Nghiên cứu sự liên quan giữa nứt sọ và tổn thương trong sọ dựa trên hình ảnh Xquang và CT Scan sọ não
BÀN LUẬN
Tuổi
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là
25,8 cao hơn tuổi trung bình của các nghiên cứu
khác (Azmak &CS: 28,4; Nicol &CS: 27,6) có thể
là do tỷ lệ chấn thương sọ não dưới 18 tuổi trong
nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao.
Giới tính
Tỷ lệ nam:nữ trong nghiên cứu là 2,84 gân
tương đồng với một số nghiên cứu khác (Yavus:
3,7; Tiret: 1,6).
Nhóm nứt sọ không tổn thương trong sọ
Vị trí trán thường gặp nhất chiếm 29,36%
(37/126), vị trí thái dương, đính, chẩm thường
gặp với các tỉ lệ gần nhau là 15,87% (20/126). Kết
quả của chúng tôi có điểm tương đồng với các
tác giả Geisler và cộng sự với tổn thương vùng
trán chiếm ưu thế (2)
Nhóm nứt sọ kèm tổn thương trong sọ
Nứt sọ có tổn thương trong sọ chiếm tỷ lệ
48%, tương đồng với kết quả của Yavus &CS.
Nứt sọ kèm tổn thương ngoài trục chiếm tỷ
lệ 56%, tổn thương trong trục chiếm tỷ lệ 44%.
Với phép kiểm X 2 =16,2; p<0,05 sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Tương đồng với kết quả của
Geisler (2).
Vị trí nứt sọ và loại tổn thương trong sọ: nứt
sọ vùng trán thường gay máu tụ ngoài màng
cứng và dập não; nứt sọ vùng đính gây máu tụ
ngoài màng cứng và dưới màng cứng; nứt sọ
vùng chẩm thường gây xuất huyết dưới nhện.
Với phép kiểm X 2 = 57,3, p<0,05, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê.
Nhóm chỉ có tổn thương trong não không
có nứt sọ
Tổn thương dập não và xuất huyết trong não
chiếm ưu thế. Kết quả này tương đồng với kết
quả của tác giả Yucel (7).
Máu tụ ngoài màng cứng thương gặp ở
nhóm tuổi dưới 18; dập não thường gặp ở nhóm
tuổi trên 55. Kết quả này tương đồng với tác giả
Gordon (3).
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự liên quan giữa nứt sọ và tổn thương trong sọ dựa trên hình ảnh Xquang và CT Scan sọ não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 243
NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA NỨT SỌ VÀ TỔN THƯƠNG
TRONG SỌ DỰA TRÊN HÌNH ẢNH XQUANG VÀ CT SCAN SỌ NÃO
Phạm Trí Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu sự liên quan giữa nứt sọ và tổn thương trong sọ dựa vào kết quả X quang và CTScan
sọ não.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khảo sát trên những bệnh nhân bị chấn thương sọ não vào cấp
cứu bệnh viện Chợ Rẫy do tai nạn giao thông, có đủ kết quả X quang và CT Scan sọ não. Tiến hành đánh giá theo
ba nhóm: nhóm nứt sọ không có tổn thương trong sọ; nhóm nứt sọ có tổn thương trong sọ; nhóm không nứt sọ có
tổn thương trong sọ.
Kết quả: Có 430 bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông được ghi nhận theo tiêu chuẩn mẫu
nghiên cứu từ tháng 10/2010 đến tháng 06/2011. Trong đó có: 126 (29,3%) bệnh nhân chỉ có nứt sọ đơn thuần;
118 (27,4%) bệnh nhân có nứt sọ kèm tổn thương trong sọ; 186 (43,3%) bệnh nhân chỉ có tổn thương trong sọ.
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 25,8. Tỷ lệ nam/nữ là 2,84/1.Có sự liên quan giữa nứt sọ và các loại tổn
thương trong sọ: nứt sọ trán thường gây máu tụ ngoài màng cứng và dập não (68%); nứt sọ đính thường gây
máu tụ ngoài màng cứng và xuất huyết trong não (67%). Nhóm chỉ có nứt sọ: tuổi dưới 18 nứt sọ đơn thuần
chiếm ưu thế, vị trí thường gặp là vùng sọ trán (39%). Nhóm nứt sọ kém tổn thương trong sọ chiếm tỷ lệ 48% so
với nứt sọ nhưng không tổn thương trong sọ (52%); tổn thương ngoài trục chiếm ưu thế (55%). Nhóm tổn
thương trong sọ nhưng không nứt sọ thì tổn thương trong trục chiếm ưu thế (52%) so với tổn thương trong trục
(41%). Tổn thương dập não và xuất huyết trong não chiếm ưu thế.
