Nghiên cứu sự ảnh hưởng nhiệt độ đến hiệu quả của quá trình khử graphen oxit (go) thành graphen oxit dạng khử (rgo) sử dụng chất khử xanh axit ascorbic - Phan Thị Thuỳ Trang

Quá trình đã tổng hợp thành công RGO từ GO bằng phương pháp khử hóa học với tác nhân khử xanh là axit ascorbic thân thiện với môi trường, không độc hại. Nhiệt độ khử tốt nhất ở 70oC. Dựa trên cơ sở vật liệu RGO có nhiều tính chất đặc trưng gần giống với graphen, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đưa chất bán dẫn MoS 2 lên trên nền RGO để tạo composit MoS2/RGO nhằm tăng hoạt tính của xúc tác quang của vật liệu. Kết quả cho thấy rằng vật liệu composit MoS2/RGO - 70oC cho hiệu quả xúc tác quang cao nhất trong quá trình khử RhB, đạt 62,12%. Qua đó, đã mở ra một hướng mới trong việc tổng hợp vật liệu xúc tác quang để xử lý các chất màu hữu cơ khó phân hủy trong nước với mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng nhiệt độ đến hiệu quả của quá trình khử graphen oxit (go) thành graphen oxit dạng khử (rgo) sử dụng chất khử xanh axit ascorbic - Phan Thị Thuỳ Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 Tập 12, Số 5, 2018Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 5, 2018, Tr. 17-24 NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH KHỬ GRAPHEN OXIT (GO) THÀNH GRAPHEN OXIT DẠNG KHỬ (RGO) SỬ DỤNG CHẤT KHỬ XANH AXIT ASCORBIC PHAN THỊ THÙY TRANG, LÂM THỊ PHƯƠNG THẢO, TRƯƠNG CÔNG ĐỨC, TRƯƠNG THANH TÂM* Khoa Hóa học, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Vật liệu graphen oxit dạng khử (RGO) được tổng hợp bằng phương pháp khử hóa học từ graphen oxit (GO) với chất khử xanh là axit ascorbic (vitamin C). Quá trình khử từ GO về RGO đạt kết quả tốt nhất ở nhiệt độ khử là 70oC. Với mục đích làm tăng các tính chất đặc trưng của RGO, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp vật liệu composit MoS 2 /RGO nhằm ứng dụng vào lĩnh vực xúc tác quang. Vật liệu composit được tổng hợp bằng phương pháp kết hợp giữa nung và thủy nhiệt. Các tính chất của vật liệu RGO cũng như của composit MoS 2 /RGO được đặc trưng bằng các phương pháp như XRD, FT-IR, SEM và EDX. Hiệu quả xúc tác quang của vật liệu composit MoS 2 / RGO trong quá trình khử Rhodamin B (RhB) là 61,12% trong vùng ánh sáng khả kiến. Từ khóa: Xúc tác quang, graphen oxit dạng khử, MoS2, composit MoS2/ RGO, RhB. ABSTRACT The study of the effect of temperature on the reduction of graphene oxide (GO) into reduced graphene oxide (RGO) using acid ascorbic reducing agent Reduced graphene oxide material is synthesized via chemical reduction method from graphene oxide with acid ascorbic reducing agent (vitamine C). The best temperature for reducing graphene oxide to reduced graphene oxide is 700C. For the purpose of enhancing the characteristics of RGO, the MoS 2 / RGO composites material is synthesized for being in photocatalyst field. The composites material is synthesized via the combination of calcination and hydrothermal methods. The properties of composites were charcterized by Fourier-transform infrared spectroscopy (FT-IR), X-ray diffraction (XRD), scanning electron microscopy (SEM) energy-dispersive X-ray spectroscopy (EDX). The photocatalysis efficiency of MoS 2 / RGO composites was 62,12% during Rhodamine B(RhB) removal in the visible light region. Keywords: Photocatalyst, reduced graphene oxide, MoS2, MoS2/RGO composites