Kết quả điện não đồ sau 1 tháng điều trị
với topiramate
Hiện nay topiramate được dùng khá phổ
biến trong điều trị động kinh. Topiramate ngăn
ngừa và làm giảm sự phóng điện của các neuron
thông qua 4 tác dụng chính: kháng glutamate,
tăng GABA, chẹn kênh Na và ức chế carbonic
anhydrase.
Trong nghiên cứu này, 39 bệnh nhân ghi
được sóng động kinh điển hình được cho điều
trị với topiramate liều 3mg/kg/ngày. Sau 1 tháng
tái khám và cho kiểm tra lại điện não đồ. Kết quả
51,28% bệnh nhân có điện não đồ trở về bình
thường. Đây là một bằng chứng khách quan cho
thấy hiệu quả của việc dùng topiramate đơn trị
liệu trong động kinh trẻ em.
Topiramate có hiệu quả điều trị trên động
kinh toàn thể cũng như động kinh cục bộ. Do
vậy chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt về
tỉ lệ điện não đồ trở về bình thường khi so
sánh giữa nhóm động kinh toàn thể và động
kinh cục bộ.
Đã có một số nghiên cứu ở trong nước cũng
như trên thế giới đã chứng tỏ hiệu quả của
topiramate trong điều trị động kinh ở trẻ em.
Tuy vậy các nghiên cứu này chỉ tập trung đánh
giá hiệu quả trên lâm sàng nên ít nhiều còn
mang tính chủ quan vì các tiêu chí về lâm sàng
chủ yếu được khai thác qua gia đình bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá dựa
trên kết quả điện não đồ. Mặc dù thời gian theo
dõi sau điều trị chỉ trong 1 tháng và với số lượng
bệnh nhân không lớn (39 bệnh nhân), nhưng đã
góp phần khẳng định hiệu quả của topiramate
trong điều trị động kinh ở trẻ em.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự biến đổi điện não đồ ở trẻ em 6-15 tuổi bị động kinh trước và sau điều trị bằng Topiramate, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở TRẺ EM 6-15 TUỔI
BỊ ĐỘNG KINH TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG TOPIRAMATE
Nguyễn Hữu Sơn*, Ninh Thị Ứng**
TÓM TẮT
Động kinh là bệnh rối loạn thần kinh trầm trọng thường gặp ở trẻ em.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ có sóng động kinh điển hình ở bệnh nhi động kinh trước và sau điều trị bằng
topiramate.
Đối tượng và phương pháp: 87 bệnh nhân 6 -15 tuổi được chẩn đoán động kinh. Đo điện não đồ ngoài
cơn. 39 bệnh nhân có sóng động kinh điển hình được điều trị topiramate 3 mg/kg/ngày. Kiểm tra lại ĐNĐ vào
thời điểm bệnh nhân tái khám sau 1 tháng.
Kết quả: 44,83% có sóng động kinh điển hình. Tỉ lệ sóng động kinh điển hình cao hơn ở các nhóm bệnh
nhân: được ghi điện não trong 24 giờ sau cơn; được làm nghiệm pháp hoạt hóa; động kinh toàn thể. Sau 1 tháng
điều trị bằng topiramate, tỉ lệ điện não đồ trở về bình thường 51,28% (ở nhóm có sóng động kinh điển hình trước
điều trị).
Kết luận: Tỉ lệ bắt được sóng động kinh ngoài cơn thấp. Topiramate có hiệu quả trong điều trị động kinh
toàn thể và cục bộ.
Từ khóa: Động kinh, điện não đồ, topiramate.
ABSTRACT
EEG CHARACTERISTICS IN CHILDREN AGED 6-15 WITH EPILEPSY BEFORE AND AFTER
TREATMENT WITH TOPIRAMATE
Nguyen Huu Son, Ninh Thi Ung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 22 - 28
Epilepsy is a brain disorder that causes children to have recurring seizures.
Objective: To determine the rate of EEG changes in epileptic children before and after treatment
with topiramate.
Subjects and methods: 87 patients aged 6 -15 was diagnosed epilepsy. Make EEG records. 39
patients with typical EEG changes was treatmented with topiramate 3 mg/kg/day. Make EEG again at
the time of re-examination of patients in one month.