Kết luận: có sự liên quan giữa nứt sọ và loại tổn thương trong sọ ở những bệnh nhân chấn thương đầu.
Từ khóa: tổn thương nội sọ
ABSTRACT
STUDY OF RELATIONSHIP BETWEEN THE SKULL FRACTURE AND INTRACRANIAL LESIONS BY
SKULL X-RAY AND HEAD CTSCAN
Pham Tri Dung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 243 - 247
Aim of study: To study the relationship between skull fracture and intracranial lesions by comparing the
skull X- ray and head CT Scan.
Method: Prospective, cross sectional study. Patients who admit the emergency department- Cho Ray
Hospital due to traffic accident with head trauma will be enrolled. We divided in to 3 groups: (1) Normal skull X-
ray, no intracranial lesions, (2) skull fracture with intracranial lesions and (3) normal skull X-ray with
intracranial lesions.
Result: 430 patients are enrolled (from 10/2010 to 06/2011). 126 patients (29.3 %) have skull fracture, no
intracranial lesions, 118 patients (27.4 %) have skull fracture and intracranial lesions, 186 patients (43.3 %) have
normal skull X- ray and have intracranial lesions. The average age is 25.8 years with male/ female is 2.84/1. The is
a relationship between the skull fracture and intracranial lesions. The fracture at frontal area usually has epi-dual
* Khoa Cấp cứu - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Trí Dũng ĐT: 0989595459 Email: phamtridungchoray@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 244
hematoma and brain contusion (68 %).Fracture at the parietal area usually has epidural hematoma and internal
cranial hemorrhage (67 %). The simple skull fracture mostly happen at under 18 years old and the fracture site is
always be at the frontal area (39 %). The fracture with intracranial lesions is 48 % comparing with skull fracture
without intracranial lesions (52 %), the extra axial injury is 55 %. In the normal skull X ray and have
intracranial lesions, the axial injury is commonest (52 %) comparing with the axial injury (41 %). The brain
contusion and intra-cranial hemorrhage is the most common.
Conclusion: There is a relationship between skull fracture and the types of intracranial lesions in head
trauma patients.
Keywords: intracranial lesions
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương đầu thường là chấn thương
nặng, gây tần suất tử vong cao. Nứt sọ thường
thấy trong 80% trường hợp chết bởi chấn thương
đầu và tần suất máu tụ trong sọ thường cao hơn
khi so sánh với những trường hợp không nứt sọ.
nhưng vẫn có những trường hợp không có tổn
thương nội sọ mặc dù có nứt sọ.Tương tự, có thể
không có nứt sọ nhưng có thể gây những tổn
thương não nghiêm trọng. Do đó, mục tiêu của
nghiên cứu này nhằm nghiên cứu sự liên quan
giữa nứt sọ và tổn thương trong sọ.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu sự liên quan giữa nứt sọ và tổn
thương trong sọ dựa trên kết quả Xquang và
CTScan sọ não.
Mục tiêu chuyên biệt
- Đánh giá các trường hợp nứt sọ không tổn
thương nội sọ.
- Đánh giá các trường hợp nứt sọ kèm tổn
thương trong sọ.
- Đánh giá các trường hợp không nứt sọ có
tổn thương trong sọ.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả
nghiên cứu được so sánh với kết quả của các tác
giả khác.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn
giao thông được đưa đến bệnh viện Chợ Rẫy.
Các bệnh nhân có đầy đủ kết quả Xquang sọ qui
ước và CT - Scan sọ não.
Phân tích số liệu
Các đối tượng nghiên cứu thỏa các điều kiện
trên sẽ được ghi chép kết quả vào phiếu khảo sát
soạn sẵn. Tạo tập tin và xử lý số liệu bằng phần
mềm thống kê SPSS 14.0. Các bảng và biểu đồ
được trình bày bằng phần mềm Microsoft Word
và Excel 2003. Phép kiểm Chi bình phương được
sử dụng trong nghiên cứu. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi giá trị p<0,05.
KẾT QUẢ
Tổng cộng 430 trường hợp được thu thập tại
khoa Cấp Cứu Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng
thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 06/2011.
Các trường hợp được chia thành 03 nhóm:
nứt sọ kèm tổn thương nội sọ, nứt sọ không kèm
tổn thương nội sọ và có tổn thương nội sọ không
kèm nứt sọ dựa vào kết quả hình ảnh học X
quang sọ thẳng nghiêng quy ước, CT scan sọ não
không cản quang.
