Nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch và liên quan của chúng với các yếu tố tiên lượng trong ung thư vú

KẾT LUẬN 1. * Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là nhóm từ 40 đến 49 tuổi (38,7%), đứng thứ hai là nhóm 50-69 tuổi (33,7%). Tuổi mắc bệnh trung bình là 49,3 ± 9,7 tuổi. U có kích thước từ >2 cm đến 5 cm là hay gặp nhất (61,3%); u có kích thước =2 cm chiếm 31,5% và u có kích thước trên 5 cm, 7,2%. Kích thước u trung bình: 3,2 ±1,8cm. Di căn hạch chiếm 40,9% các trường hợp, trong đó, 22,1% có di căn trên 3 hạch. U có độ mô học II là 74,6%; u có độ mô học III chiếm 13,8% và u có độ mô học I gặp ít nhất, 11,6% các trường hợp. ** Tỷ lệ dương tính với các dấu ấn miễn dịch ER, PR, Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40 lần lượt là: 55,2%; 39,2%; 44,2%; 52,5%; 74%; 43,6% và 16% các trường hợp. 2. * ER, PR có mối tương quan chặt chẽ với nhau (p=0,000) và liên quan nghịch với Her- 2/neu (p<0,01). ER tương quan chặt chẽ với p53 (p=0,005). Her-2/neu tương quan với các thụ thể steroid, với các dấu ấn tăng sản tế bào, Ki-67 (p=0,011) và PCNA (p=0,017). Các dấu ấn tăng sản ngoài mối tương quan rất chặt chẽ với nhau (p=0,005), chúng còn tương quan có ý nghĩa với Her-2/neu, p53 và với sự xâm nhập bạch mạch (p<0,05). P53 tương quan nghịch có ý nghĩa với ER, Ki-67 và PCNA. D2-40 chỉ tương quan duy nhất với Ki-67 (r=0,162; p=0,029). ** Độ mô học tương quan có ý nghĩa với cả 7 dấu ấn sinh học: tương quan nghịch với tình trạng bộc lộ thụ thể steroid; tương quan thuận với Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40. Nhóm tuổi chỉ tương quan có ý nghĩa với PR (r=-0,185; p=0,013). Tình trạng di căn hạch chỉ có tương quan với xâm nhập bạch mạch (r=0,178; p=0,016).

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch và liên quan của chúng với các yếu tố tiên lượng trong ung thư vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU SỰ BỘC LỘ MỘT SỐ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH VÀ LIÊN QUAN CỦA CHÚNG VỚI CÁC YẾU TỐ TIÊN LƢỢNG TRONG UNG THƢ VÚ Đặng Công Thuận*, Trần Văn Hợp**, Lê Đình Roanh*** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn hoá mô miễn dịch và liên quan của chúng với các yếu tố tiên lượng khác. Phương pháp: 181 trường hợp ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập được nghiên cứu sự bộc lộ một số dấu ấn hoá mô miễn dịch và liên quan của chúng với các yếu tố tiên lượng khác. Kết quả: Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là 40-49 tuổi (38,7%); U có kích thước từ >2 cm đến 5 cm là hay gặp nhất (61,3%); Di căn hạch chiếm 40,9% các trường hợp; U có độ mô học II là 74,6% trường hợp. Tỷ lệ dương tính với các dấu ấn miễn dịch ER, PR, Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40 lần lượt là: 55,2%; 39,2%; 44,2%; 52,5%; 74%; 43,6% và 16%. ER, PR có mối tương quan chặt chẽ với nhau (p<0,001) và liên quan nghịch với Her-2/neu (p<0,01). Her-2/neu tương quan với các thụ thể steroid, với các dấu ấn tăng sản tế bào, Ki-67 (p=0,011) và PCNA (p=0,017). Các dấu ấn tăng sản tương quan chặt chẽ với nhau (p=0,005) và tương quan với Her-2/neu, p53, D2-40 (p<0,05). P53 tương quan nghịch với ER, Ki- 67 và PCNA. D2-40 chỉ tương quan với Ki-67 (r=0,162; p=0,029). Độ mô học tương quan có ý nghĩa với cả 7 dấu ấn sinh học. Nhóm tuổi chỉ tương quan với PR (r=-0,185; p=0,013). Tình trạng di căn hạch chỉ tương quan với xâm nhập bạch mạch (r=0,178; p=0,016). ABSTRACT STUDY ON THE EXPRESSION OF SOME