Nghiên cứu đã xác định được nguyên liệu da cá ban đầu
có độ ẩm là 67,09%, hàm lượng chất béo 9%, lượng tro
toàn phần 1,2%, protein tổng số là 22,2%
Trong nghiên cứu này, để sản xuất gelatin bằng phương
pháp sinh học, tác giả đã phân lập được chủng vi khuẩn
latic từ nem chua có khả năng sinh acid lactic mạnh và có
khả năng sinh enzyme protease ngoại bào. Tác giả cũng đã
khảo sát các điều kiện thích hợp cho quá trình khử khoáng
và khử protein bằng dịch enzyme, theo đó tỷ lệ dịch
enzyme bổ sung là 30% theo khối lượng, xử lý ở 30°C
trong 6h, sản phẩm gelatin thu được cho chất lượng cao so
với phương pháp hóa học. Với nghiên cứu này, có thể xây
dựng quy trình sản xuất gelatin từ da cá hồi hoàn toàn bằng
dịch enzyme vi khuẩn lactic, không cần phải sử dụng hóa
chất, quá trình khử protein và khử khoáng được thực hiện
trong cùng một bước, dịch thu được sau khi thủy phân có
thể được sử dụng bổ sung làm thức ăn chăn nuôi và quá
trình sản xuất thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, phương pháp sinh học vẫn còn tồn tại một
số các hạn chế như thời gian thủy phân dài, tốn thời gian
chuẩn bị dịch enzyme vi khuẩn và chưa xử lý triệt để màu
và mùi của sản phẩm. Trong tương lai, tác giả tiếp tục
nghiên cứu rút ngắn thời gian sản xuất, khắc phục màu và
mùi của sản phẩm để hoàn thiện quy trình sản xuất tạo sản
phẩm gelatin có chất lượng tốt hơn.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất gelatin từ da cá hồi bằng dịch enzyme của vi khuẩn lacti, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84 Đoàn Thị Hoài Nam
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GELATIN TỪ DA CÁ HỒI BẰNG DỊCH ENZYME
CỦA VI KHUẨN LACTIC
RESEARCH ON USING LACTIC BACTERIA TO PRODUCE GELATIN
FROM SALMON SKIN
Đoàn Thị Hoài Nam
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng; hoainamgvbk@yahoo.com.vn
Tóm tắt - Gelatin là một loại protein có giá trị cao được thu nhận
từ phụ phẩm thủy sản như da, xương cá... Trong công nghiệp,
dung dịch acid và kiềm được sử dụng phổ biến để loại protein và
khoáng nhằm thu nhận gelatin thành phẩm. Để tăng chất lượng
gelatin và tìm giải pháp sản xuất thân thiện với môi trường, chủng
vi khuẩn lactic phân lập từ nem chua có khả năng sinh acid lactic
và enzyme protease được dùng để sản xuất gelatin. Khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn khử protein và khoáng trong
nguyên liệu da cá hồi gồm tỷ lệ dịch enzyme bổ sung: 10%, 20%
và 30%; thời gian xử lý: 2h, 4h, 6h, và 8h; nhiệt độ: 10°C, 20°C,
30°C và 40°C lên các chỉ tiêu hàm lượng protein hòa tan, hàm
lượng khoáng hòa tan, hàm lượng chất béo và hiệu suất thu nhận
gelatin. Kết quả cho thấy dịch chiết enzyme với tỷ lệ bổ sung 30%
ở 30°C trong 6h sẽ thu được sản phẩm gelatin tốt nhất, đạt được
các chỉ tiêu về chất lượng tương tự như gelatin được sản xuất
bằng phương pháp hóa học.
Abstract - Gelatin, a kind of high-value proteins used in food,
pharmaceutical products and cosmetics can be obtained from by-products
of seafood processing industries such as skin, bone ... In industry, acid
and base solutions are used worldwide to eliminate protein and minerals
in maritime by-products to produce gelatin. In order to increase the quality
of gelatin product as well as set up the gelatin bio-process manufacture
which is friendly to the environment, lactic bacteria, isolated from
fermented pork roll, with high bio-activity in producing acid lactic and
protease is used in this research. The paper also researches the impact
of some factors on non-collagenous protein removal process and
demineralized process in Salmon skin including the proportion of
translated enzyme supplements at 10%, 20% and 30%; processing time
of 2 hours, 4 hours, 6 hours and 8 hours and processing temperature at
10°C, 20°C, 30°C and 40°C on some norms such as dissolved proteins
content, dissolved minerals content, fatty content and gelatin productivity.
