- Sự phát triển cường độ nén của bê tông sử dụng cát biển,
nước biển, cấp độ bền B15 và B20 phù hợp quy luật phát triển
cường độ nén theo thời gian như bê tông thông thường.
Cường độ nén bê tông cát biển, nước biển phát triển mạnh
trong 7 ngày đầu, về sau tăng rất chậm so với cấp phối bê
tông cát vàng, nước máy. Tuy nhiên, cường độ nén ở các ngày
tuổi thấp hơn nhiều so với cường độ nén bê tông thông
thường. Ở 90 ngày tuổi, bê tông cát biển, nước biển thấp hơn
bê tông thường 33,39% (B15) và 25,90% (B20). Nếu sử dụng
phụ gia 0,7% và 1% tỷ lệ này sẽ giảm còn 23,13% (B15),
17,60% (B20) và 14,79% (B15), 11,81% (B20) tương ứng.
- Tại 90 ngày tuổi, nếu sử dụng phụ gia 0,7%, cường độ
nén của bê tông cát biển, nước biển B15 tăng 15,39%, B20
tăng 11,20%; nếu tăng phụ gia lên1%, thì cường độ nén của
bê tông B15 tăng 27,92%, B20 tăng 19,01%.
- Cường độ nén ba ngày tuổi của bê tông cát biển, nước
biển, có phụ gia phát triển nhanh hơn so với các cấp phối
còn lại, sau 3 ngày tuổi cường độ vẫn tăng, nhưng chậm
hơn. Từ sau 3 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi, cường độ nén
các loại cấp phối đều tăng. Sau 28 ngày, ngoài bê tông
truyền thống, chỉ có bê tông cát biển, nước biển, phụ gia
1%, đạt cường độ thiết kế là bê tông B15, đạt 211,28
kg/cm2(105,64%) và B20 đạt 231,72kg/cm2.
4 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất bê tông từ cát biển, nước biển khu vực Nha Trang–Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Trần Văn Châu, Trương Hoài Chính
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BÊ TÔNG TỪ CÁT BIỂN,
NƯỚC BIỂN KHU VỰC NHA TRANG – KHÁNH HÒA
A RESEARCH ON PRODUCING CONCRETE USING SEA SAND,
AND SEAWATER OF NHA TRANG BEACH, KHANH HOA PROVINCE
Trần Văn Châu1, Trương Hoài Chính2*
1HVCH ngành Xây dựng dân dụng, K33 Nha Trang (liên kết) Khánh Hòa; chau13042010@gmail.com
2Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; truonghchinh@gmail.com
Tóm tắt - Bê tông là vật liệu xây dựng phổ biến trong xây dựng và
được chế tạo bởi chất kết dính (xi măng), cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi),
cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên), nước và phụ gia. Ở Việt Nam, cát sông
được dùng phổ biến làm cốt liệu nhỏ để chế tạo bê tông thông
thường. Do nhu cầu phát triển của xã hội, cát sông ngày càng bị
khai thác quá mức để phục vụ hoạt động xây dựng, ảnh hưởng
đến môi trường, làm tăng chi phí xây dựng. Vì vậy, cần có một loại
vật liệu khác, có thể thay thế cát sông, nước ngọt để chế tạo bê
tông như cát biển, nước biển. Nghiên cứu sản xuất bê tông từ cát
biển, nước biển khu vực Nha Trang – Khánh Hòa để đánh giá sự
phát triển cường độ chịu nén của bê tông sản xuất từ cát biển,
nước biển theo thời gian và khả năng sử dụng cát biển, nước biển
để sản xuất bê tông xi măng, ứng dụng trong công trình xây dựng.
Abstract - Concrete is a popular building material in construction
and is normally made from cement, coarse aggregate (crushed
rock, gravel), fine aggregate (natural sand), water and admixtures.
In Vietnam, river sand is commonly used as fine aggregate to make
concrete. Due to the development needs of society, river sand is
being over - exploited to serve construction activities, affecting the
environment and increasing construction costs. Therefore, there
should be another material such as sea sand and seawater that
can replace river sand, fresh water to make concrete. This research
on concrete production using sea sand, and seawater of Nha Trang
beach, Khanh Hoa province is to evaluate time-dependent
development of compressive strength of concrete with sea sand
and seawater, and the possibility of using sea sand and seawater
to produce concrete for construction works.
