Kết quả ghi lại từ máy tính về sự thay đổi của
áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt trượt không
thoát nước và quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ
rỗng với độ lệch pha và độ biến dạng cho thấy rằng
phương cắt trượt, biên độ biến dạng trượt và số
lượng chu kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát158
triển của áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt
trượt động chu kỳ không thoát nước. Độ biến dạng
và số lượng chu kỳ càng lớn thì hệ số áp lực nước
lỗ rỗng càng cao. Tại cùng giá trị độ biến dạng và
số lượng chu kỳ, áp lực nước lỗ rỗng do cắt trượt
đa phương gây ra lớn hơn rất nhiều trong thí
nghiệm đơn phương. Đối với các thí nghiệm đa
phương thì áp lực nước lỗ rỗng tăng theo độ
lệch pha.
Phương pháp tính toán áp lực nước lỗ rỗng
truyền thống do Ohara và Matsuda (1984) đề xuất
(cho điều kiện cắt trượt đơn phương) có thể áp
dụng cho điều kiện cắt trượt đơn phương và đa
phương khi n < 50. Khi n > 50 giá trị tính toán
trong điều kiện đa phương không chính xác nên
cần thiết phải phát triển phương pháp cũ hoặc đề
xuất phương pháp mới cho phép tính toán hệ số áp
lực nước lỗ rỗng trong điều kiện cắt trượt chu kỳ
đa phương với độ biến dạng và số lượng chu kỳ
khác nhau.
Nhằm kiểm tra ảnh hưởng của tải trọng thẳng
đứng lên tính chất động học của đất, một số thí
nghiệm cắt trượt động chu kỳ đa phương (θ = 90°)
được tiến hành trong điều kiện tải trọng thẳng đứng
σv0 = 98 kPa. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự khác
nhau của tải trọng thẳng đứng, tối thiểu giữa 49kPa
và 98kPa, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển
của áp lực nước lỗ rỗng trong điều kiện cắt trượt
chu kỳ đa phương. Kết quả này phù hợp với kết
luận trước đây cho điều kiện cắt trượt chu kỳ đơn
phương.
Thông qua sử dụng thông số biến dạng mới là
độ biến dạng tích lũy G*, chúng tôi đã phát triển và
áp dụng thành công phương pháp mới cho phép
tính toán hệ số áp lực nước lỗ rỗng trong các điều
kiện thí nghiệm khác nhau: đơn phương, đa
phương có độ lệch pha khác nhau, biên độ biến
dạng và số lượng chu kỳ khác nhau. Đồng thời,
bằng việc sử dụng thông số mới này, chúng ta có
thể triệt tiêu ảnh hưởng của phương cắt trượt lên sự
thay đổi áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt
trượt không thoát nước
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi áp lực nước lỗ rỗng của đất loại sét bão hòa nước chịu tải trọng động chu kỳ đơn và đa phương trong điều kiện không thoát nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
149
36(2), 149-159 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ÁP LỰC NƯỚC LỖ RỖNG
CỦA ĐẤT LOẠI SÉT BÃO HÒA NƯỚC
CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG CHU KỲ ĐƠN VÀ
ĐA PHƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG THOÁT NƯỚC
TRẦN THANH NHÀN, ĐỖ QUANG THIÊN
Email: doquangthien1969@gmail.com
Trường Đại học Khoa học Huế
Ngày nhận bài: 6 - 8 - 2013
1. Mở đầu
Dưới tác động của tải trọng động, đất loại sét
(kể cả đất sét yếu) có sức kháng động tốt hơn đất
loại cát [4] nên các nghiên cứu về tính chất động
học của đất nền chủ yếu tập trung trên đất cát [14].
Tuy nhiên, kết quả quan trắc thực tế cho thấy lực
cắt trượt động của sóng S (sóng ngang) trong động
đất gây tăng nhanh áp lực nước lỗ rỗng và làm
giảm sức kháng cắt của đất nền. Hơn nữa, sự phân
tán của áp lực nước lỗ rỗng sau động đất, chẳng
hạn như sau động đất tại Mexico City năm 1985
[12] hay động đất Hyogo-ken Nanbu năm 1995 [5]
gây ra hiện tượng lún mạnh, lún lệch và gây mất ổn
định nền và móng các công trình xây dựng trên
tầng đất sét yếu.
Kết quả ghi nhận xung động trong các trận
động đất cùng nhiều nghiên cứu bằng mô hình đã
chỉ ra rằng, trong động đất các lớp đất chịu tác
dụng của tải trọng động đa phương có biên độ biến
dạng và tần số thay đổi liên tục [1]. Từ hình 1 cho
thấy xung động của nền đất trong động đất
Hyogo-ken Nanbu năm 1995 được ghi lại theo
hướng bắc nam và đông tây tại độ sâu 16m [7]. Từ
xung động này các tác giả có thể tính toán và lập
biểu đồ biến thiên độ biến dạng theo thời gian
(hình 2) và qũy đạo của độ biến dạng trượt trên mặt
phẳng nằm ngang (hình 3). Từ hình 3 dể dàng thấy
rằng xung động của đất nền trong động đất thể hiện
biến dạng trượt động đa phương. Vì vậy, các
nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của động đất
lên tính chất động học của đất nền phải được thực
hiện theo mô hình cắt trượt động đa phương.
