Đã nghiên cứu quá trình nhiệt của hệ
đôlômit - nhôm hydroxid bằng phương
pháp phân tích nhiệt vi sai, kết quả cho
thấy Al(OH)3 bị phân hủy thành Al2O3 ở
nhiệt độ 307,3 oC; CaMg(CO3)2 bị phân
hủy ở 772,1 oC; CaCO3 bị phân hủy ở
832,7 oC. Đã nghiên cứu sự hình thành
các khoáng của hệ đôlômit - nhôm
hydroxid bằng phương pháp nhiễu xạ tia
X khi nung phối liệu ở 1000, 1100, 1200,
1300, 1400 và 1450 oC, các khoáng hữu
ích lần lượt xuất hiện theo thứ tự CA, MA,
CA2 và phát triển mạnh ở nhiệt độ nung
1450 oC.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự hình thành pha của hệ đôlômit – hydroxid nhôm ở nhiệt độ cao - Vũ Đình Ngọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ số 1 (Đặc biệt)/ 2017
NGHIÊN CỨU SỰ HÌNH THÀNH PHA CỦA HỆ ĐÔLÔMIT – HYDROXID
NHÔM Ở NHIỆT ĐỘ CAO
Đến tòa soạn 05/12/2016
Vũ Đình Ngọ, Trần Thị Hằng, Hà Quang Ánh
Đàm Thị Thanh Hương, Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Thành Đoàn
Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
SUMMARY
STUDY ON PHASE CONSTITUTION OF DOLOMITE-ALUMINIUM
HYDROXID SYSTEMS AT ELEVATED TEMPERATURES
In this paper, thermal behavior of Thanh Hoa dolomite and Tan Binh aluminium
hydroxide system at various temperatures was studied by differential thermal analysis
(DTA) and powder X-ray diffraction (XRD) techniques. The DTA curve shows two
endothermic peaks at 772.1 and 832.7 ºC. The first peak is associated with the formation
of magnesia (MgO), calcite (CaCO3) and CO2. The second peak represents the
decomposition of calcite with formation of CaO. The raw mixes were prepared from 1000
oC to 1450 oC using the sintering method. Calcium monoaluminate (CA), spinel (MA) and
calcium dialuminate (CA2) are the main phases when heating raw mixes at 1450
oC.
Keywords: differential thermal analysis, X-ray diffraction, dolomite, aluminium hydroxide,
refractory cement, spinel.
1. MỞ ĐẦU
Hệ 3 cấu tử CaO - MgO - Al2O3 là một hệ
rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu
vật liệu ở nhiệt độ cao. Sự tương tác giữa
MgO và Al2O3 ở nhiệt độ cao hình thành
khoáng spinel MgO.Al2O3 (MA). Thành
phần hóa học của spinel chứa 71,7%
Al2O3 và 28,3% MgO, nhiệt độ nóng chảy
2135 oC, spinel có độ cứng từ 8-9 theo
thang Mohs, độ bền hoá cao, độ bền xỉ
cao, điều đó cho phép spinel và sản phẩm
chứa spinel được sử dụng rộng rãi trong
công nghiệp luyện thép dùng để xây lót
trong các thiết bị nhiệt mà ở đó tiếp xúc
với môi trường mang tính kiềm. Phản ứng
giữa CaO và Al2O3 cũng tạo ra các
khoáng CaO.Al2O3 (CA), CaO.2Al2O3
(CA2), là các khoáng có tính chất thủy lực,
khi trộn với nước nó hình thành tinh thể
CaO-Al2O3-H2O (C-A-H) và đóng rắn tạo
ra cường độ, hơn nữa CA, CA2 còn có khả
năng chịu nhiệt. Vì vậy, xi măng chịu
nhiệt thế hệ mới chứa spinel được các nhà
nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm [1-
20
4]. Một số nghiên cứu sử dụng nguyên
liệu đầu vào chứa đôlômit (cung cấp CaO,
