Nghiên cứu rối loạn lipid máu và kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở người cao tuổi tại phòng khám bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên

Ghi nhận chủ yếu là táo bón, đau yếu cơ, phát ban và nổi mề đay, tăng creatinin, SGOT, SGPT, CK nhưng không đáng kể. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 350 người từ 60 tuổi trở lên chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi ‐ Tỷ lệ rối loạn lipid máu chiếm 66,6% trong đó nữ cao hơn nam (72% so với 56,8%), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,005. Tỷ lệ bệnh nhân tăng CT chiếm 54,5%, TG chiếm 59,5%, LDL‐c chiếm 27,4%, HDL‐c giảm chiếm 29,7%. ‐ Các yếu tố nguy cơ kèm theo khác có tỷ lệ khá cao: THA chiếm gần 70%, Thừa cân và béo phì chiếm 43,7%, trong đó béo phì độ 1 và độ 2 chiếm 23,1% có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). ĐTĐ, béo phì và hút thuốc lá cũng là các YTNC chiếm tỷ lệ khá cao, có sự khác biệt giữa hai giới có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu rối loạn lipid máu và kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở người cao tuổi tại phòng khám bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  177 NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ   BẰNG ROSUVASTATIN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHÒNG KHÁM  BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ YÊN  Nguyễn Thị Hồng Thủy*, Lê Thị Bích Thuận*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định đặc điểm rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tại phòng khám Bệnh viện đa khoa tỉnh  Phú Yên và đánh giá kết quả điều trị bằng Rosuvastatin ở người có rối loạn lipid máu.  Đối tượng và phương pháp: Gồm 350 người đến khám được làm xét nghiệm bilan lipid máu và khảo sát  các yếu tố nguy cơ từ đó chọn ra những bệnh nhân có rối  loạn  lipid máu đưa vào điều trị Rosuvastatin.theo  khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam 2008 và ATP III. Kết quả có 200 bệnh nhân tham gia điều trị.  Kết quả: THA, RLLPM, ĐTĐ là 3 YTNC chủ yếu trong nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ rối loạn lipid  máu chiếm 66,6% trong đó nữ cao hơn nam (72% so với 56,8%), có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,005.  Tỷ lệ bệnh nhân tăng CT chiếm 54,5%, TG chiếm 59,5%, LDL‐c chiếm 27,4%, HDL‐c giảm chiếm 29,7%. Sau  một tháng điều trị: CT từ 84,5% giảm xuống còn 5,5%, Triglycerid từ 50,5% giảm xuống còn 16,5%, LDL‐c từ  62,5% giảm xuống còn 5,5%, riêng HDL‐c không tăng đáng kể. Tỷ lệ rối loạn các chỉ số CT, TG, LDL‐c đều cải  thiện rõ sau điều trị, có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. Nồng độ trung bình các chỉ số lipid máu sau điều trị đều cải  thiện đáng kể so với trước điều trị: CT là 5,98 ± 0,99 mmol/L giảm xuống còn 3,96 ± 0,94 mmol/L, TG là 2,61 ±  1,14mmol/L  giảm  xuống  còn  1,67  ±  0,66 mmol/L,  LDL‐c  là  3,57  ±  0,91mmol/L  giảm  xuống  còn  1,81  ±  0,81mmol/L, Non‐HDL là 4,43 ± 1,03 mmol/L giảm xuống còn 2,59 ± 0,93 mmol/L, với p < 0,01 chỉ có HDL‐c là  chưa biến đổi có ý nghĩa thống kê. Tác dụng phụ: ghi nhận chủ yếu là táo bón, đau yếu cơ, phát ban và nổi mề  đay mức độ nhẹ, tăng creatinin, SGOT, SGPT, CK là không đáng kể.  