As a result, the optimal conditions for gelatin manufacture from Salmon
skin are 30% of enzyme translated, processing time of 6 hours and
processing temperature at 30°C. Gelatin product obtained from bio-
process has qualitative norms as gelatin produced from chemical process.
Từ khóa - dịch enzyme bổ sung; gelatin; khử khoáng; khử protein;
vi khuẩn lactic.
Key words - translated enzyme supplement; gelatin;
demineralized process; protein removal process; lactic bacteria.
1. Đặt vấn đề
Gelatin là một polymer sinh học thu được từ sự biến
tính collagen, một loại protein chính có nhiều trong các mô
liên kết ở da cá và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm v.v Ngành
công nghiệp chế biến thủy hải sản đang phát triển mạnh mẽ
ở nước ta theo sau đó là một lượng lớn phụ phẩm thủy hải
sản như da cá, đầu cá, xương cá chúng có thể được thu
nhận để sản xuất gelatin.
Trong công nghiệp hiện nay, gelatin được sản xuất chủ
yếu bằng phương pháp hóa học, sử dụng các dung dịch acid
và kiềm khác nhau đòi hỏi các thiết bị sản xuất đắt tiền và
quá trình sản xuất sử dụng nhiều hóa chất gây ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường.
Vi khuẩn lactic phân lập từ nguồn nem chua được
chứng minh có hoạt tính sinh acid lactic cao cũng như khả
năng sinh enzyme protease ngoại bào. Trong dịch enzyme
thu nhận được sau khi nuôi cấy, enzyme protease có thể
được sử dụng để loại bỏ protein và acid lactic dùng để khử
khoáng để sản xuất gelatin bằng con đường sinh học.
Bên cạnh đó, khi sử dụng dịch enzyme để sản xuất gelatin
thì giai đoạn khử protein và khử khoáng sẽ được diễn ra đồng
thời, giúp tiết kiệm thời gian và thiết bị sử dụng, dịch thủy
phân thu được có thể thu nhận để làm thức ăn chăn nuôi.
Do đó, việc nghiên cứu sản xuất gelatin từ phụ phẩm
thủy sản bằng con đường sinh học sẽ giải quyết được nhiều
vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần tạo ra sản phẩm
gelatin có giá trị kinh tế cao [8].
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Da cá hồi của Công ty Thủy sản Sea Prodex Đà Nẵng
được thu mua và bảo quản trong đá vận chuyển về Phòng
thí nghiệm Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Bách
Khoa, Đại học Đà Nẵng. Nguyên liệu được rửa sạch, cắt
thành miếng có kích thước 2x2 cm, bảo quản ở -22°C đến
khi sử dụng. Thời gian trữ không quá 3 tháng.
Nem chua mua tại chợ Hòa Khánh, Đà Nẵng. Nem
được sử dụng phân lập vi sinh vật trong ngày.
Hóa chất sử dụng bao gồm: Môi trường MRS của Merk
(Đức), NaOH, ete dầu hỏa 30-60 (Trung Quốc), thuốc
nhuộm Amino-black (Mỹ), .
2.2. Thiết bị
Các thiết bị chính gồm tủ ấm hãng Memmerk (Đức), tủ
cấy vô trùng Esco Smart Control (Úc), kính hiển vi quang
học CX31RTSS (Philippine), máy đo pH MP220
(Thụy Sĩ), nồi hấp CL-40L (Nhật).
2.3. Phương pháp
2.3.1. Xác định thành phần hóa học trong da cá hồi
Da cá hồi được rã đông tự nhiên trong 2h ở nhiệt độ
phòng (37°C), tiến hành xác định độ ẩm bằng phương pháp
sấy đến khi độ ẩm không đổi [9], hàm lượng lipit bằng
phương pháp Soxhlet [10], hàm lượng tro hòa tan bằng
phương pháp đốt [11], hàm lượng protein tổng số bằng
phương pháp Kjeldahl [1].