Results: 44.83% has the typical EEG changes. Ratio of typical EEG changes is higher in the group
of patients: was made EEG record in 24 hours after seizure; was activated by deep breathing; general
epilepsy. After one month of treatment with topiramate, the percentage of the EEG returned to normal
51.28% (in groups of typical EEG changes before treatment).
Conclusion: The rate of EEG changes in epilepsy children is low. Topiramate is effective in the
treatment of epilepsy of all types.
Key words: Epilepsy, EEG, topiramate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là bệnh rối loạn thần kinh trầm
trọng thường gặp ở trẻ em. Hiện nay trên thế
giới ước tính khoảng 10,5 triệu trẻ em dưới 15
tuổi mắc động kinh chiếm 25% dân số động
kinh toàn cầu, tỉ lệ bệnh toàn bộ 0,4-1%(1,8).
*Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, **Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Nhi Trung ương - Hà Nội
Tác giả liên lạc: Ths.Bs. Nguyễn Hữu Sơn, ĐT: 0976026853, Email: nghuuson@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
Bệnh động kinh gặp nhiều ở các nước châu Á,
châu Phi hơn ở các nước châu Âu, như ở Mỹ là
khoảng 0,85%; Canada là 0,6%. Ở Châu Âu cứ
mỗi 1.000 người thì có một người bị bệnh động
kinh, trong đó cứ hai bệnh nhân thì có một là
trẻ em(1). Với tỉ lệ này, động kinh luôn là mối
quan tâm của ngành y tế nhiều nước, nhất là
các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở cộng
đồng dân cư Hà Tây, tỷ lệ mắc động kinh là
4,9/1000 dân. Một nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ
động kinh trẻ em chiếm 64,5% trong tổng số động
kinh chung, đứng hàng thứ hai trong các bệnh
thần kinh trẻ em (sau nhiễm khuẩn thần kinh)(8).
Ngày nay động kinh là một vấn đề quan
trọng của ngành y tế và là bệnh lý mà xã hội và
ngành y tế cần đặc biệt quan tâm vì những di
chứng nặng nề của nó ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống, khả năng học tập công tác, hòa nhập
cộng đồng và xã hội, đặc biệt là đối với trẻ em.
Các loại cơn động kinh biểu hiện rất đa dạng
của “thế giới động kinh”(1). Những biến đổi điện
não liên quan đến hiện tượng phóng điện trong
cơn và những bất thường ghi được ngoài cơn là
một chứng cứ hỗ trợ cho lâm sàng. Để xác định
dạng cơn động kinh, khu trú ổ động kinh ưu thế
cần phải kết hợp lâm sàng và điện não(3). Điện
não đồ đã trở thành một biện pháp đắc lực
không những trong chẩn đoán mà còn là một chỉ
tiêu theo dõi kết quả điều trị của các thuốc
kháng động kinh, là bằng chứng để duy trì một
liều lượng thuốc hợp lý(5).
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ có sóng động kinh điển hình
khi ghi điện não đồ ngoài cơn ở trẻ em bị động
kinh trước điều trị (chưa sử dụng thuốc kháng
động kinh).
2. Mô tả sự biến đổi điện não đồ 1 tháng sau
điều trị bằng topiramate ở nhóm có sóng động
kinh điển hình trước điều trị.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân 6-15 tuổi đến khám và điều
trị tại Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương Huế
được chẩn đoán xác định động kinh.
Thời gian nghiên cứu: từ 5/2008 đến 5/2010.
Cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức.
p(1-p)
n =Z2(1-α/2) d2
Trong đó: Z2(1-α/2) = 1,96 (tương ứng α = 0,05)
- p = 0,259 (tỉ lệ ghi được sóng động kinh điển
hình ở bệnh nhân động kinh trong cộng đồng)(7).
- d = 10% (sai số mong muốn).
Từ đó tính được cỡ mẫu tối thiểu là:
0,259
(1-
0,259
)
n =
1,9
62
0,12
≈
7
3
Tiêu chuẩn chọn
Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh(1)
Tiêu chuẩn lâm sàng: Có ít nhất 2 cơn động
kinh trở lên, cách nhau trên 24 giờ, dựa vào mô
tả của người chứng kiến cơn hoặc quan sát được
cơn động kinh của bệnh nhân. Cơn có ngắn, có
tính chất đột khởi, định hình và hồi qui. Cơn
động kinh phù hợp với một trong các loại cơn
được mô tả trong bảng phân loại ILAE 1981.