MgO) và Al2O3 cho thấy có thể tạo được
xi măng chịu nhiệt spinel. S. De Aza và
cộng sự [1] đã nghiên cứu chế tạo được xi
măng chứa spinel từ nguyên liệu đầu
đôlômit và nhôm oxid, phối liệu được
nung luyện ở 1500 oC thu được xi măng
chứa các khoáng hữu ích CA, CA2, và
MA. Nhóm nghiên cứu Nagy M.A. Khalil
[2] đã công bố chế tạo được xi măng chịu
nhiệt từ nguyên liệu đầu là đôlômit Ai
Cập và nhôm oxid hoạt tính, nhiệt độ
nung kết ở 1600 oC. Nhóm tác giả Jin-
hong Lin [3] cũng chế tạo xi măng chịu
nhiệt chứa spinel từ nguyên liệu đầu vào
gồm đá vôi (cung cấp CaO), oxit MgO và
boxit (cung cấp Al2O3), kết quả thu được
xi măng chịu nhiệt có các khoáng chính
CA, CA2, và MA, bên cạnh đó còn có một
số các khoáng khác có hàm lượng nhỏ do
tạp chất trong nguyên liệu đầu vào. Ảnh
hưởng của loại đôlômit và lượng Al2O3
tới khả năng hình thành các pha của xi
măng chịu nhiệt ở nhiệt độ cao đã được
nhóm tác giả M. R. Pouyamehr [4] nghiên
cứu, kết quả cho thấy khi sử dụng đôlômit
sống thì tạo ra các khoáng CA, CA2, và
MA, còn sử dụng đôlômit nung thì tạo ra
thêm khoáng C12A7, khi tăng hàm lượng
Al2O3 thì hàm lượng khoáng CA2 tăng lên.
Ở Việt Nam, các mỏ đá đôlômit phân bố
chủ yếu ở các tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa,
Hòa Bình, nguyên liệu đôlômit chủ yếu
được sử dụng làm nguyên liệu cho sản
xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng, phụ gia
nấu thép. Việc sử dụng đôlômit làm xi
măng chịu nhiệt còn chưa được quan tâm,
nếu sử dụng nguyên liệu đôlômit kết hợp
với nhôm hydroxid của Nhà máy Hóa
chất Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh) hứa
hẹn sẽ tạo ra được xi măng chịu nhiệt
chứa spinel.
Mục đích của bài báo này là nghiên cứu
quá trình nhiệt xảy ra khi nung phối liệu
chứa đôlômit Thanh Hóa và nhôm
hydroxid Tân Bình bằng phương pháp
phân tích nhiệt vi sai, nghiên cứu sự hình
thành các khoáng ở nhiệt độ cao bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X, từ đó có cơ
sở để xác định đường cong nung chế tạo
xi măng chịu nhiệt chứa spinel.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu
Đá đôlômit được lấy từ tỉnh Thanh Hóa,
đập nhỏ và nghiền mịn đến cỡ hạt qua
sàng 0,08 mm trong máy nghiền bi thí
nghiệm. Nhôm hydroxid được lấy từ Nhà
máy Hóa chất Tân Bình, cỡ hạt 0,1-0,5
mm, được sấy khô, nghiền mịn đến cỡ hạt
qua sàng 0,08 mm.
2.2. Phối liệu nghiên cứu
Phối liệu được tính và cân trộn theo tỷ lệ
khối lượng đôlômit: nhôm hydroxid = 1:2.
Dùng cho phân tích nhiệt vi sai: Khối
lượng ban đầu: 22,13 mg, tốc độ gia
nhiệt: 10 oC/phút đến nhiệt cao nhất 1000
oC. Cũng với phối liệu đó, trộn thêm 0,5%
phụ gia kết dính lignosulfonat tạo thành
viên có kích thước 40 x 40 x 40 mm bằng
máy nén ép thủy lực, sau đó tách khuôn,
sấy khô và nung ở các nhiệt độ cao nhất:
1000 oC, 1100 oC, 1200 oC, 1300 oC, 1400
21
oC và 1450 oC, tốc độ gia nhiệt 5 oC/phút,
lưu tại nhiệt độ đó trong 3 h.