material, RhB. 1. Giới thiệu Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là thách thức lớn đối với toàn xã hội. Trong khi dân số ngày một gia tăng, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở nên trầm trọng đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe con người. Đặc biệt, đối với các ngành công nghiệp sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu thì các hợp chất hữu *Email: truongthanhtam@qnu.edu.vn Ngày nhận bài: 15/6/2018; Ngày nhận đăng: 10/8/2018 18 Phan Thị Thùy Trang, Lâm Thị Phương Thảo, Trương Công Đức, Trương Thanh Tâm cơ khó phân hủy đang làm ô nhiễm nguồn nước một cách trầm trọng. Với nước thải dệt nhuộm các sản phẩm phân hủy của nó có khả năng gây ung thư cao, trong trường hợp nhẹ hơn có thể gây dị ứng trên cơ thể người. Vì vậy, việc xử lý để loại bỏ thuốc nhuộm còn dư trong nước thải dệt nhuộm trước khi thải chúng vào môi trường là rất cần thiết. Một trong những hợp chất màu khó phân hủy trong nước cần được xử lý đó là RhB. Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng để xử lý các hợp chất hữu cơ này nhưng một trong những phương pháp có hiệu quả là sử dụng xúc tác quang. MoS2 là một chất bán dẫn có năng lượng vùng cấm khoảng 1,8eV được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: xúc tác, hấp phụ, sản xuất H2, lưu trữ và chuyển hóa năng lượng [1]. Để tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ độc hại trong nước của xúc tác quang nói chung và MoS2 nói riêng thì cần phải có một chất nền phù hợp để phân tán xúc tác. Và RGO là một chất nền đang được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm. Graphen là một loại vật liệu có rất nhiều đặc trưng nổi bật như: diện tích bề mặt riêng lớn (2.600m2/g), bền cơ, bền nhiệt, độ truyền quang tốt. Graphen có rất nhiều ứng dụng và một trong những ứng dụng đầy hứa hẹn nhất là chất bán dẫn/graphen làm xúc tác quang. Vật liệu xúc tác quang dùng chất bán dẫn/ graphen được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: sinh H2, tách nước, khử CO2, khắc phục môi trường, tổng hợp hữu cơ và khử khuẩn [2]. Bên cạnh đó, graphen bị oxi hóa bởi các tác nhân oxi hóa mạnh như KMnO4, H2SO4 và NaNO3 để tạo thành dạng GO và sau đó thực hiện quá trình khử bằng tác nhân khử axit ascorbic để tạo thành dạng RGO. GO là vật liệu mà trên bề mặt có chứa nhiều nhóm chức chứa oxi, có khả năng hòa tan vào nước nhưng diện tích bề mặt riêng nhỏ, độ dẫn điện kém hơn so với graphen. Sau khi thực hiện quá trình khử GO về RGO bằng tác nhân khử hóa học (axit ascorbic) dưới tác dụng của nhiệt thì một số nhóm chức chứa oxi trên GO bị khử, tạo một số vị trí khuyết nhóm chức. So với GO thì RGO có diện tích bề mặt riêng lớn hơn, độ dẫn điện và độ truyền quang tốt hơn vì bản chất của nó có cấu trúc gần giống với graphen. Do đó vật liệu này có nhiều thuận lợi làm chất mang trong quá trình biến tính tạo composit với các chất khác để thực hiện quá trình quang xúc tác phân hủy các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước [12]. Trong công trình này, để tăng tính năng của chất nền RGO, nhóm nghiên cứu đã khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử là nhiệt độ với tác nhân khử là chất khử xanh là axit ascorbic (vitamin C) và đánh giá hiệu quả quá trình khử bằng cách biến tính chất nền RGO bằng MoS2 và đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu MoS2/RGO qua quá trình khử RhB trong