Từ khóa - cát biển; nước biển; bê tông nước biển; bê tông cát
biển; cường độ nén
Key words - sea sand; seawater; seawater concrete; sea sand
concrete; compressive strength
1. Đặt vấn đề
Bê tông là vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới,
là kết cấu chịu lực chính trong các công trình xây dựng. Cát
từ sông, suối thường được dùng làm cốt liệu nhỏ chế tạo bê
tông thông thường.
Theo số liệu điều tra của Bộ Xây dựng cho thấy, đến
năm 2020 nhu cầu về cát xây dựng cả nước (cát san lấp, cát
đổ bê tông, cát xây tô) khoảng 130 triệu m3/năm, nhu cầu
từ năm 2016 đến năm 2020 cần 2,1 đến 2,3 tỉ m3 cát. Trong
khi đó, trữ lượng dự báo hiện nay chỉ hơn 2 tỉ m3. Tại
Khánh Hòa, dự báo đến năm 2020, nhu cầu cát xây dựng
cho toàn tỉnh từ 1,6 đến 1,9 triệu m3/năm, trong khi tổng
công suất khai thác chỉ đạt 1,45 triệu m3/năm.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải, có bờ biển dài 385 km,
với tổng diện tích 5.217,6 km² và hơn 250 đảo và quần đảo,
nếu tận dụng nguồn cát sẵn có ven biển, cát biển để sản xuất
bê tông, sẽ hạn chế việc khai thác quá mức cát vàng, bảo vệ
môi trường, nguồn nước, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội
lớn nhờ giảm giá thành. Vì vậy, việc “Nghiên cứu sản xuất
bê tông từ cát biển, nước biển khu vực Nha Trang – Khánh
Hòa” cần được tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng sử
dụng cát biển, nước biển để chế tạo bê tông trong thực tế.
2. Kết quả nghiên cứu - Thí nghiệm khảo sát
2.1. Tổng quan về bê tông
Bê tông xi măng (thường gọi tắt là bê tông) là loại vật
liệu đá nhân tạo được hình thành bằng cách tạo hình và làm
rắn chắc hỗn hợp, được lựa chọn hợp lý của xi măng, nước,
cốt liệu (cát, sỏi hay đá dăm) và phụ gia. Trong đó, đá và
cát, là những thành phần chịu lực chủ yếu của bê tông; còn
xi măng, sau khi trộn với nước sẽ dần đông cứng lại và trở
thành một chất kết dính hỗn hợp [3].
2.1.1. Các vật liệu cấu thành bê tông
Xi măng là thành phần chất kết dính để liên kết các hạt
cốt liệu với nhau tạo ra cường độ cho bê tông. Chất lượng
và hàm lượng xi măng là yếu tố quan trọng quyết định
cường độ cho bê tông.
Cốt liệu nhỏ có thể là cát tự nhiên (cát sông, cát suối,
cát đồi), nhân tạo (cát xỉ, cát Keramzir), cát nghiền và hỗn
hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền. Cốt liệu nhỏ có kích
thước từ 0,14 mm đến 5 mm.
Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập hoặc
nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm.
Cốt liệu lớn có kích thước từ 5 mm đến 70 mm.
Nước là thành phần giúp cho xi măng phản ứng tạo ra
các sản phẩm thủy hóa làm cho cường độ của bê tông tăng
lên. Nước còn tạo ra độ lưu động cần thiết để quá trình thi
công được dễ dàng. Nước biển có thể dùng để chế tạo bê
tông cho những kết cấu làm việc trong nước biển, nếu tổng
các loại muối ≤ 35g/lít nước biển.
Chất phụ gia trong bê tông được sử dụng khá phổ biến,
thường có 2 loại. Phụ gia rắn nhanh thường làm tăng nhanh
quá trình thủy hóa xi măng, rút ngắn quá trình rắn chắc của bê
tông trong điều kiện tự nhiên, cũng như nâng cao cường độ bê
tông sau khi bảo dưỡng nhiệt và ở tuổi 28 ngày. Phụ gia hoạt
động bề mặt có khả năng cải thiện đáng kể tính dẻo của hỗn
hợp bê tông và tăng cường nhiều tính chất khác của bê tông
như tăng cường độ chịu lực, tăng khả năng chống thấm...