Kết luận: Rosuvastatin là thuốc điều trị có hiệu quả rối loạn lipid máu và tác dụng phụ không đáng kể.  Từ khóa: rối loạn lipid máu, người cao tuổi, điều trị Rosuvastatin.   ABSTRACT  A STUDY ON DYSLIPIDEMIA TREATMENT WITH ROSUVASTATIN IN THE ELDERLY AT THE  OUT‐PATIENT CLINIC, PHU YEN GENERAL HOSPITAL  Nguyen Thi Hong Thuy, Le Thi Bich Thuan  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 177 ‐ 183  Objective:  1 To  determine  the  prevalence  of  dyslipidemia  in  the  elderly  at  the  out‐patient  clinic;  2 To  evaluate the effectiveness of Rosuvastatin in these patients.  Material  and  method:  A  cross‐sectional  study  including  350  people  screened  for  dyslipidemia  and  evaluated  risk  factors,  200  of  whom  with  dyslipidemia  were  treated  with  Rosuvastain  according  to  the  recommendation of VietNam National Heart Association 2008 and of NCEP‐ATP III 2001.  Results: Hypertension, dyslipidemia and diabetes are three main risk factors. The prevalence of dyslipidemia  was  66.6%,  statistically  significantly  higher  in  women  than  in  men:  72%  and  56.8%,  respectively.  The  prevalence of high total cholesterolemia, hypertriglyceridemia, high serum LDL‐C and decreased serum HDL‐C  * Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên  Tác giả liên lạc: BSCKI. Nguyễn Thị Hồng Thủy, ĐT: 0918957279, Email: hongthuybvpy@gmail.com   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 178 was 54.5%, 59.5%, 27.4% and 29.7%,  respectively. One month after  treated with Rosuvastatin,  there was a  statistically  significant decrease  in  serum  total  cholesterol  (84.5%  to 5.5%),  in  serum  triglyceride  (50.5%  to  16.5%), in serum LDL‐C (62.5% to 5.5%), and the was no significant change in serum HDL‐C. The lipid profile  was significantly ameliorated with treatment: the concentration of total CT before vs. after treatment was 5.98 ±  0.99 mmol/L and 3.9 ± 0.,94 mmol/L; of TG was 2.6 1± 1.14mmol/L and 1.67 ± 0.66 mmol/L, of LDL‐C was 3.57  ±  0.91mmol/L  and  1.81  ±  0.81mmol/L,  of  Non‐HDL  was  4.43  ±  1.03  mmol/L  and  2.59  ±  0.93  mmol/L,  respectively.với p < 0.01. The side effects of dyslipidemia therapy were mild and  included constipation, muscle  pain, rash, mild urticarial and increased serum creatinin, SGOT, SGPT.  Conclusion: Rosuvastatin (ROSTOR 10 mg) is an effective agent for treatment of dyslipidemia with mild  side effects.  