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 1 85
2.3.2. Sản xuất gelatin bằng phương pháp hóa học
Sử dụng phương pháp trích ly kết hợp giữa kiềm và acid
[4]. 30g da cá sau khi rã đông được ngâm với dung dịch
NaOH 0,04 N ở 8°C, lặp lại 2 lần, mỗi lần 30 phút. Rửa
sạch NaOH bằng nước lạnh. Tiếp tục ngâm da cá bằng
dung dịch H2SO4 0,12 M trong 30 phút và ngâm tiếp trong
dung dịch acid citric 0,005 M trong 30 phút. Rửa sạch với
nước lạnh nhiều lần. Trích ly da cá 2 lần, mỗi lần 2 giờ.
Đầu tiên trích ly bằng nước ấm 56°C tỷ lệ 1:1 (v/w), trích
ly lần 2 bằng nước nóng 65°C tỷ lệ 1:1 (v/w). Dịch trích ly
đem đi lọc và làm khô ở 60°C trong 38h thu được gelatin
thành phẩm.
2.3.3. Phân lập vi khuẩn sinh acid lactic từ nem chua
Đồng hóa mẫu nem trong nước cất khử trùng và pha
loãng ở các nồng độ từ 10-1 đến 10-9. Cấy trải 30 µl các
nồng độ pha loãng trên môi trường thạch MRS và ủ ở 30°C
trong 48h. Quan sát hình thái khuẩn lạc và kiểm tra đặc tính
phân giải CaCO3 trên môi trường MRS-CaCO3.
2.3.4. Xác định khả năng sinh acid lactic
Khả năng sinh acid lactic được xác định thông qua sự giảm
pH trong môi trường theo thời gian và nhiệt độ nuôi cấy.
2.3.5. Xác định hoạt tính sinh enzyme protease
Sử dụng phương pháp đục lỗ thạch trên môi trường
Casein-aga. Ly tâm dịch nuôi 5.000 vòng/phút, lấy 20 µl
dịch nhỏ vào lỗ thạch, ủ trong tủ ấm 8h. Hoạt tính sinh
enzyme protease được xác định bằng vòng phân giải quanh
lỗ thạch, tức bằng D-d, mm. Với D là đường kính vòng
phân giải (mm), và d là đường kính lỗ thạch (mm).
2.3.6. Xác định lượng protein hòa tan
Dịch chiết enzyme trước và sau khi sử dụng để loại
khoáng và loại protein được đem đi xác định hàm lượng
protein hòa tan bằng phương pháp Bradford [6]. Lượng
protein hòa tan thu được ở mỗi quá trình được xác định
bằng lượng protein hòa tan có trong dịch sau xử lý trừ cho
lượng protein hòa tan có trong dịch ban đầu.
2.3.7. Xác định hiệu suất thu hồi gelatin
Sử dụng theo phương pháp nghiên cứu của Ratnasari và
cộng sự, 2013 [7]. Trong đó X (g) là lượng da cá để ráo
đem đi chiết, Y(g) là lượng gelatin thu được sau khi sấy từ
X gam nguyên liệu.
Hiệu suất thu hồi: H =
𝑌
𝑋
𝑥 100%
2.3.8. Phương pháp xác định độ nhớt của gelatin
Pha dung dịch gelatin 1% trong nước ấm 60°C, sử dụng
máy đo độ nhớt cầm tay Brookfield LV ở nhiệt độ phòng
với tốc độ quay 50 vòng/phút.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần, kết quả
được tính toán trung bình, xử lý số liệu và vẽ đồ thị bằng
phần mềm Excel 2003.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Xác định thành phần trong nguyên liệu da cá hồi
Kết quả xác định một số thành phần vật lý và hóa học
của nguyên liệu da các hồi ban đầu được thể hiện ở Bảng1.
Trong da cá ban đầu, hàm lượng nước khá cao, hàm lượng
protein và hàm lượng lipit chiếm đa số. Các protein không
phải collagen, các chất béo và chất khoáng trong da cá là
thành phần không mong muốn trong quá trình thu nhận
gelatin do đó cần phải loại bỏ thông qua quá trình khử
khoáng và khử protein để chuẩn bị cho quá trình trích ly
thu nhận gelatin.