2.1.2. Cường độ của bê tông
Cường độ là đặc trưng cơ bản, phản ánh khả năng chịu
lực của bê tông. Cường độ bê tông phụ thuộc thành phần
cốt liệu, đặc tính của xi măng, tỷ lệ nước với xi măng,
phương pháp thi công và điều kiện môi trường. Theo tiêu
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 7
0
20
40
60
80
100
0,00 2,00 4,00
%
t
íc
h
l
ũ
y
t
rê
n
s
àn
g
Cỡ sàng (mm)
chuẩn Việt Nam TCVN 5574–2012, cường độ chịu nén là
cường độ trung bình, tính theo đơn vị daN/cm2 (kg/cm2)
hay Mpa (N/mm2) của mẫu thử chuẩn khối lập phương
vuông, cạnh bằng 150 mm, được dưỡng hộ và thí nghiệm
ở tuổi 28 ngày, theo điều kiện chuẩn ở nhiệt độ 27 + 2oC,
độ ẩm không nhỏ hơn 95%.
2.1.3. Cát biển
Cát biển là sản phẩm của các trầm tích dạng sa thạch,
thông thường trong 1 kg cát biển, có khoảng 10 đến 20 mg
NaCl. Dung trọng cát biển thay đổi từ 1,4 – 1,7 g/cm3, tỷ
trọng 2,6 – 2,7 g/cm3, độ xốp thay đổi trong khoảng 35% -
45%. Thành phần hóa học của cát biển có hàm lượng silic
rất cao, từ 57% - 90%, hàm lượng Fe2O3 là 1,2% - 9,7%,
Al2O3 là 0,95% - 18,2%, MnO là 0,008% - 0,13%, Na2O
dưới 0,9%, [1]
2.1.4. Nước biển
Nước biển có độ mặn khoảng 3,5% muối theo trọng
lượng phần lớn là muối NaCl hòa tan dưới dạng ion Na+ và
Cl-. Nước biển cũng chứa Mg2+ và SO42-, Nồng độ pH của
trung bình 8,2, nước biển có tính xâm thực xi măng.
2.2. Thí nghiệm thành phần cốt liệu
2.2.1. Xi măng
Sử dụng xi măng Hà Tiên PCB40, Cam Ranh
Bảng 1. Kết quả thí nghiệm xi măng theo TCVN 6260:2009
Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử Yêu cầu Kết quả
Cường độ nén
3 ngày
7 ngày
MPa
MPa
TCVN 6016:2011
TCVN 6016:2011
≥ 18
≥ 40
20,3
44,0
Thời gian đông kết
Bắt đầu
Kết thúc
Min
Min
TCVN 6017:2015
TCVN 6017:2015
≥ 45
≤ 420
145
205
Độ mịn (bề mặt
riêng)
cm2/g TCVN 4030:2003 ≥ 2.800 3.785
Phần còn lại trên
sàng 0,09 mm
% TCVN 4030:2003 ≤ 10 2,0
Lượng nước tiêu chuẩn % TCVN 6017:2015 27,6
Độ ổn định thể tích
theo Le Chatelier
mm TCVN 6017:2015 ≤ 10 0,65
Hàm lượng SO3 % TCVN 141:2008 ≤ 3,5 2,11
2.2.2. Cát
Cát vàng Sông Cái, Nha Trang – Diên Khánh, cát biển
khu vực ven biển Nha Trang.
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm cát vàng theo TCVN 7572:2006
TT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
TCVN
7570-2006
1 Mô đun độ lớn Mđl - 3,0 2,0 -:- 3,3
2 Hàm lượng bùn bụi sét % 1,12 ≤ 3,00
3 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1.472
4 Khối lượng riêng g/cm3 2,650
5 Khối lượng thể tích bảo hòa g/cm3 2,581
6 Khối lượng thể tích khô g/cm3 2,539
7 Độ hút nước % 1,66
8 Độ rỗng % 55,6
9 Hàm lượng tạp chất hữu cơ - Sáng hơn Màu chuẩn
Hình 1. Biểu đồ thành phần hạt cát sông
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm cát biển theo TCVN 7572:2006
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Kết quả
TCVN
7570-2006
1 Mô đun độ lớn Mđl - 3,0 2,0 -:- 3,3
2 Hàm lượng bùn bụi sét % 0,57 ≤ 3,00
3 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1.579
4 Khối lượng riêng g/cm3 2,664
5 Khối lượng thể tích bảo hòa g/cm3 2,591
6 Khối lượng thể tích khô g/cm3 2,547
7 Độ hút nước % 1,73
8 Độ rỗng % 59,3
9 Hàm lượng tạp chất hữu cơ - Sáng hơn Màu chuẩn
Bảng 4. Kết quả kiểm nghiệm chỉ số Cl- và SO42- cát biển
STT Chỉ tiêu Phương pháp kiểm nghiệm Kết quả
1 Clorua (g/m3) SMEWW- 4500 Cl--B 3,0
2 Sunphat (g/m3) SMEWW- 4500 SO42--E 2,55
Hình 2. Biểu đồ thành phần hạt cát biển