Keyword: dyslipidemia, elderly, treatment, Rosuvastatin   ĐẶT VẤN ĐỀ  Nhiều  nước  trong  khu  vực  châu  Á  đang  phải  đối  mặt  với  thách  thức  về  số  lượng  ngườicao tuổi ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam,  người cao  tuổi  sống  ở nông  thôn chiếm 81,2%,  18,8% sống ở thành thị. Người cao  tuổi  thường  mắc các bệnh kinh niên mãn tính. Rối loạn lipid  máu (RLLPM) là một trong những nguyên nhân  bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi(1,5,13). Nhiều  nghiên cứu  lớn đã chứng minh rằng giải quyết  được  RLLPM  sẽ  hạn  chế  các  biến  cố  tim  mạch(5,7,11).  Theo  Tổ  chức  Y  tế  Thế  giới,  nếu  cholesterol  toàn  phần  giảm  được  23mg%  ở  người  tuổi  40  sẽ  giảm  54%  nguy  cơ  bệnh  tim  mạch còn ở tuổi 70 thì giảm 20% nguy cơ bệnh  tim mạch.  Còn  nếu HDL‐C  tăng  1,2 mg%  thì  giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch(7).  Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành  đề  tài:  “Nghiên  cứu  rối  loạn  lipid máu  và  kết  quả điều trị bằng Rosuvastatin ở người cao tuổi  tại  phòng  khám  Bệnh  viện  Đa  khoa  tỉnh  Phú  Yên” với hai mục tiêu:  1. Xác định  tỷ  lệ và đặc điểm rối  loạn  lipid  máu ở người cao tuổi tại phòng khám Bệnh viện  đa khoa tỉnh Phú Yên.  2.  Đánh  giá  kết  quả  điều  trị  bằng  Rosuvastatin  ở người cao  tuổi  có  rối  loạn  lipid  máu.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Đối  tượng  nghiên  cứu  là  350  người  từ  60  tuổi trở lên đến khám tại Phòng khám Bệnh viện  Đa  khoa  tỉnh  Phú  Yên  từ  tháng  04/2012  đến  tháng  04/2013.  Đáp  ứng  các  tiêu  chuẩn  chọn  bệnh và tiêu chuẩn loại trừ chặt chẽ. Tất cả được  làm xét nghiệm Bilan lipid máu và khảo sát các  yếu tố nguy cơ từ đó chọn ra những bệnh nhân  có RLLPM  đưa vào nghiên  cứu  can  thiệp  theo  khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam 2008(3).  Kết  quả  có  200  bệnh  nhân  tham  gia  điều  trị  Rosuvastatin.  Phương pháp nghiên cứu  Mô tả cắt ngang có can thiệp điều trị và theo  dõi.  Đánh giá các yếu tố nguy cơ  ‐  Xác  định  BMV  hoặc  các  bệnh  lý  tương  đương BMV như: đái  tháo đường, xơ vữa ĐM,  bệnh động mạch ngoại biên, TBMMN. Xác định  các nguy cơ  tim mạch như: người cao  tuổi, hút  thuốc lá, tăng huyết áp, HDL‐c thấp (<40 mg%),  tiền sử gia đình có người bị bệnh ĐM vành sớm  (nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi).  ‐ Chọn  tất  cả những người  có RLLPM  đưa  vào  nhóm  điều  trị  can  thiệp  theo  khuyến  cáo  Hội Tim mạch Việt Nam 2008(3).  Phương pháp đánh giá lâm sàng  ‐ Đo cân nặng, chiều cao: Tính chỉ số khối cơ  thể: BMI = P/H2(kg/m2).  ‐ Đo vòng bụng (VB) và vòng mông (VM):  VB ở nam ≥ 90cm, ở nữ ≥ 80cm là chẩn đoán  béo bụng (béo phì trung tâm).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  179 Tỷ lệ VB/VM > 0,9 ở nam, > 0,85 ở nữ là chẩn  đoán béo phì dạng nam.  ‐ Đánh giá tình trạng béo phì: Dưạ  trên chỉ số  BMI  theo  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán  béo  phì  của  TCYTTG dành cho các nước châu Á(3).  ‐ Tăng huyết áp: Đo huyết áp và phân  loại  theo  khuyến  cáo  của Hội  Tim Mạch  học  Việt  Nam năm 2008(3).  