vùng ánh sáng khả kiến. 2. Phương pháp tổng hợp 2.1. Nguyên liệu và hóa chất Bột graphit, H2SO4, KMnO4, H2O2, HCl 5%, NaNO3, axit ascorbic, muối [NH4]6Mo7O24.4H2O, thiourea, C2H5OH, RhB. 2.2. Phương pháp tổng hợp 2.2.1. Tổng hợp GO và RGO GO được tổng hợp theo phương pháp biến tính Hummers [3] với nguyên liệu ban đầu là graphit. Cho lượng GO vào nước và siêu âm trong 60 phút. Thêm axit ascorbic và khuấy ở nhiệt 19 Tập 12, Số 5, 2018 độ 70oC và trong thời gian là 8 giờ. Sau đó hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng và đem rửa bằng cách li tâm dung dịch nhiều lần bằng nước cất và cồn, sau đó sấy khô ở 80oC trong 12 giờ. 2.2.2. Tổng hợp MoS2 và composit MoS2 / RGO Vật liệu MoS2 được nung theo các tỷ lệ khác nhau trên cơ sở muối [NH4]6Mo7O24.4H2O và thiourea. Tiến hành cho lượng muối [NH4]6Mo7O24.4H2O và thiourea và nghiền mịn, đem nung ở nhiệt độ 550oC trong 1 giờ và sau đó tăng lên 6500C trong 1h. Sau đó thu được sản phẩm đem nghiền mịn là MoS2. Cho vào cốc 100 ml một lượng MoS2 (theo các tỷ lệ khác nhau) với hỗn hợp nước và cồn, siêu âm trong 1 giờ. Sau đó RGO cho vào dung dịch trên và tiếp tục đánh siêu âm trong 1 giờ rồi khuấy trong 5 giờ. Sau đó đổ dung dịch vào bình teflon, thủy nhiệt trong 10 giờ ở nhiệt độ 180oC. Dung dịch sau khi thủy nhiệt xong đem rửa lại nhiều lần với nước cất và cồn bằng phương pháp ly tâm. Lượng chất rắn thu được đem sấy khô ở 80oC trong 12h thu được composit MoS2/ RGO. 2.2.3. Thử hoạt tính xúc tác Hoạt tính xúc tác được thực hiện bằng quá trình khử dung dịch RhB. Cho một lượng xúc tác vào 80 ml dung dịch RhB nồng độ 20 mg/l. Tiến hành quá trình chạy trong bóng tối để xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ - nhả hấp phụ của vật liệu. Sau khi xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ - nhả hấp phụ của các mẫu vật liệu là 2 giờ thì tiến hành chiếu sáng bằng đèn sợi đốt 60W - 220V. Cứ sau khoảng thời gian là 1 giờ hút ra 8 ml dung dịch đem li tâm để loại bỏ phần rắn và thu lại phần dung dịch để đo mật độ quang. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc trưng của vật liệu 3.1.1. Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen (X-ray) của vật liệu Cấu trúc vật liệu được thể hiện qua giản đồ nhiễu xạ tia X ở hình 1. Kết quả trên phổ XRD ở hình 1 (a) cho thấy vật liệu graphit xuất hiện 2 pic ở 2θ = 26,5o và 2θ = 54,4o đặc trưng cho vật liệu graphit có cường độ cao và sắc nét, tương ứng với khoảng cách các lớp là 0,335 nm [4]. Ở hình 1 (b) cho thấy sau quá trình oxi hóa bằng các tác nhân oxi hóa như KMnO4 và H2SO4 thì pic 2θ = 26,5 o hầu như không còn mà lại xuất hiện pic 2θ = 11o có khoảng cách d = 0,81 nm đặc trưng cho vật liệu GO. Điều đó chứng tỏ có sự chèn các nhóm chức chứa oxi vào các lớp graphit và làm giãn các lớp graphit ra khỏi nhau từ 0,335 nm ra 0,81 nm. Như vậy, điều này cho thấy khoảng cách giữa các lớp GO tăng lên và các pic có xu hướng chuyển về góc 2θ có giá trị thấp hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả thực nghiệm của tác giả Karthikeyan và cộng sự [5]. Bên cạnh đó, khi thực hiện quá trình khử từ GO về RGO bằng tác nhân khử xanh là axit ascorbic, trên giản đồ hình 1b cho thấy pic của RGO xuất hiện ở 2θ =13,6 o với khoảng cách d = 0,65 nm và đỉnh pic của phổ RGO cũng thấp và tù hơn so với đỉnh pic của phổ GO [6]. Như vậy, khi thực hiện quá trình khử thì các nhóm chức chứa oxi trên