Tiêu chuẩn điện não đồ: Có hoạt động kịch
phát dạng động kinh, bao gồm sóng nhọn, nhọn
chậm, phức hợp đa nhọn sóng chậm, phức hợp
nhọn sóng chậm.
Trong đó tiêu chuẩn lâm sàng quyết định
chẩn đoán.
Tiêu chuẩn về điều trị
Bệnh nhân không dùng thuốc kháng động
kinh ít nhất trong một tháng trước thời điểm
nghiên cứu. Trong thời gian này bệnh nhân có
cơn động kinh với biểu hiện đầy đủ theo tiêu
chuẩn lâm sàng.
Sau khi chẩn đoán xác định động kinh, bệnh
nhân được chỉ định đơn trị liệu với topiramate
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
liều 3mg/kg/ngày. Điều trị tại nhà đều đặn hàng
ngày, thời gian dùng thuốc ít nhất 1 tháng (cho
đến thời điểm bệnh nhân tái khám).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không chọn các hội chứng động kinh nặng
(hội chứng West, Lenox – Gastaut...), động kinh
triệu chứng (trên bệnh nhân có tổn thương não
bẩm sinh hoặc mắc phải).
Những bệnh nhi không tuân thủ đầy đủ chế
độ điều trị và tái khám theo hẹn.
Cách chọn mẫu
Một bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chọn được
gán một số thứ tự, bắt đầu bằng 001 (số cuối
cùng có thể đạt tới là 999).
Bằng cách dùng bảng số ngẫu nhiên, chúng
tôi đã chọn được 87 bệnh nhân (lớn hớn cỡ mẫu
tối thiểu) đưa vào nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng,
phân loại cơn động kinh (dựa vào tiêu chuẩn
lâm sàng).
+ Bước 2: Tiến hành đo điện não ngoài cơn
tại phòng Điện não đồ Khoa Nhi.
+ Bước 3: Những bệnh nhi có lâm sàng +
điện não đồ điển hình, cho điều trị với topamate
liều 3mg/ kg/ ngày. Hẹn tái khám sau 1 tháng.
+ Bước 4: Đo điện não đồ ngoài cơn vào thời
điểm bệnh nhân tái khám (1 tháng sau điều trị).
Nghiên cứu điện não đồ(5): Ghi điện não
bằng máy Neurofax 7410 của hãng NIHON
KOHDEN (Nhật Bản)
Bệnh nhân nghỉ 10 phút trước khi ghi.
Gắn điện cực theo hệ thống 10-20 Jasper, tiến
hành ghi theo qui trình thông thường và thực
hiện các nghiệm pháp hoạt hóa: nghiệm pháp
Berger, kích thích ánh sáng, tăng thông khí.
Phân tích điện não đồ: Do tính chất đa dạng
của ĐNĐ nên chúng tôi chỉ nghiên cứu những
trường hợp có sóng động kinh điển hình, bao
gồm(3):
+ Dạng sóng: nhọn, đa nhọn, nhọn - sóng, đa
nhọn - sóng.
+ Tính chất xuất hiện: kịch phát (xuất hiện
đột ngột diễn ra ngắn và mất đi) và lặp lại
(những đợt kịch phát lặp lại nhiều lần).
Hình 1: Phức hợp nhọn - sóng
KẾT QUẢ
Phân loại cơn động kinh
Bảng 1: Phân loại cơn động kinh theo ILAE - 1981
Cơn ñộng kinh Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Co cứng - co giật 29 33,33
Cơn co cứng 7 8,04
Cơn ñộng kinh Số lượng (n) Tỉ lệ (%)
Cơn co giật 15 17,24
Giật cơ 6 6,89
Cơn vắng ý thức 3 3,45
Cơn không phân loại 9 10,34
Động kinh cục bộ 18 20,69
Tổng cộng 87 100
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
Nhận xét: Theo thân loại cơn động kinh theo
ILAE 1981, ở nhóm động kinh toàn thể chủ yếu
gặp cơn co cứng - co giật (33,33%), tiếp đến là
cơn co giật (17,24%); cơn co cứng, cơn giật cơ và
cơn vắng ý thức chiếm tỉ lệ thấp. Động kinh cục
bộ chiếm 20,69%.
