Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mứt từ quả dâu tây Đà Lạt nhằm đa dạng hóa
sản phẩm công nghiệp, tạo ra sản phẩm mới thơm ngon. Nghiên cứu của chúng ta giúp nâng
cao giá trị sử dụng và chế biến quả dâu tây, giải quyết vụ mùa dâu. Dâu tươi qua quá trình xử
lý và sấy ở 60o
C trong 16h sẽ cho ra sản phẩm có mùi vị thơm ngon. Sản phẩm được chế biến
giàu protein, vitamin và khoáng giữ được màu đỏ đặc trưng của quả dâu tây.
7 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2325 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất mứt từ quả dâu tây Đà Lạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Science & Technology Development, Vol 11, No.05- 2008
Trang 50 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT MỨT TỪ QUẢ DÂU TÂY ĐÀ LẠT
Thái Thị Thúy Liên, Bùi Thị Thùy Trang, Đống Thị Anh Đào
Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG –HCM
(Bài nhận ngày 14 tháng 05 năm 2007, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 17 tháng 09 năm 2007)
TÓM TẮT: Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mứt từ quả dâu tây Đà Lạt nhằm đa dạng hóa
sản phẩm công nghiệp, tạo ra sản phẩm mới thơm ngon. Nghiên cứu của chúng ta giúp nâng
cao giá trị sử dụng và chế biến quả dâu tây, giải quyết vụ mùa dâu. Dâu tươi qua quá trình xử
lý và sấy ở 60oC trong 16h sẽ cho ra sản phẩm có mùi vị thơm ngon. Sản phẩm được chế biến
giàu protein, vitamin và khoáng giữ được màu đỏ đặc trưng của quả dâu tây.
1. GIỚI THIỆU
Dâu tây có tên khoa học là Fragaria thuộc họ Rosaceae, thuộc phân lớp Rosoideae, bộ
Potentilleae. Dâu tây được con người biết đến từ năm 1400 ở Châu Âu do người La Mã phát
hiện và được trồng vào thời Trung cổ. Trong phần thịt của quả dâu tây có chứa các loại
vitamin A, B1, B2 và đặc biệt là lượng vitamin C khá cao, cao hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính
ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và
chống stress... [1,3,4,5,6]
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây [2,4,7,8]
Thành phần dinh dưỡng Đơn vị 100g ăn được
Năng lượng
Nước
Protein tổng số
Lipid
Glucid tổng số
Tro
Natrium (Na)
Kalium (K)
Calcium (Ca)
Vitamin A
Beta caroten
Vitamin E
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin PP
Vitamin B6
Vitamin C
Kcal
g
g
g
g
g
mg
mg
mg
μg
μg
μg
μg
μg
μg
μg
μg
46,0
84,0
1,8
0,4
7,7
0,8
0,7
190
22,0
5,0
30,0
0,58
0,03
0,06
0,3
0,06
60,0
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu
- Nguyên liệu chính: Dâu tây Đà Lạt cỡ trung
- Nguyên liệu phụ: Đường, nước
- Phụ gia: Chất làm tăng độ chắc (canxi clorua), chất bảo quản (kali sorbat)
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 05 - 2008
Bản quyền thuộc ĐHQG Trang 51
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Qui trình chế biến
Dâu tây → Lựa chọn → Cân → Rửa → Bỏ cuống → Ngâm CaCl2 → Chần → Xăm →
Thẩm thấu → Rửa → Sấy → Đóng gói → Sản phẩm
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây bằng các phương pháp hóa học, phương
pháp sinh hóa
Khảo sát các thông số của từng giai đoạn trong quá trình chế biến, xử lý số liệu theo
phương pháp ANOVA.
Phân tích đánh giá sản phẩm thông qua các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh.
Các kết quả phân tích đều là kết quả trung bình của 3 lần tiến hành.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần nguyên liệu
Bảng 3.1: Thành phần hóa học của dâu tây
(phân tích tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm)
Thành phần Đơn vị Hàm lượng
Protein tổng
Glucid tổng
Nước
Vitamin C
Tro
%
%
%
μg%
%
1,67
7,12
86,45
54,86
0,65
3.2. Khảo sát các thông số của một số giai đoạn trong quá trình chế biến mứt dâu tây
3.2.1. Khảo sát giai đoạn thẩm thấu
Thẩm thấu dựa trên nguyên tắc áp suất thẩm thấu, sự dịch chuyển nước trong môi trường
ưu trương.
Sử dụng phương pháp thẩm thấu tách nước từ quả bằng bằng dịch sirô đường có nồng độ
từ 50 – 75%.
