tích tự nhiên
của vùng là 3.741,6 km2 chiếm 11,3%
diện tích cả nước. Dân số năm 2019 là
2.701.402 người, chiếm 2,8% dân số cả
nước. Theo phân vùng trong Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Tây
Bắc thuộc vùng du lịch trung du, miền núi
Bắc Bộ. Đây là khu vực có vị trí chiến lược
quan trọng, có tiềm năng lợi thế to lớn đối
với phát triển kinh tế - xã hội (KTXH),
quốc phòng - an ninh của khu vực Bắc
Bộ và của cả nước. Tây Bắc cũng là nơi
hội tụ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc với
các đặc trưng cơ bản về đất nước và con
người Việt Nam. Đây chính là đặc điểm
quan trọng hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt
là khách du lịch quốc tế.
Cùng với sự phát triển du lịch của
cả nước, những năm gần đây, hoạt động
du lịch nói chung và du lịch cộng đồng
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 72 (10/2020) 26-38
27Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
(DLCĐ) nói riêng ở Tây Bắc đã có nhiều
khởi sắc, thể hiện ở sự tăng trưởng của các
chỉ tiêu phát triển du lịch, hệ thống sản
phẩm du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch. Có thể khẳng định rằng việc phát
triển du lịch cộng đồng ở Tây Bắc những
năm qua đã có nhiều tác động tích cực,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa
đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn sinh kế
mới và thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả
đã đạt được, phát triển DLCĐ Tây Bắc
cũng đã bộc lộ những hạn chế căn bản như
vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
bản địa trong điều kiện khai thác phục vụ
du lịch vẫn còn hạn chế. Nhiều sản phẩm
DLCĐ Tây Bắc mang tính đại trà, ít có
điểm nhấn để thể hiện bản sắc độc đáo của
cộng đồng địa phương dẫn đến việc không
tạo được điểm nhấn để thu hút khách. Các
điểm DLCĐ có mô hình hoạt động tương
đối giống nhau, phát triển dựa trên cơ sở
nhân rộng các mô hình thí điểm trước đó.
Sự kế thừa và rút kinh nghiệm từ mô hình
hoạt động du lịch trước, sẽ giúp các mô
hình du lịch sau phát triển hơn, tuy nhiên,
nhiều nơi vẫn còn mang tính dập khuôn,
chưa chú ý nhiều đến công tác khảo sát,
đánh giá thực trạng tiềm năng du lịch
của địa phương. Bên cạnh đó, điều kiện
vệ sinh môi trường ở nhiều điểm DLCĐ
chưa thực sự đảm bảo để đáp ứng phục
vụ khách du lịch, đặc biệt là khách từ các
quốc gia phát triển.
Nguyên nhân của những hạn chế
nêu trên có thể là các nguyên nhân khách
quan, nguyên nhân chủ quan. Nguyên
nhân khách quan có thể là do cơ sở hạ tầng
kết nối đến các điểm du lịch còn khó khăn
dẫn đến du khách khó tiếp cận, thiếu chính
sách hỗ trợ của Nhà nước. Điều này cũng
đã được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu trong
và ngoài nước đối với khu vực Tây Bắc
và các khu vực có điều kiện tương đồng
[9-13]. Nguyên nhân chủ quan đó là phát
triển DLCĐ thiếu chiến lược cho toàn
vùng, nhận thức chưa đầy đủ về DLCĐ dẫn
đến hoạch định sai về chính sách. Nhiều
nguyên nhân khác cũng được nhận diện
như thiếu nghiên cứu để phát hiện bản sắc
văn hóa dân tộc đặc trưng của địa phương
để xây dựng các sản phẩm DLCĐ, thiếu sự
quan tâm bảo vệ tài nguyên du lịch - yếu
tố quan trọng để hình thành sản phẩm du
lịch nói chung và DLCĐ nói riêng, thiếu
sự cân bằng giữa phát triển các ngành kinh
tế với du lịch, chưa có sự hỗ trợ thỏa đáng
của Nhà nước trong việc tuyên truyền
quảng bá, trong việc đào tạo bồi nguồn
nhân lực trong hoạt động DLCĐ... Nhìn
chung, phần lớn các nguyên nhân nêu trên
đều liên quan mật thiết đến vai trò quản lý
nhà nước (QLNN) về DLCĐ tại khu vực.
Cho đến nay, mặc dù có nhiều nghiên
cứu liên quan đến phát triển du lịch cộng
đồng ở khu vực Tây Bắc [1, 2, 8]..., tuy
nhiên, chưa thấy có nghiên cứu nào cả ở
trong và ngoài nước về hoạt động QLNN
đối với phát triển DLCĐ ở khu vực này.
Nghiên cứu này tập trung đánh giá
vai trò, trách nhiệm của QLNN đối với
phát triển DLCĐ, phân tích những thành
công, hạn chế cũng như đề xuất những
giải pháp hoàn thiện QLNN đối với phát
triển DLCĐ của một số tỉnh khu vực Tây
Bắc (Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên).
2. Cơ sở lý thuyết, số liệu và
phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý thuyết
Hiện nay có nhiều khái niệm DLCĐ
khác nhau, trong nghiên cứu này, khái
28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
niệm về DLCĐ được hiểu là loại hình du
lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị
văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân
cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi
(Luật Du lịch 2017).
Nhiều nghiên cứu về DLCĐ đã chỉ
ra, để đảm bảo phát triển bền vững DLCĐ,
cần có sự tham gia của tất cả các bên liên
quan, trong đó nhà nước đóng vai trò quan
trọng. Nhà nước là chủ thể chí nh trong quá
trì nh hoạ ch đị nh, thự c thi chiế n lư ợ c, quy
hoạ ch, kế hoạ ch, chí nh sá ch, phá p luậ t về
phát triển du lịch nói chung và phát triển
DLCĐ nói riêng. Đâ y là vai trò gắ n liề n vớ i
chứ c nă ng thuộ c về bả n chấ t củ a nhà nư ớ c.