IMMUNOHISTOCHEMICAL MARKERS AND THEIR RELATION WITH PROGNOSTIC FACTORS IN BREAST CANCER Dang Cong Thuan, Tran Van Hop, Le Dinh Roanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 110 - 117 Objectives: Study on the expression of some immunohistochemical markers and their relations with prognostic factors. Method: One hundred and eighty one cases of female breast invasive carcinomas were studied for the expression of some immunohistochemical markers and their relation with prognostic factors. Results: Most patients are among the age of 41-49 (38,7%), the tumor size of >2-5 cm of cases. Lymph node metastasis status presents at 40,9% of cases. SBR histological grade II was in highest rate (74,6%). Positive rates with ER, PR, Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 and D2-40 are 55,2%; 39,2%; 44,2%; 52,5%; 74%; 43,6% and 16% of cases, respectively. ER, PR have an each other correlation (p<0,001) and invert correlation of Her-2/neu (p<0,01). Her-2/neu correlated of steroid receptors and proliferative cell markers, Ki-67 (p=0,011) and PCNA (p=1,017). The proliferative cell markers are correlated each other (p=0,005) and correlated of Her-2/neu, p53 and D2-40 (p<0,05). P53 have an invert correlation of ER, Ki-67 and PCNA. D2-40 only show a statistically significant correlation of Ki-67 (r=0,162; p=0,029). We found that there was a highly significant relation between high histological grading and all the immunohistochemical markers. Age groups only correlated of PR (r= -0,185; p=0,013). Lymph node status correlated of D2-40 (r=0,178; p=0,016). * Bộ môn GPB - Đại học Y Huế ** Bộ môn GPB - Đại học Y Hà nội *** Trung tâm nghiên cứu và phát hiện sớm ung thư Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học 111 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vú là ung thư thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Trên 30 năm qua, một số lượng các dấu ấn tiên lượng tiềm tàng có liên quan đến các đặc điểm sinh học hoặc sự tiến triển của ung thư vú đã được nghiên cứu rộng rãi. Trong các dấu ấn sinh học trong ung thư vú hiện nay, người ta có xu hướng sử dụng các dấu ấn đo lường sự tăng sản tế bào (Ki-67, PCNA) và các yếu tố liên quan đến sự hoạt hoá plasminogen như là các yếu tố tiên lượng và sử dụng tình trạng thụ thể nội tiết steroid, Her-2/neu trong dự đoán đáp ứng điều trị hỗ trợ và quản lý bệnh nhân ung thư vú. Bên cạnh đó, p53 cũng là dấu ấn sinh học được coi là có giá trị trong tiên lượng bệnh và trong dự đoán đáp ứng điều trị hóa chất. Với mục đích tìm hiểu giá trị dự đoán và tiên lượng của các dấu ấn sinh học đang được quan tâm trong ung thư vú; đồng thời đánh giá, tìm mối tương quan giữa các yếu tố tiên lượng kinh điển và các dấu ấn sinh học, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định các đặc điểm lâm sàng, mô học và sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch trong ung thư biểu mô tuyến vú. 2. Đánh giá mối liên quan và sự tương quan giữa các yếu tố tiên lượng và các dấu ấn sinh học. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 181 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú khám và điều trị tại Bệnh viện K Hà nội. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: - Có ghi nhận các dữ kiện lâm sàng: họ tên, tuổi, ngày vào viện, vị trí khối u< - Được phẫu thuật cắt tuyến vú và phẫu tích hạch nách. - Có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến vú thể ống xâm nhập. - Đều được xét nghiệm 7 dấu ấn miễn dịch: thụ thể estrogen (ER), thụ thể progesteron (PR), Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả cắt ngang * Nghiên cứu về mô bệnh học - Kỹ thuật mô học Các bệnh phẩm được cố định trong formol 10%, sau đó chuyển, đúc trong paraffin, cắt và nhuộm tiêu bản theo phương pháp nhuộm Hematoxylin-Eosin (HE) thường quy. - Cách đánh giá phân độ mô học Áp dụng phân độ Scarff- Bloom - Richardson cải biên bởi Elston và Ellis (1991). Độ mô học được xếp như sau: Độ I, biệt hoá rõ: 3-5 điểm; độ II, biệt hoá vừa: 6-7 điểm; độ III, biệt hoá kém: 8-9 điểm. * Nghiên cứu về hóa mô miễn dịch -Kỹ thuật hóa mô miễn dịch Nhuộm hoá mô miễn dịch theo phương pháp phức hợp Avidin Biotin tiêu chuẩn. Địa điểm tiến hành Khoa Giải phẫu bệnh - Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ. Thời gian thực hiện Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2006. - Cách đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch + Đối với ER, PR Tỷ lệ (TL): 0, 1 = 1/100, 2 = 1/10, 3 = 1/3, 4 = 2/3, 5 = 1/1 Cường độ (CĐ): 0 = không bắt màu, 1 = yếu, 2 = vừa, 3 = mạnh Tổng điểm = TL + CĐ (xếp từ 0 đến 8) Phản ứng dương tính khi tổng điểm > 0 0: 0 điểm; 1+: 2 -4 điểm; 2+: 5 - 6 điểm; 3+: 7 - 8 điểm + Đối với Her-2/neu (C-erb-2) 0: Hoàn toàn không bắt màu. 1+: Không nhìn thấy hoặc nhuộm màng bào tương dưới 10% tế bào u. 2+: Màng bào tương bắt màu từ yếu đến trung bình được thấy trên 10% tế bào u. 3+: Màng bào tương bắt màu toàn bộ với cường độ mạnh được quan sát thấy trên 10% các tế bào u. Chỉ 2+ và 3+ mới được coi là dương tính. + Đối với Ki-67 và PCNA 0: Hoàn toàn không bắt màu. 1+: Nhuộm nhân tế bào từ 1 đến 10% tế bào u. 2+: Nhuộm nhân tế bào từ 10% đến 30% tế bào u. 3+: Nhuộm nhân tế bào trên 30% tế bào u. Dương tính khi từ 1+ trở lên. + Đối với p53 0: Hoàn toàn không bắt màu. 1+: Nhuộm nhân tế bào từ 1 đến 5% tế bào u. 2+: Nhân tế bào bắt màu yếu, trên 5% tế bào u. 3+: Nhân tế bào bắt màu mạnh, trên 5% tế bào u. Dương tính khi từ 1+ trở lên. + Đối với D2-40 D2-40 dương tính nếu màng tế bào nội mô bạch mạch bắt màu nâu đỏ. - Cách đánh giá sự xâm nhập của tế bào ung thư vào bạch mạch Phải hội đủ cả 3 yêu cầu sau: - Bạch mạch có nội mô dương tính với D2- 40, bào tương bắt màu nâu đỏ. - Có các tế bào giống tế bào biểu mô u hiện diện trong lòng bạch mạch. - Tế bào trong lòng bạch mạch được chứng minh là tế bào u bằng các tiêu bản nhuộm HE hoặc tiêu bản nhuộm dấu ấn miễn dịch khác. * Xử lý số liệu Bằng phần mềm SPSS 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tuổi mắc bệnh Nhóm tuổi Số trường hợp Tỷ lệ % ÷ 2 = 135,343 p<0,001 20-29 2 1,1 30-39 21 11,6 40-49 70 38,7 50-59 61 33,7 60-69 21 11,6 ≥ 70 6 3,3 Tổng cộng 181 100,0 Kích thƣớc u Kích thước u Số trường hợp Tỷ lệ % ÷ 2 = 79,867 p<0,001 ≤2cm 57 31,5 >2-5cm 111 61,3 >5cm 13 7,2 Tổng cộng 181 100,0 Tình trạng di căn hạch nách Tình trạng di căn hạch Số trường hợp Tỷ lệ % ÷ 2 = 54,442 p<0,001 Chưa di căn 107 59,1 Di căn 1-3 hạch 34 18,8 Di căn trên 3 hạch 40 22,1 Tổng cộng 181 100,0 Độ mô học của các khối u Độ mô học Số trường hợp Tỷ lệ % ÷ 2 = 138,74 p<0,001 Độ I 21 11,6 Độ II 135 74,6 Độ III 25 13,8 Tổng cộng 181 100,0 Kết quả nhuộm HMMD ER (+) PR (+) Her-2 (+) Ki-67 (+) PCNA (+) P53 (+) D2-40 (+) 55,2% 39,2% 44,2% 52,5% 74% 43,6% 16% Tƣơng quan giữa các dấu ấn sinh học ER PR Her-2 Ki67 PCNA P53 D2-40 ER 1 0,685 -0,201 -0,078 -0,050 -0,207 0,138 0,000 0,007 0,297 0,502 0,005 0,064 PR 0,685 1 -0,202 -0,015 -0,137 -0,117 0,046 0,000 0,006 0,841 0,065 0,116 0,535 Her-2 -0,201 -0,202 1 0,188 0,177 0,111 0,025 0,007 0,006 0,011 0,017 0,136 0,735 Ki67 -0,078 -0,015 0,188 1 0,209 0,205 0,162 0,297 0,841 0,011 0,005 0,006 0,029 PCNA -0,050 -0,137 0,177 0,209 1 0,175 0,092 0,502 0,065 0,017 0,005 0,018 0,217 p53 -0,207 -0,117 0,111 0,205 0,175 1 0,134 0,005 0,116 0,136 0,006 0,018 0,071 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học 113 ER PR Her-2 Ki67 PCNA P53 D2-40 D2-40 0,138 0,046 0,025 0,162 0,092 0,134 1 0,064 0,535 0,735 0,029 0,217 0,071 Tƣơng quan giữa các yếu tố tiên lƣợng kinh điển và các dấu ấn sinh học Tương quan ER PR Her2 Ki67 PCNA P53 D2-40 ĐMH r -0,276 -0,185 0,271 0,232 0,318 0,228 0,160 p 0,000 0,013 0,000 0,002 0,000 0,002 0,031 Tuổi r -0,074 -0,185 0,025 -0,046 -0,082 0,034 0,055 p 0,323 0,013 0,743 0,538 0,275 0,653 0,461 KT u r -0,082 -0,058 0,094 0,128 0,053 0,085 0,106 p 0,275 0,441 0,209 0,086 0,475 0,258 0,154 Di căn hạch r 0,003 0,006 0,144 0,078 0,058 0,030 0,178 p 0,968 0,933 0,054 0,296 0,437 0,686 0,016 BÀN LUẬN Về tuổi Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là nhóm từ 40 đến 49 tuổi (38,7%), đứng thứ hai là nhóm tuổi 50-69 tuổi (33,7%), các nhóm tuổi khác ít gặp hơn rõ rệt (p<0,01). Tuổi mắc bệnh trung bình trong nghiên cứu này là 49,3 ± 9,7 tuổi. Nhóm tuổi mắc bệnh ung thư vú thường gặp của nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước(9,13). Tuy nhiên, khi so sánh với các tác giả nước ngoài, đặc điểm này thay đổi. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao nhất ở phụ nữ Việt nam thường là từ 40 đến 49 tuổi, trẻ hơn so với phụ nữ phương Tây với nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất thường từ 50 đến 59 tuổi(2,5,6,7,8,12). Về kích thƣớc u Trong 181 trường hợp nghiên cứu, u có kích thước từ >2 cm đến 5 cm, tương ứng với T2, là hay gặp nhất (61,3%); u có kích thước =<2 cm, tương ứng với T1, chiếm 31,5% và u có kích thước trên 5 cm, tương ứng với T3 là ít gặp nhất, 7,2%. Kích thước u trung bình là 3,2 ±1,8 cm. Kết quả này tương ứng với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước với kích thước u thường gặp nhất từ >2 cm đến 5 cm. Trong khi đó, các nghiên cứu tại các nước phát triển có kết quả về kích thước u thường gặp nhất là =< 2cm, tương ứng với T1. Về độ mô học Đa số các trường hợp ung thư vú trong nghiên cứu có độ mô học II (74,6%); u có ủoọ mô học III chiếm 13,8% và u có độ mô học I gặp ít nhất, 11,6% các trường hợp. Kết quả này tương tự với các kết quả nghiên cứu của Trần Hòa, ĐC. Thuận và A. Verhest, Tạ Văn Tờ(13), Lê Quốc Sử(9) với độ mô học II chiếm ưu thế, sau đó là độ III và thấp nhất là độ I. Nghiên cứu 431 trường hợp ung thư vú được hoá trị hỗ trợ, Amat S. và cộng sự (2002) cho kết quả: phân tích đơn biến và đa biến đều cho thấy u có độ mô học III đáp ứng tốt hơn với hoá trị hỗ trợ hơn so với u độ I (p<10-6). Và không có đặc điểm nào khác của khối u hoặc của bệnh nhân có liên quan với sự đáp ứng điều trị(2). Về kết quả nhuộm HMMD * ER, PR Trong những năm gần đây, nhiều tác giả trong nước đã có nhiều nghiên cứu HMMD trong ung thư vú. ER và PR là các đặc điểm sinh học ưu tiên được khảo sát trong hầu hết các nghiên cứu. Tỷ lệ dương tính của hai loại thụ thể này thay đổi qua các nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về ER, PR ở trong nước những năm gần đây được tóm tắt trong bảng sau: Kết quả nhuộm ER, PR dương tính qua các nghiên cứu gần đây Tác giả Năm ER(+)(%) PR(+)(%) Đặng Thế Căn 2000 53,63 42,57 Lê Đình Roanh 2001 60,7 61,7 Âu Nguyệt