2.3. Thiết bị phân tích
Thành phần hóa học của nguyên liệu được
phân tích bằng máy huỳnh quang tia X
ADVANT'X XRF của hãng Thermo
Scientific (Mỹ), kết quả được thể hiện ở
Bảng 1. Thành phần khoáng vật của
nguyên liệu và mẫu sau nung được phân
tích phổ nhiễu xạ tia X (XRD) trên máy
D8 Advanced Brucker (Đức). Kết quả
phân tích XRD của nguyên liệu được thể
hiện ở Hình 1. Tính chất nhiệt của phối
liệu được xác định bằng phân tích nhiệt vi
sai DTA-TG trên thiết bị SHIMADZU
TA50 (Nhật Bản), với tốc độ gia nhiệt 10
oC/phút đến 1000 oC, trong môi trường
không khí.
Bảng 1. Thành phần hóa học của nguyên liệu
Thành phần
Đôlômit Thanh Hóa
(% khối lượng)
Nhôm hydroxid Tân Bình
(% khối lượng)
Al2O3 0,83 64,1
Na2O 0,21 0,53
Fe2O3 0,65 0,24
SiO2 0,74 0,53
CaO 32,43 0,19
MgO 18,96 0,21
Mất khi nung (MKN) 46,17 34,2
10 20 30 40 50 60 70
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
C
C
C
C
C
D
D
DD
D
D
D
D - dolomite
C - calcite
L
in
(
C
p
s
)
2 theta
D
C
Hình 1. Giản đồ XRD của đôlômit
Thanh Hóa
10 20 30 40 50 60 70
0
300
600
900
1200
1500
1800
* *
*
** *
* *
*
*
****
L
in
(
C
p
s
)
2 theta
*
* Gibbsite Al(OH)3
Hình 2. Giản đồ XRD của nhôm hydroxid
Tân Bình
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích nhiệt của hệ đôlômit-
nhôm hydroxid đến nhiệt độ 1000 oC
Giản đồ TG-DTA của hệ đôlômit - nhôm
hydroxid được thể hiện ở giản đồ TG-
DTA ở Hình 3. Ở đường TG, mất khối
lượng do sự phân hủy ở lần thứ nhất là
12,769%, tương ứng với pic thu nhiệt ở
nhiệt độ T = 307,3 oC ở đường DTA. Kết
quả phân tích XRD ở Hình 2 cho thấy,
nhôm hydroxid Tân Bình chứa chủ yếu
22
khoáng Gibbsit Al(OH)3 nên nó bị phân
hủy theo phản ứng:
Al(OH)3 → Al2O3 + H2O (1)
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ
phân hủy của Gibbsit ở 307,3 oC cũng
cùng với kết quả nghiên cứu của Jose
Manuel Rivas Mercury [5], tác giả cho
rằng Gibbsit bị phân hủy ở nhiệt độ 307
oC, còn Maria Folavi [6] cho rằng Gibbsit
bị phân hủy ở nhiệt độ từ 280 - 310 oC.