- Khảo sát thời gian thẩm thấu
Bảng 3.2: Sự thay đổi nồng độ oBrix của sirô đường theo thời gian thẩm thấu
Thời gian thẩm thấu (giờ) Nồng độ sirô đường dùng thẩm thấu (oBrix)
0 50,0 55,0 60,0 65,0 70,0 75,0
4 41,5 45,2 51,5 54,0 53,0 60,5
7 39,5 43,0 48,0 51,0 52,0 57,5
12 36,5 41,0 45,0 48,0 51,2 54,2
16 34,5 39,0 43,8 46,8 50,0 53,0
20 34,0 38,5 43,0 46,0 49,2 52,1
Science & Technology Development, Vol 11, No.05- 2008
Trang 52 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
24 34,0 38,0 43,0 45,5 47,5 52,0
Đồ thị 3.1: Sự thay đổi độ Brix của dung dịch đường thẩm thấu theo thời gian
Dựa trên đồ thị ta thấy nồng độ đường thẩm thaáu càng cao thì lượng đường sót càng cao
như:
- Tại dung dịch 75%, lượng đường sót khoảng 50%. Khi nồng độ đường thẩm thấu khá cao
như 70-75%, thì lượng thẩm thấu vào quả luôn luôn giảm đi khoảng 25%.
- Tại nồng độ đường thẩm thấu thấp hơn như ở nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng 60% thì độ
giảm nồng độ đường là khoảng 15%. Vậy nồng độ đường khoảng 70% thì điều kiện thẩm thấu
đường nhanh vào quả, đồng thời tách được một lượng lớn nước khỏi quả tạo độ rắn cho quả.
- Thẩm thấu trong thời gian đầu độ Brix dung dịch giảm rất nhanh, đến khoảng 16h thì độ
Brix bắt đầu giảm chậm trên tất cả các nồng độ đường thẩm thấu, vì vậy thời gian thẩm thấu
tối ưu là 16h.
- Khảo sát nồng độ đường thẩm thấu
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát lượng đường cho thẩm thấu sau 16h
Nồng độ đường
thẩm thấu (%)
Độ brix của dịch
sirô sau thẩm thấu
Độ ẩm sản
phẩm (%) Đặc điểm cảm quan sản phẩm
50 34,5 27,85 Bề mặt quả còn ướt, vị ngọt nhẹ, chưa đặc trưng của mứt
55 39,0 26,12 Vị ngọt nhẹ, chưa đặc trưng của mứt
60 43,8 25,85 Bề mặt quả hơi ướt, vị ngọt vừa
65 46,8 24,90 Bề mặt quả hơi ướt, vị ngọt vừa
70 50 22,10 Bề mặt mứt khô ráo, vị ngọt vừa.
75 53 22,02 Bề mặt mứt khô ráo, vị ngọt vừa.
30
35
40
45
50
55
60
65
70
75
0 4 8 12 16 20 24
Thời gian (h)
Đ
ộ
B
rix
d
un
g
dị
ch 50% đường
55% đường
60% đường
65% đường
70% đường
75% đường
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 05 - 2008
Bản quyền thuộc ĐHQG Trang 53
Biểu đồ 3.1: Lượng đường và độ ẩm của sản phẩm
Dựa vào biểu đồ ta thấy khi nồng độ dung dịch sirô đem ngâm tăng thì lượng đường thẩm
thấu vào quả cũng tăng lên và độ ẩm sẽ giảm. Tuy nhiên đối với trường hợp thẩm thấu ở nồng
độ 70 và 75% thì độ ẩm sản phẩm không có sự khác nhau. Do đó ta chọn nồng độ đường thẩm
thấu là 70%.
3.2.2. Khảo sát giai đoạn sấy
Sấy nhằm tách thêm lượng nước còn lại trong sản phẩm thông qua tác nhân là không khí
khô.
Quá trình sấy quyết định đến độ ẩm bảo quản của sản phẩm, đồng thời cũng ảnh hưởng
đến chất lượng của sản phẩm.
- Khảo sát nhiệt độ sấy
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nhiệt độ sấy sau 24h
Nhiệt độ sấy (oC) Độ ẩm (%) Màu sắc sản phẩm Trạng thái cấu trúc sản phẩm
45 32,34 Đỏ tươi Quả ướt, mềm
50 29,46 Đỏ tươi Quả hơi ướt, mềm
55 25,12 Đỏ tươi Quả khô ráo, chắc
60 19,81 Đỏ tươi Quả khô ráo, chắc
65 17,67 Đỏ hơi đậm Quả khô ráo, chắc
70 15,33 Đỏ đậm Quả khô ráo, chắc
Science & Technology Development, Vol 11, No.05- 2008
Trang 54 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
Biểu đồ 3.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến độ ẩm sản phẩm
Với cùng một thời gian sấy, khi sấy với nhiệt độ < 60oC độ ẩm sản phẩm quá cao, không
bảo quản được, nếu sấy đến lúc quả đủ ẩm để bảo quản thì mất nhiều thời gian và ảnh hưởng
đến mùi vị quả; còn khi sấy ở nhiệt độ > 60oC làm sậm màu quả dâu. Do đó chúng tôi chọn
nhiệt độ sấy phù hợp là 60oC.