Bảng 1. Thành phần của nguyên liệu da cá hồi
STT Thành phần Giá trị
1 Độ ẩm (%) 67,09 ± 0,3
2 Hàm lượng chất béo (%) 9 ± 0,15
3 Hàm lượng tro hòa tan (%) 1,2 ± 0,06
4 Hàm lượng protein tổng số (%) 22,2 ± 0,21
3.2. Sản xuất gelatin bằng phương pháp hóa học
Đầu tiên, da cá sẽ được xử lý bằng dung dịch NaOH
0,04 N ở 8°C trong 30 phút để loại bỏ protein không phải
collagen, đồng thời phá vỡ một số các liên kết ngang của
collagen, giúp da cá trương phồng lên và dai hơn. Thời gian
ngâm, nhiệt độ ngâm và nồng độ dung dịch kiềm ảnh
hưởng lớn đến quá trình khử protein trong da cá, nếu ngâm
trong thời gian dài ở nhiệt độ cao và sử dụng dung dịch
NaOH nồng độ lớn thì ngoài protein, các collagen có trong
da cá cũng sẽ bị phân hủy hoặc hòa tan trong dung dịch,
làm giảm lượng gelatin thành phẩm.
Tiếp đến là quá trình khử khoáng. Các chất khoáng
trong da cá thường được xử lý bằng các dung dịch acid.
Theo các kết quả nghiên cứu trước thì các acid vô cơ có
tác dụng rất tốt trong quá trình khử khoáng và các acid
hữu cơ giúp giảm mùi và màu của sản phẩm. Do đó, trong
nghiên cứu này cho da cá tiếp tục qua xử lý với dung dịch
H2SO4 0,12 M và dung dịch acid citric 0,005 M trong
30 phút ở 8°C.
Việc sử dụng dung dịch kiềm và acid còn giúp loại bỏ
chất béo trên da cá để tránh việc hình thành các phản ứng
xà phòng hóa làm giảm chất lượng gelatin.
Kết quả, lượng tro hòa tan của mẫu da cá giảm đi rất
nhiều, từ 1,2% xuống 0,017%, chất béo giảm từ 9% xuống
còn 3,75%. Gelatin có độ ẩm 10,27%, nằm trong giới hạn
cho phép và có thể bảo quản trong bình kín không cần hút
ẩm [5].
Sau khi loại protein và khoáng, tiến hành trích ly ở
2 mức nhiệt độ 56°C và 65°C trong 30 phút. Nhiệt độ và
thời gian trích ly ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm. Nếu
trích ly ở nhiệt độ càng cao và thời gian càng dài thì sự
phân giải collagen ngoài tạo thành gelatin còn tạo thành
gelatone và gelatose, làm giảm chất lượng gelatin.
Ở 56°C, các liên kết collagen trong da sẽ bị đứt hẳn và
chuyển thành gelatin hòa tan trong nước, trích ly lần 2 ở
65°C để hòa tan lượng gelatin còn lại trong da, đồng thời
tăng hiệu suất trích ly.
3.3. Phân lập vi khuẩn sinh acid lactic từ nem chua
Kết quả phân lập chủng vi khuẩn sinh acid lactic từ
nem chua bằng phương pháp pha loãng và cấy trải trên
môi trường thạch MRS ở 30°C trong 48h, được trình bày
ở Bảng 2.
86 Đoàn Thị Hoài Nam
Bảng 2. Hình thái khuẩn lạc phân lập từ nem chua
Chủng
phân lập
Hình thái khuẩn lạc
L1 Tròn, nhỏ, trắng đục, nhẵn bóng
L2 To, hình bầu dục, trắng đục, nhẵn bóng
L3 To, tròn, trắng sữa, nhẵn bóng, mép lồi lõm
L4 Nhỏ, tròn, trắng sữa, ăn sâu vào thạch
L5 Nhỏ, tròn, trắng đục, lồi nhiều
L6 To, bầu dục, trắng đục, lồi ít
L7 Nhỏ, tròn, trắng đục, ăn sâu vào thạch
L8 To, tròn, nhẵn bóng, lồi ít
L9 Nhỏ, bầu dục, mép lồi lõm, ăn sâu vào thạch
Kiểm tra khả năng sinh acid lactic của các chủng bằng
cách nuôi cấy chấm điểm 9 chủng (từ L1-L9) trên môi
trường thạch MRS-CaCO3.