Mất khối lượng do phân hủy ở lần thứ hai
là 29,346%, tương ứng với 2 pic thu nhiệt
ở nhiệt độ T = 772,1 oC và T = 832,7 oC,
kết quả phân tích XRD ở Hình 1 cho thấy
đôlômit Thanh Hóa có khoáng
CaMg(CO3)2 và CaCO3 , vì vậy, đó là sự
phân hủy của đôlômit và canxit, đầu tiên
là sự phân hủy của đôlômit theo phản
ứng:
CaMg(CO3)2 → MgO + CO2 + CaCO3 (2)
Sau đó là sự phân hủy của canxit:
CaCO3 → CaO + CO2 (3)
0 200 400 600 800 1000
-40
-20
0
20
40
60
80
100
120
T
G
I
-b
[
B
k
a
n
k
K
K
-A
/
S
ta
n
d
a
rd
z
o
n
e
/
T
G
]
(%
)
T: 349.97 and 1000.02 oC
Δm (mg) -6.494
Δm (%) -29.346
Sample Temperature (oC)
-30
-25
-20
-15
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
T: 307.3 oC
T: 35.11 and 349.97 oC
Δm (mg) -2.826
Δm (%) 12.769
H
e
a
tF
lo
w
I
-b
[
B
k
a
n
k
K
K
-A
/
S
ta
n
d
a
rd
z
o
n
e
/
H
e
a
tF
lo
w
]
(µ
V
)^ Exo
T: 772.1 oC
T: 832.7 oC
TG
DTA
Hình 3. Giản đồ TG-DTA của hệ đôlômit - nhôm hydroxid theo tỷ lệ khối lượng 1:2
Kết quả này cũng cùng với nhận định của
B.K. Shahraki [7] khi nghiên cứu sự phân
hủy của đôlômit tại miền trung Iran. Tác
giả cho rằng đôlômit bị phân hủy theo
phản ứng (2) ở nhiệt độ 758,2 oC và của
CaCO3 theo phản ứng (3) ở 836,4 oC. Một
nghiên cứu khác của nhóm tác giả
Magdalena Olszak-Humienik [8] cho thấy,
CaCO3 bị phân hủy ở nhiệt độ 845 oC, còn
công bố của S. Gunasekaran trong công
trình [9] cho thấy đôlômit bị phân hủy
theo phản ứng (2) ở nhiệt độ 777,8 oC và
CaCO3 bị phân hủy theo phản ứng (3) ở
834 oC. Sự phân hủy của hệ đôlômit -
nhôm hydroxid ở nhiệt độ dưới 1000 oC
tạo ra các oxid tự do hoạt tính CaO, MgO
và Al2O3, các oxid này sẽ tạo ra các phản
23
ứng pha rắn hình thành nên các khoáng
trong xi măng ở nhiệt độ cao.
3.2. Sự hình thành các khoáng ở nhiệt
độ trên 1000 oC
Giản đồ XRD của mẫu sau nung ở nhiệt
độ khác nhau được thể hiện ở Hình 4. Ở
1100 oC có xuất hiện các khoáng: M -
MgO (periclaz), A - Al2O3, C1 - Ca(OH)2
(portlandit), các khoáng MgO, Al2O3 có
mặt do sự phân hủy của đôlômit và
Al(OH)3 đã nghiên cứu ở mục 3.1, khoáng
portlandit xuất hiện do CaO rất dễ phản
ứng với ẩm có trong không khí nên hình
thành khoáng Ca(OH)2 trên giản đồ nhiễu
xạ XRD. Ở 1100 oC, có xuất hiện khoáng
CaO.Al2O3 (CA) là khoáng hữu ích trong
xi măng cao alumin, do phản ứng giữa
CaO và Al2O3:
CaO + Al2O3 → CaO.Al2O3 (4)
Ở 1200 oC, xuất hiện thêm khoáng mới là
spinel MgO.Al2O3 theo phản ứng giữa
MgO và Al2O3:
MgO + Al2O3 → MgO.Al2O3 (5)
0 10 20 30 40 50 60 70
CA
CA
2
CA
2
CA
CA
CA
CA
CA
CA
CA
A
A
C
1
C
1
C
1
A
A
AAA
A
A
M
M
M
M
M
S
S
S
S
S
S
S
S
S
S
S
S
1450
o
C
1400
o
C
1300
o
C
1200
o
C
2 theta
M-MgO
A-Al
2
O
3
C
1
-Ca(OH)
2
CA-CaO.Al
2
O
3
CA
2
-CaO.2Al
2
O
3
S-MgO.Al
2
O
3
1100
o
C
S
M
CA
2
Hình 4. Giản đồ XRD của hệ đôlômit Thanh Hóa - nhôm hydroxid
Tân Bình sau khi nung ở các nhiệt độ khác nhau
Ở 1400 oC đã xuất hiện thêm khoáng hữu
ích CA2 theo phản ứng:
CaO.Al2O3 + Al2O3 → CaO.2Al2O3 (6)
Kết quả phân tích phổ XRD cho thấy
rằng: Ở 1400 oC, cường độ pic đặc trưng
của CA cao, tuy nhiên ở 1450 oC, cường
độ pic của CA giảm đi do phản ứng của
CA với Al2O3 tạo thành CA2. Ở 1300 oC,
1400 oC cường độ pic của spinel thấp, tuy
nhiên đến 1450 oC, cường độ pic tăng lên.