2.2.3. Đá dăm 1x2 mỏ đá Hòn Ngang, Diên Khánh
Bảng 5. Kết quả thí nghiệm đá theo TCVN 7572:2006
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Kết quả
TCVN
7570-2006
1 Tỷ lệ hạt thoi dẹt và dẹt % 5,80 ≤14
2 Hàm lượng bùn bụi sét % 0,60 ≤2
3 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1394
4 Khối lượng thể tích bảo hòa g/cm3 2,716
5 Khối lượng thể tích khô g/cm3 2,699
6 Khối lượng riêng g/cm3 2,744
7 Độ hút nước % 0,61
8 Độ rỗng % 48,3
9 Độ ép vỡ trong xy lanh % 7,3 ≤14
0
20
40
60
80
100
0,00 2,00 4,00
%
t
íc
h
l
ũ
y
t
rê
n
s
àn
g
Cỡ sàng (mm)
8 Trần Văn Châu, Trương Hoài Chính
Hình 3. Biểu đồ thành phần hạt đá
2.2.4. Nước
Sử dụng nước máy sinh hoạt, nước biển Nha Trang
Bảng 6. Thông số nước biển Nha Trang
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Kết quả
Độ pH TCVN 6492:2011 8,32
Cl- TCVN 6194:1996 17,906 g/l
SO42- TCVN 6250:1996 2,067 g/l
Tổng muối hoà tan TCVN 6168:1996 34,765 g/l
Cặn không tan TCVN 4560:1988 11,5 mg/l
Tạp chất hữu cơ
(chỉ số permanganat)
TCVN 6186:1996 39 g O2/l
2.2.5. Chất phụ gia
Sử dụng phụ gia giảm nước cao cấp Sika Viscocrete
3000-10, là chất siêu hóa dẻo công nghệ cao gốc polyme
thế hệ thứ 3 với hiệu quả thúc đẩy đông cứng cho bê tông.
Sika Viscocrete 3000-10 được thêm vào nước định lượng,
trước khi cho vào hỗn hợp khô hoặc cho vào hỗn hợp bê
tông ướt một cách riêng rẽ. Liều lượng dùng từ 0,7 –
2,5 lít/100 kg xi măng.
Sử dụng phụ gia Sika Viscocrete 3000-10 cho hai loại
cấp phối bê tông sử dụng cát biển, nước biển B15 và B20,
với 2 tỷ lệ là 0,7 và 1 lít/100 kg xi măng.
2.3. Kết quả thí nghiệm
Cấp phối bê tông theo cấp phối chuẩn được Bộ Xây
dựng công bố; cấp phối có sử dụng phụ gia hóa dẻo Sika
Viscocrete 3000-10, điều chỉnh giảm tỷ lệ nước từ 5% đến
10%, tương ứng với tỷ lệ phụ gia sử dụng 0,7% và 1% trên
100 kg xi măng. Độ sụt chung cho các loại cấp phối bê tông
thí nghiệm là 6-8 cm.
2.3.1. Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông M200 (B15)
Bảng 7. Kết quả thí nghiệm cường độ mẫu thử M200 (B15)
Mẫu
B15
Cường độ nén trung bình mẫu thử theo ngày tuổi Rn,
(daN/cm2)
R3 R7 R14 R28 R60 R90
CP1 125,35 168,02 196,43 253,89 261,06 267,73
CP2 104,44 131,58 153,68 162,40 172,94 178,34
CP3 94,32 117,93 129,18 146,71 155,42 165,62
CP4 98,69 133,54 156,59 187,97 202,57 205,79
CP5 131,69 135,25 171,78 211,28 222,83 228,14
Hình 4. Biểu đồ so sánh sự phát triển cường độ bê tông
cát biển, nước biển B15 với các loại cấp phối khác nhau
2.3.2. Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông M250 (B20):
Hình 5. Biểu đồ so sánh sự phát triển cường độ bê tông
cát biển, nước biển B20 với các loại cấp phối khác nhau
0
20
40
60
80
100
5 10 15 20 25 30 35 40
L
ư
ợ
n
g
s
ó
t
tí
ch
l
ũ
y
(
%
)
Cỡ sàng (mm)
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 9
Bảng 8. Kết quả thí nghiệm cường độ mẫu thử M250 (B20)
Mẫu
B20
Cường độ nén trung bình mẫu thử theo ngày tuổi, Rn
(daN/cm2)
R3 R7 R14 R28 R60 R90
CP6 148,15 180,55 224,28 277,23 284,61 287,38
CP7 124,91 146,68 160,75 192,36 205,35 212,96
CP8 134,70 153,74 179,15 205,50 221,36 229,82
CP9 125,97 159,32 188,64 216,02 229,27 236,80
CP10 161,53 168,12 201,74 231,72 247,07 253,44
3. Bàn luận
- Sự phát triển cường độ nén của bê tông sử dụng cát biển,
nước biển, cấp độ bền B15 và B20 phù hợp quy luật phát triển
cường độ nén theo thời gian như bê tông thông thường.