GO phần lớn đã bị khử bởi sự có mặt của tác nhân khử và nhiệt độ. Đối với phổ MoS2/ RGO có các pic ở khoảng 2θ = 14,4 o, 33o và 58,3o lần lượt ứng với các mặt (002), (100) và (110) hoàn toàn phù hợp với pha hexagonal 2H của MoS2 [7]. Điều đó chứng tỏ vật liệu RGO và composit MoS2/ RGO đã tổng hợp thành công. Kết quả cụ thể được thể hiện rõ trên phổ FTIR. 20 Hình 1. Giản đồ XRD của vật liệu graphit (a) và của GO, RGO và MoS 2 /RGO (b) 3.1.2. Phương pháp phổ hồng ngoại (FTIR) Kết quả phổ FTIR thể hiện trên hình 2 cho thấy GO sau khi tổng hợp tồn tại các nhóm chức chứa oxi. Giá trị pic nằm trong khoảng 3350 - 3500 cm-1 đặc trưng cho sự có mặt của nhóm -OH (hydroxyl). Các pic trong khoảng 1736 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm -C=O (cacbonyl), nhóm chức epoxy dao động ở vùng 590 - 700 cm-1 và có một pic khoảng 1232 cm-1 [9]. Pic trong khoảng 1060 cm-1 đặc trưng cho liên kết C-O trong nhóm chức COOH, pic có số sóng khoảng 1350-1400 cm-1 là vùng đặc trưng cho dao động biến dạng của nhóm -OH hoặc vùng đặc trưng cho liên kết C-O của nhóm hydroxyl. Ngoài ra còn có pic ở khoảng 1623 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C=C trong các hợp chất aromatic. Điều này cho thấy có sự xuất hiện các nhóm chức chứa oxi trên GO [8, 9]. Bên cạnh đó, khi tiến hành khử GO bằng tác nhân khử thì phần lớn các nhóm chức chứa oxi này cũng đều bị khử. Điều này thể hiện rõ trên nền phổ RGO của kết quả phổ FTIR, các pic cũng dần mất đi và thấp hơn so với các pic của phổ GO. Cụ thể hơn khi tiến hành khử ở các nhiệt độ khác nhau thì quá trình khử các nhóm chức cũng thể hiện rõ nét hơn. Nếu thực hiện quá trình khử ở 50oC thì vẫn còn nhiều nhóm chức trên bề mặt nhưng đến khi tăng nhiệt độ lên 70oC và 90oC thì quá trình khử của các nhóm chức càng nhiều. Như vậy, khi nhiệt độ càng tăng kết hợp với sự có mặt của tác nhân khử là axit ascorbic thì các nhóm chức chứa oxi phần lớn đều bị khử. Tuy nhiên, quá trình khử ở 70oC và 90oC thì kết quả phổ FTIR cho thấy kết quả khử các nhóm chức gần giống nhau. Vì vậy, để thuận lợi về mặt nhiệt độ chúng tôi chọn nhiệt độ cho quá trình khử GO về RGO là 70oC. Đặc trưng phổ hồng ngoại FT-IR của MoS2/RGO được thể hiện ở hình 2 cho thấy kết quả pic ở 449 cm -1 đặc trưng cho liên kết Mo-S và một pic ở 923 cm-1 tương ứng với liên kết C-S. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Wang và cộng sự [7]. Điều đó cho thấy rằng đã tổng hợp thành công vật liệu composit MoS2/RGO. a b Phan Thị Thùy Trang, Lâm Thị Phương Thảo, Trương Công Đức, Trương Thanh Tâm 21 Tập 12, Số 5, 2018 Hình 2. Phổ FTIR của GO, RGO và MoS 2 /RGO sau khi tổng hợp. 3.1.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) kết hợp với phổ tán sắc năng lượng EDX Kết quả ảnh SEM ở hình 3 cho thấy RGO tổng hợp được có cấu trúc lớp, các lớp nằm xếp chồng lên nhau [10]. Đối với mẫu MoS2/RGO có cấu trúc vảy, bề mặt xù xì khi đưa MoS2 lên trên nền RGO. Điều đó cho thấy rằng sự kết hợp các lớp và nằm xếp chồng lên nhau của RGO sẽ tạo được khuôn khổ liên kết với MoS2. Hơn nữa, trong vật liệu composit, RGO đóng ba vai trò vừa chấp nhận và truyền electron nhưng cũng giữ môi trường cho MoS2 tạo mầm và tăng trưởng cũng như các nhóm chức chứa oxi để tạo sự liên kết giữa RGO và MoS2 trong composit [7]. Cụ thể đối với phổ EDX, trong mẫu composit đều có chứa các nguyên tố C, O, Mo và S. Tỷ lệ nguyên tố Mo:S là 