Hình 1. Khả năng sinh acid lactic của các chủng phân lập
Bảng 3. Đường kính vòng phân giải CaCO3 của các chủng
Chủng Đặc điểm
L1 Xuất hiện vòng phân giải, D = 2 cm
L2 Xuất hiện vòng phân giải, D = 4 cm
L3, L4, L5, L6 Không xuất hiện vòng phân giải
L7 Xuất hiện vòng phân giải, D = 6 cm
L8 Xuất hiện vòng phân giải, D = 2,5 cm
Chủng L7 được phân lập trên môi trường riêng biệt
MRS dành cho vi khuẩn lactic, mang các đặc điểm khuẩn
lạc của vi khuẩn lactic, chúng có khả năng sinh acid lactic
mạnh nhất nên chủng L7 có khả năng là vi khuẩn lactic.
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lên
khả năng sinh acid lactic và enzyme protease
Khảo sát điều kiện tối ưu bao gồm nhiệt độ nuôi cấy
(25°C, 30°C và 37°C) và thời gian (16h, 24h, 32h, 48h, 60h
và 72h) mà tại đó chủng L7 có khả năng sinh acid lactic
mạnh nhất và tiết nhiều enzyme protease nhất. Kết quả
kiểm tra độ giảm pH trong môi trường MRS lỏng theo thời
gian và nhiệt độ được thể hiện như sau:
Hình 2. Sự biến đổi pH của dịch chiết enzyme theo thời gian
nuôi cấy ở 25°C, 30°C và 37°C
Vi khuẩn lactic được chọn lựa phân lập do chúng có đặc
điểm sinh acid lactic có thể dùng để thay thế cho dung dịch
acid trong vai trò khử khoáng. Bên cạnh đó, nem chua làm
từ nguồn nguyên liệu có protein của động vật nên có thể
chủng vi khuẩn phân lập được sẽ có thêm khả năng sinh ra
enzyme protease. Trong điều kiện nuôi cấy trên môi trường
MRS lỏng, pH = 6,5, chủng vi khuẩn phân lập có khả năng
sinh acid lactic rất mạnh, tối ưu nhất ở 30°C sau 48h nuôi
cấy, pH giảm từ 6,5 xuống 3,6. Sau đó, khả năng sinh acid
lactic giảm dần do pH thấp ức chế ngược lại sự sinh trưởng
và phát triển của vi khuẩn [4].
Bằng phương pháp đục lỗ thạch trên môi trường
Casein-aga, chứng tỏ chủng vi khuẩn này còn có hoạt tính
sinh enzyme protease ngoại bào nhưng không cao.
Hình 3. Vòng phân giải casein trên môi trường Casein-aga của
dịch chiết enzyme sau 48h nuôi cấy ở 30°C và 37°C
3.5. Kết quả nhân giống và thu nhận dịch enzyme thô
Tiến hành nhân giống sản xuất ở 30°C, sử dụng 10%
thể tích giống cấp 1 bổ sung vào môi trường MRS có chứa
40% da cá hồi xay nhuyễn theo khối lượng.
Khảo sát khả năng sinh acid lactic và enzyme protease
của chủng vi khuẩn theo thời gian. Thu nhận dịch chiết
enzyme bằng cách ly tâm dịch khuẩn ở tốc độ
6.000 vòng/phút trong 15 phút.
Hình 4. Giá trị pH, đường kính vòng thủy phân thu được
sau 24h, 48h, 72h và 96h nuôi cấy
Hình 5. Vòng thủy phân của dịch chiết enzyme trên
môi trường Casein-aga sau 24h, 48h, 72h và 96h nuôi cấy
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 1 87
Môi trường nhân giống sản xuất ngoài thành phần chính
là MRS lỏng còn có 40% khối lượng là da cá xay nhuyễn,
giúp giảm lượng môi trường MRS sử dụng đồng thời là
nguồn cơ chất cảm ứng tăng khả năng sinh enzyme
protease của chủng vi khuẩn phân lập được.