Hình 1. Xung động của nền đất được ghi nhận trực tiếp
từ hai phương bắc nam và đông tây
Hình 2. Biểu đồ biến thiên độ biến dạng theo thời gian
150
Hình 3. Qũy đạo độ biến dạng theo 2 phương bắc nam
và đông tây trên mặt phẳng ngang
Hình 4. Ảnh chụp thiết bị thí nghiệm cắt trượt động
đơn giản chu kỳ đa phương
Sự thay đổi tính chất cơ lý của đất loại sét trong
điều kiện tải trọng động chu kỳ đã được nghiên
cứu trong nhiều công trình với nhiều mô hình thiết
bị thí nghiệm khác nhau. Ohara và Matsuda [11] đã
nghiên cứu ảnh hưởng của độ biến dạng trượt (γ),
số lượng chu kỳ (n) và hệ số quá cố kết (OCR) đến
sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng và tính chất nén lún
sau cắt trượt bằng thí nghiệm cắt trượt chu kỳ đơn
phương, không thoát nước theo sơ đồ điều khiển
độ biến dạng (strain-controlled). Bằng thiết bị thí
nghiệm cắt trượt đơn giản chu kỳ theo sơ đồ điều
khiển ứng suất (stress-controlled), Yasuhara và
Andersen [13], Yildirim và Ersan [14] đã nghiên
cứu đặc tính cố kết của đất sét cố kết bình thường
trong điều kiện tác dụng liên tục của tải trọng chu
kỳ không thoát nước xen kẽ với thời gian thoát
nước. Đồng thời, các tác giả cũng đã đề xuất
phương pháp dự báo sự thay đổi áp lực nước lỗ
rỗng trong quá trình cắt trượt và tính toán độ lún
trong giai đoạn tái nén ép [9, 11, 13]. Ngoài ra, nền
đất dưới móng công trình xây dựng ngoài khơi
vùng Bắc cực chịu điều kiện tải trọng rất phức tạp,
trong đó ngoài ứng suất cắt trượt hướng tâm do tải
trọng công trình, phần tử đất dưới móng công trình
còn chịu các lực cắt rất lớn theo phương ngang do
tải trọng và sự dịch chuyển của băng. Do đó, để
nghiên cứu ảnh hưởng của góc lệch giữa ứng suất
ngang ban đầu (do tải trọng công trình) với ứng
suất cắt trượt theo phương ngang khác (do tải trọng
và sự dịch chuyển của băng) đến quan hệ độ bền -
độ biến dạng - ứng suất của đất loại sét, DeGroot
và cộng sự đã sử dụng thiết bị thí nghiệm cắt trượt
tĩnh đơn giản trực tiếp Geonor (Geonor direct
simple shear test apparatus) và thiết bị cắt trượt
tĩnh đơn giản trực tiếp đa phương (Multi-
directional direct simple shear test apparatus) trên
đất sét Blue Boston và kết luận rằng “tính chất
kháng cắt không thoát nước của đất phụ thuộc rất
lớn vào giá trị góc lệch giữa hai lực cắt trượt trên
mặt phẳng ngang” [2]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
phương cắt trượt trong tải trọng động chu kỳ đa
phương lên tính chất động học của đất dính (đất
loại sét) vẫn chưa được nghiên cứu và hiểu biết đầy
đủ, mặc dù ảnh hưởng này đối với đất cát đã được
khẳng định và nghiên cứu trong nhiều công trình,
cũng như áp dụng vào tính toán thiết kế từ lâu.
Ngoài ra, Matsuda và cộng sự gần đây đã nghiên
cứu quan hệ giữa độ lún sau cắt trượt với hệ số suy
giảm ứng suất hữu hiệu trong đất cát và đề xuất
phương pháp tính toán sự thay đổi ứng suất hữu
hiệu trong đất cát dưới tác dụng của tải trọng động
chu kỳ đơn phương và đa phương thông qua sử
dụng các thông số đường biến dạng [9].
Từ thiết bị cắt trượt động đơn giản chu kỳ đa
phương, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên đất
sét kaolin cố kết bình thường, theo sơ đồ điều
khiển độ biến dạng từ 2 phương vuông góc với
nhau. Mục đích của các thí nghiệm trong nghiên
cứu này nhằm: (i) xác định ảnh hưởng của phương
cắt trượt (giữa đơn phương với đa phương và giữa
đa phương có độ lệch pha khác nhau), độ biến dạng
trượt (γ) và số lượng chu kỳ (n) lên sự thay đổi áp
lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt trượt; (ii) phát
triển phương pháp mới cho phép dự báo sự thay
đổi áp lực nước lỗ rỗng bằng các thông số đường
biến dạng. Tính chính xác của phương pháp mới
này được kiểm chứng thông qua so sánh kết quả thí
nghiệm với giá trị tính toán cho cả trường hợp đơn
phương và đa phương; (iii) giảm thiểu hoặc triệt
tiêu ảnh hưởng của phương cắt trượt lên sự phát
151
triển áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt trượt
không thoát nước.