Kết quả điện não đồ ở bệnh nhi động kinh
trước điều trị
44.83%
29.88%
25.29% Sóng ĐK
ñiển hình
Hoạt ñộng
kịch phát
không ñiển
hình
Biều đồ 3.1: Kết quả điện não đồ
Nhận xét: Thực hiện đo ĐNĐ ngoài cơn
động kinh, tỉ lệ ghi được sóng động kinh điển
hình thấp (39/87 trường hợp, 44,83%).
Bảng 2: Sóng động kinh điển hình theo lứa tuổi
Nhóm tuổi Sốt rường hợp
nghiên cứu
Sóng ĐK ñiển hình
(n, %)
6-9 66 29 (43,94%)
10-15 21 10 (47,62%)
p p>0,05
Nhận xét: Tỉ lệ ghi được sóng động kinh
điển hình ở các nhóm tuổi khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3: Sóng động kinh điển hình theo giới
Giới Sốt rường hợp
nghiên cứu
Sóng ĐK ñiển hình (n,
%)
Nam 48 22 (45,83%)
Nữ 39 17 (43,59%)
p p>0,05
Nhận xét: Sóng động kinh điển hình ghi
nhận được không có sự khác biệt giữa nam và
nữ (p>0,05).
Bảng 4. Phân bố sóng động kinh điển hình theo thời
gian từ lúc có cơn động kinh cuối cùng đến lúc đo
ĐNĐ
Thời gian Sốt rường hợp
nghiên cứu
Sóng ĐK ñiển hình (n,
%)
≤ 24 giờ 34 20 (58,82%)
Thời gian Sốt rường hợp
nghiên cứu
Sóng ĐK ñiển hình (n,
%)
> 24 giờ 57 19 (33,33%)
p p<0,05
Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân ghi ĐNĐ
trong vòng 24 giờ sau cơn động kinh tỉ lệ ghi
được sóng động kinh điển hình 58,82% cao hơn
có ý nghĩa so với khi ghi điện não trên 24 giờ sau
cơn (33,33%).
Bảng 5. Sóng động kinh điển hình trước và sau thực
hiện nghiệm pháp hoạt hóa
Nghiệm pháp
hoạt hóa
Số trườg hợp
nghiên cứu
Sóng ĐK ñiển hình
(n, %)
Trước hoạt hóa 87 25 (28,74%)
Sau hoạt hóa 87 39 (44,83%)
p p<0,05
Nhận xét: Trước khi thực hiện nghiệm pháp
hoạt hóa tỉ lệ có sóng động kinh điển hình chỉ có
28,74%; sau khi hoạt hóa tỉ lệ này tăng lên
44,83%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Bảng 6: Sóng động kinh điển hình theo loại cơn động
kinh
Phân loại
cơn
Sốt rường hợp
nghiên cứu
Sóng ĐK ñiển hình
(n %)
ĐK toàn thể 59 35 (59,32%)
ĐK cục bộ 18 4 (22,22%)
p p<0,05
Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân động kinh cơn
toàn thể ghi được sóng động kinh điển hình với
tỉ lệ cao hơn nhóm động kinh cục bộ (59,32% so
với 22,22%, p<0,05).
Biến đổi điện não đồ sau 1 tháng điều trị
bằng topiramate ở 39 bệnh nhân có sóng
động kinh điển hình trước điều trị
38.46%
51.28%
Biểu đồ 2. Kết quả điện não đồ sau 1 tháng điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
Nhận xét: Sau 1 tháng điều trị với topiramte,
tỉ lệ ĐNĐ trở về bình thường 51,28% (20/39
trường hợp).
Bảng 7. Tỉ lệ ĐNĐ trở về bình thường theo loại cơn
động kinh
Phân loại
cơn
Số trường hợp
nghiên cứu
ĐNĐ trở về bình
thường (n, %)
ĐK toàn thể 35 18 (51,42%)
ĐK cục bộ 4 2 (50,00%)
p p>0,05
Nhận xét: Tỉ lệ ĐNĐ trở về bình thường
không khác biệt giữa nhóm động kinh toàn thể
và nhóm động kinh cục bộ (sau 1 tháng điều trị).
