Đã nghiên cứu các điều kiện thực nghiệm để xây dựng quy trình phân tích hàm lượng Sal
và Met bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc. Các điều
kiện thực nghiệm trong quy trình được tóm tắt như sau: Mao quản silica đường kính 50 µm có
chiều dài 60 cm, chiều dài hiệu dụng là 53 cm; phương pháp bơm mẫu theo kiểu xi phông ở độ
cao 20 cm; dung dịch đệm điện di chứa 10 mM Arginine được điều chỉnh đến pH = 4,0 bằng dung
dịch axit acetic đậm đặc; thời gian bơm mẫu là 30s; thế điện đi là 15 kV.
Phương pháp này cho kết quả khoảng tuyến tính tương đối rộng, độ lặp lại tốt, giới hạn phát
hiện và giới hạn định lượng thấp. Qua đó cho thấy, quy trình phân tích Salbutamol và Metoprolol
bằng phương pháp CE-C4D có thể ứng dụng vào việc phân tích nhanh Salbutamol và Metoprolol
trong các mẫu như thức ăn gia súc, thịt lợn ngay tại hiện trường. Do đó, phương pháp này có
thể được phát triển như một công cụ hiệu quả để kiểm soát chất lượng thực phẩm, bảo vệ người
tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu quy trình phân tích đồng thời salbutamol, metoprolol bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (ce-C4d)- Cao Văn Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21
Tập 12, Số 1, 2018
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐỒNG THỜI SALBUTAMOL,
METOPROLOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN SỬ DỤNG DETECTOR
ĐO ĐỘ DẪN KHÔNG TIẾP XÚC (CE-C4D)
CAO VĂN HOÀNG*,1, NGUYỄN LÊ MINH DƯƠNG1, PHẠM THỊ KIẾM2
1Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn
2Trường THPT Phan Đình Phùng, Phú Yên
TÓM TẮT
Việc sử dụng trái phép chất tạo nạc trong chăn nuôi để làm giảm tỷ lệ mỡ/nạc ở động vật gây ra
các bệnh nghiêm trọng như đau cơ, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, co thắt phế quản,... Trong bài báo
này, chúng tôi sử dụng một phương pháp đơn giản để xác định đồng thời hai chất tạo nạc: Salbutamol và
Metoprolol trong một số loại thức ăn chăn nuôi lợn, thịt lợn và các sản phẩm từ thịt bằng phương pháp
điện di mao dẫn sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc. Điều kiện tối ưu xác định được gồm: mao quản
silica đường kính 50 µm; chiều dài hiệu dụng là 53 cm; dung dịch đệm chứa 10 mmol/L Arginine được điều
chỉnh đến pH = 4,0 bằng axit axetic đậm đặc; thời gian phân tách là 12 phút; thế tách là 15 kV.
Keywords: Điện di mao quản, chất tạo nạc, Salbutamol, Metoprolol.
ABSTRACT
Investigation of Simultaneous Analysis of Salbutamol and Metoprolol by Capillary
Electrophoresis with Capacitively Coupled Contactless Conductivity Detection
The illegal use of lean substance in livestock to reduce the fat/the lean ratio in animals causes serious
diseases such as muscle pain, cardiac arrhythmias, hypertension, bronchospasm, and so on. In this study,
we use a simple method for the simultaneous determination of two common substance lean: Salbutamol
and Metoprolol in some form of animal feed pigs, pork and meat products by capillary electrophoresis
using contactless conductivity detector. The optimum conditions for this study were found as follow: silica
capillary 60 cm x 50 μm i.d. (53 cm to detector); buffer containing 10 mmol/L Arginine adjusted to pH = 4,0
with concentrated acetic acid; all of the target analytes can be detected within 12 min; 15 kV applied voltage.
Keywords: Capillary electrophoresis, Substance lean, Salbutamol, Metoprolol.