Trong nghiên cứu này, QLNN đối với phát
triển DLCĐ được hiểu là quá trình nhà
nước sử dụng các công cụ quản lý của mình
để tác động lên quá trình phát triển DLCĐ
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển du
lịch đã đặt ra. Nội dung QLNN đối với
phát triển DLCĐ được thể hiện qua các nội
dung chính như: Xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển DLCĐ; Triển khai ban hành và thực
hiện các chính sách về phát triển DLCĐ;
Phát triển nguồn nhân lực cho DLCĐ; Bộ
máy quản lý nhà nước về DLCĐ...
* Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu
bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
Các số liệu thứ cấp bao gồm các văn bản,
báo cáo, các đề án, dự án, số liệu thống
kê... liên quan đến phát triển DLCĐ ở cơ
quan QLNN về du lịch ở TW và ở các tỉnh
khu vực Tây Bắc.
Các số liệu sơ cấp được thu thập qua
điều tra xã hội học đối với các nhóm đối
tượng: các chuyên gia, cộng đồng dân cư
và khách du lịch , bao gồm: hiện trạng hạ
tầng giao thông, các giá trị tài nguyên du
lịch, nhân lực du lịch, quảng bá du lịch, môi
trường du lịch; Các chinh sách hỗ trợ của
địa phương cho các đối tượng tham gia phát
triển DLCĐ; Đánh giá cụ thể và tổng thể về
hoạt động QLNN về phát triển DLCĐ.
Việc điều tra xã hội học được thực
hiện qua các bảng hỏi, theo hai hình thức
là phiếu điều tra trực tiếp bằng văn bản và
phiếu điều tra theo hình thức trực tuyến.
Thời gian thực hiện điều tra được bắt đầu
từ tháng 3 năm 2020. Kết quả, đến hết
tháng 7/2020, tác giả nhận được 450 trả
lời đối với phiếu điều tra khách du lịch,
trong đó có 400 lượt trả lời đối với Hòa
Bình, 288 lượt trả lời đối với Sơn La và
207 lượt trả lời đối với Điện Biên (mỗi
khách có thể đánh giá cho nhiều tỉnh).
Tại thời điểm điều tra Việt Nam không
đón khách quốc tế do dịch Covid-19 nên
toàn bộ 450 người trả lời phiếu khách du
lịch là khách nội địa. Đối với các phiếu
điều tra khác, đến hết tháng 7, tác giả nhận
được 115 lượt trả lời đối với phiếu điều tra
chuyên gia, 120 phiếu điều tra cộng đồng
(50 phiếu ở Hòa Bình, 50 phiếu ở Sơn La
và 20 phiếu ở Điện Biên).
3. Hoạt động quản lý nhà nước
đối với phát triển du lịch cộng đồng tại
một số tỉnh khu vực Tây Bắc
3.1. Khái quát tình hình phát triển
du lịch cộng đồng tại một số tỉnh khu vực
Tây Bắc
Với lợi thế về các điều kiện tự nhiên
và sự đa dạng về phong tục tập quán các dân
tộc, DLCĐ là loại hình du lịch được quan
tâm trong phát triển du lịch của các tỉnh khu
vực Tây Bắc. Tính đến năm 2019, tổng số
điểm DLCĐ ở 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và
Điện Biên là 42 (Hòa Bình: 22, Sơn La: 10
29Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
và Điện Biên: 10) với tổng số hộ tham gia
hoạt động DLCĐ khoảng 290 hộ (Hòa Bình
174, Sơn La 63 và Điện Biên 53). Một số
điểm du lịch tiêu biểu là Giang Mỗ, bản Văn,
bản Lác, bản Tòng, xóm Ải (Hòa Bình); bản
Hua Tạt, Bản Bó, bản Hụm, Ngọc Chiến
(Sơn La); Noong Bua, Co Mỵ, Ten, Uva, Pe
Luông, Phiêng Lơi, Him Lam 2 (Điện Biên).
Về khá ch du lị ch, số lượng khách
đến các điểm DLCĐ ngày càng gia tăng.
Sự gia tăng về lượng khách đến các điểm
DLCĐ đã mang lại nguồn thu nhất định cho
cộng đồng và đóng góp vào tăng trưởng
tổng thu du lịch của các địa phương. Theo
báo cáo của các địa phương, tổng doanh
thu từ DLCĐ của Hòa Bình năm 2019 là
415 tỷ đồng (chiếm 20% tổng thu du lịch
của tỉnh) với mức tăng trung bình khoảng
30%/năm trong giai đoạn 2015-2019.
Ở các địa phương khác cũng có sự tăng
trưởng về khách, doanh thu và việc làm
liên quan đến DLCĐ (xem bảng 1).