2. Thí nghiệm cắt trượt động đơn phương và
đa phương
2.1. Thiết bị thí nghiệm
Hình 4 là ảnh chụp thiết bị thí nghiệm cắt trượt
động đơn giản chu kỳ đa phương. Thông qua hai
phương cắt trượt vuông góc với nhau, thiết bị này
cho phép tác dụng lên mẫu đất (đặt trong hộp cắt)
nhiều loại tải trọng động khác nhau. Hình 4a, b, c
là ảnh chụp mẫu đất trong hộp cắt ở các giai đoạn
thí nghiệm khác nhau. Hộp cắt trượt là hộp cắt kiểu
Kjellman, trong đó mẫu đất được bảo vệ bằng
màng cao su. Bên ngoài màng cao su là 15 đến 16
vòng nhựa xếp chồng lên nhau. Mỗi vòng nhựa
đường kính trong là 75,4mm, dày 2mm. Bằng cách
sắp xếp này, mẫu đất không bị biến dạng ngang
nhưng vẫn đảm bảo biến dạng cắt trượt trong quá
trình thí nghiệm. Bề mặt của mỗi vòng nhựa được
bôi bột Silicate Magie nhằm giảm thiểu ma sát
giữa các vòng cũng như đảm bảo biến dạng phân
bố đồng nhất theo chiều cao của mẫu trong quá
trình thí nghiệm.
Hình 4. (a) Mẫu đất trong hộp cắt trước khi cố kết; (b) Mẫu đất trong hộp cắt trước khi thí nghiệm cắt trượt chu kỳ
không thoát nước; (c) Mẫu đất sau khi kết thúc thí nghiệm
2.2. Mẫu thí nghiệm
Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu này là đất sét
kaolin với một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản như sau: tỷ
trọng Gs = 2,83, độ ẩm giới hạn chảy wL = 47,8%,
độ ẩm giới hạn dẻo wp = 22,3% và chỉ số nén ép
Cc = 0,305. Để chuẩn bị mẫu đất thí nghiệm, bột
đất sét kaolin khô được trộn với nước cất đến độ
ẩm khoảng 80% (dưới dạng bùn chảy). Sau khi giữ
cho độ ẩm không thay đổi trong 1 ngày, huyền phù
được hút khí trong hộp chân không khoảng 30 phút
và sau đó được đổ vào màng cao su đã đặt sẵn
trong hộp cắt (hình 4a). Sau đó, đất sét kaolin được
cố kết bằng áp lực thẳng đứng σv0 = 49 kPa và
98 kPa trong thời gian 40 phút. Thời gian cố kết
này được xác định theo kết quả quan trắc áp lực
nước lỗ rỗng của thí nghiệm cố kết tiến hành trong
hộp cắt. Sau khi cố kết, mẫu thí nghiệm có đường
kính là 75mm, chiều cao khoảng 20mm với hệ số
rỗng ban đầu e0 = 1,11-1,19. Nhằm đảm bảo độ
bão hòa cho thí nghiệm trong điều kiện không
thoát nước, các mẫu đất phải đạt hệ số áp lực lỗ
rỗng (B-value) B > 0,95 trước khi thí nghiệm
cắt trượt.
2.3. Các bước thí nghiệm
Sau quá trình cố kết, mẫu đất sẽ chịu cắt trượt
đơn giản chu kỳ đơn phương và đa phương, không
thoát nước theo thông số đầu vào gồm số lượng
chu kỳ, độ biến dạng trượt và độ lệch pha đã được
lập trình (hình 5). Sau khi kết thúc cắt trượt, van
thoát nước được mở và áp lực nước lỗ rỗng (Udyn)
tích lũy trong quá trình cắt sẽ được thoát. Độ lún
và áp lực nước lỗ rỗng trong mẫu đất được theo dõi
theo thời gian là 60 phút.
Tất cả các mẫu đất được thí nghiệm cắt trượt
đơn phương và đa phương (θ = 20°, 45°, 70° và
(a) (b) (c)
152
90°) trong điều kiện không thoát nước. Biên độ độ
biến dạng thay đổi từ γ = 0,05% đến γ = 3,0% và số
lượng chu kỳ là n = 10, 20, 50, 100 và 200. Biến
dạng cắt trượt tác dụng lên mẫu đất có dạng hình
sin với tần số f = 0,5 Hz. Hình 6 thể hiện mô hình
biến dạng đặt trưng của mẫu trong điều kiện cắt
trượt đơn phương (hình 6a) và đa phương với
θ = 90° (hình 6b). Độ biến dạng trượt được xác
định bằng tỷ số giữa biên độ biến dạng ngang lớn
nhất δ với chiều cao ban đầu của mẫu.