1. Mở đầu
Salbutamol (Sal) và Metoprolol (Met) là hai hợp chất được ứng dụng rộng rãi trong dược
phẩm dùng để điều trị bệnh phổi ở người cũng như gia súc và động vật. Tuy nhiên, hai chất này
được một số người sử dụng trái phép để bổ sung trong thực phẩm cho lợn để thúc đẩy tăng trưởng,
tiêu giảm tỷ lệ mỡ/nạc, kích thích lợn bung đùi, nở vai, tạo nạc trong thời gian ngắn. Các chất này
tồn tại trong thịt với dư lượng lớn, nếu tiêu thụ thức ăn có nguồn gốc từ thịt bị nhiễm các chất
này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như các bệnh liên quan đến tim
Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 1, 2018, Tr. 21-27
*Email: caovanhoang@qnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 25/4/2017; Ngày nhận đăng: 14/5/2017
22
Cao Văn Hoàng, Nguyễn Lê Minh Dương, Phạm Thị Kiếm
mạch, hệ thần kinh trung ương [5]. Tại Việt Nam, Salbutamol và Metoprolol được phân tích bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trong các phòng thí nghiệm với trang bị hiện đại,
sử dụng một lượng lớn dung môi hữu cơ tinh khiết, giá thành phân tích cao [2, 3]. Phương pháp
điện di mao quản tích hợp detector đo độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (CE-C4D) là một
phương pháp phân tích mới với những ưu điểm như: trang bị nhỏ gọn, có thể tự động hóa và triển
khai tại hiện trường, hoạt động tương đối đơn giản, lượng mẫu và hóa chất nhỏ, chi phí phân tích
thấp [1, 4], cho thấy tiềm năng ứng dụng kiểm tra nhanh ngay tại các đội quản lý thị trường ở các
địa phương. Trong bài báo này, chúng tôi đã nghiên cứu thành công quy trình phân tích đồng thời
hai chất Sal và Met ứng dụng vào phân tích các mẫu thức ăn gia súc, mẫu thịt, bằng phương
pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc.
2. Thực nghiệm
2.1. Thiết bị
Hệ thiết bị điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc (Hình 1) là một hệ
bán tự động được chế tạo bởi công ty 3SAnalysis ( phối hợp với nhóm
nghiên cứu của giáo sư Peter C.Hauser (Đại học Basel, Thụy Sĩ).
Hình 1. Hệ thiết bị điện di mao quản CE-C4D tự chế, bán tự động sử dụng trong nghiên cứu
(1: Hộp thế an toàn, 2: Bộ điều khiển thế, 3: Cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc (C4D), 4: Bộ phận kết
nối bán tự động, 5: Núm điều chỉnh, 6: Bộ phận điều khiển, 7: Bình khí nén)
2.2. Hóa chất
Các hóa chất dùng trong phương pháp đều thuộc loại tinh khiết phân tích. Salbutamol,
Metoprolol, axit Acetic, axit Clohydric và Natri hydroxit (Merck), L-Histidine và L- Arginine
(Fluka), nước deion.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khảo sát, tối ưu điều kiện tách các chất phân tích
3.1.1. Khảo sát hệ đệm điện di
Thành phần hệ đệm là một yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng xuất hiện và tách
chất trong quá trình điện di. Vì vậy, công việc quan trọng là tiến hành khảo sát ảnh hưởng của
hệ đệm. Hệ đệm được khảo sát gồm một trong hai hợp phần bazơ thường sử dụng trong phương
pháp CE-C4D là Arginine (Arg) (pKa = 9,09) hoặc Histidine (His) (pKa = 8,97), kết hợp với hợp
phần axit thông dụng như axit Acetic (Ace). Trong đó, hợp phần bazơ được giữ nguyên nồng độ
23
Tập 12, Số 1, 2018
10 mM và dùng hợp phần axit để điều chỉnh đến pH mong muốn bằng máy đo pH. Kết quả khảo
sát cho thấy hệ đệm Arg-Ace cho đường nền ổn định, tín hiệu pic của các chất phân tích cao hơn
và độ phân giải tốt hơn hệ đệm His-Ace. Do đó, hệ đệm này được sử dụng để khảo sát pH và các
điều kiện khác. Giá trị pH được thực hiện khảo sát trong khoảng từ 3,5 đến 6,0. Các kết quả được
thể hiện trong Hình 2 và Hình 3.