BÀN LUẬN
Biến đổi điện não đồ ngoài cơn trước điều
trị
87 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn được đưa
vào nghiên cứu. Theo phân loại cơn động kinh
theo ILAE 1981, ở nhóm động kinh toàn thể
chủ yếu gặp cơn co cứng - co giật (33,33%),
tiếp đến là cơn co giật (17,24%); cơn co cứng,
cơn giật cơ và cơn vắng ý thức chiếm tỉ lệ thấp.
Động kinh cục bộ chiếm 20,69% (đều là cơn
cục bộ đơn giản). Không đưa vào nghiên cứu
hội chứng động kinh nặng như hội chứng
West, Lenox-Gastaut, động kinh triệu chứng
do tổn thương não bẩm sinh hoặc mắc phải.
Những trường hợp này thường không đáp
ứng với đơn trị liệu và hầu hết kháng trị với
các thuốc kháng động kinh(8).
Đa số bệnh nhân đến khám bệnh là lúc
không có cơn động kinh, việc đo ĐNĐ thường
được thực hiện ngoài cơn do ở nước ta chưa có
điều kiện và phương tiện để theo dõi bệnh nhân
động kinh liên tục 24/24 giờ (điện não video). Đo
ĐNĐ ngoài cơn dễ thực hiện tuy nhiên tỉ lệ bắt
được sóng động kinh không cao, vì lúc này hiện
tượng phóng lực kịch phát của các neuron vỏ
não không có hoặc rất thấp dưới ngưỡng có thể
gây nên cơn động kinh trên lâm sàng. Theo
Fowler và Binnie (2000) độ nhạy của ĐNĐ đối
với động kinh chỉ vào khoảng 50%(1).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ghi được
sóng động kinh điển hình 44,83%, hoạt động
kịch phát không điển hình 29,88% và tỉ lệ sóng
động kinh bình thường 25,29%. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiền thực
hiện tại Bệnh viện Nhi đồng I khi thực hiện đo
điện não đồ ngoài cơn ở 121 trẻ động kinh cho tỉ
lệ sóng động kinh điển hình 46,28%, không điển
hình 33,06% và 20,66% có sóng điện não bình
thường(4). Nghiên cứu của Phạm Quỳnh Diệp
cũng cho nhận xét tương tự(9). Tỷ lệ điện não
điển hình chiếm khoảng 45% đến 50% trong
nghiên cứu tại bệnh viện của Cao Tiến Đức(2) và
Hoàng Cẩm Tú(4).
Tuy vậy một số nghiên cứu khác cho kết quả
về điện não đồ bắt được sóng động kinh ngoài
cơn với tỉ lệ rất khác nhau: Nguyễn Xuân Thản
nghiên cứu động kinh trong cộng đồng cho thấy
tỉ lệ ghi được sóng động kinh điển hình chỉ có
25,9% và 20,2% bệnh nhân có điện não đồ bình
thường(7). Với cùng phương pháp nghiên cứu, tỉ
lệ điện não dạng kịch phát động kinh trong
nghiên cứu của Osuntokun B.O chiếm 34%;
nhưng theo Tekle-Hamanot. R chỉ có 18%. Dạng
điện não bình thường trong nghiên cứu cộng
đồng dao động trong khoảng 21,3% đến 57,4%(7).
Chính vì lý do này, đứng trước một đối
tượng có các dấu hiệu động kinh trên lâm sàng,
một bản ghi điện não đồ bình thường không thể
loại trừ được chẩn đoán động kinh. Lúc này
chẩn đoán hoàn toàn dựa vào khai thác kỹ các
triệu chứng lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ xuất
hiện sóng động kinh điển hình ở bệnh nhân
động kinh không khác biệt theo tuổi và giới.