Phương pháp đánh giá cận lâm sàng  Định lượng bilan lipid máu  Mẫu máu tĩnh mạch 2ml lấy vào buổi sáng,  khi chưa ăn sáng và cách bữa ăn tối hôm trước  12  giờ  cho  tất  cả  đối  tượng  nghiên  cứu.  Định  lượng  bilan  lipid  gồm:  Cholesterol  toàn  phần  (CT),  Triglyceride  (TG), HDL‐c  và  LDL‐c  theo  phương pháp so màu enzym, phân tích kết quả  trên máy sinh hoá tự động hiệu HITACHI 917  Đánh giá kết quả  Theo  đánh  giá  của Hội Châu Á Thái Bình  Dương(3).  Bảng 1. Trị số lipid máu bình thường(3)  Thành phần Trị số bình thường CT ≤ 5,2 (mmol/L) TG ≤ 2,3 (mmol/L) HDL-c ≥ 0,9 (mmol/L) LDL-c ≤ 3,12 (mmol/L) Bảng 2. Đánh giá mức độ RLLPM theo NCEP,  ATPIII (5/2001)(6)  Chỉ số Phân loại CT < 200mg/dl (< 5,2 mmol/l) Tốt 200- 239 mg/dl (5,2 -6,2 mmol/l) Cao giới hạn ≥ 240 mg/dl (≥ 6,2 mmol/l) Cao HDL-C < 40 mg/dl (< 1 mmol/l) Thấp > 60 mg/dl (> 1,6 mmol/l) Cao Chỉ số Phân loại LDL-C < 100mg/dl (< 2,6 mmol/l) Tối ưu 100 - 129 mg/dl (2,6- 3,4 mmol/l) Gần tối ưu 130- 159 mg/dl (3,4- 4,2 mmol/l) Cao giới hạn 160- 189 mg/dl ( 4,2- 5 mmol/l) Cao ≥ 190 mg/ dl ( ≥ 5 mmol/l) Rất cao TG < 150 mg/dl (< 1,7 mmol/l) Bình thường 150 - 199 mg/dl (1,7 - 2,3 mmol/l) Cao giới hạn 200 - 499 mg/dl (2,3 - 5,7 mmol/l) Cao ≥ 500 mg/dl (≥ 5,7 mmol/l) Rất cao Định lượng glucose máu  Mẫu máu  được  lấy  cùng  lúc  để  làm  Bilan  lipid.  Định  lượng  bằng  phương  pháp  so màu  enzyme theo kỹ thuật GLUCO‐PAP  Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường: Theo  tiêu chuẩn của ADA năm 2010(3).  Định lượng ure máu và creatinin  Để đánh giá chức năng thận   Định lượng men gan (SGOT, SGPT)  Theo  dõi  tác  dụng  phụ  khi  dùng  Rosuvastatin.  Định lượng CK, CK‐MB  Để  theo dõi  tác dụng  phụ  khi dùng  thuốc  Rosuvastatin và theo dõi bệnh lý mạch vành.  Các phương pháp điều trị RLLPM  Thay đổi lối sống: chủ yếu là thay đổi chế độ  ăn và tăng cường hoạt động thể lực.  Điều trị Rosuvastatin (Rostor 10mg).  Dùng  phương  pháp  điều  trị  thay  đổi  lối  sống  phối  hợp  với  điều  trị  bằng  thuốc  để  đạt  được  các  mục  tiêu  điều  trị  theo  từng  loại  RLLPM.  ‐ Khi  có LDL‐C  cao: mục  tiêu  điều  trị  theo  bảng sau.  Bảng 3. Khuyến cáo điều trị RLLPM theo mức độ LDL‐C và không HDL‐c (6).  Loại nguy cơ Mục tiêu LDL (mg%) Mức LDL thay đổi lối sống (mg%) Mức LDL cần dùng thuốc (mg%) Mục tiêu cho "không HDL-c" (mg%) Nguy cơ cao: Bệnh mạch vành hoặc tương đương (< 2,6 mmol/L).Tối ưu là (< 1,8 mmol/L) ≥ 70 (≥ 1,8 mmol/L) ≥ 100 (≥ 2,6 mmol/L) < 130 (< 3,4 mmol/L) Nguy cơ cao-trung bình: ≥ 2 YTNC + nguy cơ 10 năm từ 10 - 20%. < 130 Tối ưu (< 2,6 mmol/L) ≥ 100 (≥ 2,6 mmol/L) ≥ 130 (≥ 3,4 mmol/L) < 160 (< 4,1 mmol/L) Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 180 Loại nguy cơ Mục tiêu LDL (mg%) Mức LDL thay đổi lối sống (mg%) Mức LDL cần dùng thuốc (mg%) Mục tiêu cho "không HDL-c" (mg%) Nguy cơ trung bình: ≥ 2 YTNC + nguy cơ 10 năm < 10 %. <130 (< 3,4 mmol/L) ≥ 130 (≥ 3,4 mmol/L) ≥ 160 (≥4,1 mmol/L) < 160 (< 4,1 mmol/L) Nguy cơ thấp: 0 - 1 YTNC <160 (< 4,1 mmol/L) ≥ 160 (≥ 4,1 mmol/L) ≥ 190 (≥ 4,9 mmol/L) < 190 (< 4,9 mmol/L) ‐  Khi  Triglycerid  cao  ≥  200  mg%(≥  2,3mmol/l)  thì  điều  chỉnh  theo  không HDL‐c  (non‐HDL  cholesterol). Công  thức  tính: Non‐ HDL‐c = CT ‐ HDL‐c.  ‐ Mục tiêu cho mức độ HDL‐c là ≥ 40 mg%(≥  1mmol/l). Khi HDL‐c < 40 mg% (< 1mmol/l) thì  phải  điều  chỉnh  ngay  từ  lần  thăm  khám  đầu  tiên: giảm cân nặng,  tăng cường hoạt động  thể  lực, ngừng hút thuốc lá, tránh ăn nhiều thức ăn  ngọt.  Xử lý số liệu  Ứng dụng phần mềm SPSS 18.0 và Medcalc.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Qua nghiên cứu 350 đối tượng từ 60 tuổi trở  lên, chúng tôi thu được các kết quả sau đây:  Bảng 4. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới  Độ tuổi Nhóm 60 - 69 70 – 79 ≥ 80 n % n % n % Nam (n = 125;35,7%) 68 32,23 47 42,73 10 34,48 Nữ (n = 225; 64,3%) 143 67,77 63 57,27 19 65,52 Chung (n = 350, 100%) 211 60,3 110 31,4 29 8,3 p 0,05 > 0,05 Kết quả cho thấy các nhóm tuổi tỷ lệ nữ đều  cao hơn nam giới trong đó nhóm tuổi 60‐69 cao  nhất  chiếm  60,3%  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống kê, p < 0,0001. So sánh với Trần Đắc Hải  nghiên cứu chúng tôi cao hơn, so sánh với Phạm  Hữu  Tài  thì  độ  tuổi  từ  70‐79  chiếm  tỷ  lệ  cao  56,43% cao hơn kết quả của chúng tôi. Tỷ lệ nam  là 56,44%, nữ chiếm 43,56%, tỷ lệ nam/ nữ là 1,3  trong khi của chúng tôi nữ gần gấp đôi nam(10).  Bảng 5. Các chỉ số nhân trắc giữa hai giới  Chỉ số Giới Tuổi (X±SD) Chiều cao (X±SD) Cân nặng (X±SD) Vòng bụng (X±SD) BMI (X±SD) Nam (n = 25) 69,64 ± 6,38 161,94 ± 5,83 58,87 ± 9,97 87,73 ± 9,2 22,42 ± 3,42 Nữ (n = 225) 68,83 ± 6,28 150,99 ± 5,47 52,33 ± 7,61 86,58 ± 7,77 22,95 ± 3,13 Chung (n = 350) 69,12 ± 6,32 154,9 ± 7,67 54,67 ± 9,07 86,99 ± 8,32 22,76 ± 3,24 P > 0,05 0,05 > 0,05 Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  trị  trung  bình  của  tuổi,  vòng  bụng,  BMI  giữa  hai  giới  tương đương nhau. Không có sự khác biệt có ý  nghĩa  thống kê, p > 0,05. Tương đương với kết  quả nghiên cứu của Phạm Hữu Tài, nghiên cứu  Trần  Đắc Hải  tỷ  lệ  thừa  cân,  béo phì  ở  người  THA  rất  cao  chiếm  70,4%,  Đoàn Phước Thuộc  trong cộng đồng chiếm 24,6%(3,10,4).   Bảng 6. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ theo giới  YTNC Giới THA ĐTĐ Thuốc lá RLLPM Béo phì n % n % n % n % n % Nam (n = 125) 89 71,2 47 37,6 46 36,8 71 56,8 27 21,6 Nữ (n = 225) 155 68,89 87 38,67 3 1,33 162 72 54 24 Chung (n = 350) 244 69,71 134 38,29 49 14 233 66,6 81 23,14 Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  RLLPM  chiếm tỷ lệ 66,6%, thấp hơn của Phạm Hữu Tài  là  76,23%,  và  cao  hơn  nghiên  cứu  của  Đoàn  Phước Thuộc ở người ≥ 60 tuổi trong cộng đồng  là 39,4%(3,10,4).  