Hình 2. Điện di đồ khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự phân tách của Sal, Met 50 mg/l trong
vùng pH từ 3,5 đến 6,0. Dung dịch đệm điện di: Arg-Ace, thế tách +15 kV, mao quản
silica có chiều dài hiệu dụng 46 cm.
Hình 3. Đồ thị thể hiện mối tương quan giữa tín hiệu diện tích pic, độ phân giải R
của 2 pic Sal và Met phụ thuộc vào pH của dung dịch đệm điện di
Kết quả ở Hình 2 và Hình 3 cho thấy, khi tăng pH, tổng thời gian phân tích giảm, nhưng
diện tích pic và khả năng phân tách pic của hai chất cũng giảm. Tại giá trị pH = 4,0 cho kết quả
tốt nhất về diện tích pic, độ phân giải giữa các pic, tín hiệu nền ổn định và thời gian phân tích hợp
lý. Do đó, nó được lựa chọn để thực hiện các khảo sát tiếp theo.
40 mV
24
Cao Văn Hoàng, Nguyễn Lê Minh Dương, Phạm Thị Kiếm
3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của chiều dài mao quản
Chiều dài mao quản là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự khuếch tán của vùng mẫu,
dẫn đến ảnh hưởng diện tích pic, độ phân giải pic hay khả năng tách các pic. Vì vậy cần khảo sát
lựa chọn chiều dài dây mao quản hợp lý để vừa đảm bảo được tín hiệu đủ lớn, độ nhạy tốt mà
chân pic không bị giãn rộng và tránh trường hợp chồng pic. Các giá trị chiều dài được lựa chọn
để khảo sát là 40, 46, 50, 53 cm.
Kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 4.
Hình 4. Điện di đồ khảo sát ảnh hưởng của chiều dài mao quản đến sự phân tách của Sal,
Met 50 mg/l. Dung dịch đệm điện di: Arg-Ace 10 mM, pH = 4,0, thế tách +15 kV
Trong Hình 4 cho thấy khi tăng chiều dài mao quản thì thời gian di chuyển của các chất
tăng, đồng thời diện tích pic và độ phân giải cũng bị ảnh hưởng. Có thể thấy khi mao quản có
chiều dài hiệu dụng 53 cm cho kết quả tốt về diện tích pic, độ phân giải giữa các chất tốt, tín hiệu
nền ổn định, thời gian phân tích hợp lý. Do đó, mao quản có chiều dài hiệu dụng (L
eff
) 53 cm
(l = 60 cm) là điều kiện tối ưu.
3.1.3. Khảo sát ảnh hưởng của chiều cao bơm mẫu
Chiều cao bơm mẫu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy, thời gian lưu cũng
như diện tích pic. Khi tăng chiều cao bơm mẫu thì lượng mẫu đi vào mao quản nhiều hơn, cho tín
hiệu các pic tăng lên tương ứng. Nhưng nếu vùng mẫu nạp vào quá lớn thì làm giảm hiệu suất tách
và để thuận lợi cho quá trình bơm mẫu cũng như thời gian bơm mẫu thì tiến hành khảo sát chiều
cao bơm mẫu ở 5 giá trị 10, 15, 20, 25, 30 cm. Kết quả được thể hiện trong Hình 5.
Hình 5. Điện di đồ khảo sát ảnh hưởng của chiều cao bơm mẫu đến tín hiệu của Sal, Met 50 mg/l.
Dung dịch đệm điện di: Arg-Ace 10 mM, pH = 4,0, Leff = 53 cm, thế tách +15 kV.
40 mV
25
Tập 12, Số 1, 2018
Dựa vào Hình 5 ta thấy, khi ta tăng chiều cao bơm mẫu thì thời gian di chuyển của các chất
phân tích thay đổi không đáng kể, nhưng diện tích pic thì tăng lên rất nhiều. Tại chiều cao 20 cm
cho kết quả tốt cả diện tích pic, độ phân giải giữa hai pic, đồng thời tín hiệu nền ổn định nên chiều
cao này được lựa chọn tối ưu cho quy trình phân tích.