Cường độ nén bê tông cát biển, nước biển phát triển mạnh
trong 7 ngày đầu, về sau tăng rất chậm so với cấp phối bê
tông cát vàng, nước máy. Tuy nhiên, cường độ nén ở các ngày
tuổi thấp hơn nhiều so với cường độ nén bê tông thông
thường. Ở 90 ngày tuổi, bê tông cát biển, nước biển thấp hơn
bê tông thường 33,39% (B15) và 25,90% (B20). Nếu sử dụng
phụ gia 0,7% và 1% tỷ lệ này sẽ giảm còn 23,13% (B15),
17,60% (B20) và 14,79% (B15), 11,81% (B20) tương ứng.
- Tại 90 ngày tuổi, nếu sử dụng phụ gia 0,7%, cường độ
nén của bê tông cát biển, nước biển B15 tăng 15,39%, B20
tăng 11,20%; nếu tăng phụ gia lên1%, thì cường độ nén của
bê tông B15 tăng 27,92%, B20 tăng 19,01%.
- Cường độ nén ba ngày tuổi của bê tông cát biển, nước
biển, có phụ gia phát triển nhanh hơn so với các cấp phối
còn lại, sau 3 ngày tuổi cường độ vẫn tăng, nhưng chậm
hơn. Từ sau 3 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi, cường độ nén
các loại cấp phối đều tăng. Sau 28 ngày, ngoài bê tông
truyền thống, chỉ có bê tông cát biển, nước biển, phụ gia
1%, đạt cường độ thiết kế là bê tông B15, đạt 211,28
kg/cm2(105,64%) và B20 đạt 231,72kg/cm2.
4. Kết luận
Việc sử dụng cát biển, nước biển để sản xuất bê tông xi
măng có cấp độ bền thấp, có thể đến mác 250 (B20) là khả
thi, khi sử dụng phụ gia hóa dẻo Sika Viscocrete 3000-10,
với tỷ lệ phù hợp.
Có thể triển khai sản xuất thử nghiệm bê tông cấp độ
bền đến M250 (B20), ứng dụng vào một số công trình xây
dựng khu vực ven biển, các đảo ở gần bờ, để đánh giá khả
năng ứng dụng loại kết cấu này trong thực tiễn.
Cần nghiên cứu ảnh hưởng của cát biển, nước biển với
các thành phần cấp phối khác nhau như: sử dụng xi măng
bền sunfat, điều chỉnh tỷ lệ xi măng/nước, tỷ lệ cát vàng/cát
biển, sử dụng phụ gia khác như CSSB, để thiết kế cấp
phối bê tông làm từ cát biển, nước biển./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Văn Bách (2006) - “Nghiên cứu sử dụng cát biển Bình Thuận
và Vũng Tàu làm bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô”,
Luận án Tiễn sĩ kỹ thuật.
[2] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3105:1993 - “Hỗn hợp bê tông thường
và bê tông thường - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử”.
[3] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7570:2006 - “Cốt liệu cho bê tông và vữa
– Yêu cầu kỹ thuật”.
[4] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7570-1÷20:2006 - “Phương pháp thử”.
[5] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6016:2011 - “Xi măng - Phương pháp
thử – Xác định cường độ”.
[6] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6260:2009 - “Xi măng Poóc lăng hỗn
hợp – Yêu cầu kỹ thuật”.
[7] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7572:2006 - “Cốt liệu cho bê tông và vữa
– Phương pháp thử”.
[8] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4506:2012 - “Nước cho bê tông và vữa –
Yêu cầu kỹ thuật”.
[9] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3118:1993 - “Bê tông nặng – Phương
pháp xác định cường độ chịu nén”.
[10] Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 3106:1993 - “Hỗn hợp bê tông nặng –
Phương pháp thử độ sụt”.
(BBT nhận bài: 03/3/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 25/3/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_san_xuat_be_tong_tu_cat_bien_nuoc_bien_khu_vuc_nh.pdf