Kết quả cho thấy, môi trường nhân giống sản xuất này
cũng rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi
khuẩn. Khả năng sinh acid lactic trong môi trường sản xuất
này có kết quả tương tự như trên môi trường MRS riêng
biệt, pH thấp nhất đạt 3,63 sau 48h nuôi cấy. Đặc biệt, trong
môi trường này, khả năng sinh enzyme protease ngoại bào
của vi khuẩn tăng lên, thể hiện ở đường kính vòng thủy
phân đo được D – d = 9,5 (mm).
3.6. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
khử protein và khử khoáng trên da cá hồi
3.6.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ dịch chiết enzyme bổ sung và
thời gian lên quá trình khử protein và khử khoáng
Tỷ lệ dịch chiết khảo sát lần lượt là 10%, 20% và 30%
theo thể tích ở 30°C tại các khoảng thời gian là 2h, 4h, 6h
và 8h. Mỗi tỷ lệ bổ sung, tiến hành xác định các chỉ tiêu:
Hàm lượng protein hòa tan, hàm lượng khoáng, hàm lượng
chất béo, hiệu suất thu hồi gelatin [7].
Bảng 4. Kết quả đo các chỉ tiêu dưới ảnh hưởng của
tỷ lệ dịch enzyme bổ sung và thời gian xử lý
Mẫu
Hàm lượng
protein hòa tan
(µg/ml)
Hàm lượng tro
hòa tan (%)
Hàm
lượng chất
béo (%)
Hiệu suất
thu nhận
gelatin (%)
2h 10% 162,3 ± 3,32 0,062 ± 0,0015 5 34,10
20% 248,22 ± 1,79 0,039 ± 0,002 4 30,41
30% 276,12 ± 4,34 0,061 ± 0,003 5 31,48
4h 10% 186,96 ± 2,27 0,058 ± 0,006 6 24,21
20% 265,08 ± 2,80 0,040 ± 0,003 5 20,93
30% 276,96 ± 3,98 0,047 ± 0,006 4 22,61
6h 10% 189,42 ± 3,70 0,028 ± 0,001 6 20,06
20% 286,64 ± 2,02 0,020 ± 0,003 6 20,78
30% 305,76 ± 3,03 0,028 ± 0,003 4 22,04
8h 10% 163,14 ± 2,17 0,030 ± 0,002 6 23,62
20% 248,64 ± 1,46 0,020 ± 0,001 4 26,81
Tỷ lệ dịch enzyme sử dụng là một trong những yếu tố
ảnh hưởng lớn đến quá trình thủy phân. Tỷ lệ dịch enzyme
thấp thì không đủ nồng độ để loại protein và loại khoáng,
nếu quá cao thì không hiệu quả kinh tế. Do đó, nghiên cứu
tiến hành khảo sát tỷ lệ dịch enzyme bổ sung từ 10%, 20%
và 30%. Chất béo ảnh hưởng đến chất lượng gelatin thành
phẩm do đó việc loại khoáng, loại béo trong nguyên liệu
cũng được quan tâm. Nghiên cứu này còn xác định hiệu
suất thu hồi gelatin ở các điều kiện khảo sát khác nhau để
xem xét ứng với các điều kiện nghiên cứu cụ thể có làm tổn
hao lượng colagen trong da, từ đó làm giảm hiệu suất thu
nhận gelatin thành phẩm hay không.
Kết quả cho thấy mẫu xử lý với tỷ lệ dịch enzyme bổ
sung 30% theo khối lượng sau 6h xử lý cho hiệu quả tốt
nhất. Sau 6h, khả năng loại khoáng và loại protein bắt đầu
chậm và môi trường xử lý bắt đầu xuất hiện mùi hôi của
quá trình thối rữa.
3.6.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình khử protein
và khử khoáng
Collagen dễ dàng bị biến tính và hòa tan thành gelatin
ở nhiệt độ cao [2], do đó, để hạn chế tổn thất gelatin, tiến
hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (10°C, 20°C, 30°C
và 40°C) đến khả năng khử protein và khử khoáng của dịch
enzyme. Các chỉ tiêu đánh giá tương tự như trên.