3.1.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian bơm mẫu
Giống như khi ta tăng chiều cao bơm mẫu, khi tăng thời gian bơm mẫu thì lượng mẫu đi
vào mao quản sẽ tăng lên. Trong phương pháp điện di, lượng mẫu đi vào mao quản phải đủ lớn để
đảm bảo cho quá trình điện di có độ nhạy tốt. Nếu vùng mẫu nạp vào quá lớn thì xuất hiện sự phân
tán mạnh (mở rộng vùng mẫu) do hiện tượng khuếch tán làm giảm hiệu suất tách. Vì vậy cần khảo
sát để chọn thời gian bơm mẫu hợp lý, đảm bảo thu được tín hiệu lớn nhất mà pic không bị giãn
rộng, đảm bảo được độ nhạy của phép đo. Việc khảo sát thời gian bơm mẫu được thực hiện với 5
giá trị thời gian bơm mẫu khác nhau là 20, 25, 30, 35 và 40 s. Kết quả được thể hiện trong Hình 6.
Hình 6. Điện di đồ khảo sát ảnh hưởng của thời gian bơm mẫu đến tín hiệu của Sal, Met 50 mg/l.
Dung dịch đệm điện di: Arg-Ace 10 mM, pH = 4,0, Leff = 53 cm, thế tách +15 kV.
Từ các kết quả khảo sát ở Hình 6 có thể nhận thấy, khi tăng thời gian bơm mẫu từ 20 s - 40 s
thì thời gian di chuyển tương đối giữa các chất hầu như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít và
diện tích pic tăng tương ứng. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì khi tăng thời gian bơm mẫu sẽ
làm tăng lượng mẫu được bơm vào mao quản, tạo tín hiệu lớn hơn nên diện tích pic tăng. Đây là
một yếu tố làm tăng giới hạn phát hiện của chất phân tích. Tuy nhiên, khi thời gian bơm mẫu dài
sẽ tạo tín hiệu lớn hơn và làm dịch chuyển đôi chút về thời gian di chuyển của các chất cũng như
làm giảm độ phân giải giữa các pic. Khi đó khả năng tách sẽ giảm. Đồng thời trong phân tích mẫu
thực, hàm lượng các cation lớn nên khi tăng thời gian bơm mẫu các pic của cation cũng tăng, có
thể cản trở pic chất phân tích. Qua khảo sát ta thấy, tại giá trị thời gian bơm mẫu 30 s cho kết quả
về độ phân giải, đảm bảo độ nhạy của phép đo. Do đó, giá trị này được dùng làm điều kiện tối ưu
trong phân tích.
3.1.5. Khảo sát ảnh hưởng của thế điện di đặt vào hai đầu mao quản
Quá trình điện di trong mao quản chỉ xảy ra khi có nguồn thế (E) một chiều nhất định đặt
vào hai đầu mao quản, nó điều khiển và duy trì sự điện di của các chất. Để cho kết quả tốt và ổn
định thì cần phải chọn thế thích hợp nhất và giữ để thế này luôn ổn định trong suốt quá trình phân
26
Cao Văn Hoàng, Nguyễn Lê Minh Dương, Phạm Thị Kiếm
tách. Trên cơ sở trang thiết bị sẵn có các điện thế được lựa chọn khảo sát là: 13, 15, 17 và 19 kV.
Kết quả khảo sát thế thể hiện trong Hình 7.
Từ kết quả trên Hình 7 cho thấy, khi tăng thế điện di thì thời gian di chuyển của các chất
giảm, đồng thời độ phân giải giữa các pic cũng giảm. Tại giá trị thế áp đặt 15 kV cho kết quả
đường nền ổn định, thời gian phân tích hợp lý, độ phân giải tốt. Vì vậy thế 15 kV được lựa chọn
làm thế tách tối ưu.
Hình 7. Điện di đồ khảo sát ảnh hưởng của thế tách đến tín hiệu của Sal, Met 50 mg/l. Dung dịch đệm
điện di: Arg-Ace 10 mM, pH = 4,0, Leff = 53 cm.
3.2. Lập đường chuẩn cho Salbutamol và Metoprolol
Đường chuẩn của hai chất salbutamol, metoprolol được thiết lập trên cơ sở điều kiện phân
tích tối ưu khảo sát được, trong khoảng tuyến tính từ 7,0.10-5 M đến 3,0.10-4M.