Bảng 1:
Chỉ nứt sọ Nứt sọ kèm tổn
thương trong sọ
Chỉ tổn thương
trong sọ
Tổng
cộng
126 (29,3%) 118 (27,4%) 186 (43,3%) 430
Tuổi
Tuổi trung bình các ca là: 25,8. Trong đó độ
tuổi lao động (từ 18 đến 55 tuổi) chiếm đa số
50.7% (210/430), lứa tuổi dưới 18 cũng chiếm
phần đáng kể 40% (172/430).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 245
172
218
40
0
50
100
150
200
250
Dö ôùi 18
18 - 55
Trehn 55
Biểu đồ 1: Phân bố theo tuổi nhóm nghiên cứu
Giới tính
318
112
NAM
NÖ Õ
Biểu đồ 2: Phân bố theo giới tính
Tỉ lệ nam: nữ là 2,84:1 (318:112).
Nhóm nứt sọ không kèm tổn thương trong
sọ
Trong 126 trường hợp nứt sọ không kèm tổn
thương trong sọ, chúng tôi ghi nhận:
- Tuổi dưới 18: 61 trường hợp (48,41%).
- Tuổi từ 18 đến 55 tuổi: 54 trường hợp
(42,86%).
- Tuổi trên 55: 11 trường hợp (8,73%).
Như vậy, nứt sọ thường gặp ở người trẻ và
giảm dần theo lứa tuổi.
Với 2 = 8,91, df=2, p=0,0116. Chúng tôi quan
sát thấy sự khác biệt giữa các nhóm tuổi và tổn
thương nứt sọ đơn thuần có ý nghĩa thống kê.
Vị trí nứt sọ:
Nứt sọ vùng trán: 21 trường hợp (29,36%);
vùng đính 21 trường hợp (16,66%); vùng chẫm
21 trường hợp (16,66%) và vùng thái dương 20
trường hợp (15,87%).
Nhóm nứt sọ kèm với tổn thương trong
sọ
Trong nghiên cứu, chúng tôi quan sát có 118
trường hợp chấn thương sọ não có nứt sọ kèm
tổn thương nội sọ.
Vị trí nứt sọ kèm với tổn thương trong sọ
được ghi nhận thường gặp: vùng trán 22 trường
hợp (18,64%); vùng thái dương 20 trường hợp
(16,95%); vùng chẩm 16 trường hợp (13,56%).
Loại tổn thương quan sát được
23
15
22
25
13
20
0
5
10
15
20
25
Xïagt
hïyegt
NMC
Xïagt
hïyegt
DMC
Xïagt
hïyegt
dö ôùi
nheän
Xïagt
hïyegt
trong
naõo
Daäp
naõo
Toån
thö ông
phogi
hôïp
Biểu đồ 3: Số lượng từng loại tổn thương trong sọ
Tỉ lệ xuất huyết trong não 21,18% (25/118) là
nhiều nhất, sau đó xuất huyết ngoài màng cứng
19,5% (23/118) và xuất huyết dưới nhện 18,64%
(22/118). Dập não đơn thuần chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ
khoảng 11,1% (13/118). Tỉ lệ tổn thương ngoài
trục (chiếm khoảng 31 %).
Khi so sánh vị trí nứt sọ và các loại tổn
thương nội sọ đi kèm chúng tôi thấy được kết
quả:
Bảng 2: Loại tổn thương
Loại tổn thương Không kèm
lún sọ
Kèm lún
sọ
Tổng
cộng
Xuất huyết NMC 20 3 23
Xuất huyết DMC 5 10 15
Xuất huyết dưới nhện 19 3 22
Xuất huyết trong não 17 8 25
Dập não 8 5 13
Tổn thương phối hợp 10 10 20
Tổng cộng 79 39 118
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 246
Bảng 3: So sánh vị trí nứt sọ với các loại tổn thương trong sọ:
Vị trí nứt sọ Xuất huyết
NMC
Xuất huyết
DMC
Xuất huyết
dưới nhện
Xuất huyết
trong não Dập não Phối hợp Tổng cộng
Trán 8 2 1 1 7 3 22
Đính 5 2 1 5 2 0 15
Thái dương 7 6 3 2 1 1 20
Chẩm 2 3 5 2 1 3 16
Phối hợp hai bản sọ 1 2 12 15 2 13 45
Tổng cộng 23 15 22 25 13 20 118
Nếu xét tổn thương nội sọ, chúng tôi quan
sát thấy tổn thương ngoài màng cứng thường đi
kèm với nứt sọ trán 34,78%(8/23), thái dương
30,43%(7/23). Tổn thương máu tụ dưới màng
cứng thường thấy ở thái dương 40%(6/15).
Nhóm chỉ tổn thương trong sọ, không nứt
sọ
Trong nghiên cứu, chúng tôi quan sát có 186
trường hợp chấn thương sọ não tổn thương nội
sọ đơn thuần:
Tỉ lệ dập não 27,41% (51/186) và xuất huyết
trong não 24,2% (45/186) là nhiều nhất.