1:2. Qua đó, chứng tỏ rằng chúng tôi đã tổng hợp thành công vật liệu RGO và composit MoS2/RGO. Hình 3. Ảnh SEM của mẫu RGO (a), mẫu composit MoS 2 /RGO (b) và phổ EDX của MoS 2 /RGO (c) a b c 22 3.2. Khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu 3.2.1. Vật liệu RGO Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hoạt tính xúc tác của RGO với dung dịch chất màu RhB. Hai mẫu RGO này thì một mẫu có chiếu đèn ngay từ ban đầu còn một mẫu chạy trong bóng tối để so sánh hoạt tính xúc tác của vật liệu do RGO có khả năng hấp phụ mạnh. Kết quả được thể hiện ở hình 4 cho thấy khi chạy RGO hấp phụ hay xúc tác thì thu được nồng độ đều gần giống nhau. Khi có chiếu đèn thì nồng độ có giảm đi ít hơn so với khi không chiếu đèn, điều đó có thể liên quan đến RhB cũng sẽ bị phân hủy đi một lượng nhỏ khi có chiếu sáng. Điều này cho thấy rằng RGO có hoạt tính xúc tác quang rất bé và gần như là không có hoạt tính xúc tác mà chỉ có vai trò hấp phụ các loại thuốc nhuộm và các electron để tăng hoạt tính xúc tác quang và ổn định xúc tác quang dạng composit trong quá trình phân hủy các chất màu hữu cơ trong nước. Hình 4. Quá trình xúc tác và hấp phụ của RGO 3.2.2. Vật liệu MoS2 và composit MoS2/RGO-x (x = 50o, 70o, 90o) Trong quá trình này chúng tôi chỉ khảo sát về hoạt tính xúc tác quang của vật liệu nên trước khi thử hoạt tính xúc tác thì phải xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ và nhả hấp phụ của vật liệu trên hợp chất RhB khi chạy trong bóng tối. Kết quả xác định thời gian hấp phụ của các mẫu được thể hiện trên hình 5. Hình 5. Thời gian hấp phụ của MoS 2 và các composit MoS 2 /RGO-x (x = 50o, 70o, 90o) Từ kết quả ở hình 5 cho thấy thời gian hấp phụ của các mẫu là 2 giờ. Quá trình chạy để xác định thời gian hấp phụ cũng giống như so với quá trình chạy xúc tác nhưng khác là chạy trong bóng tối, không chiếu đèn. Dung lượng hấp phụ của mẫu được tính theo công thức: Phan Thị Thùy Trang, Lâm Thị Phương Thảo, Trương Công Đức, Trương Thanh Tâm 23 Tập 12, Số 5, 2018 trong đó Co và Ct là nồng độ của mẫu tại thời điểm ban đầu và thời điểm t, còn V là thể tích của RhB và m là khối lượng của mẫu [11]. Sau thời gian hấp phụ là 2 giờ trong bóng tối đối với các vật liệu MoS2 và composit MoS2/RGO -50 o, MoS2/RGO-70 o, MoS2/RGO-90 o thì cân bằng hấp phụ được thiết lập. Thời gian tiến hành chiếu sáng của hệ được tính từ lúc đạt cân bằng hấp phụ là 2 giờ, các kết quả được thể hiện ở hình 6. Hình 6. Kết quả hoạt tính xúc tác quang của mẫu MoS 2 và các mẫu composit MoS 2 /RGO-x (x = 50o, 70o, 90o). Từ kết quả trên đồ thị hình 6 cho thấy sau 7 giờ chiếu sáng với mẫu MoS2 cho hiệu suất khử RhB là 35,5% nhưng đối với mẫu composit MoS2/RGO - 70 o cho hiệu suất khử RhB cao nhất là 62,12%. Còn đối với RGO thì hoạt tính xúc tác rất bé và gần như không có hoạt tính xúc tác mà nó chỉ có khả năng hấp phụ mạnh. Qua đó cho thấy khi ghép thành công hai cấu tử này trong các composit, hiệu ứng hiệp trợ giữa chúng đã làm tăng đáng kể hiệu quả xúc tác quang của vật liệu trong việc phân hủy RhB. Điều này cho thấy rằng khi nhiệt độ khử từ GO về RGO càng tăng thì các nhóm chức chứa oxi của vật liệu càng bị giảm bớt và thay vào đó là xuất hiện các vị trí khiếm khuyết trên bề mặt vật liệu, thuận lợi cho quá trình hấp phụ xảy ra mạnh hơn, khả năng tái tổ hợp giữa cặp electron-lỗ trống quang sinh nhanh nên hoạt tính xúc tác giảm. 4. Kết