Bảng 7. So sánh trị trung bình các chỉ số lipid giữa hai giới:  Chỉ số Giới CT (X ± SD) TG (X ± SD) LDL-c (X ± SD) HDL-c (X ± SD) Non – HDL (X ± SD) Nam (n = 125) 5,08 ± 1,12 1,94 ± 0,97 2,78 ± 1,03 1,45 ± 0,61 3,63 ± 1,09 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  181 Chỉ số Giới CT (X ± SD) TG (X ± SD) LDL-c (X ± SD) HDL-c (X ± SD) Non – HDL (X ± SD) Nữ (n = 225) 5,5 ± 1,17 2,26 ± 1,2 3,09 ± 1,09 1,55 ± 0,7 3,95 ± 1,19 Chung (n = 350) 5,35 ± 1,17 2,14 ± 1,14 2,98 ± 1,08 1,51 ± 0,67 3,84 ± 1,16 P 0,003 0,02 0,01 > 0,05 0,01 Trong nghiên  cứu  chúng  tôi,  tỷ  lệ  rối  loạn  cholesterol máu  chiếm  53,4  với nồng  độ  trung  bình là 5,35 ± 1,17 tương đương với Phạm Hữu  Tài  là  54,46% và nồng  độ  trung bình  là  5,42  ±  1,40  mmol/L,  với  Hồ  Anh  Bình  là  52,17%  và  nồng độ trung bình là 5,459 ± 1,345 mmol/l, khác  biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p <  0,01)(3,,10).  Nghiên cứu PROCAM có mức trung bình ở  người bị BMV  là 6,51 ± 1,22 mmol/l và cao hơn  nhóm chứng có ý nghĩa thống kê(3).  Nghiên cứu MRFIT trên 361.622 nam, tuổi từ  35  tới 57  thấy nguy  cơ  tử vong do bệnh mạch  vành  tăng nhẹ khi CT  từ 1.4g/l  lên 2g/l, gấp ba  lần khi CT tăng lên 3g/l(3).  Kannell  và  cs  nghiên  cứu  trên  5.000  bệnh  nhân  theo dõi  trong vòng 14 năm  thấy  có mối  tương  quan  thuận  giữa  nguy  cơ  bệnh  mạch  vành và CT: khi CT 2g/l nguy cơ tăng lên 2,25 và  khi  CT  tăng  lần  lượt  là  2,4‐  2,5g/l  và  >  2,6g/l  nguy cơ tăng lên 3,25(3)  Bảng 8. Phân bố rối loạn các chỉ số lipid máu theo  giới:  Các chỉ số Nam (n = 125) Nữ (n =225) Chung (N = 350) P n % n % n % CT > 5.2 mmol/L 57 45,6 130 57,78 187 53,4 < 0,05 TG > 2.3mmol/L 32 25,6 84 37,33 116 33,1 < 0,05 HDL-c < 0.9mmol/L 6 4,8 11 8,8 17 4,9 > 0,05 LDL-c > 3.12mmol/L 45 36 93 41,33 138 39,4 > 0,05 Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả thấp  hơn của Trần Đắc Hải  (CT: 66,7%, TG: 65,4%,  HDL‐c: 38,3%, LDL‐c: 33,3%)(3).  Đánh giá kết quả điều trị bằng rosuvastatin ở người cao tuổi có rối loạn lipid máu  Bảng 9. Thay đổi thành phần lipid máu sau 30 ngày điều trị Rosuvastatin.  Chỉ số Nhóm CT (X ± SD) TG (X ± SD) LDL-c (X ± SD) HDL-c (X ± SD) Non-HDL (X ± SD) Nhóm A n = 200 D0 5,98 ± 0,99 2,61 ± 1,14 3,57 ± 0,91 1,25 ± 0,74 4,43 ± 1,03 D30 3,96 ± 0,94 1,67 ± 0,66 1,81 ± 0,81 1,36 ± 0,51 2,59 ± 0,93 Thay đổi -2,0 ± 1,9 -0,9 ± 1,7 -1,8 ± 1,8 +0,11 ± 0,52 -1,8 ± 2,3 P 0,05 < 0,01 Nồng  độ  trung  bình  các  chỉ  số  lipid máu  sau điều trị đều cải thiện đáng kể so với trước  điều  trị với p < 0,01 chỉ có HDL‐c  là biến  đổi  chưa có ý nghĩa  thống kê. Kết quả của chúng  tôi  tương  đương  với  kết  quả  của  Phan  Long  Nhơn  (CT  trước  điều  trị  5,09  ±  1,04,  giảm  xuống  còn  4,11  ±  0,83mmol/L, TG  trước  điều  trị là 2,17 ± 1,12mmol/L giảm xuống còn 1,61 ±  0,84mmol/L,  LDL‐c  trước  điều  trị  là  2,89  ±  0,88mmol/L  giảm  xuống  còn  2,24  ±  0,78mmol/L)(9). Nghiên  cứu  Rancho  Bernardo  Study,  JUPITER  đều  cho  thấy  hiệu  quả  của  Statin trong điều trị RLLPM(5,11).  