Điều này được lý giải bằng hoạt động sinh lý
của hệ thần kinh trung ương ở lứa tuổi 6-15 tuổi
ở cả 2 giới khá ổn định và không có sự thay đổi
nào đáng kể theo tuổi và giới. Sở dĩ chúng tôi
chọn vào nghiên cứu này các bệnh nhân 6-15
tuổi vì để thuận tiện cho việc thực hiện đo và
phân tích kết quả điện não đồ. Ở lứa tuổi này trẻ
đã có thể hợp tác tốt khi thực hiện đo, nhất là có
thể thực hiện các nghiệm pháp hoạt hóa nhắm
mở mắt và hít thở sâu. Nếu là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
phải dùng thuốc an thần khi đo sẽ ảnh hưởng
đến sự xuất hiện các sóng điện não trên bản ghi.
Tỉ lệ xuất hiện sóng động kinh điển hình trên
EEG ngoài cơn ở bệnh nhân có cơn ĐK sau khi
đo trước 24 giờ cao hơn ở bệnh nhân có cơn sau
khi đo 24 giờ (58,82% so với 33,33%, p<0,05).
Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiền cũng cho kết
quả tương tự với tỉ lệ bắt được sóng động kinh
tương ứng là 67,86% và 41,67%(9). Kết quả này
phù hợp với y văn: dễ xuất hiện sóng động kinh
đặc hiệu khi EEG được đo gần cơn.
Các nghiệm pháp hoạt hoá được thực hiện
trong nghiên cứu bao gồm nghiệm nhắm mở
mắt (hiệu ứng Berger), nghiệm pháp tăng
thông khí, nghiệm pháp kích thích ánh
sang(3,5). Trước khi thực hiện nghiệm pháp hoạt
hóa tỉ lệ có sóng động kinh điển hình chỉ
28,74%; sau khi hoạt hóa tỉ lệ này tăng lên có ý
nghĩa thống kê với 44,83%. Như vậy, mục đích
của các nghiệm pháp hoạt hóa trong quá trình
ghi điện não đồ làm xuất hiện các sóng bệnh lý
hoặc làm rõ hơn, điển hình hơn khi nghi ngờ
mà ghi ở điều kiện không có hoạt hóa hay các
kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu chẩn đoán
ở lâm sàng. Tăng thông khí là một nghiệm
pháp hoạt hóa rất nhạy làm khởi phát cơn
vắng ý thức. Đối với loại cơn động kinh này,
đo điện não ngoài cơn tỉ lệ bắt được sóng động
kinh rất thấp, nhưng khi thực hiện nghiệm
pháp tăng thở hầu như luôn luôn làm xuất
hiện cơn và ghi được phức hợp nhọn - sóng
kịch phát điển hình.
Về tỉ lệ xuất hiện sóng động kinh điển hình
theo loại cơn động kinh: kết quả cho thấy động
kinh toàn thể có tỉ lệ sóng bệnh lý đặc thù
59,32% cao hơn có ý nghĩa so với động kinh cục
bộ (22,2%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Nguyễn Bá Hiền với tỉ lệ sóng bệnh lý xuất
hiện ở động kinh toàn thể cao hơn động kinh cục
bộ, tương ứng là 57,14% và 26,09%(6). Hoàng
Cẩm Tú cũng có nhận xét tương tự với 36,2%
bệnh nhân động kinh lớn và 8,9% động kinh cục
bộ có dạng kịch phát điển hình(4). Trong khi đó
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thản cho kết quả
ngược lại: Tỉ lệ điện não dạng kịch phát kiểu
động kinh cao nhất ở nhóm động kinh cục bộ,
thấp nhất ở nhóm động kinh toàn thể(7).
Kết quả điện não đồ sau 1 tháng điều trị
với topiramate
Hiện nay topiramate được dùng khá phổ
biến trong điều trị động kinh. Topiramate ngăn
ngừa và làm giảm sự phóng điện của các neuron
thông qua 4 tác dụng chính: kháng glutamate,
tăng GABA, chẹn kênh Na và ức chế carbonic
anhydrase.
Trong nghiên cứu này, 39 bệnh nhân ghi
được sóng động kinh điển hình được cho điều
trị với topiramate liều 3mg/kg/ngày. Sau 1 tháng
tái khám và cho kiểm tra lại điện não đồ. Kết quả
51,28% bệnh nhân có điện não đồ trở về bình
thường. Đây là một bằng chứng khách quan cho
thấy hiệu quả của việc dùng topiramate đơn trị
liệu trong động kinh trẻ em.