- Khảo sát thời gian sấy
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát thời gian sấy
Thời gian sấy (giờ) Độ ẩm (%) Màu sắc sản phẩm Trạng thái cấu trúc sản phẩm
16 28,56 Màu đỏ tươi Mềm, ướt
20 21,58 Màu đỏ tươi Mềm, ướt
24 19,81 Màu đỏ tươi Chắc, dẻo
28 19,61 Màu đỏ đậm Chắc, khô
Từ kết quả trên ta thấy:
Khi sấy trong khoảng thời gian nhỏ hơn 24h thì độ ẩm sản phẩm còn quá cao, quả còn ướt
nên không thể bảo quản được.
Khi sấy trong khoảng thời gian quá dài (lớn hơn 24h) sẽ ảnh hưởng tới màu sắc của sản
phẩm.
Đồ thị 3.2: Ảnh hưởng của thời gian sấy đến độ ẩm sản phẩm
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 11, SỐ 05 - 2008
Bản quyền thuộc ĐHQG Trang 55
Đồ thị cho thấy độ ẩm ban đầu giảm nhanh, sau đó giảm chậm và sau 24 giờ độ ẩm hầu
như không thay đổi. Do đó ta chọn thời gian sấy phù hợp là 24 giờ.
3.3. Phân tích chất lượng sản phẩm
Bảng 3.6: Kết quả phân tích thành phần hóa học của sản phẩm (phân tích tại Trung tâm Dịch
vụ phân tích thí nghiệm)
Thành phần Hàm lượng (%)
Protein 1,50
Đạm amin 0,50
Glucid 74,72
Ẩm 16,33
Tro 0,90
Từ kết quả trên ta thấy sản phẩm sau chế biến chứa hàm lượng glucid, protein, đạm amin
và tro khá cao.
Bảng 3.7: Bảng kết quả kiểm tra vi sinh (phân tích tại trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm)
Vi sinh vật Đơn vị Kết quả
Tổng số vi sinh vật hiếu khí CFU/g 150
Coliforms CFU/g <10
E. coli MPN/g 0
B.cereus /g <10
Clostridium perfringens /g <10
Tổng số tế bào nấm men, nấm mốc CFU/g <10
Kết quả trên cho thấy sản phẩm đạt chỉ tiêu vi sinh, chứng tỏ phương pháp xử lý và điều
kiện sấy là phù hợp.
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá thị hiếu
Các tiêu chuẩn Điểm trung bình
Hình dáng bên ngoài 7,90
Màu sắc 7,52
Mùi 8,07
Độ ngọt 8,23
Vị chua 8,08
Mức độ ưa thích chung 8,23
4. KẾT LUẬN
Sản phẩm mứt dâu nguyên quả là sản phẩm mới chưa có trên thị trường. Đây là sản phẩm
rất bổ dưỡng, cung cấp cho người sử dụng một lượng glucid, protein, đạm amin, vitamin xô và
Science & Technology Development, Vol 11, No.05- 2008
Trang 56 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
hàm lượng khoáng khá cao. Lợi ích của việc nghiên cứu này là nhằm chế biến quả dâu tây tươi
thành một loại sản phẩm dạng quả khô có độ ngọt vừa phải, góp phần đa dạng hóa các sản
phẩm chế biến từ quả dâu tây.
RESEARCH ON THE PROCESSING OF DRY SWEETEN-STRAWBERRY
Thai Thi Thuy Lien, Bui Thi Thuy Trang, Dong Thi Anh Dao
University of Technology, VNU -HCM
ABSTRACT: This research has made the new product of dry sweeten-strawberry, from
Da Lat city, forming a new style of delicious food. The research helps to enhance using and
processing, and solve lots of strawberry in the season. The fresh strawberried have been
processed and dried at 60oC in 16 housr. This product contains the protein, mineral and
natural red pigment from the original source.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Đức Ba, Lạnh đông rau quả xuất khẩu, NXB Nông nghiệp, 302p, (2002).
[2]. Bùi Thị Như Thuận, Hà Huy Khôi, Bùi Minh Đức, Thành phần dinh dưỡng thức ăn
Việt Nam, NXB Yhọc, 555p, (1995).
[3]. G.R. Brown, J. Strang, and R.T. Jones, Strawberry Production in Kentucky,
Cooperative Extension Service, University of Kentucky College of Agriculture,
Lexington, and Kentucky State University, (1999).
[4]. Sorkel Kadir, Strawberries, Kansas State University, (2003).
[5]. Web/Species/pstrawberrywood.html
[6].
[7]. www.fas.usda.gov/htp/Hort_Circular/2005/02-05/02-08-
05%20Strawberry%20Situation%20and%20Outlook.pdf
[8].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 40_Nghien cuu san xuat mut tu qua dau tay Da Lat.pdf