Bảng 10. Phân bố rối loạn các chỉ số lipid máu trước  và sau điều trị  Các chỉ số Trước điều trị n = 200 Sau điều trịn = 200 p n % n % CT > 5,2 mmol/L 169 84,5 11 5,5 < 0,01 TG > 2,3mmol/L 101 50,5 33 16,5 < 0,01 HDL-c 0,05 LDL-c > 3,12mmol/L 125 62,5 11 5,5 < 0,01 Sau một tháng điều trị, tỷ lệ rối loạn các chỉ  số CT, TG, LDL‐c đều cải  thiện  rõ  rệt sau điều  trị, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,01  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 182 chỉ có HDL‐c biến đổi chưa có ý nghĩa thống kê  Kết quả điều trị của chúng tôi hiệu quả hơn của  Trần Đắc Hải (CT từ 66,7% xuống còn 24,7%, TG  từ  65,4%  xuống  29,6%, HDL‐c  từ  38,3%  xuống  11,1%, LDL‐c  từ  33,3% xuống  9,9%) do nghiên  cứu này chỉ điều trị Rosuvastatin trong 2 tuần(4).  Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết  quả nghiên cứu Heart Protection Study cho thấy  hiệu  quả  của  Simvastatin  trong  điều  trị  RLLPM(7).  Tác dụng phụ  Ghi  nhận  chủ  yếu  là  táo  bón,  đau  yếu  cơ,  phát ban và nổi mề đay,  tăng creatinin, SGOT,  SGPT, CK nhưng không đáng kể.  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu 350 người từ 60 tuổi trở lên  chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:  Đặc  điểm  rối  loạn  lipid máu  ở người  cao  tuổi  ‐  Tỷ  lệ  rối  loạn  lipid  máu  chiếm  66,6%  trong đó nữ cao hơn nam (72% so với 56,8%),  có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,005.  Tỷ  lệ  bệnh  nhân  tăng  CT  chiếm  54,5%,  TG  chiếm 59,5%, LDL‐c chiếm 27,4%, HDL‐c giảm  chiếm 29,7%.  ‐ Các yếu tố nguy cơ kèm theo khác có tỷ lệ  khá cao: THA chiếm gần 70%, Thừa cân và béo  phì chiếm 43,7%, trong đó béo phì độ 1 và độ 2  chiếm 23,1% có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  (p < 0,0001). ĐTĐ, béo phì và hút thuốc lá cũng  là các YTNC chiếm tỷ lệ khá cao, có sự khác biệt  giữa hai giới có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).  Kết quả điều trị bằng rosuvastatin  Sau  một  tháng  điều  trị:  tỷ  lệ  tăng  CT  từ  84,5% giảm xuống còn 5,5%, tăng Triglycerid từ  50,5%  giảm  xuống  còn  16,5%,  tăng  LDL‐c  từ  62,5% giảm xuống còn 5,5%, có sự khác biệt có ý  nghĩa  thống  kê, p  <0  ,01.  chỉ  có  tình  trạng  rối  loạn HDL‐c cải thiện chưa có ý nghĩa thống kê.  Nồng độ trung bình các chỉ số lipid máu đều  cải thiện đáng kể so với trước điều trị: CT là 5,98  ±  0,99  mmol/L  giảm  xuống  còn  3,96  ±  0,94  mmol/L, TG  là  2,61  ±  1,14mmol/L  giảm  xuống  còn  1,67  ±  0,66  mmol/L,  LDL‐c  là  3,57  ±  0,91mmol/L giảm xuống còn 1,81 ± 0,81mmol/L,  Non‐HDL là 4,43 ± 1,03 mmol/L giảm xuống còn  2,59 ± 0,93 mmol/L, với p < 0,01 chỉ có HDL‐c là  chưa biến đổi có ý nghĩa thống kê.  Tác dụng phụ: ghi nhận chủ yếu là táo bón,  đau yếu  cơ, phát ban và nổi mề  đay mức  độ  nhẹ, tăng creatinin, SGOT, SGPT, CK là không  đáng kể.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Baigent C. et al (2010) “Efficacy and safety of more intensive  lowering  of  LDL‐c:  a  meta‐analysis  of  data  from  170,000  participants in 26 randomized trials” Lancet; pp.376:1670‐81.  