Topiramate có hiệu quả điều trị trên động
kinh toàn thể cũng như động kinh cục bộ. Do
vậy chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt về
tỉ lệ điện não đồ trở về bình thường khi so
sánh giữa nhóm động kinh toàn thể và động
kinh cục bộ.
Đã có một số nghiên cứu ở trong nước cũng
như trên thế giới đã chứng tỏ hiệu quả của
topiramate trong điều trị động kinh ở trẻ em.
Tuy vậy các nghiên cứu này chỉ tập trung đánh
giá hiệu quả trên lâm sàng nên ít nhiều còn
mang tính chủ quan vì các tiêu chí về lâm sàng
chủ yếu được khai thác qua gia đình bệnh nhân.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá dựa
trên kết quả điện não đồ. Mặc dù thời gian theo
dõi sau điều trị chỉ trong 1 tháng và với số lượng
bệnh nhân không lớn (39 bệnh nhân), nhưng đã
góp phần khẳng định hiệu quả của topiramate
trong điều trị động kinh ở trẻ em.
KẾT LUẬN
Biến đổi điện não đồ trước điều trị
Tỉ lệ ghi được sóng động kinh điển hình
ngoài cơn 44,83%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7
Ghi điện não đồ trong vòng 24 giờ sau cơn tỉ
lệ sóng động kinh điển hình cao hơn so với ghi
sau 2 giờ (58,82% so với 33,33%).
Nghiệm pháp hoạt hóa (nhắm mở mắt, tăng
thông khí, kích thích ánh sáng ngắt quãng) cho tỉ
lệ sóng động kinh điển hình cao hơn (44,83% so
với 28,74% khi không hoạt hóa).
Tỉ lệ ghi được sóng động kinh điển hình ở
bệnh nhân động kinh toàn thể cao hơn động
kinh cục bộ (59,32% so với 22,22%).
Sau 1 tháng điều trị với topiramte, tỉ lệ
ĐNĐ trở về bình thường 51,28% (ở nhóm
bệnh nhân có sóng động kinh điển hình
trước điều trị).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Thần Kinh - Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Động
kinh, NXB Y học, Hà Nội.
2. Cao Tiến Đức, Lê Đức Hinh (1994), "Lâm sàng - điện não ở 35
bệnh nhân động kinh", Tạp chí Y học quân sự, số 3, tr 61-65.
3. Đinh Văn Bền (2005), Điện não đồ ứng dụng trong thực hành
lâm sàng, NXB Y học, Hà Nội.
4. Hoàng Cẩm Tú (1992), Bệnh động kinh ở trẻ em dưới 6 tuổi
tại bệnh viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em, Luận án phó tiến sĩ Y
học - Đại học y khoa Hà Nội.
5. Lê Quang Cường, Pierre Jallon (2003), Điện não đồ lâm
sàng, NXB Y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Hiền, Vũ Anh Nhị (2006), "Đặc điểm lâm sàng -
điện não ngoài cơn động kinh trẻ em dưới 15 tuổi tại Bệnh
viện Nhi đồng I", Y học Thành phố Hồ Chí
7. Nguyễn Xuân Thản, Vũ Đăng Nguyên, Nguyễn Thuý Hường
(2004), "Một số nhận xét điện não đồ ở bệnh nhân động kinh
trong nghiên cứu cộng đồng", Website Bệnh viện Việt Đức
8. Ninh Thị Ứng (2005), Động kinh trẻ em, NXB Y học, Hà Nội.
9. Phạm Quỳnh Diệp & CS (1999), "Khảo sát đặc điểm lâm sàng
của bệnh nhân động kinh trên trẻ em đến khám và theo dõi
điều trị tại Trung tâm Sức khoẻ Tâm thần", Kỷ yếu các công
trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm Sức khoẻ Tâm thần Tp
Hồ Chí Minh.
10. Winkcler MM. et al (2004), "Clinical and
electroencephalographic follow-up after a first unprovoked
seizure", Pediatr Neurol, 30(3), p. 201-6.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 8
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_bien_doi_dien_nao_do_o_tre_em_6_15_tuoi_bi_don.pdf