Bảng 5. Kết quả đo các chỉ tiêu dưới ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt
độ (°C)
Hàm lượng
protein hòa tan
(µg/ml)
Hàm lượng
tro hòa tan (%)
Hàm
lượng chất
béo (%)
Hiệu suất
thu hồi
gelatin (%)
10 250,28 ± 1,52 0,0282 ± 0,003 5 34,81
20 252,86 ± 2,99 0,0278 ± 0,002 6 32,42
30 298,99 ± 1,48 0,0280 ± 0,002 5 22,37
40 316,28 ± 0,91 0,0283 ± 0,00015 6 15,66
Ở 10°C và 20°C, khả năng loại protein trong mẫu thấp
hơn ở hai mức nhiệt độ còn lại và khi sử dụng nước ấm để
trích ly gelatin thì sản phẩm gelatin thu được sẽ chứa thêm
một lượng protein còn sót chưa thủy phân, làm tăng hiệu
suất thu hồi nhưng lại giảm chất lượng sản phẩm. Ở nhiệt
độ khảo sát 40°C, mặc dù một lượng lớn protein hòa tan
(316,28 µg/ml) thu nhận được trong dịch thủy phân chứng
tỏ nhiệt độ này dịch enzyme có hoạt tính loại protein rất tốt
nhưng hiệu suất gelatin thu nhận được rất thấp, chứng tỏ ở
nhiệt độ xử lý này, bên cạnh loại bỏ protein không phải
collagen, một phần collagen trong da cá còn bị biến tính và
hòa tan trong dịch xử lý. Do vậy, chọn xử lý ở 30°C, nhiệt
độ này vừa đảm bảo mục đích khử protein, khử khoáng,
vừa đảm bảo hiệu suất của sản phẩm cũng như tính kinh tế
trong điều chỉnh nhiệt độ.
3.7. Kết quả so sánh gelatin sản xuất bằng phương pháp
sinh học và phương pháp hóa học
Da cá sau khi xử lý bằng dịch enzyme sẽ được rửa sạch
bằng nước và tiến hành trích ly như ở phương pháp hóa
học. Sản phẩm gelatin sản xuất bằng con đường sinh học
được so sánh với gelatin sản xuất bằng phương pháp hóa
học cho kết quả như sau:
Bảng 6. Bảng so sánh chỉ tiêu chất lượng giữa gelatin sản xuất
bằng phương pháp sinh học và hóa học
Chỉ tiêu
Sản phẩm
gelatin sinh học
Sản phẩm
gelatin hóa học
Tiêu chuẩn
Anh
Hàm lượng tro hòa tan
(%)
0,028 ± 0,002 0,017±0,003 ≤ 2%
Hàm lượng protein hòa
tan (µg/ml)
298,99±1,48 618,1±5,8 -
Hàm lượng béo (%) 5 3,75 -
Độ nhớt của dung dịch
gelatin 1% (Cst)
5,2±0,03 5,0 ±0,02 5 – 6,5
pH của dung dịch
gelatin 1%
6,35±0,01 3,84±0,01 3,8 – 7
Độ ẩm (%) 9,8±0,12 10,27± 0,2 ≤ 16%
Mặc dầu khả năng khử protein và khử khoáng của dịch
chiết enzyme thấp hơn so với việc dùng hóa chất nhưng kết
quả cho thấy chất lượng gelatin thu được bằng phương
pháp sinh học tương tự như gelatin hóa học và đều nằm
88 Đoàn Thị Hoài Nam
trong tiêu chuẩn chất lượng của Anh.
Trong phương pháp hóa học, NaOH là chất có hoạt tính
khử protein mạnh, trong khi đó, phương pháp sinh học chỉ
sử dụng dịch enzyme từ nuôi cấy vi khuẩn lactic có hoạt
tính sinh enzyme protease thấp nên khả năng loại protein
trong da cá không cao. Nếu xét về khả năng khử khoáng,
chủng vi khuẩn lactic phân lập được có hoạt tính sinh acid
lactic mạnh nên khi sử dụng dịch enzyme thì khả năng loại
khoáng trong da cá rất tốt, không có sự chệnh lệch đáng kể
khi so sánh với phương pháp hóa học.