Bảng 1- Số lượt khách và doanh thu từ du lịch cộng đồng của các tỉnh Tây Bắc giai đoạn
2015-2019
Tỉnh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Hòa Bình Khách DLCĐ (nghìn lượt) 298 315 359 395 471
Tổng thu từ DLCĐ (tỷ đồng) 148 192 231 303 415
Số cơ sở lưu trú cộng đồng (cơ sở) 105 114 130 142 157
Số lao động (người) 210 228 330 417 628
Sơn La Khách DLCĐ (nghìn lượt) 120 180 240 240 250
Tổng thu từ DLCĐ (tỷ đồng) 2 2,2 4 6 10
Số cơ sở lưu trú cộng đồng (cơ sở) 36 40 47 50 50
Số lao động (người) 180 250 250 270 380
Điện Biên Khách DLCĐ (nghìn lượt) 8,20 9,15 8,02 12,07 14,48
Tổng thu từ DLCĐ (tỷ đồng) 1 1,8 2 2,4 2,5
Số cơ sở lưu trú cộng đồng (cơ sở) 17 20 25 26 26
Số lao động (người) 170 200 280 220 225
Lai Châu Khách DLCĐ (nghìn lượt) 0,57 0,65 0,88 0,80 1,00
Tổng thu từ DLCĐ (tỷ đồng) 0,8 0,7 0,7 1 1,5
Số cơ sở lưu trú cộng đồng (cơ sở) 16 17 15 18 20
Số lao động (người) 170 120 150 150 180
Nguồn: Các Sở VHTTDL các tỉnh Tây Bắc
Nhìn chung, Tây Bắc đã và đang
khai thác được những thế mạnh để phát
triển DLCĐ. Số lượng khách đến với các
bản cộng đồng tăng dần lên. DLCĐ đã
góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo nguồn
sinh kế mới cho người dân vùng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã
đạt được, phát triển DLCĐ Tây Bắc cũng
đã bộc lộ những hạn chế nhất định, liên
quan đến chất lượng sản phẩm du lịch, vệ
sinh môi trường ở các điểm du lịch cộng
đồng, chất lượng nhân lực DLCĐ... Kết
quả điều tra khách du lịch cho thấy, tầm
quan trọng của các yếu tố môi trường tự
nhiên (nước thải, rác thải...) được đánh giá
ở mức 4,2/5, trong khi giá trị thực tế được
đánh giá khoảng 3,5/5 ở cả 3 địa phương
Tây Bắc; kiến thức, kỹ năng của người
dân tham gia hoạt động du lịch được đánh
giá khá thấp (Hòa Bình: 3,44/5, Sơn La:
3,3/5 và Điện Biên: 3,1/5).
Với những hạn chế nêu trên, nhìn
chung mức độ hài lòng của khách DLCĐ
ở cả 3 địa phương khu vực Tây Bắc là
30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chưa cao (Hòa Bình: 3,72; Sơn La: 3,69
và Điện Biên: 3,56).
Những mặt tích cực, những hạn
chế và những biểu hiện không bền vững
của phát triển DLCĐ nêu trên là kết quả
của các hoạt động QLNN đối với phát
triển DLCĐ, được xem xét cụ thể ở nội
dung sau.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý
nhà nước đối với phát triển du lịch cộng
đồng của một số tỉnh khu vực Tây Bắc,
Việt Nam
- X ây dựng và tổ chức thực hiện quy
hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Ở các tỉnh khu vực Tây Bắc, các nội
dung về phát triển DLCĐ thường được
lồng ghép trong quy hoạch phát triển du
lịch của địa phương. Cho đến nay, cả 3
tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên đều
có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch.
Các quy hoạch này có vai trò quan trọng
trong việc định hướng phát triển du lịch ở
các địa phương [3-6].
Năm 2014, tỉnh Hòa Bình đã xây
dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, tầm
nhìn đến năm 2030. Quy hoạch được phê
duyệt theo quyết định số 2060/QĐ-UBND
ngày 11/12/2014. Một trong những quan
điểm phát triển du lịch đưa ra trong quy
hoạch là chú trọng phát triển du lịch văn
hóa, khai thác có hiệu quả giá trị các di
sản văn hóa và bản sắc văn hóa các dân
tộc, đặc biệt là dân tộc Mường để nâng
cao tính đặc thù, độc đáo cho các sản
phẩm du lịch. Đây được xem là một trong
những định hướng quan trọng để phát
triển DLCĐ ở Hòa Bình. Nội dung về phát
triển DLCĐ được thể hiện cụ thể trong
quy hoạch như: Bảo tồn các xóm, bản còn
lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo các
dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, xây
dựng thành các sản phẩm du lịch phục vụ
đón khách. Lựa chọn xây dựng các xóm,
bản hấp dẫn thu hút khách du lịch, mang
lại thu nhập ổn định cho người dân...Trên
cơ sở các Quy hoạch được phê duyệt, Hòa
Bình đã tiến hành xây dựng và ban hành
các kế hoạch để triển khai. Đến nay, đã có
100% các huyện, thành phố đã phê duyệt
và triển khai Đề án phát triển du lịch của
địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Quy hoạch phát triển Điểm du
lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030 đã
được phê duyệt theo quyết định số 1728/
QĐ-UBND ngày 04/7/2016)...
Ở Sơn La, Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-
2015 và định hướng đến năm 2020 được
xây dựng vào 2007. Sau đó, Quy hoạch
này đã được điều chỉnh vào năm 2014.
Phát triển DLCĐ là một trong những nội
dung ưu tiên trong định hướng phát triển
du lịch của tỉnh. Theo đó, DLCĐ được
định hướng phát triển ở 18 xã trên địa bàn
6 huyện, thành phố (Mộc Châu, Vân Hồ,
thành phố Sơn La, Quỳnh Nhai, Mường
La, Phù Yên). Trên cơ sở quy hoạch được
phê duyệt, Sơn La đã lập kế hoạch triển
khai mà một trong số các nội dung là xây
dựng các quy hoạch một số khu vực trọng
điểm phát triển du lịch, trong đó có DLCĐ
của tỉnh như Quy hoạch phát triển du lịch
Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó
xác định phát triển DLCĐ tại bản Lướt
(xã Ngọc Chiến), bản Quyền, bản Bon (xã
Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai).