2. Đào Duy An và cs (2005)  ʺTình  trạng huyết áp ở người cao  tuổi thị xã Kon tum ʺKỷ yếu hội nghị khoa học tim mạch khu vực  phía Nam lần thứ 7”: tr.10‐15.  3. Đặng Vạn Phước và cs (2008), “Khuyến cáo chẩn đoán, điều  trị rối  loạn  lipid máu”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và  chuyển hoá giai đoạn 2006‐2010, NXB Y học, tr.365‐383.  4. Đoàn Phước Thuộc  (2012), “Nghiên cứu  tỷ  lệ  rối  loạn  lipid  máu và một số đặc điểm dịch tễ học của người dân ở Thừa  Thiên Huế năm 2010”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại Hội  nghị Nội tiết và Đái tháo đường lần thứ VI, Tạp chí Nội tiết Đái  tháo đường, tr.656‐663.  5. Ferrara,  A.  et  al  (1997),  “Total  LDL  and  HDL  cholesterol  decrease with  age  in  older men  and women.  The  Rancho  Bernardo Study 1984‐1994”. Circulation 96: pp.37‐43.  6. Grundy  SM,  et  al  (2004),  “Implications  of  Recent  Clinical  Trials  for  the Nation Cholesterol Education Program Adult  Treatment Panel III Guidelines”, Circulation, 110, pp. 227‐239.  7. Heart  Protection  Study  Collaborative  Group  (2002).  MRC/BHF  Heart  Protection  Study  of  cholesterol  lowering  with  simvastatin  in  20,536  high‐risk  individuals:  a  randomised placebo‐controlled trial. Lancet. 360: pp.7‐22.  8. LaRosa  JC,  et  al  (2005),  “Intensive  lipid  lowering  with  atorvastatin in patients with stable coronary disease”. N Engl J  Med.352: pp.1425‐35.  9. Phan Long Nhơn và cs (2012), ʺĐánh giá kết quả điều chỉnh  lipid máu của Simvastatin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim  mạch”. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tại Hội nghị Nội tiết và  Đái tháo đường lần thứ VI, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, tr.631‐ 638.  10. Phạm Hữu Tài và cs (2009), “Nghiên cứu bi lan Lipid máu ở  người  cao  tuổi bị hội  chứng  động mạch vành  cấp”, Kỷ yếu  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  183 toàn văn các đề tài khoa học tại Hội nghị Nội khoa và xạ phẫu bằng  dao gamma, Tạp chí Y học thực hành, số 658‐659, tr.357‐364.  11. Ridker  PM  et  al,  the  JUPITER  Study  Group  (2008),  “Rosuvastatin to prevent vascular events in men and women  with elevated C‐reactive protein”. N Engl J Med 359: pp.2195‐ 207.  12. Trần Đắc Hải  (2012), “Hiệu quả điều  trị  rối  loạn  lipid máu  bằng Rosuvastatin ở bệnh nhân  tăng huyết áp”, Kỷ yếu toàn  văn các đề tài khoa học tại Hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường lần  thứ VI, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường, tr.761‐771.  13. Yamwong P, et al (2000), “Prevalence of dyslipidemia in the  elderly in rural areas of Thailand”. Southeast Asian J Trop Med  Public Health. Mar;31(1): pp.158‐62.  Ngày nhận bài báo              01‐7‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  10‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:  01‐8‐2013 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_roi_loan_lipid_mau_va_ket_qua_dieu_tri_bang_rosuv.pdf
Tài liệu liên quan