Hình 6 thể hiện kết quả ghi lại sóng của lực cắt
trượt chu kỳ và hình 7 là qũy đạo của độ biến dạng
trượt trên mặt phẳng nằm ngang cho các thí
nghiệm cắt trượt chu kỳ đơn phương và đa phương
có độ biến dạng γ = 1,0%. Trong mỗi thí nghiệm,
điều kiện cắt trượt đơn phương và đa phương có độ
lệch pha khác nhau được máy tính điều khiển từ
phương X và Y vuông góc với nhau. Trong thí
nghiệm cắt trượt động chu kỳ đơn phương, biến
dạng trượt tác dụng lên mẫu đất chỉ từ một phương
(đối với nghiên cứu này là phương X, hình 6a) nên
quỹ đạo của độ biến dạng cắt trượt tạo nên đường
thẳng (hình 7). Trong các thí nghiệm cắt trượt động
chu kỳ đa phương, biến dạng trượt tác dụng đồng
thời lên mẫu đất từ phương X (γX) và phương Y (γY)
vuông góc với nhau. Biến dạng trượt của hai
phương này có biên độ biến dạng bằng nhau
(γ = 1,0%) nhưng có độ lệch pha khác nhau (hình
6b), do đó hình dạng của độ biến dạng thay đổi từ
đường elip (θ = 20°) đến đường tròn (θ = 90°)
(hình 7). Ảnh hưởng của phương cắt trượt và độ
lệch pha lên hình dạng của đường biến dạng thể
hiện rõ trong hình 7 nên nó có vai trò quan trọng,
ảnh hưởng đến tính chất động học của đất.
Hình 5. Mô hình mẫu đất bị cắt trượt
chu kỳ đơn phương (a) và đa phương với θ = 90° (b)
Hình 6. Kết quả ghi lại sóng cắt trượt chu kỳ trong thí nghiệm cắt trượt động
chu kỳ đơn phương và đa phương với độ biến dạng γ = 1,0%
153
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Áp lực nước lỗ rỗng là hàm số của độ biến
dạng (γ) và số lượng chu kỳ (n) - phương pháp
tính toán truyền thống
3.1.1. Sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng trong
quá trình cắt trượt động chu kỳ không thoát nước
Dưới tác động của tải trọng động chu kỳ trong
điều kiện không thoát nước, áp lực nước lỗ rỗng
(Udyn) trong đất sẽ tăng lên cùng với quá trình gia
tải (hay tăng lên theo số lượng chu kỳ). Kết quả ghi
lại sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng trong các thí
nghiệm cắt trượt động chu kỳ đơn phương và đa
phương không thoát nước cho độ biến dạng
γ = 0,1%, 0,4% và 2,0% được vẽ trong hình 8. Kết
quả thí nghiệm cho thấy áp lực nước lỗ rỗng trong
mẫu đất tăng theo số lượng chu kỳ và tại cùng số
lượng chu kỳ, độ biến dạng lớn hơn sẽ cho kết quả
áp lực nước lỗ rỗng cao hơn. Ngoài ra, tại cùng một
giá trị độ biến dạng, áp lực nước lỗ rỗng trong điều
kiện tải trọng động đa phương (θ = 20°, 45°, 70° and
90°) cao hơn rất nhiều so với giá trị trong thí nghiệm
cắt trượt động đơn phương; và đối với các thí
nghiệm động đa phương, áp lực nước lỗ rỗng tăng
theo giá trị của độ lệch pha. Kết quả tương tự có thể
thấy trong hình 9 và 10; trong hai hình này hệ số áp
lực nước lỗ rỗng, định nghĩa bằng Udyn/σ’v0 với σ’v0
là ứng suất hữu hiệu, được vẽ với số lượng chu kỳ
(hình 9) và độ lệch pha (hình 10).
Từ các kết quả thí nghiệm vừa nêu có thế thấy
rằng phương cắt trượt, biên độ độ biến dạng và số
lượng chu kỳ là những thông số quan trọng ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển của áp lực
nước lỗ rỗng trong đất dính chịu tải trọng động chu
kỳ đơn phương và đa phương trong điều kiện
không thoát nước.
Hình 7. Qũy đạo của đường
biến dạng trượt trên mặt phẳng nằm
ngang trong thí nghiệm cắt trượt
động chu kỳ đơn phương và đa
phương với độ biến dạng γ = 1,0%
Hình 8. Kết quả thể hiện sự thay đổi
của áp lực nước lỗ rỗng (Udyn) được
ghi lại trong thí nghiệm cắt trượt
động chu kỳ đơn phương và đa
phương với γ = 0,1%, 0,4% và 2,0%
Hình 9. Quan hệ giữa hệ số áp lực
nước lỗ rỗng (Udyn/σ’v0) với số lượng
chu kỳ (n) trong các thí nghiệm cắt
trượt động chu kỳ đơn phương và
đa phương với γ = 0,1%, 0,4% và 2,0%
(a) n = 10 (b) n = 200
Hình 10. Sự thay đổi của hệ số áp lực nước lỗ rỗng với độ lệch pha (θ) cho các giá trị độ biến dạng
và số lượng chu kỳ khác nhau
154
3.1.2. Công thức tính toán
Năm 1984, Ohara và cộng sự xác định rằng khi
đất sét kaolin cố kết bình thường (OCR = 1) chịu
cắt trượt động chu kỳ trong điều kiện không thoát
nước thì áp lực nước lỗ rỗng sẽ tăng theo số lượng
chu kỳ (n). Các tác giả sau đó đã xây dựng công
thức tính toán thể hiện mối quan hệ giữa hệ số áp
lực nước lỗ rỗng và số lượng chu kỳ bằng hàm
hypecbon như sau:
n
n
v
dynU
βασ +
=
'
0
(1)
Trong đó α và β là tham số thí nghiệm phụ
thuộc vào độ biến dạng (γ) và được biểu diễn:
( )mA γα = (2)
γ
γβ
CB += (3)
Hằng số thí nghiệm A, B, C và m trong công
thức (2) và (3) có thể xác định thực nghiệm bằng
phương pháp “curve-fitting”. Chi tiết áp dụng
phương pháp này để xác định giá trị cho A, B, C và
m có thể tìm thấy trong các công trình nghiên cứu
trước đây [10, 11].