Ở Điện Biên, năm 2008, Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên
31Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
giai đoạn đến năm 2020 được xây dựng
(được phê duyệt theo quyết định số 150/
QĐ-UBND ngày 30/1/2008). Mặc dù đã
hơn 10 năm, đến nay, vẫn chưa có bản
điều chỉnh hoặc quy hoạch mới nào được
xây dựng. Điều đáng tiếc trong bản quy
hoạch này là không đưa vào các nội dung
cũng như những mục tiêu cụ thể về phát
triển DLCĐ. Các loại hình và sản phẩm
du lịch ưu tiên, tổ chức không gian du lịch
đều không chú ý đến DLCĐ. Tuy nhiên,
để định hướng phát triển du lịch của
tỉnh, Điện Biên đã ban hành Nghị quyết
và Chương trình phát triển du lịch tỉnh
Điện Biên đến đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 trong đó đã có một số nội
dung liên quan đến phát triển DLCĐ như
đề xuất ban hành một số cơ chế hỗ trợ
về đất đai, tín dụng, đào tạo nguồn nhân
lực, khuyến khích phát triển DLCĐ; đầu
tư xây dựng các Bản văn hóa du lịch có
chất lượng cao phục vụ khách du lịch lưu
trú và tham quan. Tính từ giai đoạn 2015
đến nay, Điên Biên đã có 13 dự án đầu tư
phát triển du lịch nói chung và phát triển
DLCĐ nói riêng với tổng số vốn là 71 tỷ
đồng, trong đó khoảng 40 tỷ đồng là đầu
tư hạ tầng.
Hình 1 - Kết quả khảo sát về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên quan
đến phát triển du lịch cộng đồng ở Tây Bắc
Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả
Việc xây dựng các quy hoạch và
triển khai các kế hoạch phát triển du lịch
ở các địa phương cho thấy sự chủ động
trong hoạt động QLNN của chính quyền
địa phương. Các quy hoạch được xây dựng
là công cụ quản lý giúp các địa phương
trong việc quản lý, đầu tư và kiểm soát các
hoạt động phát triển du lịch. Tuy nhiên,
nhìn tổng thể, nội dung của các quy hoạch
du lịch chưa chú trọng tới việc cụ thể
hóa mục tiêu, định hướng phát triển của
DLCĐ trong tổ chức không gian phát triển
32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
du lịch nhằm phát huy lợi thế của từng địa
phương. Việc phân định nội dung giữa
chiến lược - quy hoạch - kế hoạch chưa
được thể hiện rõ trong quy hoạch du lịch
dẫn đến việc lập và triển khai kế hoạch
phát triển du lịch nói chung và DLCĐ nói
riêng còn nhiều chồng chéo, thiếu thống
nhất với chiến lược và quy hoạch, nhất
là trong đầu tư các dự án phát triển du
lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. Kết
quả khảo sát các chuyên gia về xây dựng
và triển khai các đề án, quy hoạch liên
quan đến phát triển du lịch cộng đồng ở
các địa phương (hình 1) cho thấy các nội
dung được chấm điểm cao nhất là A, B, D
ở Hòa Bình cũng chưa đạt mức tốt. Bên
cạnh đó, cả 7 nội dung liên quan ở Hòa
Bình đều được chấm điểm cao hơn 2 địa
phương còn lại.
- Triển khai ban hành và thực hiện
các chính sách về phát triển du lịch
cộng đồng
Để thúc đẩy sự phát triển của DLCĐ,
các địa phương Tây Bắc đã chủ động ban
hành định hướng chính sách, thể hiện ở các
Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND, HĐND
tỉnh. Theo đó, ngoài các chính sách gián
tiếp liên quan đến hỗ trợ phát triển du lịch
nói chung (hạ tầng, xúc tiến quảng bá...)
trong đó có DLCĐ, các văn bản nêu trên
đều nhấn mạnh nội dung tạo hành lang
pháp lý cho việc hỗ trợ phát triển DLCĐ
để cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể hóa các Nghị quyết nêu
trên, chính sách hỗ trợ trực tiếp phát triển
DLCĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã được
ban hành theo Nghị quyết số 22/2016/
NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016
của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La với
các mức hỗ trợ cụ thể cho các bản, các
hộ gia đình tham gia phát triển DLCĐ.
Tính đến tháng 12/2019, Sơn La đã hỗ trợ
cho 7 bản DLCĐ và 23 hộ gia đình tham
gia kinh doanh DLCĐ. Sự hỗ trợ này thể
hiện quan tâm và nỗ lực của tỉnh đối với
phát triển DLCĐ, tuy nhiên, sau 3 năm
triển khai, mới giải ngân được 600 triệu
đồng, bằng 10% nhu cầu của người dân.
Số lượng bản và hộ gia đình được hỗ trợ
còn ít, chỉ chiếm khoảng 25% so với tổng
số bản, hộ gia đình được định hướng phát
triển DLCĐ nêu trong Quy hoạch. Theo
kết quả rà soát của Sở VHTTDL Sơn La
[7], nguyên nhân chính là do mức hỗ trợ
cho một bản và hỗ trợ cho hộ gia đình là
quá thấp, không đủ để triển khai thực hiện
các hạng mục theo quy định nên không
thu hút được người dân tham gia. Thủ tục
giải ngân nhiều thang nấc, nhiều văn bản,
tốn nhiều thời gian khiến các bản và các
hộ gia đình không tiếp cận được nguồn
vốn vay.
Tại Điện Biên, chính sách hỗ trợ
phát triển DLCĐ được đưa ra trong Quyết
định số 1128/QĐ-UBND ngày 20/9/2010
về phê duyệt đề án Xây dựng Bản văn hóa
Dân tộc để phát triển Du lịch tỉnh Điện
Biên đến năm 2015. Theo đó, đề án hỗ
trợ đầu tư mới 10 bản và nâng cấp 8 bản
phục vụ đón khách du lịch. Nội dung hỗ
trợ bao gồm hỗ trợ, xây dựng hoặc cải tạo
một số hạng mục để có khả năng phục vụ
khách du lịch. Tổng kinh phí đầu tư là 11
tỷ đồng, trong đó dành 415 triệu đồng cho
tuyên truyền, quảng bá về các bản du lịch
này. Sau thời gian triển khai (2010-2015),
các chính sách nêu trên nhìn chung đã giúp
phát triển DLCĐ và qua đó đời sống người
dân ở nhiều bản được cải thiện, góp phần
bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. Mặc dù
33Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
“Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn
hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với
phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-
2020, định hướng đến năm 2025” hướng
tới tiếp tục hỗ trợ bảo tồn 3- 5 bản văn hóa
- du lịch, tuy nhiên, do thiếu nguồn lực hỗ
trợ nên hiện nay nhiều bản đã không còn
đón khách du lịch do trang thiết bị, hạ tầng
xuống cấp trong khi nguồn thu từ du lịch
chưa đủ để hỗ trợ ngược lại.