25
28
23
45
51
14
0
10
20
30
40
50
60
Xïagt
hïyegt
NMC
Xïagt
hïyegt
DMC
Xïagt
hïyegt dö ôùi
nheän
Xïagt
hïyegt
trong naõo
Daäp naõo Toån
thö ông
phogi hôïp
Biểu đồ 4
BÀN LUẬN
Tuổi
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là
25,8 cao hơn tuổi trung bình của các nghiên cứu
khác (Azmak &CS: 28,4; Nicol &CS: 27,6) có thể
là do tỷ lệ chấn thương sọ não dưới 18 tuổi trong
nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao.
Giới tính
Tỷ lệ nam:nữ trong nghiên cứu là 2,84 gân
tương đồng với một số nghiên cứu khác (Yavus:
3,7; Tiret: 1,6).
Nhóm nứt sọ không tổn thương trong sọ
Vị trí trán thường gặp nhất chiếm 29,36%
(37/126), vị trí thái dương, đính, chẩm thường
gặp với các tỉ lệ gần nhau là 15,87% (20/126). Kết
quả của chúng tôi có điểm tương đồng với các
tác giả Geisler và cộng sự với tổn thương vùng
trán chiếm ưu thế (2)
Nhóm nứt sọ kèm tổn thương trong sọ
Nứt sọ có tổn thương trong sọ chiếm tỷ lệ
48%, tương đồng với kết quả của Yavus &CS.
Nứt sọ kèm tổn thương ngoài trục chiếm tỷ
lệ 56%, tổn thương trong trục chiếm tỷ lệ 44%.
Với phép kiểm X 2 =16,2; p<0,05 sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Tương đồng với kết quả của
Geisler (2).
Vị trí nứt sọ và loại tổn thương trong sọ: nứt
sọ vùng trán thường gay máu tụ ngoài màng
cứng và dập não; nứt sọ vùng đính gây máu tụ
ngoài màng cứng và dưới màng cứng; nứt sọ
vùng chẩm thường gây xuất huyết dưới nhện.
Với phép kiểm X 2 = 57,3, p<0,05, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê.
Nhóm chỉ có tổn thương trong não không
có nứt sọ
Tổn thương dập não và xuất huyết trong não
chiếm ưu thế. Kết quả này tương đồng với kết
quả của tác giả Yucel (7).
Máu tụ ngoài màng cứng thương gặp ở
nhóm tuổi dưới 18; dập não thường gặp ở nhóm
tuổi trên 55. Kết quả này tương đồng với tác giả
Gordon (3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 247
KẾT LUẬN
Có sự liên quan giữa nứt sọ và các loại tổn
thương trong sọ:
- Nứt sọ vùng thái dương thường gây máu
tụ ngoài màng cứng và dưới màng cứng với tỷ lệ
65%.
- Nứt sọ vùng chẩm thường gây xuất huyết
dưới nhện với tỷ lệ 31%.
Trường hợp tổn thương trong sọ không kèm
nứt sọ thì tổn thương dập não và xuất huyết
trong não chiếm ưu thế với tỷ lệ 52%.
Trong các trường hợp có nứt sọ tỷ lệ tổn
thương trong não khoảng 50%. Các trường hợp
nứt sọ tổn thương ngoài trục chiếm ưu thế.
Ngược lại, các trường hợp chỉ tổn thương trong
não không kèm với nứt sọ thì tổn thương trong
trục chiếm ưu thế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Azmak D, Imer M, Cobanoglu S et al (1994) “Head injury: The
epidemiological study of 705 cases”. Journal of Forensic Medicine
Istanbul,pp.3–10.
2. Geisler FH (1996), “Skull fractures”. In: Wilkins RH,
Rengachary SS, eds. Neurosurgery. New York, NY: McGraw
Hill;pp. 2741-2755
3. Gordon I, Shapiro HA (1975) “Forensic Medicine A Guide to
Principles”, New York, NY: Churchill Livingstone;pp.218-252
4. Nicol JW, Johnstone AJ (1994), “Temporal bone fractures in
children: A review 34 cases”. J Accid Emerg Med,11ed,pp. 218-
222
5. Tiret L, Hausherr E, Thicoipe M et al (1990) “The epidemiology
of head trauma in Aquitaine (France) 1986: A community-
based study of hospital admissions and deaths”, Int J
Epidemiol,pp.133–140.
6. Yavus MS, Asirdizer M, Cetin G, Gunay Balci Y, Altinkok M et
al (2003), "The correlation between skull fractures and
intracranial lesions due to traffic accidents”, Am J Forensic Med
Pathol, pp.339-345.
7. Yucel F, Asirdizer M, Cansunar N et al (1996) “The deaths
caused intracranial complications after blunt head injury”,
Journal of Forensic Medicine Istanbul,12ed, pp.49-57.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_su_lien_quan_giua_nut_so_va_ton_thuong_trong_so_d.pdf