Năm 1988, Ohara và Matsuda [11] phát triển
công thức (1) để áp dụng trên đất sét kaolin quá cố
kết (OCR = 2, 4 và 6) chịu tác dụng tải trọng động
chu kỳ đơn phương trong điều kiện không thoát
nước. Bản phát triển mới của công thức này có phổ
áp dụng rất rộng đối với độ biến dạng (γ = 0,1%
đến 3,0%) cũng như được sử dụng trong tính toán
độ lún cho các lớp đất dính do tải trọng động chu
kỳ đơn phương gây ra.
3.1.3. Tính toán hệ số áp lực nước lỗ rỗng
Trong hình 11, hệ số áp lực nước lỗ rỗng được
vẽ theo số lượng chu kỳ cho đất sét kaolin cố kết
bình thường chịu tải trọng động chu kỳ đơn
phương và đa phương với độ biến dạng γ = 0,1%,
0,4% và 2,0%. Ký hiệu trong hình này là kết quả
thí nghiệm và đường cong nét đứt và nét liền thể
hiện kết quả tính toán bằng công thức (1) tương
ứng cho trường hợp đơn phương và đa phương. Dễ
dàng thấy rằng kết quả tính toán phù hợp với kết
quả thí nghiệm.
Hình 11. Hệ số áp lực nước lỗ rỗng vẽ theo số lượng
chu kỳ cho các thí nghiệm cắt trượt chu kỳ đơn phương
và đa phương (θ = 20°, 45°, 70° and 90°) với γ = 0,1%,
0,4% và 2,0%
Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng và
logarit độ biến dạng được thể hiện trong hình 12 và
13 cho các điều kiện phương cắt trượt và số lượng
chu kỳ khác nhau. Kí hiệu trong hai hình này thể
hiện kết quả thí nghiệm trong khi giá trị tính toán
theo công thức (1) được thể hiện bằng đường cong
nét liền (đa phương) và nét đứt (đơn phương). Từ
kết quả trong 2 hình trên cho thấy độ biến dạng và
số lượng chu kỳ càng lớn thì hệ số áp lực nước lỗ
rỗng càng cao và tại cùng độ biến dạng và số lượng
chu kỳ, hệ số áp lực nước lỗ rỗng trong thí nghiệm
đa phương lớn hơn giá trị trong điều kiện đơn
phương. Đối với các thí nghiệm đa phương thì hệ
số áp lực nước lỗ rỗng tăng theo độ lệch pha.
Ngoài ra, một số kết quả thí nghiệm cắt trượt động
chu kỳ đa phương dưới áp lực thẳng đứng 98kPa
cũng được thể hiện bằng kí hiệu trong hình 12a, b.
Có thể thấy rằng sự chênh lệch hệ số áp lực nước
lỗ rỗng giữa hai giá trị áp lực thẳng đứng (49kPa
và 98kPa) là không đáng kể. Kết quả này phù hợp
với kết quả thu được trước đây cho trường hợp tải
trọng động chu kỳ đơn phương [8, 11]. Do đó có
thể kết luận rằng, trong giới hạn tải trọng thẳng
đứng từ 49kPa đến 98kPa thì ảnh hưởng của áp lực
thẳng đứng lên sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng
là không đáng kể và do đó, kết quả tính toán trong
hình 12 và 13 và công thức (1) có thể áp dụng vào
các trường hợp tải trọng thẳng đứng khác nhau, ít
nhất trong phạm vi từ 49kPa đến 98kPa.
Tuy nhiên, so sánh chi tiết hơn kết quả thí
nghiệm và kết quả tính toán trong hình 12a, b cho
thấy khi n < 50 thì kết quả thí nghiệm và tính toán
155
phù hợp với nhau cho cả trường hợp đơn phương
và đa phương. Nhưng khi n > 50, kết quả tính toán
cho trường hợp đa phương (hình 13b) không chính
xác bằng kết quả trong điều kiện đơn phương (hình
13a). Vì vậy, khi tính toán áp lực nước lỗ rỗng
trong đất dính chịu tải trọng động chu kì đa
phương thì công thức (1) chỉ có thể áp dụng cho
trường hợp n 50, cần thiết phải phát
triển công thức (1) hoặc đề xuất phương pháp tính
toán mới phù hợp hơn.