Tỉnh Hòa Bình không ban hành chính
sách cụ thể nào hỗ trợ trực tiếp cho phát
triển DLCĐ, tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ
các trang thiết bị (cho đội văn nghệ và các
hộ dân làm du lịch cộng đồng) vẫn thường
xuyên được tổ chức, giúp các hộ đăng ký
làm DLCĐ có điều kiện bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa dân tộc Mường và đủ điều
kiện cơ sở vật chất để phát triển DLCĐ.
Kết quả khảo sát các chuyên gia về
các nội dung liên quan đến xây dựng và
ban hành chính sách phát triển DLCĐ ở
một số tỉnh khu vực Tây Bắc được trình
bày trên bảng 2. Theo đó, ở cả 6 nội dung,
Hòa Bình vẫn là địa phương được đánh
giá cao nhất và Điện Biên là địa phương
được đánh giá thấp nhất. Đặc biệt, khả
năng, mức độ bố trí về nguồn lực cho thực
thi chính sách phát triển DLCĐ ở Điện
Biên được đánh giá rất thấp (2.76/5).
Bảng 2 - Kết quả khảo sát về xây dựng và ban hành chính sách phát triển DLCĐ ở một số
tỉnh khu vực Tây Bắc
TT Nội dung Hòa Bình Sơn La Điện Biên
1 Mức độ đầy đủ (đối tượng hưởng thụ, lĩnh vực cần hỗ trợ...) của các chính sách 3.53 3.3 3.14
2 Mức độ rõ ràng cụ thể của các chính sách 3.34 3.16 3.08
3
Sự phù hợp của các chính sách với nhu cầu của các
đối tượng hưởng thụ (hộ gia đình, doanh nghiệp, bán
hàng...)
3.32 3.08 3.00
4 Khả năng, mức độ bố trí về nguồn lực cho thực thi chính sách 3.16 3.00 2.76
5 Sự phù hợp của các chính sách phát triển DLCĐ ở địa phương với các chính sách quốc gia về phát triển DLCĐ 3.5 3.32 3.24
6
Sự gắn kết hoặc được lồng ghép của các chính sách, quy
định về phát triển DLCĐ với các chính sách phát triển
KTXH khác của địa phương.
3.47 3.3 3.14
Ngu ồn: Điều tra xã hội học của tác giả
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tá c
phát triển du lịch cộng đồng
Song song với việc đầu tư phát triển
về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch, các tỉnh Tây Bắc cũng chú trọng đến
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực liên quan đến phát triển DLCĐ.
Định hướng về phát triển nguồn
nhân lực liên quan đến phát triển DLCĐ
được đề cập trong các Nghị quyết của
Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân; Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch, các kế hoạch
phát triển du lịch... ở tất cả các địa phương
Tây Bắc. Triển khai thực hiện định hướng
và chính sách cụ thể trên, báo cáo của các
tỉnh Tây Bắc cho thấy, các tỉnh Tây Bắc
đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng
nghề cho các hộ kinh doanh DLCĐ. Giai
đoạn 2015-2019, trung bình mỗi năm, mỗi
tỉnh Tây Bắc tổ chức từ 1-2 lớp tập huấn
34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
lớn (70-100 người tham gia) và 2-3 lớp
tập huấn nhỏ về kỹ năng nghề cho các hộ
kinh doanh tại các địa bàn có phát triển
DLCĐ. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho
phát triển DLCĐ, trong 3 năm 2016-2019,
Sơn La đã tổ chức 05 lớp kỹ năng nghề du
lịch cho các bản DLCĐ với tổng cộng 75
học viên, Hòa Bình tổ chức khoảng 10 lớp
và Điện Biên là 5 lớp. Nội dung tập huấn
chủ yếu là các kỹ năng nghề như kỹ năng
nghiệp vụ lễ tân; Thuyết minh viên du
lịch; Hướng dẫn viên du lịch; Vận hành cơ
sở lưu trú nhỏ; Nghiệp vụ buồng, đặt, giữ
buồng; Chế biến món ăn... Cán bộ giảng
dạy là các giảng viên tại các Trường Đại
học trong khu vực Tây Bắc, Hà Nội và các
chuyên gia từ các tổ chức khác.
Đối với các cán bộ QLNN về du
lịch, để nâng cao trình độ, năng lực tham
mưu quản lý, các tỉnh Tây Bắc cũng đã
chủ động kết hợp nhiều hình thức đào
tạo, cả tại chỗ và gửi đi tham gia các lớp
đào tạo ngắn hạn, các hội nghị, hội thảo
chuyên ngành du lịch và trực tiếp về phát
triển DLCĐ.
Bảng 3 - Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du
lịch cộng đồng ở một số tỉnh khu vực Tây Bắc
TT Nội dung Hòa Bình Sơn La Điện Biên
1 Các nội dung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực DLCĐ thể hiện trong các chính sách của địa phương 3.47 3.16 3.14
2
Mức độ phù hợp với thực tế địa phương của các hình thức
tổ chức, nội dung đào tạo, tập huấn kỹ năng làm du lịch cho
cộng đồng
3.37 3.22 3.22
3 Mức độ thường xuyên của việc tổ chức đào tạo, tập huấn về DLCĐ 3.16 3.05 3.03
4 Mức độ chính xác, đầy đủ của các số liệu thống kê, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực DLCĐ của cơ quan QLNN 3.00 2.81 2.78
Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả
Nhìn chung, những năm qua, các
tỉnh Tây Bắc đã chủ động trong việc đào
tạo, bồi dưỡng nhân lực liên quan đến phát
triển DLCĐ. Kết quả khảo sát các chuyên
gia về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát
triển nguồn nhân lực DLCĐ ở một số
tỉnh khu vực Tây Bắc được trình bày trên
bảng 3, theo đó, điểm đánh giá thấp nhất
thuộc về nội dung cung cấp số liệu thống
kê, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
DLCĐ của cơ quan QLNN.