Diệu 2003 60,3 52,0 Hứa Thị Ngọc Hà 2004 50,3 57,4 Lê Quốc Sử 2004 49,7 42,7 Tạ Văn Tờ 2004 59,1 51,4 Trần Hòa 2005 48,7 51,3 Nguyễn Sào Trung 2005 49,7 46,4 Đặng Công Thuận 2006 52,3 37,1 Nghiên cứu này 2007 55,2 39,2 Các nghiên cứu trên cho thấy: đối với bệnh ung thư vú ở nước ta, tỷ lệ ER(+) thay đổi từ 44,3% đến 60,7%, PR(+) từ 37,1% đến 61,7%. Điều này có thể được giải thích là do kết quả nghiên cứu trên phụ nữ Việt nam nhưng kỹ thuật HMMD được thực hiện ở các cơ sở y tế khác nhau, trong nước (Hà nội, thành phố HCM) và nước ngoài (Úc, Hoa Kỳ). Tại mỗi nơi, tuỳ theo việc sử dụng nguồn kháng thể có độ nhạy khác nhau của các hãng khác nhau nên kết quả thay đổi. Tuy nhiên, nhận xét chung của đa số các tác giả trong nước và nước ngoài đều cho rằng tỷ lệ thụ thể nội tiết dương tính cao ở các nước Âu Mỹ (70-80%), khá cao ở các nước Châu Á (40-60%) và thấp hơn nhiều ở các nước Châu Phi (30-40%). Her-2/neu Her-2/neu âm tính trong 55,8% các trường hợp, dương tính chiếm 44,2%, trong đó dương tính mạnh ở 24,3% các trường hợp. Đây là một tỷ lệ khá cao so với kết quả của một số tác giả khác trong nước nhưng tương tự so với y văn, theo đó, sự khuyếch đại của Her-2/neu hiện diện trong khoảng 10% đến 40% ung thư biểu mô ống xâm nhập và bộc lộ quá mức Her-2/neu liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ sống thêm không bệnh tật và tỷ lệ sống thêm chung ngắn hơn(10). Trong 48 nghiên cứu về vai trò tiên lượng của Her-2/neu thực hiện ở 15.000 bệnh nhân ung thư vú, đa số nghiên cứu đều kết luận rằng sự khuếch đại gen hoặc sự biểu hiện quá mức của Her-2/neu có liên quan với tiên lượng xấu, nhất là ở bệnh nhân ung thư vú có di căn hạch(12). Ki-67 Được coi là chỉ điểm tốt nhất của sự tăng sản tế bào, là yếu tố tiên lượng độc lập, được sử dụng trong việc phân chia bệnh nhân thành 2 nhóm tiên lượng tốt và xấu(12). Ki-67 cũng được báo cáo là có liên quan với đáp ứng lâm sàng với hoá trị(11). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Ki-67 dương tính ở 52,5% các trường hợp, trong đó dương tính mạnh 13,3% các trường hợp. Nghiên cứu 356 ung thư biểu mô ống xâm nhập hạch âm tính, Rudolph và cộng sự (2005) kết luận rằng hoạt động tăng sản được đánh giá bằng nhuộm miễn dịch topoisomerase II alpha và Ki-67 là chỉ điểm hữu ích về tiên lượng ung thư vú. Nói chung, Ki-67 có vai trò tiên lượng chủ yếu đối với trường hợp ung thư vú chưa có di căn hạch và có giá trị tiên lượng tái phát, tiên lượng thời gian sống không bệnh. PCNA PCNA âm tính trong 26% các trường hợp. Dương tính chiếm 74%, trong đó dương tính mạnh trong 21,5% các trường hợp. Kết quả này phù hợp với kết quả nhuộm PCNA của Tery G. và cộng sự (2007) khi nghiên cứu 451 trường hợp là 69%(15). Sự tổng hợp PCNA liên quan chặt chẽ với thời kỳ G1/S bình thường của chu kỳ tế bào và protein này có thời gian bán huỷ khá dài. Do đó, nó là một dấu ấn tốt để đo lường hoạt động tăng sản trong các tổn thương vú mà các tế bào ở các pha khác nhau của sự phát triển và bộc lộ rõ rệt trong 94-100% các ung thư vú tại chỗ và xâm nhập; thậm chí có 61% các trường hợp bệnh tuyến vú lành tính không tăng sản cũng cho kết quả dương tính với PCNA. Điều này phần nào giải thích tại sao trong ung thư vú xâm nhập, mặc dù tỷ lệ PCNA dương tính cao nhưng độ đặc hiệu thấp(15). Nhiều báo cáo khác cũng chứng minh rằng PCNA có giá trị tiên lượng trong ung thư vú, đặc biệt trong nhóm bệnh nhân có hạch âm tính. p53 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ p53 dương tính là 43,7%. Kết quả này ở mức cao so với y văn (30-40%) nhưng tương tự với kết quả nghiên cứu trong nước của Tạ Văn Tờ (2003), cũng nghiên cứu p53 trên các bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện K Hà nội. Theo đó, p53 dương tính gặp ở 42,1% các trường hợp(13). Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Lê Quốc Sử tại Bệnh viện Đại học Y Dược và Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh (2004) về dấu ấn này là 29,7%(9). Tan Puay-Hoon và cộng sự (1999) nghiên cứu 106 trường hợp ung thư vú xâm nhập tại Bệnh viện tổng quát Singapore cho kết quả Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học 115 nhuộm hoá mô miễn dịch p53 dương tính chiếm 53% các trường hợp(14). Theo Allred và cộng sự, đã có hơn 57 nghiên cứu thực hiện ở hơn 13.000 bệnh nhân ung thư vú nhằm xác định giá trị tiên lượng và hoặc dự đoán đáp ứng với hóa trị của p53 trong ung thư vú. Đa số các nghiên cứu này đều thấy có mối liên hệ giữa mức độ biểu hiện p53 và tiên lượng xấu(1). Nói chung, giá trị của p53 đối với tiên lượng bệnh rõ ràng hơn đối với dự đoán điều trị. Nhiều ý kiến đều cho rằng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định thêm giá trị của p53 trong dự đoán đáp ứng điều trị(5). D2-40 D2-40 dương tính trong xâm nhập bạch mạch chiếm 16% các trường hợp. Kết quả nghiên cứu về xâm nhập bạch mạch của các tác giả khác trên thế giới cũng cho các kết quả rất thay đổi tuỳ theo phương pháp nhuộm và đối tượng nghiên cứu. Kết quả của Nime và cộng sự (1977) là 8,8%, của D’Eredita là 15%(6), của Alkarain (2007) là 27%(3), của Truong (2005) là 27,5%(16), của Carol Woo (2002) là 28%(4), của Van den Eynden (2006) là 69,5%(17) và của Kahn (2002) là 86%(4). Giá trị của D2-40 trong phát hiện bạch mạch đã được khẳng định qua các nghiên cứu. Kháng thể D2-40 có độ nhạy và độ đặc hiệu với nội mô bạch mạch trên 95% (Evangelou, 2005). Trong ung thư vú, D2-40 là dấu ấn tốt nhất cho nội mô bạch mạch (Van der Auwera, 2005). Mối liên quan giữa xâm nhập bạch mạch qua nhuộm D2-40 và tình trạng di căn hạch trong nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện qua bảng dưới đây: Liên quan giữa tình trạng di căn hạch và xâm nhập bạch mạch Xâm nhập bạch mạch Chưa di căn hạch Có di căn hạch 1-3 hạch >3 hạch Tổng Có D2-40 (+) 12 11,2% 6 17,6% 11 27,5% 17 23% Không 95 28 29 57 D2-40 (-) 88,8% 82,4% 72,5% 77% Tổng 107 34 40 74 r=0,178 p=0,016 Xâm nhập bạch mạch được xác định ở 11,2% các trường hợp ung thư vú chưa di căn hạch, trong khi đó, 23% các trường hợp ung thư vú đã di căn hạch có biểu hiện xâm nhập bạch mạch. Yamauchi và cộng sự (2006) nghiên cứu trên 151 trường hợp ung thư vú xâm nhập đã kết luận rằng sự xâm nhập bạch mạch được xác định bởi D2-40 có giá trị dự đoán chính xác sự gia tăng có ý nghĩa với nguy cơ tái phát hoặc tử vong của bệnh nhân, độc lập với tình trạng thụ thể nội tiết và di căn hạch(18). Gần đây nhất, Alkarain và cộng sự (2007) sau khi phân tích 303 trường hợp ung thư vú hạch âm tính đưa ra kết luận: xâm nhập bạch mạch có giá trị dự báo tái phát xa và liên quan với thời gian sống thêm toàn bộ ngắn hơn(3). Về mối tƣơng quan giữa các dấu ấn miễn dịch Kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa các dấu ấn miễn dịch cho giá trị p và hệ số tương quan Pearson tương ứng. Qua đó, các thụ thể steroid (ER, PR) có mối tương quan chặt chẽ với nhau (p<0,001) và liên quan nghịch với Her-2/neu (p<0,01). Tuy nhiên, trong khi ER tương quan chặt chẽ với p53 (p=0,005) thì PR lại có tương quan