(a) n = 10 (b) n = 200
Hình 12. Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng và độ biến dạng cho các thí nghiệm cắt trượt chu kỳ đơn phương và
đa phương với số lượng chu kỳ khác nhau
(a) Đơn phương (b) Đa phương (θ = 90°)
Hình 13. Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng với độ biến dạng cho thí nghiệm cắt trượt chu kỳ đơn phương và
đa phương (θ = 90°) với số lượng chu kỳ khác nhau
3.2. Áp lực nước lỗ rỗng theo hàm số của độ biến
dạng tích lũy (G*) - phương pháp tính toán mới
3.2.1. Định nghĩa các thông số đường biến dạng
Fukutake và Matsuoka xây dựng một mô hình
gọi là Mô hình Bowl để luận giải sự di chuyển hạt
đất của đất loại cát trong điều kiện cắt trượt động
chu kỳ đa phương thoát nước. Trong mô hình này,
đường biến dạng trượt trên mặt phẳng ngang có thể
mô tả bằng hai thông số là độ biến dạng tổng hợp
- Γ và độ biến dạng tích lũy - G* [3]. Trong đó, độ
biến dạng tổng hợp là khoảng cách hiện tại của hạt
đất so với vị trí ban đầu, thông số này liên quan
đến sự dịch chuyển của hạt đất trong quá trình cắt
trượt và độ biến dạng tích lũy là chiều dài của
đường biến dạng trượt trong quá trình cắt trượt,
nên thông số này liên quan đến mức độ phá hủy
cấu trúc của mẫu đất (hình 14). Hai thông số trên
được mô tả bằng công thức (4) và (5) như sau:
∑ ∑ Δ+Δ=Δ= 22** yxGG γγ (4)
156
22 yx γγ +=Γ (5)
Với ΔγX và ΔγY đặt trưng cho phần tố tăng lên
của độ biến dạng trượt lần lượt theo phương X
và Y.
Hình 14. Khái niệm độ biến dạng tích lũy (G*)
và độ biến dạng tổng hợp (Γ ) trong cắt trượt chu kỳ
đa phương (theo Fukutake và Matsuoka [14])
Quan hệ giữa độ biến dạng tích lũy (G*) với độ
biến dạng trượt (γ) cho số lượng chu kỳ khác nhau
(n = 10, 20, 50, 100 và 200) lần lượt được trình bày
trên hình 15a, b cho trường hợp đơn phương và đa
phương. Kí hiệu trong hình là kết quả thí nghiệm
và các đường nét liền là giá trị tính toán theo các
công thức sau:
- Cắt trượt chu kỳ đơn phương:
G* = n (3.950 γ + 0.0523) (6)
- Cắt trượt chu kỳ đa phương:
G* = n (5.995 γ + 0.3510) (7)
Giá trị tính toán theo công thức (6) và (7) hoàn
toàn phù hợp với kết quả thí nghiệm. Từ hình 15 có
thể kết luận rằng độ biến dạng tích lũy là hàm số
của độ biến dạng (γ) và số lượng chu kỳ (n). Khi số
lượng chu kỳ bằng nhau, G* tăng theo tỷ lệ với γ,
và khi so sánh hình 15a, b tại cùng độ biến dạng,
G* trong trường hợp đa phương lớn hơn trong
trường hợp đơn phương và độ chênh lệch giữa
chúng tăng lên theo số lượng chu kỳ.
(a) Cắt trượt chu kỳ đơn phương (b) Cắt trượt chu kỳ đa phương
Hình 15. Quan hệ giữa độ biến dạng trượt tích lũy (G*) với độ biến dạng (γ) và số lượng chu kỳ (n) trong cắt trượt
chu kỳ đơn phương (a) và đa phương (b)
3.2.2. Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng
(Udyn/σ’v0) với độ biến dạng tích lũy (G*)
Nhằm thể hiện tính ưu việt của độ biến dạng
tích lũy (G*) trong mô tả sự thay đổi áp lực nước
lỗ rỗng, quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng và
G* được trình bày trên hình 16 cho số lượng chu
kỳ n = 50 (số liệu tương tự trong hình 9). Hai
đường nét đứt và nét liền lần lượt là giá trị của
Udyn/σ’v0 sau 50 chu kỳ cho trường hợp đơn
phương và đa phương. Có thể thấy rằng, tại cùng
giá trị độ biến dạng và số lượng chu kỳ, độ biến
dạng tích lũy trong thí nghiệm đa phương lớn hơn
trong đơn phương và đối với cắt trượt chu kỳ đa
phương có độ lệch pha khác nhau thì thông số này
tăng theo độ lệch pha, và G* càng lớn thì hệ số áp
lực nước lỗ rỗng càng cao. Như đã đề cập trước
đây, áp lực nước lỗ rỗng phụ thuộc rất lớn vào
phương cắt trượt (giữa đơn phương và đa phương)
nên sự khác nhau về hệ số áp lực nước lỗ rỗng giữa
thí nghiệm đa phương và đơn phương là rất rõ ràng
(hình 12). Tuy nhiên, khi so sánh hai đường nét
liền và nét đứt trong hình 16 thấy chúng gần như
trùng nhau và điều này cho thấy sự khác nhau về
157
hệ số áp lực nước lỗ rỗng giữa thí nghiệm đơn
phương và đa phương (hay ảnh hưởng của phương
cắt trượt lên áp lực nước lỗ rỗng) có thể được triệt
tiêu khi sử dụng độ biến dạng tích lũy G*.