- Bộ máy quản lý nhà nước đối với
phát triển du lịch cộng đồng
Cũng như các địa phương khác trên
cả nước, trong vòng 15 năm trở lại đây,
bộ máy tổ chức quản lý du lịch của các
địa phương khu vực Tây Bắc có sự biến
động nhất định. Năm 2008, các tỉnh trong
vùng đã thành lập Sở VHTTDL trên cơ
sở hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin, Sở
Thể dục thể thao, bộ phận quản lý du lịch
thuộc Sở Thương mại - Du lịch, bộ phận
Gia đình của Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em. Đến năm 2017, các Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch trong vùng lại tiếp
tục tiến hành đổi mới, sắp xếp lại tổ chức
bộ máy các cấp, bao gồm cả khối QLNN
và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng
thu gọn đầu mối, hợp nhất một số phòng
ban, đơn vị. Ở tất cả các Sở VHTTDL các
tỉnh Tây Bắc, bộ phận tham mưu chuyên
môn về du lịch là Phòng Quản lý du lịch
và bộ phận thanh tra, kiểm tra chuyên
ngành du lịch thuộc chức năng của Thanh
35Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tra Sở. Các Phòng Quản lý du lịch có chức
năng tham mưu giúp Giám đốc Sở trong
công tác quản lý Nhà nước đối với tất cả
các hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Về
nhân lực, Phòng Quản lý Du lịch của các
Sở VHTTDL chỉ có từ 5-7 cán bộ. Có thể
thấy, với chức năng và nhiệm vụ như vậy,
nhân lực của các Phòng Quản lý du lịch là
rất mỏng nhưng lại phải đảm nhận nhiều
mảng công việc khác nhau nên việc triển
khai các nhiệm vụ còn nhiều khó khăn.
Nhìn chung, cũng như nhiều địa
phương khác trên cả nước, sự không ổn
định về bộ máy tham mưu quản lý du
lịch trong thời gian qua đã ảnh hưởng
không tốt đến sự phát triển của ngành du
lịch nói chung và DLCĐ nói riêng ở các
địa phương khu vực Tây Bắc. Công tác
QLNN về DLCĐ phần lớn mới chỉ dừng
lại ở việc quản lý con số, tầm nhìn dài hạn
trong phát triển du lịch còn có những hạn
chế nhất định. Phát triển DLCĐ có đặc
thù riêng, liên quan đến nhiều yếu tố, đặc
biệt là trao quyền tự chủ cho cộng đồng,
do vậ y dù bộ máy QLNN được tổ chức ở
dạng nào, chấ t lư ợ ng độ i ngũ cá n bộ trong
ngà nh du lị ch ở các địa phương này cầ n
phả i đư ợ c tă ng cư ờ ng hơn nữa.
Kết quả đánh giá của các chuyên gia
về các nội dung liên quan đến Bộ máy quản
lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng
đồng được trình bày trên bảng 4. Theo đó,
các nội dung được đánh giá không chênh
lệch nhiều đối với 3 địa phương.
Bảng 4 - Kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến bộ máy QLNN đối với phát triển du
lịch cộng đồng ở một số tỉnh khu vực Tây Bắc
TT Nội dung Hòa Bình Sơn La Điện Biên
1 Sự phù hợp của cơ cấu bộ máy QLNN về du lịch địa phương hiện nay với yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ 3.13 2.92 2.97
2 Năng lực của bộ máy QLNN về du lịch đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển DLCĐ 3.00 2.86 2.97
3 Mức độ phối hợp giữa các Sở, Ngành... ở địa phương trong quản lý phát triển DLCĐ 3.00 2.95 2.86
4 Mức độ phối hợp giữa các cơ quan QLNN ở địa phương và TW trong quản lý phát triển DLCĐ 3.21 3.14 3.05
Nguồn: Điều tra xã hội học của tác giả
- Đánh giá chung về th ực trạng quản
lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng
đồng ở một số tỉnh khu vực Tây Bắc
Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù
gặp nhiều khó khăn song công tác QLNN
đối với phát triển DLCĐ ở các tỉnh Tây
Bắc đã có bước chuyển biến tích cực, đạt
được những thành công đáng kể. Nhận
thức về phát triển du lịch nói chung và
DLCĐ nói riêng đã được nâng cao. Các
địa phương đã tích cực tổ chức hướng dẫn
triển khai các văn bản quy phạm pháp luật
của Nhà nước về DLCĐ, chỉ đạo xây dựng
và tổ chức triển khai thực hiện bước đầu
có hiệu quả các cơ chế, chính sách, đề án,
dự án phát triển DLCĐ ở các địa phương.
Công tác xây dựng quy hoạch và kế hoạch
phát triển du lịch, trong đó có các nội dung
về phát triển DLCĐ đã được chú trọng.
Các quy hoạch, kế hoạch này mặc dù còn
nhiều khiếm khuyết, tuy nhiên, nhìn chung
phù hợp với thực tế địa phương, là tiền đề
quan trọng để thu hút đầu tư và triển khai
các dự án về DLCĐ. Các địa phương cũng
đã nỗ lực kiện toàn và nâng cao năng lực
bộ máy để thực hiện tốt công tác QLNN
đối với phát triển DLCĐ trên địa bàn, tích
cực triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng
và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho phát triển DLCĐ được quan tâm
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
và tăng cường, đã tạo điều kiện để các hộ
gia đình, nhân lực trong các doanh nghiệp
nâng cao kĩ năng làm du lịch.