Hình 8. Đường chuẩn của Salbutamol Hình 9. Đường chuẩn của metoprolol
Bảng 1. Đường chuẩn, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) cho Sal và Met
Tên
chất
Phương trình đường chuẩn (y = a + bx)
Hệ số tương
quan
LOD
(mol/l)
LOQ
(mol/l)
Sal y = (0,02798 ± 0,03256) + (0,22955 ± 0,00253)x 0,99939 2,5.10-5 2,5.10-5
Met y = (0,08634 ± 0,02139) + (0,20768 ± 0,00166)x 0,99968 7,0.10-5 7,0.10-5
40 mV
27
Tập 12, Số 1, 2018
3.3. Độ lặp lại của phương pháp
Tiến hành đo lặp lại 8 lần tại nồng độ 8,5.10-5 M, cả hai chất đều cho độ lặp lại khá tốt. Cụ
thể ở nồng độ 8,5.10-5 M, giá trị RSD
Sal
= 1,61%; RSD
Met
= 1,29%. Cả hai chất đều có giá trị độ
lệch chuẩn tương đối RSD < 3%. Tức là mức độ dao động của các kết quả thử nghiệm độc lập
quanh giá trị trung bình có thể chấp nhận được. Điều đó chứng tỏ phương pháp có độ lặp lại tốt.
4. Kết luận
Đã nghiên cứu các điều kiện thực nghiệm để xây dựng quy trình phân tích hàm lượng Sal
và Met bằng phương pháp điện di mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc. Các điều
kiện thực nghiệm trong quy trình được tóm tắt như sau: Mao quản silica đường kính 50 µm có
chiều dài 60 cm, chiều dài hiệu dụng là 53 cm; phương pháp bơm mẫu theo kiểu xi phông ở độ
cao 20 cm; dung dịch đệm điện di chứa 10 mM Arginine được điều chỉnh đến pH = 4,0 bằng dung
dịch axit acetic đậm đặc; thời gian bơm mẫu là 30s; thế điện đi là 15 kV.
Phương pháp này cho kết quả khoảng tuyến tính tương đối rộng, độ lặp lại tốt, giới hạn phát
hiện và giới hạn định lượng thấp. Qua đó cho thấy, quy trình phân tích Salbutamol và Metoprolol
bằng phương pháp CE-C4D có thể ứng dụng vào việc phân tích nhanh Salbutamol và Metoprolol
trong các mẫu như thức ăn gia súc, thịt lợn ngay tại hiện trường. Do đó, phương pháp này có
thể được phát triển như một công cụ hiệu quả để kiểm soát chất lượng thực phẩm, bảo vệ người
tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ánh Hường, Nghiên cứu xác định các dạng asen vô cơ trong nước ngầm bằng phương
pháp điện di mao quản sử dụng detector độ dẫn không tiếp xúc, Luận án Tiến sĩ Hóa học, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, (2010).
2. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Phạm Thị Ánh, Chu Phạm Ngọc Sơn, Khảo sát
ảnh hưởng của Clenbuterol, Salbutamol trên sự tăng trọng gà, heo và đánh giá sự tồn lưu của chúng
trên gà, heo bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ LC-MS/MS, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh
học,16, trang 39-44, (2011).
3. Phạm Xuân Viết, Tạ Mạnh Hùng, Trần Hoàng, Phùng Thị Vinh, Võ Xuân Minh, Phạm Quốc Bảo,
Định lượng salbutamol trong huyết tương bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao, Tạp chí Dược học, 11,
trang 14-18, (2008).
4. Felix S. Fabiana, Quintino S.M. Maria, Carvalho Z. Alexandre, Coelho H.G. Lúcia, Lago L. do
Claudimir, Angnes Lúcio, Determination of salbutamol in syrups by capillary electrophoresis with
contactless conductivity detection (CE-C4D), Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis,
40, pp 1288–1292, (2006).
5. Weiyu Wang, Yulian Zhang, Jinyan Wang, Xue Shi, Jiannong Ye (2010), Determination of β agonists
in pig feed, pig urine and pig liver using capillary electrophoresis with electrochemical detection,
Meat Science, 85, pp 302–305, (2010).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_tc_khoa_hoc_so_1_2018_7005_2095355.pdf