Hình 16. Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng và độ biến
dạng tích lũy trong thí nghiệm cắt trượt chu kỳ đơn phương
và đa phương thực hiện cho γ = 0,1%, 0,4% và 2,0%
Hình 17. Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng và logarit
của độ biến dạng tích lũy cho các điều kiện phương
cắt trượt, độ biến dạng và số lượng chu kỳ khác nhau
3.2.3. Hệ số áp lực nước lỗ rỗng là hàm số của độ
biến dạng tích lũy G*
Năm 2011, Matsuda cùng cộng sự đã đề xuất
phương pháp mới tính toán sự thay đổi của ứng
suất hữu hiệu trong đất loại cát dưới tác động của
tải trọng chu kỳ đa phương thông qua sử dụng độ
biến dạng tích lũy (G*) như sau:
*
*
'
0
'
G
G
v
v
βασ
σ
+=
Δ
(8)
trong đó Δσ’v là độ suy giảm của ứng suất hữu
hiệu
Đối với điều kiện không thoát nước thì độ suy
giảm của ứng suất hữu hiệu cân bằng với giá trị
tăng lên của áp lực nước lỗ rỗng, nghĩa là Udyn =
⎢Δσ’V⎜. Do đó, khi ứng dụng cho thí nghiệm cắt
trượt chu kỳ không thoát nước thì công thức (8)
trở thành:
*
*
' 0 G
GU
v
dyn
βασ +=
(9)
Hệ số α và β trong công thức (8) và (9) tương
tự như trong công thức (1).
Quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ rỗng và
logarit độ biến dạng tích lũy được thể hiện trong
hình 17 cho các điều kiện phương cắt trượt, độ
biến dạng và số lượng chu kỳ khác nhau. Ký hiệu
trong hình là kết quả thí nghiệm và đường nét liền
và nét đứt tương ứng với giá trị tính toán bằng
công thưc (9) cho trường hợp đơn phương và đa
phương. Nhìn chung, giá trị tính toán phù hợp với
kết quả thí nghiệm cho tất cả các điều kiện thí
nghiệm khác nhau. Ngoài ra có thể thấy trong hình
17, độ biến dạng tích lũy G* tăng theo độ biến
dạng trượt và số lượng chu kỳ, và độ biến dạng tích
lũy càng lớn thì hệ số áp lực nước lỗ rỗng
càng cao.
Trong hình 12a, b, tương ứng với mỗi số lượng
chu kỳ, hệ số áp lực nước lỗ rỗng giữa thí nghiệm
đa phương và đơn phương chênh lệch nhau rất lớn
trong giới hạn độ biến dạng từ 0,05% đến 3,0%.
Tuy nhiên, khi sử dụng độ biến dạng tích lũy G*,
thì sự chênh lệch này bị biến mất, cũng như thông
qua kết quả thí nghiệm và giá trị tính toán trong
hình 17. Do đó, sự chênh lệch hệ số áp lực nước lỗ
rỗng giữa cắt trượt chu kỳ đơn phương và đa
phương hay ảnh hưởng của phương cắt trượt lên sự
thay đổi áp lực nước lỗ rỗng có thể bị triệt tiêu khi
sử dụng hàm số của độ biến dạng tích lũy.
4. Kết Luận
Kết quả ghi lại từ máy tính về sự thay đổi của
áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt trượt không
thoát nước và quan hệ giữa hệ số áp lực nước lỗ
rỗng với độ lệch pha và độ biến dạng cho thấy rằng
phương cắt trượt, biên độ biến dạng trượt và số
lượng chu kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
158
triển của áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt
trượt động chu kỳ không thoát nước. Độ biến dạng
và số lượng chu kỳ càng lớn thì hệ số áp lực nước
lỗ rỗng càng cao. Tại cùng giá trị độ biến dạng và
số lượng chu kỳ, áp lực nước lỗ rỗng do cắt trượt
đa phương gây ra lớn hơn rất nhiều trong thí
nghiệm đơn phương. Đối với các thí nghiệm đa
phương thì áp lực nước lỗ rỗng tăng theo độ
lệch pha.
Phương pháp tính toán áp lực nước lỗ rỗng
truyền thống do Ohara và Matsuda (1984) đề xuất
(cho điều kiện cắt trượt đơn phương) có thể áp
dụng cho điều kiện cắt trượt đơn phương và đa
phương khi n 50 giá trị tính toán
trong điều kiện đa phương không chính xác nên
cần thiết phải phát triển phương pháp cũ hoặc đề
xuất phương pháp mới cho phép tính toán hệ số áp
lực nước lỗ rỗng trong điều kiện cắt trượt chu kỳ
đa phương với độ biến dạng và số lượng chu kỳ
khác nhau.
Nhằm kiểm tra ảnh hưởng của tải trọng thẳng
đứng lên tính chất động học của đất, một số thí
nghiệm cắt trượt động chu kỳ đa phương (θ = 90°)
được tiến hành trong điều kiện tải trọng thẳng đứng
σv0 = 98 kPa. Kết quả thí nghiệm cho thấy sự khác
nhau của tải trọng thẳng đứng, tối thiểu giữa 49kPa
và 98kPa, không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển
của áp lực nước lỗ rỗng trong điều kiện cắt trượt
chu kỳ đa phương. Kết quả này phù hợp với kết
luận trước đây cho điều kiện cắt trượt chu kỳ đơn
phương.