Bên cạnh những mặt tích cực đạt
được, QLNN đối với phát triển DLCĐ tại
một số tỉnh Tây Bắc trong thời gian qua
cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Việc
cụ thể hoá và ban hành các cơ chế, chính
sách để quản lý phát triển DLCĐ còn chưa
kịp thời, chưa đầy đủ; nội dung chính sách,
mức hỗ trợ thể hiện trong chính sách chưa
phù hợp với điều kiện thực tế nên chưa thu
hút được các thành phần kinh tế tham gia
phát triển DLCĐ. Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ
thể về phát triển DLCĐ còn chưa đầy đủ,
dẫn đến khó khăn cho việc triển khai, đánh
giá và thống kê các kết quả về phát triển
DLCĐ làm cơ sở cho hoạch định và điều
chỉnh chính sách phát triển DLCĐ theo
từng giai đoạn. Bên cạnh đó, nguồn nhân
lực DLCĐ cả ở cấp QLNN và lao động tại
doanh nghiệp ở các địa phương còn thiếu
về số lượng và yếu về chất lượng. Liên kết
phát triển du lịch nội vùng và liên kết ngoại
vùng còn nhiều bất cập, các tỉnh trong
vùng còn tập trung nhiều cho mục tiêu tăng
trưởng và phát triển du lịch riêng từng tỉnh
mà chưa chú trọng đúng mức việc liên kết
và khai thác lợi thế chung của khu vực,
thiếu sự hợp tác nội vùng trong xây dựng
và triển khai chiến lược, quy hoạch, đề án
về phát triển DLCĐ.
Nguyên nhân của các hạn chế trên
đến từ nhiều phía, song về phía chính
quyền các tỉnh do các nguyên nhân chủ
yếu sau: (1) Nhận thức về phát triển du
lịch cộng đồng, vai trò của chính quyền
địa phương cấp tỉnh trong chỉ đạo, điều
hành phát triển DLCĐ của địa phương
chưa đầy đủ; (2) Quan hệ phối hợp giữa
các cơ quan, ban, ngành ở các địa phương
trong xây dựng và quản lý quy hoạch, đề
án có liên quan đến DLCĐ; xây dựng và
phân bổ nguồn lực đầu tư, kiểm tra đánh
giá của một số chính sách liên quan đến
phát triển DLCĐ chưa chặt chẽ nên không
tận dụng được thế mạnh của mỗi cơ quan,
ngành trong việc xây dựng và triển khai
các quy hoạch, đề án về phát triển DLCĐ
(3) Thiếu sự phối hợp hiệu quả giữa chính
quyền các tỉnh trong vùng trong quản lý
phát triển du lịch cộng đồng phát triển du
lịch dẫn đến tình trạng đầu tư chồng chéo,
không hiệu quả và chưa phát huy được thế
mạnh của từng địa phương trong vùng.
4. Một số giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước đối với phát triển du
lịch cộng đồng của một số tỉnh khu vực
Tây Bắc, Việt Nam
Trên cơ sở bối cảnh hiện nay, các
quy định trong Luật Du lịch 2017, Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến
năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và các định hướng về phát triển
du lịch, DLCĐ của các địa phương; căn
cứ vào điều kiện thực tế tại các tỉnh khu
vực Tây Bắc, để phát triển DLCĐ, từng
bước khắc phục các hạn chế, yếu kém
và nguyên nhân gây ra các hạn chế trong
quản lý nhà nước của các tỉnh trong vùng
với phát triển DLCĐ cần thiết thực hiện
các quan điểm và giải pháp sau:
Trước hết về quan điểm, việc hoàn
thiện quản lý đối với phát triển DLCĐ ở
từng địa phương phải được thực hiện theo
các quan điểm sau: 1) Hoàn thiện QLNN
đối với phát triển DLCĐ gắn liền với đổi
mới nhận thức và đổi mới tư duy về vai
trò của DLCĐ trong bức tranh tổng thể
về phát triển du lịch địa phương; 2) Hoàn
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ để
khai thác tối ưu tiềm năng du lịch, thúc
đẩy phát triển bền vững DLCĐ; góp phần
nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và
37Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phát triển KTXH của địa phương nói riêng
và của cả khu vực Tây Bắc nói chung;
3) Hoàn thiện QLNN đối với phát triển
DLCĐ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
QLNN về du lịch nói chung và về DLCĐ
nói riêng trong bối cảnh du lịch Việt Nam
được định hướng phát triển thành ngành
kinh tế mũi nhọn và những tác động hiện
tại, tương lai của CMCN 4.0; 4) Hoàn
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ
phải trên cơ sở tham khảo, vận dụng các
kinh nghiệm trong công tác QLNN đối với
DLCĐ trong nước và trên thế giới.
Hai là, tiếp tục nâng cao nhận thức
của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động
du lịch, trong đó có cộng đồng địa phương
về phát triển DLCĐ, đặc biệt nhận thức về
vai trò của DLCĐ trong việc nâng cao đời
sống người dân, bảo vệ các giá trị văn hóa
của các dân tộc dưới những tác động tiêu
cực của du lịch.
Ba là , hoàn thiện quy hoạch, đề án
liên quan đến phát triển DLCĐ gắn với
đổi mới về nội dung và biện pháp triển
khai. Rà soát, xây dựng mới hoặc điều
chỉnh các quy hoạch, đề án có liên quan
đến phát triển du lịch nói chung và DLCĐ
nói riêng của cả lãnh thổ khu vực Tây Bắc
và của từng địa phương trong vùng theo
hướng đảm bảo các nguyên tắc của phát
triển DLCĐ, phù hợp với nhu cầu của thị
trường, xu hướng phát triển của DLCĐ và
đặc điểm đặc thù của địa phương.