Độ nhớt là một trong những yếu tố quan trọng nhất để
đánh giá chất lượng của gelatin. Sản phẩm gelatin sản xuất
theo con đường sinh học cho sản phẩm có độ nhớt cao hơn
so với phương pháp hóa học. pH của gelatin sinh học là
6,35 chứng tỏ đây là gelatin loại B, còn của phương pháp
hóa học thì cho pH = 3,84 là gelatin loại A. Gelatin loại A
thường có độ nhớt và độ bền gel thấp hơn so với gelatin
loại B khi ở cùng một điều kiện tạo gel. Tuy nhiên cả hai
sản phẩm gelatin đi từ 2 phương pháp sản xuất ở trên đều
có các chỉ tiêu đánh giá nằm trong khoảng chỉ tiêu chất
lượng đánh giá theo tiêu chuẩn Anh.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã xác định được nguyên liệu da cá ban đầu
có độ ẩm là 67,09%, hàm lượng chất béo 9%, lượng tro
toàn phần 1,2%, protein tổng số là 22,2%
Trong nghiên cứu này, để sản xuất gelatin bằng phương
pháp sinh học, tác giả đã phân lập được chủng vi khuẩn
latic từ nem chua có khả năng sinh acid lactic mạnh và có
khả năng sinh enzyme protease ngoại bào. Tác giả cũng đã
khảo sát các điều kiện thích hợp cho quá trình khử khoáng
và khử protein bằng dịch enzyme, theo đó tỷ lệ dịch
enzyme bổ sung là 30% theo khối lượng, xử lý ở 30°C
trong 6h, sản phẩm gelatin thu được cho chất lượng cao so
với phương pháp hóa học. Với nghiên cứu này, có thể xây
dựng quy trình sản xuất gelatin từ da cá hồi hoàn toàn bằng
dịch enzyme vi khuẩn lactic, không cần phải sử dụng hóa
chất, quá trình khử protein và khử khoáng được thực hiện
trong cùng một bước, dịch thu được sau khi thủy phân có
thể được sử dụng bổ sung làm thức ăn chăn nuôi và quá
trình sản xuất thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, phương pháp sinh học vẫn còn tồn tại một
số các hạn chế như thời gian thủy phân dài, tốn thời gian
chuẩn bị dịch enzyme vi khuẩn và chưa xử lý triệt để màu
và mùi của sản phẩm. Trong tương lai, tác giả tiếp tục
nghiên cứu rút ngắn thời gian sản xuất, khắc phục màu và
mùi của sản phẩm để hoàn thiện quy trình sản xuất tạo sản
phẩm gelatin có chất lượng tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] AOAC, Official Methods of Analysis of the Association of Official
Analytical Chemists, Virginia, 2016.
[2] Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hiệp, Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm
thủy sản, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, 1997.
[3] Jan Arne Arnesen, Asbjørn Gildberg, “Extraction and
Characterisation of Gelatin from Atlantic Salmon (Salmo salar)
skin”, Bioresour Technol, 98(1), 2007, pp. 53-57.
[4] Mai Đàm Linh, Đỗ Minh Phương, Phạm Thị Tuyết, Kiều Hữu Ảnh,
Nguyễn Thị Giang, “Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn
lactic phân lập trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 24,
2008, trang 221-226.
[5] Nguyễn Quốc Duy, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Phạm Trúc Nguyên,
Lê Hồng Vân, Sản xuất Gelatin và ứng dụng, Báo cáo công nghệ chế
biến thịt – thủy sản, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010.
[6] Nguyễn Văn Mùi, Thực hành hóa sinh học, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2001.
[7] Ratnasari Ida, Yuwono Sudarminto Setyo, Nusyam, H. and Widjanark
Simon Bambang, “Extraction and characterization of gelatin from
different fresh water fishes as alternative sources of gelatin”,
International Food Research Journal, 20(6), 2013, pp. 3085-3091
[8] Soottawat Benjakul, Phanat Kittiphattanabawon, Joe M. Regenstein,
“Fish Gelatin”, Food Biochemistry and Food Processing, 21, 2012,
pp. 388-405.
[9] TCVN 4069, Kẹo, Xác định độ ẩm, 2009.
[10] TCVN 3703, Thủy sản và sản phẩm thủy sản, Xác định hàm
lượng chất béo, 2009.
[11] TCVN 3705, Xác định tro hòa tan, 2009.
(BBT nhận bài: 05/05/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 26/5/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_san_xuat_gelatin_tu_da_ca_hoi_bang_dich_enzyme_cu.pdf