yếu, không có ý nghĩa thống kê (p=0,116). Her-2/neu ngoài tương quan với các thụ thể steroid như trên, còn tương quan có ý nghĩa với các dấu ấn tăng sản tế bào, Ki-67 (p=0,011) và PCNA (p=0,017). Các dấu ấn tăng sản (Ki-67, PCNA) ngoài mối tương quan rất chặt chẽ với nhau (p=0,005), chúng còn tương quan có ý nghĩa với Her-2/neu và p53 (p<0,05). Hơn thế nữa, Ki-67 còn tương quan với sự xâm nhập bạch mạch, thể hiện qua dấu ấn D2-40 dương tính với p<0,05. P53 tương quan nghịch có ý nghĩa với ER (r=-0,207; p=0,005), đa số các u có sự tích tụ p53 cao cũng dương tính mạnh mẽ với Ki-67 (r=0,205; p=0,006) và PCNA (r=0,175; p=0,018). D2-40 chỉ tương quan duy nhất với Ki-67 (r=0,162; p=0,029). - Về mối tƣơng quan giữa các yếu tố tiên lƣợng kinh điển và các dấu ấn miễn dịch Độ mô học tương quan có ý nghĩa với cả 7 dấu ấn sinh học được nghiên cứu. Trong đó, tương quan nghịch với tình trạng bộc lộ thụ thể steroid; tương quan thuận với Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40. Nhóm tuổi chỉ tương quan có ý nghĩa với PR (r=-0,185; p=0,013). Kích thước u có tương quan nghịch với sự bộc lộ ER, PR; tương quan thuận với các dấu ấn khác nhưng các mối tương quan này đều không có ý nghĩa (p>0,05). Tình trạng di căn hạch chỉ có tương quan với xâm nhập bạch mạch thông qua dấu ấn D2-40 (r=0,178; p=0,016). KẾT LUẬN 1. * Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là nhóm từ 40 đến 49 tuổi (38,7%), đứng thứ hai là nhóm 50-69 tuổi (33,7%). Tuổi mắc bệnh trung bình là 49,3 ± 9,7 tuổi. U có kích thước từ >2 cm đến 5 cm là hay gặp nhất (61,3%); u có kích thước =2 cm chiếm 31,5% và u có kích thước trên 5 cm, 7,2%. Kích thước u trung bình: 3,2 ±1,8cm. Di căn hạch chiếm 40,9% các trường hợp, trong đó, 22,1% có di căn trên 3 hạch. U có độ mô học II là 74,6%; u có độ mô học III chiếm 13,8% và u có độ mô học I gặp ít nhất, 11,6% các trường hợp. ** Tỷ lệ dương tính với các dấu ấn miễn dịch ER, PR, Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40 lần lượt là: 55,2%; 39,2%; 44,2%; 52,5%; 74%; 43,6% và 16% các trường hợp. 2. * ER, PR có mối tương quan chặt chẽ với nhau (p=0,000) và liên quan nghịch với Her- 2/neu (p<0,01). ER tương quan chặt chẽ với p53 (p=0,005). Her-2/neu tương quan với các thụ thể steroid, với các dấu ấn tăng sản tế bào, Ki-67 (p=0,011) và PCNA (p=0,017). Các dấu ấn tăng sản ngoài mối tương quan rất chặt chẽ với nhau (p=0,005), chúng còn tương quan có ý nghĩa với Her-2/neu, p53 và với sự xâm nhập bạch mạch (p<0,05). P53 tương quan nghịch có ý nghĩa với ER, Ki-67 và PCNA. D2-40 chỉ tương quan duy nhất với Ki-67 (r=0,162; p=0,029). ** Độ mô học tương quan có ý nghĩa với cả 7 dấu ấn sinh học: tương quan nghịch với tình trạng bộc lộ thụ thể steroid; tương quan thuận với Her-2/neu, Ki-67, PCNA, p53 và D2-40. Nhóm tuổi chỉ tương quan có ý nghĩa với PR (r=-0,185; p=0,013). Tình trạng di căn hạch chỉ có tương quan với xâm nhập bạch mạch (r=0,178; p=0,016). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allred D.C., Clark G.M., Elledge R. (1993). Association of p53 protein expression with tumor cell proliferation rate and clinical outcome in node-negative breast cancer. J Natl Cancer Inst, 85: 200-206. 2. Amat S., Peunalt-Llorca F., Cure H et al. (2002). Scraff- Bloom-Richardson (SBR) grading: a pleiotropic marker of chemosensitivity in invasive ductal breast carcinomas treated by neoadjuvant chemotherapy. Int J Oncol, 20(4): 791-6. 