Thông qua sử dụng thông số biến dạng mới là
độ biến dạng tích lũy G*, chúng tôi đã phát triển và
áp dụng thành công phương pháp mới cho phép
tính toán hệ số áp lực nước lỗ rỗng trong các điều
kiện thí nghiệm khác nhau: đơn phương, đa
phương có độ lệch pha khác nhau, biên độ biến
dạng và số lượng chu kỳ khác nhau. Đồng thời,
bằng việc sử dụng thông số mới này, chúng ta có
thể triệt tiêu ảnh hưởng của phương cắt trượt lên sự
thay đổi áp lực nước lỗ rỗng trong quá trình cắt
trượt không thoát nước.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Ansal, A., Iyisan, R. and Yildirim, H.,
2001: “The cyclic behavior of soils and effects of
geotechnical factors in microzonation”, Soil
Dynamics and Earthquake Engineering, Vol. 21,
No. 5, pp. 445-452.
[2] DeGroot, D. J., Ladd, C. C. and Germaine,
J. T., 1996: Undrained multidirectional direct
simple shear behavior of cohesive soil,
J. Geotechnical Eng., ASCE, Vol. 122, No. 2,
pp.91-98.
[3] Fukutake, K. and Matsuoka, H. A., 1989:
“Unified law for dilatancy under multi-directional
simple shearing”, Journal of JSCE Division C,
JSCE, Vol. (412/III-1), pp. 143-151 (tiếng Nhật)
[4] Hyodo, M., Yamamoto, Y. and Sugiyama,
M., 1994: “Undrained cyclic shear behaviour of
normally consolidated clay subjected to initial
static shear stress”, Soils and Foundations, Vol. 34,
No. 4, pp. 1-11.
[5] Matsuda, H., 1997: “Estimation of post-
earthquake settlement-time relations of clay
layers”, Journal of JSCE Division C, JSCE, Vol.
568(III-39), pp. 41-48 (tiếng Nhật).
[6] Matsuda, H. and Ohara, S., 1989:
“Threshold strain of clay for pore pressure
buildup”, Proc. of 12h World Conf. on Soil
Mechanics and Foundation Engineering, Rio De
Janeiro, pp. 127-130.
[7] Matsuda, H. and Nagira, H., 2000:
“Decrease in effective stress and reconsolidation of
saturated clay induced by cyclic shear”, Journal of
JSCE Division C, JSCE, Vol. 659(III-52), pp. 63-
75 (tiếng Nhật).
[8] Matsuda, H., Shinozaki, H., Okada, N.,
Takamiya, K. and Shinyama, K., 2004: “Effects of
multi-directional cyclic shear on the post-
earthquake settlement of ground”, Proc. of 13th
World Conf. on Earthquake Engineering,
Vancouver, B.C., Canada, Paper No. 2890.
[9] Matsuda, H., Andre, P. H., Ishikura, R.
and Kawahara, S., 2011: “Effective stress change
and post-earthquake settlement properties of
granular materials subjected to multi-directional
cyclic simple shear”, Soils and Foundations, Vol.
51, No. 5, pp. 873-884.
[10] Ohara, S., Matsuda, H. and Kondo, Y.,
1984: “Cyclic simple shear tests on saturated clay
with drainage”, Journal of JSCE Division C, JSCE,
Vol. (352/III-2), pp. 149-158 (tiếng Nhật).
[11] Ohara, S. and Matsuda, H., 1988: “Study
on the settlement of saturated clay layer induced by
cyclic shear”, Soils and Foundations, Vol. 28, No.
3, pp. 103-113.
[12] Ohmachi, T., Kawamura, M., Yasuda, S.,
159
Mimura, C. and Nakamura, Y., 1988: “Damage due
to the 1985 Mexico Earthquake and the ground
conditions”, Soils and Foundations, Vol. 28, No. 3,
pp. 149-159.
[13] Yasuhara, K. and Andersen, K. H., 1991:
“Recompression of normally consolidated clay
after cyclic loading”, Soils and Foundations, Vol.
31, No. 1, pp. 83-94.
[14] Yildirim, H. and Ersan, H., 2007:
“Settlements under consecutive series of cyclic
loading”, Soil Dynamics and Earthquake
Engineering, Vol. 27, No. 6, pp. 577-585.
SUMMARY
Study on excess pore water pressure changes of saturated soft clay subjected to undrained uni-directional and
multi-directional cyclic simple shears
In this paper, normally consolidated specimens of kaolinite clay were tested under undrained uni-directional and
multi-directional cyclic simple shears. It is shown from the test results that shear strain amplitude (γ), cyclic shear
direction (phase difference (θ)) and the number of cycles (n) have significant effects on the changes of excess pore
water pressure during cyclic shearing. However, the effect of cyclic shear direction on the excess pore water pressure
can be eliminated by using a new parameter - cumulative shear strain (G*). Conventional estimation method of excess
pore water pressure can not be used for the case of multi-directional cyclic shear with the number of cycles larger than
50 (n > 50). Consequently, a new estimation method, which is a function of cumulative shear strain was proposed. This
method can be applied to various experimental conditions including uni-directional and multi-directional cyclic simples
shear with different shear strain amplitudes and number of cycles.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4496_16052_1_pb_9728_2100718.pdf