Khi nung đến 1400 oC, 1450 oC, mẫu
nghiên cứu xuất hiện đầy đủ thành phần
khoáng trong xi măng chịu nhiệt spinel là
CA, CA2 và MA.
24
4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu quá trình nhiệt của hệ
đôlômit - nhôm hydroxid bằng phương
pháp phân tích nhiệt vi sai, kết quả cho
thấy Al(OH)3 bị phân hủy thành Al2O3 ở
nhiệt độ 307,3 oC; CaMg(CO3)2 bị phân
hủy ở 772,1 oC; CaCO3 bị phân hủy ở
832,7 oC. Đã nghiên cứu sự hình thành
các khoáng của hệ đôlômit - nhôm
hydroxid bằng phương pháp nhiễu xạ tia
X khi nung phối liệu ở 1000, 1100, 1200,
1300, 1400 và 1450 oC, các khoáng hữu
ích lần lượt xuất hiện theo thứ tự CA, MA,
CA2 và phát triển mạnh ở nhiệt độ nung
1450 oC.
Lời cảm ơn: Bài báo này được thực hiện
bởi sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Bộ
Công Thương mã số 037.16/ĐTKHCN
năm 2016.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. H. D. Aza, “New spinel-containing
refractory cements”, Journal of the
European Ceramic Society, 23, 737 - 744
(2003).
2. N. M. A. Khalil, S. A. S. El-Hemaly,
Lamey G. Girgis, “Aluminous cements
containing magnesium aluminate spinel
from Egyptian dolomite”, Ceramics
International, 27, 865 - 873 (2001).
3. J. Lin, B. Cai, W. Feng, Y. Liu, H. Ma,
“Investigations on phase constitution,
mechanical properties and hydration
kinetics of aluminous cements containing
magnesium aluminate spinel”, Ceramics
International, 39, 8393 - 8400 (2013).
4. M. R. Pouyamehr, Z. A. Nemati, M. A.
Faghihi Sani, R. Naghizadeh, “The effect
of dolomite type and Al2O3 content on the
phase composition in aluminous cements
containing spinel”, Ceramics - Silikáty,
55(2), 169 - 175 (2011).
5. J. M. R. Mercury, P. Pena, A. H. Aza,
“On the Decomposition of Synthetic
Gibbsite Studied by Neutron
Thermodiffractometry”, Journal of the
American Ceramic Society , 89(12), 3728-
3733 (2006).
6. M. Földvári, “Handbook of
thermogravimetric system of minerals and
its use in geological practice”, Geological
Institute of Hungary, Budapest, (2011).
7. B. K. Shahraki, B. Mehrabi, R. Dabiri,
“Thermal behavior of zefreh dolomite
mine (Centeral Iran)”, Journal of Mining
and Metallurgy, 45, 35 - 44 (2009).
8. M. O. Humienik, M. Jablonski,
“Thermal behavior of natural dolomite”,
Jounal of Thermal Analysis Calorimetry,
119, 2239 - 2248 (2015).
9. S. Gunasekaran, G. Anbalagan,
“Thermal decomposition of natural
dolomite”, Bulletin Material Science, 30,
339-344 (2007).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27354_91740_1_pb_4191_2096902.pdf