3. Arnaout-Alkarain A., Kahn J.H. et al. (2007). Significance of lymph vessel invasion identified by the endothelial lymphatic marker D2-40 in node negative breast cancer. Modern Pathology, 20: 183-191. 4. Carol S.Woo, Howard Silberman et al. (2002). Lymph node status combined with lymphovascular invasion creates a more powerful tool for predicting outcome in patients with invasive breast cancer. The American Journal of Surgery, 184: 337-340. 5. Clahsen P.C., van de Velde C.J.H., Duval C., Pallud C., Mandard A.M., Delobelle-Deroide A., van den Broek L., Sahmoud T.M., and Vander Vijver M.J. (1998). ỎP53 protein accumulation and response to adjuvant chemotherapy in premenopausal women with node- negative early breast cancer. Journal of Clinical Oncology,16: 470-479. 6. D'Eredita G., Giardina C. et al. (2000). Prognostic factors in breast cancer: the predictive value of the Nottingham prognostic index in patients with a long-term follow-up Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 3 * 2007 Nghiên cứu Y học 117 that were treated in a single institution. European Journal of Cancer, 37: 591-596. 7. Elzagheid A., Kuopio T. et al. (2006). Lymph node status as a guide to selection of available prognostic markers in breast cancer: the clinical practice of the future?. Diagnostic Pathology, 1(41): 1-12. 8. Ferlay J, Autier P, Boniol M, Heanue M, Colombet M, Boyle P (2007). Estimates of the cancer incidence and mortality in Europe in 2006. Ann Oncol 18(3): 581-92. 9. Lê Quốc Sử (2004). Nghiên cứu một số đặc điểm di truyền trong ung thư vú. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Li I.C., Daling R.J., Malone E.K. (2003). Incidence of invasive breast cancer by hormone receptor status from 1992 to 1998. J Clin Oncol, 21: 28-34. 11. Petit T., Wilt M. and Velten M. et al. (2004). Comparative value of tumor grade, hormonal receptors, Ki-67, HER-2 and topoisomerase II alpha status as predictive markers in breast cancer patients treated with neoadjuvant anthracycline-based chemotherapy. Eur J Cancer, 40: 205- 211. 12. Rehsma Ariga, Adil Zarif, Jocelyn Korasick (2005). Correlation of Her-2/neu gene amplification with other prognostic and predictive factors in female breast carcinoma. The Breast Journal, 11: 278-280. 13. Tạ Văn Tờ (2004): Nghiên cứu hình thái học, hóa mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Hà nội. 14. Tan P., Ho G., Ji C. (1999). Immunohistochemical expression of p53 protein in invasive breast carcinoma: clinicopathologic correlations. Oncol Rep, 6(5): 1159-63. 15. Terry G., Ho L. et al. (2007). The expression of FHIT, PCNA and EGFR in benign and malignant breast lesions. British Journal of Cancer, 96: 110-117. 16. Truong Pauline, Young Celina et al.(2005). Lymphovascular invasion is associated with reduced locoregional control and survival in women with node- negative breast cancer treated with mastectomy and systemic therapy. Journal of the American College of surgeons, 200(6): 912-921. 17. Van de Eynden G.G., Van de Auwera I., Van Laere S.J. (2006). Distinguishing blood and lymph vessel invasion in breast cancer: a prospective immunohistochemical study. British Journal of Cancer, 94: 1643-1649. 18. Yamauchi C., Hasebe T. et al. (2006). Accurate assessment of lymph vessel tumor emboli in invasive ductal carcinoma of the breast according to tumor areas, and their prognostic significance. Hum Pathol, 20: 12-17.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_su_boc_lo_mot_so_dau_an_hoa_mo_mien_dich_va_lien.pdf
Tài liệu liên quan