Bốn là, rà soát, bổ sung và hoàn
thiện các chính sách, quy định liên quan
đến phát triển DLCĐ theo hướng phù hợp
với thực tế địa phương, bảo đảm phát triển
DLCĐ bền vững. Lồng ghép các quy định,
chính sách về phát triển DLCĐ trong các
chính sách về phát triển nông thôn mới và
các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước
trên địa bàn. Chú trọng công tác đánh giá
tác động của các chính sách hỗ trợ phát
triển DLCĐ, tác động của các quy định
về quản lý hoạt động DLCĐ để ban hành
hoặc điều chỉnh cho hiệu quả hơn và phù
hợp hơn với đặc thù từng địa phương.
Năm là, tăng cường công tác quản
lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch;
tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để
khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư
phát triển DLCĐ trên địa bàn;
Sáu là, chú trọng đầu tư nâng cao
chất lượng dịch vụ tại các điểm DLCĐ
đã và đang khai thác. Quản lý chặt chẽ tài
nguyên du lịch, xây dựng quy hoạch chi
tiết, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm,
đảm bảo hình thành, khai thác các sản
phẩm du lịch hợp lý, có tính độc đáo, nâng
cao giá trị sản phẩm DLCĐ tạo lợi thế
cạnh tranh thu hút khách.
Bảy là, đẩy mạnh công tác xúc tiến,
quảng bá du lịch gắn với thị trường, tăng
cường liên kết các tỉnh Tây Bắc trong xúc
tiến quảng bá du lịch nói chung và DLCĐ
nói riêng.
Tám là, tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện bộ máy QLNN đối với hoạt động
du lịch nói chung và phát triển DLCĐ nói
riêng tại Tây Bắc nhằm tăng cường hiệu
lực, hiệu quả trong công tác QLNN đối
với phát triển DLCĐ. Đào tạo bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho cán bộ QLNN du
lịch, về quản lý phát triển DLCĐ... đáp
ứng với nhu cầu trong tình hình mới. Tiếp
tục rà soát và ban hành các chính sách liên
quan đến công tác tập huấn, bồi dưỡng và
phát triển nguồn nhân lực DLCĐ nhằm
nâng cao chất lượng nhân lực.
5. Kết luận
Hoàn thiện công tác QLNN đối với
phát triển DLCĐ là yêu cầu quan trọng
nhằm nâng cao hiệu quả phát triển DLCĐ
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế hiện nay. Bài báo đã phân
38 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tích thực trạng QLNN đối với phát triển
DLCĐ và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện QLNN đối với phát triển DLCĐ ở
một số tỉnh khu vực Tây Bắc. Những giải
pháp được đề xuất liên quan đến đổi mới
công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển du lịch nói chung và
phát triển DLCĐ nói riêng; hoàn thiện các
chính sách, quy định liên quan đến phát
triển DLCĐ và tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
trong hoạt động phát triển DLCĐ... Tất cả
các giải pháp này cần được thực hiện đồng
bộ và có giai đoạn. Tuy nhiên, thực tế phát
triển DLCĐ nói chung và QLNN đối với
phát triển DLCĐ nói riêng những năm qua
ở vùng cho thấy, muốn DLCĐ phát triển,
bên cạnh việc tăng cường hiệu lực, hiệu
quả của hoạt động QLNN, bản thân cộng
đồng cũng cần ý thức được vai trò và trách
nhiệm của mình trong việc tham gia vào
hoạt động du lịch. Bên cạnh việc tham gia
vào hoạt động du lịch để nâng cao đời sống,
cộng đồng phải cùng với cơ quan QLNN
bảo vệ được văn hoá bản địa - giá trị cốt lõi
của cộng đồng, bởi nếu không bảo vệ được
các giá trị này, DLCĐ cũng không thể phát
triển theo đúng ý nghĩa của nó.
Tài l iệu tham khảo:
1. Đỗ Thuý Mùi (2016), Tiềm năng phát
triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững
ở vùng Tây Bắc: Thực trạng và những giải
pháp, Trường Đại học Tây Bắc.
2. Khương Thị Hồng Nhung (2016), Thực
hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ,
Học viện Khoa học xã hội.
3. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Điện Biên
(2008), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch
tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.
4. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hoà Bình
(2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
5. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hoà Bình
(2017), Định hướng, giải pháp xây dựng và
phát triển bền vững loại hình du lịch cộng
đồng vùng Tây Bắc.
6. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Sơn La
(2014), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
7. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Sơn La
(2019), Báo cáo kết quả triển khai xây dựng
chính sách phát triển du lịch cộng đồng và
định hướng phát triển du lịch cộng đồng trên
địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020.
8. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2018),
Chí nh sá ch phá t triể n Du lị ch cộng đồ ng và
đà o tạ o nguồ n nhâ n lự c phụ c vụ cho phá t
triể n du lị ch cộng đồ ng tạ i Việt Nam., Kỷ yếu
hội thảo, Mai Châu, Hòa Bình.
9. Dangi, Tek B. and Jamal, Tazim (2016),
An integrated approach to “sustainable
community-based tourism, Sustainability,
Switzerland. Pp. 8 - 15
10. Ghapar, Amman Abd, Othman, Nor Ain,
and Jamal, Salamiah (2015), The Role of
Government on Community Resilient in the
Homestay Industry in Malaysia, Tourism,
Leisure and Global Change. Vol. 2, pp. 8-10.
11. Giampiccoli, Andrea, Jugmohan, Sean,
and Mtapuri, Oliver (2015), Chara cteristics
and Policies of Community- Based Tourism
in the Case of Jamaica, Caucasus Journal of
Social Sciences - Business and Economics pp.
45-70.
12. Harwood, Sharon (2010), Planning for
Community Based Tourism in a Remote
Location, Sustainability. Vol. 2, pp. 1909-1923.
13. Ministry Of Tourism and Entertainment -
Jamaica (2015), National Community Tourism
Policy and Strategy.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch, Trường Đại
học Mở Hà Nội
Email: phuongtt@hou.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_phat_trien_du_lich_cong.pdf