luận Quá trình đã tổng hợp thành công RGO từ GO bằng phương pháp khử hóa học với tác nhân khử xanh là axit ascorbic thân thiện với môi trường, không độc hại. Nhiệt độ khử tốt nhất ở 70oC. Dựa trên cơ sở vật liệu RGO có nhiều tính chất đặc trưng gần giống với graphen, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đưa chất bán dẫn MoS2 lên trên nền RGO để tạo composit MoS2/RGO nhằm tăng hoạt tính của xúc tác quang của vật liệu. Kết quả cho thấy rằng vật liệu composit MoS2/RGO - 70 oC cho hiệu quả xúc tác quang cao nhất trong quá trình khử RhB, đạt 62,12%. Qua đó, đã mở ra một hướng mới trong việc tổng hợp vật liệu xúc tác quang để xử lý các chất màu hữu cơ khó phân hủy trong nước với mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường. qt = (C 0 - Ct).V m 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Surya Veerendra Prabhakar Vattikuti and Chan Byon, Molybdenum disulfide-based photocatalysis: bulk-to-sing layer structure and related photomechansim for environmental applications, Chapter 9, Intechopen, DOI: 10.5772/67825, (2017). 2. Ravi Kant Upadhyay, Navneet Soin and Susanta Sinha Roy, Role of graphene/metal oxide composites as photocatalysts, adsorbents and disinfectants in water treatment: a review, RSC Advances, (2014). 3. W.S. Hummers Jr., R.E. Offeman, Preparation of graphitic oxide, J.Arn.Chem.Soc.80 (1958) 1339. 4. Phaedon Avouris and Christos Dimitrakopoulos, Graphene: synthesis and applications, Material Today, 15 (3), 86-97, (2012). 5. Karthikeyan Krishnamoorthy, Ananthakumar Ramadoss, and Sang-Jae Kim, Graphene oxide nanosheets for corrosion-inhibiting coating, American Scientific publishers, (2013). 6. A.Pruna, D.Pullini, D.Busquets, Structure and Properties of Chemically-reduced Functionalized Graphene Oxide Plateles, Journal of Materials Science & Technology, 31(5): 458-462, (2015). 7. Yi Du, Jian Wang, Yidong Zou, Wen Yao, Jing Hou, Liangshu Xia, Anguo Peng, Ahmed Alsaedi, Tasawar Hayat, Xiangke Wang, Synthesis of molybdenum disulfide/reduced graphene oxide composites for effective removal of Pb(II) from aqueous solutions, Science Bulletin, (2017). 8. Eko Andrijanto, Shoerya Shoelarta, Gatot Subiyanto, and Sadur Rifki, Facile synthesis of graphene from graphite using ascorbic acid as reducing agent, AIP Conference Proceedings 1725, 020003, (2016). 9. MU Shi-Jia, SU Yu-Chang, Xiao Li-Hua, Liu Si-dong, Hu Te, Tang Hong-Bo, X-ray diffraction pattern of graphite oxide, Chin.Phys.Lett, 30(9), (2013). 10. Rafig Alibeyli, Ali Ata and Erdal Topaç, Reduced Graphene Oxide Synthesis via Improved Hummers’ Method, R. Alibeyli et al./ ISITES2014 Karabuk - TURKEY. 11. Haitao Xie, Xiaopeng Xiong, A porous molypdenum disulfide and reduced graphene oxide nanocomposite (MoS 2 -RGO) with high adsorption capacity for fast and preferential adsorption towards Congo red, Journal of Environmental Chemical Engineering 5, 1150-1158, (2017). 12. Mujeeb Khan, Muhammed Nawaz Tahir, Syed Farooq Adil, Hadayat Ullah Khan, M. Rafiq H. Siddiqui, Abdulrahman A. Al-warthan, Wolfgang Tremel, Graphene based metal and metal oxide nanocomposites: synthesis, properties and their applications, J. Mater. Chem. A, 3, 18753- 18808, (2015). Phan Thị Thùy Trang, Lâm Thị Phương Thảo, Trương Công Đức, Trương Thanh Tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_tb_khoa_hoc_so_5_2308_2095381.pdf
Tài liệu liên quan